1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tục thờ tứ pháp ở đồng bằng bắc bộ và lễ hội chùa dâu

15 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 73 KB

Nội dung

Tín ngưỡng thờ Tứ pháp Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện là một loại hình tín ngưỡng dân gian đã tồn tại từ bao đời nay, thờ các thế lực tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, gắn liề

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tế lịch sử đã chứng minh không có nền văn hóa nào tồn tại một cách độc lập, hoàn toàn nguyên gốc, không hề bị pha tạp, lai căng Các nền văn hóa luôn ảnh hưởng, tác động và thâm nhập lẫn nhau Trong mỗi một nền văn hóa, các yếu tố văn hóa bản địa và ngoại lai luôn tồn tại song song và đấu tranh lẫn nhau Bởi việc tiếp xúc và giao lưu giữa các nèn văn hóa là một thực tế khách quan không thể tránh khỏi nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại vừa bào tồn phát huy được những giá trị tốt đẹp trong văn hóa dân tộc

Trong hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác trên thế giới Trong đó, có 3 cuộc tiếp xúc văn hóa chủ yếu là: tiếp xúc văn hóa Ấn Độ (vào đầu Công nguyên), tiếp xúc văn hóa Trung Quốc qua thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc

và cuối cùng là cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà cụ thể là văn hóa Pháp trong thời gian thực dân Pháp đô hộ Trong mỗi cuộc tiếp xúc văn hóa, Việt Nam đều biết chắt lọc và biến đổi những yếu tố văn hóa ngoại lai cho phù hợp với tâm thức người Việt để biến chúng trở thành những nét đặc trưng văn hóa của riêng mình

Tín ngưỡng thờ Tứ pháp ở Đồng bằng Bắc Bộ chính là minh chứng rõ nét nhất cho bản lĩnh của người Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc văn hóa Tín ngưỡng thờ Tứ pháp (Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện) là một loại hình tín ngưỡng dân gian đã tồn tại từ bao đời nay, thờ các thế lực tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, gắn liền với đời sống sản xuất nông nghiệp của Việt Nam Khi Đạo Phật Ấn Độ du nhập vào nước ta những năm đầu Công nguyên, những tư tưởng từ bi, hỉ xả,… trong giáo lý của nhà Phật khá gần gũi với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong đạo lý truyền thống của người Việt

Trang 2

nên Phật giáo đã nhanh chóng được nhân dân ta tiếp nhận Tuy nhiên, Phật giáo Ấn Độ có lẽ sẽ không thể tồn tại lâu dài, gắn bó khăng khít với đời sống tâm linh của người Việt nếu không có sự kết hợp tài tình, khéo léo với tín ngưỡng dân gian Việt Nam Chính sự hòa quyện giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian bản địa đã cho ra đời một loại hình tín ngưỡng mới đó chính là hệ thống thờ Tứ pháp như ngày nay

Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ nghiên cứu về nguồn gốc cũng như phong tục thờ Tứ pháp ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam mà tiêu biểu là vùng Dâu, Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh

I, NGUỒN GỐC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ TỨ PHÁP Ở VIỆT NAM

1 Tín ngưỡng dân gian thờ Tứ Pháp

Vốn là một nền văn minh lúa nước lâu đời, từ cách đây hàng ngàn năm, ngay từ những buổi đầu của lịch sử, Việt Nam đã có truyền thống tín ngưỡng thờ cúng các hiện tượng thiên nhiên liên quan đến trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp

Đất nước Việt Nam từ xa xưa đã sinh sống dựa trên nền tảng của

xã hội nông nghiệp trồng lúa nước Ngoài yếu tố cần cù lao động, con người luôn có nhu cấu “Trông trời, trông đất, trông mây / Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” để cày cấy, sinh tồn Với quan niệm vạn vật đều có inh hồn, họ nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần Vị thần đó quyết định sự vận hành của vũ trụ, trong

đó có đời sống con người, đặc biệt với một vùng đất nông nghiệp trồng lúa nước Do đó, đối với họ, các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp không chỉ đơn thần là những quy luật tự nhiên mà ẩn chứa trong đó nhiều điều huyền diệu, linh thiêng Họ đã nhân hóa và tôn sùng Mây – Mưa – Sấm – Chớp như các nữ thần, ảnh xạ của chế độ xã hội mà người đàn bà nắm quyền cai trị

