Bên cạnh các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các hình thức thông thường thì hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan giúp giáo viên Tiểu học
Trang 11
MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU 5
Phần II: NỘI DUNG 8
Chương 1.Những cơ sở lý luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan 8
1.1 Định nghĩa trắc nghiệm khách quan 8
1.2 Các loại câu hỏi trắc nghiệm thường dùng trong Tiểu học 8
1.3 Các đặc trưng xác định một bài trắc nghiệm tốt 10
1.4 Một số nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm 11
1.5 Các bước thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan 13
1.6 Ưu-nhược của trắc nghiệm khách quan 15
1.7 Những năng lực đánh giá được 16
1.8 Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm 16
1.9 Phân tích và đánh giá một bài TNKQ loại câu hỏi nhiều lựa chọn 16
1.10 Ảnh hưởng đối với học sinh 20
1.11 Công việc soạn đề kiểm tra 20
1.12 Công việc chấm điểm 20
1.13 Đánh giá việc sử dụng trắc nghiệm ở Việt nam 20
Chương 2 Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong Toán lớp 4 21 2.1 Mục tiêu - Nội dung - Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 1 21
2.1.1 Mục tiêu - Nội dung của chủ đề 1 21
2.1.2 Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 1 22
2.2 Mục tiêu - Nội dung - Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 2 32
2.2.1 Mục tiêu - Nội dung của chủ đề 2 32
2.2.2 Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 2 33
2.3 Mục tiêu - Nội dung - Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 3 44
2.3.1 Mục tiêu - Nội dung của chủ đề 3 44
2.3.2 Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 3 45
2.4 Mục tiêu - Nội dung - Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 4 54
2.4.1 Mục tiêu - Nội dung của chủ đề 4 54
Trang 22
2.4.2 Hệ thống câu hỏi TNKQ cho chủ đề 4 55
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm 63
3.1 Mục đích thử nghiệm 63
3.2 Nhiệm vụ thử nghiệm 63
3.3 Nội dung thử nghiệm 63
3.4 Lập kế hoạch thử nghiệm SP 63
3.5 Đánh giá kết quả thử nghiệm 64
3.5.1 Xác định độ khó (K) 65
3.5.2 Xác định độ phân biệt (P) 69
3.6 Những đề xuất và kiến nghị 74
PHẦN III: KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU 76
Trang 3Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm Non; các thầy cô giáo trong các khoa khác đã dạy dỗ em, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình em học tập nghiên cứu, hoàn thành đề tài
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường CĐ Sơn
La, các thầy cô trong trường, người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này
Sơn La, ngày 14 tháng 05 năm 2012
Lường văn Thời
Trang 44
Trang 5và phát triển các thao tác tư duy và phẩm chất tư duy
Xuất phát từ đặc điểm chủ yếu của toán 4 đó là: Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở Tiểu học Toán 4 bổ xung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy học về phân số Toán 4 kế thừa phát huy các kết quả của đổi mới PPDH toán và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập toán ở các lớp 1; 2; 3 Chính vì thế vấn đề kiểm tra việc nắm bắt và phát hiện, điều chỉnh bổ sung các kiến thức môn Toán ở lớp 4 là rất cần thiết Bên cạnh các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các hình thức thông thường thì hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan giúp giáo viên Tiểu học đo lường được hầu hết kết quả học tập
của học sinh, phản ánh thực chất chất lượng học toán của học sinh lớp 4, việc kiểm tra đánh giá một cách nhanh chóng, chính xác, thuận lợi sẽ giúp giáo
viên Tiểu học và học sinh lớp 4 kịp thời điều chỉnh việc dạy và học của mình
Hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sử dụng cho GV toán 4 vận dụng vào quá trình giảng dạy và cho phụ huynh cùng học sinh lớp 4 tự kiểm tra chất lượng học toán của mình Nhà trường sử dụng để kiểm tra chất lượng học kỳ I cho môn toán 4
Từ các lí do trên cùng với thực tế về năng lực và khả năng nghiên cứu
của bản thân nên tôi chọn đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn Toán lớp 4
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Tính đến nay lịch sử của TNKQ đã có gần 100 năm kể từ khi A.Binet và T.simon đã đưa ra những bộ trắc nghiệm khách quan đầu tiên Ở nước ngoài
Trang 66
TNKQ đã được sử dụng rộng rãi không những ở trong khoa học chuẩn đoán tâm
lí mà còn ở trong nhiều nội dung đo lường khác, đặc biệt là trong thi cử, trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh – sinh viên
Việc ứng dụng TNKQ ở trong thực tiễn Việt Nam đang nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng trắc nghiệm vào giáo dục nói chung và trong dạy học toán ở trường phổ thông nói riêng Tuy nhiên, việc nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan môn toán cho học sinh lớp 4 đã có một số tài liệu đề cập nhưng chưa nhiều
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học toán lớp 4 (sử dụng trong học kỳ I của năm học)
