Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.
Trang 1TẠ TIẾN CÔNG
HOÀN THIỆN KIỂM TRA THUẾ
TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2TẠ TIẾN CÔNG
HOÀN THIỆN KIỂM TRA THUẾ
TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ GẤM
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; sốliệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc./
Tác giả luận văn
Tạ Tiến Công
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lýĐào tạo sau Đại học, các Khoa, các Phòng của Trường Đại học Kinh tế vàQuản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi vềmọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫnPGS TS Nguyễn Thị Gấm
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoahọc, các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Đại học Thái Nguyên
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộngtác của các đồng chí đồng nghiệp cùng cơ quan nơi tôi công tác Tôi xin chânthành cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, cùng toàn thểcán bộ các Đội thuế chức năng thuộc Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, gia đình và đồngnghiệp đã giúp tôi thực hiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Tạ Tiến Công
Trang 5MỤC LỤC
THÁI NGUYÊN - 2014 i
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ GẤM i
THÁI NGUYÊN - 2014 i
Chương 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ 7
Chương 2 42
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
Chương 3 45
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 45
Chương 4 77
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TRA THUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
THÁI NGUYÊN - 2014 i
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ GẤM i
THÁI NGUYÊN - 2014 i
Chương 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ 7
Chương 2 42
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
Chương 3 45
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 45
Chương 4 77
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TRA THUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên Error:
Reference source not found
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy công tác kiểm tra Error: Reference source
not found
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý nhà nước về thuế nhằm đảm bảo cho Nhà nước có một nguồnthu ổn định, đáp ứng được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trườngkinh doanh bình đẳng và lành mạnh, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường Để công tác quản lý thuế thực sự có hiệuquả thì hoạt động kiểm tra thuế phải luôn được tăng cường Hoạt động kiểmtra thuế không những giúp cho hoạt động quản lý thuế đạt được các mục tiêu
đã đề ra mà còn giúp Nhà nước phát hiện những hạn chế của chính sách, điềuchỉnh kịp thời chính sách, chế độ về thuế, nâng cao ý thức chấp hành phápluật thuế của cộng đồng và góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trốnthuế, chống thất thu thuế
Trong giai đoạn tới, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá và thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển,nên số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng tăng, việc áp dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ngày càng phổ biến Đồng thời,yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, đòi hỏi hoạt động quản lýthuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng phải tương thích vớitrình độ phát triển của nền kinh tế, phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuếquốc tế
Có hiệu lực từ ngày 1-7-2007, Luật Quản lý thuế được coi như mộtbước tiến quan trọng trong công tác quản lý thu nộp ngân sách khi nó điềuchỉnh thống nhất về mặt thủ tục đối với toàn bộ các loại thuế từ thuế nội địađến thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các khoản thu khác thuộc ngânsách nhà nước (NSNN) Các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản,
rõ ràng và minh bạch giúp thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tựchịu trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế (NNT) Cơ quan thuếchuyển sang thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, kiểm
Trang 9tra thuế, thanh tra thuế, giám sát quyết toán thu nộp thuế vào NSNN Nhưvậy, có thể thấy hoạt động kiểm tra thuế được xác định là một trong nhữngnhiệm vụ trọng yếu trong công tác quản lý thuế, đảm bảo thực hiện thànhcông cơ chế quản lý thuế mới và nâng cao hiệu quả quản lý thuế
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các hội thảo vềchính sách thuế và đổi mới công tác quản lý thuế của các đơn vị trong vàngoài ngành thuế, quy trình kiểm tra thuế cũng đã được sửa đổi, bổ sungnhưng trong thực tế áp dụng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cả về phía cơquan thuế và người nộp thuế, cụ thể như:
+ Công tác kiểm tra chủ yếu kiểm tra tại đơn vị nên thường gây ranhững phiền nhiễu cho NNT và đôi lúc mất thời gian và tăng chi phí
+ Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu, sắcthuế nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời cho NSNN Vì vậy vừa làmthất thu NSNN, vừa chưa thực sự đảm bảo công bằng xã hội và tính nghiêmminh của pháp luật thuế
+ Phương pháp kiểm tra còn nhằm vào tất cả NNT, không dựa trên cơ
sở đánh giá mức độ gian lận của NNT để lập kế hoạch và tổ chức kiểm trađúng đối tượng kiểm tra ngay từ đầu Vì thế đối tượng không có hành vi gianlận cũng tổ chức kiểm tra vừa gây phiền hà cho NNT, vừa lãng phí nguồnnhân lực, tốn kém cho cơ quan thuế
+ Công tác kiểm tra được tiến hành hoàn toàn bằng thủ công, không tậptrung vào các khâu gian lận, không ứng dụng được tin học vào kiểm tra thuế,
do đó các cuộc kiểm tra thường kéo dài và kết quả rất hạn chế
+ Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế chưa tương xứng với khối lượng côngviệc và vai trò công tác kiểm tra thuế Lực lượng cán bộ làm công tác kiểm trathuế chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số cán bộ thuế hiện có
+ Trình độ cán bộ kiểm tra thuế vẫn còn hạn chế, nhất là về chuyên mônnghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra, về kỹ năng sử dụng các thiết bộ tin học, không
Trang 10có trình độ ngoại ngữ để kiểm tra các doanh nghiệp (DN) có yếu tố nước ngoài.Thậm chí một số cán bộ kiểm tra còn chưa nắm vững chính sách thuế, chưathành thạo về kế toán DN, phân tích, đánh giá tài chính DN để có điều kiện pháthiện các gian lận về thuế, một số cán bộ kiểm tra còn có biểu hiện vụ lợi, ý thức
và trách nhiệm pháp luật thấp, lợi dụng công tác kiểm tra để gây phiền hà, sáchnhiễu NNT
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kiểm tra còn chưa đủ mạnh,chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác kiểm tra còn hạn chế
+ Ngoài ra, hiệu quả công tác kiểm tra chưa đạt kết quả cao là do cómột số sắc thuế Cơ quan thuế tính thuế và ra thông báo thuế cho NNT, đồngthời cơ quan thuế thực hiện kiểm tra nên thực sự chưa có kết quả cao
Có thể nói, công tác kiểm tra thuế ở quy trình quản lý thuế này cònnhiều hạn chế thể hiện ở chỗ việc kiểm tra còn dải mành mành, chưa có trọngtâm, trọng điểm, chưa chia đối tượng cần kiểm tra thành các loại khác nhau để
có sự đối xử khác nhau, cả đoàn kiểm tra với thời gian và nội dung kiểm tranhư nhau Đối tượng vi phạm pháp luật thuế một cách vô ý và cố ý chưa đượctách biệt hoàn toàn trong đối xử về thuế
Để phát huy đầy đủ vai trò kiểm tra thuế trong giai đoạn mới, phải cảicách kiểm tra theo hướng hiện đại hoàn toàn và khắc phục được các tồn tạihạn chế nêu trên Do vậy, công tác kiểm tra thuế cần được nghiên cứu, bổsung và hoàn thiện
Trong thực hiện công tác quản lý thuế, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên
- Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là một bộ phận trong hệ thống thu thuế của tỉnh VĩnhPhúc, là cơ quan quản lý thuế tại thành phố Vĩnh Yên Nhận thức được tầm quan
trọng và tính cấp thiết được nêu ở trên chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên” làm luận văn tốt
nghiệp Đề tài này có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt
lý luận và thực tiễn
Trang 112 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phốVĩnh Yên được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế tạiChi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên nói riêng và của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúcnói chung trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Do công tác kiểm tra thuế khá rộng, nên đối tượng nghiên cứu của đềtài là công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh(NQD) trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên do Chi cục thuế Vĩnh Yên được phâncấp quản lý
