Ngôn ngữ: Tiếng Đức Chương 2: Một số đặc trưng của văn hóa Đức 2.1 Thói quen và cách ứng xử Chào hỏi, xã giao Khi đến với Đức, để hòa nhập vào cuộc sống của người Đức bạn cần phải hiể
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và
xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà
do con người tạo ra
Cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng an ninh…văn hóa với hạt nhân cơ bản là phẩm chất, trí tuệ và những giá trị sáng tạo của con người cũng là một nguồn lực nội sinh quan trọng, quyết định đến sự phát triển bền vững của bất cứ một quốc gia nào Văn hóa không phân biệt giàu nghèo Dù đất nước bạn có nghèo, đang trong giai đoạn phát triển hay là những nước phát triển đi chăng nữa thì đều có những nét văn hóa riêng biệt
Mỗi một quốc gia đều có những nét đẹp văn hóa riêng Tuy nhiên nhóm chúng em đã chọn nước Đức - là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu Âu để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của họ Bài thảo luận của chúng em còn nhiều hạn chế Mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin cảm ơn!
Trang 2Chương 1: Giới thiệu chung về nước Đức
Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9 nước láng giềng, có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc, Pháp, Bỉ, Hà Lan
và Luxembunrg ở phía Tây, Thụy Sỹ và Áo ở phía Nam, Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông Đức năm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Âu, giữa bán đảo Skandinavia Bên cạnh đó, Đức còn là trung tâm kinh tế quan trọng của Châu Âu với nền công nghiệp và nền kinh tế phát triển Đây là nơi hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế
Trang 41 Tên nước: Cộng hoà Liên bang Đức (Federal Republic of Germany)
2 Thủ đô: Berlin
3 Ngày Quốc khánh: 3/10 (ngày thống nhất nước Đức)
4 Vị trí địa lý: Trung Âu, Đức nằm giữa lòng Châu Âu và được bao bọc bởi 9
nước láng giềng: Pháp, Áo, Thuỵ Sĩ, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg Tổng biên giới dài 3757km
Trang 55 Diện tích: 357.021 km2
6 Khí hậu: vùng khí hậu đại dương/ lục địa ôn hoà với thời tiết thường xuyên
thay đổi và chủ yếu là gió Tây Có các mùa xuân, hạ, thu, đông, rất khác nhau về nhiệt độ và mức độ mưa mù, tuyết sương
7 Tài nguyên thiên nhiên: Than ở vùng Ruhr (Ruhrgebiet)
8 Thu nhập bình quân đầu người: 39.6146 USD (năm 2011)
9 Đơn vị tiền tệ: Euro
10 Dân số: 82,3 triệu Khoảng 7,3 triệu người nước ngoài sinh sống ở Đức
(8,8% dân số), trong đó có khoảng 100.000 người Việt Nam
11 Dân tộc: người Đức là chủ yếu Ngoài ra còn có dân tộc thiểu số Doben sống
ở Đông Đức
12 Tôn giáo: gần 53 triệu người theo đạo Thiên chúa (26 triệu theo Công giáo,
26 triệu theo Tin lành, 900.000 theo dòng Chính thống), 3,3 triệu theo đạo Hồi, 230.000 theo đạo Phật, 100.000 theo đạo Do Thái, 90.000 theo đạo Hindu
13 Ngôn ngữ: Tiếng Đức
Chương 2: Một số đặc trưng của văn hóa Đức
2.1 Thói quen và cách ứng xử
Chào hỏi, xã giao
Khi đến với Đức, để hòa nhập vào cuộc sống của người Đức bạn cần phải hiểu được những nét đặc trưng của con người Đức
Người Đức rất hay chào hỏi: Chào sáng, chào trưa, chào tối, chào đêm, chào gặp mặt, chào chia tay, xem ra chuyện chào hỏi của người Đức là rất quan trọng Kèm theo đó là cái bắt tay và tự giới thiệu tên mình nếu gặp mặt lần đầu tiên Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo thứ bậc Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau
Trang 6chào nhau trước Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng
đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau Nếu không đáp đáp ứng lời chào, không bắt tay hoặc không giới thiệu được xem như là một cử chỉ khiếm nhã Tuyệt đối là không ồn ào nơi công cộng, khu tập thể, đơn giản là không nên nói to, gọi nhau
ơi ới hoặc cười đùa vì người Đức rất kị điều này Ở chung khu tập thể lưu ý tránh làm ôn, nghe nhạc với âm lượng cao
Xưng hô
Học hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến (cử nhân, thạc sỹ) Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ, ví
dụ như: Thưa bà Mueller-Maier Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng của họ Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von”, “zu” không nên bị quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”, mà nói “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sỹ Bá tước Albrecht”
Đi cùng xe
Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được ngồi ở hàng ghế sau Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe
Trao danh thiếp
Khách là người đầu tiên trao danh thiếp Nếu trao cho nhóm người thì người
có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ
Trang 7nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.
