Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đãchứng tỏ việc thành lập các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) làmột trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào điều kiện Việt Nam, từ Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng và Nhà nước đã chủ trương thí điểm vàtriển khai việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất Đến Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) định hướng chiến lược xây dựng và pháttriển các KCN đã được triển khai trong cả nước, và từng bước được bổ sung,
hoàn thiện tại các Đại hội tiếp theo Để phát triển các khu công nghiệp, khu
chế xuất đúng hướng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng
đã xác định: “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động Chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc các vùng ít dân cư” [24].
Thực hiện đường lối đó, đến nay cả nước đã có trên 250 KCN, KCX,KTT được thành lập ở 57 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó 170 khu đã
đi vào hoạt động Tính chung các KCN, KCX, KTT đã thu hút được 8.500 dự
án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng hơn 70 tỷ USD, trong đóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 52 tỷ USD (chiếm 71,4%), đóng góp trên30% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, và tạo việc làm cho hơn 1,5 triệungười [50] Các KCN, KCX đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu
Trang 2tư trong và ngoài nước, đón nhận các tiến bộ khoa học - công nghệ và tạo ranhững nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng,lợi thế để hình thành và phát triển các KCN nói riêng và phát triển kinh tế - xãhội nói chung Vì vậy, ngay khi có chủ trương xây dựng các KCN của Đảng
và Nhà nước, từ năm 1998, Vĩnh Phúc đã thành lập KCN đầu tiên và đến naytrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho
07 KCN, với tổng diện tích là 1.462 ha, thu hút được 513 dự án đầu tư trong
và ngoài nước, với tổng vốn 2.105 triệu USD; 02 KCN mới đang ở thời kỳxây dựng cơ bản và 13 KCN được thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủtrương đầu tư đến năm 2020 [10] Thành công đó đã góp phần đưa Vĩnh Phúctrở thành một tỉnh có năng lực cạnh tranh cao thứ 3, của cả nước sau Đà Nẵng
và Bình Dương Tuy nhiên, sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều vấn
đề đặt ra cần giải quyết như: số dự án đầu tư từ các thị trường lớn như Mỹ và
EU còn hạn chế, mới chiếm có 1,5% tổng số vốn đầu tư vào KCN trên địa bàntỉnh; các dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, cácngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghệ cao còn ít; và vấn đề ônhiễm môi trường sinh thái, vấn đề việc làm cho người dân mất đất do phảichuyển cho các KCN v.v
Những khó khăn, hạn chế đó đã và sẽ là những lực cản to lớn đối với sựphát triển các KCN trên địa bàn, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá
để tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn thúc đẩy các KCN phát triển hiệu quả hơn
Để góp phần giải quyết yêu cầu đó, tác giả chọn vấn đề: “Giải pháp phát
triển các khu công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020” làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình
Trang 32 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các khu công nghiệp
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển các khucông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, chỉ ra những hạnchế và nguyên nhân của tình trạng đó
- Đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm pháttriện các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là sự phát triển các KCN, bao gồm KCN, cụm
công nghiệp trên các khía cạnh công tác quy hoạch, số dự án, vốn đầu tư, tỷ lệlấp đầy, trình độ công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trườngtrong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnhVĩnh Phúc Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu một số địa phương khác đểrút ra bài học kinh nghiệm
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển KCN tỉnh
Vĩnh Phúc từ khi ra đời đến 2010
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn một sốkhía cạnh lý luận và thực tiễn về phát triển các khu công nghiệp trên địa bàntỉnh Vĩnh Phúc Đồng thời qua nghiên cứu thực tế quá trình phát triển khucông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc từ khi ra đời đến 2010 sẽ giúp luận chứng rõ hơnvấn đề trên và gợi ý kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả đối với việc phát triển các khu công nghiệp Vĩnh Phúc hiện nay và trongthời gian tới
Trang 45 Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá một số lý luận về các khu công nghiệp và vai trò củakhu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởngđến sự phát triển KCN
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các khu công nghiệp; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Chương 4: Giải pháp phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm khu công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp (KCN) được hình thành và phát triển ở các nước tưbản phát triển vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Năm 1896,xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố Manchester (Anh) Sau đó,KCN lần lượt được thành lập ở các nước khác như Mỹ (1899), Italia (1904);
và kể từ những năm 50 thế kỷ XX thì KCN thực sự bùng nổ, trở thành phổbiến ở các nước Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới Theo số liệu của Hội đồng nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC), đếnnăm 2005 đã có 12.600 KCN nằm rải rác ở 90 quốc gia Trong đó: Hoa Kỳ là
8800, Canada: 1.200, Đức: 300, Anh 200 và Hà Lan 130, Malaixia có 166KCN, Hàn Quốc 147, Indonesia 117 và Nhật Bản 95 [20]
Mặc dù KCN đã phát triển từ rất lâu, nhưng cho tới nay, vẫn chưa cómột định nghĩa thống nhất về KCN Theo quan điểm của Tổ chức phát triểncông nghiệp Liên hợp quốc UNIDO (1990): KCN là khu vực tương đối nhỏ,phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vàocác ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho cácngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt
so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà [14, tr.48]
Ở Thái Lan và Philippin, KCN được quan niệm như một thành phốcông nghiệp và thực tế nó là một cộng đồng tự túc và độc lập Ngoài việccung cấp kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử
lý chất thải, KCN cũng bao gồm khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trườnghọc, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, khu nhà ở cho công nhân… Các
Trang 6KCN ở Thái Lan và Philippin thường tồn tại các hình thức: khu sản xuất hàngtiêu thụ nội địa, khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại dịch vụ.
Tại Việt Nam, các KCN trước đây thường được hiểu là nơi tập trungnhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Sau Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VII (năm 1991), Đảng có chủ trương “Quy hoạch các vùng, trước hết làcác địa bàn trọng điểm, các KCX, KKT đặc biệt, KCN tập trung” Tiếp đó,Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng năm 1996 xác định rõ thêm: “Cần hìnhthành các KCN tập trung (bao gồm cả KCN và KCNC) tạo địa bàn thuận lợicho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới Phát triển đẩy mạnh côngnghiệp nông thôn và ven đô thị Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các
cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm rangoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới xen lẫnvới khu dân cư” [24]
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế cách hiểu về KCN cũng cónhững sự thay đổi Chẳng hạn theo Nghị định 36/NĐ - CP ngày 24/4/1997 củaChính phủ ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC, khái niệm KCN được nêu ranhư sau: KCN là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng CN và thực hiệncác DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinhsống; nhưng tại Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ
đã không đề cập đến vấn đề dân cư trong KCN Cụ thể, Nghị đinh 29/2008/NĐ
-CP quy định KCN là: “Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiệndịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý rõ ràng”
Theo TS Nguyễn Đình Quản, KCN là một khu có ranh giới địa lýxác định, có những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, vềchính sách, cơ chế ưu đãi và chế độ quản lý riêng dành cho sự phát triểncủa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công nghiệp và thực hiện cácdịch vụ công nghiệp
Trang 7Theo Luật Đầu tư năm 2005, KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN vàthực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định [37]
Các quan niệm trên tuy diễn đạt khác nhau, nhưng đều thống nhất ởmột số điểm chủ yếu:
Thứ nhất: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, có hệthống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, được thành lập theo quyết định của Chính phủ Trong khu công nghiệp
có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp công nghệ cao Về thực
chất, đây là khu kinh tế đặc biệt như KCN Batam (Indonesia), công viên côngnghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu, khu kinh tế mở ChuLai, Dung Quất ở Việt Nam
Thứ hai: KCN là lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các doanh
nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ sản xuất công nghiệp, không códân cư sinh sống Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Malaixia,Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam
Từ đó, có thể khái quát lại: KCN là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác
định, có những điều hiện tương ứng với phát triển công nghiệp về tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà nước, tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan đến hoạt động công nghiệp
1.1.1.2 Phân loại khu công nghiệp
Khu công nghiệp có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Theo tính chất ngành nghề, KCN được chia thành các loại sau:
+ KCN chuyên ngành: là KCN được hình thành từ các xí nghiệp côngnghiệp cùng một loại ngành hoặc một ít ngành CN khác nhau nhưng cùng sảnxuất ra một số loại sản phẩm Ví dụ như khu gang thép Thái Nguyên, Hóachất Việt Trì, Lọc dầu Dung Quất v.v
Trang 8+ KCN đa ngành: là KCN bao gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngànhcông nghiệp khác nhau KCN đa ngành cho phép thoả mãn được yêu cầu vềlãnh thổ cho sản xuất công nghiệp, tiết kiệm đầu tư hạ tầng, song rất dễ gây ratác động xấu giữa các xí nghiệp khác nhau.