Do đặc thù của công tác kiểm tra thuế, nên đề tài chủ yếu chỉ tập chungvào công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
Người nộp thuế trong nghiên cứu này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
do Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên được phân cấp quản lý trên địa bàn
Trang 12- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập chung nghiên cứu công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của ngườinộp thuế đối với các doanh nghiệp NQD, do Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yênđược phân cấp quản lý với các nội dung của công tác kiểm tra thuế như: Kiểmtra người nộp thuế; kiểm tra nội bộ ngành thuế; kiểm tra giải quyết đơn thưkhiếu nại tố cáo, Trong phạm vi đề tài này, tác giả chủ yếu tập trung nghiêncứu nội dung kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là các doanh nghiệp nhỏ vàvừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên mà Chi cục Thuế Vĩnh Yên được phâncấp quản lý thuế
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, trên cơ sở những nội dung đượcphản ánh Luận văn đã tập trung đi sâu, tìm hiểu, đánh giá, với mong muốnđóng góp những điểm mới trên 2 phương diện đó là:
- Về lý luận: Đề tài đã khái quát, củng cố lý luận cơ bản về bản chất công
tác kiểm tra thuế, góp phần nhận thức đầy đủ hơn các nội dung khoa học và lýluận công tác kiểm tra Từ đó hình thành các tiêu chí để đánh giá có hiệu quảcông tác kiểm tra thuộc lĩnh vực thuế nói riêng
- Về thực tiễn: Nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng công tác
kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên Kết quảnghiên cứu cho thấy công tác kiểm tra thuế đã đạt được kết quả đáng kích lệ,góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, thực hiện tốt công tác kiểm tra thuếđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và vừa trên địabàn thành phố Vĩnh Yên Tuy nhiên, công tác kiểm tra thuế đối với loại hìnhnày cũng không tránh khỏi những hạn chế về tổ chức kiểm tra, tin học hóakiểm tra, tổ chức con người, Nghiên cứu chỉ ra những tồn tại cần khắc phục
và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các biện pháp kiểm tra thuế chophù hợp với điều kiện kinh tế thị trường để đáp ứng yêu cầu của công cuộccải cách thuế trong giai đoạn tiếp theo
Trang 135 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra thuế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên Chương 4: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong
thời gian tới tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ
1.1 Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra thuế
1.1.1 Khái quát chung về công tác kiểm tra thuế
Hoạt động quản lý Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của
chủ thể quản lý (cơ quan thuế) tới các đối tượng quản lý (người nộp thuế)
nhằm đạt được mục tiêu động viên một phần thu nhập quốc dân vào ngânsách nhà nước Do vậy, kiểm tra thuế chính là một công đoạn và là một yếu tốcấu thành của hoạt động lãnh đạo quản lý Nhà nước của cơ quan thuế Hoạtđộng quản lý của cơ quan thuế bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kếhoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kếhoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra thuế, việc thực hiện đó như thếnào để từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch cóhợp lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thuế đạt đượchiệu quả cao Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lýthuế theo mô hình chức năng Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai
tự nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giámsát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảophát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế Kiểm tra thuế làmột biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộpthuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời pháthiện các hành vi vi phạm của họ
Theo lý thuyết về hệ thống kiểm tra là một chức năng quan trọng, làmột khâu trong quá trình quản lý Tính quan trọng của nó được thể hiện trênhai mặt
Thứ nhất: Là công cụ để hệ thống quản lý phát hiện ra sai sót và có
biện pháp điều chỉnh
Trang 15Thứ hai: Thông qua kiểm tra các hoạt động tuân thủ của đối tượng quản
lý sẽ được thực hiện tốt hơn và sẽ giảm bớt những sai sót có thể nảy sinh
Như vậy có thể khái quát: Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động,nhằm mục đích làm cho các hoạt động đó đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thờiphát hiện ra những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảocác hoạt động đi đúng hướng
Đối với lĩnh vực quản lý thuế, trước hết thuế được hiểu là một khoảnthu bắt buộc không hoàn trả trực tiếp và được pháp luật quy định Muốn động
viên (bắt buộc) đầy đủ các khoản thuế từ các tổ chức cá nhân trong xã hội tập
trung vào Ngân sách nhà nước đảm bảo được điều kiện vật chất cho việc thựchiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước thì trong quản lý thuế, công táckiểm tra là đòi hỏi cần thiết và khách quan Đặc biệt là công tác kiểm tra thuếđối với các doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuếcủa ngành thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện,ngăn chặn và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành vi vi phạm, gian lậnthuế, tránh thuế, chiếm đoạt tiền thuế của NSNN Từng bước nâng cao ý thứctuân thủ của DN trong việc chấp hành đúng quy định của nhà nước về kêkhai, nộp thuế
1.1.2 Khái niệm, mục đích của công tác kiểm tra thuế
* Khái niệm
Kiểm tra thuế là một chức năng thiết yếu của cơ quan thuế các cấp, làquá trình sử dụng các nghiệp vụ điều tra, phân tích, đánh giá việc thực hiệnchấp hành chính sách thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế, các cán bộ côngchức ngành thuế nhằm giám sát việc thực hiện những quy định của nhà nướctrong lĩnh vực thuế
Căn cứ vào đối tượng kiểm tra: Có kiểm tra thuế đối với NNT; kiểm trathuế đối với hoạt động của cơ quan thuế
Trang 16Căn cứ vào tính chất của kiểm tra: Có kiểm tra đột xuất; kiểm tra theo đơnthư khiếu nại và kiểm tra theo kế hoạch.
Căn cứ vào nội dung của kiểm tra: Có kiểm tra việc chấp hành chínhsách pháp luật về các nội dung quản lý thuế; kiểm tra việc thực hiện quy trìnhkiểm tra của cơ quan thuế
* Mục đích của hoạt động kiểm tra thuế
Phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa kịp thời những sai phạm vàhướng dẫn những tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế,đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi cố tình vi phạm chính sách, chế
độ, pháp luật thuế, gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân Nhưvậy, mới có tác dụng giáo dục mọi người chấp hành nghiêm kỷ cương phápluật, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo điều kiện phát huy nhân tố tích cực, ngănchặn và đẩy lùi tiêu cực, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa
Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng của công tác kiểm tra thuế đểđánh giá sự phù hợp và chưa phù hợp của cơ chế, chính sách, pháp luật và sựhoạt động của bộ phận kiểm tra Từ đó, xem xét lại chức năng, nhiệm vụ,phương pháp và tổ chức hoạt động của cơ quan thuế, hoạt động của kiểm trathuế đồng thời đổi mới hoàn thiện chính sách cho phù hợp với tình hình và yêucầu mới nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với công tác thuế
1.1.3 Sự cần thiết của hoạt động kiểm tra thuế
Thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hàng năm sẽ có thêmhàng chục vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời với quy mô kinh doanhcủa doanh nghiệp ngày một lớn, không bó hẹp phạm vi hoạt động trong mộtđịa phương mà ngày càng được quốc gia hoá, toàn cầu hoá, hoạt động kinhdoanh của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú Bởi vậy nhiệm
vụ công tác thuế cần phải bao quát đầy đủ, đảm bảo các nguồn thu vào
Trang 17NSNN Từ đó cần phải hoàn thiện công tác kiểm tra thuế để đáp ứng yêu cầuđặt ra
Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp của các loại hìnhdoanh nghiệp thì tính chất, mức độ phức tạp của các vi phạm pháp luật thuếngày càng gia tăng, trình độ của NNT ngày càng tinh vi trong các gian lận vềthuế Bởi vậy cần phải hoàn thiện công tác kiểm tra không chỉ về tổ chức, bộmáy, cách thức làm việc mà còn cả về năng lực chuyên môn, kỹ năng, nghiệp
vụ kiểm tra