Khu vực riêng tư
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết Khi trao đổi
về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp
Tính chính xác, đúng giờ
Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ Cả các sếp cũng vậy Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng
Làm quen
Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát
Trang phục
Trong cuộc sống hằng ngày, người Đức ăn mặc theo lối Tây phương hiện đại: quần jean, áo thun hay áo vải, áo jacket da, đi giày đế mềm; trẻ em và thiếu niên thường đi ủng da; các nhà kinh doanh thường mặc đồ vét Với những người yêu thích thời trang thì có những cửa hàng thời trang tại các thành phố lớn như Berlin, Hamburg, Munich và Dusseldorf Mặc dù lối ăn mặc của người Đức nói chung đã trở nên giản dị, nhưng việc ăn mặc nguyên bộ đồ dạ tiệc sang trọng ban đêm – bộ váy dài với phụ nữ và bộ xmocking hay áo đuôi tôm với đàn ông – khi tham gia những dịp trang trọng như đi xem opera hay đi xem kịch cũng như khi đến các câu lạc bộ sang trọng hay các casino vẫn thường thấy
Trang 8Giữa các vùng, cách ăn mặc cũng có nhiều sự khác nhau Ví dụ dễ thấy nhất là những người dân vùng biển Baltic thường mặc áo khoác và quần màu xanh, đội
mũ lưỡi trai, người Hamburg đội thứ mũ vải xanh của thủy thủ, hay phụ nữ Bavaria thường mặc váy dài dirndl và đeo tạp dề Cái quần lửng bằng da nổi tiếng gọi là lederhosen được người ta mặc ở khắp nơi trong nước Đức
Lối ăn mặc kiểu Munich truyền thống là Tracht hay Loden của xứ Bavaria: áo khoác không tay bằng len màu xanh và áo jacket Thay vì chiếc lenderhosen, người đàn ông Bavaria thích mặc quần màu xám hay xanh lá cây, áo jacket bằng
da không thấm nước và mũ phớt bằng nỉ xanh trên có cắm hai chiếc lông chim Những trang phục kiểu như thế được mặc trong các ngày lễ hội, và thường thấy
ở các vùng nông thôn hơn ở trong thành phố
Điện thoại
Thói quen và điều đầu tiên khi nhấc điện thoại lên là phải xưng tên Không nên gọi điện thoại sau 22 giờ nếu không nói trước Cũng không nên gọi điện thoại vào sáng thứ bẩy và chủ nhật vì người Đức hay dậy trễ vào cuối tuần Bạn động nghiệp thậm chí là sếp cũng không nên gọi về nhà nếu không có chuyện thật sự cần thiết Người Đức rất coi trọng đời sống riêng tư
Tác phong ăn uống
Người Đức khi ăn bạn không nên nói chuyện khi đang nhai Ăn xong rồi mới nói, đâu là một kỹ năng phải tập dợt nhuần nhuyễn nếu không muốn bị xem là thô lỗ Và cũng vì bạn không phải người Ả Rập nên một cái ợ ngon lành sau bữa
ăn cũng nên tránh khi ăn cùng bàn với người Đức Khi dùng bữa, nếu bạn để dao
và nĩa chéo nhau trên đĩa ăn là một dấu hiệu cho thấy bạn vẫn chưa dùng bữa xong Đặt dao và nĩa ở bên phải song song với đĩa ăn là dấu hiệu để người phục
Trang 9vụ biết rằng bạn đã dùng xong và họ có thể dọn đĩa của bạn Việc ngồi cùng bàn với người lạ khi nhà hàng đông khách là một việc rất bình thường và thông dụng
ở Đức Tuy nhiên trước khi ngồi vào bàn, hãy chỉ vào chỗ còn trống và hỏi xem
đã có ai ngồi hay chưa Bạn có thể chúc những người cùng bàn ăn ngon miệng nhưng đừng quá trông chờ sẽ có những cuộc hội thoại tại bàn ăn Khi bạn đứng dậy, đừng quên nói lời tạm biệt những người ngồi cùng bàn Theo thông lệ ở Đức, người bồi bàn sẽ nhận được từ 5 đến 10% tiền boa, hoặc bạn chỉ cần làm tròn các khoản tiền nhỏ hơn
Thắng thắn và rõ ràng
Người Đức nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng Thẳng thắn thể hiện ở việc góp ý, đánh giá (khả năng, hiểu biết…), từ chối (lời mời, cuộc hẹn, xin phép) hoặc yêu cầu (giúp đỡ…) Do đó bạn cùng đừng quá buồn khi nhận được những lời góp ý quá thẳng thắn và những lời từ chối rất thẳng thật.Rõ ràng thể hiện ở điểm mọi thứ phải minh bạch và logic Người Đức rất thích câu hỏi: Warum-Tại sao? ”Với người Đức, đừng bao giờ bắt đầu nói một điều gì, nếu không nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi tại sao Người Đức thường nói thẳng vào vấn đề bằng những từ ngữ
và diễn đạt chính xác, ngắn gọn, không ngoại giao, không “tô điểm” Người Đức không nghĩ đến việc phải chú ý đến “sự nhạy cảm” Vấn đề chỉ có thể đúng hoặc sai, có hay không chứ không được phép lập lờ
Lạnh lùng - đúng mực
Người Đức được ví von của Cỗ Xe tăng - sự lạnh lùng và chắc chắn Nhưng không vì thế mà họ không có tình cảm và cảm xúc: Người ta thường so sánh người Mỹ với quả anh đào, còn người Đức với quả dừa là vì như vậy Quả anh đào rất mềm và ngọt, nhìn đã thấy thích, chưa ăn đã thấy ngon, nhưng khi ăn thì gặp phải cái hạt rất rắn Còn quả dừa nhìn vừa xấu xí, thô kệch lại cứng rắn, nhìn
đã không muốn ăn, nhưng khi đập tan được lớp vỏ thì lại được thưởng thức một
Trang 10bầu nước rất ngon, mát bổ Hãy sống chân thật với người Đức, bạn sec được đáp lại sự chân thành hơn cả mong đợi.
