PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS – MOBIFONE Quản Trị Chiến Lược. Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobie Telecom Services Company – VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 9001800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 9001800 trên toàn quốc. Ngày 19 tháng 05 năm 1995, Công ty Thông tin di động đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với tập đoàn Kinnevik Comvik ( Thụy Điển ). Đây là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả nhất tại Việt Nam. Thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, MobiFone đã tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là : vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Đến nay, sau 13 năm phát triển và trưởng thành, MobiFone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với 5 triệu thuê bao, 1.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc ( tính đến 15042006). MobiFone hiện đang cung cấp gần 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại. MobiFone không ngừng nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực vững chắc, sẵn sàng cho hội nhập và cạnh tranh trên thị trường thông tin di động. Đội ngũ 3.000 cán bộ công nhân viên của MobiFone luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất các yêu cầu của khách hàng. Những nỗ lực và cống hiến của MobiFone đã được thị trường ghi nhận. MobiFone vinh dự được người tiêu dùng bình chọn là “ Mạng điện thoại di động được ưa thích nhất năm 2005” do báo Echip tổ chức và “ Thương hiệu mạnh Việt năn 2005 ” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦUThông tin di động ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người và sự phát triển kinh tế của đất nước, thông tin di động giúp mọi người trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác dù bất kỳ ở đâu vàobất cứ lúc nào, đồng thời những doanh nghiệp khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động cũng đóng góp một phần ngân sách không nhỏ trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Ban đầu ở thị trường Việt Nam chỉ có 2 mạng thông tin di động khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động là MobiFone và Vinaphone
Công ty thông tin di động VMS- MobiFone là doanh nghiệp nhà nước hạng một, đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông ViệtNam ( VNPT ) được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993 Công ty là một trong những đơn vị kinh doanh đầu tiên dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, sau nhiều năm phát triển mạng lưới thông tin của công ty ngày càng phát triển
và có vùng phủ sóng toàn quốc Song hiện nay thị trường thông tin di động tại Việt Nam đã có rất nhiều các mạng khác cùng kinh doanh và khai thác lĩnh vực thông tin di động như Viettel, S-fone, HT- Mobile sự ra đời của các mạng này
đã làm cho thị trường thông tin di động ngày càng sôi động đồng thời nó cũng dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị phần và chất lượng thông tin của các mạng các mạng luôn đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn và đưa ra các quảng cáo hay, lôi cốn khách hàng nhằm phát triển và mở rộng thị trường Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Trang 2PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THÔNG
TIN DI ĐỘNG VMS – MOBIFONE.
1 Giới thiệu khái quát về công ty.
Tên đầy đủ doanh nghiệp : Công ty thông tin di động (VMS).
Tên viết tắt doanh nghiệp : Mobifone.
Trụ sở giao dịch : Tòa nhà MobiFone, Lô VP 1, Khu Đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : (84-04) 37 831 733
Fax : (84-04) 37 831 733
Email : webmaster@mobifone.com.vn
Website : http://www.mobifone.com.vn
Lĩnh vực hoạt động : Thiết bị viễn thông.
Loại hình : Công ty TNHH một thành viên.
Trang 3Giấy phép số : 105GP-BC do Bộ Thông Tin – Truyền thông cấp ngày
26/04/2006
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
1 Cung cấp dịch vụ về thông tin di động
2 Dịch vụ 3G
3 Dịch vụ giá trị gia tăng cho điện thoại di động
2 Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tầm nhìn chiến lược : Trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của các
bên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế
Mọi thông tin đều được chia sẻ một cách minh bạch nhất.
Nơi gửi gắm và chia sẻ lợi ích tin cậy nhất của cán bộ công nhân viên , khách
hàng, cổ đông và công cộng
3 Quá trình hình thành và phát triển.
Trang 4Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobie Telecom Services Company – VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993,VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của thôngtin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triểnmạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc
Ngày 19 tháng 05 năm 1995, Công ty Thông tin di động đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với tập đoàn Kinnevik/ Comvik ( Thụy Điển ) Đây là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh cóhiệu quả nhất tại Việt Nam Thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, MobiFone đã tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là : vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực Đến nay, sau 13 năm phát triển và trưởng thành, MobiFone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với 5 triệu thuê bao, 1.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc ( tính đến 15/04/2006) MobiFone hiện đang cung cấp gần 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại MobiFone không ngừng nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực vững chắc, sẵn sàng cho hội nhập và cạnh tranh trên thị trường thông tin di động Đội ngũ 3.000 cán
bộ công nhân viên của MobiFone luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và hiệu quảnhất các yêu cầu của khách hàng
Những nỗ lực và cống hiến của MobiFone đã được thị trường ghi nhận
MobiFone vinh dự được người tiêu dùng bình chọn là “ Mạng điện thoại di
Trang 5động được ưa thích nhất năm 2005” do báo Echip tổ chức và “ Thương hiệu mạnh Việt năn 2005 ” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.
4 Chặng đường phát triển của công ty.
1993 : Thành lập công ty Thông tin di động Giám đốc công ty ông Đinh Văn Phước
1994 : Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực I & II
1995 : Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển)
Thành lập Trung tâm thông tin di động khu vực III
2005 : Công ty Thông tin di động ký thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với tập đoàn Kinneik/Comvik
Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông ( nay là Bộ Thông Tin và Truyền thông)
có quyết định chính thức về việc cổ phần hóa công ty Thông tin di động
Ông Lê Ngọc Minh lê làm giám đốc Công ty Thông tin di động thay ông Đinh Văn Phước ( về nghỉ hưu )
2006 : Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực IV
2008 : Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực V Kỷ niệm 15 năm
thành lập Công ty Thông tin di động
Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng
Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê
bao di động tại Việt Nam
Trang 62009 : Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và
Truyền thông trao tặng ; VMS – MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh Khoản
7/2010 : Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ
sở hữu
2011 : 3/2011 : Nhận giải Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2010
23/04/2011 : Nhận giải Doanh nghiệp Viễn thông di động có chất lượng dịch vụ
Doanh thu công ty Thông tin di động VMS - Mobifone.