Xuất phát từ đòi hỏi của cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính vàcải cách hành chính trong lĩnh vực thuế Hoàn thiện công tác kiểm tra là cầnthiết: kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, phải công khai và minh bạchnhưng thủ tục phải đơn giản, đảm bảo lợi ích của NNT trong quá trình thựchiện kiểm tra thuế Mặt khác cần thiết đổi mới quy trình kiểm tra; đổi mới nộidung kiểm tra thuế trong điều kiện đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộpthuế Chuyển từ việc kiểm tra các yếu tố cần thiết để tính thuế do các DN nộpcho cơ quan thuế, sang việc kiểm tra tất cả các yếu tố có liên quan tới tínhthuế và việc tự tính thuế của các DN
Hệ thống chính sách thuế trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi, bổsung đồng bộ các sắc thuế hiện hành Ban hành mới các sắc thuế, có sự chútrọng tới đối tượng, mức độ và thời điểm áp dụng phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của đất nước, đảm bảo ổn định sản xuất, thị trường đời sống nhândân, tăng nguồn thu trong nước, mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ trọngthuế trực thu trong tổng số thuế
Bởi vậy công tác quản lý thuế cần được hiện đại hoá toàn diện cả vềphương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, ápdụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tácquản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộpthuế, hạn chế thấp nhất mức thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thờicác khoản thu vào ngân sách Nhà nước
Trang 18Công tác kiểm tra thuế là một trong những nội dung cơ bản của côngtác quản lý thuế Do vậy nó được coi là thực hiện có hiệu quả trong nhữngđiều kiện nhất định Khi môi trường của quản lý thay đổi, để phù hợp vớicông tác quản lý thuế thì công tác kiểm tra thuế phải thay đổi là một tất yếukhách quan Tạo điều kiện quá trình sắp xếp, đổi mới phát triển các loại hìnhdoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế là tất yếu Hoàn thiện để tồn
tại và phát triển, để thích nghi với hoạt động kinh tế xã hội và phù hợp vớicông cuộc cải cách thuế, để khắc phục những sai sót trong toàn bộ công tácquản lý thuế với 3 đối tượng quan trọng: Chính sách thuế, người thu thuế vàngười nộp thuế
1.1.4 Nguyên tắc kiểm tra thuế
Trong công tác kiểm tra thuế cần phải bảo đảm những nguyên tắc cơbản sau:
- Phải tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật
Không được làm trái các quy định của pháp luật là nguyên tắc quantrọng nhất trong hoạt động kiểm tra thuế
Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình kiểm trathuế chỉ được thực hiện những quyền mà pháp luật cho phép và phải thực hiệnđầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định Mọi hành vi lạm quyền hoặc
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy
định của pháp luật và đều phải bị xử lý
Thực hiện nguyên tắc này, chủ thể kiểm tra thuế(cơ quan, đoàn kiểm tra và các thành viên) khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế phải căn cứ vào
các quy định của pháp luật để kết luận, kiến nghị những vấn đề kiểm tra vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình Đối tượngkiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể kiểm tra,cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải trình số liệu khi được yêu cầu
Trang 19- Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ,kịp thời.
Tính chính xác đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề,nội dung kiểm tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để kếtluận, xử lý kết quả kiểm tra chính xác Tính chính xác bảo đảm cho hoạt độngkiểm tra thuế đạt hiệu quả cao Muốn đảm bảo tính chính xác, không chỉ đòihỏi quan điểm đúng đắn mà còn cần phải có kiến thức, năng lực mới có thểđem lại kết quả chính xác
Tính khách quan yêu cầu chủ thể kiểm tra phải phản ánh đúng sự vật,hiện tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật,hiện tượng Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qualại Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận, xử lý chính xác và kết luậnkiểm tra có tính chính xác mới thể hiện được tính khách quan của hoạt độngkiểm tra
Tính trung thực đòi hỏi chủ thể thanh kiểm tra phải tuân thủ các quy tắc
về đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch, bópméo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế
Tính công khai thể hiện ở chỗ chủ thể kiểm tra phải thông báo đầy đủ,công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định kiểm tra đến kết luận kiểm tra,kiểm tra để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thựchiện Việc công khai hoạt động kiểm tra nhằm nâng cao tính khách quan củahoạt động kiểm tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình kiểmtra Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tuỳ tính chất của cuộc kiểm tra cụ thể,cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt độngkiểm tra
Tính dân chủ nhằm tạo cơ hội cho đối tượng kiểm tra được trình bày ýkiến, quan điểm về những nội dung kiểm tra cũng như về hoạt động của đoànkiểm tra, kiểm tra cụ thể, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể kiểm tra
Trang 20Tính kịp thời của hoạt động kiểm tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêuquản lý thuế trong những thời điểm nhất định Vì vậy, kiểm tra kịp thời ngoài
việc giúp cho đối tượng kịp thời nhận rõ sai phạm, để sửa chữa, khắc phục
ngay, tránh vi phạm kéo dài còn giúp cơ quan thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơchế, chính sách thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế Mặtkhác tính kịp thời còn đảm bảo cuộc kiểm tra có biên bản, kết luận đúng thờihạn luật định, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài thời gian công bố kết luậnkiểm tra
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra thuế là "vấn đề hết sức nhạy cảm" và trong những
năm gần đây, vấn đề quyền và những bảo đảm thực hiện quyền của NNTđược ''đặc biệt quan tâm'' Việc cơ quan chức năng tổ chức tiến hành kiểm tratại cơ sở kinh doanh là cần thiết nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng của đối tượng bị kiểm tra Tình trạng kéo dài, dây dưa, không công bốkết luận kiểm tra có lúc, có nơi vẫn còn tồn tại Mặt khác, do việc phân cấp
quản lý còn chồng chéo nên một đối tượng có thể được nhiều ngành quản lý
và do đó sẽ có thể phát sinh nhiều đoàn kiểm tra đối tượng cùng thời điểmhoặc trong một thời gian ngắn
Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra chồng chéocủa các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thường của đối tượngkiểm tra, đảm bảo về cùng một nội dung, trong một khoảng thời gian đốitượng chỉ được kiểm tra một lần Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịpthời trong hoạt động kiểm tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chínhđáng của đối tượng được kiểm tra
1.1.5 Nội dung của hoạt động kiểm tra thuế
Nội dung của hoạt động kiểm tra NNT tuỳ thuộc vào quy định của phápluật, vào mục đích quản lý của cơ quan nhà nước và cơ quan thuế
Trang 21Theo các quy định về pháp luật thuế hiện hành Kiểm tra NNT có cácnội dung chủ yếu sau đây:
(1) Kiểm tra thuế tại bàn
(2) Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
Trong khuôn khổ của luận văn này, đề tài chủ yếu tập trung vào việcnghiên cứu kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế Công tác này bao gồm cácnội dung sau:
1.1.5.1 Kiểm tra việc đăng ký nộp thuế
Đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ củađối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua việc đăng ký kinhdoanh, Nhà nước quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở ngay
từ khi bắt đầu hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoánguồn thu NSNN Nội dung của kiểm tra đăng ký nộp thuế là xem xét trêntừng địa bàn, trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu DN, hộ kinh doanhhoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), số lượng đơn vị đã đăng ký và chưađăng ký thuế
Đối với mỗi cơ sở kinh doanh, kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lýcủa đăng ký thuế, kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khaitrong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, về địa điểm, ngành nghềkinh doanh, mặt hàng kinh doanh, thời gian thực tế kinh doanh, hình thức kếtoán áp dụng, tài khoản giao dịch
Thông qua kiểm tra nội dung đăng ký kinh doanh để kiểm tra đăng kýthuế xem những mặt hàng đăng ký kinh doanh có phù hợp với đăng ký thuếhay không? Nguyên nhân của những mặt hàng có đăng ký kinh doanh nhưngchưa đăng ký nộp thuế và ngược lại, những mặt hàng có SXKD, có đăng kýnộp thuế nhưng chưa có giấy phép kinh doanh để từ đó yêu cầu đăng ký kinhdoanh bổ sung hay xác định mức thuế cho phù hợp
Trang 22Như vậy, việc kiểm tra đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế là nộidung đầu tiên nhằm đảm bảo không bỏ sót đối tượng nộp thuế và đối tượngchịu thuế, không bỏ sót nguồn thu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác kế hoạch hoá các nguồn thu cho NSNN.
