CHƯƠNG I:CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1.Giới thiệu về tập đoàn Pepsico và công ty Pepsico Việt Nam 1..1.1.Lịch sử hình thà
Trang 1Họ và tên:Nguyễn Trung Minh Phương
MSV:CQ512426
Lớp QTKDQT 51A
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………
CHƯƠNG I:CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1.Giới thiệu về tập đoàn Pepsico và công ty Pepsico Việt Nam
1 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn Pepsico và công ty Pepsico Việt Nam 1.1.2.Sản phẩm của công ty.
1.1.3 Mục tiêu, sứ mệnh của công ty
1.2.Các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam
1.2.1.Môi trường vĩ mô
1.2.2.Môi trường vi mô
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010
2.1.Tổng quan về tình hình các hoạt động của Pepsico trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2000-2010
2.2.Những thành công của PepsiCo trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Trang 2CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:
Việt Nam hiện đang được xem là một trong những thị trường mới nổi giàu tiềm năng nhất cho các thương hiệu lớn trên thế giới đang muốn mở rộng thị phần Bằng chứng là, hai tập đoàn khổng lồ trong lĩnh vực nước giải khát của thế giới là Coca-Cola
và PepsiCo mới đây đã cùng có những công bố về kế hoạch đầu tư chiến lược tại quốc gia Đông Nam Á này
Với Coca-Cola, hãng này tuyên bố sẽ lên kế hoạch đầu tư khoảng 300 triệu USD vào Việt Nam trong vòng ba năm tới Tuyên bố này nếu thành hiện thực sẽ nâng mức tổng đầu tư của tập đoàn này vào Việt Nam lên 500 triệu USD từ năm 2010 – 2015.Trong chuyến thăm mới đây tới Hà Nội, Chủ tịch Coca-Cola, ông Muhtar Kent đã chỉ ra rằng, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng rất bền vững trong những năm qua và ví khoản đầu tư sắp tới như là một biểu hiện của sự tin tưởng vào “tiềm năng dài hạn tại thị trường Việt Nam – một thị trường then chốt”
Các thương hiệu phổ biến nhất của hãng Coca-Cola tại Việt Nam bao gồm Coca-Cola, Coke Light, Fanta và Sprite, Minute Maid Teppy, Minute Maid Nutriboost, Samurai, Real Leaf và Dasani.Gần như ngay sau những tuyên bố về kế hoạch dài hạn này của Coca-Cola, tập đoàn PepsiCo cũng lên tiếng về những kế hoạch Theo đó, hồi tuần trước, PepsiCo tuyên bố đã tìm kiếm được một mối hợp tác chiến lược với Suntory Holdings,
Trang 3một hãng đồ uống có trụ sở chính tại Nhật Bản để cùng tìm kiếm cơ hội và đầu tư vào thị trường Việt Nam
Tuyên bố của PepsiCo khẳng định: “Việt Nam là một thị trường phát triển rất hấp dẫn và PepsiCo đã tạo dựng cho mình được một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực thực phẩm
và đồ uống” Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam là một trong những thị trường cần phải được ưu tiên hàng đầu.Theo thỏa thuận mới này, hãng Suntory sẽ chiếm 51% và PepsiCo nắm 49% cổ phần công ty chung khi chính thức hoạt động tại Việt Nam
PepsiCo đã phát triển thị phần của mình rất nhanh chóng tại Việt Nam trong một vài năm vừa qua Theo thống kê của tập đoàn này, tổng doanh thu đã tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn 2006 đến 2011, cụ thể là tăng từ 8 tỷ USD lên 22 tỷ USD.PepsiCo cũng là chủ
sở hữu một thương hiệu bim bim nổi tiếng tại Việt Nam là Poca.Người tiêu dùng ở Việt Nam hiện đang khá quen thuộc với các thương hiệu của PepsiCo như Pepsi-Cola, 7-UP, Sting, Mirinda, Tropicana Twister, Lipton và Aquafina
Điều gì đã làm lên sự thành công của PepsiCo trên thị trường Việt Nam?Đó là công ty đã biết khai thác tiềm năng to lớn của Việt Nam trong nền kinh tế đang chuyển đổi,đưa ra các chiến lược đầu tư cũng như chiến lược cạnh tranh hợp lý nhằm đứng vững trên thị trường Việt Nam.Đề tài:’’Các hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam” sẽ giải đáp một phần nào sự thành công cũng như giúp bạn đọc tìm hiểu được các hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam,một thị trường nền kinh tế đang chuyển đổi
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
-Mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam
-Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là:
-Phân tích các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam
-Phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2000-2010
-Đưa ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
Trang 43.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo.