- Dựa vào đặc điểm, KCN được chia thành:
+ KCN tập trung: Là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp, có thể là đangành, chuyên ngành; được xây dựng trên một vùng có thuận lợi về mặt địa
lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, có cơ sở hạ tầng tốt
+ Khu công nghệ cao: Khu công nghệ cao là KCN trong đó tập trung cácdoanh nghiệp có công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho pháttriển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo
và các dịch vụ liên quan
+ Cụm công nghiệp: là tên gọi chung cho các cụm công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp, thực chất là KCN tập trung nhưng có quy mô nhỏ, do Chủ tịchUBND cấp tỉnh quyết định thành lập (hoặc phân cấp quyết định thành lập)theo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn để bố trí các cơ sở sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống trong diện
di dời khỏi nội thành, nội thị hoặc các khu dân cư tập trung, và thu hút các dự
án đầu tư với quy mô vừa và nhỏ
+ KCN chế xuất: là một dạng đặc biệt của KCN (còn gọi là KCX) Tại
đó, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàngxuất khẩu và các loại hoạt động xuất khẩu Trong KCX, doanh nghiệp đượctạo điều kiện thương mại và hoạt động trong môi trường thông thoáng
KCX là một dạng đặc biệt của KCN, nhưng giữa KCX và KCN có sựkhác nhau nhất định, xuất phát từ sự khác nhau về mục đích, đối tượng thamgia hay mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế Đối với KCN thườngđược thành lập ở những vùng mà kinh tế chưa phát triển, nguồn lao động dưthừa nhưng có một số yếu tố thuận lợi như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa
Trang 9lý … KCN được nhận một sự ưu tiên nhất định từ phía chính phủ và chínhquyền địa phương với một vai trò nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.KCN bao gồm các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.Như vậy, so với KCN thì KCX cũng được xác định là KCN nhưng tập trungnhững doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến các hàng xuất khẩu, được sự
ưu tiên đặc biệt của Chính phủ KCX có vai trò then chốt trong việc chuyển
từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở
- Theo đặc điểm và cấp quản lý, KCN gồm 3 loại: (1) KCN do chínhphủ quyết định thành lập: đó là các khu công nghiệp, khu chế xuất và khucông nghệ cao; (2) KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập: đó
là các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; (3) KCN do UBND huyện, thịquyết định thành lập
1.1.1.3 Đặc điểm khu công nghiệp
Thứ nhất: KCN là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra
các sản phẩm công nghiệp khác nhau, đồng thời cũng sử dụng lượng lớnnguyên, nhiên liệu, năng lượng và thải ra lượng chất thải khổng lồ Do tínhtập trung sản xuất CN ở mật độ cao như vậy nên các vấn đề kinh tế - kỹ thuậtcủa KCN trở nên rất khác biệt Thể hiện:
- Việc bố trí các doanh nghiệp trong KCN vừa phải đảm bảo tính hiệuquả trong sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng, vừa không ảnh hưởng xấu đếnnhau Để làm được như vậy, quy hoạch trong các KCN phải được tính toán vàgiải quyết bằng các giải pháp kỹ thuật tối ưu
- KCN có đủ các điều kiện kinh tế - kỹ thuật như: cơ sở hạ tầng kỹthuật ngoài hàng rào KCN, nguồn cung cấp điện, nước… thì KCN mới vậnhành có hiệu quả Hơn nữa do nhu cầu về các nguồn lực này khá lớn nênKCN đòi hỏi phải được cam kết cung cấp ưu tiên
Trang 10- KCN phải có hệ thống xử lý chất thải phù hợp Bởi nếu không đề caoyêu cầu xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, thì với khối lượng chấtthải lớn, các KCN có thể huỷ diệt môi trường xung quanh.
Thứ hai: các KCN có diện tích đất khá lớn, tập trung tại một địa điểm,
địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho xây dựng các công trình côngnghiệp, gần nguồn nước, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thích hợp Đây cũng là lý
do của tình trạng quỹ đất xây dựng KCN thường lấn chiếm quỹ đất nôngnghiệp và đất đô thị Khi các KCN được xây dựng nhiều sẽ gây sức ép, thậmchí xung đột với nhu cầu đất của dân cư Điều đó đòi hỏi việc xây dựng cácKCN phải theo quy hoạch cân đối, hài hoà hợp lý các khu đất giành cho sinhhoạt, cho nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và cho các KCN tập trung
Thứ ba: KCN thường được xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận
lợi như gần các đường giao thông, thuận tiện trong giao lưu với các trung tâmkinh tế lớn, gần cảng biển, sân bay…, bởi tại đó có nhiều ưu thế trong thu hútđầu tư vào các KCN
Thứ tư: KCN sử dụng lượng lao động lớn, do đây là nơi tập trung các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và cung cấp các dịch vụ sản xuất côngnghiệp, với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khácnhau Nhưng cũng chính vì thu hút lực lượng lao động lớn nên kéo theo nhiềuhậu quả xã hội Dễ thấy nhất là vấn đề người lao động ngụ cư Những ngườinày vừa không có nhà ở, không có sự hỗ trợ của gia đình, không ổn định nênrất khó quản lý Hơn nữa, sự biến động đột biến của lượng lao động ngụ cư cóthể gây sức ép lên hệ thống giáo dục, y tế và nhà ở địa phương Khi xây dựngcác KCN, địa phương cần lường trước các yếu tố phát sinh này
- Hơn nữa, trong quá trình vận hành các KCN thường xuất hiện cácxung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động, dễ gây thành cáccuộc đình công, bãi công lớn do tính chất lây truyền và do các doanh nghiệp ởgần nhau Nếu các tổ chức chính trị, xã hội không khéo léo giải quyết cácxung đột này có thể gây bất ổn cho cả vùng
Trang 11- Ngoài ra, KCN cũng có cơ quan quản lý và điều hành chung các vấn
đề trong khu Nếu cơ quan này không được quản lý và vận hành tốt thì hiệuquả hoạt động của KCN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Tóm lại, một mặt KCN là một thực thể độc lập, cả về lãnh thổ lẫn cácđiều kiện sản xuất kinh doanh gắn với cơ bản của nó là sản xuất công nghiệptập trung ở mật độ cao Mặt khác, KCN không tồn tại độc lập mà có mối quan
hệ chặt chẽ về mọi mặt với các lãnh thổ khác về đầu vào, đầu ra và ảnh hưởngngoại sinh Vấn đề làm sao đề cả trong, ngoài KCN các quá trinh kinh tế, xãhội, tự nhiên đều diễn ra tốt đẹp Giải quyết yêu cầu đó là nhiệm vụ của doanhnghiệp kinh doanh KCN và cơ quan quản lý nhà nước
1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KCN
1.1.2.1 Vai trò của khu công nghiệp
* Thu hút vốn đầu tư, tăng tổng thu nhập quốc dân và kim ngạch xuất khẩu
- Hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đang phải đối đầu vớinhững khó khăn về thiếu hụt vốn, cơ sở hạ tầng kinh tế thấp kém, kỹ thuật -công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý, tay nghề chưa cao, môi trường, thể chếđầu tư chưa hoàn thiện… Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nayđang tạo ra những cơ hội to lớn để việc khắc phục những yếu kém đó
- Việc các nước thực hiện quy hoạch, phát triển KCN là phương thứcphù hợp tạo điều kiện để tập trung đầu tư có trọng điểm Do có kết cấu hạtầng kỹ thuật hiện đại hơn và cơ chế quản lý thông thoáng hơn so với bênngoài, nên KCN đã trở thành một địa điểm để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt làvốn đầu tư nước ngoài, tập trung các doanh nghiệp sản xuất và chế biến côngnghiệp Nói cách khác, KCN sẽ tạo cơ hội đưa nhanh kỹ thuật mới vào sảnxuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ; xây dựng các ngành công
Trang 12nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế,bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
- Theo WB, đến 1999 trên phạm vi toàn thế giới đã có khoảng 43% số
dự án đầu tư vào các KCN là do doanh nghiệp trong nước; 24% do liên doanhvới nước ngoài và 33% do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện Thậm chí, tạiĐài Loan và Malaixia, KCN đã thu hút được 60% vốn FDI Hơn nữa, cácdoanh nghiệp hoạt động trong KCN phần lớn là các đơn vị tiềm năng, hoạtđộng có hiệu quả, do đó đã thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế củađất nước, trong đó, đáng kể nhất là thúc đẩy xuất khẩu, thay thế hàng nhậpkhẩu Ở một số nước KCN đã góp phần đáng kể cho việc đẩy mạnh xuấtkhẩu Ví dụ như Malaixia hiện nay giá trị xuất khẩu của các KCN chiếm 30%trong tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến, ở Mêhicô là 50%.[15]