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Các nhiệm vụ chính của đề tài là:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, chỉ ra các nguyên tắc cơ bản để soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài tập TNKQ cho nội dung toán 4 đảm bảo yêu cầu đề ra
Thử nghiệm sư phạm dùng hệ thống câu hỏi TNKQ để kiểm tra toán lớp 4
ở hai trường Tiểu học, phân tích đánh giá chất lượng bộ câu hỏi để chọn ra hệ thống câu hỏi có mức độ tin cậy đảm bảo, phù hợp trình độ học sinh lớp 4
Đề xuất mức độ ứng dụng hệ thống câu hỏi TNKQ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 4
5 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mục tiêu, mức độ cần đạt và phương pháp đánh giá bằng trắc
nghiệm khách quan trong môn học Toán cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học
Chiềng sinh, Trường Tiểu học Quyết tâm- Thành phố Sơn la
6 PHẠM VI NHIÊN CỨU
Bài trắc nghiệm được xây dựng để kiểm tra, đánh giá những kiến thức, kỹ năng cơ bản về môn toán học kỳ I của học sinh lớp 4 Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên chung tôi chỉ tiên hành thử nghiệm sư phạm trong trường Tiểu học Chiềng Sinh và trường Tiểu học Quyết Tâm, và để kiểm tra kiến thức của chương III, kiến thức cả học kỳ I môn toán 4
Trang 77
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu tham khảo để hệ thống các vấn đề cơ bản liên quan đến cách thức ra đề trắc nghiệm khách quan Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp quan sát hoạt động DH của giáo viên Tiểu học
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý chuyên môn trường tiểu học và giáo viên tiểu học để đánh giá thực trạng hoạt động dạy –học
Phương pháp thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm đối chứng giả thuyết khoa học đề ra
Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả điều tra
8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Đề tài gồm ba chương:
Chương 1 Những cơ sở lý luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan Chương 2 Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong Toán lớp 4 Chương 3 Thử nghiệm sư phạm
9 KẾ HOẠCH THỜI GIAN:
Đề tài được thực hiện từ 20/8/2011 đến 20/5/2012
Trang 88
Phần II: NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1.1 Định nghĩa trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là dạng TN, trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ ( loại này còn gọi là câu hỏi đóng ), được xem là TNKQ vì hệ thống cho điểm là khách quan Có thể coi là kết quả chấm điểm sẽ không phụ thuộc vào ai chấm bài TN đó TNKQ phải được xây dựng sao cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời “tốt nhất”, mỗi câu hỏi thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản Thực ra nội dung của bài TNKQ cũng có một phần chủ quan theo nghĩa là nó đại diện cho một sự phán xét của một người nào đó về bài TN
1.2 Các loại câu hỏi trắc nghiệm thường dùng trong Tiểu học:
1.2.1 Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Khái niệm:
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm một câu đề và đưa ra nhiều sự lựa chọn gọi là câu trả lời, trong đó chỉ có một câu trả lời gọi là đáp án Những câu trả lời khác gọi là bẫy
Ưu điểm của dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn là:
Câu hỏi có thể bao quát phạm vi rộng lớn các vấn đề
Giáo viên dễ chấm điểm
Câu hỏi tốt với những học sinh diễn đạt kém
Câu hỏi phù hợp với bất kì môn học nào
Tỉ lệ trả lời đúng may mắn hơn so với câu hỏi đúng/sai
Học sinh trả lời nhanh
Câu hỏi có hiệu quả cao nếu được xây dựng tốt
Nhược điểm của dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn là:
Khó chọn câu hỏi vì đặt ra câu bẫy phù hợp không phải dễ
Khuyến khích HS phỏng đoán và khiến độ tin cậy bị nghi ngờ
Trang 99
Giáo viên tốn thời gian chuẩn bị câu hỏi
Trả lời câu hỏi không tạo cơ hội làm việc thực sự cho HS, không có lợi với HS mạnh về vấn đáp
Những học sinh đọc chậm thường gặp khó khăn khi chọn đáp án
1.2.2 Câu hỏi ghép đôi:
Khái niệm:
Câu hỏi ghép đôi thường bao gồm câu đề, sau đó là câu thuộc cột bên trái
là câu gốc và câu thuộc cột bên phải là câu trả lời Học sinh phải ghép các câu trong cột gốc với các câu trong cột trả lời theo yêu cầu đã cho Với dạng này, số lượng câu trả lời thường nhiều hơn số lượng các câu ở cột gốc Ngoài ra cần lưu
ý câu ở cột gốc và câu trả lời đúng không được xếp đối diện nhau
Ưu điểm của dạng câu hỏi ghép đôi là:
Giáo viên chấm điểm nhanh, dễ
Học sinh dễ trả lời câu hỏi thông qua loại trừ
Giáo viên có thể cung cấp nhiều tài liệu mẫu.Giáo viên dễ xây dựng Học sinh tiết kiệm thời gian trình bày và trả lời câu hỏi
Giáo viên gặp thuận lợi cho đánh giá kiến thức cơ bản
Nhược điểm của dạng câu hỏi ghép đôi là:
Học sinh khó đọc kĩ khi danh sách câu hỏi dài
Ghép nối các câu không cho thấy khả năng HS sử dụng các thông tin đó
1.2.3 Câu hỏi lựa chọn đúng / sai:
Khái niệm:
Câu hỏi lựa chọn đúng / sai bao gồm câu đề hoặc đúng hoặc sai HS phải chỉ ra cho câu đó đúng hoặc sai
Ưu điểm của dạng câu hỏi lựa chọn đúng / sai là:
Giáo viên dễ xây dựng, chấm điểm dễ và nhanh
Nội dung kiểm tra bao quát chương trình
Học sinh trả lời nhanh, trình bày câu theo hình thức đơn giản, dễ đọc Giáo viên áp dụng tốt trong việc kiểm tra kiến thức cơ bản
Nhược điểm của dạng câu hỏi lựa chọn đúng / sai là:
Trang 10Câu hỏi tạo điều kiện cho học sinh đoán mò
1.2.4 Câu hỏi điền vào chỗ trống ( Điền thêm )
Khái niệm:
Dạng này bao gồm câu đề với một hoặc nhiều từ để trống Yêu cầu HS hoàn thiện câu đề bằng cách điền vào chỗ trống
Ưu điểm của dạng câu hỏi điền vào chỗ trống là:
Học sinh tốn ít thời gian hơn câu hỏi yêu cầu cần trả lời dài
Giáo viên yêu cầu HS diễn đạt đúng cách hiểu của mình
Nhược điểm của dạng câu hỏi điền vào chỗ trống là:
Giáo viên chỉ đánh giá khả năng nhớ của HS
Việc trả lời của HS khuyến khích thói quen học vẹt của HS
Có lợi cho HS mạnh về vấn đáp
Học sinh tốn thời gian hơn trắc nghiệm khác
Việc trả lời của HS tóm tắt dẫn đến đoán mò
1.3 Các đặc trƣng xác định một bài trắc nghiệm tốt
Tính giá trị: Đo lường và đánh giá được đúng kiểu cần đo
Tính tin cậy: Kết quả lặp lại trong cùng điều kiện
Tính khả thi: Thực thi được trong điều kiện đã cho
Tính định lượng: Kết quả biểu diễn được bằng các số đo
Tính lí giải: Kết quả như thế nào phải giải thích được
Trang 1111
thông số của bài trắc nghiệm phụ thuộc vào mẫu thử (thử nghiệm) và kết quả thu được không phụ thuộc vào đề thi trắc nghiệm (sử dụng bất kỳ đề thi nào cũng cho cùng một giá trị)
1.4 Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập trắc nghiệm
Khi thiết kế, xây dựng bài tập trắc nghiệm cần chú ý đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.4.1 Nguyên tắc khách quan:
Là những nguyên tắc được thực hiện trong khi kiểm tra, đánh giá để bảo đảm cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác với mục tiêu và nội dung cần đánh giá, bao gồm:
Việc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của một loại đánh giá
Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập nhằm đánh giá học sinh
Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả làm bài hay thực hiện các hoạt động của các em ví dụ như tình trạng sức khỏe, tâm lý lúc làm bài, ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra, độ dài của bài kiểm tra hay tính quen thuộc của các bài tập
mà các em thường xuyên được thực hiện
1.4.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Nguyên tắc này đòi hỏi:
Nội dung kiểm tra hay đánh giá cần bao quát được toàn bộ các nội dung trọng tâm của phần học, chương trình hay bài học mà ta muốn đánh giá
Công cụ đánh giá cần đa dạng
Trang 1212
Mục tiêu đánh giá cần bao quát các lĩnh vực đánh giá kết quả học tập; kiến thức, kỹ năng, quy trình; bao gồm các mức độ đánh giá từ nhận biết, hiểu đến vận dụng
Các bài tập đánh giá không nên chỉ dừng ở kiểm tra khả năng nhớ lại các kiến thức đã học mà cả khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá
1.4.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi:
Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá
Chuẩn đánh giá phải phù hợp với mục tiêu và chương trình dạy học trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với mọi đối tượng học sinh
Chuẩn đánh giá phải phù hợp với điều kiện dạy học bình thường của các nhà trường
Kĩ thuật đánh giá phải được lựa chọn dựa trên mục đích đánh giá Đánh giá phải nâng cao những phán đoán về giá trị của người học về việc học
Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy
Độ khó của bài tập phải ngày càng cao theo sự phát triển của từng lớp
1.4.5 Nguyên tắc đảm bảo tính công khai
Học sinh cần được biết các tiêu chuẩn và yêu cầu đánh giá của nhiệm vụ kiểm tra mà các em thực hiện Điều đó cũng giúp cho hoạt động kiểm tra – Đánh giá trong nhà trường dễ được thực hiện khách quan và công bằng hơn
1.4.6 Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục trong kiểm tra đánh giá
Đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập của học sinh Nhờ đó học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của mình, thấy những gì cần cố gắng hơn trong môn học
1.4.7 Nguyên tắc phát triển trong đánh giá giáo dục
Tức là việc phát triển các năng lực của HS một cách bền vững
Bài kiểm tra tạo điều kiện cho HS khai thác, vận dụng kiến thức, kỹ năng của cả quá trình học tập
Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS
Trang 1313
Đánh giá duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của HS, góp phần phát triển động
cơ học tập của HS
1.5 Các bước thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ
Bài trắc nghiệm xây dựng dựa vào chương trình của bộ GD&ĐT đã ban hành, mục tiêu đã đề ra
Câu hỏi trắc nghiệm xây dựng công phu theo các nguyên tắc chính của việc soạn thảo trắc nghiệm
1.5.1 Bước 1: Chuẩn bị