Không thích than phiền và “buôn dưa lê”: tính tự lập và vượt khó của người Đức tạo cho họ thói quen không thích than phiền, than khó Hãy cố gắng hết sức, trước khi nghĩ đến chuyện cầu cạnh sự giúp đỡ của người khác Người Đức cũng không thích ngồi lê buôn chuyện và can thiệp vào cuộc sống cá nhân của người
khác
Tính tự giác
Tính tự giác của người Đức khá cao, bằng chứng là việc mua vé tàu Ở Mỹ, bạn phải có thẻ hoặc mua vé mới đi qua cửa để xuống metro được, nhưng ở Đức thì khá thoải mái Bạn có thể nhảy lên tàu và tự do di chuyển, hên thì thoát, xui thì gặp người kiểm tra và tất nhiên, họ sẽ phạt bạn 40 EUR cho dù vé đó nếu bạn mua chỉ chưa đầy 2 EUR Những chuyến đường xa thì tất nhiên, bạn đừng trốn
vé mà mất công, nhưng việc di chuyển trong trung tâm thành phố bằng tàu điện hay xe buýt thì là hên xui
Lời khen
Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…
2.2 Phong tục và tập quán của nước Đức
Những ngày lễ
Phần lớn các ngày lễ ở Đức đều bắt nguồn từ các ngày lễ của giáo hội giống như
lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh Trong khi ngày quốc khánh và ngày 1/5 được quy
Trang 11định rõ trong luật liên bang là ngày lễ của toàn quốc, thì những ngày lễ còn lại đều do luật của mỗi tiểu bang tự quy định riêng Ví dụ, trong khi những người ở Bayern được nghỉ lễ thì những người sống ở Berlin vẫn phải đi làm bình thường.
• Ostern – Lễ phục sinh ( tính từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4)
Lễ phục sinh là một ngày lễ tôn giáo để tưởng nhớ sự hồi sinh của Chúa từ cõi chết, ngày lễ này chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong Đức tin của Kitô giáo Vào ngày thứ sáu tuần Thánh (Karfreitag), chính là ngày thứ 6 trước ngày chủ nhật phục sinh, chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá theo truyền thống của Kinh thánh – vì vậy ngày này được coi là ngày tang lễ Ngày thứ 7 là ngày cuối cùng của kì ăn chay kéo dài 40 ngày, khi mà các tín đồ của Kitô thường không ăn thịt và uống rượu để thể hiện truyền thống gột sạch tâm hồn Tuy nhiên chỉ có một phần rất nhỏ dân số Đức ăn chay vào dịp này, chiếm chỉ khoảng 7%.Vào cuối tuần lễ Phục sinh, mọi người thường đốt lửa trại Phục sinh Ở giữa đống lửa trại là một hình nộm bằng rơm, gọi là Judas, tượng trưng cho kẻ phản bội Đối với nhiều người thì việc đốt lửa Phục sinh chỉ là một truyền thống vốn
có chứ cũng không mang ý nghĩa nhiều về tôn giáo Một phong tục tương tự như vậy nữa chính là những quả trứng phục sinh với mọi kích cỡ, đủ loại màu sắc và chất liệu Trứng thường được trang trí với cây và bụi Những quả trứng bằng sô
cô la dành cho trẻ em thường được coi là do thỏ phục sinh giấu đi vào ngày chủ nhật Phục sinh
• Erster Mai ( Ngày 1.5)
1.5 chính là ngày quốc tế lao động, ngày này được kỉ niệm không chỉ ở các nước châu Âu mà còn cả ở các châu lục khác Ngày lễ này bắt nguồn từ thế kỉ 19, nguyên nhân chính là do điều kiện làm việc tồi tệ trong ngành công nghiệp: người lao động phải làm việc từ 11 đến 13 tiếng một ngày và hầu như không nhận được bảo trợ xã hội Vào năm 1886, có khoảng 400.000 người lao động bất
Trang 12mãn đã cùng tổ chức một cuộc đấu tranh dài ngày để dành quyền làm việc chỉ 8 tiếng một ngày Đến năm 1890 cuộc đấu tranh này lan sang cả các nước khác như Đức, Pháp.