Thực tế ở nước ta cho thấy, KCN có vai trò tích cực vào việc thu hútvốn đầu tư đặc biệt là vốn FDI Số dự án đầu tư cả trong và ngoài nước vàocác KCN chiếm một tỷ trọng khá lớn Sự gia tăng vốn đầu tư vào các KCNgóp phần quan trọng vào việc tăng tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, đóng góptrực tiếp vào việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Hơnnữa, sự phát triển của các KCN còn có tác động kích thích tăng đầu tư mới ởcác doanh nghiệp ngoài KCN Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuốinăm 2010, cả nước đã có 255 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tựnhiên 69.253 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt trên45.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó, 171KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 43.580 ha và 84KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bảnvới tổng diện tích đất tự nhiên 25.673 ha, Tính đến hết năm 2010, các KCN cảnước đã thu hút được 3.900 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kýgần 54 tỷ USD và 4.664 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng kýgần 310 nghìn tỷ đồng (tính tiêng cho các dự án thứ cấp trong KCN) Tổng
Trang 13vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 255 KCN trên cả nước đạt gần 3 tỷUSD và gần 110.000 tỷ đồng
- Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCNtrên cả nước đạt khoảng 50%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầykhoảng 65%
Về tình hình sản xuất kinh doanh:
+ Đến năm 2010, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài trong KCN đạt gần 20 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu
tư đăng ký; vốn thực hiện của các doanh nghiệp trong nước trong KCN đạt
140 nghìn tỷ đồng, chiếm 45% tổng vốn đầu tư đăng ký Có 3.300 dự án cóvốn đầu tư nước ngoài và khoảng 3.500 dự án đầu tư trong nước đang hoạtđộng sản xuất kinh doanh
+ Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án phát triển kết cấu hạ tầngKCN đến năm 2010 đạt khoảng 1 tỷ USD (dự án có vốn đầu tư nước ngoài)
và gần 50 nghìn tỷ đồng (dự án đầu tư trong nước), chiếm tương ứng 35% và45% so với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài
và các dự án đầu tư trong nước
+ Trong 12 tháng năm 2010, các doanh nghiệp KCN đạt doanh thu gần
19 tỷ USD và 25400 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu 11,5 tỷ USD, giá trị xuất khẩu10,1 tỷ USD và nộp ngân sách gần 1,4 tỷ USD [48]
* Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
- KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và cungcấp các dịch vụ sản xuất công nghiệp, với nhiều loại hình doanh nghiệp khácnhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau KCN là nơi thu hút được nhiều lao độngbao gồm lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại KCN và các doanhnghiệp xây dựng và cung cấp dịch vụ cho KCN, nó góp phần đa dạng hoángành nghề trong xã hội tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho nhiều đối tượngtrong xã hội, từ người nông dân có nhu cầu làm việc khi nông nhàn, sinh viên
Trang 14dỗi thời gian, công nhân cho đến cả lao động có trình độ cao như kỹ sư, nhàquản lý, điều hành… Mặt khác, số lao động này được tiếp xúc với công nghệsản xuất hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, nên đây là điều kiện quantrọng để xây dựng đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ năng và có năng suất laođộng cao đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước
Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp,nhiều KCN, KCX đã mở các cơ sở đào tạo nghề Việc thành lập các trung tâmdạy nghề và đào tạo trong các KCN, KCX đã góp phần nâng cao chất lượngnguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN nói riêng, cho sự nghiệpCNH, HĐH đất nước nói chung Ở các địa phương có KCN, tỷ lệ thất nghiệpgiảm rõ rệt Điều đó có tác động tích cực đến việc xoá đói, giảm nghèo, đồngthời góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra Theo thống kê của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy mỗi KCN với diện tích khoảng 100 - 150 ha,khi đã lấp đầy toàn bộ diện tích sẽ cần số lượng lao động lên đến 15 vạn - 18vạn lao động Tính đến năm 2010, các KCN trên phạm vi cả nước đã thu hútđược 1,5 triệu lao động trực tiếp và hơn 2 triệu lao động gián tiếp
- Thực tế những năm qua cho thấy, hầu hết các KCN phía Nam và phíaBắc phải tuyển rất nhiều lao động từ các tỉnh miền trung mới đáp ứng nhu cầuviệc làm trong KCN Như vậy, KCN không những giải quyết việc làm cho laođộng địa phương mà còn tạo việc làm cho địa phương khác, trong quá trìnhhình thành và phát triển của mình góp phần giải quyết bài toán lớn cho nềnkinh tế Việt nam hiện nay đó là bài toán việc làm và nâng cao trình độ laođộng Bởi vì, lao động làm việc trong KCN tập trung được làm quen với tácphong công nghiệp, người lao động có tính cạnh tranh trong công việc do đó,không ngừng nâng cao trình độ tay nghề để tồn tại
- Việc mở mang các KCN, KCX không chỉ góp phần tạo việc làm, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, mà còn góp phần đáng kể vào việc tăng thunhập, xóa đói giảm nghèo Theo số liệu điều tra, có khoảng 40% số lao động
Trang 15làm việc trong các KCN là những người có thu nhập thấp đến từ nhiều địaphương Ngoài ra, KCN còn tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm cho những laođộng không trực tiếp tham gia sản xuất trong KCN, thông qua việc cung cấpdịch vụ cho khu công nghiệp.
* Góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản lý kinh doanh
- Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các KCN đều đặt ramục tiêu tiếp cận các công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiếncủa các nhà đầu tư Theo một nhà kinh tế phương Tây nhận định: Việc thànhlập các KCN còn có ý nghĩa hơn là một sự thay đổi chính sách, bởi sự thayđổi chính sách là từ bóp nghẹt sang cởi mở thông thoáng, chỉ có ý nghĩa tối đakhi chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường Còn thực sự khinền kinh tế đã hạn chế bớt đi các trói buộc phong kiến hành chính thì đều có ýnghĩa hơn lại là một chính sách kỹ thuật và công nghệ khả thi đủ hấp dẫn đểthu hút được kỹ thuật và công nghệ mới của nước ngoài vào sự tái thiết nềnkinh tế nội địa
- KCN được quy hoạch theo mô hình tập hợp các doanh nghiệp cùngngành, do vậy, chùm doanh nghiệp sẽ có điều kiện hợp tác liên kết với nhautrong việc nhập khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thếgiới; tận dụng những lợi thế của nước đi sau, rút ngắn khoảng cách về khoahọc kỹ thuật với các nước đi trước; đồng thời cũng sẽ tiết kiệm được chi phítrong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và quyền sở hữu trí tuệ
- Mặc dù trong giai đoạn đầu các KCN đi vào hoạt động, đầu tư nướcngoài chủ yếu tập trung vào các ngành như dệt may, giày da, lắp ráp điện tử,nhưng càng về sau thì việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại nhưđúc chính xác, sản xuất cơ khí, sản xuất cáp điện, linh kiện điện tử ngàycàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn cả về sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu.Cùng với dòng vốn đầu tư trong các dự án sản xuất kinh doanh, các nhà đầu
tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến,
Trang 16hiện đại trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn củaNhật Bản), như sản xuất ôtô, xe máy (Honda Motor, Toyota Motor, Piago),các linh kiện máy tính Một số công nghệ tiên tiến hiện đại, cùng trình độquản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghề của côngnhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam Các doanhnghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đãgóp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hànhthành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững côngnghệ, có tác động lan toả và nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao độngViệt Nam lên một bước Trong các KCN, một lượng đáng kể người lao độngViệt Nam đang dần được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếpxúc với phương thức quản trị kinh doanh tiên tiến, hiện đại, kỹ năngmaketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Việc trực tiếp làm việc trongmôi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹnăng và bản lĩnh giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền côngnghệ tiên tiến, hiện đại.[15]
* Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hình thành
và phát triển các khu đô thị mới
- KCN với đặc trưng là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, một mặt đã chuyển nhữngvùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất công nghiệp manglại hiểu quả kinh tế cao hơn; mặt khác, sự phát triển của KCN kéo theo sựphát triển của các ngành dịch vụ như thông tin liên lạc, ngân hàng, bảohiểm… từ đó cải thiện tỷ trọng đóng góp các ngành nghề trong GDP theohướng gia tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷtrọng giá trị ngành nông nghiệp