Trang 3

Với những kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình quan sát, những người nông dân đã nắm được quy luật vần xoay của vũ trụ và mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp Trong tâm thức cư dân người Việt ta lúc bấy giờ, muốn có mưa, có nước thì phải nhờ có mây Vì thế, vị thần đầu tiên người Việt tôn thờ là thần Mây, tiếp đến là thần Mưa, sau đó là thần Sấm và cuối cùng là thần Chớp

Tín ngưỡng thờ Nữ thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp (Tứ Pháp) ngoài mục đích bày tỏ va hiện thực hóa sự nhận thức một cách khoa học về các hiện tượng tự nhiên mà còn phản ánh cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của người Việt

Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp đã ăn sâu bám rễ vào tâm thức người Việt từ ngàn đời nay, và đây cũng chính là nguồn gốc sơ khai, nền tảng của hệ thống tín ngưỡng thờ cúng Tứ Pháp ngày nay

2 Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Từ những năm đầu Công nguyên, Phật giáo đã du nhập vào nước

ta bằng đường biển thông qua con đường hòa bình Những cao tăng, thiền sư và các thương nhân Ấn Độ là những người đầu tiên đem Phật giáo đến với nước ta Điểm đầu tiên họ đặt chân tới đó chính là mảnh đất Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, nơi gặp gỡ của rất nhiều tuyến đường giao thông thủy bộ

Phật giáo hiện diện trong nền văn hóa Việt Nam đã hơn hai nghìn năm Những tư tưởng từ bi, hỉ xả,… trong giáo lý của nhà Phật khá gần gũi với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong đạo lý truyền thống của người Việt Chính vì có sự tương đồng đó mà ngay từ buổi đầu mới du nhập, Phật giáo đã nhanh chóng được nhân dân ta tiếp nhận và bản địa hóa Đạo Phật vô hình chung trở thành một đối trọng, gắn bó chặt chẽ, mật thiết giúp nhân dân ta chống

Trang 4

lại sự đồng hóa của Nho giáo Trung Quốc trong thời kỳ Bắc thuộc lúc bấy giờ

Phật giáo sau khi vào Việt Nam không những được dễ dàng tiếp nhận mà còn được nhân dân ta sáng tạo, biến đổi để phù hợp với tâm thức người Việt Đạo Phật ở Việt Nam không còn là Phật giáo nguyên gốc Ấn Độ nữa mà đã được cải biến đi rất nhiều, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Nói cách khác, Phật giáo Ấn Độ sau khi du nhập vào nước

ta đã được nhân dân ta thổi hồn văn hóa dân tộc để trở thành “Phật giáo Việt Nam” Cũng chính bởi việc chứa đựng những nét đặc trưng văn hóa Việt kết hợp hài hòa với các yếu tố ngoại lai mà Phật giáo “ăn sâu bám rễ” và có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong tâm thức người Việt

Đây cũng chính là một minh chứng hùng hồn cho bản lĩnh của người Việt Nam trong quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác

3 Sự tích về nàng Man Nương và tục thờ Tứ Pháp

Sự tích Man Nương và tục thờ Tứ Pháp được lưu truyền từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và đã được ghi chép trong rất nhiều truyện sách

cổ xưa như: Lĩnh Nam Chích Quái, Kiến Văn Tiểu Lục, Văn Hiến Thông Khảo, An Nam Chí Lược với những chi tiết khác biệt nhau Tuy nhiên, nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biết đến nhất được ghi lại trong truyện Man Nương - sách “Lĩnh Nam Chích Quái” (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh - Kiều Phú, 1492) và vào giữa thế kỷ XVII mới được in thành sách riêng Hiện còn lưu lại qua bản “Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu được khắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752)

Truyền thuyết kể rằng, nàng Man Nương (Thuận Thành, Bắc Ninh) năm 12 tuổi đến chùa Linh Quang (Tiên Du, Bắc Ninh) học đạo Tại chùa, có một vị thiền sư tên là Khâu-đà-la, là một vị cao tăng đầu

