1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa ở việt nam lương xuân qùy

349 313 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 349
Dung lượng 42,42 MB

Nội dung

Trang 1

GS, TSKH LƯƠNG XUÂN QUỲ (Chủ biên)

2 zØ ` 2

QUAN LY NHA NUOC TRONG NEN KINH TE THI TRUGNG

DINH HUONG XA HOI CHU NGHIA

Ở VIỆT NAM

(Sach tham khdo)

Trang 2

Lời Nhà xuất bản

Đường lối đổi mới được đề ra tại Đại hội lần thứ VI (12-1986)

của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Trong đường lối đồi mới ấy, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan, van dong theo cơ chế thị trường Tới Đại hội giữa

nhiệm kỳ khóa VIH, Đảng ta lại khẳng định chủ trương “Tiếp fực xây

dựng đông bộ thể chế kinh tế mới, kiên trì quá trình chuyển sang cơ chế thị trường di đôi với tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước `”

_ Thực hiện chủ trương mà Đảng đã vạch ra, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách, các văn bản pháp luật dé dan dan hoan thién co ché quan ly nên kinh tế, mà mô hình tổng quát của nên kinh tế Ấy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Nhà nước đã có những chính sách và thể chế hóa băng hàng loạt bộ luật, luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật khác nhằm hướng vào việc đảm bảo quyền tài sản; đảm bảo quyền tự chủ của các chủ thể kinh doanh; đảm bảo cho giá cả chủ yếu do thị trường định đoạt; đảm bảo lấy các tín hiệu thị trường làm căn cử quan trọng để phân bố các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh; đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; đảm bảo khuyến khích các nhà kinh đoanh tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp

Trang 3

chính từ quản lý nhà nước trong nên kinh tế nước ta đang nổi lên

không ít những vấn đề bức xúc cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn điện và đầy đủ như cần xác định một cách có căn cứ khoa học về nội dung, chức năng, nhiệm vụ, các phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong mối quan hệ tồn tại khách quan giữa Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp trong tiến trình phát

triển kinh tế đất nước; làm thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; nhằm tháo gỡ kịp thời, đồng bộ tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển đúng theo những quy luật

vốn có của nó và đáp ứng các mục tiêu đã đề ra

Để góp phần tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn, phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện và tăng cường quản lý có hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong những năm

tới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản cuốn sách “Quản lý

nhà nước trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

Cuốn sách được hình thành từ kết quả nghiên cứu của một đề tài mang mã số KX 01.09 thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2001- 2005, KX 01 Cuốn sách này do một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Kinh tế quốc dân và các cộng tác viên thuộc các cơ quan quản lý và nghiên cứu tiễn hành, dưới sự chủ biên của GS, TSKH Lương Xuân Quy

Nhà xuất bản Lý luận chính trị xin trân trọng giới thiệu, hy

vọng cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích với bạn đọc và

rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện những vấn đề

mà cuốn sách còn đề cập chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc

Trang 4

Mục lục

Lời Nhà xuất bản -5s- 5< sC2ssHEH HE ng

Phân thứ nhất: Những xắn đề lý luận của quản lý nhà

nước về kinh tế so nnnnnnn nen

I Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về vai trò của quản lý

nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Il Quản lý nhà nước về kinh tế trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Phân thứ hai: Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

| Thực trạng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ

năm 1986 đến nay, - Q1 1E 10101 erseg II Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ

năm 1986 đến nay, Q11 1111151111 1111x551 xey Phần thứba: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quản lý

nhà nước về kinh tế trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa thời gian tới ở Việt Nam

| Những quan điểm chung chỉ đạo quá trình tiếp tục đổi

_mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế thời gian tới ở Việt Nam .- -L QLnn HH nen ng

l Những định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới va

hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trong thời gian tới ở Việt Nam - L1 2v n HH HH HH hat

III Những định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn

thiện quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực và khu

kinh tế đặc biệt thời gian tới ở Việt Nam IV Những điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm

vụ đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế

thời gian tới ở Việt Nam Ặ no

Trang 5

PHAN THU NHAT

Những vấn đề lý luận của quan ly nhà nước về kinh tế

I LY THUYET VA KINH NGHIEM QUOC TE VE VAI TRO CUA QUAN LY NHA NUOC VE KINH TE TRONG NEN KINH TE TH] TRUONG

Thế kỷ 20 đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống

kinh tế, nói đúng hơn là giữa hai mô hình kinh tế đối lập nhau:

mô hình kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường Thế nhưng chỉ đến cuối thế kỷ 20 thì câu trả lời cho sự phân tranh thắng bại nói trên mới trở nên rõ ràng: mô hình kế hoạch hóa tập trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng nhanh, tạo ra sit phon vinh và đảm bảo phúc lợi kinh tế cao cho người dân Trong khi đó, mô hình kinh tế thị trường tỏ ra rất thành công trong các nền kinh tế đa dạng, từ những nước có truyền thống thị trường như Tây Âu và Bắc Mỹ, đến những nước đi

sau ở châu Á hay Mỹ Latinh

Trang 6

hội Song trong một số trường hợp, bàn tay vô hình không vận hành tốt Khi đó, sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động chung của nền kinh tế Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều vận hành theo mồ

hình kinh tế hỗn hợp Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, cả Nhà nước và thị trường cùng điều tiết các hoạt động kinh tế Nhà nước đóng vai trò quan trọng chứ không chỉ đơn thuần giống như “một cảnh sát giao thông” giám sát và kiểm tra hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân

Quản lý nhà nước vẻ kinh tế trong một nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam là một vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tính thực

tiễn Trong sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng gần 20 năm qua - kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay - việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực nói chung, trong lĩnh vực kinh tế nói

riêng, mặc dù đã có nhiều điều chỉnh và tiến bộ lớn, nhưng còn

nhiều vấn đề cần được giải quyết

Trước thực tế ấy, việc hệ thống hóa các lý thuyết kinh tế

và kinh nghiệm quốc tế vẻ vai trò của quản lý nhà nước về

kinh tế trong nền kinh tế thị trường có một ý nghĩa đặc biệt

quan trọng và cấp thiết Các nguyên lý chung về quản lý nhà nước về kinh tế và những bài học kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế mang những đặc điểm tương đồng với nước ta là một cơ sở quan trọng để xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

Trang 7

1 Cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước về kinh tế trong

nền kinh tế thị trường

1.1 Các đặc trưng của nền kinh tẾ thị trường

Kinh tế thị trường đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài Ngày nay, kinh tế thị trường không chỉ là hình thức tổ chức

sản xuất phổ biến ở các nước phát triển, mà còn lan đần sang các

nước đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế -

xã hội của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng

Có thể hiểu nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó

các quan hệ thị trường quyết định sự phân bố nguồn lực thông qua hệ thống giá cả Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân

được tự do ra quyết định kinh tế Họ không bị buộc phải làm

điều mà họ cho là không có lợi Họ được tự do tự lựa chọn

việc làm, tham gia cơng đồn và quyết định ông chủ cho mình;

tự do quyết định chỉ bao nhiêu thu nhập cho tiêu dùng hiện tại

và chỉ vào hàng hóa và dịch vụ nào; dành bao nhiêu để tích lũy cho tương lai và phân bổ như thế nào tài sản hiện có vào các

danh mục đầu tư Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn

ngành nghề kinh doanh, lựa chọn quy mô, công nghệ sản xuất

và thuê các yếu tế sản xuất; tự do lựa chọn địa điểm và

phương thức phân phối sản phẩm tạo ra Hầu hết các quyết định đó không xuất phát từ động cơ đóng góp cho phúc lợi chung của toàn xã hội mà xuất phát từ /ợi ích riêng Giá cả đóng vai trò là công cụ phát tín hiệu để liên kết những quyết định phân tán đó và làm cho cả hệ thống ăn khớp với nhau

Trang 8

cao hiệu quả mới có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc

liệt giữa các nhà cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận Cạnh tranh

chính là động lực cho phép các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả nhất Những doanh nghiệp nào yếu kém, thua

lỗ sẽ bị phá sản, các nguồn lực sẽ được chuyển sang các doanh

nghiệp hoạt động tốt hơn Cạnh tranh và phá sản cũng giới hạn những sai lầm trong kinh doanh Các doanh nghiệp sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực từ các vụ phá sản