- Chính từ sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại khu vực hình thanhKCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương theo hướng
Trang 17giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao độngtrong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Kết quả của quá trình này sẽ góp phầnthúc đẩy tăng trưởng, phát triển của kinh tế địa phương, là cơ sở để cải thiệnnâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân địa phương Tuy vậy, cũngcần nhận thức rằng trên thực tế nếu việc chuyển đổi đất nông nghiệp và xâydựng phát triển KCN có độ trễ lớn có thể gây ra những khó khăn cho lao độngđịa phương vì mất đất canh tác nông nghiệp trong khi các nhà máy, xí nghiệptrong KCN lại chưa xây dựng kịp thời dẫn đến thiều việc làm và tác động tiêucực tới các vấn đề xã hội khác
- Bên cạnh đó, tại nhiều nước sự phát triển của các KCN còn là hạt nhân
để xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, văn minh, góp phần cải thiện đờisống kinh tế, văn hoá, xã hội Ở các đô thị gắn liền với KCN thì bộ phận chủyếu của dân cư đô thị là những người lao động và quản lý trong các KCN Họ
có nhu cầu đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí sao cho phù hợp với yêu cầu làm việctrong KCN
- Ở các nước đang phát triển, với mục tiêu xây dựng các đô thị theohướng hiện đại, văn minh và bảo vệ môi trường nên phải thực hiện di dời nhàmáy xí nghiệp sản xuất trong các đô thị ra các vùng ngoại thành KCN là nơitiếp nhận các nhà máy xí nghiệp đó tạo nên một địa bàn sản xuất đồng bộ tậptrung Chính vì vậy, vấn đề quy hoạch phát triển KCN không thể tách rời quyhoạch phát triển đô thị, phát triển kinh tế Kinh nghiệm phát triển KCN trongthời gian qua cho thấy, việc hình thành các khu đô thị mới chỉ trở thành hiệnthực khi có sự phát triển đồng bộ giữa công nghiệp, khu dân cư, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào
* Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Do đòi hỏi của các doanh nghiệp khi đầu tư vào các KCN là kết cấu
hạ tầng kỹ thuật phải hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại, vì vậy, để thu hút đượcnhiều dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài, các quốc gia, các địa
Trang 18phương ngoài việc đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, còntiến hành đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cố gắng hiện đại hóa hệ thống hạtầng kỹ thuật Kết quả là hệ thống đường xá; hệ thống cung ứng điện, nước; hệthống thông tin liên lạc; công trình phúc lợi phát triển, hiện đại đạt tiêu chuẩnkhu vực và quốc tế.
- Sự phát triển kết cấu hạ tầng các KCN còn có có tác dụng kích thích
sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triểngiữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhândân Cùng với quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầngtrong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, gópphần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng
* KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, bảo
vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững.
- Việc tập trung nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn như KCN sẽcho phép xây dựng các trung tâm xử lý chất thải đồng bộ hơn nhưng với chiphí ít tốn kém hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý môi trườngcủa cơ quan chức năng KCN tập trung sẽ giảm thiểu các tác động bất lợi củasản xuất công nghiệp (như tiếng ồn, khói bụi, bức xạ ) Hơn nữa, tại các đôthị việc tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào một địa điểmxác định, Ban quản lý các KCN có thể kiểm soát tốt hơn mức độ ô nhiễm củacác doanh nghiệp Đồng thời, các doanh nghiệp công nghiệp cũng có điềukiện phòng chống ô nhiễm môi trường với chi phí ít nhất do sử dụng lại phếthải của nhau
- Do có sự liên kết xử lý ô nhiễm và sự hỗ trợ tập trung của nhà nướcnên việc bảo vệ môi trường trong toàn khu vực KCN được thực hiện tốt hơn sovới tại các cơ sở công nghiệp nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau Mặtkhác, KCN là địa điểm tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
từ nội thành, từ các vùng dân cư, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển bền vững
Trang 19Với vai trò này, việc xây dựng các KCN tập trung được coi là một giải phápquan trọng để bảo vệ môi trường và phát triển KT- XH theo hướng bền vững.
1.1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN
* Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý có vai trò rất to lớn đối với sự thành công của một KCN
Vị trí địa lý xây dựng KCN không đơn giản chỉ là địa điểm mà còn bao gồm
cả điều kiện đất đai, thủy văn thuận lợi hay không thuận lợi; độ lớn của diệntích đất làm KCN Tất cả đều là những yếu tố quan trọng để đảm bảo khảnăng mở rộng KCN khi có điều kiện Vị trí nằm gần các đầu mối giao thông,các cảng biển, sân bay, gần nguồn cung ứng điện, nước, gần vùng nguyên liệu,thì sẽ góp phần làm giảm chi phí vận hành, vận chuyển nguồn vật liệu cũngnhư sản phẩm của các doanh nghiệp Vì vậy, nếu xây dựng KCN tại đó sẽ hấpdẫn các nhà đầu tư hơn Mặt khác, nếu các KCN được xây dựng thuộc các khuvực có mức độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt là sự phát triển của các ngànhcông nghiệp phụ trợ thì yếu tố này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư và vìvậy sẽ nhanh chóng thu hút đầu tư vào KCN
Do vậy, khi xây dựng KCN cần phải xem xét kỹ về vị trí địa lý, kèmtheo đó là các điều kiện về kinh tế - xã hội Sự lựa chọn vị trí xây dựng KCNthích hợp sẽ làm giảm các chi phí liên quan đến việc tạo mặt bằng, xây dựngkết cấu hạ tầng đồng thời làm tăng thu nhập cho công ty phát triển hạ tầng
- Điều kiện xã hội khu vực chọn xây dựng KCN được thể hiện ở trình
độ học vấn và nền tảng văn hóa chung của người dân, các loại hình kinh tếđang tồn tại và hoạt động trong khu vực Nếu KCN đặt tại một địa bàn cótrình độ học vấn của người dân cao, có khả năng tiếp cận với kỹ thuật côngnghệ hiện đại, chắc chắn sẽ thu hút các dự án đầu tư nhiều hơn Đó là vì, cácnhà đầu tư sẽ giảm được chi phí đào tạo nhân lực phục vụ trực tiếp và giántiếp làm dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN Ngược lại, các điều kiện
Trang 20đó nếu không thuận lợi thì chi phí cho KCN tất yếu phải cao hơn, hiệu quảđầu tư thấp hơn.
* Quy hoạch và chính sách của nhà nước
- Quy hoạch phát triển khu công nghiệp được coi là nhân tố quan trọngnhất và quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển một khu côngnghiệp cũng như hệ thống khu công nghiệp Đây được xem là công đoạn xâydựng hình thái kiến trúc cho khu công nghiệp Nếu công tác quy hoạch khoahọc, hệ thống, có tầm chiến lược và tương thích với quy hoạch tổng thể pháttriển KT-XH và quy hoạch về sử dụng đất của địa phương, của vùng cũngnhư quốc gia sẽ cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn lực Cụ thể, nếu cómột tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch thì sẽ giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cựccủa quy hoạch đối với đời sống của người dân, trước hết là tình trạng chuyểnđổi mục đích sử dụng đất, tránh đầu tư dàn trải, tràn lan gây ra tình trạng mấtcân bằng cung cầu và lãng phí nguồn lực Hơn nữa, quy hoạch theo lãnh thổtốt sẽ cho phép đáp ứng được các yêu cầu phát triển lâu dài đồng bộ, đồngthời góp phần phân bổ hợp lý nguồn lực sản xuất theo lãnh thổ Bên cạnh đó,quy hoạch các KCN đồng bộ, xây dựng các KCN gắn liền với quy hoạch xâydựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội, phát triển cáckhu đô thị sẽ đảm bảo ổn định cho người lao động làm việc trong các KCN,đồng thời tạo được hiệu quả kinh tế - xã hội cao
- Bên cạnh quy hoạch, hệ thống chính sách của nhà nước cũng có ảnhhưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của các KCN, vì nó quyết định khảnăng thu hút các nhà đầu tư đến với KCN Chính sách, pháp luật rõ ràng, minhbạch, ổn định và công bằng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệuquả cao và là động lực thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào KCN Cụ thể, cácchính sách ưu đãi về đất đai, chính sách miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, thuếthu nhập doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư sẽ làm tăng lợi nhuận của họ, vìvậy sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn vào những địa bàn có ưu đãi Hay
Trang 21chính sách không hạn chế việc chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài của cácnhà đầu tư tạo thuận lợi cho chủ đầu tư được lựa chọn các phương án sử dụngphần lợi nhuận ấy có lợi nhất: họ có thể sử dụng chúng để tái đầu tư tại chỗ,hay chuyển về nước, hay chuyển về nước thứ 3 để có lợi nhuận cao hơn.