Doanh thu tăng trưởng bình quân đạt 23%/năm
Trang 7Biểu đồ phân chia thị phần của các nhà mạng năm 2014.
Trang 86 Mô hình tổ chức của công ty.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
P THANH TOÁN CƯỚC PHÍ
P GIÁ CƯỚC TIẾP THỊ
P QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
P KẾ HOẠCH & BÁN HÀNG
P KẾ TOÁN THỐNG KÊ TÀI
P CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trung Tâm TTDĐ KVIII
Trung Tâm TTDĐ
KV IV
Trung Tâm TTDĐ
KV V
Trung Tâm
DV GTG
Trung Tâm Tính cước &
Thanh khoản
Xí nghiệ
p thiết kế
Trang 9PHẦN II : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS –
MOBIFONE.
Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của công ty :
20030 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 20
Năm 2010, tổng số thuê bao di động đạt 45,02 triệu thuê bao, mật độ là
52,86 máy/100 dân Doanh thu đạt khoảng 45,72 nghìn tỷ đồng
Năm 2011, tổng số thuê bao di động đạt 74,87 triệu thuê bao, mật độ là
86,85 máy/ 100 dân Doanh thu ngành đạt khoảng 65,78 nghìn tỷ đồng
Năm 2012, tổng số thuê bao di động đạt 98,32 triệu thuê bao, mật độ là
113,4 máy/ 100 dân Doanh thu đạt khoảng 96,8 nghìn tỷ đồng
Trang 10Năm 2013, tổng số thuê bao di động đạt 154 triệu thuê bao, tốc độ phát triển mới 39,8% Mật độ là 169 máy/ 100 dân Doanh thu ngành đạt khoảng 165,72 nghìn tỷ đồng.
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :
Ra đời từ năm 1945, hiện nay Ngành viễn thông di động đang bước vào giai đoạn bão hòa với tỷ lệ người dùng gần cao nhất khu vực Tốc độ tăng trưởngchung trên thị trường đang bị chậm lại trong bối cảnh có quá nhiều nhà khai thác Doanh thu tăng trưởng chậm , cạnh tranh giữa các nhà cung cấp càng trở nên quyết liệt Ba năm qua chứng kiến cuộc chạy đua giảm giá tới mức quyết liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ, đẩy các nhà mạng nhỏ vào “ cửa tử” Cước dịch vụ tiếp tục giảm và đang tiến đến sát với giá ngành
Tổng số thuê bao di động phát triển mới trong 4 tháng đầu năm 2014 đạt 3,1 triệu thuê bao Số thuê bao di động cả nước tính đến cuối tháng 4/2014 ước đạt 157,1 triệu đồng, nếu so sánh với số thuê bao di động cả nước tính đến cuối tháng 3/2014 ước đạt 156,9 thuê bao thì riêng tháng 4 vừa rồi, sức tăng trưởng của thuê bao viễn thông di động rất chậm, cả tháng toàn thị trường chỉ có thêm 200 nghìn thuê bao mới
Trang 11I MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường kinh tế :
-Cải tiến công nghệ kỹ
thuật hiện đại.
-Công nghệ kỹ thuật thế
giới ngày càng phổ biến.
- Yếu tố tự nhiên bao
gồm: vị trí địa lý, khí
hậu, tời tiết,
Môi trường văn hóa – xã hội.
-Văn hóa tiêu dùng -Dân số đông.
-Trình độ dân trí ngày càng cao.
Môi trường kinh tế.
-Tăng trưởng kinh tế -Việt Nam gia nhập WTO -Lạm phát.