để kinh doanh tốt hơn Phá sản là sự sàng lọc cần thiết dé dao

thải những doanh nghiệp yếu kém, làm trong sạch và lành mạnh môi trường kinh doanh Nếu chấp nhận cạnh tranh thì

doanh nghiệp thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào cũng sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn so với trong điều kiện các doanh

nghiệp đó có sức mạnh thị trường”)

Bước vào thị trường, các doanh nghiệp (người sản xuất

hàng hoá) với tín hiệu giá cả, họ chỉ ra các quyết định vì lợi ích, lợi nhuận của riêng họ Song giống như một ban tay vé

hình (thuật ngữ nổi tiếng của Adam Smith), hệ thống giá cả

liên kết hành động của các cá nhân ấy và dẫn dắt họ tạo nên

một kết quả năm ngoài dự kiến là đem lại lợi ích cho xã hội tốt hơn so với khi họ chủ định làm như vậy Chính vì thế, hệ

thống thị trường tỏ ra ưu việt hơn hắn hệ thống kế hoạch hóa

tập trung: nó phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả theo nghĩa cho phép tối đa hóa phúc lợi của toàn xã hội

( Sức mạnh thị trường (Marketing Power) được hiểu là nhóm người mua hoặc

Trang 9

Những đặc điểm chính làm cho kinh tế thị trường tỏ ra ưu

việt hơn hệ thông kế hoạch hóa tập trung trong việc phân bồ

các nguôn lực bao gom:

Sự liên kết tự động và linh hoạt

Những người ủng hộ kinh tế thị trường cho rằng so với mô

hình kế hoạch hóa tập trung, hệ thông thị trường dựa trên các

quyết định phi tập trung, nên linh hoạt hơn, điều chỉnh nhanh

hơn và dễ thích ứng hơn trong một môi trường thường xuyên

thay đồi

Khi điều kiện kinh tế thay đổi, giá cả trong nền kinh tế thị

trường có thể thay đổi nhanh chóng và những người ra quyết định phi tập trung có thể phản ứng nhanh nhạy theo tín hiệu giá cả Ngược lại, việc quy định hạn ngạch, phân bổ và phân phối theo kế hoạch của Chính phủ sẽ rất khó điều chỉnh và kết quả là tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thường xuyên xảy ra trước khi

Chính phủ có đủ thời gian để điều chỉnh Một lợi thể to lớn của

thị trường là nó phát tín hiệu một cách tự động khi điều kiện thay

đổi Điều này hoàn toàn trái ngược với hệ thống kế hoạch hóa tập

trung, trong đó Chính phủ phải dự đoán và ra quyết định điều chỉnh Hàng, năm, Chính phủ phải đưa ra quyết định điều chỉnh đối với vô số các biến động trên thị trường và điều đó khiến cho Chính phủ phải mất nhiều công sức dự đoán và lập kế hoạch cho

tất cả những điều chỉnh đó và thường bị sai lệch

Thúc đấy tiến bộ và tăng trưởng

Công nghệ, sở thích và các nguồn lực liên tục thay đổi

Trang 10

mới được phát minh để thích ứng với những thay đổi trong

nhu cầu tiêu dùng và khai thác những cơ hội do công nghệ mới tạo ra

Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân chấp nhận rủi

ro, hy sinh thời gian và tiền bạc nhằm tìm kiếm lợi nhuận

Nhiều khi họ thành công, nhưng cũng có khi họ thất bại Sản

phẩm và quá trình sản xuất mới xuất hiện rồi có thé lai bi

thay thế bởi các sản phẩm và quá trình sản xuất ưu việt hơn Một số trong các sản phẩm mới này có thể trở thành mẫu mốt, trong khi một số sản phâm khác không hề gây ấn tượng

Hệ thong thị trường hoạt động thông qua việc thử nghiệm,

lựa chọn và đào thải để phân loại hàng hóa và phân bổ nguồn

lực vào những thứ được coi là ưu việt nhất: hàng hóa được

sản xuất bởi những người có chỉ phí thấp nhất và được bản cho những người trả giá cao nhất

Điều đó trái ngược với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nơi mà các nhà lập kế hoạch phải dự đoán xem tiến bộ công nghệ hoặc sản phẩm có nhu cầu cao sẽ xuất hiện ở lĩnh vực

nào Tăng trưởng theo kế hoạch có thể mang lại những điều kỳ

diệu do tập trung được nguồn lực để thực hiện đường lỗi đã chọn, nhưng có thể là quá rủi ro khi các nhà lập kế hoạch dự đoán sai và đo đó phân bổ nguồn lực vào các hoạt động không

có lợi cho xã hội

Phi tập trung hóa quyền lực

Trang 11

- tranh chính là động lực phát triển quan trọng nhất trong một nền

kinh tế thị trường Do áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh, các

doanh nghiệp luôn phải tìm cách tự hoàn thiện mình để có thể - sản xuất hàng hóa với chất lượng cao nhất, giá thành thấp nhất và -phục vụ khách hàng tốt nhất thì mới thu được lợi nhuận, duy trì

hoạt động và mở rộng thị phần của mình trên thị trường

-1.2 Cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước về kinh tế

Câu hỏi đặt ra là nếu thị trường tự do cho phép phân bổ

các nguồn lực một cách hiệu quả thì tại sao Nhà nước lại cần can thiệp vào các hoạt động kinh tế Tại sao các nước không thực hiện một chính sách hoàn toàn tu do (laisser-fair) dé mac

tư nhân kinh doanh? Trả lời câu hỏi này, các nhà kinh tế đã

khẳng định mặc dù không thẻ thay thé thị trường, nhưng Nhà

nước có thể hoàn thiện các hoạt động thị trường Quản lý nhà

nước về kinh tế chính là sự tác động của hệ thống quản lý hay chủ thể quản lý (Nhà nước) lên hệ thống bị quản lý hay khách

thể quản lý (nên kinh tế) nhằm hướng sự vận hành của nên kinh tế theo các mục tiêu đặt ra

Ngay trong lý thuyết bàn fay vô hình của mình, Adam

Smith không hề phủ nhận sự tồn tại khách quan của Nhà nước

trong nền kinh tế thị trường Trong tác phẩm Của cải của các dân tộc, ông đã giới hạn vai trò của Nhà nước trong một nền

kinh tế thị trường vào ba chức năng:

- Xây dựng và bảo đảm môi trường hòa bình, không để

xây ra nội chiến, ngoại xâm

Trang 12

vụ cụ thể: /# nhất, bằng hệ thống pháp luật của mình, Nhà

nước phải đảm bảo quyền căn bản của mọi công dân mà trước

hết là quyền tư hữu (sở hữu cá nhân) gắn với những điều kiện có tính nền tảng đó là nhiều quyền thiết yếu khác như: tự do

kinh tế, ngôn luận, tín ngưỡng, chính trị, tự do ký kết hợp đồng, tự do cư trú do đó, Nhà nước phải tạo ra điều kiện,

môi trường mang tính thể chế; /j hai, Nhà nước phải thông qua hệ thống pháp luật, dùng nó để điều chỉnh các quan hệ

kinh tế - xã hội, hạn chế và khắc phục những thủ đoạn cạnh

tranh phi kinh tế, phi đạo đức

- Cung cấp, duy trì và phát triển hàng hóa công cộng Đây

là những điều kiện đặc biệt cần thiết trong hoạt động kinh tế, thiếu nó không thể tổ chức các hoạt động kinh tế

Ngoài ba chức năng cơ bản đó, theo A Smith, tất cả các

vấn đề còn lại đều có thê được giải quyết một cách ổn thoả và

nhịp nhàng bởi bàn fay vô hình

Tuy nhiên, chỉ kể từ khi xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng

quát về việc làm, tiền tệ và lãi suất của ].M Keynes (1936),

quan điểm ủng hộ Nhà nước có vai trò can thiệp vào thị trường mới được chấp nhận một cách rộng rãi Lịch sử cũng đã chứng

minh các nền kinh tế thị trường thành công đều không phát

triển một cách tự phát và không có sự can thiệp, hỗ trợ của

Chính phủ Một lý do là bàn tay vô hình cần được Chính phủ bảo vệ bởi vì thị trường chỉ vận hành tốt nếu như quyền sở hữu