- Ngoài ra, chính sách về đảm bảo việc làm và thu nhập cho người dân
có đất bị thu hồi khi xây dựng KCN cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thuhút vào KCN Nếu chính sách này hợp lý, phản ánh và bảo vệ tích cực lợi íchchính đáng của nguời dân thì không chỉ có tác dụng đẩy nhanh tiến độ triểnkhai xây dựng KCN mà còn tạo sự hưởng ứng, phấn khởi để nguời dân di dờinơi ở, nhanh chóng bắt tay vào cuộc sống mới
* Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuậ được coi là phần cứng, xương cốt, cơ bắp củaKCN, KCX, nó được coi là nhân tố quyết định hình thành môi trường đầu tư hấpdẫn Nếu một KCN được đặt tại một địa bàn có nền kinh tế phát triển, có hệthống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ có điều kiện tốt nhất để sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những vùng cóKCN phát triển mạnh như Biên Hoà, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An(Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh)… Đó là những vùng có các điều kiện về
kỹ thuật hạ tầng phát triển hơn các địa phương khác, từ hệ thống đường sá,cho đến hệ thống cung cấp các dịch vụ điện, nước, viễn thông … Hệ thống hạtầng kỹ thuật trong KCN càng thuận lợi thì càng thu hút thêm nhiều dự án đầu
tư mới, đồng thời, còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô
để tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi cáckhu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ônhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ cácmục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (TP Hồ ChíMinh), Việt Hương (Bình Dương)…
Trang 22- Đặc biệt , hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN cònđảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho phát triển các khu dân
cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ,dịch vụ… các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và
cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí….Những vấn đề này đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt
và thu hút đầu tư các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tinliên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúctiến đầu tư, phát triển thị trường địa ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và pháttriển của các KCN
* Trình độ nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động, trong
đó có sự hình thành và phát triển các KCN, KCX Do đặc điểm sản xuất của cácdoanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triểnnhư vũ bão hiện nay, yêu cầu một nguồn có chất lượng cao là đòi hỏi cấp bách
Vì vậy, nếu tại một địa phương (hay một quốc gia) có nguồn nhân lực trình độcao, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật tốt thì sẽ là điểm đến hấp dẫn của cácnhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, những dự án công nghệ cao, vì nógiúp các nhà đầu tư giảm chi phí đào tạo lại, từ đó làm giá thành sản phẩm giảm
và tính cạnh tranh cao Và ngược lại nếu trình độ nguồn nhân lực tại địa phươngxây dựng KCN thấp thì khả năng thu hút đầu tư sẽ giảm đi, các dự án đầu tư vàođây chủ yếu là các dự án công nghệ thấp, cần nhiều lao động phổ thông
* Bộ máy quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp
- Bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN, trực tiếp là UBND tỉnh,thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh là các cơquan ban hành, thực thi và kiểm tra kiểm soát về pháp lý và kỹ thuật cho hoạtđộng của các KCN Thực tế hoạt động của các KCN cho thấy, nếu bộ máyquản lý này năng động, sâu sát, gọn nhẹ; cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong
Trang 23việc hoạch định và quy hoạch chính sách thì các KCN hình thành, phát triển tốt,hấp dẫn các nhà đầu tư Ngược lại, bộ máy quản lý cồng kềnh, cán bộ quản lý đề
ra quy hoạch và chính sách không đúng, không khoa học sẽ dẫn tới phát triển cácKCN vô tổ chức, kém hiệu quả Nếu bộ máy quản lý đưa ra quyết định đặt KCNquá xa vùng nguyên liệu, đường giao thông, hệ thống điện, nước không thuận lợi
… sẽ dẫn đến tăng chi phí cho các nhà đầu tư, giảm chất lượng sản phẩm, từ đógiảm tính hấp dẫn trong đầu tư
1.2 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở một số địa phương
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển KCN tỉnh Bình Dương
- Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Xuất phát điểm củaBình Dương là tỉnh thuần nông, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gầnnhư chưa có hạ tầng công nghiệp Tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểmphía Nam, nhưng trình độ kinh tế còn thấp với số dân chỉ bằng một quận củathành phố Hồ Chí Minh Do đó, tỉnh Bình Dương đã xác định xây dựng vàphát triển KCN được coi là giải pháp và bước đi cần thiết để CNH, HĐH nềnkinh tế của tỉnh Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu
tư, tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư và chođến nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu vềphát triển và thu hút đầu tư vào KCN trong những năm gần đây Việc hìnhthành các KCN ở Bình Dương bắt đầu từ các huyện phía Nam, giáp TP HồChí Minh, nơi có lợi thế về vị trí địa lý, khả năng huy động nguồn lực, về thịtrường, về lao động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch phát triểncác KCN phía Bắc của tỉnh Bình Dương
- Trước năm 1997, khi các địa phương khác trên cả nước mới bắt đầuchủ trương thành lập các KCN thì trên địa bàn Bình Dương đã có 4 KCN, vớidiện tích 600 ha; đến năm 2006, số KCN trên địa bàn toàn tỉnh là 21 KCN,với tổng diện tích là 5129,94 ha, trong đó có 16 KCN đã đi vào hoạt động và
Trang 24cho thuê đất Đến hết năm 2009, Bình Dương đã có 25 KCN đã được thànhlập, tổng diện tích quy hoạch 6.934,48 ha, trong đó đã có 22 KCN đi vào hoạtđộng với tổng diện tích 6.157,21 ha [48]
- Về thu hút đầu tư: Với cơ chế, chính sách thông thoáng, cơ sở hạ tầnghiện đại, các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng được sự chú ý củacác nhà đầu tư Số lượng dự án đầu tư tăng lên hàng năm Năm 2006 thu hútđược 75 dự án đầu tư nước ngoài mới, với số vốn là 493 triệu USD, tăng 59%
so với năm 2005; và 25 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 204,4 tỷđồng Năm 2007, thu hút được 186 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng
số vốn là 1.254 triệu USD, đứng thứ hai cả nước sau Đồng Nai Bình Dươngcũng là một trong những tỉnh dẫn đầu về vốn đầu tư trong nước thu hút đượcvới trên 3.000 tỷ đồng vốn đầu tư thu hút vào các KCN trong năm 2007 Năm
2009, các KCN Bình Dương đã thu hút thêm 27 dự án nước ngoài với tổng sốvốn đầu tư 412 triệu USD và 23 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tưđăng ký 5.045,39 tỷ đồng So với cùng kỳ năm 2008, tăng 28% về số dự án vàtăng 261% về vốn
- Như vậy, tính đến năm 2010 các KCN Bình Dương có 1.019 dự áncòn hiệu lực, bao gồm 708 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tưđăng ký là gần 4,5 tỷ USD, và 311 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư
là 13.000 tỷ đồng [48]
- Sự phát triển và không ngừng lớn mạnh của các KCN đã có đónggóp quan trọng vào nền kinh tế - xã hội của Bình Dương Kim ngạch xuấtkhẩu của các doanh nghiệp trong KCN liên tục tăng trưởng: năm 2005 là595,1 triệu USD tăng lên 972 triệu USD vào năm 2006, tới năm 2007 kimngạch xuất khẩu đã lên đến 1,2 tỷ USD, năm 2010 do khủng hoảng kinh tếtoàn cầu kim ngạch xuất khẩu tăng thấp đạt 1,4 tỷ USD Nộp ngân sách nhànước của các KCN tăng ổn định qua các năm: năm 2006 nộp ngân sách nhànước là 48,13 triệu USD, tăng 17,36% so với năm 2005; năm 2007 là 61,2
Trang 25triệu USD; Năm 2010 là 70,9 triệu USD đạt 70% kế hoạch năm [46] Hàngnăm, các KCN đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho lao độngtrên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận Năm 2006, lao động làm tại các doanhnghiệp KCN là 137.236 người; năm 2007 là 180.000 người, năm 2009 là196.000 người và tính tới quí I/2010, các KCN tỉnh Bình Dương đã thu hútđược trên 6.000 lao động, nâng tổng số lao động đang làm việc trong cácKCN Bình Dương đến nay là 196.977 người, tăng 2,8% so với đầu năm vàtăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2009 [46] Nhiều KCN đã kết hợp với doanhnghiệp trong KCN quan tâm chăm lo đời sống của người lao động cả về vậtchất lẫn tinh thần như xây dựng nhà ở, xây dựng các khu vui chơi giải trí tổchức các hoạt động thể thao bổ ích Số lượng nhà ở của các KCN xây dựng
là 26.000 m2, giải quyết khoảng 5.000 chỗ ở cho công nhân Tuy nhiên, do
số lượng lao động lớn nên Bình Dương cũng chỉ đảm bảo nhà cho 15% sốlao động còn lại đại bộ phận người lao động phải thuê nhà của dân, chủ yếu
là nhà tạm với những tiện nghi thấp [48]
1.2.2 Kinh nghiệm của Hải Dương
- Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là mộttrong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Tuy là tỉnh đi sautrong việc quy hoạch đầu tư xây dựng các KCN so với một số tỉnh trong cảnước (mới được triển khai trong vài năm gần đây), nhưng Hải Dương đã biếtchọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp, nên sự hìnhthành và phát triển các KCN ở đây khá nhanh Tỉnh Hải Dương đã sớm cóchủ trương quy hoạch phát triển các vùng công nghiệp gắn với vùng nguyênliệu và quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN quản lý theo Nghị định 36/CPcủa Chính Phủ
- KCN của tỉnh Hải Dương được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việcđầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau Các
Trang 26KCN này được quy hoạch đồng bộ gắn với quy hoạch các khu đô thị, nhà ởcho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu DV phục vụ cho các KCN.