1.1.5.2 Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, ghi chép chứng từ, hoá đơn,
sổ kế toán
Theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật DN, Luật kế toán ) tất cả
các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể làm kinh
tế đều phải chấp hành chế độ kế toán, thống kê
Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn có liên quanmật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước Bởivậy, sự chính xác hay không chính xác của số liệu kế toán được phản ánh trên
sổ sách kế toán quyết định tới tính chính xác của số thuế phải nộp nhưng trênthực tế thì quá trình thực hiện hạch toán kế toán của NNT do vô tình hay hữu
ý, hoặc do trình độ non kém mà dẫn tới vi phạm Vì vậy, cần phải kiểm tra đểuốn nắn kịp thời Nội dung kiểm tra trong lĩnh vực này bao gồm những vấn đề
cơ bản sau:
Thứ nhất: Kiểm tra việc thực hiện Luật kế toán của các cơ sở kinh
doanh Kiểm ta việc mở sổ kế toán, việc quản lý sử dụng các loại chứng từ,hoá đơn theo đúng chế độ quy định, hình thức hạch toán kế toán, chế độ ghichép, cập nhật hoá đơn, chứng từ có đúng với quy định của pháp luật haykhông, số liệu có phù hợp giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết không, có phản ánhđúng kết quả SXKD hay không Từ đó kiểm tra, đối chiếu số thuế phải nộpcủa doanh nghiệp trong kỳ tính thuế
Thứ hai: Kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn có
liên quan đến việc tính thuế, nội dung kiểm tra chứng từ hoá đơn là xác địnhtính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực của từng loại hoá đơn chứng từ có liên
Trang 23quan như hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy nộptiền vào KBNN
Qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách chứng từ hoá đơnbảo đảm chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán sai
để trốn lậu thuế Do vậy, công tác kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên
1.1.5.3 Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế
Việc kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các DN, tổ chức, cánhân kinh doanh đối với Nhà nước Nội dung của công tác kiểm tra việc kêkhai, tính thuế và nộp thuế bao gồm:
Thứ nhất: Kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm xác định đúng số thuế phải
nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn giảm, số thuế được hoàn trong kỳ củaCSKD Việc kiểm tra căn cứ tính thuế được thực hiện trên sơ sở kiểm tra sổsách kế toán, chứng từ hoá đơn và các tài liệu có liên quan Thông qua việckiểm tra, đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyết toán thuế, báo cáotài chính mà CSKD đã kê khai với cơ quan thuế với số liệu kiểm tra trên sổsách kế toán và tình hình thực tế của CSKD để phát hiện số thuế đơn vị kêkhai thiếu, số thuế ẩn lậu
Thứ hai: Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT
Yêu cầu của nội dung này là xác định xem cơ sở SXKD có thực hiệnnghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế của các luật thuế không, có dây dưanộp chậm tiền thuế để chiếm dụng NSNN làm vốn kinh doanh không, có nợđọng thuế không? Để đạt được yêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn nộp thuếtheo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của CSKD qua cácchứng từ nộp thuế như: Giấy nộp tiền vào KBNN, biên lai thuế
1.1.6 Quy trình kiểm tra tại trụ sở
1.1.6.1 Lập kế hoạch kiểm tra thuế
Xây dựng kế hoạch kiểm tra NNT là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng đặt
ra đối với công tác quản lý thuế Kế hoạch kiểm tra là khâu quan trọng quyết
Trang 24định hiệu quả công tác kiểm tra Do vậy, được xây dựng trên cơ sở mục đích,yêu cầu của công tác kiểm tra từng thời kỳ trong đó nêu rõ những yêu cầu chủyếu nhất thiết phải đạt được, các nội dung trọng tâm cần phải tập trung khitiến hành kiểm tra Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra cần được thực hiện theotrình tự ba bước.
Bước1: Thu thập các thông tin cần thiết của đối tượng được kiểm tra.
Đây là cơ sở và tiền đề để lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện
Bước 2: Dự thảo kế hoạch, trao đổi thảo luận về kế hoạch kiểm tra
theo dự kiến Căn cứ vào việc thu thập các thông tin tại bước 1, lập dự thảo
kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung: Đơn vị được kiểm tra, nội dungkiểm tra, thời gian kiểm tra Trong đó nội dung kiểm tra cần chủ yếu tậptrung vào các nội dung sau: Thực hiện kiểm tra quyết toán các loại thuếphát sinh tại cơ sở kinh doanh theo các năm tài chính, hoặc kiểm tra các nộidung theo chuyên đề
Bước 3: Báo cáo thông qua kế hoạch kiểm tra với lãnh đạo và đưa ra
các biện pháp kiểm tra
1.1.6.2 Xác định phạm vi kiểm tra
Trên cơ sở quy trình quản lý thuế mới, căn cứ vào các chính sách thuế,các thông tin tin thu thập được, để cơ quan thuế xác định phạm vi cần đượckiểm tra Căn cứ vào mức độ yêu cầu của quản lý để có thể xác định kiểm tratoàn diện hay kiểm tra chuyên đề, xác định kỳ kiểm tra, xác định phạm vi địagiới kiểm tra, nội dung kiểm tra
1.1.6.3 Lựa chọn đối tượng kiểm tra
Các tiêu chí để lựa chọn đối tượng kiểm tra: Doanh nghiệp có quy môlớn, vừa và nhỏ theo mức doanh thu Doanh nghiệp chưa được kiểm tra quyếttoán thuế trong nhiều năm Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong việc kêkhai nộp thuế, vi phạm về quản lý sử dụng hoá đơn Doanh nghiệp có khảnăng khai khác số thu lớn Doanh nghiệp trong diện cổ phần hoá, sát nhập,
Trang 25giải thể Doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra do yêu cầu đặc thù mà các phòngquản lý thu, kiểm tra thấy cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Trên cơ sở lựa chọn đối tượng kiểm tra, cơ quan thuế xây dựng cácbiện pháp kiểm tra, mức độ kiểm tra Kiểm tra sổ sách chứng từ tại đơn vị haykiểm tra đối chiếu Kiểm tra độc lập hay kiểm tra liên ngành phối hợp với cácngành khác, cơ quan thuế khác hay giữa các địa phương với nhau
1.1.6.4 Tổ chức công tác kiểm tra thuế
Tổ chức công tác kiểm tra là quá trình gắn kết, phân công, phối hợpnhiều người cùng nhau thực hiện mục tiêu chung Tổ chức công tác kiểm trabao gồm: Tổ chức con người và tổ chức công việc
- Tổ chức con người là việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chứctrong từng thời kỳ cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ công tác kiểm trađược giao Điều này có ý nghĩa quyết định đến kết quả kiểm tra, lãnh đạocông tác kiểm tra Số lượng cũng như chất lượng người tham gia công táckiểm tra cần phải dựa vào các căn cứ: Mức độ phức tạp, quy mô, phạm viđiều chỉnh của các nội dung kiểm tra, vị trí đặc điểm, tình hình cụ thể của đốitượng kiểm tra Năng lực trình độ, chuyên môn của kiểm tra viên để thực hiệnnhiệm vụ theo nội dung kiểm tra, đặc biệt là trưởng đoàn kiểm tra phải làngười trung thực khách quan, có ý thức tổ chức kỷ luật, có trình độ chuyênmôn cao, có khả năng điều hành cán bộ và kỹ năng giao tiếp tốt, có tác phonglàm việc linh hoạt, biết lắng nghe, thu nhận và xử lý chọn lọc thông tin Côngtác tổ chức con người hợp lý sẽ tăng cường tính chuyên sâu trong công táckiểm tra đồng thời đảm bảo hoàn thành kế hoạch kiểm tra hàng năm với chấtlượng cao Để tổ chức, bố trí con người có hiệu quả thì cần phải đặc biệt quantâm thực hiện theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Sự lãnh đạo trong công tác kiểmtra là quá trình thu hút, lôi cuốn thuyết phục và hướng dẫn các hoạt động cóliên quan đến nhiệm vụ, nghĩa vụ của những thành viên trong công tác kiểmtra và đối tượng kiểm tra nhằm hoạt động ngày một hiệu quả