3.2.Phạm vi nghiên cứu :
Không gian nghiên cứu: Công ty PepsiCo
Thời gian nghiên cứu: tập trung giai đoạn 2000-2010
4.Kết cấu của đề án:
Chương 1:Các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam
Chương 2:Thực trạng các hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2011-2012
Chương 3:Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Em xin chân thành cám ơnTS Đàm Quang Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và năng lực có hạn , bài viết không tránh khỏi những những thiếu sót, em rất mong sự giúp đỡ của cô để bài viết sau được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh Viên Nguyễn Trung Minh Phương
Trang 5CHƯƠNG I:CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
QUỐC TẾ CỦA PEPSICO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1.Giới thiệu về tập đoàn Pepsico và công ty Pepsico Việt Nam
1 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn Pepsico và công ty Pepsico Việt Nam
Công ty Pepsico là công ty nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới đã hoạt động trên 100 năm nay với hơn 185000 nhân viên trên toàn cầu Doanh số hàng năm mà công
ty đạt được khoảng 39 tỷ đô la và là 1 trong số những công ty nước giải khát và thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới Công ty bao gồm Pepsico Americas Foods(PAF), PepsiCo Americas Beverages (PAB) và PepsiCo International (PI).Sản phẩm của Pepsico
đã có mặt ở gần 200 quốc gia trên thế giới
Trụ sở chính Pepsico được đặt tại Purchase ,NewYork, Hoa Kỳ.Công ty Pepsico Việt Nam có trụ sở chính: Lầu 5 Cao ốc Sheraton, số 88 Đồng Khởi, Q1, TP HCM
Ngày 24/12/1991, công ty nước giải khát quốc tế (IBC) được thành lập theo quyết định số 291/GP của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư do liên doanh giữa SP.Co và
Marcondray Singapore với tỷ lệ vốn góp 50%-50%
Năm 1994 Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam
PCI được thành lập với 2 nhẫn hiệu : Pepsi và 7Up
Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%
Năm 1998 : PI mua 97% cổ phần , SP Co tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla
Trang 6Năm 2003, Pepsico Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty nước giải khát Quốc tế Pepsico Việt Nam Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea
Năm 2005 Công ty chính thức trở thành công ty có thị phần nước giải khát lớn nhất Việt Nam
Năm 2006- Công ty tung ra sản phẩm Food đầu tiên( Snack Poca)
Năm 2007-Công ty phát triển thêm ngành sữa đậu nành
Năm 2008- Khánh thành nhà máy sản xuất đóng gói tại Bình Dương.Tung ra sản phẩm Snack Poca Khoai tây cao cấp
Ngày 22.5.2010 , PepsiCo Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy nước ngọt mới nhất tại khu công nghiệp Trà Nóc 2, Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD Đây là nhà máy thứ 5 của PepsiCo trên cả nước sau Hà Nội, Điện Bàn, Hóc Môn và Bình Dương.
1.1.2.Sản phẩm của công ty.
Công ty PepsiCo hoạt động kinh doanh trong ba phân khúc hàng tiêu dùng chính:
* Nước giải khát : là sản phẩm lâu đời nhất của Pepsi Pepsi-Cola, 7 Up, Diet Pepsi (dành cho người ăn kiêng)
* Chuỗi nhà hàng : bao gồm 3 hệ thống nhượng quyền thương mại lớn nhất thế giới:
Taco Bell:Sản phẩm bánh mỳ kẹp, Taco Bell được mua lại vào năm 1978 – đứng đầu thế giới trong phân khúc thực phẩm Mexico
Gà rán hiệu KFC: Gà rán KFC được tập đoàn PepsiCo mua lại vào tháng 10/1986
và xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997
Pizza Hut:Pizza Hut được PepsiCo mua lại vào năm 1977
* Đồ ăn nhẹ (snack food): Frito-Lay PepsiCo mua lại Frito-Lay vào năm 1965
1.1.3 Mục tiêu, sứ mệnh của công ty
Mục tiêu: Mục tiêu của Pepsico là trở thành công ty đứng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát
Trang 7Sứ mệnh: "Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình
1.2.Các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của PepsiCo trên thị trường Việt Nam:
1.2.1.Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế Việt nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành giải khát để phục vụ cho nhu cầu của người dân và nhu cầu ngày càng cao của xã hội
Các số liệu thống kê chính thức tới điểm này cho thấy nền kinh tế đã có những dấu hiệu khả quan, biểu hiện qua chỉ số quan trọng, đó là tăng trưởng GDP 6 tháng ước đạt 6%, chỉ số giá cả hàng hóa CPI đã kìm được đà tăng tốc trong quý 2, ước tính tăng 4,78%
so với tháng 12/2009
Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, dẫn đến đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng cao, được cải thiện và nâng cao hơn Chính vì lẽ đó mà nhu cầu về cuộc sống cũng như nhu cầu về ăn uống của người dân cũng được yêu cầu cao hơn
Lạm phát lại tái diễn do nguyên nhân từ các tác động căn bản và áp lực về cầu Theo điều tra của nhóm nghiên cứu Ban Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng ANZ, tỷ lệ lạm phát giảm từ mức đỉnh 27,9% vào tháng 9/2008 xuống còn 2% vào tháng 8/2009 Tuy nhiên, áp lực về giá lại bắt đầu leo thang 3 tháng trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng từ
Trang 81,25 đến 1,5%, dao động trong khoảng từ 5 - 6%/năm Và không chỉ dừng lại, từ giờ tới cuối năm, áp lực về giá sẽ còn tiếp diễn và kéo theo sự gia tăng lạm phát, đồng thời lãi suất thực cũng sẽ sụt giảm mạnh
Mức tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 – 2007 đạt ngưỡng cao, nhưng vào giai đoạn 2008 – 2009, tốc độ tăng trưởng lại sụt giảm xấp xỉ 2% do chính sách giảm phát của Nhà nước Năm 2010, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh (6.78%)
Theo đà phục hồi năm 2010, dự đoán Việt Nam có nhiều triển vọng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn vào năm 2011, với mức tăng trưởng 7,0-7,5% (theo dự báo của Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế khác)
Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng sẽ khiến chi tiêu của khách hàng cho nhu cầu thiết yếu nhiều hơn, Pepsi có thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình để tăng lợi nhuận
Mức tăng trưởng
kinh tế(%)
Bảng 1.1: Mức tang trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005-2010
(Nguồn: báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2005-2010)
Môi trường chính tri, xã hội:
Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó
để phát triển sản xuất kinh doanh,mở rộng thị phần Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp
Trang 9Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế ,buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay Đồng thời hệ thống luật pháp duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó đặt ra cho các nhà lãnh đạo của Pepsico Việt Nam những thách thức lớn hơn,phải làm sao cho phù hợp với pháp luật và với tiêu chi phat triển của công ty Hơn nữa môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được thuận lợi hơn,do có một nền chính trị rất là bình yên hơn so với các nước trong khu vực.Việt Nam