- Tính đến năm 2006, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép bổsung quy hoạch để đầu tư xây dựng 7 KCN tập trung với tổng diện tích1000ha, đó là: KCN Nam Sách: diện tích 63,93 ha; KCN Đại An: diện tích170,82 ha; KCN Phúc Điền: diện tích: 87 ha; KCN Việt Hoà: diện tích 49 ha;KCN Phú Thái: diện tích 72 ha; KCN Tân Trường: diện tích 200 ha; KCNTầu Thuỷ: diện tích 210 ha Năm 2010 số lượng các KCN ở Hải Dương đãnâng lên là 10 KCN với tổng diện tích đất là 1.958 ha.[21], [48]
- Hải Dương vừa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các KCN vừathực hiện vận động kêu gọi đầu tư Nhờ vậy, tính đến cuối năm 2008 cácKCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt được nhiều kết quả hết sức lạc quan.Tính đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 118 dự án (Bao gồm
cả dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) với tổng số vốn đăng ký là 1,841 tỷUSD Năm 2008, vốn thực hiện của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trongKCN là 293 triệu USD, lũy kế vốn đầu tư thực hiện đến nay là 700 triệu USD.Tổng số vốn đầu tư hạ tầng vào các KCN trong thời gian qua khoảng 750 tỷđồng (chủ yếu là vốn do các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng và một phần vốn hỗtrợ của ngân sách nhà nước đầu tư) Trong đó, một số KCN đã gần lấp đầydiện tích đất cho thuê, như: KCN Nam Sách; KCN Đại An, KCN Việt Hoà,…Các KCN khác cũng đã lấp đầy hơn 50% diện tích đất cho thuê
- Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN năm 2008 phát triển ổnđịnh và có mức tăng trưởng khá Hiện nay có 90 dự án đã triển khai trongKCN, trong đó 50 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất với kết quả vềhoạt động SXKD cụ thể như sau: doanh thu 700 triệu USD; giá trị hàng nhậpkhẩu 577 triệu USD; nộp ngân sách cho nhà nước 10 triệu USD; giải quyếtcông ăn việc làm cho 34.500 người, trong đó giải quyết việc làm mới cho15.300 người [48]
Trang 27- Với định hướng xây dựng các KCN sạch, thân thiện với môi trường,hiện các KCN trong tỉnh đã có 2 nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt độngchính thức, 01 nhà máy chuẩn bị hoạt động Đến nay đã có 41/117 doanhnghiệp thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệmôi trường theo quy định khi tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh trongKCN.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn phát triển ở KCN Bình Dương và Hải Dương thời gianqua, có thể rút ra một số kinh nghiệm để tỉnh Vĩnh Phúc để nghiên cứu, ápdụng như sau:
Một là: Quy hoạch KCN phải dựa trên lợi thế so sánh của vùng, có vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiện thuận lợi, gắn với phát triển hệ thống giaothông trong và ngoài hàng rào KCN, đấu nối các hạ tầng kỹ thuật (điện, nước,bưu chính viễn thông…), nguồn lao động cung cấp cho KCN Quy hoạchKCN phải theo lộ trình và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Việc thành lập mới hay điều chỉnh quy hoạch các KCN đều phải căn
cứ vào thực tế và lợi thế của từng KCN theo hướng mới liền kề với KCN đãđược lấp đầy
Hai là: Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải
được sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coinhư là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảmbảo đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân có đất bịthu hồi để xây dựng các KCN
Ba là: Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN: Một
trong những điều kiện có yếu tố quyết định các nhà đầu tư (đặc biệt là nhàđầu tư nước ngoài) là các điều kiện về xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó cóviệc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong các KCN Việc đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi cần phải có một lượng vốn ban đầu rất lớn, trong khi
Trang 28điều kiện ngân sách còn hạn hẹp cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để huy độngtất cả các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn của các thành kinh tế tư nhântrong và ngoài nước, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương để đầu tư xâydựng hạ tầng đồng bộ trong và ngoài KCN
Bốn là: Chủ động xây dựng và thực hiện tốt các chương trình xúc tiến
đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầngtăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước Cụ thể, phải chủ động xâydựng mục tiêu các ngành nghề, lĩnh vực, dự án cần xúc tiến đầu tư đi đôi vớilựa chọn địa bàn xúc tiến đầu tư thích hợp Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cần trựctiếp đi xúc tiến kêu gọi đầu tư đi đôi với tổ chức hội thảo trong và ngoài nướcvới nội dung liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư
Năm là: Phải tiến hành cải cách hành chính một cách triểt để, thực
hiện tốt cơ chế “một cửa” Các sở, ban, ngành trong tỉnh cần có sự quantâm thường xuyên để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của nhàđầu tư trong quá trình hoạt động, xoá bỏ tình trạng quan liêu bàn giấy, háchdịch nhũng nhiễu, tiêu cực, gây ra những khó khăn cho người dân khi tiếpcận với cán bộ, với các cơ quan công quyền, trong việc chứng nhận nhữnggiấy tờ, hồ sơ và những thủ tục liên quan đến công việc hành chính
Trang 29Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các câu hỏi đặt ra
- Khu công nghiệp là gì?
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về khu công nghiệp là gì?
- Hệ thống tiêu chí đánh giá khu công nghiệp là gì?
- Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp của một số địa phương là gì?
- Thực trạng phát triển KCN trong thời gian qua như thế nào?
- Giải pháp phát triển các khu công nghiệp là gì?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Là những phương pháp mà
nhà nghiên cứu thị trường thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nóphục vụ cho việc nghiên cứu của mình
- Ưu điểm:
+ Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
+ Tính hiện hữu, độ tin cậy, tính cập nhật cao
- Nhược điểm:
+ Tốn kém thời gian và tiền bạc
+ Tốc độ thu thập chậm
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Có nguồn gốc từ những
thông tin sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận nguồn thông tin đãđược thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, được các nhà nghiên cứu thịtrường sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc, công sức so với việc thu thập dữ liệu
sơ cấp
Trang 30+ Có thể cung cấp các dữ liệu so sánh và dữ liệu theo bối cảnh.
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Là thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, quan sáthoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng:
+ Tính được giá trị trung bình của dữ liệu dạng định lượng
+ Thể hiện bằng con số thu thập được ngay trong quá trình điều trakhảo sát
- Nhược điểm
+ Không tính được giá trị trung bình của dữ liệu dạng định tính
+ Tốn kém về thời gian
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
Là việc phân tích và diễn giải ý nghĩa của dữ liệu thu thập được thôngqua một mẫu nghiên cứu, và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu
- Ưu điểm:
+ Tất cả các cán bộ cùng tham gia phân tích thông tin nên việc phântích sẽ diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn
Trang 31+ Cán bộ điều phối theo dõi các cuộc thảo luận mở và có thể rút ranhiều điều giúp giải thích dữ liệu trong khi phân tích.
