1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và kĩ thuật nhân nuôi dúi mốc (rhizomys pruinous) tại xã mường và sốp cộp sơn la

35 824 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 409,85 KB

Nội dung

Nguyên nhân là do các hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi Mốc và tài liệu về kỹ thuận nhân nuôi loài này còn rất hạn chế về việc nhân nuôi thiếu cơ sở khoa học, dễ thất bại

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc sống của con người từ thời tiền sử đến nay đều gắn liền với việc sử dụng các loài động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng Động vật hoang dã cung cấp cho chúng ta dất nhiều giá trị vật chất và giá trị tinh thần như: Cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, Việt Nam là nước rất giàu về tài nguyên sinh vật trong đó có tài nguyên về động vật hoang dã Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụngkhông hợp lý đã làm cho tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên động vật hoang dã nói riêng ở nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng trong khi đó nhu cầu về các sản phẩm động vật hoang dã không ngừng gia tăng Từ đó nảy sinh một yêu cầu cấp bách là phải chủ động nhân nuôi các loài động vật hoang dã nhằm đáp ứng các nhu cầu của

xã hội và góp phần bảo vệ thiên nhiên Dúi Mốc là loài gặm nhấm có trọng lượng trung bình (0.8-3kg), thuộc họ dúi ( Rhizomys pruinosus), bộ gặm nhấm (Rodentia), phân bố ở trung quốc, a xam, miến điện, thái lan, lào, việt nam, mã lai Ở việt nam Dúi mốc phân bố ở khắp các tỉnh có rừng cả ở một số đảo

Dúi Mốc sống trong hang ở các khu rừng hoặc trảng cây bụi, thức ăn chủ yếu là thực vật như rễ tre nứa, chít, cây thân thảo, măng tre, củ sắn, khoai (Cao văn sung và nguyễn minh tâm 1999) nên dễ thích nghi với sinh cảnh bị con người tác động

Dúi Mốc có giá trị kinh tế cao, cho thịt thơm ngon, được người dân vùng rừng núi khai thác sử dụng từ lâu đời Ngày nay thịt Dúi vẫn là món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng và có giá trị cao hơn nhiều so với thịt gia súc và gia cầm Ngoài ra, mỡ Dúi còn được dùng để trị bỏng và chứng vô sinh thũng độc (võ văn chi,1998) Cho đến nay, Dúi Mốc chỉ được khai thác trong thiên nhiên và do khai thác quá mức trong nhiều năm liền nên nguồn tài nguyên nay

đã bị cạn kiệt không còn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao Vì vậy, việc nhân nuôi Dúi mốc nhằm chủ động cung cấp nguồn thực phẩm và dược phẩm quý cho xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi Dúi Mốc trong thiên nhiên là rất cần thiết

Trang 2

Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ sở nào chăn nuôi Dúi Mốc với quy mô lớn, ngoài ra số hộ gia đình thu gom từ thiên nhiên về nuôi tạm thời chờ tiêu thụ Nguyên nhân là do các hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi Mốc và tài liệu về kỹ thuận nhân nuôi loài này còn rất hạn chế về việc nhân nuôi thiếu cơ sở khoa học, dễ thất bại Xuất phát từ những vấn đề trên mà tôi trọn đề

tài :“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và kỹ thuật nhân nuôi Dúi Mốc(Rhizomys pruinosus) tại xã Mường Và-Sốp Cộp-Sơn La”

Trang 3

CHƯỜNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trên thế giới

Theo tổ chức quỹ bảo vệ Động vật hoang dã (WWF) có trụ sở Gland Thụy Sĩ được thành lập ngày 11/09/1961 có nhiệm vụ cốt lõi là duy trì việc bảo

vệ các loài động vật hoang dã cũng như môi trường sống của chúng do đe dọa

về môi trường ngày càng tăng và trở nên phức tạp hơn Phạm vi của nhiệm vụ

đã được mở rộng trong đó có Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã mà còn là các đề xuất về chính sách, giáo dục để bảo tồn tìm cách dung hòa giữa con người và động vật, bảo tồn đa dạng sinh học và nuôi dưỡng một hành tinh sống lành mạnh

Thành tựu của WWF (Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới) đã đạt được là thành lập được tổ chức rộng lớn cấm buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là buôn bán ngà voi năm 1990, hỗ trợ duy trì lệnh tạm ngừng săn bắn cá voi

vì mục đích thương mại, thành lập hơn 500 công viên và khu bảo tồn ở Châu Phi, Âu Mĩ La Tinh và Châu Á Cam kết bảo vệ hơn 400 triệu diện tích rừng trên toàn thế giới Tổ chức bảo tồn đầu tiên hoạt động ở Trung Quốc năm 1979 hợp tác bảo vệ loài gấu trúc Đóng góp vai trò đi đầu tiên phong trong việc bảo tồn các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng như Hổ, Tê giác và voi Hạn chế việc buôn bán bất hợp pháp các loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng như các bộ phận của chúng

Dúi là một họ trong bộ gặm nhấm Các loài trong họ này là bản địa của đông Nam ắ, Sừng châu phi, trung đông, và đông nam ắ (châu ắ) Họ này gồm blindmoleran, bamboorat, rootrat và zokor Họ này đại diện cho nhóm được chia tách lâu nhất (không gồm phân họ platacanthomyinae) trong liên họ muroidea, và gồm các loài động vật thích nghi với cách sống dưới mặt đất Các loài trong họ này đôi khi được xếp vào họ Muridae cùng với các loài khác trong liên họ Muroidea Dúi Mốc (loài thú nhỏ) cũng được bảo vệ trong các loài động vật hoang dã cửa tổ chức (WWF) ở châu ắ Dúi mốc phân bố: trung quốc, a xam, miến điện, thái lan, lào, việt nam, mã lai .Nơi sống của dúi mốc đa dạng và gặp

ở nhiều cảnh quan khác nhau, Dúi mốc phân bố ở rừng đồi núi đất, đồi cây bụi,

Trang 4

savan cỏ, bãi lau sậy ở ven sông suối, đôi khi trên nương sắn và cả quanh vườn làng Nhưng nơi sống thuận lợi nhất đối với dúi là các khoảnh rừng có nhiều loại cây như nứa, vầu, dang, trúc phát triển ưu thế hoặc thuần loại Dúi mốc tự đào lấy hang để làm chỗ ở, hang dúi thường gặp ở chỗ đất tương đối mềm và khô ráo, ngay ở bên dưới bãi ăn Rất ít trường hợp gặp dúi hang ở tách biệt với chỗ kiếm ăn Cấu trúc hang của dúi tương đối đơn giản và nông Mỗi hang có 1-

4 lỗ cửa ra vào đặt ở các hướng khác nhau, với đường kính 9-15 cm Nối với các cửa hang là những đường hầm chạy song song và cách mặt đất thường là 20-40

cm Chiều dài của đường hầm thường dao động dao động từ 2-4 m đến 10-15m Phòng tổ là một lỗ tròn to hơn và đặt cao hơn ở chỗ gặp nhau giữa các đường hầm ở đây được lót bằng lá vầu, nứa , dong, đôi khi có thêm các đoạn cành nhỏ

Đó là chỗ ở chính thức của dúi Khi cảm thấy đã cạn nguồn thức ăn, dúi bỏ hang này và đi tìm cchỗ đào hang mới Hang nào có dúi còn ở bên trong thì các lỗ cửa ra vào có đất vụn lấp kín Trái lại, nếu cửa bỏ trống là dúi đã đi nơi khác Như vậy chỗ ở của dúi luôn luôn thay đổi tuỳ theo tình hình thức ăn

1.2 Ở Việt Nam

Theo giáo sư tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh chủ tịch hội động vật học