Nghiên cứu chương trình giảng dạy do bộ GD&ĐT soạn thảo cho bậc tiểu học Nghiên cứu cấu trúc, nội dung của chương trình, thời gian phân bố cho phần khác nhau của chương trình
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến toán lớp 4
Nghiên cứu về tài liệu trắc nghiệm
Tham khảo kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá, kiểm tra thi cử một số giáo viên Tiểu học
Phác thảo mục tiêu, nội dung của bài trắc nghiệm
1.5.2.Bước 2: Thiết kế câu hỏi
* Lựa chọn dạng câu hỏi:
Chúng tôi chọn dạng câu hỏi nhiều phương án lựa chọn là chính, vì dạng này dùng phổ biến nhất và rất thích hợp cho xây dựng câu hỏi môn toán lớp 4
Các câu trắc nghiệm bao gồm 2 phần chính: Một câu dẫn cùng 4 hoặc 5 câu chọn để trả lời (chỉ có 1 câu đúng còn lại là câu nhiễu)
* Các nguyên tắc chính để lập câu dẫn:
Câu dẫn là câu nêu vấn đề cần ngắn gọn
Câu dẫn phải mạch lạc, không dùng nhiều từ phủ định trong câu dẫn, vì
dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa khẳng định và phủ định
* Các nguyên tắc chính để lập câu chọn:
Câu “đúng” phải chính xác, không được gần gũi hoặc suy ra là đúng
Câu nhiễu phải có lí Câu nhiễu có dạng giống câu đúng
Trang 1414
Trong các nguyên tắc nêu trên thì việc tạo ra câu nhiễu có lý là khó và quan trọng nhất Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra mà ta xây dựng các câu nhiễu
có lý
* Định lượng số câu hỏi:
Chúng tôi soạn thảo số câu hỏi cho từng chủ đề là 50 câu Tuy nhiên số lượng câu hỏi cho bài kiểm tra còn tùy thuộc vào thời gian làm bài của học sinh, đảm bảo cho các em hầu hết đều hoàn thành bài làm Từ mục đích, tầm quan trọng từng nội dung trong chương, các mục tiêu cần kiểm tra, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng phân bố câu hỏi trắc nghiệm, trong đó các chủ đề được liệt
kê ở hàng ngang, các mục tiêu được liệt kê ở hàng dọc
Bảng phân bố câu hỏi trắc nghiệm khách quan toán lớp 4 học ở học kỳ I: Các chủ đề Số câu Các mức độ nhận thức
* Chủ đề 1 : Gồm các nội dung sau:
Ôn tập các số đến 10 000 - Biểu thức có chứa 1 chữ
Các số có 6 chữ số - Hàng và lớp - So sánh các số có nhiều chữ số Triệu và lớp triệu -Dãy số tự nhiên - Viết số tự nhiên trong hệ thập phân -
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên - Yến; tạ; tấn
* Chủ đề 2: Gồm các nội dung sau
Bảng đơn vị đo khối lượng - Giây, thế kỷ - Tìm số trung bình cộng - Biểu đồ
Phép cộng - Phép trừ - Biểu thức có chứa hai chữ, 3 chữ
Trang 1515
Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
Góc nhọn, góc bẹt, góc tù - Hai đường thẳng vuông góc
* Chủ đề 3: Gồm các nội dung sau
Vẽ: hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, hình chữ nhật, hình vuông
Nhân với số có 1 chữ số - Hai đường thẳng song song
Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân
Nhân (chia) với (cho) 10; 100; 1000
Một số nhân với một tổng ( hiệu) - Một tổng chia cho 1 số
Nhân với số có 2;3 chữ số - Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
* Chủ đề 4: Gồm các nội dung sau
Một tích chia cho 1 số - Một số chia cho một tích
Chia cho số có 1; 2; 3 chữ số
Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0 -Thương có chữ số 0
Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
Giới thiệu hình bình hành- Ki lô mét vuông
1.6 Ƣu- nhƣợc điểm của trắc nghiệm khách quan:
Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan
-Dễ chấm điểm
-Tốn ít thời gian chấm
-Tính hiệu quả cao
-Chấm điểm khách quan
-HS được củng cố kiến thức đối với
câu trả lời đúng và có sự hiểu biết với
câu trả lời sai
-Thu thập được nhiều thông tin trong
một thời gian ngắn
-Tạo điều kiện kiểm tra thường xuyên
-Có lợi cho học sinh có kinh nghiệm thi -Khó chuẩn bị
-Nhấn mạnh khả năng thừa nhận kiến thức hơn khả năng hiểu biết của HS
-Không có cơ hội đánh giá khả năng diễn đạt của HS
-Có thể thúc đẩy thói quen học tập hình thức do nhấn mạnh các chi tiết
Trang 1616
và kiểm tra trước khi dạy
-Có thể tiến hành phân tích câu hỏi
1.7 Những năng lực đánh giá đƣợc
a, Loại trắc nghiệm tự luận:
Học sinh có thể tự diễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của mình nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã có
Có thể đo lường khả năng suy luận như: Sắp xếp ý tưởng, suy diễn, tổng quát hóa, so sánh phân biệt, phân tích tổng hợp một cách hữu hiệu
b, Loại trắc nghiệm khách quan:
Học sinh chọn câu đúng nhất trong số các phương án trả lời có sẵn hoặc viết thêm một vài từ hoặc một câu để trả lời
Có thể đánh giá những khả năng suy luận như: Sắp đạt ý tưởng, suy diễn,
so sánh và phân biệt nhưng không hữu hiệu bằng trác nghiệm tự luận
Có thể kiểm tra – đánh giá kiến thức của học sinh ở mức năng lực trí tuệ biết, hiểu một cách hữu hiệu
1.8 Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm:(với một khoảng thời gian xác định)
a, Loại trắc nghiệm tự luận: Có thể kiểm tra – đánh giá được một phạm vi
kiến thức nhỏ nhưng rất sâu, với số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít
b, Loại trắc nghiệm khách quan: Vì có thể trả lời nhanh nên số lượng câu
hỏi lớn, do đó bao quát phạm vi kiến thức rộng lớn hơn
1.9 Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan loại câu hỏi nhiều lựa chọn
1.9.1 Phân tích câu hỏi
Trang 1717
b) Phương pháp : Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài kiểm
tra TNKQ thành quả học tập, chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung của toàn bài kiểm tra, với mong muốn có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng câu hỏi
Việc phân tích thống kê nhằm xác định chỉ số: Độ khó, độ phân biệt của câu hỏi Để xác định thống kê độ khó, độ phân biệt người ta tiến hành như sau: Chia mẫu học sinh thành 3 nhóm làm bài kiểm tra:
+) Nhóm điểm cao (H) từ 25% - 27% số học sinh đạt điểm cao nhất
+) Nhóm điểm thấp (L) từ 25% - 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất +) Nhóm điểm trung bình (M1) từ 46% - 50% số học sinh còn lại
Tất nhiên việc chia nhóm này chỉ là tương đối
Nếu gọi: N là tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra
NH là số học sinh giỏi trả lời đúng câu hỏi cần phân tích
NM là số học sinh trung bình trả lời đúng câu hỏi cần phân tích
NL là số học sinh nhóm kém trả lời đúng câu hỏi cần phân tích Thì:
Độ khó của câu hỏi được tính bằng công thức:
Trang 1818
ax (N HN L m) là hiệu số của (N H- N L) khi nếu một câu hỏi được toàn thể nhóm học sinh giỏi trả lời đúng và không có một học sinh nào trong nhóm kém trả lời đúng
P của phương án đúng càng dương thì câu hỏi đó càng có độ phân biệt cao
P của phương án mồi càng âm thì câu hỏi đó càng hay vì nhử được học sinh kém chọn lựa
0,0 P 0,2 : Độ phân biệt rất thấp
0,21 P 0,4 : Độ phân biệt thấp
0,41 P 0,6 : Độ phân biệt trung bình
0,61 P 0,8 : Độ phân biệt cao
0,81 P 1.0 : Độ phân biệt rất cao
Tiêu chuẩn chọn câu phù hợp: Các câu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây
được xếp vào các câu hỏi hay:
Độ khó: nằm trong khoảng 0,4 K 0,6
Độ phân biệt: P 0,3
Câu hỏi mồi nhử: có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm
1.9.2 Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan
Một bài TNKQ tin cậy để sử dụng kiểm tra – đánh giá khi gồm những câu hỏi tương đối đạt tiêu chuẩn và dựa vào những đặc điểm sau:
* Trung bình cộng số câu đúng
i f X
N
Với X: Số câu hỏi
N: Số học sinh tham gia kiểm tra
i
f : Số học sinh tham gia kiểm tra
Trung bình cộng số câu trả lời đúng phải vào khoảng X/2
* Phương sai, độ lệch chuẩn của TNKQ
Phương sai có công thức:
Trang 19Giá trị nội dung bài TNKQ: Qua một bài TNKQ được coi là giá trị nội
dung khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiêu biểu tổng thể các kiến thức, kỹ năng, mục tiêu dạy học Mức độ giá trị nội dung được ước lượng bằng cách so sánh nội dung của bài TNKQ với nội dung chương trình học Điều này được thể hiện trong quá trình xác định mục tiêu kiểm tra và bảng đặc trưng để phân bố câu hỏi, lựa chọn câu hỏi
* Độ tin cậy:
Độ tin cậy của bài TNKQ là số đo sự khai thác giữa điểm số bài TNKQ và điểm số thực của học sinh Tính chất tin cậy của bài TNKQ cho chúng ta biết mức độ chính xác khi thực hiện phép đo với dụng cụ đo đã dùng Trong thực tế cho thấy có nhiều phương pháp làm tăng độ tin cậy nhưng lại giảm độ giá trị
Vì vậy 0,60 P1,00
Tóm lại một bài TNKQ hay là:
Bài TNKQ đó phải có giá trị tức nó đánh giá được những cái cần đánh giá, định đánh giá
Bài TNKQ phải có độ tin cậy, một bài TNKQ hay nhưng có độ giá trị thấp thì cũng không có ích, một bài TNKQ có độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể
có độ giá trị thấp, như vậy một bài TNKQ có độ tin cậy thấp thì không có độ giá trị cao
Để đánh giá độ tin cậy cần chú ý đến sai số đo lường chuẩn, số học sinh tham gia làm bài kiểm tra và đặc điểm thống kê của bài TNKQ
Trang 2020
1.10 Ảnh hưởng đối với học sinh
Loại TNTL: khuyến khích học sinh độc lập sắp đặt, diễn đạt ý tưởng bằng
chính ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho giáo viên đánh giá ý tưởng đó, song một bài TNTL dễ tạo sự “lừa dối” vì học sinh có thể khéo léo đề cập đến những điểm mà họ không biết hoặc biết mập mờ
Loại TNKQ: học sinh ít quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý
tưởng của mình, song TNKQ khuyến khích học sinh tích lũy kiến thức và
kỹ năng, không “ học tủ “ nhưng đôi khi dễ dàng đoán mò
1.11 Công việc soạn đề kiểm tra
Loại TNTL: Việc chuẩn bị câu hỏi TNTL do số lượng ít nên không khó
lắm nếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực chuyên môn
Loại TNKQ: Việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có
nhiều kinh nghiệm , kiến thức chuyên môn vững chắc đây là công việc rất tốn thời gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng đề thì công việc này
đỡ tốn công sức hơn
1.12 Công việc chấm điểm
Loại TNTL: Đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian và cho điểm
chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải luôn cẩn thận, công bằng, tránh thiên