Sau khi thử nghiệm coi ngày 1.5 là ngày nghỉ, vào thời kì cộng hòa Weimar khoảng năm 1933, Đức quốc xã đã tuyên bố một tư tưởng hoàn toàn trái ngược
về ngày nghỉ lễ: họ coi đó là một ngày nghỉ của toàn quốc mà không liên quan đến việc lao động hay quyền của người lao động Trong những năm 1950, giới công đoàn nhộn nhịp với truyền thống chính trị mới Tại cộng hòa liên bang Đức, vào ngày này thường diễn ra các cuộc biểu tình, mít tinh của giới công đoàn, những người ủng hộ cho quyền của người lao động
• Muttertag – ngày của mẹ ( ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5)
Là ngày lễ để tôn vinh người mẹ Người sáng lập ra ngày lễ này là nhà nghiên cứu về quyền của phụ nữ Anna Marie Jarvis, sinh năm 1864 tại tây Virginia Jarvis tiếp tục đảm nhận những cống hiến cho xã hội của mẹ bà, người đã tổ chức „ngày làm việc của mẹ“ để đẩy mạnh quyền của phụ nữ và trẻ em Sau khi
mẹ của bà qua đời, Jarvis luôn cố gắng thành lập một ngày là ngày lễ dành riêng tôn vinh mẹ Hơn hết với bà đó là ý nghĩa về vai trò chính trị và xã hội của phụ
nữ trong cộng đồng Cuối cùng bà cũng thành công: ngày của mẹ chính thức lần đầu tiên được kỉ niệm vào năm 1908 Vào ngày này, chính là kỉ niệm 3 năm ngày mất của mẹ bà, để tưởng nhớ mẹ Anna Marie Jarvis tặng cho mỗi người viếng thăm một đóa hoa cẩm chướng Năm 1914, ngày của mẹ bắt đầu được kỉ niệm tại Mỹ 9 năm sau ngày này cũng được kỉ niệm tại Đức, theo sáng kiến của doanh nghiệp kinh doanh hoa của Đức, họ hy vọng sẽ thu được lợi nhuận đáng
kể nhân dịp này Thực tế thì nhu cầu tặng hoa cũng như nước hoa hay sô cô la nhân rượu cho mẹ nhân dịp này từ trước đến giờ vẫn luôn rất phổ biến
• Christi Himmelfahrt ( 40 ngày sau lễ phục sinh)
Trang 13Ngày lễ này luôn rơi vào thứ 5 và để tưởng nhớ ngày Chúa về trời Theo truyền thống thì ngày 3 ngày lễ Chúa về lại với trời trong tín ngưỡng Kitô giáo được gọi là „Bitttage“ Vào dịp này, những đức tin thường đi dạo qua cánh đồng và cầu khấn cho một vụ mùa bội thu Ngoài ra còn có một phong tục khác thông dụng hơn, gốc rễ của nó cũng xuất phát từ những cuộc đi dạo này, chính là Ngày của cha Vào dịp này, đàn ông thường đi dã ngoại hoặc dạo quanh các nhà hàng khác nhau Họ thường mang theo xe đẩy với bia hoặc một số loại rượu mạnh khác.
• Pfingsten – Lễ Hiện Xuống/ Lễ Hạ Trần ( 50 ngày sau lễ Phục Sinh)
bao gồm ngày chủ nhật và ngày thứ 2 theo truyền thống là ngày nghỉ Truyền thống Ki-tô giáo vẫn tiếp tục đến ngày lễ hiện xuống, khi linh hồn của Chúa hiện
về và ban niềm hy vọng với cho những con chiên, sau khi Chúa từ trần Người bạn cho họ khả năng nói được nhiều thứ tiếng, như thế họ có thể kể về đức tin của mình ở khắp mọi nơi Từ đó, lễ hiện xuống được coi là ngày sinh ra cộng động Ki-tô giáo
• Tag der deutschen Einheit – Ngày Quốc khánh Đức (03.10)
Là ngày nghỉ duy nhất được ấn định theo luật của toàn liên bang Vào ngày này người ta kỉ niệm sự tái thống nhất giữa hai miền đông và tây Đức Năm 1949, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, phần phía tây nước Đức bị Mỹ, Pháp
và Anh chiếm đóng, còn phần phía Đông do Liên minh Xô Viết thời đó chiếm
Từ năm 1949 đến 1990, nước Đức bị chia cắt làm 2, đó là: Cộng hòa liên bang Đức (BRD) ở phía tây và Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) ở phía Đông Trong những thập kỉ sau đó nổi lên ở Cộng hòa dân chủ Đức những bất đồng với hệ thống chính trị, khi quyền lợi của công dân bị ảnh hưởng nhiều mặt Những ai không đồng tình với chính sách của chính phủ thì sẽ bị bỏ tù Để ngăn tình trạng
Trang 14người dân cố trốn từ đông sang tây, chính phủ đã cho xây dựng 1 bức tường ngăn cách giữa 2 miền Năm 1989 nổ ra một cuộc biểu tình lớn dẫn đến sự sụp
đổ của bức tường này Vào ngày 3.10.1990, hiệp ước thỏa thuận của Đức bắt đầu
có hiệu lực Vào ngày này, cờ thống nhất được treo khắp nơi kể cả những cơ quan chức năng cao nhất cũng treo cờ và hàng ngàn người đổ ra đường để ăn mừng lễ kỉ niệm này
• Allerheiligen – ngày lễ các thánh (1.11)
Ngày lễ này không phổ biến trên toàn nước Đức Đây là ngày để tưởng nhớ những vị thánh thần và những người đã khuất Tư tưởng của ngày lễ này là
người ta cho rằng, những người quá cố và Chúa đều thuộc cùng một thế giới và
họ đều đang quan sát những gì diễn ra trong cuộc sống của người trần Vào ngày này, mọi người đều tỏ lòng tôn kính với những người đã khuất, họ mang hoa đi tảo mộ và thắp nến tượng trưng cho ánh sáng của sự sống
Chỉ đối với người Công giáo thì ngày lễ thánh mới đóng một vai trò quan trọng
và với những vùng theo đạo này thì đây mới là ngày nghỉ lễ Với những người ít sùng đạo thì ngày lễ này hầu như không có ý nghĩa gì Hiện ngày lễ thánh chỉ được coi là ngày nghỉ chính thức tại bang Nordrhein-Westfalen
• Weihnachten – Giáng sinh (24.12 – 26.12)
Giáng sinh là ngày lễ kỉ niệm sự ra đời của Chúa và được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong Ki-tô giáo Ngoài các nghi lễ Ki-tô giáo như đi nhà thờ, trong thời gian trước khi đến giáng sinh còn có rất nhiều những nghi thức, phong tục khác: Ở nhiều thành phố, chợ giáng sinh đông như hội, tại nhà, mọi người treo những chiếc vòng hoa làm từ cây thông, được trang trí với nến Những ngày trước khi đến đêm Giáng Sinh (24.12) được tính theo lịch mùa Vọng Lịch Vọng thường bao gồm nhiều ô chứa kẹo, mỗi ngày người ta lại bóc 1 ô nhỏ trên lịch để
Trang 15lấy kẹo ăn, thường là sô cô la Người ta thường tận hưởng đêm Giáng sinh và 2 ngày nghỉ lễ tiếp theo bên gia đình Truyền thống quan trọng nhất đó chính là việc cùng nhau trang trí cây thông Noel với những quả cầu, nến và cùng nhau ăn một bữa thật ấm cúng, thường có món xúc xích nhỏ, salat khoai tây và ngỗng quay Buổi tối là lúc của những điều bất ngờ khi mọi người cùng trao đổi quà cho nhau.