được tôn trọng Một nông dân sẽ không trồng lúa nếu như anh

Trang 13

án do chính phủ cung cấp để thực thi quyền của chúng ta đối với những thứ do chúng ta tạo ra

Một lý do khác cần đến Chính phủ là mặc dù thị trường

thường là một phương thức tôt đê tô chức hoạt động kinh tế, nhưng quy tắc cũng có vài ngoại lệ quan trọng Trong một số

trường hợp, bản thân thị trường không thể mang lại những kết

quả đáng mong muốn cho toàn xã hội Khi điều này xảy ra,

các nhà kinh tế nói rằng thi trường đã thất bại Các lý thuyết

ủng hộ sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thường đều

tìm cách giải thích các nhân tố gay ra that bai thi truong

Thuat ngir that bai dugc dé cập ở trên có thể dễ gây hiểu

nhằm Thất bại thị trường không có nghĩa là không có điều gì tốt đẹp được thực hiện, mà nó chỉ hàm ý rằng những kết quả

tốt nhất lẽ ra có thể đạt được lại không được thực hiện

Thuật ngữ “thất bại thị trường” thường được sử dụng trong

hai tình huống Thứ nhất, thất bại thị trường xuất hiện do /⁄j

trường không thể phân bồ các nguồn lực của xã hội một cách

hiệu quả Thứ hai, thất bại thị trường được thể hiện ở những

hạn chế trong việc fhực hiện các mục tiêu xã hội bên cạnh mục

tiêu hiệu quả kinh tế

Thất bại trong việc phân bỗ các nguồn lực có hiệu quả

Có năm nguyên nhân chính làm cho thị trường vận hành

không hiệu quả, đó là:

(a) Cạnh tranh khơng hồn hảo: Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith về việc phân bổ có hiệu quả các nguồn lực xã

hội dựa trên giả thiết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nghĩa

Trang 14

- Không có người bán và người mua khống chế được giá cả; - Sự tham gia vào hay rút lui khỏi thị trường là tự do, với

chi phí thấp;

- Người mua và người bán có thể tiếp cận đầy đủ thông tin thích hợp cho các quyết định kinh doanh và tiêu dùng của mình

Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường sẽ đạt

được hiệu quả Pareto (các nguồn lực sẵn có được phân bổ tối

ưu, có lợi nhất cho cả xã hội theo nghĩa: không còn cách phân bổ nào khác cho phép tăng thêm lợi ích cho ai đó trong xã hội mà không làm tổn hại đến một người nào khác)

Trên thực tế, quá trình tích tụ và tập trung tư bản có thể dẫn đến độc quyển hoặc các hình thái kiểm soát thị trường ở

những mức độ khác nhau Trong trường hợp độc quyền, doanh

nghiệp có thé tăng giá cao và thu được lợi nhuận siêu ngạch

Họ ít có động cơ cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiễn

tổ chức, quản lý nhằm hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ Trái lại, họ luôn có xu hướng

dành một nguồn lực đáng kể để che chắn, bảo vệ vị thế độc

quyền của mình trên thị trường thông qua việc vận động hành

lang các quan chức chính phủ hoặc tìm cách tiêu diệt các đối

thủ cạnh tranh muốn gia nhập thị trường Để hạn chế độc

quyền và khuyến khích cạnh tranh, hầu hết các nền kinh tế thị trường đều thông qua đạo luật chống độc quyền

(b) Hàng hóa công cộng: Hàng hóa công cộng có hai đặc tính: tính không cạnh tranh trong tiêu dùng” (nonrivalness) và

Trang 15

tính không loại trừ") (nonexcludability) Do vấn đề người sử dụng miễn phí, nên khu vực tư nhân không có động cơ cùng ứng hàng hóa công cộng

Quốc phòng là một ví dụ chứng tỏ vai trò tối quan trọng

của Nhà nước Sử dụng hàng hóa này mọi người không trả tiền cho mỗi đơn vị sử dụng mà mua nó trong tổng thể hoặc trong khuôn khổ chung của cả nền an ninh quốc gia Ở đây bảo vệ cho một cá nhân không có nghĩa là giảm khả năng bảo vệ cho - những người khác bởi vì mọi người sử dụng các dịch vụ quốc phòng một cách đồng thời Loại hàng hóa công cộng kiểu quốc phòng của toàn dân như vậy không một doanh nghiệp tư nhân

nào có thể bán cho các công dân riêng lẻ và coi đó là nghề

kinh doanh thu lãi Đó là nguyên nhân chính giải thích vì sao

quốc phòng phải do Nhà nước điều hành, và chỉ phí cho quốc phòng được lấy từ thuế

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, hàng hóa công cộng được

thể hiện rõ nhất ở hệ thống cơ sở hạ tầng Do tính không thể

phân chia của hàng hóa công cộng mà các tư nhân thấy rang đầu tư vào đây không có lợi, ít nhất trong ngắn hạn Vì thé 6 hầu hết các nước, Nhà nước thường bỏ vốn vào xây dựng và bảo đưỡng cơ sở hạ tầng

(c) Ngoại ứng: Ngoại ứng phát sinh khi hành động của một cá nhân có ánh hưởng đến phúc lợi của người ngoài cuộc,

nhưng lại không phải trả hoặc được nhận bất kỳ khoản bồi

thường nào cho ảnh hưởng này Ngoại ứng có thể là tiêu cực

Trang 16

trưởng kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng

khai thác thái quá các nguồn tài nguyên thiên nhiên Các ngoại ứng tích cực bao gồm các hoạt động tạo ra lợi ích cho những

người đứng ngoài thị trường như hoạt động giáo dục, đào tạo,

các hoạt động nghiên cứu và triển khai Trong các trường hợp

do, loi ich va chi phi đối với cá nhân không trùng với lợi ích và chi phí đối với toàn xã hội Do người mua và người bán bỏ

qua ngoại ứng khi quyết định mua và bán, nên trạng thái cân băng thị trường là không hiệu quả khi có ngoại ứng Điều đó có nghĩa là trạng thái cân bằng đó không cho phép tối đa hóa tổng lợi ích của toàn xã hội Nếu Nhà nước không có biện pháp điều tiết thích hợp, các hoạt động thị trường có ngoại ứng tiêu cực sẽ “bùng phát” quá mức, còn các hoạt động có ngoại ứng tích cực sẽ được cung ứng quá it

(4) Thông tin không cân xứng: Nhiều khi trong cuộc sống,

một số người có được thông tin nhiều hơn những người khác,

và sự khác biệt về thông tin có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn

mà mọi người đưa ra cũng như cách thức tương tác giữa họ với những người xung quanh Sự khác biệt trong việc tiếp cận kiến thức phù hợp được gọi là sự không cân xứng về thong tin Nghiên cứu về thông tin không cân xứng cho thấy thêm một lý

do nữa đòi hỏi Chính phủ có thể cần phải tham gia vào các

hoạt động kinh tế Khi một số người biết được nhiều thông tin hơn những người khác, thị trường sẽ thất bại trong việc phân bố nguồn lực tới những nơi sử dụng có hiệu quả nhất Những người có xe dùng rồi với chất lượng tốt sẽ khó bán chúng bởi

Trang 17

các công ty bảo hiểm xếp họ vào cùng nhóm với những người

có nhiều vấn đề về sức khỏe (nhưng đã được che giấu)

Nà Chu kỳ kinh doanh: Luận điểm trung tâm của học thuyết Keynes là các nền kinh tế thị trường không thể tự điều

chỉnh một cách trôi chảy; tức là chúng không thể đảm bảo mức thất nghiệp thấp và sản lượng cao một cách thường xuyên