Trang 12Tăng trưởng kinh tế :
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2015, Nhà nước
đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau :
- GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi
- Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP
- Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 40 - 41% vào năm 2010 và 52 - 53% vào năm 2015
Theo đó, nhu cầu về dich vụ tăng các dịch vụ về điện thoại, intenet ngày càng tăng giúp cho công ty VMS-mobifone có thể mở rộng quy mô va hoạt động củamình trọng lĩnh vực dịch vụ
Lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân vớimức tăng chỉ số giá tiêu dùng lên tới 12,63% trong năm 2007 và tính tới hếttháng 11 năm 2008, chỉ số này là trên 23%.Trong năm 2009, bất chấp khủnghoảng kinh tế, các doanh nghiệp viễn thông vẫn có cơ hội phát triển, bởi vìnhững mặt hàng khác, dịch vụ khác -hàng xa xỉ phẩm chẳng hạn - có thể bớttiêu dùng, nhưng nhu cầu thông tin liên lạc thì không thể hạn chế, thậm chí vẫn
Trang 13ngày càng lớn Đó là một lợi thế khách quan cho doanh nghiệp viễn thông nóichung và cho công ty viễn thông Mobifone nói riêng, vẫn sẽ tiếp tục được duytrì trong năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Ta thấy nếu như quý I năm 2009, số thuê bao di động hoạt động tại Việt Namthống kê được chỉ là 73,2 triệu thuê bao Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2013,con số đó đã được tăng lên 136 triệu, đạt mức tăng trưởng hơn 100% Nhờ đó,Việt Nam đã vượt lên trên Philippines để trở thành quốc gia có số thuê bao diđộng nhiều thứ 6 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Kể cả trong điều kiệnkinh tế tiếp tục khó khăn như hiện nay thì dự đoán thị trường thông tin di độngViệt Nam năm 2015 có sự tăng trưởng mạnh, đạt tới mức phát triển bão hoà vềthuê bao
- Lĩnh vực viễn thông có một số đặc thù như đòi hỏi nguồn tài chính, nhân lực
đủ mạnh, chưa kể một số rào cản pháp lý đối với các thành phần kinh tế ngoàinhà nước, do đó khu vực tư nhân chưa tham gia được nhiều vào lĩnh vựcnày.Tuy nhiên, Luật Viễn thông đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từngày 1/7/2010, một số phân khúc thị trường viễn thông được mở cửa rộng hơncho tất cả các thành phần doanh nghiệp
- Hạ tầng viễn thông hiện nay đã tương đối ổn định và phát triển không kémcạnh gì các nước trong khu vực, vì thế mảng dễ làm nhất, có thể cho lợi nhuậncao (mà không phải đầu tư quá lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng làm được) làkhai thác các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền cơ sở hạ tầng viễn thông đã có nhưthương mại điện tử, công nghiệp nội dung đa dạng
Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến 2010 cũng
đã ảnh hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của Công ty Lợi nhuận đã không đạt mục tiêu đề ra của công ty do khung hoảng kinh tế làm cho người dânhạn chế chi tiêu
Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO Cột mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Ảnh hưởng của sự kiện này không hề nhỏ có tác động đến tất cả các
Trang 14doanh nghiệp Đối với ngành viễn thông di động Việt Nam,nó vừa tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành.
+ Cơ hội : Có thêm nguồn vốn lớn từ nước ngoài do việc mở cửa thị trường.+ Thách thức : Sức ép từ các nhà đầu tư nước ngoài bởi vì các mạng di động được cổ phần hóa thì nếu không có chính sách phù hợp rất dễ bị thôn tính
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạtđộng của công ty thông tin di động VMS – MobiFone đó là nhu cầu vềdịch vụ viễn thông di động gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn : đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng , sự cạnh tranh gay gắt
Môi trường chính trị - luật pháp :
Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật có tác động khá lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam hiện nay
Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho sự hoạt động của công ty được ổn định, tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư
Việc gia nhập WTO, là thành viên hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới
là cơ hội của công ty tham gia vào thị trường toàn cầu Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội
và liên tục tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư kinh doanh hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn thiện,giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càngđược rút ngắn Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ
Trang 15các rào cản trong hoạt động kinh doanh Đây là một thuận lợi để công ty VMS –MobiFone giảm bớt rào cản gia nhập ngành.
Luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện, luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp dưới sự quản lý của nhà nước các thanh tra kinh tế Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi
Môi trường văn hóa – xã hội :
Khách hàng ở từng khu vực, từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa nơi họ sinh sống và làm việc Hiện nay ở Việt Nam quan niệm về việc
sử dụng di động không còn là hàng xa xỉ như trước nữa mà được coi là mặt hàng thiết yếu, là phương tiện liên lạc thuận tiện và hữu hiệu nhất, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp đều cần sử dụng điện thoại di động Do đó, nhu cầu sử dụng tăng nhanh, thuê bao sử dụng tăng nhanh, tạo điều kiện cho việc kích cầu dịch
vụ viễn thông di động của Mobifone
Việt Nam là nước có dân số trẻ, hiện nay có khoảng 89 triệu người trong đó có khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi Như vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ liên lạc sẽ tăng lên rất nhiều tạo ra một thị trường rộng lớn cho công ty mở rộng hoạt động
và chiếm lĩnh thị trường
Đặc biệt trình độ dân trí của Việt Nam ngày một cao hơn sẽ tạo điều kiện cho công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý , kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên làm nghề có trình độ cao
Môi trường tự nhiên- công nghệ :
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới , vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phất triển , các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của
Trang 16công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực canh trạnh Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Ngày nay, công nghệ là một trong những nhân tố năng động tác động mãnh mẽ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Chất lượng và giá bán sản phẩm, dịch vụ là những yếu tố cơ bản tạo nên sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Để nâng cao khả năng cạnh tranh mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi công nghệ Tuy nhiên việc thay đổi công nghệ không phải là đơn giản, nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo trình độ lao động phải phù hợp với sự thay đổi của công nghệ, phải có năng lực tài chính
Công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và công nghệ mới sẽ giúp viễn thông
di động Việt Nam có cơ sở hòa nhập nhanh với thế giới Hiện nay công nghệ 3Gngày càng phát triển, đây thực sự là một lợi thế đối với công ty thông tin di động VMS – Mobifone
Một sự kiện đã ghi tên Việt Nam lên không gian mạng thế giới đó là vệ tinh đầutiên của Việt Nam mang tên Vinasat đã được phóng lên không gian vào ngày 19/04/2008 Sự kiện được đánh giá có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội lớn, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao năng lực phủ sóng cho toàn bộ
hạ tầng thông tin liên lạc và truyền thông của quốc gia, đáp ứng kịp thời các yêucầu mới về thông tin, truyền thông của công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của đất nước
Hiện Việt Nam đang triển khai hai công nghệ di động tiên tiến của thế giới là GSM và CDMA Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cũng khó có thể phát triển công nghệ di động khác ở Việt Nam
Trang 17Môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ của viễn thông di động, sự đầu tư vào cơ sở
hạ tầng viễn thông
Tóm lại : Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Đặc biệt là môi trường công nghệ và môi trường kinh tế có tác động mạnh nhất đến hoạt động của các công ty viễn thông di động hiện nay Do đó, công ty cần phải có những chiến lược cụ thể để giữ vững và phát triển thị phần
II MÔI TRƯỜNG VI MÔ ( MÔI TRƯỜNG NGÀNH).