• Silvester – Giao thừa (31.12)
Silvester kỉ niệm sự qua đi của những cái cũ và đón chào những điều mới Trọng tâm trong ngày lễ ngày là việc bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, sau đó thường là màn ăn uống tiệc tùng cùng với bạn bè và gia đình Truyền thống vào dịp năm mới, tạo ra càng nhiều tiếng ồn càng tốt có lịch sử lâu đời: từ ngày xưa, những người Giéc-manh đã luôn cố gắng dùng tiếng động lớn để xua đuổi ma quỷ Ngày nay tiếng động này được thay bằng tiếng nổ của pháo hoa
Đàn ông đi bên trái phụ nữ
Một điểm lưu ý là nếu để ý kỹ khi quan sát những người Đức am hiểu lễ nghi thì nhìn từ đằng sau, đàn ông bao giờ cũng đi bên trái phụ nữ Trong khi đó, ở Pháp cùng các nước châu Âu khác, đàn ông bao giờ cũng đi bên phải người phụ nữ
Đeo nhẫn cưới tay phải
Người dân ở đa số các nước châu Âu đeo nhẫn đính hôn ở tay phải, và sau khi thành hôn thì họ chuyển sang đeo nhẫn cưới ở tay trái Riêng tại Đức, Áo và Thuỵ Sỹ (vùng nói tiếng Đức), người ta đeo nhẫn đính hôn ở tay trái và sau khi cưới thì đeo nhẫn cưới ở tay phải Tuy nhiên, theo giới chức một số địa phương
ở Đức thì việc đeo nhẫn cưới tay phải hiện nay tuy vẫn phổ biến những không còn là bắt buộc nữa, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người Đức kết hôn với người nước ngoài Theo đài truyền hình ARTE, không có lời giải thích rõ ràng cho việc
Trang 16này Một số vị giám mục cho rằng từ trước tới nay, người theo đạo Tin lành đeo nhẫn cưới tay trái, còn người theo đạo Thiên chúa đeo nhẫn cưới tay phải, vì trong Kinh thánh có đoạn nói phía bên phải tượng trưng cho cái thiện Lập luận này tỏ ra thiếu thuyết phục vì các tín đồ Thiên chúa giáo ở các nước khác lại đeo nhẫn cưới ở tay trái.
Bên cạnh đó ở Đức có một phong tục rất kỳ lạ Trước khi cưới, gia đình, họ hàng, bạn bè của cô dâu, chú rể có tổ chức một bữa tiệc Tại đây, những người thân của cô dâu chú rể tha hồ đập đĩa bát, vứt giấy bừa bãi, ngoại trừ việc đập gương và kính Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ đích thân dọn dẹp Theo người Đức, việc này sẽ chuẩn bị tư tưởng cho cô dâu chú rể sẵn sàng cuộc sống chung, cùng nhau vượt qua gian nan thử thách
Phong tục đón năm mới
Ở Đức thì lễ đón năm mới diễn ra trong một tuần Trước lúc giao thừa 15 phút, tất cả mọi người ngồi yên trên ghế, khi đồng hồ điểm, tất cả đều nhảy xuống ghế
và ném một vật nặng ra phía sau, họ quan niệm là đang vứt đi khó khăn, hoạn nạn của năm cũ để bước sang năm mới tốt đẹp Ở đường phố lúc chuyển giao năm mới với bầu không khí náo nhiệt từ những nhóm nhạc của trẻ em tập hợp lại, trên tay chúng là những chiếc kèn và phong cầm Theo sau là những lá cờ rực rõ màu sắc cửa người lớn, họ vừa đi vừa hát
Ở vùng nông thôn Đức, chào năm mới bằng hội "thi leo cây" Trên những cái cây nhẵn bóng thì các chàng trai thi nhau leo lên, anh hùng của năm mới là người leo giỏi nhất
Trong các bữa ăn đầu năm mới, người Đức thường để lại một chút thức ăn cho đến sau nửa đêm để đồ ăn trong năm tới không bao giờ hết Người Đức tin cá chép sẽ mang lại sự thịnh vượng trong năm mới nên người dân nơi đây cho các chép vào tủ lạnh
Trang 17Tại Đức, người ta để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó mà đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.