là 1 nước đông dân cư với dân số vào khoảng 86 triệu người và là 1 thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng
1.2.2.Môi trường vi mô
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm đồ uống, chừng khoảng 4,2 tỷ lít/năm và đang là thị trường phát triển rất mạnh Trái với sự ảm đạm tại thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu tiêu thụ nước giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại VN tăng rất mạnh, đạt gần 30%/năm
Một nghiên cứu của AsiaPanel VN- bộ phận nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
về việc dùng đồ uống cho thấy xu hướng sử dụng các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe đang bùng nổ ở VN, đặc biệt ở các thành phố lớn Theo AsiaPanel, số lượng hộ gia đình bước vào nhóm có thu nhập cao (trên 6,5 triệu đồng/tháng) đã tăng từ 7,3% lên 11,9% trong tổng số hộ dân VN Cùng tăng tương ứng là số hộ có thu nhập trong khoảng 4,5-6,5 triệu đồng/tháng Khi tiền trong túi trở nên dư dả hơn, người dân đã chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho sức khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai…Khảo sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trước đây, 74%
Trang 10muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và 80% thích mua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium
Mức độ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, đối thủ chính là Cocacola
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010
2.1.Tổng quan về tình hình các hoạt động của Pepsico trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2000-2010:
Trên thị trường thế giới, Coca Cola nổi tiếng và chiếm nhiều thị phần hơn hẳn so với Pepsi bởi thương hiệu lâu đời hơn đã gắn bó với người tiêu dùng
Nhưng tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM, Pepsi lại phổ biến hơn (chiếm 51%
so với 46% củaCoca Colavà 100% đều đã từng uống qua sản phẩm Pepsi-Cola)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công của Pepsi-Cola, trước hết là Pepsi đã cómặt tạiViệt Nam trước CocaCola, vì thế hãng đã sớm chiếm được niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu mạnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá cả lại rất phải chăng (94% cho rằng giá của Pepsi là phù hợp và 88% cho rằng chất lượng của Pepsi từ 4-5/5đ) Thêm vào đó, mạng lưới phân phối của hãng rộng khắp cả nước, nhiều đại lý, quán cà phê, đặc biệt là độc quyền bán sản phẩm Pepsi tại hệ thống siêu thị lớn nhất cả nước
Co-op Mart Bạn có thể dễ dàng tìm mua được 1 chai Pepsi-Cola hơn là 1 chai Coca Cola (52% sẽ mua Pepsi khi cần so với 46% của Coca Cola)
Pepsi đặc biệt đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo Marketing, sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng Việt Nam để quảng bá cho thương hiệu của mình, càng làm tăng thiện cảm của giới trẻ- đối tượng khách hàng chủ yếu của Pepsi đối với sản phẩm của hãng (67% cho rằng quảng cáo của Pepsi hấp dẫn hơn CocaCola và 94% cho thấy Pepsi rất tích cực quảng cáo sản phẩm của mình)
99% người được phỏng vấn hài lòng với sản phẩm của Pepsi và nếu hãng có tăng giá sản phẩm thì 75% vẫn sẽ mua nếu mức giá đó là phù hợp
PepsiCo Việt Nam đã cố gắng phân phối với mạng lưới dày đặc từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ Bắc vào Nam Song, PepsiCo chủ yếu vẫn chú trọng những nơi tập trung đông dân cư, các thành phố lớn: TP HCM, Bình Dương, Quảng Nam, Cần Thơ và sắp tới là Bắc Ninh Vì thế, sản phẩm Pepsi-Cola của Pepsi xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các quán ăn, quán giải khát quy mô lớn lẫn nhỏ, từ đường phố đến hẻm nhỏ… Theo kế hoạch, số vốn đầu tư 250 triệu USD sẽ được PepsiCo tập trung cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam nhằm gia tăng năng lực sản xuất, gia tăng trang thiết bị tại điểm