- Học sinh biết được các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả của cây rau.. Đó là chủ đề Tự nhiên với các bài học tìm hiểu về cây cối, con vật, thiên nhiên xung quanh.. Trong bài học đầu tiên
Trang 1TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 22: CÂY RAU
1 Kiến thức
- Học sinh kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau
- Học sinh biết được các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả của cây rau
- Học sinh kể được tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn hoa…
2 Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, khái quát kiến thức bằng hình vẽ, mô hình, sơ đồ, chữ viết…
- Kỹ năng tự giác làm việc độc lập, hợp tác nhóm, kỹ năng trình bày
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá
- Kỹ năng sử dụng rau sạch, an toàn
3 Thái độ
- Học sinh ham thích, tích cực khám phá, tìm hiểu tự nhiên
- Học sinh thích ăn rau hơn và có ý thức tiết kiệm, không lãng phí khi sử dụng rau
- Học sinh biết quý trọng, chăm sóc và bảo vệ cây rau
- Giáo viên: Bài giảng ActivInpire, …
- Học sinh: Phiếu nghiên cứu, bút lông, mang theo cây rau để quan sát
III Các hoạt động dạy – học
Thời
2p
18p
1 Giới thiệu bài mới:
-Tiết học trước chúng ta đã ôn tập các nội dung
của chủ đề Xã hội, hôm nay, chúng ta sẽ sang một
chủ đề mới rất thú vị và hấp dẫn Đó là chủ đề Tự
nhiên với các bài học tìm hiểu về cây cối, con vật,
thiên nhiên xung quanh
Trong bài học đầu tiên của chủ đề này, đố các con
đoán được chúng ta sẽ tìm hiểu về điều gì?
-Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận chính của
cây rau.
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát :
Em biết gì về cây rau?
Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của
HS
-HS nêu: bài Cây rau
-HS nêu
-HS nêu theo ý hiểu của mình VD: Cây rau được trồng trong vườn
Cây rau có lá ăn được
Cây rau có màu xanh
Cây rau tốt cho sức khỏe Cây rau có rễ để nuôi cây Cây rau có hoa, có quả…
Trang 2Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm
tòi:
-HS họp nhóm, thảo luận đặt những câu hỏi thắc
mắc về cây rau
-GV nhận xét và lựa chọn câu hỏi phù hợp với bài
học “Cây rau có những bộ phận nào?
-Theo em làm sao để chúng ta biết được cây rau
có những bộ phận nào?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi , khám phá.
-HS vẽ dự đoán của mình về các bộ phận của cây
rau vào phiếu ghi chép khoa học
Quan sát cây rau thật
Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức
+ GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau
khi quan sát , thảo luận
+ GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu với ý
kiến ban đầu của HS
Ban đầu em dự đoán cây rau có những bộ phận
nào? Sau khi quan sát, em rút ra được kết luận như
thế nào?
+ GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính
của một cây rau
-HS thảo luận nhóm, đặt câu hỏi đề xuất (1p)
VD câu hỏi dự đoán:
Cây rau có rễ không? Rễ nằm ở đâu?
Cây rau có thân không? Thân
nó mềm hay cứng? Cao hay thấp?
Cây rau có hoa không? Hoa có
ăn được không?
Cây rau có quả không?
Cây rau có những bộ phận nào?
-HS nêu ý kiến để tìm cách trả lời
+ Phải nhìn hình
+ Nhìn cây rau thật…
HS lựa chọn cách giúp tìm câu trả lời đúng nhất: Nhìn cây rau thật
-Học sinh vẽ những hiểu biết ban đầu của mình về các bộ phận chính của cây rau vào phiếu ghi chép khoa học
(HS hoạt động trong 2 phút) -Trình bày một vài phiếu của
HS trên bảng
-HS nêu sự giống nhau, khác nhau của các phiếu
-HS họp nhóm 6 quan sát cây rau thật rồi điền thông tin vào phiếu ghi chép khoa học (2p)
+ Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của cây rau -HS trình bày
(2 HS chú thích trên bảng các
bộ phận của cây rau) + 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây rau
Trang 33p
5p
-GV chốt: Cây rau nào cũng có cấu tạo chính
gồm 3 phần: rễ, thân, lá.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2 : “Kể tên một số loại rau.”
-Giới thiệu thêm loại rau ăn hoa, ăn quả
- Ngoài các loại rau có rễ, thân, lá còn một số loại
rau có hoa, có quả mà chúng ta sử dụng để làm
thức ăn Các em hãy làm việc theo nhóm 6 để chia
sẻ cho nhau những loại rau mình biết và chỉ cho
bạn mình bộ phận nào ăn được của loại rau đó
Chơi trò chơi “Tiếp sức” để thử tài về hiểu biết về
các loại rau
-Luật chơi: 5 HS xếp hàng và xếp hình loại rau
vào đúng thích hợp
Nhận xét phần làm việc, trò chơi
GV cho HS xem hình các loại rau để mở rộng
thêm hiểu biết
Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn rau.
- Theo em, ăn rau có ích lợi gì?
-GV chốt: Rau được dùng làm thành nhiều món ăn
rất tốt cho sức khoẻ, cung cấp cho ta nhiều chất
khoáng, vitamin Rau còn làm mát cơ thể, giúp ta
không bị nóng người, lở miệng, táo bón… Do đó
chúng ta nên ăn nhiều rau để đảm bảo sức khỏe
- Đố em, khi sử dụng rau chúng ta cần lưu ý điều
gì?
-GV chốt: Cần rửa rau sạch nhiều lần với nước,
ngâm nước muối để loại bỏ các chất bẩn, các chất
độc hại bám trên rau do thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ…
Hoạt động 4: Củng cố.
Trò chơi: Đi chợ giúp mẹ
Chọn những loại rau và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
bằng ActiVote (Sử dụng bảng ActivBoard)
Câu 1: Để sử dụng rau an toàn, đảm bảo vệ sinh,
ta cần:
a Chỉ cần rửa rau 1 lần trước khi ăn
b Có thể sử dụng rau ngay mà không cần rửa
c Rửa rau nhiều lần với nước sạch rồi ngâm rau với nước muối
Câu 2: Cây rau gồm những bộ phận chính nào?
a Thân, lá
b Thân, lá, quả
c Rễ, thân, lá
Câu 3: Loại rau nào là loại rau ăn thân?
a Su hào
b Củ cải
-Hs lắng nghe
Học sinh làm việc theo nhóm 6,
kể tên các loại rau theo phân công
(1p) -HS chơi theo luật
-HS nêu
-Cần rửa rau thật sạch, ngâm muối trước khi sử dụng…
-HS thực hiện trên bộ đồ dùng ActiVote
Trang 4c Bí xanh
Câu 4: Ăn rau có ích lợi là:
a Tăng chiều cao
b Cung cấp nhiều vitamin, giải nhiệt, giúp tránh táo bón, chảy máu chân răng
c Giúp xương chắc
3 Nhận xét tiết học- Dặn dò
Nhắc nhở HS xem lại cấu tạo của cây rau, tìm hiểu
thêm nhiều loại rau và chuẩn bị trước bài tuần sau:
Cây hoa