Trang 26- Tổ chức công việc là tổ chức nắm bắt các thông tin phục vụ cho côngtác kiểm tra: Xem xét phân tích sơ bộ các nội dung có liên quan đến đơn vịđược kiểm tra để xác định hình thức, quy mô, phạm vi thời gian kiểm tra Đây
là cơ sở ban đầu giúp cho trưởng đoàn kiểm tra phân định nhiệm vụ của mỗithành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình với chất lượng cao nhất
Soạn thảo và trình ký quyết định kiểm tra:
Đây là thủ tục hành chính rất được quan tâm về giá trị pháp lý củaquyết định kiểm tra Trong quyết định kiểm tra ghi rõ: Các căn cứ tiến hànhkiểm tra, nội dung, phạm vi yêu cầu của cuộc kiểm tra, thời gian kiểm tra,thành phần tham gia đoàn kiểm tra, quyền hạn, trách nhiệm của đoàn kiểmtra, của đối tượng được kiểm tra
Tiến hành kiểm tra trực tiếp đối tượng được kiểm tra:
Đây là giai đoạn đoàn kiểm tra tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đốitượng được kiểm tra để trao đổi, thống nhất, các bộ phận của đối tượng đượckiểm tra có trách nhiệm làm việc với đoàn kiểm tra để lên kế hoạch làm việc
cụ thể, thống nhất các tài liệu cần phải cung cấp Từ đó, đoàn kiểm tra cho họthấy rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm tra Thu thập các thông tincần thiết giúp cho đoàn kiểm tra tiến hành xác minh nhanh chóng và có đủcăn cứ pháp lý kết luận, chuẩn xác, tính khách quan trung thực về nội dungkiểm tra Khi tiến hành tổ chức công việc tại khâu này cần chú ý tổ chức tậptrung vào những công việc trọng tâm, tránh xa vào những việc vụ việc nhỏnhặt mới phát hiện, tránh việc trùng lặp kiểm tra đi kiểm tra lại để công táckiểm tra được tiến hành liên tục, đúng tiến độ Các nội dung được kiểm tracần có sự xác minh cụ thể, rõ ràng có hồ sơ tài liệu chứng minh, các hồ sơchứng lý này được coi là tài liệu gốc, có ý nghĩa thiết thực để lập nên biên bảnkiểm tra, bao gồm: Các tài liệu báo cáo của đơn vị lập theo yêu cầu của đoànkiểm tra, các biên bản làm việc giữa kiểm tra viên với đối tượng có liên quan,các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu xác minh, các bản sao chụp các tàiliệu có liên quan
Trang 27Kết thúc kiểm tra:
Đây là công việc tổng hợp kết qủa kiểm tra, nghiên cứu các đề xuất,kiến nghị các biện pháp giải quyết các vấn đề phát hiện trong kiểm tra Báocáo tổng hợp kết qủa kiểm tra với cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử
lý Tuỳ theo tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra đoàn kiểm tra cóthể áp dụng một trong hai hình thức để kết thúc kiểm tra: Biên bản kiểm trahoặc báo cáo kiểm tra, biên bản kiểm tra hay báo cáo kiểm tra là kết quả cuốicùng của đoàn kiểm tra Do vậy, việc thực hiện lập phải tiến hành theo cácbước sau:
Bước 1: Lập dự thảo biên bản dựa trên các tài liệu đã được tổng hợp
phân tích từ các hồ sơ chứng lý do đoàn kiểm tra tập hợp Thông báo chínhthức cho đối tượng được kiểm tra Lấy ý kiến tham gia về các kết luận, kiếnnghị trong dự thảo, tại khâu này đối tượng được kiểm tra có quyền đưa ra các
ý kiến về các kết luận của đoàn kiểm tra trên cơ sở các chứng cứ đảm bảo chocác ý kiến của mình là đúng đắn Về phía đoàn kiểm tra, việc thông báo dựthảo biên bản giúp cho đoàn có thể thăm dò được phản ứng của đối tượng đượckiểm tra, mặt khác tìm thêm các chứng cứ pháp lý để đảm bảo cho kết luận vàkiến nghị về giải pháp xử lý được chính xác, khách quan có hiệu lực thi hành.Tuỳ theo yêu cầu của nội dung kiểm tra việc tiếp nhận, nghiên cứu phân tích,xem xét lại các ý kiến tham gia kết luận của đoàn hoặc trả lời các ý kiến thamgia của đối tượng được kiểm tra được thực hiện sau đó hoàn chỉnh thành vănbản chính thức để hai bên thống nhất ký vào dự thảo biên bản
Bước 2: Thực hiện tổ chức và công bố chính thức biên bản, kết luận
kiểm tra
Bước 3: Một số công việc thực hiện sau khi kết thúc kiểm tra: Báo cáo
bằng văn bản với người ký quyết định kiểm tra về kết qủa kiểm tra, trong đónêu rõ các ý kiến chưa nhất trí của đối tượng được kiểm tra hoặc ý kiến củaquần chúng chưa được trả lời để ra quyết định xử lý kết quả sau kiểm tra.Tổ
Trang 28chức rút kinh nghiệm để phát huy tác dụng trong các đợt kiểm tra tiếp theo.Sắp xếp hồ sơ lưu trữ để sử dụng khi cần thiết.
Công việc liên quan đến công tác kiểm tra được hình thành trong mốiliên hệ chặt chẽ với các chủ thể trong công tác quản lý thuế, bao gồm: Lãnhđạo các cấp, các công chức thuế và đối tượng được kiểm tra Để làm tốt côngtác tổ chức công việc trong công tác kiểm tra thuế phải luôn quan tâm tới quátrình xắp xếp nhân sự Bố trí hợp lý cán bộ vào từng vị trí phù hợp với nội dungcông việc của công tác kiểm tra sẽ đảm bảo hiệu quả công việc đạt được mức
độ tối đa
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế
Quản lý thu thuế là một hoạt động có liên quan đến mọi mặt đời sốngkinh tế xã hội của một nước, tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội, các địa
bàn của một quốc gia; ở đâu có có hoạt động kinh tế (mua bán hay cung cấp dịch vụ) hay có thu nhập đối với một tổ chức cá nhân thì ở đó có hoạt động
quản lý thu thuế và đối với hoạt động quản lý thu thuế thì công tác kiểm trathuế là quan trọng hàng đầu Bởi vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý thuếnói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng thì môi trường xã hội, môitrường pháp lý nói chung hay về thuế nói riêng phải luôn luôn được hoànthiện các thể chế quản lý kinh tế và xã hội có liên quan phải được ban hành vàthực hiện một cách đồng bộ
Một số yếu tố chủ yếu làm ảnh hưởng và tác động tới công tác quản lýthu thuế cũng như công tác kiểm tra thuế như sau:
1.2.1 Các chính sách pháp luật của Nhà nước
Là căn cứ, là cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm tra Để công táckiểm tra thuế được thuận lợi thì các chính sách như: quản lý đất đai, quản lýthanh toán không dùng tiền mặt, quản lý XNK của cơ quan Hải quan, quản lýxuất nhập cảnh của cơ quan Công an, quản lý đăng ký kinh doanh của cơquan Kế hoạch và Đầu tư phải được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện
Trang 29tốt Bên cạnh đó là công tác kiểm toán nếu thực hiện không nghiêm minh,trách nhiệm pháp lý không cao sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả của côngtác kiểm tra thuế.