Trang 18thông phải nâng cao cả về mặt công nghệ lẫn quản lý 3G có mặt ở Việt Namkhi công nghệ này đã phát triển ở độ “chín” Hiện nay, công nghệ 3G cho phépcung cấp đường truyền với tốc độ lên đến 6-7 Mbps (tại Singapore), thậm chítới 21Mbps (tại Úc)
Yếu tố về con người, nhất là việc sử dụng những nhân viên chất lượng đảm bảolàm việc và khai khai thác công nghệ của ngành cũng còn chưa đạt chất lượng,trong khi số lượng những lao động tham gia vào ngành này thì rất nhiều nhưnglại chưa đủ trình độ để sử dụng các thiết bị công nghệ này Hầu hết những nhânviên được tuyển vào phải được hướng dẫn và đào tạo lại
Đối với việc tham gia hệ thống phân phối là các điểm bán siêm thẻ, nói chung ởViệt Nam là không phức tạp, có nhiều đại lý sim thẻ sẵn sàng phân phối sim thẻcủa nhiều công ty cung cấp dịch vụ viễn thông này
Rào cản về thương hiệu cũng là khá lớn trong ngành này, các nhà cung cấp
có tên tuổi như Viettel, Vinaphone, Mobifone luôn được khách hàng ưu tiên sử dụng Như vậy một doanh nghiệp mới bước chân vào ngành này sẽ rất khó đểcạnh tranh
Một rào cản lớn nữa đó là việc cho phép hoạt động cũng như kiểm soát củachính phủ Việt Nam về phát triển viễn thông Đó là quy định lộ trình tham gia,quy định về vốn góp khi các công ty viễn thông nước ngoài muốn đầu tư vào thịtrường Ban đầu, việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ viễnthông giá trị gia tăng, và dịch vụ điện thoại hữu tuyến chỉ được phép thông quacác hợp đồng kinh doanh với các công ty quản lý điều hành cổng viễn thông ởViệt Nam Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng có thể thành lậpcác liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài cóthể lên tới 50%
Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng.
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áplực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu
Trang 19trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnhtranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứukhả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phíchuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúcđẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớntới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy
mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm.Chính vì thế những nhàcung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công ) sẽ có rất ítquyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng
họ lại thiếu tổ chức
Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành:
- Quy mô
-Tầm quan trọng
-Chi phí chuyển đổi khách hàng
-Thông tin khách hàng
Trang 20Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ
có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp
Khách hàng công ty thường là các cá nhân, bởi việc sử dụng sản phẩm là đồngthời với việc sử dụng công cụ hỗ trợ cá nhân : điện thoại di động.Các kháchhàng là những người sử dụng mạng sẽ phải trả tiền cước cho những dịch vụ gọiđiện, tìm kiếm thông tin, lướt web, trò chuyện …theo những mức cước quyđịnh, như vậy là khách hàng không có nhiều quyền lực trong việc thương lượng
về giá cả và quy mô Tuy nhiên với nhu cầu được sử dụng những dịch vụ tốtnhất và giá thành rẻ nhất khiến mà số lượng khách hàng ngày càng gia tăngkhiến cho một đe dọa khác lại mạnh hơn đó là cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong ngành
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhautạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Trong mộtngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
- Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnhtranh
- Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán
Ngành phân tán là : ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranhvới nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanhnghiệp còn lại
Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệpnắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
=> Ngành viễn thông thuộc tốp ngành tập trung
- Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, ràocản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trởnên khó khăn :
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
Trang 21 Ràng buộc với người lao động.
Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch
Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là Vina Phone , Mobifone và Viettel Nhu cầu
sử dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu, lợi nhuận của các nhà cung cấp cũng tăng với con số tương đương Mặc dù cho các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là cao, áp lực từ khách hàng không đáng
kể nhưng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường Một điều nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theo dịch vu viễn thông như : Các tổng đài giải trí, cá cược, các dịch vụ khác mà điển hình gần đây là xem giáchứng khoán qua mạng di động Với xu hướng này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càng được tôn trọng hơn
Viettel được đánh giá là mạng dẫn đầu trong việc tung ra các gói cước khuyến mãi hấp dẫn Khi Viettel đưa ra dịch vụ “i Share - Sẻ chia tài khoản” cho tất cả các thuê bao di động trả trước chuyển tiền trong tài khoản cho nhau từ máy điệnthoại di động
Trong khi đó, Vinaphone đưa ra chương trình ”12 năm chia ngọt sẻ bùi, keo sơngắn bó” nhân kỉ niệm 12 năm thành lập với những khuyến mãi cho khách hànglên tới 800.000 đồng Về phần mình, Mobifone cũng lập tức tung ra chươngtrình "15 năm cùng bạn kết nối”
Cuộc cạnh tranh giữa các đại gia ngày càng quyết liệt, bên cạnh các gói cướcgiảm, dịch vụ mới, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ vìđây mới là vấn đề mấu chốt trong chiến lược thu hút khách hàng
Trang 22Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanhnghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam Cạnh tranh phát triểntạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu
để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồnlực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chấtlượng chăm sóc khách hàng
Gia nhập WTO các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chịu những áp lựccạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệpphát triển có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc
tế cao Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn
Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng kể khi các tậpđoàn viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra, các doanh nghiệp nướcngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểmsoát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn
Đe dọa dọa từ các sản phẩm thay thế.
Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cố định và sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ
Với các công ty viễn thông như là Mobifone thì tương lai gần thì mạng di động không có nhiều đe dọa từ sản phẩm thay thế Chẳng hạn như sự đe dọa từ việc dùng điện thoại bàn,điện thoại công cộng, hay là việc sử dụng các thiết bị liên lạc khác như sử dụng internet qua máy tính và máy tính xách tay … thì ngày nay đều có thể tích hợp các chức năng này trong chiếc điện thoại di động với sự
hỗ trợ của mạng không dây Mobifone Nhìn chung thì đây là một thị trường phát triển và có xu hướng phát triển rộng thêm khi khách hàng càng ngày càng
sử dụng điện thoại di động như những phương tiện thuận lợi và thường xuyên
Trang 23nhất.Tất nhiên hiện tại thì các dịch vụ này cũng làm giảm đáng kể lượng khách hàng tham gia vào dịch vụ.
Chẳng hạn như là việc sử dụng facebook,zalo hay tìm kiếm thông tin trênintrnet qua máy tính sẽ làm giảm đi các cuộc gọi và nhắn tin qua mạng di động,tương tự thì nếu khách hàng sử dụng điện thoại cố định sẽ ít sử dụng dịch vụcủa công ty
Đe dọa từ các gia nhập mới.
Các công ty mới gia nhập sẽ tạo sẽ có thể ảnh hưởng đến đến cường độ canhtranh của ngành Nếu số lượng các gia nhập càng tăng thì cường độ canh tranhcàng tăng Các công ty gia nhập càng có nền tảng vững chắc thì càng ảnh hưởngđến vị thế của công ty trong tương lai
Mobifone và các nhà dịch vụ mạng khác đã không ngờ trước được sự đe dọacủa một công ty mới đã làm thay đổi rất nhiều cục diện của ngành đó làBeenline
Cuối năm 2007, một thỏa thuận thành lập liên doanh về viễn thông giữatập đoàn VimpelCom (một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu ĐôngÂu) và Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu của Việt Nam (GTEL) được ký kết.Chưa đầy một năm sau, GTEL Mobile chính thức được thành lập và BeelineViệt Nam chính là kết quả của sự liên doanh giữa GTEL và Vimpelcom
Trên thế giới Beeline là một thương hiệu mạng viễn thông di động lớn hoạtđộng tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Âu và Trung Á với hơn 63 triệu thuêbao thực Năm 2009, theo hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giớiMillward Brown Optimor thì thương hiệu “Beeline” nằm trong top 100 thươnghiệu đắt giá nhất hành tinh và top 10 tên tuổi đắt giá nhất trên thị trường viễnthông với giá khoảng 8,9 tỷ USD
Một mũi tên trúng hai đích: vừa đầu cơ đầu số vừa làm khó cho mạng đến sau
vì không còn đầu số để phát triển Đằng sau câu chuyện đổ xô xin thêm đầu
số mới của các nhà mạng lớn là nỗi ám ảnh mang tên Beeline
Trang 24Gia nhập WTO các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chịu những áp lựccạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệpphát triển có vốn , trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc
tế cao Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn
Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng kể khi các tậpđoàn viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra, các doanh nghiệp nướcngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểmsoát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn
Nhận xét ngành viễn thông:
- Cường độ cạnh tranh của ngành mạnh:
Thị trường viễn thông Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng được xếp vào hàngnhanh nhất thế giới Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường thôngtin di động giữa các nhà cung cấp dịch vụ VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVNTelecom, SFone đã thúc đẩy thị trường đạt mức tăng trưởng nhanh Mới đây,trong bảng xếp hạng phát triển viễn thông Châu Á, thị trường viễn thông ViệtNam đã được xếp thứ 13 về cả quy mô và tốc độ phát triển trên ba lĩnh vực cốđịnh, di động và Internet
- Ngành hấp dẫn:
Việt Nam với dân số trên 80 triệu người, theo công bố mới nhất của Bộ Thôngtin truyền thông thì thị trường viễn thông đã có gần 50 triệu thuê bao và ViệtNam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin diđộng
Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trìmức tăng trưởng 160-170%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng, thuhút sự chú ý của không ít các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Namgia nhập WTO
Trang 25III MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
Sản phẩm chủ yếu.
Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền sau – MobiGold
Là Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền sau ra đời đầu tiên ở ViệtNam, MobiGold cung cấp tới khách hàng giải pháp thông tin di động tiên tiến
và chất lượng dịch vụ hoàn hảo bởi 1 nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu MobiFone.Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền trước:
MobiCard, Mobi4U, Mobi365, MobiZone, MobiQ, Student, Teen
MobiQ-Các loại SIM cung cấp ra thị trường: SuperSIM 128k, SuperSIM 64k,
SuperSIM 32k, SIM 16k
Dịch vụ Giá trị Gia tăng trên nền 2G:
Thanh toán cước thông tin di động trả sau MobiGold bằng mã thẻ nạp tiền trả trước – FastPay
Thanh toán cước thông tin di động trả sau MobiGold qua hệ thống thanh toán trực tuyến cổng SmartLink
Gọi quốc tế giá rẻ theo gói cước trọn gói - Global Saving
Dịch vụ GTGT dựa trên Cell ID của trạm BTS - SMS Locator
Dịch vụ đấu nối một số dịch vụ GTGT trên nền USSD qua mã lệnh
Và năm 2010 cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền 3G
Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
a, Hoạt động cơ bản.