Người Đức có một tập quán hiếm thấy trong dịp năm mới, với hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến trong suốt năm: xem lại vở kịch của người Anh “Bữa tối cho một người” Tập tục này có từ năm 1972 Tuy nhiên, rất ít người biết vì sao và câu chuyện đằng sau tập tục này là gì Tuy khó hiểu những nó rất phổ biến ở Đức Người Đức thường nói câu “Thủ tục như mọi năm” trong dịp đón năm mới Nhiều người tuy nói những thực ra cũng không hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy
2.3 Về Ngôn ngữ
Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người Sorben và Friesen
Martin Luther đã góp phần vào việc phát triển của tiếng Đức chuẩn trong thế
kỷ 16 với việc dịch Kinh Thánh của ông Jahann Christoph Adelung xuất bản năm 1871 quyển tự điển lớn đầu tiên Đột phá lớn tiến tới một cách viết tiếng Đức thống nhất là quyển "Tự điển chính tả tiếng Đức" của Konrad Duden (1080)
là quyển sách đã được chấp nhận là cơ sở của chính tả của cơ quan nhà nước trong cuộc cải tổ cách viết chính tả năm 1901 sau vài thay đổi nhỏ Mãi đến năm
1996 mới có cuộc cải tổ cách viết mới
Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung (lingua franca) ở trung tâm châu Âu, Bắc Âu và Đông Âu Ngày nay tiếng Đức là một trong những ngôn
Trang 18ngữ được dạy nhiều nhất trên thế giới, và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai sau tiếng Anh ở châu Âu.
Tiếng Đức (Deutsch):
Chữ "teutsch" (deutsch) có nguồn từ chữ gốc Đức dành cho "dân tộc" (Volk, thioda và từ đó phát sinh hình dung từ hệ thuộc là thiodisk), được dùng để chỉ ngôn ngữ của dân tộc không nói tiếng Latin và các tiếng Roman
Đất nước trong đó cùng dùng ngôn ngữ tiếng Đức (trong các dạng khẩu ẩm khác nhau) được gọi là nước Đức (Deutschland) Mô tả này được hình thành vào
thế kỷ 15 bời dạng số nhiều trước kia "diutschiu lant", có nghĩa "nước Đức" hoặc "đất nước của người Đức" Cùng với đó là các khu vực ngôn ngữ tiếng Đức tại Trung Âu
Người ta tìm thấy lần đầu tiên vào năm 786 trong báo cáo của giáo hoàng Nuntius Gregor vùng Ostia Báo cáo này được đọc bằng tiếng Latin và tiếng dân gian Ngôn ngữ "theodisca lingua" từ thời Karl Đại đế trở thành mô tả hành chính cho ngôn ngữ dân gian Pháp cổ (Frank)
Từ La tinh "theodiscus" (thuộc về dân gian) là một từ của ngôn ngữ giáo dục; nó bắt nguồn từ từ "theudisk" của tây pháp nhưng cũng liên hệ với từ gôtíc "thiuda", tiếng Đức cổ là "diot" (Volk - tức là dân tộc, dân gian)
Tiếng Đức cổ "diutisc" bắt đầu từ thời kỳ này bị tiếng trung La tinh
"theodiscus" chèn ép; tuy vậy nó vẫn vượt qua giành được chỗ đứng dù chậm chập Cho đến năm 1090 (tại Annolied trong nhà thờ Siegburg) khái niệm
"diutisc" mới được dùng cho ngôn ngữ, dân tộc và đất nước.Tiếng Đức cổ
"diutisc" bắt đầu từ thời kỳ này bị tiếng trung La tinh "theodiscus" chèn ép; tuy vậy nó vẫn vượt qua giành được chỗ đứng dù chậm chập Cho đến năm 1090 (tại Annolied trong nhà thờ Siegburg) khái niệm "diutisc" mới được dùng cho ngôn ngữ, dân tộc và đất nước
Trang 19Tiếng Đức cổ là dạng ngôn tự cổ của các dân tộc được gọi là dân tộc Đức Mặc dù nó không thống nhất mà bắt nguồn từ nhiều khẩu âm cách khác nhau Phải đến giữa thế kỷ 12 tại khu vực trung sông Rhein một thứ ngôn ngữ văn học
và thi ca tiếng Đức miền trung phổ thông, ngôn ngữ vẫn thấy trong văn học hiệp
sĩ khách sáo cổ điển, được vận dụng Nó được dùng trong thi ca trước hết bởi giới quý tộc mới nổi muốn tách mình ra khỏi thường dân
Tiếng Đức được phân thành hai chủng loại, tiếng Đức chuẩn (Hochdeutsch)
và tiếng Đức đê địa (Niederdeutsch) Trước hết, người ta gọi tất cả những phương ngữ Đức (germanische Dialekte) chịu ảnh hưởng của hiện tượng chuyển dời phụ âm thứ hai của tiếng Đức chuẩn cổ Các phương ngữ Đức phần tây lục không chịu ảnh hưởng hoặc chịu rất ít ảnh hưởng chuyển dời phụ âm này được gọi từ lúc ban đầu thời hiện đại là tiếng Đức đê địa
2.4 Tôn giáo
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái Đạo Hồi chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc chính thống Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ Số còn lại theo các
Không có giáo hội nhà nước ở Ðức Nói cách khác, giữa hệ thống điều hành nhà nước và nhà thờ không có liên hệ gì, do đó nhà nước không kiểm soát giáo hội Các giáo hội và một số cộng đồng tôn giáo khác có tư cách pháp nhân độc lập Mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước là quan hệ đối tác Bên cạnh Hiến pháp,