1.2.2 Hệ thống chính sách pháp luật thuế
Thiết lập một hệ thống chính sách thuế cần phải được thống nhất, nộidung các sắc thuế phải rõ ràng, minh bạch Nếu như một hệ thống chính sáchthuế không đồng bộ và thống nhất, nội dung các sắc thuế quá phức tạp, quyđịnh không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế còn rườm rà thì sẽ rất khókhăn cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế Trong điều kiện đó kiểm tra sẽkhông có hiệu quả
Ví dụ: Thuế suất thuế GTGT vừa quy định theo nhóm mặt hàng vừa
quy định theo ngành nghề kinh doanh thì một mặt hàng có thể được hiểu vàxác định theo thuế suất đối với một nhóm mặt hàng này nhưng lại có thể xácđịnh theo thuế suất của một ngành nghề kinh doanh khác Hoặc khung thuếsuất quá rộng trong khi danh mục các đối tượng chịu thuế không được vănbản quy định rõ ràng, đầy đủ gây trở ngại cho cả người thu và người nộp Hơnnữa, việc áp dụng chế độ ưu đãi, miễn giảm nhiều dẫn tới việc thu hẹp diệnchịu thuế gây bất bình đẳng trong các đối tượng nộp thuế
Bởi vậy hệ thống chính sách thuế cần phải được đảm bảo sự bình đẳng
tạo ra một "sân chơi chung " Mặt khác, qua thi hành hệ thống chính sách thuế
phải tạo ra được sức ép buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường côngtác hạch toán kinh doanh, hạch toán kế toán một cách triệt để hơn Đây cũng làyếu tố quan trọng nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý kinh tế tài chínhtheo pháp luật và tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh không bị bỡ ngỡ khi thamgia hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực cũng như trên Thế giới
1.2.3 Trình độ nhận thức của NNT
Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc của nhà nước, buộc các thểnhân và pháp nhân phải thực hiện Chính vì vậy, đây là lĩnh vực khá nhạy
Trang 30cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của người dân Các hoạt độngkinh tế lại vô cùng phức tạp và đa dạng, khó quản lý Do vậy, việc tuân thủcác quy định của luật thuế phụ thuộc khá nhiều vào trình độ nhận thức củangười nộp thuế Đó vừa là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm trathuế, vừa là mục tiêu cần đạt được của các cuộc kiểm tra.
1.2.4 Trình độ của cán bộ kiểm tra thuế
Để công tác kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao thì nhất thiết cán bộ làmcông tác kiểm tra thuế phải được tuyển chọn và đào tạo một cách chuyên sâu,
có những phẩm chất, tư cách vững vàng, kiên định, có trình độ chuyên môn
và năng lực công tác, phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nềnkinh tế - xã hội, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, biết tận dụng nhữngthành tựu đạt được và kinh nghiệm của các nước Ngược lại, chất lượng củacông tác kiểm tra sẽ bị hạn chế rất nhiều, gặp khó khăn trong việc phát hiện
và có biện pháp ngăn chăn kịp thời các hành vi gian lận trong việc tính thuế,
kê khai thuế
1.2.5 Các công cụ, phương tiện tiến hành kiểm tra
Hoạt động kiểm tra thuế có những đặc thù riêng, vì phải tiếp xúc vớimặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, thường phải đối mặt với những hành vi viphạm, những âm mưu thủ đoạn tinh vi Do đó, đòi hỏi cán bộ kiểm tra phảihết sức cẩn thận, phải có điều kiện làm việc thích hợp như: Cơ sở vật chất kỹthuật, hệ thống kiểm tra thuế phải được trang bị đồng bộ về hệ thống máytính, mỗi cán bộ kiểm tra thuế cần một máy vi tính, khai thác mạng nội bộ, kết
nối internet, kết nối với hệ thống mạng của các cơ quan liên quan (Hải quan, Công an, Ban quản lý các dự án, KBNN ) kết nối mạng toàn ngành thuế đảm
bảo cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời để phục vụtốt công tác kiểm tra
1.2.6 Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan
Thông qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liênquan thì quá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin có tínhđầy đủ hơn, toàn diện hơn Từ đó, ra quyết định quản lý chính xác hơn
Trang 31Hoạt động của các cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm sát ) có tác
dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của đối tượng nộp thuế được nâng lên.Các cơ quan đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời các hành
vi vi phạm về thuế và xử lý đúng các trường hợp không tuân thủ pháp luật
Các cơ quan sẽ chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý nhữngvấn đề tương tự, giúp nhau các phương tiện hỗ trợ công việc làm giảm chi phítrong công tác nghiệp vụ
Tóm lại: Công tác kiểm tra thuế là một trong những khâu cuối cùng của
quá trình quản lý thuế nhằm đảm bảo huy động nguồn thu vào NSNN theođúng quy định đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình quản lý thuế Trongquá trình cải cách quản lý thuế và hội nhập kinh tế quốc tế về thuế ở ViệtNam hiện nay thì yêu cầu quản lý về lĩnh vực thuế ngày càng đòi hỏi phảiminh bạch, rõ ràng, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội Để làm được điềunày, ngoài việc ban hành hệ thống chính sách thuế hợp lý, đúng đắn, tổ chứcthực hiện pháp luật thuế khoa học thì rất cần phải quan tâm đến hoạt độngkiểm tra thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện của NNT, góp phầnkhông nhỏ vào việc thực hiện những chỉ tiêu mới đảm bảo tính tiên tiến, cókhả năng đánh giá một cách toàn diện hệ thống quản lý thu thuế
1.3 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế trên thế giới
và một số địa phương trong nước
1.3.1 Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế ở một số nước trên thế giới
Về hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Khảo sát kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy để đổi mới công tácquản lý thuế cần phải đảm bảo đủ bốn thành phần chủ yếu: Chiến lược, Tổchức nhân sự, quy trình tác nghiệp và công nghệ Trong đó Chiến lược là yếu
tố cơ bản của quá trình hiện đại hoá; với mục tiêu, chương trình và kế hoạchthực hiện cụ thể, rõ ràng và thống nhất gắn với từng nhiệm vụ cụ thể của từng
bộ phận trong cơ quan thuế Tổ chức nhân sự phải thay đổi phù hợp với mục
Trang 32tiêu mới; thay đổi nhận thức mới, phong cách làm việc mới của cán bộ côngchức, tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới chotất cả cán bộ thuộc cơ quan thuế Quy trình nghiệp vụ phải thay đổi theohướng hiện đại, quản lý bằng kỹ thuật rủi ro Công nghệ là trụ cột cơ bản củaquá trình hiện đại hoá cơ quan thuế; vấn đề thiết yếu là công nghệ phải phùhợp và đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, phù hợp với trình độ quản lý tổ chức của
cơ quan thuế và trình độ kỹ năng của cán bộ thuế
Việc hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế của một số nướctrên thế giới chủ yếu bao gồm các giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1: Cơ quan thuế các nước tập trung chủ yếu vào việc làmquen với mô hình thanh tra mới và bước đầu đi vào phân tích đánh giá rủi ro ởmức độ còn đơn giản như nhận diện doanh nghiệp về sự tuân thủ pháp luậtthuế để đưa ra các chức năng xử lý dữ liệu về thuế, thay thế việc xử lý thủcông bởi các ứng dụng trên máy tính Công tác thanh tra thuế được phân loạiđánh giá theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để lập kế hoạch thanh tra và tổchức thanh tra kiểm tra theo kế hoạch
- Giai đoạn 2: Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng hệthống cơ sở dữ liệu đồng bộ Xây dựng phương pháp, quy trình nghiệp vụthanh tra thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro Xây dựng các phần mềm ứngdụng hỗ trợ cho kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro Triển khai thí điểm kỹthuật và mô hình thanh tra mới ở một số địa phương Thay đổi tổ chức bộmáy và đào tạo kỹ thuật chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới cho cán bộthanh tra thuế Trình Nhà nước bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luậtphù hợp với quá trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế nói chung và côngtác thanh tra thuế nói riêng
- Giai đoạn 3: Hoàn thiện phương pháp, quy trình, kỹ thuật thanh tra.Thiết kế các ứng dụng có tính tích hợp cao, khả năng trao đổi thông tin và xử
lý dữ liệu tập trung ở mức cao Triển khai diện rộng mô hình và kỹ thuật
Trang 33thanh tra mới trên toàn quốc Tiếp tục bổ sung sửa đổi hệ thống pháp luậtđồng bộ, có những nước còn bổ sung chức năng điều tra cho thanh tra thuế.