- Nhược điểm:
- Tốn nhiều công sức và thời gian
- Đôi khi xảy ra sai số giữa các thông tin
2.2.5 Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp mà các chủ thể quản lý thường sử dụng khi phải đốimặt với những vấn đề vượt ra khỏi năng lực chuyên môn của họ Nhà quản lýtham vấn các ý kiến về chuyên môn của các cá nhân chuyên gia hoặc tập thểcác chuyên gia bằng toạ đàm, hội thảo để từ đó lựa chọn những ý kiến tối ưucủa họ nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch hoặc ra quyết định về những vấn
đề mà họ cần
Trang 32+ Đối tượng dự báo có độ bất định lớn, độ tin cậy thấp về hình thứcthể hiện.
+ Đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
+ Áp dụng tốt trong trường hợp xác định vấn đề xuất phát và cácmục tiêu cơ bản của một chương trình nghiên cứu hoặc một đề tài lớn
+ Trong hoàn cảnh cấp bách với khoảng thời gian ngắn mà phải lựa chọn
1 phương án quan trọng, người ta cũng sử dụng phương pháp chuyên gia
- Nhược điểm
+ Tính khách quan bị hạn chế
+ Đòi hỏi phải xây dựng cho bằng được nhóm chuyên gia theo từngvấn đề của đối tượng dự báo
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các KCN là rất cầnthiết Nó là cơ sở để các địa phương cũng như quốc gia nhìn lại hiệu quả hoạtđộng xây dựng KCN tại địa phương mình Sau đây là một số chỉ tiêu:
2.3.1 Tỷ lệ khu công nghiệp được quy hoạch
- Tiêu chí này phản ánh chất lượng quy hoạch KCN Vị trí KCN làthước đo quan trọng đánh giá tính bền vững KCN từ giai đoạn quy hoạch, xâydựng và vận hành, nó cho thấy tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu quả củaKCN Các tiêu chí cụ thể bao gồm: sự bố trí khoa học các KCN trong phạm vikhông gian của toàn tỉnh (đây là điều kiện thúc đẩy tăng cường sự liên kếtgiữa các KCN); bố trí vị trí KCN trong không gian địa phương: vị trí so với
Trang 33khu dân cư; so với vị trí đường giao thông; và nguồn gốc đất đai cho pháttriển KCN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môitrường và thu hút lao động.
- Mặt khác, đây là dấu hiệu dẫn đến sự thành công của KCN Các tiêuchí cụ thể là: KCN đặt ở vị trí thuận lợi hay khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹthuật như đường xá, bến cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông; chấtlượng các dịch vụ xã hội của địa phương Khi xây dựng quy hoạch KCN cầnxem xét đến yếu tố tác động kinh tế - xã hội và môi trường mà KCN có thểmang lại Tất cả những dấu hiệu này phải cần được xem xét cả ở hiện tại vàkhả năng duy trì nó trong tương lai lâu dài của KCN
2.3.2 Tỷ lệ lấp đầy KCN
2.3.2 Tỷ lệ lấp đầy KCN
- Chỉ số này được đo bằng tỷ lệ giữa diện tích đất KCN đã cho cácdoanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thuê và tổng diện tích đất có khả năng, sẵnsàng cho thuê của KCN
- Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ thành công về thu hút đầu tưcủa KCN và so sánh giữa KCN với các KCN khác trong việc khai thác, sửdụng đất đai Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đãkhai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không cònphần diện tích đất trống
- Tất nhiên tỷ lệ lấp đầy không thể đạt cao ngay từ đầu mà nó phải đượcđánh giá theo từng giai đoạn Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng kết cấu hạtầng kéo dài khoảng 3-4 năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút đầu tư và hoànthiện thủ tục với mục tiêu là thu hút nhanh chóng các nhà đầu tư vào KCN để
∑ Diện tích đã cho thuê
Tỷ lệ lấp đầy = X 100%
∑ Diện tích có thể cho thuê
∑ Diện tích KCN được quy hoạch chi tiết
Tỷ lệ quy hoạch chi tiết KCN = X 100%
∑ Diện tích KCN được phê duyệt
Trang 34“làm sống” KCN, thu hồi chi phí xây dựng, tạo lập việc làm cho người laođộng Kinh nghiệm quốc tế cho thấy thời gian để thu hồi kinh phí đầu tư xâydựng có thể kéo dài khoảng 15-20 năm, vì vậy nếu sau 10-15 năm mà “tỷ lệkhoảng trống” trong KCN vẫn còn cao thì coi như KCN này không có hiệuquả và mục tiêu PTBV KCN này là không đảm bảo.
2.3.3 Thu hút dự án, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư
- Chỉ tiêu này phản ánh tỉnh hình thu hút dự án và tỷ lệ thực hiện vốnđầu tư của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
- Chỉ tiêu này càng cao thì KCN hoạt động càng có hiệu quả, đồng thờiphản ánh khả năng, năng lực của doanh nghiệp
2.3.4 Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
- Tiêu chí này phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệptrong KCN, giữa KCN với các KCN khác trong nước và quốc tế Chỉ tiêunày càng cao phản ánh trình độ công nghệ của các doanh nghiệp càng hiệnđại và ngược lại
2.3.5 Bảo vệ môi trường
- Quá trình phát triển KCN phải gắn liền với vấn đề bảo đảm và nângcao chất lượng môi trường của địa phương nơi KCN đứng chân Điều đó cónghĩa là để PTBV thì bản thân các KCN phải có khả năng xử lý tốt vấn đề ônhiễm môi trường do mình gây nên, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môitrường sống và sức khỏe của con người, bảo vệ được môi trường sinh thái
∑ Số vốn thức hiện
Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư = X 100%
∑ Số vốn đăng ký
∑ Số DN có trình độ công nghệ hiện đại
Tỷ lệ DN có công nghệ hiện đại = X 100%
∑ Số DN Trong các KCN
∑ Số DN thực hiện đúng quy định
Tỷ lệ DN thực hiện đúng quy định về BVMT = X 100%
∑ Số DN Trong các KCN
Trang 35Từ những vấn đề lý luận PTBV về môi trường và thực tiễn môi trườngtrong các KCN, tác giả cho rằng các tiêu chí đánh giá PTBV về môi trường củaKCN bao gồm, mức độ giải quyết ô nhiệm môi trường (xử lý nước thải KCN, xử
lý chất thải rắn và ô nhiễm không khí); mức độ ứng dụng công nghệ sạch
2.3.6 Xây dựng kết cấu hạ tầng
- Chi tiêu này phản ánh tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đãthực hiện trên tổng vốn đăng ký Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng,năng lực của các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng khu côngnghiệp càng mạnh, là cơ sở để thu thút các dự án vào khu công nghiệp
∑ Số Vốn thực hiện
Tỷ lệ vốn xây dựng kết cấu hạ tầng = X 100%
∑ Số Vốn đăng ký
Trang 36Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
để có hiệu quả cao hơn
- Theo báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đếnnăm 2010” khả năng chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp cao, năm 2010khoảng 8.426 ha, trong đó có 7.159,43 ha đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu làđất bạc màu, năng suất thấp Trong tổng số đất nông nghiệp chuyển sang đấtphi nông nghiệp có khoảng 3.200ha được sử dụng cho phát triển các KCN Vớidiện tích này, tỉnh Vĩnh Phúc có thể tiếp tục mở rộng quy hoạch các KCN vớiquy mô lớn Còn đến năm 2020, sẽ có khoảng trên 10.571ha Tiềm năng đất đaiphi nông nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở các địa phương như: huyện Bình
Trang 37Xuyên; Tam Dương, Lập Thạch; một số địa điểm thuộc các huyện VĩnhTường Đó là điều kiện cần thiết cho phép phát triển các KCN Phần lớn diệntích đất thuộc các huyện Tam Dương, Lập Thạch… là đất đồi và đất trồng lúacho năng suất thấp Các diện tích đất thuộc huyện Vĩnh Tường tuy là đất trồnglúa nhưng hiệu quả không cao, có thể chuyển đổi sang phát triển công nghiệp