vị
Loại TNKQ: Công việc chấm điểm nhanh chóng và tin cậy, đặc điểm
chiếm ưu thế khi kiểm tra một số lượng lớn học sinh
1.13 Đánh giá việc sử dụng trắc nghiệm ở Việt nam
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu giáo dục thì phương pháp TNKQ được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX ở một số nước trên thế giới đặc biệt phát triển mạnh ở nước Mỹ và các nước Châu Âu, tuy nhiên sự phát triển này không giống nhau Hiện nay, phương pháp TNKQ đã được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng mức độ sử dụng khác nhau và ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Ở việt nam, trước năm 1975 phương pháp TNKQ đã được sử dụng trong giảng dạy ở một số môn như Vạn vật học, Vật lý học, Tâm
lý học… tuy nhiên mức độ sử dụng còn hạn chế Hiện nay, phương pháp TNKQ
đã được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong giảng dạy ở mọi cấp học, bậc học và nhiều môn học Bộ giáo dục và đào tạo còn có chủ
Trang 21Chương 2 XÂY DỰNG CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
TRONG MÔN TOÁN LỚP 4 2.1 Mục tiêu - Nội dung - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho chủ đề 1
2.1.1 Mục tiêu - Nội dung của chủ đề 1:
(1) Ôn tập các số đến 100000 - Biểu thức có chứa một chữ - các số có sáu chữ số - Hàng và lớp - So sánh các số có nhiều chữ số - Triệu và lớp triệu:
Giúp học sinh ôn tập các số đến 100000;
Cách đọc, viết, so sánh các số đến 100000.Phân tích cấu tạo số.Tính nhẩm
Tính cộng, trừ các số đến 5 chữ số, nhân (chia) các số 5 chữ số với số có 1 chữ số
Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra nhận xét từ bảng thống kê
Luyện tính giá trị của biểu thức; tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán có lời văn
Giúp học sinh bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ, biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể
Giúp học sinh ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề, biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số
Hàng và lớp:
Nhận biết lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm ; lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn
Nhận biết vị trí của từng của từng số theo hàng và theo lớp
Nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng và từng lớp
So sánh các số có nhiều chữ số:
Trang 2222
Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số
Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số
Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có ba chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có sáu chữ số
Triệu và lớp triệu:
Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu
Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu
Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
Biết đọc, viết các số đến lớp triệu
Củng cố thêm về hàng và lớp;cách dùng bảng thống kê số liệu
(2) Dãy số tự nhiên - Viết số tự nhiên trong hệ thập phân - So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên:
Giúp học sinh nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên, tự nêu được một
số đặc điểm của dãy số tự nhiên
Giúp học sinh viết số tự nhiên trong hệ thập phân:
Hệ thống hóa các hiểu biết ban đầu về đặc điểm của hệ thập phân
Sử dụng mười kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân
Giá trị của chữ số phụ thuộc vị trí của chữ số đó trong mỗi số
Giúp học sinh hệ thống hóa một số hiểu ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự của các dãy số tự nhiên
Trang 2323
B Sáu mươi nghìn không trăm linh bốn
C Sáu nghìn không trăm linh bốn
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Tìm x biết: x : 4 = 12132
A 48582 B 48285 C 82452 D 48528
Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Một cửa hàng trong 3 ngày bán được 720kg gạo Hỏi trong 8 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? (Biết rằng số gạo bán được là như nhau)
Câu 6: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Giá trị của biểu thức 987 – m với m = 245 là:
Câu 7: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Chu vi hình vuông cạnh a với a = 7cm là:
Trang 24Câu 9: Viết vào ô trống (theo mẫu):
a Biểu thức Giá trị của biểu thức
A Hai mươi nghìn năm trăm linh sáu
B Hai trăm linh năm nghìn và sáu đơn vị
C Hai trăm linh năm nghìn không trăm linh sáu
D Hai trăm linh sáu nghìn linh sáu
Câu 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Nếu a là số tự nhiên lớn nhất gồm 5 chữ số, b là số tự nhiên bé nhất gồm 6 chữ số thì:
A a < b B a = b C a > b
Câu 12: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Dòng nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé:
A 425716, 369815, 397824, 567953
Trang 25Bảy trăm linh tám nghìn sáu trăm năm mươi ba
Câu 14: Điền vào chỗ chấm
a) Số bé nhất có sáu chữ số là
b) Số lớn nhất có sáu chữ số là
4 Hàng và lớp
Câu 15: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Chữ số 4 trong số 654298 thuộc hàng nào? Lớp nào?
A Hàng nghìn, lớp nghìn C Hàng chục nghìn, lớp nghìn
B Hàng trăm, lớp nghìn D Hàng trăm, lớp đơn vị
Câu 16: Điền vào chỗ chấm:
a) Số gồm hai trăm nghìn, ba trăm, bốn chục và 5 đơn vị là: b) Lớp nghìn của số 765584 có các chữ số là
Câu 17: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Số 847608 được viết dưới dạng tổng là:
A 847608 = 800000 + 40000 + 7000 +600+80
B 847608 = 800000 + 40000 + 7000 +600 + 8
C 847608 = 800000 + 40000 + 7000 +60+ 8
D 847608 = 800000 + 40000 + 6000 +700 + 8
Trang 26Câu 24: Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng:
Số lớn nhất có sáu chữ số và bé hơn 800000 là:
A 999999 B 111111 C 700000 D 799999
Trang 2727
6.Triệu và lớp triệu
Câu 25: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Đọc số 5760342 là:
A Năm triệu bảy trăm sáu mươi nghìn ba trăm bốn mươi hai
B Năm mươi bảy triệu sáu mươi nghìn ba trăm bốn mươi hai
C Năm triệu bảy mươi sáu nghìn ba trăm bốn mươi hai
D Năm triệu bảy trăm sáu trăm linh ba nghìn bốn mươi hai
Câu 26: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Giá trị của chữ số 8 trong số 480 000 000 là:
Trang 28A Dấu > B Dấu < C Dấu =
Câu 32: Đúng ghi Đ, Sai ghi S
a Số 0 là số tự nhiên bé nhất
b Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị
Câu 33: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dãy số tự nhiên
A 1; 2; 3; 4; 5…………
B 0; 1; 2; 3; 4………
C 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
D 0; 2; 4; 6; 8; 10…
Câu 34: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Số tự nhiên liền sau số 1002 là:
8.Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Câu 35: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Bốn mươi bảy triệu ba trăm năm hai nghìn hai trăm mười sáu được viết là:
A 47352216 B 47352126 C 47352612 D.47352326
Câu 36: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Trang 29Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn
Trang 30Câu 42: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Năm số ở dòng nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé:
A 425716, 369815, 397824, 567953
B 876543, 789876, 798987, 897265
C 456874, 456784, 536796, 324978
D 625473, 625470, 615470, 524978
Câu 43: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Dãy số nào sau đây viết theo thứ tự từ bé đến lớn
Trang 31Câu 50: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Con gà cân nặng khoảng:
Đáp án chủ đề 1
Câu 1 - B Câu 2 –D Câu 3 – B Câu 6 – A Câu 7 – C Câu 10 – C
Câu 11 – A Câu 12 – D Câu 15 – A Câu 17 – B Câu 20 – C Câu 21 – A
Câu 22 – D Câu 24 – D Câu 25 – A Câu 26 – A Câu 29 – A Câu 30 – C
Câu 31 – A Câu 33 – B Câu 34 – C Câu 35 – A Câu 36 – B Câu 37 – A
Câu 40 – B Câu 41 – D Câu 42 – D Câu 43 – C Câu 45 – A Câu 46 – B
Trang 32Câu 19: Năm chục nghìn; Năm trăm; Năm trăm; Năm trăm nghìn
2.2.1 Mục tiêu - Nội dung của chủ đề 2:
(1).Bảng đơn vị đo khối lượng – Giây, thế kỉ:
Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị bé) Biết thực hiện các phép tính với các số đo khối lượng (trong phạm vi đã học)
Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau
Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng
Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ
Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm
Trang 3333
(2) Tìm số trung bình cộng – biểu đồ
Giúp học sinh có hiểu ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số
Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số
Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh, biểu đồ cột
Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh, biểu đồ cột
(3) Phép cộng – phép trừ
Biết cách thực hiện phép cộng và phép trừ (không nhớ và có nhớ)
Học sinh có kĩ năng làm tính cộng, tính trừ
(4) Biểu thức có chứa hai chữ - Biểu thức có chứa ba chữ:
Học sinh nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ, ba chữ Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản
(5) Tính chất giao hoán – Tính chất kết hợp của phép cộng – Tìm hai số khi biết tổng và hiệu:
Chính thức nhận biết tính chất giao hoán kết hợp của phép cộng
Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất
Giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
(6) Góc nhọn, góc bẹt, góc tù - Hai đường thẳng vuông góc
Có biểu tượng về: góc nhọn, góc bẹt, góc tù, hai đường thẳng vuông góc Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh
Biết dùng ê ke để: nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc bẹt, góc tù; kiểm tra hai đoạn thẳng có vuông góc với nhau hay không
Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).Vẽ đường cao của hình tam giác
2.2.2 Hệ thống câu hỏi TNKQ, đáp án cho câu hỏi của chủ đề 2:
1.Bảng đơn vị đo khối lƣợng
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
9kg 7g = yến
Trang 34Câu 4: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Mỗi bao gạo nặng 2 tạ Một ô tô chở 5 tấn gạo thì chở được bao nhiêu bao như vậy?
A 50 bao B 500 bao C 25 bao D 30 bao
Câu 5: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Có 5 gói bánh, mỗi gói nặng 200g và 4 gói kẹo mỗi gói nặng 250g Hỏi tất cả có bao nhiêu ki-lô-gam bánh và kẹo?
Câu 9: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Năm 1284 thuộc thế kỉ thứ mấy?
Câu 10: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Đại thắng mùa xuân năm 1975 thuộc thế kỉ nào:
Trang 35Câu 12: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Một đội đắp đường, ngày đầu đắp được 200m, ngày thứ 2 đắp được
150m, ngày thứ 3 đắp được 1
2 quãng đường của ngày thứ nhất và ngày thứ 2 Hỏi trung bình mỗi ngày đội đó đắp được bao nhiêu mét?
A 200m B 175m C 150m D.528m
Câu 13: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Tổng của 3 số là 2008, số trung bình cộng của hai số đầu là 727 Tìm số thứ 3
A 1454 B 1281 C.554 D.545
Câu 14: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Trang trại nhà bác Ba trong năm 2005; 2006; 2007 nuôi được số gà lần lượt là: 450; 620; 766 Cách tính số gà trung bình mỗi năm nhà bác Ba nuôi được là:
Câu 16: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Biểu đồ dưới đây nói về số học sinh của bống khối lớp ở một trường tiểu học:
Trang 3636
a Khối lớp có số học sinh nhiều nhất là:
A Khối lớp 2 B Khối lớp 1
C Khối lớp 4 D Khối lớp 5
Câu 17: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Trong biểu trên ta có:
a Khối lớp 4 có số học sinh………
b Khối lớp 3 có số học sinh ít hơn khối lớp … và có số học sinh nhiều hơn khối….,…
Câu 18: Cho biết năm 1998 thu hoạch ít hơn năm 1999 bao nhiêu kg thóc ?
Biết mỗi chứa 50 kg thóc
Trang 3737
Một phân xưởng lắp xe đạp, sáu tháng đầu lắp được 36900 xe đạp, sáu tháng cuối năm lắp được nhiều hơn sáu tháng đầu năm 6900 xe đạp Hỏi cả năm, phân xưởng lắp được bao nhiêu xe đạp?
A 43800 xe đạp C 80700 xe đạp
B 70700 xe đạp D 50700 xe đạp
Câu 20: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a) 32864 +5374 = 38238 c) 289950 + 4761 = 284711 b) 6728 + 2012 = 13858 d) 532 + 314 = 656
Câu 21: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Tìm x biết: 423 + x = 897
Câu 22: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Tìm hiệu hai số, biết: số bị trừ là 3697 và số trừ là: 1076
Tuần 7
6.Biểu thức có chứa hai chữ
Câu 23: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Tính giá trị của a + b nếu a = 56 và b = 29
Câu 24: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Tính giá trị của m n nếu m = 34 và n = 8
Câu 25: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Một trại nuôi bò sữa lần đầu thu được m lít sữa, lần thứ hai thu được n lít
sữa Hỏi cả hai lần thu được bao nhiêu lít sữa?
Biết m = 897 ; n = 754
A 1551 lít B 1651 lít C 1615 lít D 1515 lít
Trang 3838
Câu 26: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Biểu thức a + (b – c) c là biểu thức có chứa:
Câu 28: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Biểu thức n + (n – p) là biểu thức có chứa:
Câu 30: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Một cửa hàng bán gạo ngày thứ nhất bán được m kg gạo, ngày thứ hai bán được n kg gạo, ngày thứ ba bán được p kg gạo Hỏi cả ba ngày của hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Biết m = 587 ; n = 450 ; p = 500
Biểu thức có chứa
một chữ
Biểu thức có chứa
ba chữ