cơ sở của mối quan hệ này là các giao ước và thỏa thuận Nhà nước đóng góp một phần chi phí cho một số cơ sở nhất định thuộc giáo hội, ví dụ như nhà trẻ hay trường học Các giáo hội có quyền đánh thuế các giáo dân, và theo luật,
Trang 20những thuế này được nhà nước thu hồi lại cho giáo hội Giáo sĩ được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học công, và giáo hội có tiếng nói trong việc bổ nhiệm các
Nhiệm vụ xã hội và từ thiện của giáo hội là một phần không thể tách rời trong đời sống xã hội Ðức Vai trò của nhà thờ không thể thiếu trong các bệnh viện, nhà dưỡng lão, nhà an dưỡng, cũng như trong việc tư vấn và hướng dẫn trong mọi mặt của cuộc sống, trong các trường học và trung tâm đào tạo Nhà nước Đức là một nhà nước thế tục, những quyền tự do tín ngưỡng được Hiến pháp đảm bảo và hoạt động tôn giáo được tài trợ bằng một khoản thuế đóng góp tự nguyện cho nhà thờ Khoảng 90% dân Đức có đóng thuế nhà thờ Cho dù một cá nhân có đóng thuế nhà thờ này hay không thì họ vẫn được chính quyền địa phương đối xử hoàn toàn không phân biệt với những người khác, nhưng những người thuê nhân công có nghĩa vụ phải thêm một khoản sai biệt ngoài tấm séc trả lương cho những người làm công để đóng khoản thuế này Với những người chủ có đạo thì việc không đóng khoản thuế này có thể bị coi là không ngoan đạo
Vì vậy, không như nhiều quốc gia Tây phương khác, nơi sinh hoạt tôn giáo đang ngày càng suy giảm, các nhà thờ ở nước Đức được duy trì và tài trợ khá tốt, các linh mục, mục sư và cha sở ở đây có một cuộc sống khá thoải mái
Công giáo
Những vùng theo đạo Cơ đốc ở Tây Đức đa số nằm ở miền nam: các hạt Rhineland – Palatinate, Saarland và Baravia Ở Baden – Wurttembeng và Bắc Rhine – Westphalia thì số giáo dân Cơ đốc và Tin lành tương đương nhau Giáo hội Cơ đốc và Tin lành tương đương nhau Giáo hội Cơ đốc ở Đức bao gồm năm địa phận với 5 tòa tổng giám mục – Cologne, Paderborn, Munich, Bamberg và Freiburg, và Berlin – và 22 giám mục địa phận Các ngày lễ Mình Thánh chúa và
Lễ Thăng thiên đầy màu sắc được tổ chức ở những vùng có đa số giáo dân theo Công giáo
Trang 21 Đạo tin lành
Giáo dân Tin lành ở Đức đa số thuộc về 3 dòng theo tên gọi khác nhau: Dòng Luther, Dòng Cải cách hay Dòng Calvin (còn gọi là Zwinglian) và Dòng Hợp nhất (kết hợp giữa Calvin và Luther) Đạo Tin lành được phổ biến ở miền Bắc
24 giáo hội hầu như hoàn toàn độc lập được tập hợp thành một khối liên kết gồm gọi là Evangelische Kirche in Deutsschland, mà đứng đầu là một công đồng phụ trách các vấn đề về luật lệ và một hội đồng dòng Luther được tập hợp vào Giáo hội Phúc âm Luther Hợp nhất Đức quốc, viết tắt là VELKD
Ở Đức cũng có những giáo hội nhỏ không liên kết Cộng đồng phái Giám lý và phái Phúc âm đã hợp nhất với nhau để trở thành Giáo hội Giám lý Phúc âm Ở đây còn có một số lượng không nhiều các tín đồ phái Quaker, phái Mennonote (Tái tẩy) và Đội quân Cứu thế, được biết tiếng nhờ những hoạt động xã hội của
họ hơn là nhờ số tín đồ
Các tôn giáo khác
Do Thái giáo: Trước năm 1933, số dân Do Thái ở nước Đức khoảng 530.000
người Nhưng sự khủng bố của Nhóm Giải pháp Tối hậu thời Đức Quốc xã và việc di cư đã làm cho dân số của cộng đồng này giảm đi, chỉ còn lại khoảng 40.000 người như ngày nay Nước Đức có 69 giáo đoàn Do Thái giáo, các giáo đoàn lớn nhất ở Berlin và Frankfurt (trung tâm tài chính và ngân hàng này là do những người Do Thái hình thành nên) Các nhà lãnh đạo Đức trước đây đã thực hiện những hành động bày tỏ sự ăn năn hối lỗi tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh ở Israel, chấp thuận việc đền bù và đã trả cho Israel trong thập niên 1970 Việc đa
số người Do Thái ngần ngại không muốn quay về Đức đã làm mất đi rất nhiều những tài năng sáng tạo của đất nước này Gần đây, phong trào Bài Do Thái đã nổi lên ở một số vùng trong nước, khiến cho đa số người Đức phải lo lắng
Hồi giáo: Nhóm thiểu số đông đảo gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống chủ yếu ở Berlin chiếm
đa số trong 1,8 triệu người Hồi giáo ở nước Đức Quyền thờ phụng, giáo dục,
Trang 22giảng dạy giáo lý… tất cả đều được luật pháp bảo đảm và thường xuyên được xem xét lại Những ông chủ người Đức thường dành riêng một phòng cho các nhân viên theo đạo Hồi để họ cử hành các nghi lễ cầu nguyện hàng ngày Các lễ hội Hồi giáo như lễ Ramanda và các ngày lễ khác, cũng như việc thu xếp để đi hành hương về Mecca được thực hiện với sự giúp đỡ của các chức sắc tôn giáo