Trang 5

tiên sang VIệt Nam truyền đạo tại đây Một hôm, Man Nương ngủ ở thềm, nhà sư tình cờ bước qua người nàng, và sau đó nàng thụ thai một cách thần kỳ Sau 14 tháng, nàng Man Nương sinh hạ một bé gái, đem đến chùa trả lại cho thiền sư Ông gõ gậy Tích Trượng vào cây Dung Thụ cạnh chùa, cây tách ra Thiền sư để đứa trẻ vào trong, cây khép lại Khâu-đà-la trao cho Man Nương cây gậy thần và dặn khi nào hạn hán thì đem gậy cắm xuống đất để cứu nhân dân Khi vùng Dâu bị hạn hán 3 năm liền, nhớ đến lời dặn của ông, Man Nương đã đem cây gậy thần cắm xuống đất Ngay lập tức, nước phun lên Cây cối, ruộng đồng lại tươi tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán Tiếp đó, có trận mưa to, cây Dung Thụ bị gió bão quật đổ xuống sông Thiên Đức, sông Dâu rồi trôi

về Luy Lâu Khi đó, Thái thú Sĩ Nhiếp ra lệnh cho quân lính nhưng không ai lay chuyển nổi Sĩ Nhiếp thấy thế mà kinh sợ Đêm nằm mộng,

Sĩ Nhiếp cho người tạc tượng Phật từ cây Dung Thụ đó Nhưng làm thế nào cũng không kéo được cây lên bờ, chỉ khi có dải yếm của Man Nương kéo vào bờ thì mới kéo cây lên được Sau đó, cây Dung Thụ được tạc thành 4 pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho Mây – Mưa – Sấm – Chớp mang vào chùa thờ tự Khi thợ tạc tượng gặp trong thân cây có khối đá bèn vứt xuống sông Đến đây, thấy lòng sông rực sáng, bà Man Nương liền đi thuyền ra giữa sông thì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng Khối đá ấy được đưa vào thờ và gọi

là “Thạch Quang Phật” Man Nương mất vào ngày mồng tám tháng tư, cũng chính là ngày đản sinh của thái tử Tất-đạt-đa (theo truyền thống xưa của Phật giáo) Sau khi mất, bà được người đời xưng tụng là Phật Mẫu Man Nương

Ngày nay, bốn pho tượng Tứ Pháp được thờ ở các chùa thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Còn bà Man Nương được nhân dân tôn kính gọi là Phật Mẫu Ngôi nhà của cha mẹ bà được xây thành chùa

Trang 6

theo tục “hóa gia vi tự” (tức là “dựng nàh thành chùa”) nay là chùa Tổ hay còn gọi là Phúc Nghiêm Tự thuộc xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bác Ninh Hiện trong chùa thờ Phật Mẫu Man Nương và con của bà

là Thạch Quang Phật, ngoài ra còn thờ Đức thân sinh ra Phật Mẫu và vị cao tăng Khâu-đà-la

4 Sự ra đời của tín ngưỡng thờ Tứ pháp là sự kết hợp tài tình giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam

Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ pháp phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ là kết quả của quá trình sáng tạo, phối trộn và dung hòa giữa Phật giáo Ấn

Độ và tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam Điều này được thể hiện rõ nét trước hết qua chính truyền thuyết về sự ra đời của tục thờ Tứ pháp

Là những cư dân trồng lúa nước, người Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để canh tác và sinh tồn Vì vậy, từ xa xưa người Việt cổ

đã có tập tục thờ các hiện tượng tự nhiên mà nổi bật là tín ngường thờ

Tứ pháp Đến khi Phật giáo vào nước ta, muốn bén rế vào mảnh đất này Phật giáo nhất thiết phải có sự dung hòa với các tín ngưỡng dân gian Đó chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc hôn phối tinh thần giữa Man Nương, một người con gái bản địa (tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian) và một nhà sư Ấn Độ là Khâu-đà-la (đại diện cho triết lý và văn hóa Phật giáo Ấn Độ) Câu chuyện về nàng Man Nương cho thấy rõ bản chất của hệ thống Tứ Pháp Việt Nam, đó là sự dung hòa giữa Phật giáo

và tín ngưỡng dân gian là thờ thần tự nhiên và thờ Mẫu

Sau khi Đạo Phật du nhập vào nước ta, Phật giáo đã kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian bản địa như tục thờ Mẹ, thờ Nữ thần và thờ

Tứ pháp để cho ra một hình tượng mới – Phật Mẫu, Phật Tứ Pháp Tín ngưỡng thờ Tứ pháp cổ xưa vẫn tiếp tục tồn tại nhưng với một diện mạo mới do ảnh hưởng của Phật giáo Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện từ chỗ là những Nữ thần đại diện cho những hiện tượng tự nhiên

Trang 7

gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước, nay được nhân dân tôn sùng là các Phật Bà: Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Điện Còn nàng Man Nương, người phụ nữ Việt Nam trong truyền thuyết đã có công sáng tạo ra một loại hình tín ngưỡng mới, được nhân dân suy tôn là Phật Mẫu và được thờ trong Chùa Tổ

Sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng thờ Nữ thần trong truyền thống thờ cúng Tứ pháp còn được thể hiện ở cách không gian và cách bài trí các ngôi chùa Tứ pháp Nếu như với các công trình kiến trúc Phật giáo thờ các nhân thần như Không Lộ thiền sư (Nguyễn Minh Không) thời Lý, Nguyễn Bình An thời Trần thường tồn tại kiểu thờ

“Tiền Phật hậu Thánh”, Thánh được thờ sau điện thờ Phật… thì ngược lại, trong các ngôi chùa thờ Tứ Pháp (những vị Thánh có nguồn gốc tự nhiên) lại tồn tại hệ thống tượng thờ kiểu “Tiền Thánh hậu Phật”, đẩy hệ thống tượng Tứ Pháp lên trên hệ thống tượng Phật Tuy nhiên, hiện nay, các công trình được trùng tu lại đều được bố trí theo kiểu “Tiền Phật hậu Thánh” Vì vậy, ta gặp hầu hết các tòa cung cấm là nơi thờ Thánh, căn trước thượng điện mới là nơi thờ Phật

Hình ảnh các pho tượng trong chùa Tứ pháp cũng thể hiện dấu ấn đậm nét của sự giao thoa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Hình tượng các Bà, các Mẹ trong tín ngưỡng thờ các thế lực tự nhiên hiện lên trong các pho tượng Phật với khuôn mặt đầy nữ tính, thuần Việt, đức độ nhưng thân hình lại là nam Khác hẳn với các pho tượng Phật khác, tượng Phật Mẫu đều tạc Phật mình trần quấn váy trên phần ngực Tượng được sơn màu gụ bóng với ý nghĩa tổng hợp màu đỏ của máu và màu đen của mây đen tượng trưng cho nguồn sống và sự huyền bí Đáng chú

ý là động tác “nửa vời” của đôi tay các Phật Tứ pháp Trong nghệ thuật tạc tượng Phật giáo thông thường, đôi tay đều được đặt đúng điểm dừng nên tạo ra cảm giác tĩnh tại Trong khi đó, ở tượng Phật Tứ pháp lại thể

Trang 8

hiện đôi tay thật động Một tay đưa lên phía ngực làm phép, bàn tay mở

ra năm ngón an nhiên Tay kia hạ xuống, ngửa ra phổ độ chúng sinh Đây có thể gọi là hiện tượng “tiếp biến văn hóa” (acculturation) từ Ấn

Độ sang Việt Nam và mang một bản sắc riêng của một vùng văn minh nông nghiệp lúa nước Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng mang nặng yếu tố văn hóa bản địa trong quá trình tiếp xúc giao lưu với văn hóa ngoại lai, và cũng là minh chứng cho

sự tác động ngược trở lại của văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại lai trong quá trình “Ấn Độ hóa”

Đây cũng chính là một minh chứng hùng hồn cho bản lĩnh của người Việt Nam trong quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác Trong mỗi cuộc tiếp xúc văn hóa, Việt Nam đều biết chắt lọc và biến đổi những yếu tố văn hóa ngoại lai cho phù hợp với tâm thức người Việt để biến chúng trở thành những nét đặc trưng văn hóa của riêng mình

II, TỤC THỜ TỨ PHÁP Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ LỄ HỘI CHÙA DÂU

Tục thờ Tứ pháp là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã tồn tại

từ hàng ngàn đời nay trong lịch sử dân tộc, gắn bó sâu sắc với đời sống tâm linh người Việt và có ảnh hưởng sâu rộng đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Ban đầu, Phật Tứ pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh: chùa Dâu (còn gọi là chùa Cổ Châu, Diên Ứng, Thiên Định) thờ Pháp Vân, Pháp Vũ; chùa Tướng (chùa Phi Tướng thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (chùa Phương Quang) thờ Pháp Điện Ngoài ra còn có chùa Tổ Phúc Nghiêm (Mãn Xá) thờ Phật Mẫu Man Nương

Trang 9

Nhưng ngày nay, tín ngưỡng thờ Tứ pháp được phổ biến tại nhiều vùng miền thuộc Đồng bằng Bắc Bộ Có thể kể đến một số chùa sau đây

Tại Hà Nội có một số hệ thống chùa thờ Tứ Pháp thờ Pháp Vân như chùa Keo (Dâu), chùa Nành (Gia Lâm), chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở Thanh Trì

Hà Tây có chùa Đậu (chùa Thành Đạo, chùa Vua, chùa Bà, chùa Pháp Vũ) thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân

Tại Hưng Yên có chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân), chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ, chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện, chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi (xã Lạc Hồng) Chùa Lạc Đạo (thờ Pháp Vân), chùa Hoằng (thờ Pháp Vũ), chùa Tân Nhuế (Pháp Điện), Hướng Đạo (Pháp Lôi) tại xã Lạc Đạo

Tại Nam Định chùa Quế Lâm, chùa Do Lễ, chùa Thôn Bốn (Kim Bảng) thờ Pháp Vân, chùa Bà Đanh (Kim Bảng), chùa Trinh Sơn (Thanh Liêm) thờ Pháp Vũ Chùa Đặng Xá (Kim Bảng), chùa Nứa (Duy Tiên) thờ Pháp Lôi, chùa Bà Bầu thờ Pháp Điện (Phủ Lý)

Hàng năm, vào ngày 8-4 âm lịch được coi là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, nhân dân trong vùng lại nô nức, tưng bừng mở hội chùa Dâu Đây là một lễ hội lớn, nổi tiếng đã đi vào câu ca dân gian:

“Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”.

Tham gia tổ chức hội Dâu là nhân dân ở 12 làng thuộc tổng Khương Tự (tổng Dâu) xưa: Đại Tự, Khương Tự, Thanh Tương, Thanh Hoài, Lũng Khê, Văn Quan, Phương Quan, Xuân Quan, Trà Lâm, Tư Thế, Công Hà, Đông Cốc

Trang 10

Chính hội diễn ra trong hai ngày mồng 8 và mồng 9 (tháng Tư), nhưng từ sáng ngày mồng 7, nhân dân 12 làng đã kéo đến các chùa để chuẩn bị Chiều mồng 7, các tượng Tứ Pháp được hạ xuống kiệu để

“tắm” (lau rửa cho sạch sẽ), rồi “phong y” (mặc quần áo đẹp), để ngày hôm sau rước đi tham gia hội Tối hôm đó (mồng 7) và trong cả hai đêm mồng 8, mồng 9, lão bà của các làng đều tập trung ra các chùa, cùng nhau kể hạnh

Sớm mồng 8, hội Dâu bắt đầu bằng việc dân làng Lũng Khê (làng

“sở tại” của đền Lũng - nơi thờ Sĩ Nhiếp) rước ngai thờ thái thú Sĩ Nhiếp

và con gái ông ta ra chùa Dâu để khai hội (vì theo nhân dân trong vùng,

Sĩ Nhiếp là người có công tạc tượng Tứ Pháp và xây dựng hệ thống các chùa thờ Tứ Pháp), xong lại rước (ngai thờ Sĩ Nhiếp và con gái ông ta)

về đặt tại đền Lũng Ngay sau đó, các làng bắt đầu cuộc rước Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện về “hội đồng” cùng chị cả Pháp Vân (Phật Thạch Quang) tại sân chùa Dâu

Một điểm đáng lưu ý là: Ở các chùa Tứ Pháp, xưa kia chùa nào cũng có một tượng “thủ bệ” (giữ bệ) đặt ở sau Tứ Pháp Khi Tứ Pháp được rước đi dự hội, thì sẽ đưa tượng 8 “thủ bệ” lên đặt vào chỗ tượng

Tứ Pháp - Tượng “thủ bệ” ở đó là để thay Tứ Pháp trông giữ chùa, dẹp đuổi ma quỷ nếu chúng định đến “cướp chỗ” của Tứ Pháp

Vì không chỉ có nhân dân 12 làng thuộc tổng Khương Tự, mà còn

có rất nhiều người dân quanh vùng kéo về, nên người dự hội rất đông

Bà Dàn (Pháp Điện) là em út phải có mục “đánh gậy” để dẹp lối cho các đoàn rước và lấy đất mở hội - Thực ra là, làng Dàn được phân công chọn

ra 32 thanh niên khoẻ mạnh, đi thành đoàn, mỗi người mang theo một cây gậy tre (gậy tre cuốn giấy đỏ bên ngoài thì gọi là “hồng côn”; gậy tre

“bánh tẻ” đem xát muối, phơi nắng cho trắng thì gọi là “bạch trượng”), vừa đi vừa múa theo một vũ điệu nhanh, mạnh để mở lối

Ngày đăng: 24/03/2016, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w