Trái lại, Keynes cho rằng các nền kinh tế có những biến động lớn là do làn sóng lạc quan hay bi quan thái quá của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến tổng dau tu Su bi quan trong cong

déng doanh nghiệp làm giảm mạnh đầu tư, điều này đến lượt nó có thê đây nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái với mức

sản lượng thấp và thất nghiệp cao

Một khi kinh tế suy giảm sâu sắc như cuộc Đại Khủng hoảng, Keynes lập luận, nó không thể bị thủ tiêu nhanh chóng

chỉ bởi các lực lượng thị trường Điều này một phần vì các

giá cả quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là mức lương

trung bình không linh hoạt và không thay đổi đủ nhanh khi những cú sốc bất lợi tấn công nền kinh tế Keynes dé cao vai

trò quan trọng của các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự

thay đổi trong chỉ tiêu chính phủ và thuế khóa (chính sách tài

Trang 18

Các mục tiêu xã hội khác

Ưu điểm nổi bật của hệ thống thị trường tự do là cho phép

phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả Thị trường có thể

làm tốt điều đó vì thông tin cần thiết để thị trường vận hành

trôi chảy được tiếp nhận từ những cá nhân luôn tìm cách tối đa

hóa lợi ích của bản thân Tuy nhiên, thị trường không thê hoạt

động trôi chảy khi thực hiện các mục tiêu xã hội bao quát hơn Một số mục tiêu phần nào mang tính kinh tế, chăng hạn như

phân phối thu nhập một cách công bằng Một số mục tiêu khác hoàn toàn phi kinh tế, đặc biệt là các giá trị mà mọi người cần

chia sẻ, chang hạn như lòng yêu nước hoặc niềm tin vào tự đo

Trong mỗi trường hợp nêu trên, thị trường không phải là cách có hiệu quả vì mục tiêu được đưa ra không phải là những thứ có thể trao đổi giữa các cá nhân

Ở những nước đang phát triển, các luận cứ ủng hộ sự can thiệp rộng khắp của Nhà nước còn nhắn mạnh vào các cấu trúc

kinh tế đặc thù của các xã hội lạc hậu, nơi thị trường chưa phát

triển và thiếu vắng các nhà quản lý giỏi Trong bối cảnh đó, các nước này không thể bắt đầu quá trình phát triển bền vững

nếu không có sự can thiệp và điều phối của Nhà nước

Trên cơ sở nhận thức những thất bại của thị trường nêu ra ở trên, Nhà nước thường được khuyến nghị nên thực hiện các chức năng chủ yếu sau đây:

(a) Xác lập những điều kiện cần thiết về thể chế và pháp lý

cho việc sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả

Trang 19

(b) Hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, thu nhập và tỷ giá hối đoái

(c) Cung cấp cơ sở hạ tầng vật chất, bao gồm đường bộ,

đường sắt và cung ứng các dịch vụ công cộng như giáo dục và y tế

(d) Kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh tế

(e) Nhà nước tham gia trực tiếp vào sản xuất hàng hóa và

dịch vụ

Trong các cuộc tranh luận về W thuyết, có sự bất đồng về vai trò của Nhà nước trong cả năm lĩnh vực trên, trong đó lớn

hơn cả là các dạng can thiệp thay thế thị trường - (c), (d) va

(e) Sự bất đồng liên quan đến hai loại can thiệp đầu tiên

thường chỉ về mức độ và cách thức mà thôi

Phần sau chúng ta sẽ đề cập đến cuộc tranh luận về vai trò

của Nhà nước trong nền kinh tế Kết luận một phần sẽ được rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm và một 'phần gắn với các lý thuyết chung mà chủ yếu là lý thuyết tân cỗ điển

1.3 Phê phán của lý thuyết tân cô điển về vai trò của quản lý

nhà nước về kinh tẾ

Trên thực tế, quan điểm nhìn nhận Nhà nước như một hệ thống có vai trò đặc biệt trong việc “sửa chữa” những thất bại

của thị trường đã trị vì cả trong lý thuyết kinh tế lẫn trong thực

tế điều hành chính sách ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới

từ khi học thuyết Keynes ra đời năm 1936 cho đến đầu những

năm 1970 Nhưng nó đã dần mắt đi tính hấp dẫn do thực tiễn ở

Trang 20

Nhà nước về kinh tế ngày càng mang tính phổ biến và trở thành một vấn đề nghiêm trọng

Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm ở các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới đã đóng vai trò trung tâm trong việc chỉ trích sự can thiệp quá mức của Nhà nước Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển cũng đưa ra các luận

cứ phản đối sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động

kinh tế

Trong việc cung ứng cơ sở hạ tầng vật chất, xây dựng và vận hành hệ thống viễn thông, cũng như cung cấp các dịch vụ

công cộng như điện và nước, Ngân hàng Thế giới cùng nhiều

tổ chức nghiên cứu khác khẳng định rằng các doanh nghiệp

nhà nước thường hoạt động không hiệu quả Phần lớn Nhà

nước ở các nước đang phát triển không có nguồn tài chính cần thiết hoặc đủ năng lực kỹ thuật và quản lý để thực hiện tốt nhiệm vụ này Họ khuyến nghị là Nhà nước cần khai thông tiềm năng của khu vực tư nhân, không phải là một nguồn thay thế mà là một nguồn bổ sung cho Nhà nước trong việc cung

ứng kết cấu hạ tầng

Sự kiểm soát của Chính phủ bằng cách can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn, chính sách ưu đãi về đầu tư, thường tỏ ra rất tốn kém và Không hiệu quả, thậm chí trong nhiều trường hợp còn phản tác dụng Ảnh hưởng dài hạn phổ biến là tạo ra những tác động

phụ không mong muốn Khi một biện pháp kiểm soát đưa lại

Trang 21

ngành sản xuất trong nước có thê có ý nghĩa trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, kết cục trong nhiều trường hợp là các ảnh

hưởng phụ không mong muốn dưới hình thái các ngành công _ nghiệp không có khả năng cạnh tranh: chế tạo ra các sản phẩm

với chi phí cao hơn giá cả trên thị trường thé giới

Cuối cùng, liên quan đến sự can thiệp trực tiếp của Nhà

nước trong lĩnh vực sản xuất, sự phê phán đặc biệt nhắn mạnh

đến việc công suất sử dụng thấp và có quá nhiều lao động trong các doanh nghiệp nhà nước Kết quả là hiệu quả so với chỉ phí rất thấp, đa số các doanh nghiệp nhà nước có mức lợi

nhuận thấp hoặc thậm chí bị thua lỗ ngay cả khi đã được bảo

hộ khỏi cạnh tranh quốc tẾ và trong nước, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp này còn được hưởng thế độc quyền ở thị trường trong nước Các doanh nghiệp nhà nước ở các nước đang phát triển thường tạo ra một gánh nặng đáng kế về tài

chính đối với ngân sách chính phủ Điều này là một thực tế khó được chấp nhận

Theo lý thuyết tân cổ điển, những kết quả quan sát ở trên

là những bằng chứng sinh động về ảnh hưởng bất lợi khi Nha

nước can thiệp sâu vào khu vực tư nhân và làm thay các lực

lượng thị trường

Thực ra quan điểm của các nhà kinh tế học tân cổ điển

không phải là mới Chúng ta đã thấy quan điểm này trong lý

thuyết về bàn tay vô hình của A Smith Các nhà tân cô điển đã

Trang 22

và nó được chấp nhận rộng rãi trong các nhà hoạch định chính

sách ở các nước OECD, ở Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ

Quốc tế Sự thay đổi chính quyền diễn ra gần như đồng thời ở

Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Tây Đức (R Reagan, M

Thatcher và H Kohl) đã tạo thuận lợi cho bước ngoặt chính trị này Ở cả ba nước này, chính sách đã được điều chỉnh theo

hướng ủng hộ mô hình Nhà nước tối thiểu có gốc rễ là lý

thuyết tân cô điện Sự thay đổi rộng rãi như vậy đã khiến nhiều người mô tả nó như một cuộc cách mạng mới trong lý thuyết

và chính sách phát triển

Từ kinh tế học tân cổ điển, có thể tóm tắt năm nguyên

nhân chính gây ra (hát bại của Chính phú bao gồm:

- Nhà nước gắn với quyền lực, từ việc hình thành luật

pháp đến việc thực thi pháp luật với một bộ máy hành pháp và

tư pháp đồ sộ, do vậy khuynh hướng phổ biến là quan liêu,

sách nhiễu bằng các thủ tục hành chính phức tạp, rối rắm

- Các nhà chính trị và các tác nhân khác nhạy bén và tư lợi liên kết để kiểm soát việc phân bổ nguồn lực theo lợi ích của họ;