- Giai đoạn 4: Hiện đại hoá ở mức rất cao
Mặc dù quá trình hiện đại hoá công tác thanh tra thuế ở các nước cónhững bước đi khác nhau, nhưng nhìn chung đều phải trải qua các giai đoạnnêu trên Hiện nay một số nước đã hoàn thành giai đoạn 3 và đang đi vào giaiđoạn hiện đại hoá ở mức cao như: Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản,Australia, Newzealand, Anh Các nước Đông Nam á và Châu á khác đều đãtiến hành hiện đại hoá công tác thanh tra thuế và đang ở giữa hoặc cuối giaiđoạn 2 như: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan (Trung Quốc), Philippin, TháiLan, Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc
Về tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế
Hầu hết các nước đều có hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế được tổ chứctheo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế (Malaysia,Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh) Tại Mỹ và Úc, chức năng thanh tra,kiểm tra thuế do các Ban nghiệp vụ (Mỹ) hoặc các Vụ, Cục (úc) thực hiện,không tổ chức bộ phận thanh tra riêng tại cấp trung ương
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được phân cấp theo mô hình tổchức, chủ yếu được thực hiện ở cấp trung gian (Cục thuế vùng, tỉnh) Tại cácquốc gia có tổ chức bộ phận thanh tra riêng cấp trung ương thì chủ yếu là thựchiện công tác chỉ đạo, hỗ trợ thanh tra
Các nước có tổ chức Ban quản lý NNT lớn đều thành lập riêng bộ phậnthanh tra NNT (nằm trong Ban quản lý NNT lớn) như Australia, Pháp, Hà lan,New Zealand, Anh, Mỹ, Canada, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore,Lào, Campuchia và Hàn quốc
Hoạt động thanh tra NNT được chuyên môn hoá cao Các phòng thanhtra tại cơ quan thuế được tổ chức với chức năng chuyên biệt, chỉ thực hiệnmột giai đoạn của hoạt động thanh tra như: Phòng thanh tra chịu trách nhiệm
Trang 34thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra; Phòng Thanh tra thựchiện thanh tra và xác định thuế Phòng thanh tra đặc biệt chịu trách nhiệm vềphân tích ở những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm(Hàn Quốc, Anh)
V ề chiến lược xử lý rủi ro
Các nước đều xây dựng chiến lược xử lý rủi ro theo hướng ưu tiên giảiquyết trước các rủi ro ở mức cao (là những rủi ro không thể chấp nhận được)
và giải quyết các rủi ro ở mức thấp tuỳ theo nguồn lực cho phép (ví dụ: có thểlựa chọn rủi ro ở mức thấp bằng phương pháp ngẫu nhiên để đánh giá khả năngkiểm soát hoặc "tích lũy" các rủi ro này để giải quyết trong tương lai) Phạm vixem xét, phân tích khi nhận dạng rủi ro bao gồm cả những thông tin được thểhiện ở cấp "vĩ mô" như xu hướng phát triển kinh tế, đặc tính ngành nghề và cáctác động của chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư
Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm
Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm được tập trung, thốngnhất theo chỉ đạo cấp trung ương Hàng năm, cấp trung ương căn cứ vào mụctiêu, nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra tập trung vào đốitượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt, điều chỉnh tỷ lệ đối tượng thanh tragiữa các ngành nghề Theo kinh nghiệm của cơ quan thuế Anh thông thường
kế hoạch thanh tra thuế được xây dựng theo cơ cấu:
+ 40% do quan thuế trung ương xây dựng
+ 10% do lựa chọn ngẫu nhiên
+ 50% do Cục thuế và Chi cục Thuế xây dựng
Về các hình thức thanh tra, kiểm tra thuế
- Thanh tra, kiểm tra tại bàn.
- Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT
- Thanh tra ngẫu nhiên
Trang 35Về kiểm soát chất lượng thanh tra
Các nước đều xây dựng hệ thống chuẩn mực thanh tra để kiểm soátchất lượng thanh tra Hệ thống chuẩn mực từng nước có sự khác biệt nhấtđịnh nhưng đều bao gồm các nhóm chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực 1: Kế hoạch thanh tra
- Chuẩn mực 2: Bằng chứng thanh tra và thu thập bằng chứng thanh tra
- Chuẩn mực 3: Kết luận, kiến nghị thanh tra
- Chuẩn mực 4: Tài liệu làm việc và Báo cáo thanh tra
Tuỳ theo quy mô và tính chất của từng vụ thanh tra, cơ quan thuế có thểthành lập các bộ phận riêng chịu trách nhiệm rà soát kết quả thanh tra theo cácchuẩn mực trên trước khi ban hành quyết định cuối cùng hoặc có thể đưa vàoquy trình thanh tra nội bộ Ví dụ, tại úc, Malaysia và Trung Quốc, các thanhtra cao cấp hoặc trưởng phòng thanh tra có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ cáckết quả thanh tra tại cơ sở có liên quan đến giao dịch quốc tế hoặc các vụ việclớn trước khi gửi kết luận chính thức cho đối tượng nộp thuế
Về ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế
Nhóm các nước phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tintrong thanh tra thuế cao và tại cấp trung ương thường thành lập bộ phận''Thanh tra máy tính'' (thanh tra tin học, thanh tra thuế bằng máy tính) Thanhtra máy tính được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ côngtác thanh tra và quyền truy cập, khai thác, sử dụng hệ thống dữ liệu của đốitượng nộp thuế để xác định số liệu thực về sổ sách kế toán và các giao dịchđiện tử
Về Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thanh tra
Các nước đều có yêu cầu cao đối với việc tuyển chọn thanh tra viên.Người được tuyển chọn thường phải được đào tạo qua Đại học Riêng Anhyêu cầu phải có 2 bằng Đại học (1 bằng Đại học kinh tế hoặc Đại học thuế và
1 bằng Đại học Luật)
Trang 36Ngoài việc tuyển chọn thanh tra viên theo truyền thống từ khối cáctrường kinh tế, luật, hiện nay một số quốc gia (điển hình là Mỹ) còn tuyểndụng những người từ các chuyên ngành khác để hỗ trợ hoạt động thanh tratheo ngành, phân tích kinh tế ngành.