Trang 26Do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nên các hoạt động cơ bản sẽ theo các bước sau:
Bước1: Marketing : Mobi đã thực hiên rất nhiều rất nhiều chương trình hoạt động marketing và sử dụng nhiều kênh như truyền hình, báo chí, trực tuyến…
Và doanh nghiệp đã có các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
Bước 2: Hậu cần nhập: Khi xác định được dịch vụ mà khách hàng yêu cầu doanh nghiệp sẽ tiếp nhận các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất ramột số sản phẩm như sim, thẻ…
Bước 3: Sản xuất: nguyên vật liệu được đưa vào khai thác sản xuất hoặc láp ráp.Bước 4: Bán hàng và cung ứng dịch vụ: Cung cấp những dịch vụ khách hàng mong muốn
Hoạt động tiếp thị của MobiFone.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã đạt các kết quả
sản xuất kinh doanh (SXKD) khá trong 6 tháng đầu
năm 2015.
Thuê bao phát triển mới đạt 5.937.905 thuê bao, tăng
67,5% so với cùng kỳ năm 2014, thực hiện được 52,9%
kế hoạch năm
Thuê bao trên mạng hiện là 48.998.091 thuê bao
Tổng doanh thu lũy kế 6 tháng ước đạt 18.697 tỷ đồng, tăng 7,85 so với cùng kỳnăm 2014, thực hiện được 29,28% kế hoạch năm
Lợi nhuận lũy kế 6 tháng ước đạt 3.960 tỷ đồng, tăng 7,965 so với cùng kỳ năm
2014, thực hiện 49,28% kế hoạch năm
Trang 27Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu công ty 27,35%
Thị phần 6 tháng đầu năm 2015 đã đạt 26,1%, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2015
Vị trí trên thị trường
MobiFone đã xác định mục tiêu, chiến lược cụ thể của mình trong giai đoạn
2015 - 2020 là “rút ngắn khoảng cách với đối thủ chính Viettel, giữ vị trí thứ 2tại Việt Nam”
Thương hiệu
Ngày 25/11, thông điệp “Kết nối giá trị, Khơi dậy tiềm năng” của MobiFone đã đạt giải thưởng Slogan ấn tượng năm 2015 trong chương trình "Thương hiệu Vàng - Logo và Slogan ấn tượng năm 2015" do Bộ Công Thương tổ chức
Chiến lược về giá (Phí dịch vụ)
Do chính sách giá bị hạn chế bởi các quy định về mức giá của Vina Fone nên giácủa VMS chủ yếu tập trung vào việc đưa ra mức giá cho sản phẩm đầu cuối vàcác mức hoa hồng cho cho các đại lý và cửa hàng của Công ty Đối với các sảnphẩm đầu cuối Công ty chủ chương chịu lỗ nhằm tăng số lượng thuê bao (nhưnhân dịp nào đó như khai trương vùng phủ sóng mới, một đợt khuyến mại )Nên các sản phẩm đầu cuối của Công ty luôn bán được hai mức giá, Giá cóSim Card và giá không có Sim Card Mức chênh lệch là 500.000đ nhằm kíchthích khách hàng hoà mạng
Trang 28Giá cước phí thông tin di động được thực hiện theo chính sách giá cước phí củaVNPT và được khách hàng tiếp nhận với mức giá trung bình khoảng 1.350đ/phút(Ngày lễ và chủ nhật, ban đêm được giảm 50%) Cước phí chỉ tính 1 chiều gọi
đi và khi cuộc điện đàm chính thức được thông nối thì mới tính cước
Cước chiếm dụng không gian còn gọi là cước Air- time, Ngoài cước tính khấu haomáy còn phải trả chi phí chiếm dụng không gian cho cục tần số Khi khách hàngthuê bao của VMS khách hàng phải trả tiền hoà mạng gồm Sim Card, chi phíđầu nối, lắp đặt là 1.090.000đ/thuê bao
Hàng tháng thuê bao của VMS phải trả tiền thuê bao (Không bao gồm chi phícuộc gọi) là 182.000 đ/tháng Với cơ quan hành chính sự nghiệp là những thuêbao của cơ quan Đảng, chính quyền cấp Quận, huyện trở lên có dấu quốc uy,dấu cơ quan Đảng và thanh toán bằng chuyển khoản thì được giảm 30% cướcphí thuê bao Mức thu của đối tượng
Cước tiếp mạng 1.090.000 đ/thuê bao
Giá cước của dịch vụ Mobi Card
Cước cuộc gọi được chia thành 3 vùng
Cước nhắn tin ngắn (gửi tin): 250đ/tin cước bao gồm thuế VAT)
Hoạt động phân phối
Muốn đạt được số thuê bao cao, doanh thu lớn Công ty VMS sử dụng hình thứcphân phối Để tổ chức và quản lý hoạt động phân phối Công ty đã phân phối qua cáckênh (hệ thống kênh) để nhằm thoả mãn nhu cầu dịch vụ của khách hàng và tiện
Trang 29quản lý, do đó Công ty đã có 2 dạng kênh phân phối chính
Thứ nhất: Kênh trực tiếp: kênh trực tiếp có vai trò rất lớn trong giai đoạn đầu kinhdoanh của Công ty
Công ty → Đội BHTT → khách hàng
+ Kênh trực tiếp từ Công ty, các trung tâm bán hàng trực tiếp qua các phòngbán hàng của Công ty Dạng kênh này có thuận lợi khi tiếp xúc với khách hàngmua số lượng lớn Đòi hỏi quá trình giao dịch lâu dài và linh hoạt Hệ thống nàycủa Công ty đã đạt được những thành công, tìm đến khách hàng tổ chức sự nghiệpchiếm 4,01% thành phần thuê bao
Công ty → Cửa hàng → Khách hàng
+ Kênh trực tiếp từ các cửa hàng của Công ty: các cửa hàng là các chi nhánh của Công ty trên các địa bàn, trong đó Công ty tự mình quản lý chi trả tiền lương cho nhân viên Các cửa hàng chỉ được phép bán các loại sản phẩm của Công ty nên thông qua các cửa hàng đã cho Công ty, tạo điều kiện cho Công ty nắm vững tình hình biến động trên thị trường máy điện thoại di động Tuy nhiên các cửa hàng có hạn chế là chi phí cho cửa hàng cao hơn hẳn so với chi phí cho đại lý trung bình là 80.000 đ/thuê bao Do đó Công ty hiện nay đang tăng cường tập trung phát triển các cửa hàng trên các vùng phủ sóng mới của Công ty
Thứ 2: Kênh gián tiếp
Công ty bán sản phẩm dịch vụ của mình thông qua các đại lý Việc lựa chọn đại lý của Công ty phụ thuộc vào các yếu tố: đối tượng làm đại lý, khuvực phát triển đại lý và đội ngũ nhân viên của đại lý Do đặc điểm của sảnphẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ phụ thuộc vào cả quá trình, do đó Công ty rất
Trang 30coi trọng đến việc huấn luyện nhân viên và bán hàng, tổ chức hội thi “Cửa hàngkinh doanh giỏi” ở các trung tâm và Công ty Tổ chức các khoá đào tạo cho nhânviên bán hàng, về kỹ năng bán hàng và sử dụng máy đầu cuối, đưa ra các chínhsách hỗ trợ giá máy, các tỷ lệ hoa hồng phù hợp nhằm khuyến khích đại lý pháttriển thuê bao.
Chế độ hoa hồng này đã thực sự kích thích phát triển thuê bao của các tháng hình thành nên các tổng đại lý lớn, mạng cửa hàng của đại lý liên tục được mở rộng, cạnh tranh trong nội bộ đại lý làm cho chất lượng phục vụ được nâng cao, tránh được tình trạng giá máy quá cao, cung cấp máy kém chất lượng Ngày càng xuất hiện nhiều đại lý có quy mô lớn, có khả năng chi phối trên thị trường về máy đầu cuối và thuê bao (có đại lý phát triển được
650 TB/tháng như đại lý FPT) Các đại lý hàng năm đã nhập nhiều loại máy đầu cuối góp phần làm phong phú thêm thị trường điện thoại di động Các cửa hàng của đại lý ngày càng mang tính chuyên nghiệp: vị trí trung tâm đẹp, trang bị đẹp, đa dạng về chủng loại máy đầu cuối nhân viên bán hàng nhiệt tình và năng động
Hiện nay VMS có trên 300 điểm bán hàng thuận tiện cho khách hàng sử dụng dịch
vụ Mobi Fone
Về đại lý uỷ thác, họ là những người đại diện cho Công ty trong việc cung cấpmáy, họ được hưởng 5% giá máy bán ra Thực chất là Công ty ký gửi máy và họđược hưởng hoa hồng
Đại lý mua đứt bán đoạn: Họ mua máy và Sim Card của Công ty và máy cũng cóthể do họ tự khai thác, họ được hưởng hoa hồng thêm mỗi một Sim Card đầunối và chênh lệch về giá máy 5%
Công ty cũng rất chú trọng phát triển đại lý kiểu này vì có rất nhiều điều thuận lợi:+ Mở rộng mạng lưới phân phối
Trang 31+ Tăng cường khả năng cạnh tranh
+ Giảm chi phí mở cửa hàng và quản lý đại lý
+ Tăng cường sự hiện diện của Công ty ở khắp nơi do số lượng của cửa hàng
và đại lý
VMS cũng định kỳ tổ chức hội nghị đại lý để thu thập những thông tin góp
ý của đại lý, Công ty tổ chức tiếp thu, phát huy thế mạnh của đại lý nhằm đẩynhanh tốc độ thuê bao
Các cửa hàng của Công ty cũng được quan tâm chu đáo, từ hình thức trang trí cửa hàng đồng phục cho nhân viên, đến việc tập huấn đào tạo nghiệp
vụ VMS luôn quán triệt các nhân viên giao dịch với khẩu hiệu: “khách hàng
là thượng đế ” “Khách hàng luôn đúng” lấy đó làm phương châm phục vụ nhằm làm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Công ty
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại là:
Chi phí cho một cửa hàng một tháng: Khoảng 20 triệu đồng (Kể cả tiềnthuê cửa hàng, trang bị ban đầu và trả lương cho nhân viên) Chi phí cho một đại lý
có số lượng bán máy hơn 50TB/tháng khoảng 15 triệu đồng
Ngoài ra nhiệm vụ chủ yếu của cửa hàng là thu cước Nhưng phát triểnđại lý là mở rộng tối ưu hoá mạng lưới phân phối
Những đại lý và cửa hàng ở các vùng mới phủ sóng nhân viên giaodịch vấn còn hạn chế như việc giao tiếp, ứng sử chưa có sức thuyết phục,phục vụ chưa hết trách nhiệm với khách hàng
Hoạt động hỗ trợ đại lý còn chưa mang tính chất thường xuyên Chưaxây dựng được các chính sách gắn bó với đại lý mặc dù đã tạo được niềm tin ởcác đại lý
Công tác quản lý và xây dựng các chính sách đại lý chưa thật hợp lýdẫn đến một số đại lý tuỳ tiện bán máy với nhiều hình thức giá cả ảnh hưởng đến
Trang 32uy tín của Mobi Fone
Thiếu sự quan tâm tới các cửa hàng mới mở và các khoá đào tạochuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên giao dịch tại cửa hàng
Chiêu thị
Hoạt động quảng cáo
Trong những năm gần đây, VMS đã từng bước hiện đại hoá trong vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng mạng lưới, triển khai thêm nhiều dịch vụ mới
Để hỗ trợ cho công tác phát triển và tăng số lượng thuê bao, Công ty rất chú trọng đến hoạt động quảng cáo để cho thuê bao, khách hàng tiềm năng của Công ty có đủ thông tin về những loại dịch vụ mới tiện lợi để sử dụng cho nhu cầu thông tin của mình Quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm mới với chất lượng kỹ thuật cao của Công ty VMS với biểu tượng Mobi Fone
Hoạt động quảng cáo cho các dịch vụ đang áp dụng tại Công ty VMS được thựchiện dưới nhiều hình thức và nhiều phương tiện thông tin kết hợp trong từnggiai đoạn và thời kỳ cụ thể Các hoạt động quảng cáo đã được Công ty thựchiện
a) Quảng cáo trên báo
Hà Nội mới, Lao động, Giá cả thị trường, Doanh nghiệp, Sài Gòn giải phóng, VN News, Thương mại, Thể thao và các báo địa phương nơi có vùngphủ sóng của Công ty và báo nước ngoài: Anh, Pháp, Trung Quốc Kinh phí dànhcho quảng cáo trên báo là 6.831,525.000 đ
b) In các tài liệu, ấn phẩm quà tặng quảng cáo
- Tờ giới thiệu vùng phủ sóng, tờ giới thiệu dịch vụ Mobi Fone, giá cước,sách hướng dẫn sử dụng dịch vụ hộp thư thoại, Fax, truyền số liệu, cờ quảng
Trang 33cáo, túi cho khách hàng, áp phich, Mobi Fone biển hiệu cho đại lý Kinh phídành cho việc in này là: 4,003,200.000đ
c) Duy trì và làm mới biển quảng cáo
Tại TP Hồ Chí Minh 2 biển:
- Biển trong phòng chờ sân bay - Biển trong TP
Tại Hà Nội 2 biển:
- Biển trong TP
- Biển trong phòng chờ sân bay
Tại Đà Nẵng 2 biển
- Biển trong TP
- Biển trong phòng chờ sân bay
Ngoài ra còn có các biển ở các khu vực: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang,Cần Thơ, Móng Cái
Chi phí cho việc duy trì và làm mới biển quảng cáo là 1.505.000.000đ
d) Quảng cáo trên truyền hình
Trong năm 2001, Công ty đã tiến hành xây dựng chương trình quảng cáo cho dịch
vụ mới đó là dịch vụ W@P được thực hiện trên tivi như truyền hình Tw, VTV1,VTV3, HTV và các đài truyền hình địa phương nơi có vùng phủ sóng Quảngcáo đối với dịch vụ W@P nhằm vào việc tiếp tục thông tin và thuyết phục kháchhàng sử dụng dịch vụ Quảng cáo tập trung làm nổi bật đặc tính tiện lợi và hiệuquả kinh tế của dịch vụ “W@P cho phép bạn truy cập Internet bằng điện thoại
di động, gửi và nhận Email bằng điện thoại di động” là thông điệp gửi tới kháchhàng về dịch vụ này
Trang 34Kinh phí quảng cáo là 4,002,043.000 đ Ngoài ra Công ty còn quảng cáo trên cácphương tiện như xe Taxi 777, Taxi 333 (gọi tắt 777 hoặc 333 là có xe Taxi) vàbấm 320 để liên hệ với hãng hàng không VN Airlines tại bất cứ nơi đâu trongvùng phủ sóng của Mobi Fone
Bán hành trực tiếp (tiếp thị)
Hoạt động bán hàng trực tiếp của VMS là đội ngũ chuyên trách nên Công ty
đã đầu tư rất lớn vào việc đào tạo đội ngũ này đê tăng cường và đẩy mạnh côngtác bán hàng tiếp thị đến từng cơ quan, xí nghiệp và cá nhân là những kháchhàng tiềm năng Ngoài những lúc đi tiếp thị trực tiếp cho các đối tượng có nhu cầu
sử dụng dịch vụ, đội BHTT còn thực hiện việc gửi thư chào hàng, thư khuyến mạicũng như thư giới thiệu vùng phủ sóng mới tới các đối tượng khách hàng tiềmnăng tại địa bàn mà mình phụ trách
b, Hoạt động bổ trợ.
- Phát triển công nghệ:
Mobifone đã cho ra đời mạng Mobifone 3G - là mạng viễn thông di động mặtđất tiêu chuẩn IMT-2000, sử dụng băng tần 2.100 Mhz được MobiFone chínhthức khai thác từ ngày 15 tháng 12 năm 2009 theo giấy phép số 1118/GP-BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 11/8/2009
Là mạng di động theo chuẩn thế hệ thứ 3 (Third Generation Network - 3G), củaMobiFone cho phép thuê bao di động thực hiện các dịch vụ cơ bản như thoại,nhắn tin ngắn với chất lượng cao, đặc biệt là truy cập Internet với tốc độ tối đađạt tới 7,2 Mbps MobiFone 3G sẽ có khả năng hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độcao hơn trong thời gian tới
Mạng MobiFone 3G được kết nối và tích hợp toàn diện với mạng MobiFonehiện tại (công nghệ GSM 900/1800 Mhz), cho phép cung cấp dịch vụtheo chuẩn3G cho các thuê bao trả trước và trả sau của MobiFone