- Hành vi tham nhũng trong giới chính trị gia và các quan chức chính phủ;

- Không có hoặc thiếu các nhân viên có đủ năng lực với

sự hiểu biết cần thiết về kinh tế và các hoạt động kinh doanh; - Thiếu kiến thức về khu vực tư nhân và cách thức hoạt động của khu vực này

Trang 23

tân cổ điển đề nghị nên tối thiếu hóa vai trò kinh tế của Nhà

nước: Nhà nước cần can thiệp càng ít càng tốt Nhà nước nên

để cho cơ chế giá cả trong các thị trường cạnh tranh xác định

sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu Vấn dé quan trong hang

đầu là định giá đúng Thị trường sẽ đóng vai trò chỉ dẫn động

thái, sự tăng trưởng và chuyền dịch cơ cầu của các nền kinh tế

chậm phát triển So với kinh tế học phát triển theo dòng

Keynes của các thập kỷ trước, các nhà kinh tế tân cô điển

chuyên toàn bộ trọng tâm từ “đưa ra chính sách đúng” sang

_“định giá đúng”

Chiến lược tân cô điển vào những năm 1980 đưa ra những

đề xuất cụ thể sau:

- Dỡ bỏ tất cả những can thiệp mang tính bóp méo trong

việc định giá để đạt được tăng trưởng và phát triển tối đa;

- Chuyến từ chiến lược phát triển kinh tế hướng nội trên

cơ sở thay thế nhập khâu sang phát triển hướng ngoại theo hướng thúc đây xuất khẩu;

- Thu hẹp quy mô khu vực chính phủ thông qua tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và từ bỏ càng nhiều càng tốt các hoạt động kinh tế và chuyển giao cho các doanh nghiệp tư nhân

Trong những năm 1980, các nhà kinh tế tân cổ điển đã có

ảnh hưởng đáng kê đến cuộc tranh luận quốc tế về phát triển

và các đề nghị của họ nhìn chung được Quỹ Tiền tệ Quốc tế và

Ngân hàng Thế giới, cùng với nhiều tổ chức viện trợ song

phương chấp nhận Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc

Trang 24

các khoản vay đối với các nước thuộc thế giới thứ ba Theo

cách này, các tổ chức tài chính quốc tế này đã tham gia tích

cực vào việc gây sức ép một số Chính phủ thực hiện các chính

sách tân cô dién

Tuy nhiên, đến cuối những năm 1980, cuộc cách mạng tân

cổ điển dần dần buộc phải xem lại cả trong các cuộc tranh luận

lý thuyết và trong việc quản lý sự hợp tác phát triển quốc tế Cuộc cách mạng này ngày càng được coi là đã đi quá xa trong việc phê phán mô hình phát triển có sự quản lý của Nhà nước

vốn thống trị trước đây Trái lại, một cách tiếp cận cân bằng

hơn nỗi lên giữa mô hình thị trường và mô hình có sự quản lý

của Nhà nước - một sự thoả hiệp để xác lập một diễn đàn cho

các cuộc tranh luận quốc tế và các nỗ lực phát trién từ những năm 1990

1.4 Các cách tiếp cận mới vỀ vai frò của.quản lý nhà nước trong nên kinh tẾ thị trường

Những ý kiến gần đây về Nhà nước đã chỉ ra rằng sự phân

đôi kiểu tân cỗ điển - Nhà nước hay thị trường, công cộng hay tư nhân - thất bại ở hai khía cạnh Thứ nhất, giữa Nhà nước và

thị trường, công cộng và tư nhân không có một ranh giới rõ ràng Ở hầu hết các nước, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân “thuần tuý” là các loại hình liên doanh chồng chéo, ví dụ như các công ty cổ phần; các doanh nghiệp nhà nước có ban quản lý được thuê từ khu vực tư nhân; các hãng tư nhân hoạt động với các đặc quyền của Nhà nước; các

hợp tác xã; Thứ hai, các thị trường đòi hỏi một khuôn khổ

Trang 25

Các quyền và trách nhiệm pháp lý cũng quan trọng như hệ

thống trao đổi hàng hóa của thị trường Về điểm này có thể nói thêm rằng cả Nhà nước và thị trường ở các nước đang phát triển đều không hoạt động đúng như các giả định và giả thuyết của các lý thuyết

Như vậy, vấn đề đặt ra không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn giữa Nhà nước hay thị trường Nói một cách cụ thê, mối quan tâm hàng đầu là xác định sự phân công hợp lý giữa Nhà nước và thị trường nhằm khai thác triệt để những lợi thế, đồng thời

tránh được hoặc giảm thiếu những thất bại của cả Nhà nước

lẫn thị trường

Hầu như người ta không còn nghi ngờ về khả năng là phần

lớn các nước đang phát triển có thé cai thiện được thành tựu

kinh tế bằng cách thực hiện cải cách theo định hướng thị trường Tuy nhiên, điều này không nhất thiết dẫn đến hạ thấp

vai trò của Nhà nước Nói chung, các cải cách theo định

hướng thị trường trong thực tế không làm giảm nhu cẩu về chính sách và các thể chế công cộng

Quan điểm của nhiều nhà kinh tế hiện đại là quy mô tuyệt

đối của khu vực nhà nước và mức độ can thiệp của Nhà nước

không quan trọng bằng cách thức hoạt động của Nhà nước và

các loại quan hệ mà Nhà nước thiết lập với khu vực tư nhân

Trang 26

Để đánh giá các hoạt động can thiệp của Nhà nước theo

quan điểm này, sự khác biệt giữa những cân nhắc kinh tế thuần

tuy và những cân nhắc liên quan đến chính trị cần phải được

làm rõ Nói cách khác, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có tính khả thi về mặt kinh tế và chính trị hay không Những nghiên cứu

gần đây nhắn mạnh rằng sự can thiệp của Nhà nước cần phải

điều chỉnh liên tục phù hợp với môi trường thường xuyên thay

đổi, để khai thác tối đa những cơ hội và giảm thiểu rủi ro từ hội nhập kinh tế quốc tế

Theo quan điểm về tính khả thi kinh tế, nhiệm vụ quan

trọng là thiết lập một mối quan hệ hoạt động giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân Theo quan điểm chính thống hiện

đại, như được đề xuất bởi các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế

giới, Nhà nước nên ít tham gia vào những lĩnh vực mà thị trường vận hành tốt; và nên tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực không thể dựa vào thị trường Khi các hành động can thiệp là cân thiết, chúng nên đi cùng hoặc thông qua các lực lượng thị trường chứ không phải chống lại thị trường

Theo quan điểm về tính khả thi chính trị, điều quan trọng

là phải xem liệu có khả năng huy động được sự hỗ trợ đủ lớn

cho những cải cách chính sách đã được đề xuất hay không Sau đây chúng ta sẽ đi sâu xem xét sự phân công lao động giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân chỉ trên quan điểm kinh tế Điều này cho phép chúng ta đưa ra một số

phương án mà các nhà hoạch định chính sách ở các nước

Trang 27

luận về chính sách phát triển từ những năm 1990 bao gồm:

cung ứng các dịch vụ công cộng, phân cấp và thúc đây sự

phát triển của khu vực tư nhân

Liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ công cộng, các nghiên cứu gần đây đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản do các

nhà kinh tế tân cổ điển để xuất, nhưng có một số điều chỉnh

phù hợp với hoàn cảnh mới Thực tế cho thấy năng lực quản lý

và tiềm lực tài chính của Chính phủ ở các nước đang phát triển

rất hạn chế, không cho phép đồng thời thực hiện quá nhiều

hoạt động Một câu hỏi đặt ra là liệu có nên giao trách nhiệm

cho khu vực tư nhân cung cấp một số dịch vụ công cộng hay

không Điều này đòi hỏi sự thay đổi về phân công trách nhiệm

và lao động giữa hai khu vực

Hình I Chính phú và khu vực tư nhân với vai trò là người mua và người sản xuất các dịch vụ công cong”