Các nước đều chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức thuế.Một số Tổng cục Thuế các nước có Trung tâm đào tạo riêng Nhiều trung tâmđược đầu tư hiện đại xếp hạng quốc tế hoặc khu vực như Trung tâm đào củaNhật Bản, Malaysia, Pháp Thanh tra viên khi mới được tuyển dụng đềuđược dự các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cơ bản
Tại Anh, hàng năm đều mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn chocác ngạch thanh tra viên, thanh tra chính và thanh tra cao cấp Mỗi học viênvào học ở các ngạch trên đều phải đảm bảo những chỉ tiêu và tiêu chuẩn theoquy định của Nhà nước Khi học xong chương trình đều phải qua thi tuyển,nếu đạt thì mới được công nhận là ngạch thanh tra tương ứng với trình độ đãđào tạo
Về thời gian thanh tra, kiểm tra
Hầu hết các nước đều quy định thời gian thanh tra tương đối dài, từ mộtvài tháng đến một vài năm, tuỳ theo tính chất, quy mô cuộc thanh tra, điềutra thuế Thời gian thanh tra tại cơ sở kinh doanh là 02 tháng và có thể kéo dài
08 tháng nếu được Tổng cục trưởng cục thuế cho phép, thanh tra tại trụ sở cơquan thuế thì thời gian là 01 tháng, có thể kéo dài 02 tháng (Indonesia); Thờigian thu thập tài liệu phân tích thông tin (thanh tra tại bàn) từ 30 ngày đến 45ngày; Thời gian thanh tra đối tượng nhỏ khoảng 6 tháng; đối tượng lớn là 1năm và điều tra thuế là 2 năm (Anh)
1.3.2 Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở một số địa phương trong nước
1.3.2.1 Kinh nghiệm kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế TP Việt Trì (thuộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọ)
Về phát triển số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành Thuế Phú Thọ nóichung và tại các Đội kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố Việt Trì nói
Trang 37riêng trong những năm gần đây luôn được coi trọng, thông qua một số giảipháp sau:
- Tổ chức sắp xếp, bố trí lại lực lượng cán bộ kiểm tra nhằm đáp ứngđược các yêu cầu đặt ra khi thực hiện hiện đại hóa hệ thống Thuế Chuẩn hóatiêu chuẩn trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế
- Bổ sung lực lượng cán bộ kiểm tra thuế để số lượng cán bộ làm công táckiểm tra đạt từ 30% tổng số cán bộ công chức trở lên đảm bảo đủ lực lượng hoànthành khối lượng công việc tương đối lớn hiện nay Quan tâm tạo điều kiện, bổsung lực lượng cán bộ trẻ, có năng lực cho các phòng, đội kiểm tra
Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác kiểm tra thuế ngày càngđược hoàn thiện theo hướng chuyên môn hoá, mở rộng và bao quát hết đốitượng kiểm tra Tại Chi cục Thuế thành phố Việt Trì, việc tổ chức các Độikiểm tra hiện nay là tương đối phù hợp với thực tế, tuy nhiên việc tổ chức bộmáy còn chưa cụ thể, rõ ràng và chưa phù hợp với quy định hiện hành, cụthể là:
Về công tác chuyên môn
Chi cục Thuế thành phố Việt Trì đã xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệungười nộp thuế phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra Hiệu quảcông tác thanh tra, kiểm tra thuế phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và phântích thông tin người nộp thuế trên các ứng dụng quản lý thuế mà ngành Thuếxây dựng và thu thập được Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về ngườinộp thuế được cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từcông nghệ thông tin hiện đại giúp Chi cục có đầy đủ thông tin phục vụ côngtác quản lý thuế, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Về phát triển và mở rộng các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế
* Hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro
Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra, thanh tra thuế đãgiúp công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Việt Trì lựa chọn đối tượng
Trang 38thanh tra, kiểm tra tương đối phù hợp, tỷ lệ số doanh nghiệp có xử lý truy thuqua kiểm tra, thanh tra so với số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra đạt khá cao,giảm bớt tình trạng thanh kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp.Những kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra đạt được trong thờigian qua đã khẳng định việc áp dụng phương pháp kiểm tra, thanh tra theo rủi ro
là đúng đắn cần tiếp tục thực hiện Để thực hiện tốt, Chi cục đã chú trọng vàocác vấn đề sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu thức đánh giá rủi ro về thuế, tạođiều kiện cho việc đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với từng người nộp thuế vàviệc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được chính xác hơn
- Xây dựng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ kỹ thuật quản lý rủi ro
- Xây dựng các mô hình phân tích theo ngành và theo sắc thuế
- Hoàn thiện, nâng cao phương pháp phân tích rủi ro
* Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra
Về xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp các ngành có liên quan trong công tác kiểm tra thuế
Đây là công việc rất quan trọng đối với thanh tra, kiểm tra thuế do đốitượng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế
Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớncho thanh tra, kiểm tra Chi cục Thuế thành phố Việt Trì đã có những giảipháp sau:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt công tác đăng ký
mã số doanh nghiệp; kịp thời cung cấp mã số cho doanh nghiệp, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của người nộp thuế;
- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời cáctrường hợp vi phạm pháp luật; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệucho cơ quan công an trong công tác điều tra tội phạm kinh tế;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra để pháthiện các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng hợp đồng
và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
Trang 39- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng trong công tác hiện đạihóa thu nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát sinh phảinộp vào ngân sách nhà nước hay phát sinh các vấn đề có liên quan.
1.3.2.2 Kinh nghiệm kiểm tra thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Về đổi mới và xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra thuế
Văn phòng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng quy trình theo hướngxác lập đầy đủ hệ thống thông tin về Đối tượng nộp thuế Xây dựng tiêu chí
để đánh giá phân loại đối tượng nộp thuế để lập kế hoạch thanh tra Việc tiếnhành thanh tra phải hướng vào đối tượng có gian lận thuế; trong đó thanh tratrực tiếp vào hành vi gian lận Sử dụng các thông tin từ NNT và các kênhthông tin khác có liên quan để thanh tra có hiệu quả Quy định cụ thể trình tự
về thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích xác định rủi ro, lập và duyệt kếhoạch thanh tra, các bước triển khai quá trình thanh tra tại cơ sở kinh doanh
Thứ nhất: Quy trình nêu rõ các bước, bộ phận cần phải thực hiện từ khâu
lập kế hoạch thanh tra đến thực hiện thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quả kiểmtra Trong đó chú trọng đặc biệt tới khâu lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kếhoạch thanh tra cần có sự xét duyệt và giám sát của Tổng cục thuế để có sựđánh giá khách quan về hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra Lập kế hoạchthanh tra kiểm tra cần phải đáp ứng được các yêu cầu: Lựa chọn đối tượngthanh tra, kiểm tra phải chuyển từ không có kế hoạch sang có kế hoạch thanhtra, có kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết Kế hoạch thanh tra cần lựa chọn,phân tích cấp bậc khác nhau giữa cấp Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuếmang tầm chiến lược có tác dụng chung cho nền kinh tế: Tổng cục xây dựng kếhoạch thanh tra đối với các Tổng công ty lớn, các đơn vị có tầm hoạt độngxuyên quốc gia
Thứ hai: Khi thực hiện công tác thanh tra, đoàn thanh tra cần phải thay
đổi cách thức làm việc cho phù hợp Ghi sổ nhật ký để trưởng đoàn nắm bắtđược tiến độ làm việc hàng ngày và kiểm soát được nội dung trách nhiệm của
Trang 40từng thành viên trong đoàn thanh tra, tránh việc làm tuỳ tiện thiếu tráchnhiệm Các nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra dựa trên các tiêu chí chung
để đánh giá, kết luận tránh tình trạng dựa vào cảm tính của người thanh tra
Về nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra, kiểm tra thuế
Để hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao cần phải hoànthiện và đối mới nghiệp vụ thanh tra cho phù hợp với tính chất, đặc thù củacông tác quản lý thuế
Thứ nhất: Đối với việc xây dựng nội dung, chương trình kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại cơ sở
Về xu hướng nên tăng cường xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm trangắn hạn và thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, giảm thanh tra kiểm tra độtxuất Tăng cường thanh tra kiểm tra chuyên đề kết hợp với thanh tra, kiểm tradiện rộng
Thứ hai: Đối với việc thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ sở
Để thực hiện nhiệm vụ thanh tra kiểm tra thuế tại cơ sở cần phải cónhững phương pháp, nội dung kiểm tra hữu hiệu cụ thể là:
- Đối với doanh nghiệp vi phạm về đăng ký nộp thuế thì phương phápthanh tra kiểm tra là thông qua Sở kế hoạch đầu tư Ban quản lý các khu côngnghiệp để nắm danh sách doanh nghiệp mới ra kinh doanh Phối hợp với cơquan pháp luật như Viện kiểm sát, Công an để tăng cường kiểm tra kiểm soáthoạt động của các doanh nghiệp mới được thành lập đồng thời xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thuế thật kiên quyết những vi phạm về đăng
ký thuế, về trốn lậu thuế
- Đối với doanh nghiệp không chấp hành chế độ hoá đơn, vi phạm chế
độ hạch toán kế toán: Thông qua tài sản của doanh nghiệp ở Ngân hàng đểxác định doanh số từ đó xác định thuế Tuy nhiên việc cơ quan thuế thâmnhập vào các Ngân hàng thương mại để kiểm tra số lượng tiền vào, số tiền ralàm căn cứ xác định thuế của các doanh nghiệp (không chấp hành đầy đủ chế