và đô thị Các diện tích đất này phần lớn gần với các tuyến giao thông huyếtmạch: Quốc lộ số 2, Quốc lộ 2C, các tuyến được cao tốc Xuyên Á (Nội Bài -Lào Cai), vành đai của Thủ đô Hà Nội Ngoài ra, có một số diện tích chưađược đánh giá đầy đủ về các điều kiện cần thiết cho phát triển các KCN, cầnđược điều tra khảo sát tiếp Đây là một thuận lợi đáng kể cho phát triển côngnghiệp và KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Những lợi thế trên cùng với hệ thống chính sách của UBND tỉnh VĩnhPhúc về việc cung cấp, giải quyết giấy tờ quyền sử dụng đất của các doanhnghiệp đầu tư đã tạo ra tiềm năng lớn cho việc phát triển KCN với tính cạnhtranh cao trong tương lai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1.2 Nguồn nước
- Tài nguyên nước trên địa bàn Vĩnh Phúc khá dồi dào, đặc biệt là nướcmặt với tổng trữ lượng nước mặt khoảng 10 tỷ m3 Nguồn nước mặt của Tỉnhkhá phong phú nhờ 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng (với lưu lượng lớn nhất5.090 cm3/s) và sông Lô (với lưu lượng lớn nhất 1.460 cm3/s), cùng với cácsông Phó Đáy, sông Phan, Cà Lồ, các hồ chứa Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục,Đầm Vạc Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là phát triển các KCN có quy mô lớn
- Hệ thống nước mặt phân bố khắp trong tỉnh tạo nên hệ thống cấpthoát nước có hiệu quả cao hơn phục vụ quá trình sản xuất, đặc biệt là trongcác khu công nghiệp Hiện nay các KCN tập trung ngay gần những hệ thốngsông và hệ thống hồ, ví dụ: KCN Khai Quang - gần sông Hồng, gần hệ thốngĐầm Vạc của thành phố Vĩnh Yên Điều này sẽ làm cho sản xuất được thuận
Trang 38lợi, chi phí xây dựng hệ thống cấp thoát nước của các KCN thấp vì vậy tạo rathuận lợi hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
3.1.1.3 Vị trí địa lý
- Vĩnh Phúc có vị trí địa lý được đánh giá là khá thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong vàngoài nước
- Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi - đồng bằng Vìvậy, đây là cầu nối quan trọng với vùng trung du miền núi phía Bắc với vùngđồng bằng sông Hồng Với độ cao địa hình không lớn, do đó sự lưu thôngđược diễn ra dễ dàng , mở ra tiềm năng thị trường lớn, thuận lợi để sản xuất,trao đổi hàng hoá
- Quá trình phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua đã choVĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý Được xác định là 1 trong 8 tỉnhcủa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thànhcủa vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc Vị trí này tạo ra lực mới chothu hút đẩy mạnh hoạt động đầu tư Vị thế của tỉnh được tăng lên trong bản
đồ kinh tế quốc gia, cái nhìn của các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc có sự chuyểnbiến Bên cạnh đó, do nằm cạnh các tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi thuhút đầu tư, cũng như phát triển các KCN nên Vĩnh Phúc bị đặt trong thế cạnhtranh giữa các tỉnh, thành này Do vậy, Vĩnh Phúc phải năng động đổi mớimình để cạnh tranh được với các địa phương khác
- Vị trí quan trọng để tạo ra động lực, tiềm năng chính trong việc thuhút đầu tư, phát triển các KCN là vị trí gần Hà Nội Giáp với Hà Nội, cácKCN tỉnh Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng của sức lan toả của các KCN lớn thuộc
Hà Nội như Quang Minh, Bắc Thăng Long, Sóc Sơn Do đó, tỉnh có khả năngtiếp nhận các dự án đầu tư - xây dựng vệ tinh phát triển kinh tế, tăng thu hútvốn đầu tư, tiến hành chuyển giao công nghệ
Trang 39- Vị trí địa lý với sự giao lưu kinh tế giữa các tỉnh cũng tạo ra tiềmnăng lớn cho phát triển các KCN của tỉnh Hiện nay mối quan hệ kinh tế giữacác tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh kinh tế thuộc vùng kinh tếtrọng điểm phía Bắc và các tỉnh khác đang được đẩy mạnh phát triển thôngqua hệ thống giao thông vận tải Giao thông vận tải tạo nên lợi thế lớn chotỉnh Vĩnh Phúc Sự phát triển của hành lang giao thông quốc tế và quốc gialiên quan đến Vĩnh Phúc đã làm cho tỉnh xích lại gần với các trung tâm kinh
tế, công nghiệp và những thành phố lớn của nước ta: Côn Minh Hà Nội Hải Phòng; Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc và hành lang đường 18 VĩnhPhúc có trục quốc lộ 2 đóng vai trò xương sống huyết mạch của vận chuyểnsản xuất, có đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, đặc biệt sự liền kề vớicảng hàng không quốc tế Nội Bài là yếu tố tạo ra tiềm năng thu hút đầu tưnhất; do đó, đầu tư vào KCN Vĩnh Phúc sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng lợithế cạnh tranh, tiết kiệm chi phí vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vàđường hàng không
Như vậy, vị trí đã tạo nên những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển cácKCN và thu hút đầu tư Đặc biệt nó tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với cáctỉnh trung du và miền núi
3.1.2 Nguồn lao động
Dân số Vĩnh Phúc khá đông, do đó tỉnh có một nguồn lao động khádồi dào Năm 2010, nguồn lao động của tỉnh là 690,68 nghìn người, tăng1,1 lần so với năm 2009 (672,61 nghìn người), chiếm 69% dân số toàntỉnh (690,68/1.003,047), trong đó, dân số từ độ tuổi 15 đến 45 tuổi chiếm
50 % dân số toàn tỉnh Do kết cấu dân số trẻ, tăng bình quân hàng năm 20nghìn người nên nguồn lao động của Vĩnh Phúc có khả năng đáp ứngđược nhu cầu lao động cho các KCN Bên cạnh đó, giá nhân công laođộng Vĩnh Phúc rẻ hơn hẳn so với các tỉnh khác thuộc đồng bằng sôngHồng Đây là lợi thế so sánh tạo ra năng lực thu hút vốn đầu tư cho tỉnhnhà nói chung và cho KCN nói riêng
Trang 40- Thế mạnh của lực lượng lao động trẻ là năng động, nhạy bén trongtiếp cận thị trường, sáng tạo trong sản xuất đáp ứng được những yêu cầucủa các nhà đầu tư Tuy nhiên, lao động Vĩnh Phúc có trình độ học vấnkhông cao, chủ yếu là lao động tốt nghiệp trong các bậc trung học phổthông cơ sở Theo thống kê tính đến thời điểm ngày 1/4/2010 lao độngtrên 15 tuổi chưa qua đào tạo chiếm 65,3% dân số toàn tỉnh, còn lao độngqua đào tạo chỉ chiếm 10% Nhưng chính điều đó giúp cho Vĩnh Phúc cónhiều tiềm năng trong việc thu hút các ngành cần nhiều lao động, như dệtmay, công nghiệp vật liệu, công nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng bởigiá nhân công lao động giản đơn rất thấp.
- Tuy nhiên, cần thấy rằng lao động giá rẻ chỉ là lợi thế hiện tại, vàcũng chỉ đối với một số ngành truyền thống nào đó, chứ không phải là lợi thế
so sánh trong thời đại CNH, HĐH Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có chiếnlược đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ này
3.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng
- Hệ thống kết cấu hạ tầng - kỹ thuật tạo nên những điều kiện vậtchất ban đầu cho toàn bộ quá trình sản xuất Kết cấu hạ tầng tốt, sản xuấtđược thuận lợi thì việc thu hút đầu tư cũng trở nên dễ dàng hơn và ngượclại, nếu kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, chất lượng thấp thì hoạtđộng thu hút đầu tư sẽ thấp
- Tại Vĩnh Phúc, mạng lưới giao thông tương đối phát triển, đặc biệt là
hệ thống đường bộ Tổng chiều dài đường bộ là 1750 km, mặt đường là0,0367 km/km2, cao hơn so với mức trung bình của cả nước (0,326km/km2).Tuyến đường quan trọng nhất của tỉnh là quốc lộ 2A, có vai trò quan trọngtrong việc phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế trong tỉnh với các tỉnh kháctrong khu vực Chiều dài quốc lộ 2A chạy qua tỉnh khoảng 40 km, hiện nayđang được hiện đại hóa, làn đường được mở rộng với hệ thống cầu vượt đượcxây dựng, là điều kiện để tăng tốc độ của các phương tiện vận tải Đây là một