Khu vực tư nhân với

vai trò là người mua

Điện Hàng hoá tiêu dùng

Nước Giáo dục

Chính phủ với Khu vực tư nhân

vai trò là với vai trò là

nhà sản xuất nhà sản xuất Giáo dục bắt buộc Xây dựng đường sá

Công an, quân đội Giáo dục

Chính phủ với vai trò là người mua

Œ) Martinussen, J., 1997, Society, State and Market - A Guide to Competing

Trang 28

Để giải đáp câu hỏi quan trọng này, chúng ta sẽ xem xét

Chính phủ cũng như khu vực tư nhân đóng vai trò gì trong việc sản xuất và thanh toán cho các dịch vụ công cộng Họ có thé la người mua hoặc người sản xuất các dịch vụ công cộng, hoặc đồng thời cả hai Điều này được minh hoạ bởi ma trận

trong Hình 1 Hai góc phần tư phía trên thể hiện khu vực tư nhân đóng vai trò là người mua và hai góc phần tư phía dưới thể hiện Chính phủ đóng vai trò là người mua Các góc phần tư bên phải thể hiện khu vực tư nhân đóng vai trò là người sản xuất và các góc phần tư bên trái thể hiện Chính phủ đóng vai

trò là người sản xuất Các ví dụ về hàng hóa và dịch vụ thuộc

các góc phần tư khác nhau được thể hiện trên hình vẽ Như

vậy, điện có thể do Chính phủ sản xuất và bán cho khu vực tư

nhân Đường sá có thể do khu vực tư nhân làm, nhưng được Chính phủ thanh tốn Điều này khơng giống nhau giữa các

nước vả trong một nước giữa các thời kỳ Theo ma trận này, việc chuyển từ Chính phủ sang tư nhân cung ứng được thể hiện bằng sự dịch chuyền từ bên trái sang bên phải Điểm quan trọng cần chú ý ở đây là sự dịch chuyển này có thể được thực

hiện theo hai cách khác nhau, hoặc là tới góc phần tư bên phải phía trên hoặc là tới góc phần tư bên phải phía dưới Theo

cách thứ hai, Chính phủ vẫn thực hiện việc cung cấp dịch vụ,

tuy nhiên, với vai trò là người mua thay vì với vai trò là người

sản xuất

Cách thiết lập mối quan hệ hoạt động này với khu vực tư nhân sẽ cho phép Chính phủ bù đắp được bất kỳ những thất

bại thị trường nào bằng cách chỉ trả cho những hàng hóa và

Trang 29

không thé sản xuất và bán trên góc độ thương mại Mối quan

hệ hoạt động này cho phép Chính phủ chi trả cho một số đối tượng xã hội không có được sức mua cần thiết và cung cấp một mạng lưới an sinh cho người nghèo

Cách tiếp cận phức tạp hơn này đối với vấn đề tư nhân hóa cũng là một đóng góp quan trọng của các lý thuyết mới Theo

các lý thuyết này, bản thân tư nhân hóa không thê được coi là

mục đích, mà nó phải được coi là phương tiện để đạt được các mục tiêu khác, bao gồm VIỆC cung cấp cơ sở hạ tầng hoặc dịch

vụ công cộng một cách hiệu quả đối với người dân Rõ ràng là

quá trình tư nhân hóa phụ thuộc vào các nguồn lực và trình độ quản lý của khu vực tư nhân trong việc vận hành các doanh

nghiệp liên quan Tính không hiệu quả của khu vực công cộng không thê đơn thuần thay thế bằng tính không hiệu quả của

khu vực tư nhân Quá trình này cũng phụ thuộc vào việc liệu

khuôn khổ pháp lý cần thiết và các điều kiện khác, bao gồm _ một môi trường cạnh tranh và năng lực quản lý của khu vực tư

nhân, có tồn tại hay không

Liên quan đến việc phân cấp và thúc đây sự phát triển khu vực tư nhân, trước tiên cần phải chú ý rằng các Chính phủ có

thể lựa chọn giữa hai thái cực chính sách và hàng loạt các cách

kết hợp giữa hai thái cực đó Hai thái cực đó là: (a) các chính sách hoạt động chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường; và

(b) các chính sách kiểm soát và mệnh lệnh hoạt động dưới sự quản lý của Chính phủ nhờ đó hàng hóa và dịch vụ được sản

xuất theo các ưu tiên và quy trình được xác định trước về mặt

Trang 30

Gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn

cầu hóa và của công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin,

nhiều vấn đề lý thuyết mới đã được đặt ra, trong đó có vấn đề

về vai trò của Nhà nước

Trong cuốn “Todn cau hod’, Roland Blum đã đề cập tới “sự bất lực của Nhà nước theo khái niệm quốc gia” và cho rằng “Nhà nước ngày càng bị những nhân tố mới của toàn cầu

hóa cạnh tranh Đó là các hãng toàn cầu, các tổ chức quốc tế

chính phủ hay phi chính phủ cũng như các tổ chức khu vực”

(Roland Blum: Toàn cầu hóa, 2000, tr 33-34)

Đối với nhiều nước đang phát triển, một trong những mối quan tâm lớn nhất cũng là nền độc lập của mỗi quốc gia trong

bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết khu vực, là vai trò của Nhà

nước có chủ quyên trong việc điều hành nền kinh tế - xã hội của nước họ, và vị trí của họ trong mối quan hệ với các nước khác

và với các thể chế quốc tế Một mối quan tâm lớn khác là khi

thực hiện chính sách tự do hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường sẽ như thế nào, liệu Nhà nước có còn thực hiện được những định hướng của mình hay thị

trường sẽ chỉ phối tất cả và chỉ phối luôn cả Nhà nước

Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn cho rằng ngay cả trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa và của công nghệ thông tin, vai trò của Nhà nước vẫn không hề bị coi nhẹ, tuy cách thức điều hành có khác trước Nhà nước vẫn tiếp tục

đóng một vai trò quan trọng trong quản lý đất nước, trong việc hoạch định và thực thi các chính sách và chiến lược phát triển

Trang 31

còn có khả năng kiểm soát và chi phối trực tiếp hầu hết các

nguồn lực như trước nữa Trong công trình nghiên cứu nhan đề “Toàn câu hóa và Nhà nước: Những cơ hội mới cho APEC trong hop tac kinh té”, giáo sư Pitman Potter, Viện trưởng

Viện Nghiên cứu châu A, Dai hoc British Columbia, Canada,

thừa nhận rằng: “Gần đây vai trò của Nhà nước trong việc điều

hành các quan hệ kinh tế ngày càng bị thách thức mạnh mẽ hơn”, nhưng ông vẫn khẳng định Nhà nước tiếp tục đóng vai

trò quan trọng trong toàn cầu hóa, tự đo hóa và hội nhập khu

vực Theo ông, “Nhà nước vẫn là một công cụ hữu hiệu trong

việc điều hòa sự đa đạng của các lợi ích gồm những vấn đề từ

quy chế thị trường và tài chính đến sự an toàn của việc làm,

chất lượng môi trường, mạng lưới an sinh xã hội, và đảm bảo

rằng việc giải quyết những vấn đề trên đây sẽ tăng cường sự thịnh vượng công” Ngay trong APEC, cũng theo GS Potter, “Các nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao của các nước thành viên APEC đã khẳng định tiếp tục duy trì tầm quan trọng của các

thể chế Nhà nước” (Pitman Potter, 2000, pp 1-4)

Như vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa và sự bùng

nỗ của công nghệ thông tin, Nhà nước của các quốc gia có chủ quyền vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng, Nhà nước là người quyết định mức độ tham gia vào toàn cầu hóa và tự đo hóa, là người đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghệ thông tin Tuy nhiên, cái mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự

do hóa và trong sự bùng nỗổ của công nghệ thông tin là ở chỗ

dù Nhà nước vẫn đóng một vai trò to lớn, nhưng Nhà nước

Trang 32

quyền quyết định mọi thứ, nhất là những thứ nằm trong tay người khác như thông tin, vốn, công nghệ, thị trường Để có

được những thứ đó, Nhà nước không thể không tự mình hiện đại hóa, không thể không mở cửa nền kinh tế với thế giới bên

ngoài, tham gia hội nhập quốc tế và khu vực, và mặc dù đóng vai trò quan trọng, Nhà nước cũng không thể không giành một mức độ tự do hóa cao cho các lực lượng thị trường ở ngay bên trong đất nước mình và không thể không tăng cường tính dân chủ, mình bạch để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của các nhóm lợi ích đa dạng trong xã hội Đi ngược lại những xu thế

đó của thời đại thì cả Nhà nước, nền kinh tế quốc gia và xã hội

với tư cách là tổng thể sẽ bị suy yếu, trì trệ, không phát triển được, lúc đó không những không giữ được độc lập dân tộc như

trước, mà ngược lại, còn để bị tốn thương và bị phụ thuộc hơn trước Bài học đó đã được chứng minh là đúng đối với rất

nhiều nước Hầu hết những nước đây mạnh phát triển giáo

dục, công nghệ, cải cách, mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực, mở rộng dân chủ, đều là những nước giành được

nhiều cơ hội và thắng lợi trong tự do hóa và toàn cầu hóa, hạn

chế được những thách thức và tác động tiêu cực của nó Trái

lại, hầu hết các nước không phát triển mạnh giáo dục, không

tiếp thu công nghệ mới, không thực hiện cải cách, mở cửa, hội nhập, hạn chế dân chủ, đều đã bị cô lập, trở nên trì trệ, rơi vào

khủng hoảng kinh tế - xã hội Cùng với phát triển giáo dục, công nghệ, cải cách, mở cửa, hội nhập, mở rộng dân chủ, nền

độc lập của các nước càng được bảo vệ tốt hơn, sự phát triển

Trang 33

nước mạnh hơn, vai trò của Nhà nước cũng được củng cố và

nâng cao, mặc dù Nhà nước phải thay đổi cách thức quản lý

của mình, chuyển dần từ quan liêu, mệnh lệnh, trực tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh tế sang điều tiết có định hướng

dựa trên cơ sở của khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn

thiện hơn

Trong các tài liệu bàn về nguyên nhân mà Hàn Quốc, lãnh

thể Đài Loan và các nước Đông Á khác đã thành công trong

phát triển kinh tế, người ta không còn cho rằng chìa khóa của sự thành công đơn giản là do không có sự điều tiết và can thiệp của Nhà nước Trái lại, người ta còn cho rằng bí mật ở đây

chính là ở bản chất cụ thê của sự điều tiết và sự can thiệp đó 2 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước về kinh tế | trong nền kinh tế thị trường

Có nhiều cách phân chia mô hình phát triển kinh tế thị

trường trên thế giới Dựa vào trình độ phát triển kinh tế, người

ta phân biệt các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và

các nước đang phát triển Theo đặc điểm kinh tế - xã hội,

người ta phân biệt ba mô hình gắn với ba trung tâm phát triển

kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản hiện đại: mô hình kinh

tế thị trường tự do kiểu Mỹ; mô hình kinh tế Nhật Bản với sự

kết hợp giữa thị trường và kế hoạch; mô hình kinh tế thị

trường xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức Mô hình phát triển kinh tế của các nước công nghiệp mới (NICs) khu vực

Đông Á tương tự như mô hình Nhật Bản Tuy nhiên, để rút ra

Trang 34

Đông Á vốn xuất phát từ những nước nghèo và lạc hậu, bằng

con đường quản lý nhà nước theo những đường lối, chủ trương phù hợp thực tiễn cụ thể của mình, đã nhanh chóng trở thành

những nước công nghiệp phát triển, đáng để học tập; đặc biệt

là kinh nghiệm của Trung Quốc, một nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, thoát thân từ quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nay đã chuyển sang co chế thị trường với những thành công kỳ diệu, lại vừa ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà ta cũng đang phấn đấu để có thê được gia nhập trong tương lai gần

2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tẾ ở các nên

kinh tẾ thị trường Đông Á

Từ những năm 1960, các nền kinh tế của các nước thuộc

Đông và Đông Nam Á tăng trưởng nhanh gấp hai lần so với các nước còn lại trong khu vực, khoảng ba lần so với tiểu khu

vực Sahara (châu Phi)”) Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính -

tiền tệ châu Á diễn ra trong hai năm 1997 và 1998 đã làm giảm

đáng kể thu nhập thực tế ở một số nước Đông A, song dai da số

cư dân ở hầu hết các nước trong khu vực này vẫn tiếp tục được

hưởng sự phôn thịnh và phúc lợi xã hội ở mức cao hơn nhiều so

với các nước châu Á đang phát triển theo con đường khác

Œ) Hàn Quốc năm 1960, GDP bình quân đầu người chỉ có 60 USD; đến năm 1970 là 243 USD; năm 1980 là 1589 USD; năm 1988 là 4040 USD và năm 2002 là 16950 USD

Nhật Bản năm 1960, GDP bình quân đầu người là 457 USD; đến năm 1970 là 1947 USD; năm 1980 là 8907 USD; năm 1988 là 23358 USD và năm 2002 là 26940 USD

Nguồn: Ngân hàng thế giới, Tri thức cho sự phát triển, Nxb Chính trị quốc gia,

Trang 35

Có một số nhân tố quan trọng tạo ra thành công ở các nước này Chính phủ ở các nước này đã chủ động tạo lập chính sách

định hướng thị trường, khuyến khích khu vực tư nhân phát triển Họ tìm cách thúc đây và “quản lý” thị trường, chứ không

thay thế và đặc biệt là không chống lại thị trường Một chính

sách then chốt là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mố cho nền

kinh tế và tránh lạm phát vượt mức cho phép Với tư cách là

một phần của chiến lược này, Chính phủ ở các nước này đã

tránh để thâm hụt ngân sách cao, một vấn đề mà nhiều nước

đang phát triển không thể vượt qua

Các nước này đã tìm cách khai thác tối đa mọi nguồn lực

cho tăng trưởng, bao gồm cả việc thúc đây tỷ lệ tiết kiệm cao -

thường trên 25% so với GDP Ở Nhật, trên một phần ba số tiết

kiệm này được huy động thông qua các ngân hàng tiết kiệm

bưu điện do Chính phủ thành lập, đó là một cách tiết kiệm dễ

dang và an toàn, đặc biệt đối với dân cư ở các vùng nông thôn

Ở Xingapo, Chính phủ đã thành lập một quỹ tiết kiệm thu hút

tới 40% thu nhập của công nhân

Nhiều quốc gia Đông Á đã bắt đầu quá trình tăng trưởng với trình độ dân trí cao Tuy nhiên, họ luôn tìm cách nâng trình

độ dân trí lên cao hơn, đặc biệt là tạo thuận lợi cho phụ nữ

được tiếp cận với giáo dục Các nước này nhận thức được rằng để phát triển thì cần phải dựa trên một nền công nghệ hiện đại

Nhiều nước, vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan, đã gửi

nhiều sinh viên sang các nước phát triển học tập và nghiên

cứu Trở về nước, họ là lực lượng cốt cán để tạo dựng các

Trang 36

Chính phủ ở các nước này cũng đã can thiệp vào việc phân bổ vốn theo hướng có lợi cho tăng trưởng như hạn chế cho vay vào những hoạt động mang tính đầu cơ như kinh doanh bất động sản Điều này góp phần làm tăng nguồn vốn dành cho đầu tư vào các hoạt động thúc đây tăng trưởng như mua sắm máy móc, thiết bị mới, xây dựng nhà xưởng và đầu tư vào con người

Ngoài ra, Chính phủ ở các nước này còn đứng ra thành lập

các ngân hàng phát triển để thúc đầy các dự án đầu tư dài hạn

như công nghiệp đóng tàu, cán thép và hóa chất Người ta tranh luận nhiều về biện pháp can thiệp này vì kết quả rất khác nhau giữa các trường hợp Các nhà máy thép của Đài Loan và Hàn Quốc ra đời dưới sự bảo trợ trực tiếp của Chính phủ và cho đến nay vẫn được xếp vào loại hiệu quả nhất thế giới Nhưng bức tranh hoàn toàn khác đối với ngành hóa chất ở Hàn

