1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá

21 480 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Qua đó đánh giá được những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá này để có những phương hướng hoàn thiện tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi tr

Trang 1

BÀI LÀM:

A/ LỜI NÓI ĐẦU:

Chiết khấu giấy tờ có là nghiệp vụ cấp tín dụng tương đối cổ điển của tổ chức tín dụng Nghiệp vụ này được các ngân hàng ở Châu âu áp dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 13 mà đối tượng chiết khấu lúc ấy chỉ là các phiếu nợ thương mại (thương phiếu) do các thương nhân châu Âu phát hành nhằm xác nhận quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa họ với nhau Trải qua thời gian, nghiệp vụ chiết khấu ngày càng phát triển với đối tượng chiết khấu ngày càng phong phú, đa dạng hơn, không chỉ là các thương phiếu như thuở

sơ khai của nghiệp vụ này mà còn bao gồm cả các giấy tờ có khác như tín phiếu hay các khoản cho vay ngắn hạn, thậm chí là cả giấy

tờ có giá dài hạn

Xét trên phương diện pháp lý, chiết khấu giấy tờ có giá ở một

tổ chức tín dụng là giao dịch thương mại thể hiện mối quan hệ mua bán giấy tờ có giá Hình thức pháp lý của quan hệ mua bán này

chính là một hợp đồng - hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá

Ở nhiều nước trên thế giới, nghiệp vụ chiết khấu cũng như các hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng thường được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong các đạo luật và các văn bản dưới luật và được áp dụng rất rộng rãi Còn ở Việt Nam dù đã được thừa nhận nhưng hoạt động này vẫn chưa được triển khai do chính các ngân hàng cũng như khách hàng chưa hiểu rõ bản chất pháp lý của nghiệp vụ này

Bài viết sau đây xin trình bày một số vấn đề pháp lý về khái niệm, đặc điểm, nội dung, các loại hợp đồng chiết khấu giấy

tờ có giá… cũng như trình tự, thủ tục tiến hành giao kết một hợp đồng chiết khấu nhằm tiếp cận một cách tổng quát về các loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá Qua đó đánh giá được những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá này để có những phương hướng hoàn thiện tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng luật vào hoạt động nghiệp vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng

Vì đề tài bài viết tương đối rộng và khá phức tạp, nên trong quá trình nghiên cứu, em không tránh khỏi những thiếu sót Kính

Trang 2

mong cô và các bạn có ý kiến nhận xét để bài viết của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

B/ PHẦN NỘI DUNG:

I/ Khái quát chung:

1.Khái niệm hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:

1.1 Khái niệm giấy tờ có giá:

Giấy tờ có giá nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với chủ thể khác.Giấy tờ có giá có 3 thuộc tính: (1) Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; (2) Trị giá được bằng tiền; và (3) Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự.Theo quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN của

Ngân hàng Nhà nước: Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động

vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua ( khoản 1 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng)

Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm: Giấy tờ có giá ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm bao gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (có thời hạn từ 1 năm trở lên, bao gồm: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và giấy tờ có giá dài hạn khác) Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có ghi danh hoặc không ghi danh

Trang 3

1.2 Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá:

Chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là một nghiệp vụ tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận mua giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán

Khởi thủy, hoạt động chiết khấu của các ngân hàng chủ yếu nhằm vào đối tượng là các thương phiếu do các thương nhân sở hữu Đây cũng là cách để các ngân hàng có thể tài trợ vốn cho giới thương nhân trong các thương vụ buôn bán, nhất là các thương vụ quốc tế Cùng với thời gian, sự phát triển đa dạng của các loại giấy

tờ có giá trong đời sống dân sự và thương mại đã khiến cho đối tượng chiết khấu tại ngân hàng cũng ngày cảng trở nên đa dạng hơn

Ngày nay, hoạt động chiết khấu của các ngân hàng trên thế giới đều hướng tới việc mua bán các loại giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn (dưới 1 năm) như hồi phiếu, tín phiếu, trái phiếu, kì phiếu… do các tổ chức, cá nhân hoặc Chính phủ phát hành và đang được phép lưu thông trên thị trường Vì thế, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá đã trở thành một công cụ tín dụng

hỗ trợ đắc lực cho các nhà kinh doanh trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình

Xét từ góc độ kinh tế, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của

tổ chức tín dụng có bản chất là một nghiệp vụ tín dụng, bởi vì, khi chiết khấu giấy tờ có giá của khách hàng, tổ chức tín dụng phải ứng trước cho khách hàng một số tiền nhất định để họ sử dụng Sau một thời gian nhất định, tổ chức tín dụng đòi lại số tiền này từ người có nghĩa vụ trả nợ theo giấy tờ có giá, với tư cách là chủ sở hữu mới của giấy tờ có giá Với các thuộc tính này, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng chẳng khác nào một nghiệp vụ tín dụng truyền thống, với đầy đủ các thuộc tính vốn có của hoạt động tín dụng như sự ứng trước và sự hoàn trả một số tiền nhất định; sự tín nhiệm của người cho vay đối với người đi vay và cam kết trả lãi cho việc sử dụng vốn của tổ chức tín dụng

Xét từ góc độ pháp lí, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của

tổ chức tín dụng có bản chất là một hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, với đầy đủ các thuộc tính của hợp đồng mua bán như: các chủ

Trang 4

thể tham gồm bên bán và bên mua; đối tượng mua bán là giấy tờ

có giá được chiết khấu; giá cả mua bán là số tiền mà tổ chức tín dụng phải trả cho khách hàng sau khi đã khấu trừ đi phần lợi tức chiết khấu; có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá

từ người bán (khách hàng) sang cho người mua (tổ chức tín dụng nhận chiết khấu)

1.3 Khái niệm của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:

1.3.1 Định nghĩa của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá :

Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện giữa tổ chức tín dụng với khách hàng thông qua hình thức pháp lí

là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá

Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết mua giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán, với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mệnh giá của giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu trong thời gian chiết khấu

Xét về khía cạnh kinh tế, do hợp đồng chiết khấu có giá được xác lập và thực hiện vì nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng nên

nó mang ý nghĩa kinh tế như một hợp đồng tín dụng Còn nếu xét

về khía cạnh pháp lí thì hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá thực chất là một hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, với nội dung thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ người bán sang cho người mua theo giá cả thỏa thuận

Theo qui định hiện hành, hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá phải được lập thàng văn bản và có các nội dung phù hợp với pháp luật cũng như phù hợp với hợp đồng mẫu do Hiệp hội ngân hàng ban hành

1.3.2 Phân loại hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:

a Căn cứ vào phương thức chiết khấu:

+>Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá toàn bộ thời hạn:

Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá toàn bộ thời hạn là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về việc mua hẳn các giấy tờ có giá, trong đó khách hàng phải chuyển giao ngay

Trang 5

quyền sở hữu các giấy tờ có giá đó khi được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu.

Kể từ thời điểm khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đó, tổ chức tín dụng là chủ sở hữu hợp pháp đối với các giấy tờ có giá được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ giấy tờ có giá Tổ chức tín dụng có thể tái chiết khấu tại các

tổ chức tín dụng khác hoặc tại ngân hàng nhà nước vào bất cứ thời điểm nào trước khi các giấy tờ có giá đó đến hạn thanh toán mà không vi phạm các điều khoản của hợp đồng

Khi tiến hành trả tiền cho khách hàng, số tiền mà tổ chức tín dụng sẽ trả bằng mệnh giá ghi trên giấy tờ có giá – lãi chiết khấu

và các chi phí khác Lãi chiết khấu được tính tương ứng toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá kể từ khi được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu cho đến ngày đáo hạn

+> Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có thời hạn:

Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có thời hạn là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về việc mua các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, trong hợp đồng có điều kiện cam kết khách hàng sẽ mua lại giấu tờ có giá đã được chấp nhận chiết khấu trong một thời hạn nhất định trước khi nó đến hạn thanh toán với giá cả do các bên thỏa thuận trước Thời hạn này được gọi là thời hạn chiết khấu

Theo khoản 4 Điều 3 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu, thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được

tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đến ngày khách hàng có nghĩa vụ thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá đó

Như vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu, tổ chức tín dụng chỉ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với các giấy tờ có giá khi hết thời hạn cam kết trong hợp đồng mà khách hàng không thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá đó Nếu tổ chức tín dụng muốn chuyển giao các giấy tờ có giá đó trong thời hạn chiết khấu thì quyền ưu tiên mua sẽ thuộc về khách hàng, sau đó đến các tổ chức tín dụng khác

Để phù hợp với bản chất của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, theo đó tổ chức tín dụng sẽ được quyền sở hữu các giấy tờ có

Trang 6

giá ngay sau khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng giấy tờ có giá đó cho mình Việc này dẫn đến hệ quả: tổ chức tín dụng có quyền định đoạt (trong đó có quyền chuyển nhượng giấy

tờ có giá đó cho người khác)

b Căn cứ vào nội dung: Ngoài căn cứ vào phương thức thì

người ta còn căn cứ vào nội dung hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá mà chia ra hợp đồng về thương phiếu, kì phiếu, tín phiếu, trái

phiếu…

Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại được thực hiện dưới hình thức khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu Số tiền chênh lệch giữa mệnh giá thương phiếu so với số tiền khách hàng nhận được gọi là lãi chiết khấu và phí hoa hồng

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định Thương phiếu gồm có 2 loại là hối phiếu và lệnh phiếu

+>Theo Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam, Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng Trong thương mại hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để đòi tiền người trả tiền, có thể là người nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu

+>Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

2 Cơ sở khoa học:

2.1 Cơ sở pháp lí về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:

Chiết khấu giấy tờ có là nghiệp vụ cấp tín dụng tương đối cổ điển của tổ chức tín dụng Nghiệp vụ này được các ngân hàng ở Châu âu áp dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 13 mà đối tượng chiết

Trang 7

khấu lúc ấy chỉ là các phiếu nợ thương mại (thương phiếu) do các thương nhân châu Âu phát hành nhằm xác nhận quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa họ với nhau Trải qua thời gian, nghiệp vụ chiết khấu ngày càng phát triển với đối tượng chiết khấu ngày càng phong phú, đa dạng hơn, không chỉ là các thương phiếu như thuở

sơ khai của nghiệp vụ này mà còn bao gồm cả các giấy tờ có khác như tín phiếu hay các khoản cho vay ngắn hạn, thậm chí là cả giấy

tờ có giá dài hạn Ở nhiều nước trên thế giới, nghiệp vụ chiết khấu của các tổ chức tín dụng thường được qui định trong các đạo luật

về ngân hàng và sau đó có thể được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương qui định cụ thể bằng các văn bản dưới luật để thi hành Còn ở Việt nam, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tuy đã được pháp luật thừa nhận bằng một số qui định chung trong Luật các tổ chức tín dụng nhưng trên thực tế nghiệp vụ này vẫn chưa được các

tổ chức tín dụng triển khai áp dụng một cách triệt để

Sự thật, trong một thời gian khá dài, các qui định về pháp luật về loại hình giao dịch này tỏ ra quá ít ỏi, tản mát, chưa đầy đủ

và chưa nhất quán Thực vậy, ngoài một vài điều khoản trong Luật

tổ chức tín dụng (khoản 14,15 điều 57) được sửa đổi bổ năm 2004 sung qui định trực tiếp hay gián tiếp về nghiệp vụ chiết khấu của tổ chức tín dụng với các giấy tờ có giá của khách hàng, tại khoản 6 điều 15 Nghị định số 32/2001/ NĐ-CP ngày 05/07/2001 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thực hiện Pháp lệnh Thương phiếu cũng có đề cập đến giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá là thương phiếu nhưng cũng chỉ là những qui định có tính dẫn chiếu đến pháp luật ngân hàng Các qui định rất cơ bản trong các văn bản qui phạm pháp luật này suy cho cùng cũng chỉ là thừa nhận tính hợp pháp của các giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thiếu những qui định về chủ thể cũng như điều kiện của họ khi tham gia quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá, về trình tự thủ tục tại các ngân hàng Cuối cùng, sau hơn 5 năm kể từ ngày Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, cho đến gần đây Ngân hàng nhà nước mới ban hành một văn bản riêng

để qui định cụ thể và chi tiết về qui chế pháp lí dành cho nghiệp vụ chiết khấu của tổ chức tín dụng, đó là Qui chế chiết khấu giấy tờ

Trang 8

có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/ QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập như Qui chế không qui định việc chiết khấu thương phiếu… Như vậy, việc chiết khấu thương phiếu được công nhận trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng không có những qui định cụ thể để điều chỉnh trên thực tế

Để khắc phục những điểm bất cập, năm 2005, Quốc hội ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng nhằm điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện đối với các công cụ chuyển nhượng trong đó có hối phiếu.Tuy nhiên, cũng giống như Pháp lệnh thương phiếu ban hành năm

1999, Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 cũng chỉ dừng lại ở việc qui định các nguyên tắc chung về chuyển nhượng hối phiếu chứ không có qui định riêng về việc chuyển nhượng hối phiếu giữa khách hàng sở hữu hối phiếu với ngân hàng bằng phương thức chiết khấu Như vậy, tuy Qui chế chiết khấu giấy tờ

có giá vẫn còn một số điểm chưa hợp lí nhưng có thể nhận thấy văn bản này đã giải quyết một số điểm bất cập liên quan đến pháp luật điều chỉnh giao dịch chiết khấu của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

2.2 Cơ sở thực tiễn về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:

Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

+ Đối với tổ chức tín dụng:

- Nghiệp vụ chiết khấu có quy trình đơn giản, nhanh chóng, tốn ít chi phí giao dịch cho các bên và đặc biệt là cho các tổ chức tín dụng Trong khi đó, hoạt động cho vau của tổ chức tín dụng phải thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng với nhiều thao tác phức tạp, nhất là việc thẩm định giá trị hoặc tính hợp pháp của tài sản bảo đảm

- Nghiệp vụ chiết khấu là nghiệp vụ hạn chế rủi ro tín dụng cho tổ chức tín dụng So với hoạt động cho vay, chiết khấu có sự đảm bảo trả nợ từ người mắc nợ theo chứng từ và được đảm bảo từ

Trang 9

những người khác có liên quan tới chứng từ: người bảo lãnh, người

ký phạt, người chuyển nhượng chứng từ

Đặc biệt, trường hợp đối tượng chiết khấu là hối phiếu thì pháp luật về hối phiếu còn cho phép người thụ hưởng có quyền truy đòi đối với những người liên đới trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

- Chiết khấu không làm đóng băng vốn của tổ chức tín dụng , tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn hiệu quả và linh hoạt hơn nhờ khả năng chiết khấu lại (tái chiết khấu) các giấy

tờ có giá ở ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng thương mại khác Sự ứng dụng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi – nguồn vốn của ngân hàng Khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng có thể được chuyển sang tài khoản tiền gửi của khách hàng mà không rút ngay bằng tiền mặt Số tiền gửi này có thể chưa sử dụng ngay toàn bộ, từ đó tạo nguồn vốn mới cho ngân hàng để cho vay

+ Đối với khách hàng: Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá

đem lại cho họ những lợi ích sau:

- Khách hàng có thể sử dụng kỹ thuật chiết khấu như một hình thức lưu hoạt hóa nguồn vốn kinh doanh của mình, ngay cả khi họ có nhu cầu thu hồi vốn tức thì nhưng không thể đòi tiền trước hạn từ người mắc nợ Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh dẫn đến sự hình thành các thỏa thuận về việc bán chịu hàng hóa có thời hạn trả tiền cho nên người có hối phiếu, lệnh phiếu chưa đến hạn thanh toán nhưng lại cần tiền

Vì vậy, chiết khấu sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, biến các khoản nợ thành tiền, giúp khách hàng kịp thời giải quyết nhu cầu về vốn, từ đó để người mua thực hiện hoạt động kinh doanh của mình và có khả năng thanh toán nợ cho khách hàng

- Trong quan hệ chiết khấu, người xin chiết khấu không bị ràng buộc với nghĩa vụ sử dụng vốn đúng mục đích Khách hàng muốn sử dụng khoản tiền do NH trả cho việc bán chứng từ có giá vào mục đích nào, việc đó do họ quyết định và đó là ưu thế của kỹ thuật chiết khấu so với hình thức vay vốn của tổ chức tín dụng

Trang 10

Trong nghiệp vụ cho vay, khách hàng vay thì phải sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

II Đặc điểm, trình tự kí kết và thực hiện hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:

1 Đặc điểm của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá:

1.1 Đặc điểm chung:

Xét từ góc độ pháp lí, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của

tổ chức tín dụng có bản chất là một hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, nên hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có những đặc điểm chung của một hợp đồng mua bán dân sự thông thường đó là:

- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng song vụ

- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng có đền bù

- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá từ bên bán sang bên mua

1.2 Đặc điểm riêng:

Về chủ thể: Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có một bên

chủ thể là tổ chức tín dụng – bên nhận chiết khấu, bên kia là tổ chức, cá nhân – bên đề nghị chiết khấu Các bên chủ thể phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định

Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có

giá là các GTCG chưa đến thời hạn thanh toán được các bên thỏa thuận mua bán và ghi rõ trong hợp đồng Cái mà các bên hướng tới

là trái quyền (quyền đòi nợ) của người sở hữu các GTCG đó đối với người thụ trái (người phải trả) khi GTCG đến hạn thanh toán

Về hình thức pháp lý: Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá

HĐCKGTCG phải được lập thành văn bản

Về cơ chế thực hiện quyền & nghĩa vụ: Trong hợp đồng chiết

khấu giấy tờ có giá, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ

có giá của khách hàng cho tổ chức tín dụng bao giờ cũng được thực hiện trước, sau đó tổ chức tín dụng trả một số tiền cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi của họ

Kể từ thời điểm được chuyển giao quyền sở hữu đối với giấy

tờ có giá, tổ chức tín dụng chính thức được thế vào vị trí của người

có quyền – khách hàng để thực hiện quyền yêu cầu – quyền đòi

Ngày đăng: 04/04/2016, 18:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w