Việt Nam Tổ chức phục hồi nhân nuôi động vật hoang dã có giá trị bảo tồn và các loại có giá trị kinh tế đang bị giảm sút về số lượng ở Việt Nam là việc có ý nghĩa cấp thiết Nếu như việc kết hợp hài hòa giữa công nghệ nhân nuôi động vật hoang dã gắn với việc bảo tồn phát triển nguồn gen động vật hoang dã sẽ tạo điều kiện cho số lượng các loài động vật hoang dã phát triển, phục hồi số lượng đang

có nguy cơ tuyệt chủng cao khi số lượng tăng cao sẽ góp một số phóng thả lại vào môi

trường thích hợp Đáp ứng nhu cầu của công tác bảo tồn và nhu cầu của xã hội

Theo Chi cục kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chủng loài động vật hoang dã thuần dưỡng ở Thành phố Hồ Chí Minh khá phong phú gồm nhiều loài như Cá Sấu (200.000 cá thể), Dúi mốc (3.500 cá thể), Chăn (24.000

cá thể), Gấu (368 cá thể), Chim Yến (17.500 cá thể), được nuôi dưỡng hàng trăm hộ gia đình có 4 doanh nghiệp, nuôi khoảng 500.000 con bò sát lưỡng cư

Trang 5

Và được Chi cục kiểm lâm quản lý chặt chẽ Có 5 loài được cấp giấy xác nhận tiêu thụ thương phẩm gồm: Cá Sấu Ba Ba, Chăn, Rắn và Heo rừng

Song song với bảo vệ và phục hổi rừng, hệ sinh thái thì vấn đề tổ chức và phát triển nhân nuôi các loại động vật hoang dã quý hiếm, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cần được đặt ra dưới nhiều hình thức như nhân nuôi trong các trạm cứu hộ động vật trong trại doanh nghiệp Ở Việt Nam có 04 loại Dúi: Dúi

mốc lớn (Rhizomys pruinosus), Dúi mốc nhỏ (Rhizomys sinensis), Dúi nâu (Cannomys badius), Dúi má vàng (Rhizomys sumatrensis) Phần lớn thời gian

dúi sống trong hang ít khi gặp dúi hoạt động ở ngoài hang, nhất là ban ngày Tuy nhiên, dúi cũng biết leo chèo giỏi Dúi còn biết bơi, mặc dù không thích nước và hàng ngày không cần nước uống Dúi dực và dúi cái thường sống riêng

và chỉ gặp nhau trong thời kỳ động dục Dúi hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm Ban ngày đứng gần hang có thể nghe tiếng dúi gặm rễ kêu rào rào Dúi chịu lạnh kém Trong điều kiện nuôi, vào những ngày gió rét dúi không hoạt động và bỏ ăn Khi lạnh quá 10-12oc dúi dễ bị chết Thi giác và thính giác của dúi kém phát triển hơn nhiều so với khứu giác

Thức ăn của dúi thay đổi tuỳ theo điều kiện nơi sống, nhưng phần lớn là

rễ củ nằm ở tầng mặt đất Dúi ăn rễ ngầm của những cây thường gặp như: Vầu, nứa, dang, trúc, tre, sa nhân, bán hạ, dong, lau, cỏ tranh, mía, củ sắn và một số cây bụi khác Ngoài ra dúi còn ăn măng các loại tre, nứa, lá non và cả các đoạn cành hoặc thân của những cây kể trên Dúi có thể dùng răng tiện đứt cả những đoạn nứa, vầu có đường kính 8-10 cm và kéo vào hang để gặm dần Những bụi cây bị dúi gặm mất dễ thường trở nên vàng úa dần và có khi bị chết lụi

Mùa sinh sản của dúi mốc kéo dài rõ rệt Các ổ dúi con chưa mở mắt gặp rải rác suốt từ cuối tháng II - đầu tháng III cho đến đầu tháng VIII Mỗi lứa dúi

đẻ từ 1-4 con, trung bình là 2 con Vào lúc 3 tháng tuổi dúi con sống tự lập và có

lẽ cũng bắt đầu chín muồi sinh dục Bởi vì những dúi cái có trọng lượng cơ thể 450-470 gr đều đã có con non kèm theo

Dúi mốc có số lượng khá phong phú, nhưng tập trung chủ yếu ở các rừng vầu - nứa thuần loại và vầu - nứa pha gỗ Trên diện tích 1 ha của các loại rừng

Trang 6

này có thể gặp tới 15-20 con dúi ở những cảnh quan còn lại số lượng của dúi thưa thớt, không đáng kể

Trang 7

CHƯỜNG II: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Kỹ thuật nhân nuôi Dúi mốc(Rhizomys pruinosus)

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Xã Mường Và – Sốp Cộp – Sơn La

2.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định các đặc điểm sinh học và sinh thái học của Dúi mốc trong điều kiện tự nhiên và trong điều kiện nuôi nhốt

Hoàn thiện kỹ thuật nhân nuôi Dúi mốc làm thương phẩm

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Đặc điểm sinh học và sinh thái học của Dúi mốc

2.4.2 Kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi Dúi mốc tại khu vực nghiên cứu 2.4.3 Khẩu phần thức ăn, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc Dúi mốc 2.4.4 Xây dựng các biện pháp hòng bệnh và chữa bệnh cho Dúi mốc

2.5 Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo, kế thừa khai thác có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến nhận nuôi động vật hoang dã làm cơ sở lý luận và xác định phương pháp nghiên cứu cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu: các tài liệu của các tác giả chuyên nghiên cứu về chăn nuôi động vật hoang dã nói chung và chăn nuôi Dúi mốc nói riêng, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, chuyên đề tốt nghiệp, Số lượng trung tâm nghiên cứu,Hộ gia đình

- Thu tập tài liệu về tình hình chăn nuôi tại chung tâm

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc nghiên cứu: bảng biểu, nhật ký, cân, máy ảnh

2.5.1 Công tác chuẩn bị

- Tham khảo, kế thừa khai thác có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến nhận nuôi động vật hoang dã làm cơ sở lý luận và xác định phương pháp nghiên cứu cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu: các tài liệu của các tác giả chuyên nghiên cứu về chăn nuôi động vật hoang dã nói chung và chăn nuôi Dúi mốc nói

Trang 8

riêng, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, chuyên đề tốt nghiệp, Số lượng trung tâm nghiên cứu, internet thu thập tài liệu về tình hình chăn nuôi tại chung tâm

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc nghiên cứu : bảng biểu, nhật ký, máy ảnh

2.5.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái và tập tính của Dúi mốc

- Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi mốc

- Quan sát, mô tả hình dạng màu sắc của Dúi mốc đực, Dúi mốc cái, Dúi mốc con

- Tham khảo các tài liệu nói về đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi mốc

- Nghiên cứu về tập tính của Dúi mốc

Phương pháp quan sát, thăm dò có hệ thống và lặp lại thí nghiệm Quan sát, ghi chép theo từng cá thể ở từng ô chuồng Nghiên cứu tập tính trên hai đối tượng là Dúi mốc con và Dúi mốc sinh sản Theo dõi mọi tư thế, cử chỉ , biểu hiện cơ thể trong suốt thời gian diễn ra hoạt động từ sáng sớm (khi Dúi mốc bắt đầu thức dậy) đến chiều tối (khi Dúi mốc bắt đầu đi ngủ) Tiến hành theo dõi định kỳ 2 đối tượng xen kẽ nhau, mỗi ngày theo dõi một đối tượng trong vòng 5 ngày Khi quan sát cứ 15 phút lấy số liệu 1 lần Các tập tính quan trọng của Dúi mốc cần theo dõi bao gồm: vận động, ăn uống, nghỉ ngơi, sinh sản, tự vệ

- Tập tính vận động: Vận động theo nghĩa rộng là bao gồm mọi cử động của con vật Tuy nhiên, trong đề tài em chỉ đề cập đến vận động là bao gồm việc

đi lại, chạy nhảy, nô đùa, xù lông, của Dúi mốc Nghiên cứu tập tính vận động

Trang 9

tức là quan sát cách thức Dúi mốc di chuyển, nô đùa, chúng hoạt động liên tục hay nghỉ ngơi

- Tập tính ăn uống: Ăn uống trong điều kiện nuôi nhốt là khi con vật thực hiện ăn thức ăn và uống nước đã có sẵn trong máng thức ăn, máng nước do công nhân chăn nuôi cho ăn Quan sát các biểu hiện của Dúi mốc khi thấy người cho

ăn xuất hiện, cách Dúi mốc xuất hiện, cách Dúi mốc di chuyển đến chỗ thức ăn, cách thức ăn, loại nào ăn được, loại nào ăn trước, loại nào ăn nhiều hơn, phản ứng khi không ăn, sau khi ăn xong,

- Tập tính nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là khi Dúi mốc ngừng vận động, đứng hoặc nằm một chỗ Quan sát, mô tả tư thế ngủ, nghỉ của Dúi mốc, các biểu hiện khi Dúi mốc đứng hoặc nằm nghỉ

- Tập tính tự vệ: Hoạt động tự vệ được hiểu là những biểu hiện của con vật để chống lại những tác động bên ngoài Quan sát phản ứng của con vật khi

có tiếng động lạ hoặc khi thấy người lạ, vật lạ lại gần

- Tập tính sinh sản: Tập tính sinh sản là bao gồm mọi hoạt động của con vật có liên quan trực tiếp đến sự sinh con Quan sát các biểu hiện động dục thông qua lượng thức ăn, cách vận động, đi lại, các biểu hiện bên ngoài của bộ phận sinh dục Theo dõi cách thức giao phối, hành động của con đực và con cái trong lúc giao phối, thời gian giao phối, cách chăm sóc con của Dúi mốc mẹ Phỏng vấn công nhân chăn nuôi về mùa động dục, tuổi bắt đầu có khả năng sinh sản, kích thước trung bình của con mới đẻ

Tất cả những gì quan sát được đều được ghi trong nhật ký điều tra và

các bảng biểu:

Trang 10

Biểu 01: Biểu theo dõi hoạt động của Dúi mốc trong ngày

- Nghiên cứu về kĩ thuật chăn nuôi Dúi mốc

+ Kĩ thuật xây dựng chuồng trại

- Tìm hiểu các kiểu chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn từ các tài liệu nghiên cứu trước để làm cơ sở cho việc đánh giá, so sánh với chuồng nuôi tại trung tâm

- Quan sát mô tả chuồng nuôi tại trung tâm Tìm hiểu về vật liệu xây dựng, cách bố trí nội thất, đo kích thước chuồng

Trang 11

- Phỏng vấn cán bộ chăn nuôi về sự hợp lý của chuồng nuôi Dúi mốc tại trung tâm Chú ý đến độ chắc chắn, an toàn cho người và vật nuôi, các yêu cầu

về vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh

- Nghiên cứu về thức ăn của Dúi mốc

+ Nghiên cứu các thành phần thức ăn của Dúi mốc

- Phỏng vấn ngừơi chăn nuôi: công nhân chăn nuôi là những người trực tiếp cho Dúi mốc ăn nên họ nắm bắt được các loại thức ăn của Dúi mốc

- Cho ăn trực tiếp: Cho Dúi mốc ăn các loại thức ăn có sẵn trong trung tâm kết hợp với một số loại ngoài tự nhiên Đây là phương pháp chính xác và ta

có thể quan sát trực tiếp xem Dúi mốc ăn những loại thức ăn nào Từ đó đưa ra bảng danh mục các loại thức ăn của Dúi mốc

Biểu 03: Danh mục các loại thức ăn của Dúi mốc S

TT

Loại thức ăn

Bộ phận đƣợc sử dụng

Ghi chú

Tên phổ

thông

Tên khoa học

+ Điều tra loại thức ăn ưa thích của Dúi mốc

Điều tra bằng phương pháp cho ăn trực tiếp:

- Cho Dúi mốc ăn nhiều lạo thức ăn cùng một lúc và thấy loại nào được

ăn trước thì là loại thức ăn ưa thích

- Cho ăn nhiều loại thức ăn với lượng thức ăn như nhau, thấy loại nào được ăn nhiều nhất thì là loại thức ăn ưa thích

Chú ý mỗi lần cho ăn ta sẽ chọn ra được một loại thức ăn là loại ưa thích

Ta tính tần suất xuất bắt gặp loại thức ăn i được chọn là loại ưa thích bằng cách

P i = (N i / N) 100

Trong đó:

Pi - tần suất xuất bắt gặp loại thức ăn i được chọn là loại ưa thích

Trang 12

Ni - số lần loại i được chọn là loại ưa thích

Kết quả thể hiện ở biểu 4

Biểu 04: Danh mục các loại thức ăn ƣa thích của Dúi mốc S

Ghi chú

Tên phổ

thông

Tên khoa học

-Nghiên cứu kĩ thuật chăm sóc Dúi mốc

- Phỏng vấn người chăn nuôi về các biện pháp kĩ thuật chăm sóc Dúi mốc con, bán trưởng thành và Dúi mốc sinh sản

- Quan sát các thao tác và cách thức chế biến thức ăn, cách cho ăn, thời gian cho ăn, cách chăm sóc Dúi mốc con, bán trưởng thành và Dúi mốc sinh sản

- Trực tiếp thực hiện các thao tác đó

- Nghiên cứu các bệnh tật thường gặp ở Dúi mốc

- Thường xuyên theo dõi và phát hiện các cá thể bị bệnh thông qua các triệu chứng bệnh trạng như hình thái bên ngoài, ăn uống, đi ngoài, tìm hiểu

Trang 13

- Phỏng vấn công nhân chăn nuôi, cán bộ thú y để biết về các bệnh thường gặp ở Dúi mốc, thời gian thường xuất hiện các loại bệnh đó, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chữa

- Tìm hiểu về cách vệ sinh phòng bệnh cho Dúi mốc tại trung tâm

Trang 14

CHƯƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VƯC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1 Vị trí điạ lý

Xã Mường Và cách trung tâm Huyện Sốp Cộp 7km nằm ở phía nam của

huyện sốp cộp tỉnh sơn la:

+ Phía đông giáp xã Mường Cai Huyện Sông Mã - Sơn La

+ Phía tây giáp với Xã Nậm Lạnh - Sốp Cộp - Sơn La và Mường Pợ huyện Viêng Thoong - Tỉnh Hủa Phăn (Nước CHDCND Lào)

+ Phía Nam giáp với Xã Mường Lạn - Sốp Cộp - Sơn La

+ Phía Bắc giáp với xã Sốp Cộp

3.1.2 Địa hình:

Địa hình chia cắt mạnh cùng với hệ thống suối có độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng có đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng thích hập cho sản xuất nông - lâm nghiệp, nhất là cây ăn quả ôn đới, lúa ruộng, chăn nuôi đại gia súc, phát triển kinh tế hàng hoá thoả mán yêu cầu của thị trường Lãnh thổ vùng có thể chia thành hai tiểu vùng sinh thái Nông - Lâm nghiệp :

+ Tiểu vùng 1: Có độ cao 400 - 600 m, độ dốc nhỏ hơn 15° xong chia căt

mạnh gây khó khăn cho việc mở rộng đất nông nghiệp Hướng sản xuất chủ yếu

là phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu, thanh hao, cây bụt chua, mgăng tre, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phát triển công nghệ chế biến, dịch

vụ, là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu, vùng động lực phát triển toàn diện của xã Mường Và

+ Tiểu vùng 2: Có độ cao trung bình 700 - 900 m, độ dốc lớn hơn 15°

chia cắt mạnh, phương thức sản xuất chủ yếu hiện nay là phát triển lúa nương, cây ngô, sắn, kết hập phát triển mạnh khai hoang ruộng lúa nước nhằm đảm bảo

an ninh lương thực, trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, phát triển cây công

nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng) và chăn nuôi đại gia súc

Trang 15

3.1.3 khí hậu:

Mường Và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của gió lào vào các tháng 3, 4 ,5 với hai mùa rõ rệt Mùa đông lạnh và mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau với ảnh hưởng gió định hình và gió Đông Bắc, xen kẽ gió Đông Nam, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 13% cả năm Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 10, hướng gió định hình là gió Đông Nam, lương mưa chiếm 87% lượng mưa cả năm, tập chung vào các tháng 7 ,8 , 9

- Nhiêt độ không khí trung bình cả năm 20,7°c tháng cao nhất trung bình 29°c (tháng 5) tháng thấp trung bình 10°c (tháng 12)

- Độ âm không khí trung bình đạt 75% và thay đổi theo mùa, mùa mưa lượng mưa bốc hơi lớn, độ ẩm cao, mùa khơ lượng mưa bốc hỏi nhỏ,không khí khô và lạnh Lượng mưa trung bình đạt 1090mm/năm Có thể tham khảo điều kiện khí hậu qua số liệu trong biểu 01

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân số và lao động

Xã có 27 bản 1833 hộ 9145 nhân khẩu gồm 04 dân tộc anh em đang sinh sống sen kẽ nhau trong đó dân tộc Thái chiếm 48,1% dân tộc Lào chiếm 11,1% Khơmú chiếm 22,2% dân tộc Hmông chiếm 18,5%, Có đường biên giới dài

25km tiếp giáp với nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào

Mường Và là nơi 4 dân tộc đang sinh sông nên môi dân tộc đều có bản sắc riêng , từ phong tục, tập quán đến quan hệ công đồng và ngôn ngữ, sống

phân bố (cư trú) đan xen nhau nên có sự pha trộn, giao lưu văn hoá với nhau

Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi vẫn là nguồn sống chính của các dân tộc trong địa bàn Trong kinh tế trồng trọt thì cây lúa và ngô vẫn là chủ đạo

3.2.2 Điều kiện kinh tế

- Trình độ dân trí so với mặt bằng xã hội còn thấp, cơ sở hạ tầng vẫn cồn nghèo nàn, tỷ lệ dân số tăng cao, tập quán trình độ sản xuất còn lạc hậu cùng với

hổ tục là những khó khăn trong xã

Trang 16

- Thu nhập và mức sống: năm 2009 – 2010 bình quân thu nhập trên đầu người đạt 2.5 triệu đồng /người /năm Số hộ nghèo của xã còn nhiều theo tiêu chí mới là 367 hộ nghèo chiếm 60% Số hộ được xem truyền hình la389 hộ bằng 60%

- Sốp cộp là kinh tế thuần nông, mang năng chính tự cung tự cấp, Sản xuất theo kiểu khai thác tự nhiên để có đủ lương thực giải quyết bữa an hàng ngày

3.2.3 Giao thông

Xã Mường Và nằn dọc tuyến đường giao thông liên xã Sốp Cộp - Mường Lạn Toàn xã hiện có khoảng 79 km đường giao thông , gồm :đường liên xã Sốp cộp -Mường Và chạy dọc xã bắt đấu từ bản sổm pói đến bản tặc tè với chiều dài

17,5 km, giao thông nông thôn 61 km (Mường Va- Pá Vai 13,5 km, Mường Và – Púng pảng 10 km, Mường Và - Nậm Lạnh 4 km ) Trong những năm vừa qua

được sự hỗ trợ của nhà nước về chương trình 135, 182, 592 tất cả các bản trên địa bàn xã đã có đường ô tô đến trung tâm bản Song các tuyết đường bản xã khu trung tâm không được nâng cấp cải tạo thường xuyên, chủ yếu là đường đất chiều rộng mặt đường 3 - 6 m, chất lượng thấp đi lại khó khăn vào mùa mưa

3.2.4 Giáo dục đào tạo

Trong những năm qua công tac giáo dục đào tạo luân được quan tâm đúng mức, cơ sơ vật chất được đầu tư, hệ thống các trường, lớp được xây dựng khang trang, chất lượng dậy và học ngày càng được nâng lên Hiện trên địa bàn

xã có 75 phòng học trong đó có 15 phòng học kiên cố, 8 phòng học cấp 4 và 52 phòng học tạm bao gồm trường tiểu học, THCS ơ trung tâm xã, tiểu học Khoang Cáp, trường mầm non …Đội ngũ giáo viên được tăng cường, chất lượng dậy và học được nâng cao, toàn xã có khoảng 155 giáo viên và 2.183 học sinh

Trang 17

sởi, bạch hầu…Trong năm 2012 trạm đã khám và điều tri cho 3,634 lượt người Tuy nhiên công tác y tế còn găp nhiều khó khăn như ; địa bàn rộng, đi lại khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ cán bộ y tế còn hạn chế đặc biệt là cán bộ y tế thôn bản

3.2.6 Văn hoá thể thao

Hoạt đông văn hoá, văn nghệ - thể dục thế thao được quan tâm chăm lo, chỉ đạo phát triển cả về số lượng và chất lượng Tích cưc củng cố và phát triển thêm các đội luôn được quan tân củng cố, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đoàn kết anh em trong dân tộc Trong những năn gần đây, công tác đội văn nghệ các cụm bản Toàn xã 10/ 17 bản có nhà căn hoá với 5 đội văn nghệ quần chúng, 8 đội bóng đá Xã cũng thường xuyên tổ chức giao lưu năn hoá – văn nghệ nhân các ngày lễ tết nhằn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đẩy lùi các tệ nạn xã hội

Các hạt đông thể dục thể thao xã có 6 đội bóng đa, bóng truyền thu hút nhiều thanh niên tham gia hoạt động góp phần nâng cao ý thức rèn luyện thể chất trong nhânh dân Ở từng thôn bản luôn có một đội bóng đá và bóng truyền

để thi đấu giao lưu do bản, xã tổ chức

Ngày đăng: 01/04/2016, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Động Vật Chí Việt Nam, 2000- Fauna of Viet nam: Lớp thú (Mammalia) Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Fauna of Viet nam
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
4. Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến, Trần Văn Minh, Nguyễn Minh Tâm, Kuznetsov G.V và Kuljukina N.M, 1983 Một số dẫn liệu về khu hệ và sinh thái các loài gặm nhấm thường trú Kon Hà Nừng, Thông báo khoa học,Viện khoa học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số dẫn liệu về khu hệ và sinh thái các loài gặm nhấm thường trú Kon Hà Nừng, Thông báo khoa học
6. Ecologie des rongeurs de foret tropical du Vietnam, Mammalia, Paris, 50(3); Đào Văn Tiến, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mammalia
7. Dẫn liệu về khu hệ động vật có xương sống Việt Nam, Tạp chí Động Vật. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phan Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Động Vật
2. Động vật rừng- PGS.TS. Phạm Nhật- Th.S Đỗ Quang Huy Khác
3. Cao Văn Sung, Đặng Huy Hùng và Bùi Kính, 1980 Những loài gặm nhấm ở Việt Nam Khác
5. Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến, Trần Văn Minh, Nguyễn Minh Tâm, Kuznetsov G.V et Kuljukina N.M, 1985 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w