Quốc Ngay sau khi ra đời, giá dầu tăng mạnh làm cho ngành

công nghiệp này bị thua lỗ suốt gần hai thập kỷ và hiện tại tuy hoạt động tốt hơn nhưng vẫn còn nhiều thách thức Tuy vậy, những người khởi xướng ra các sáng kiến này lập luận rằng các ngành công nghiệp mũi nhọn này tạo ra ảnh hưởng lan

truyền công nghệ sang các khu vực khác và là một bộ phận

không thể thiếu được của một chiến lược tăng trưởng dài hạn Một nhân tố thành công khác của các nước Đông Á so với các nước đang phát triển ít thành công hơn là sự nhắn mạnh của họ vào xuất khẩu Chiến lược tăng trưởng hướng vào xuất khẩu đối lập với chiến lược tăng trưởng bằng sản xuất thay thế nhập khẩu Các doanh nghiệp được khuyến khích xuất khẩu theo nhiều cách trong đó có việc cho phép tiếp cận với tín

Trang 37

Theo chiến lược tăng trưởng hướng vào xuất khẩu, các

doanh nghiệp sản xuất theo lợi thế so sánh dài hạn Đây không

phải là lợi thế so sánh tĩnh dựa trên nguồn lực và tri thức hiện

tại mà là lợi thê so sánh động dựa trên các kỹ năng và công nghệ tiếp nhận được và sự cải tiến kỹ năng và tăng năng suất

lao động bắt nguồn từ kinh nghiệm sản xuất Với định hướng

xuất khâu, cầu về những hàng hóa được sản xuất bởi một nước

đang phát triển sẽ không bị hạn chế bởi thu nhập thấp của dân cư trong nước Thị thường thế giới chính là đầu ra cho các sản phẩm của họ

Những người ủng hộ chiến lược tăng trưởng hướng vào

xuất khẩu cũng tin tưởng rằng cạnh tranh trên thị trường quốc

tế là một sự kích thích quan trọng đối với hiệu quả và hiện đại

hóa Cách duy nhất để một doanh nghiệp có thể thành công khi

phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế quyết liệt chính là sản xuất cái mà người tiêu dùng cần với chất lượng mà họ mong muốn va chi phí thấp nhất có thể Sự cạnh tranh quyết liệt này buộc các nước đang phát triển với tiền lương thấp chuyên môn hóa

vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh, chăng hạn các sản phẩm sử

dụng nhiều lao động

Cuối cùng, tăng trưởng hướng về xuất khẩu làm cho việc chuyên giao công nghệ tiên tiến được thuận lợi hơn Các nhà sản xuất xuất khẩu sang các nước phát triển không chỉ có mỗi

quan hệ với các nhà san xuất hiệu quả tại các nước đó mà họ cũng học được cách thực hiện các tiêu chuẩn và kỹ thuật tiên

Trang 38

Một khía cạnh đặc thù khác của chiến lược phát triển ở các

nước Đông Á là sự nhắn mạnh vấn đề công bằng Một số khía

cạnh nổi bật của các chính sách này bao gồm việc cung cấp gần như phổ cập giáo dục tiểu học và trung học; và các chương trình phân phối lại đất đai được thực hiện trước quá

trình tăng trưởng ở vài nước, vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản và Đài Loan Ở nhiều nước Đông Á, Chính phủ cũng tìm cách kiềm chế sự bất bình đẳng quá mức về tiền lương và hạn

chế người giàu tiêu dùng quá xa xỉ (hiệu ứng phô trương)

Kinh nghiệm ở các nước này chỉ ra rằng một nước có thể

có tý lệ tiết kiệm cao mà không cần phải thực hiện các chính

sách hà khắc theo kiêu mô hình Xôviết hay chấp nhận sự bất

bình đăng lớn Các giải pháp công băng thực ra đã thúc đây

tăng trưởng kinh tế Cải cách đất đai đã làm tăng sản xuất nông

nghiệp Mức đầu tư cao cho giáo dục đã trực tiếp làm tăng

năng suất lao động và tạo thuận lợi cho việc chuyên giao và áp dụng công nghệ tiên tiến hơn Việc nâng cao dân trí cho phụ nữ cũng có tác dụng làm giảm tỷ lệ tăng dân số

Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất từ sự bình đẳng đối với phát triển có lẽ được thể hiện qua khía cạnh chính trị Sự bất bình

đẳng quá lớn thường gây ra căng thắng về chính trị và sự bất

ổn về chính trị có ảnh hưởng bất lợi đến môi trường kinh tế

Trong một môi trường như vậy, cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ không muốn đầu tư Các nước Đông Á

không chỉ nhắn mạnh ổn định chính trị, mà khi thu nhập tăng,

các nước này có xu hướng đây mạnh quá trình dân chủ hóa Một trong các chính sách mà các nước này không thực

Trang 39

thường được thực hiện ở nhiều nước nhằm thúc đây công

băng Thực ra, ảnh hưởng của chính sách này có rất nhiều vấn

đề Thực tế cho thấy trợ giá thực phẩm thường chủ yếu có lợi

cho những người sống ở thành phố và giá cả thu mua của nông

dân thường bị quy định quá thấp Bởi vì những người sống ở thành phố tính trung bình có thu nhập cao hơn nhiều so với dân cư ở vùng nông thôn, chính sách này phân phối lại thu

nhập từ những người rất nghèo cho những người nghèo Nếu

trợ cấp lương thực chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chỉ tiêu

chính phủ, thì sẽ làm giảm nguồn vốn cho đầu tư hướng tới

tăng trưởng

Câu hỏi chính mà nhiều nước đang phát triển đặt ra hiện

nay là: có thể học được gì từ thành công của các nước Đông Á

và thất bại ở những nơi khác? Chính phủ có thể làm gì hoặc tránh không làm gì để thúc đây tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả?

Hiện nay, người ta có sự nhất trí rộng rãi về các nhân tố chính của một chiến lược phát triển thành công, đó là:

- Sự ổn định kinh tế vĩ mô Giờ đây mọi người đều biết rõ

và thừa nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo môi trường

kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý để khuyến khích tiết kiệm và đầu tư Những kinh nghiệm thành công nhất về phát triển ở Đông Á là nhờ các yếu tố như mức thâm hụt ngân sách thấp, tốc độ tăng trưởng tiền tệ hợp lý, tỷ lệ lạm phát tương đối thấp

và các khoản nợ của khu vực công cộng duy trì ở mức có thể

quan lý được, lãi suất thực dương và ty giá hối đoái được quản

lý để tránh việc đồng nội tệ bị đánh giá cao

Trang 40

đây tăng trưởng không chỉ do làm tăng lượng tư bản mà còn

tạo thuận lợi cho việc chuyển giao các công nghệ có giá trị

- Chính sách dân só Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh là một gánh nặng đối với hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt với các

nước nghèo Tiết kiệm cần phải dành cho việc xây dựng nhà ở cho dân số gia tăng và cung cấp tư bản cho những người mới -

gia nhập lực lượng lao động, và do đó đất nước còn lại rất ít

nguồn lực để đầu tư chiều sâu vào tư bản nhằm tăng năng suất

lao động

- Chú trọng đầu tư phát triển con người, đặc biệt là giáo

duc và đào tạo Giáo dục là đầu tư vào vốn nhân lực Giáo dục

không chỉ giúp nâng cao năng suất đối với người tiếp nhận mà

còn đem lại ngoại ứng tích cực Người có trình độ thường có

nhiều sáng kiến có ích cho người khác Đó là lý lẽ ủng hộ giáo

dục công lập Các nước Dong A thành công đã đầu tư với tỷ lệ cao nhất cho bậc giáo dục cơ sở phổ cập (tiểu học và trung

học) so với đầu tư cho giáo dục đại học trong giai đoạn đầu

của quá trình phát triển Phát triển con người với quy mô rộng

lớn như vậy đã tạo điều kiện tốt hơn để nhiều người dân được

hưởng thụ thành quả của sự nghiệp phát triển, xóa đói, giảm

nghèo mang tính bền vững và ôn định xã hội

- Cung cấp cơ sở hạ tang về thể chế Một số ví dụ về cơ sở hạ tầng loại này là một hệ thống luật pháp hiệu quả, các bộ luật khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và một hệ thống điều

tiết hỗ trợ cho một hệ thống tài chính an toàn, vững mạnh

Ngày đăng: 01/04/2016, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w