và các cơ quan chính phủ Chính phủ Đức hợp tác với chính phủ Thổ để đưa các giáo viên dạy giáo lý Hồi giáo đến Đức để dạy cho những người gốc Thổ Nhĩ
Kỳ Người Đức gốc Thổ đòi hỏi tự do phóng khoáng nhiều hơn so với những tu
sĩ giảng dạy giáo lý chính thống, vì vậy họ ít có vấn đề hơn khi hội nhập vào xã hội Đức
Vô Thần: Một tỷ lệ đáng kể thanh niên Đức ngày nay là những người vô thần;
tôn giáo không tham gia vào đời sống hàng ngày của họ Đây là điều thường thấy ở các trung tâm đô thị, đặc biệt là ở Berlin và ở Đông Đức cũ, nơi chủ nghĩa
vô thần được khuyến khích và được giảng dạy, mặc dù vẫn có tự do tín ngưỡng.Mặc dù là một quốc gia thế tục, nhưng Thiên chúa giáo vẫn tác động mạnh mẽ đến văn hóa, đạo đức và thái độ dân chúng, đến các cơ cấu xã hội và thậm chí đến cả chính trị Đảng cầm quyền – Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo – được
sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các giáo dân Công giáo cũng như Tin Lành
2.5 Văn hóa ẩm thực
Nằm ở trung tâm Châu Âu Cộng Hòa Liên Bang Đức là sự giao nhau giữa nhiều nền văn hóa với nhau nên văn hóa ở đây đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau Chính vì vậy ta thấy văn hóa ở đây vừa gần gũi với nền văn hóa chung của Châu
Âu nhưng cũng mang rất nhiều nét rất riêng của quốc gia này Tiêu biểu với văn hóa ẩm thực ta thấy rõ nó vừa mang phong cách bình dân đường phố nhưng cũng rất sang trọng trong các nhà hàng Do đó, bạn sẽ thấy người Đức đôi lúc rất thoải mái nhưng đôi khi cũng rất khó tính trong cách ăn uống của mình Tuy nhiên ẩm thực Đức luôn được nhiều nơi trên thế giới đón nhận bởi sự dung hòa
Trang 23trong cách chế biến sao cho phù hợp khẩu vị ở từng địa phương đã thu hút nhiều người đặc biệt là bia và xúc xích
Wurst - Xúc Xích Đức:
Khi khám phá ẩm thực Đức không thể bỏ qua món xúc xích Đức (Wurst) đã cuốn hút nhiều thực khách trên thế giới Tại đây có trên 200 loại Wurst nghĩa là xúc xích bao gồm các loại được làm từ thịt bê, thịt heo, óc heo Mỗi một vùng sẽ
có cách chế biến rất riêng từ xúc xích trắng của Bavaria kết hợp rau mùi tây, hành hay đến xúc xích Chipolata nướng trên than hồng đều mang lại cho bạn cảm giác “nhìn là thèm” Ngoài ra còn có xúc xích vùng Thüringen, Frankfurt, Regensburg hay xúc xích nướng Nürnberg cũng như loại xúc xích Pinkel ở miền Bắc nước Đức Mỗi nơi là một màu sắc đặc trưng cho nước Đức rộng lớn.Thành phần chính thường được chế biến từ xúc xích thịt heo (hay có thể thay thế các loại xúc xích khác), sốt cà ri, tương ớt và kèm theo các loại hương vị khác nhau Xúc xích có thể được nướng, hun khói hay chiên sơ tùy theo yêu cầu của thực khách sau đó sẽ được cắt lát hoặc để nguyên rồi rưới nước sốt lên Nó được ăn kèm với khoai tây chiên hay bánh mì tròn Là món ăn hấp dẫn không chỉ tại Đức
mà còn nhanh chóng lan rộng đến các vùng khác trên thế giới
Bier - Bia Đức:
Cũng như xúc xích, bia Đức là đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc đến ẩm thực
ở Đức Bia Đức có tới hơn 1000 loại khác nhau Bia Đức luôn luôn có chất lượng rất cao vì luôn được sản xuất với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến lúc đóng khung Nổi tiếng với Reinheitsgebot –
"Luật sản xuất bia tinh khiết " xuất phát từ bang Bavaria Với lễ hội bia Oktoberfest (văn hóa) hay Canstatter Volkfest thu hút hàng triệu du khách một năm Bia Đức được quảng bá rộng rãi trên khắp thế giới và luôn luôn đảm bảo
về hương vị cũng như sự tinh khiết Một số loại bia nổi tiếng tại Đức như
Trang 24Kellerbier, Zwickelbier được phụ vụ trực tiếp tại các khu "Vườn bia" - Biergarten Một chủng loại khác là Weissbier với các loại Hefeweizen hay Kristallweizen.
Đây là món ăn truyền thống phổ biến và đặc trưng nhất tại Berlin Trong tiếng Đức Wurst nghĩa là xúc xích Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi trong thực đơn của các nhà hàng phần "wurst" này rất dài và phong phú Tại Berlin, (currywurst) – xúc xích cà ri luôn có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, nó nổi tiếng đến mức tại Berlin có một viện bảo tàng "Currywurst" được khánh thành vào năm
2009 dành riêng để trưng bày mọi thứ liên quan đến món ăn này Món ăn này thường được bán theo dạng ăn nhanh vào những khay xốp để tiện mang theo Ngoài Currywurst thì Bratwurst – xúc xích được chiên hoặc nướng cũng là một món ưa thích của người Berlin Đây là các món ăn nhanh rất được ưa thích tại Berlin và nhiều thành phố lớn tại Đức
Sauerkraut Đức – Giò Heo Bắp Cải Muối Chua: