1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế

35 795 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 216,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu đề xuất biện pháp đề tài : ‘‘Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế.’’The research on the effect of the self study on performance achievement of the third year English majored students will provide the roles and advantages of the consciousness of the self study of students. In addition, we can get some methods to make the self study more effectively. Therefore, the students who have average academic would get the motivation in their study, to improve their scores.

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TT-HUẾ

KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề xuất biện pháp đề tài : ‘‘Thực trạng và

biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế.’’

Giảng viên hướng dẫn : TS.Trương Thị Nhàn Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Lớp : K Sư Phạm Tiếng Anh

Mã số sinh viên : 13336010622

Email : huongtran19911991@gmail.com

Huế, 2012

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện tại Trường CĐSP TT Huế và Trường THCS Nguyễn Hoàng trong thời gian từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 3 năm 2012

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định Các thông tin, số liệu trong đề tài là thực tế, khách quan, trung thực, không có sự gian lận Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Huế, ngày 27 tháng 04 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thu Thủy

Trang 3

MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang Lời cam đoan

1.Mở đầu……… 1- 6 1.1 Lí do chọn đề tài ……… 1-5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ………

1.3 Khách thể nghiên cứu ………

1.4 Đối tượng nghiên cứu

1.5 Phạm vi nghiên cứu

1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu ………

1.7 Phương pháp nghiên cứu ………

1.8.Tiến trình nghiên cứu

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận ………

2.1.1.Khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục

2.1.2.Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

2.2 Cơ sở thực tiễn ………

2.2.1 Hoạt động thực tập tại trường

2.2.2 Lựa chọn, triển khai và trình bày công trình nghiên cứu

2.2.3 Vận dụng nghiên cứu đề xuất biện pháp đề tài :’’ Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế.’’

3 Kết luận

3.1 Kết quả và ý nghĩa của việc vận dụng nghiên cứu đè xuất biện pháp đè tài trong khoa học giáo dục

3.1.1 Kết quả của việc vận dụng nghiên cứu đề xuất biện pháp đề tài trong khoa học giáo dục

3.1.2 Ý nghĩa của việc vận dụng nghiên cứu đề xuất biện pháp đề tài trong khoa học giáo dục

3.2 Bài học rút ra từ nghiên cứu học phần và nghiên cứu tiểu luận

3.2.1 Nghiên cứu học phần

3.2.1 Nghiên cứu tiểu luận Tài liệu tham khảo

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Dạy học là một hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con đường quan trọng để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt của đất nước Nghiên cứu quá trình dạy học là nghiên cứu bản chất, các nhân tố tham gia, lôgíc và quy luật vận động phát triển quá trình dạy học, trong đó có việc nghiên cứu giải pháp sử dụng hiệu quả phượng tiện dạy học để nâng cao chất lượng học Tiếng Anh.Trong xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới như hiện nay, nhu cầu học Tiếng Anh là rất cao Được xem là ngôn ngữ quốc tế, Tiếng Anh phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp của nhân dân nhiều nước trên thế giới Tiếng Anh là phương tiện để cho chúng ta trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với nền học thuật của nhân loại và những nguồn thông tin hữu ích trong mọi lĩnh vực, cầu nối giữa đất nước ta với đất nước bạn Từ vị trí và tầm quan trọng đó, môn Tiếng Anh được Bộ giáo dục đưa vào giảng dạy ở các trường học như là một bộ môn bắt buộc bên cạnh Toán và Văn, đồng thời đưa ra chương trình dạy thí điểm môn Tiếng Anh từ lớp 3 được bắt đầu thực hiện ở một số trường Mặc dù Tiếng Anh có tầm quan trọng là vậy nhưng có một thực trạng đáng buồn chung hiện nay là học sinh học tiếng Anh xong vẫn không thể vận dụng để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là giao tiếp với người nước ngoài Các em học sinh ở trường THCS Nguyễn Hoàng cũng không tránh khỏi vấn đề này, nhiều em mặc dù nắm ngữ pháp rất vững, biết nhiều từ vựng nhưng vẫn không thể giao tiếp được khi gặp phải tình huống cụ thể Một trong những nguyên nhân tạo ra thực trạng trên là việc sử dụng phương tiện dạy học môn Tiếng Anh chưa hiệu quả Chính từ thực tiễn ấy mà chúng tôi quyết định chọn đề tài này để

nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh Phải làm thế nào để học sinh hiểu bài, tiếp thu bài nhanh nhất, có những giờ học sôi nổi, thu hút được học sinh, đặc biệt là phải làm thế nào để có những phương pháp dạy hay để cho học sinh nắm bắt được bài ngay tại lớp luôn là những trăn trở của những giáo viên dạy Tiếng Anh Để có thành công trong mỗi giờ dạy Tiếng Anh cùng với nội dung, mục tiêu thì phương pháp dạy của người giáo viên giữ vai trò rất quan trọng, trong đó phương tiện dạy học đóng vai trò cũng không

nhỏ Phương tiện dạy học là phương tiện để tổ chức quá trình nhận thức Nó

là hình ảnh kép của phương pháp dạy học, do đó việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời các phương tiện dạy học Phương tiện dạy học được sử dụng không những cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững, chính xác mà còn giúp cho học sinh kiểm tra lại tính đúng đắn của các

Trang 5

kiến thức lí thuyết, làm cho lí thuyết và thực tiển xích lại gần nhau hơn và cũng là biện pháp nhằm rèn luyện cho học sinh thói quen và nhu cầu thường xuyên vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, thực hiện tốt nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên sử dụng phương tiện dạy học thích hợp và đúng đắn sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài học, giúp học sinh tăng cường được khả năng ghi nhớ và thẩm thấu kiến thức Do

đó, thiết bị dạy học là công cụ cực kì quan trọng khi giảng dạy nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng, góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một tiết học

Trong sáu tuần (từ 13/02/2012 đến 24/03/2012) theo sự phân công thực tập của nhà trường, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy tại lớp 9/6

và 8/1, 8/2 ở trường THCS Nguyễn Hoàng Qua quá trình quan sát và giảng dạy tôi nhận thấy rằng, bên cạnh những giáo viên và học sinh thường xuyên

sử dụng phương tiện dạy học thì vẫn còn không ít giáo viên và học sinh hiếm khi sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lương dạy và học môn Tiếng Anh Một số tiết học nhàm chán, kém hấp dẫn, sinh động do thiếu hình ảnh, vật thể minh hoạ.Với những lí do trên và đồng thời là một giáo viên Tiếng Anh trong tương lai để góp phần nâng cao chất lượng dạy

và học môn Tiếng Anh Tôi đã tiến hành nghiên cứu đè xuất biện pháp đề

tài: “Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất

lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng,

thành phố Huế ’’

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Vận dụng những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học sau khi hoàn thành học phần nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu vào nghiên cứu một đề tài khoa học giáo dục, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về

nghiên cứu khoa học nói chung và giải pháp sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở khối lớp 8 trường THCS Nguyễn Hoàng

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương tiện dạy học và đề xuất một

số kiến nghị nhằm tăng cường sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối lớp 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế

1.3 Khách thể nghiên cứu : Học sinh khối 8 trường THCS Nguyễn Hoàng,

thành phố Huế

1.4 Đối tượng nghiên cứu : Lôgic nội dung phần biện pháp về đề tài

nghiên cứu khoa học

1.5 Phạm vi nghiên cứu : Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cách trình

bày phần biện pháp của công trình nghiên cứu, áp dụng cho việc nghiên cứu

Trang 6

đề tài ‘’ Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng,thành phố Huế ‘’

1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu : Nghiên cứu cơ sở lí luận và giải pháp sử dụng

phương tiện dạy học hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở khối lớp 8 trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế

1.7 Phương pháp nghiên cứu

1.7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu quá trình sử dụng phương tiện dạyhọc bộ môn Tiếng Anh trong khoa học giáo dục

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết bao gồm: đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các lí thuyết, so sánh, đối chiếu

1.7.2.Nhóm phương pháp thực hành : Tổng kết kinh nghiệm về quá trình

nghiên cứu đề tài trung học cơ sở, lấy ý kiến chuyên gia về nghiên cứu khoa học, tham khảo đề xuất và kiến nghị của học sinh về việc sử sụng phương tiện dạy học trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh

Phương pháp quan sát : Phương pháp quan sát là phương pháp

sử dụng các giác quan, đôi khi cả các phương tiện nghe, nhìn để ghi nhận các biểu hiện của hiện tượng hay quá trình dạy và học của GV và HS, qua đó khai thác những thông tin cần thiết phục

vụ cho việc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp tương ứng

Phương pháp trò chuyện, phỏng : Phương pháp trò chuyện,

phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin liên quan đến vấn

đề nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trực tiếp với những đối tượng điều tra (HS, GV)

Phương pháp sử dụng anket : Điều tra bằng anket là phương

pháp sử dụng phiếu câu hỏi để trưng cầu ý kiến nhiều người trongthời gian ngắn dưới hình thức viết

Phương pháp toán : Phương pháp toán được sử dụng để xử lí số

liệu, tính toán số liệu

1.8.Tiến trình nghiên cứu

13/02 – 17/02/2012 Tìm tên đề tài Tên đề tài: Giải pháp

sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở khối lớp 8

Trang 7

trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế.20/02 - 24/02/2012 Viết lí do chọn đề tài Có đươc lí do chọn đề

tài

27/02 - 02/03/2012 Lập đề cương chi tiết Có được đề cương chi

tiết

05/03 - 17/03/2012 Tìm nội dung phần cơ sở

lí luận của đề tài

Có được nội dung phần

cơ sở lí luận của đề tài.19/03 – 30/03/2012 Làm tiếp phần cơ sở thực

tiễn và hoàn thành đề tài

Hoàn thành đề tài

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1.Khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục

Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách

quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái niệm, phạm trù trừu tượng, những nguyên lý khái quát, những giả thuyết, học thuyết Khoa học phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc biệt Khoa học không những hướng vào giải thích thế giới mà còn nhằm tiến tới cải tạo thế giới Khoa học làm con người mạnh mẽ trước thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình

Khoa học là một hoạt động xã hội đặc biệt Đứng ở góc độ hoạt động,

khoa học có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của loài người, giống như : hoạt động văn hóa nghệ thuật, công nghệ Mỗi loại hình hoạt động có mục đích và phương thức riêng Khoa học là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống xã hội

Nghiên cứu khoa học : Về bản chất, nghiên cứu khoa học là một hoạt

động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra

hệ thống tri thức có giái trị để sử dụng vào cải tạo thế giới.Chủ thể củanghiên cứu khoa học là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ

và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo Qúa trình nghiên cứu đượcthực hiện trong một cơ quan nghiên cứu với một tập thể có tiềm lực mạnh, được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động

ục đích của nghiên cứu khoa học là tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới nhằm ứng dụng chúng vào sản xuất vật chất hay tạo ra những giá trị tinh thần, không

Trang 8

chỉ là nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới, khoa học đích thực luôn vì cuộc sống của con người

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục : là phương pháp nhận

thức thế giới bao gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể để tác động vào đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng Nghiên cứu khoa học còn phải sử dụng những công cụ đặc biệt, có tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt trong định tính và định lượng để thí nghiệm, thực nghiệm, thực nghiệm đo lường và kiểm định sản phẩm sáng tạo Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là hệ thống thông tin mới về thế giới và những những giải pháp cải tạo thế giới Cho nên có thể nói khoa học luôn hướng tớicái mới Nhiều ý tưởng khoa học độc đáo đã đi trước thời đại và có giá trị dẫn dắt sự phát triển của thực tiễn Gía trị của khoa học được quyết định bởi tính thông tin, tính ứng dụng và sự đáp ứng nhu cầu của cuộc sống Thông tin khoa học có tính khách quan, có độ tin cậy, có thể kiểm tra được bằng các phương pháp khác nhau

 Logic tiến trình nghiên cứu khoa học : Hiệu quả của nghiên cứu khoa học phụ thuộc nhiều rất nhiều ở phương diện tổ chức hợp lú các bước

đi của quá trình nghiên cứu mà ta gọi là lôgic tiến trình Lôgic tiến hành một công trình khoa học được thực hiện bằng các giai đoạn : chuẩn bị nghiên cứu, giai đoạn triển khai nghiên cứu, giai đoạn viết công trình, giai đoạn nghiệm thu và bảo vệ công trình

 Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu bao gồm những công việc là xácđịnh đề tài, tìm vấn đề làm đối tượng nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu

 Giai đoạn triển khai nghiên cứu bao gồm những công việc là lập thư mục các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu; nghiên cứu tài liệu; xây dựng cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu; phát hiện thực tiễn phát triễn của đối tượng; thu nhập tài liệu lý thuyết và thực tế; kiểm tra giả thuyết

 Giai đoạn viết công trình là trình bày tất cả các kết quả nghiên cứu bằng một văn bản hay luân án Giai đoạn này gồm các bước là viết nháp;sửa chữa bản thảo theo đề cương chi tiết; viết sạch công trình đưa ra thảo luận ở Bộ môn; sửa chữa theo sự góp ý; viết sach để bảo vệ ở Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở; sửa chữa lần cuối sau khi tiếp thu ý kiến của Hội đòng bảo vệ cấp

cơ sở và hoàn chỉnh văn bản báo cáo, luận án, luận văn

 Giai đoạn nghiệm thu, bảo vệ công trình là giai đoạn cuối cùng

để xác nhận các kết quả nghiên cứu Giai đoạn này gồm các bước là hoàn chỉnh toàn bộ công trình; lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên nghành; đưa tới các phản biện

Trang 9

đọc và cho nhận xét về kết quả nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và hình thức trình bày luận văn; đưa ra bảo vệ trướcHội đồng nghiệm thu hay Hội đồng chấm luận án.

 Logic nội dung công trình khoa học : là trật tự các phần của nội dung bản luận văn, bao gồm những vấn đề chung; các kết quả nghiên cứu; kết luận; phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo

 Phần tổng quan của một công trình khoa học bao gồm : lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; mục đích nghiên cứu; khách thể và đối tượng nghiên cứu; các nhiệm vụ nghiên cứu; giới hạn đề tài; những luận điểm bảo vệ; những đóng góp mới cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án; cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu mà luận văn, luận án sử dụng

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Hoạt động thực tập tại trường

2.2.1.a Vài nét về trường

Trường THCS Nguyễn Hoàng được thành lập từ năm 1989-1990 trên

cơ sở tách khối cấp 2 ra từ trường phổ thông cơ sở Xuân Long và nhập khối cấp 2 của trường phổ thông cơ sở Hương Long lúc đó trường có tên gọi là Trường THCS Kim Long Đến năm học 2004-2005 trường THCS Kim Longđược tách thành 2 trường : Trường THCS Kim Long thuộc xã Kim Long và Trường THCS Hương Long thuộc xã Hương Long thành phố Huế Đến tháng 12/2005 Trường THCS Kim Long được đổi tên là Trường THCS Nguyễn Hoàng cho đến hôm nay Trường THCS Nguyễn Hoàng là một đơn

vị cơ sở giáo dục bậc trung học thuộc loại hình công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Từ ngày được thành lập cho đến nay, trường được

UBND Tỉnh công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc 3 năm liền: 2000-2001, 2001-2002, 2002-2003 Được Sở GD&ĐT TTHuế tặng giấy khen là đơn vị tiên tiến cấp ngành ( 2004-2005)

Năm 2003 được UBND Tỉnh tặng bằng khen công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2000-2003 Đến năm 2008 được UBND Thành phố Huế công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa lần II ( giai đoạn 2008-2013) Năm học 2004-2005 Thư viện Trường được Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận Thư viện đạt chuẩn Từ năm học 2004-2005 đến năm học 2008-

2009 được Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế công nhận là Thư viện tiên tiến Ngày 10/01/2006 Trường được UBND TT Huế công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010

Từ năm học 2006-2007 đến 2007-2008 được UBND Thành phố công nhận

là đơn vị tập thể lao động tiên tiến

Trang 10

Trường THCS Nguyễn Hoàng là một bộ phận của phòng Giáo dục thànhphố Huế.Về tổ chức: gồm 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó, 1 chủ tịch công đoàn,

1 bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổng phụ trách Đội

- Ông Nguyễn Đình Hát : Hiệu trưởng

- Ông Hoàng Chấp : Phó hiệu trưởng

- Bà Trần Thị Xuân Phượng : Phó hiệu trưởng

Trường có 5 tổ chuyên môn:

- Tổ Toán – Lý - Tin

- Tổ Sinh - Hoá – Địa - Công nghệ

- Văn - Sử - Công Dân

- Tổ Anh văn- Thể dục – Nhạc – Họa

- Hành chính- văn phòng

Tổng số cán bộ, công nhân viên của trường là 50 người trong đó 45 cán

bộ biên chế, 2 nhân viên quản lí nhà trường, 46 giáo viên đứng lớp, 1 tổng phụ trách, 4 nhân viên và 6 cán bộ nhân viên hợp đồng

- Tổng số học sinh 2011-2012 là 900 học sinh chia làm 21 lớp

- Tổng số diện tích của nhà trường : 11350,2 m2

2.1.b Quá trình thực tập của bản thân

Qua sáu tuần tham gia công tác chủ nhiệm và thực tập giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Hoàng, tôi đã học hỏi và rút ra nhiều kình nghiệm quý báu cho bản thân

cơ quan, xí nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn để cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục địa phương

- Tình hình KTXH, phong trào xã hội hóa giáo dục của địa phương tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao góp phần đua sự nghiệp GD ổn định và vững chắc

- Nhà trường đã có được sự kế thừa nhũng thành quả đạt được của năm học trước, đội ngũ GV ổn định, có trình độ tâm huyết với nghề nghiệp

và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, các tổ chức đoàn thể thực sự vữngmạnh

 Khó khăn:

- Một số hạng mục xây dựng để đạt chuẩn quốc gia chưa được hoàn thiện

Trang 11

- Tuy cơ sở vật chất tương đối đầy đủ nhưng trang thiết bị bên trong vẫn còn thiếu.

- Khuôn viên trường, cây xanh chưa được đẹp mắt, sân chơi xây dựng manh mún, gồ ghề, chưa được bài bản

- Một bộ phận không nhỏ học sinh yếu, gia đình ít quan tâm, bị các đối tượng hư hỏng thanh thiếu niên ngoài trường lôi kéo

- Trình độ dân trí của phụ huynh còn thấp, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình còn nhiều vấn đề bất cập

Về học sinh khối 8 trường THCS Nguyễn Hoàng trong việc học tập môn Tiếng Anh : Phần lớn các em ở khối lớp 8 là các học sinh đã

có một nền tảng cơ bản về ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tại hai lớp 8/1

và 8/2, tôi nhận thấy có một sự chênh lệch trình độ khá lớn giữa hai lớp này Lớp 8/1 thì đa số các em đều có kiến thức vững chắc và khá thành thục khi giáo viên đưa ra các kí hiệu trong khi sử dụng phương tiện dạy học, lớp 8/2 thì ngược lại đa số các em còn bỡ ngỡ khi cô giáo sử dụng các hình ảnh, đồ vật để minh hoạ cho bài học Một số học sinh còn ham chơi, chưa say mê học tập Một thực tế thường gặp trong việc dạy Tiêng Anh khối lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Hoàng

là các thiết bị, đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh khá ít và lạc hậu, đồng thời việc sử dụng phương tiện dạy học trong các tiết học Tiếng Anh là còn khá khiêm tốn và thiéu khoa học

2.2.2 Lựa chọn, triển khai và trình bày công trình nghiên cứu

Khái niệm về phương tiện dạy học : Phương tiện dạy học( đồ dùng

dạy học, thiết bị day học) là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể

mà giáo viên sử dụng trong quá trình day học để nâng cao hiệu quả vàchất lượng của quá trình dạy học, giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật,… hình thành các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần

thiết.Phương tiện dạy học là tấc cả các vật chất cần thiết giúp cho giáoviên hay học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và giáo dưỡng ở các cấp học, các lĩnh vực, các môn học để

có thể thực hiện những yêu cầu của quá trình giảng dạy Phương tiện dạy học bao gồm tấc cả các thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt

và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.Tóm lại, phương tiện dạy học làtập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách

là phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh,

và đối với học sinh thì đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học

Trang 12

Khái niệm phương tiện dạy học Tiếng Anh : Phương tiện dạy học

Tiếng Anh là bao gồm những cơ sở vật chất truyền thống hay hiện đạitạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn, toàn bộcác đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan như:tranh ảnh, băng đĩa, máy catset,…và các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho giáo viên và học sinh như sách giáo khoa, sách tham khảo

Ý nghĩa của phương tiện dạy học:

Đối với học sinh : Phương tiện dạy học là “hình ảnh kép” của

phương pháp dạy học do đó việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời việc sử dụng phương tiện dạy học Phương tiện dạy học được sử dụng không những cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững, chính xác mà còn giúp cho học sinh kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức lí thuyết, làm giảm mức độ tính trừu tượng trong việc tư duy các bài học, làm cho lí thuyết và thực tiển xích lại gần nhau hơn và cũng là biện pháp nhằm rèn luyện cho học sinh thói quen và nhu cầu thường xuyên vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiển, thực hiện tốt nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiển

Đối với giáo viên : Thực tế đã chứng minh rằng trong mọi

trường hợp, quá trình nhận thức của con người đều bắt nguồn từthực tiễn, từ những hiện tượng trực quan mà con người đã quan sát được V.I.Lênin đã chỉ rằng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đường của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan Trong dạy học, các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật hiện tượng trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được Chúng giúp cho giáo viên phát huy được tấc cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ tri thức để giúp cho học sinh có thể dễ dàng lĩnh hội,nắm bắt tri thức và phát triển tư duy

Đối với phương pháp dạy họ c: Theo quan điểm cấu trúc hệ

thống thì phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng trongquá trình dạy học, nó cùng với các nhân tố khác: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, hoạt đông của giáo viên, học sinh tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình day học đạt tới mục đích nhất định

Các loại phương tiện dạy học : Phương tiện dạy học hết sức

đa dạng Thành phần của các loại phương tiện dạy học phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kĩ thuật Trong nhà

Trang 13

trường chúng ta trước đây thường được trang bị những phương tiện ít có tính kĩ thuật, đúng hơn là ít phải dùng điện năng nên nên được gọi là đồ dùng dạy học, rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan hay phương tiện dạy học trực quan 30 năm gần đây, do sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật, đã xuất hiện những phương tiện dạy học có tính kĩ thuật cao Để phân biệt những phương tiện dạy học trực quan nêu trên, người ta dùng thuật ngữ phương tiện kĩ thuật dạy học Thực ra, những phương tiện

kĩ thuật dạy học như những phương tiện nghe - nhìn cũng có tính trực quan, cũng là đồ dùng dạy học Vì vậy cách phân loại

đó chỉ có tính chất hoàn toàn quy ước tương đối mà thôi Đồ dùng dạy học trực quan bao gôm: mẫu vật, hình mẫu, mô hình, phương tiện đồ hoạ, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ,…, thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác

2.2.3 Vận dụng nghiên cứu đề xuất biện pháp đề tài :’’ Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế.’’

Để làm tốt đề tài nghiên cứu ‘’Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế’’, tôi đã vận dụng những

kiến thức đã học thông qua học phần ‘’Nghiên cứu khoa học ‘’ để nghiên cứu biện pháp của đề tài

 Lý do chọn đề tài : Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập bộ môn Tiếng Anh trong thời đại ngày nay, tôi đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về các biện pháp nâng cao hiệu quả môn Tiếng Anh Đồngthời, qua khoảng thời gian sáu tuần thực tập tại trường THCS Nguyễn Hoàng, tôi nhận thấy việc sử dụng phương tiện dạy học của các giáo viên chưa thường xuyên, các em ít có cơ hội tiếp xúc thường xuyên đểtrau dồi kĩ năng Với vai trò là một giáo viên Tiếng Anh tương lai, tôi băn khoăn và cảm thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu các niện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng môn Tiếng Anh của các em

 Mục đích nghiên cứu : Tìm hiểu thực trạng và tìm ra biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trong bộ môn Tiếng Anh ở khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế

 Khách thể và đối tượng nghiên cứu : Khách thể nghiên cứu là học sinh

và giáo viên trường THCS Nguyễn Hoàng ( khối 6 ) Đối tượng

nghiên cứu là thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học đểnâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế.’’

Trang 14

 Giả thuyết khoa học : Nếu như biết được thực trạng và tìm ra các biệnpháp tối ưu sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh thì chất lượng dạy học Tiếng Anh của thầy và trò Nguyễn Hoàng sẽ tốt hơn.

3 Kết luận

3.1 Kết quả và ý nghĩa của việc vận dụng nghiên cứu đè xuất biện pháp

đè tài trong khoa học giáo dục

3.1.1 Kết quả của việc vận dụng nghiên cứu đè xuất biện pháp đề tài trong khoa học giáo dục

Thông qua việc vận dụng nghiên cứu biện pháp sử dụng hiệu quả

phương tiện Tiếng Anh, tôi đã biết cách xây dựng một đè tài khoa học giáo dục Khi nghiên cứu đ ề t ài Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh khối 8, trường THCS Nguyễn Hoàng, thành phố Huế’’, tôi đã tiến hành theo

những bước của một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục khá tốt Kết quả của việc vận dụng này là tôi cơ bản đã hoàn thành được một đề tài tiểu luận nghiên cứu khoa học giáo dục cho riêng mình

3.1.2 Ý nghĩa của việc vận dụng nghiên cứu đè xuất biện pháp đề tài trong khoa học giáo dục

Th ông qua đ

3.2 Bài học rút ra từ nghiên cứu học phần và nghiên cứu tiểu luận 3.2.1 Nghiên cứu học phần

3.2.1 Nghiên cứu tiểu luận

Tài liệu tham khảo

2.2 Cơ sở thực tiễn ………

2.2.1 giáo dục

nghiên cứu khoa học giáo dục

1.3 Phương pháp nghiên cứu quá trình dạy họ2 Các pháp phương

Trang 15

1.1 Khái niệm phương tiện dạy học Tiếng Anh:

- Phương tiện dạy học Tiếng Anh là bao gồm những cơ sở vật chất truyền thống hay hiện đại tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn, toàn bộ các đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan như:tranh ảnh, băng đĩa, máy catset,

…và các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho giáo viên và học sinh như sách giáo khoa, sách tham khảo

1.3 Ý nghĩa của phương tiện dạy học:

+ Đối với học sinh:

- Phương tiện dạy học là “hình ảnh kép” của phương pháp dạy học do đó việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời việc sử dụng phương tiện dạy học Phương tiện dạy

Trang 16

học được sử dụng không những cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững, chính xác mà còn giúp cho học sinh kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức lí thuyết, làm giảm mức

độ tính trừu tượng trong việc tư duy các bài học, làm cho lí thuyết và thực tiển xích lại gần nhau hơn và cũng là biện pháp nhằm rèn luyện cho học sinh thói quen và nhu cầu thường xuyên vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiển, thực hiện tốt nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiển Thêm vào đó, phương tiện dạy học được xem là điểm tựa cho hoạt động trí tuệ, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em Khi thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu trên cơ sở quan sát, phân tích các phuơng tiệndạy học, và đặc biệt khi đứng trước các vật thật hay các hình ảnh thì sẽ kích thích được sự hoạt đông của học sinh, giúp cho học sinh học tập hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý đối với các đối tượng nghiên cứu, dễ dàng tiến hành quá trình phân tích, tổng hợp các hiện tượng để rút ra các kết luận đúng đắn, đặc biệt là tư duy của học sinh luôn luôn được đặt trước những tình huống mới buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi và phát triển trí sáng tạo Ngoài ra, việc sử dụng phương tiện dạy học còn cho phép gia tăng khối lượng công tác tự lập của học sinh trong giờ học và làm tăng khả năng tự học của học sinh, làm cho học sinh cảm thấy môn Tiếng Anh gần gũi hơn, ấn tượng hơn Đặc biệt là đối với các em học sinh trung bình, học sinh yếu kém, việc sử dụng phương tiện dạy học giúp cho các em dễ nhơ, dễ thuộc bài hơn

+ Đối với giáo viên:

- Thực tế đã chứng minh rằng trong mọi trường hợp, quá trình nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn, từ những hiện tượng trực quan mà con người đã quan sát được V.I.Lênin đã chỉ rằng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đường của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan Trong dạy học, các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật hiện tượng trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được Chúng giúp cho giáo viên phát huy được tấc cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ tri thức để giúp cho học sinh có thể dễ dàng lĩnh hội,nắm bắt tri thức và phát triển tư duy.Khi có các phương tiện dạyhọc, nó không những giúp cho giáo viên có thêm những điều

Trang 17

kiện thuận lợi để trình bày bài dạy một cách đơn giản mà còn tiết kiệm được thời gian nhưng bài giảng vẫn đảm bảo được nội dung đầy đủ, sâu sắc và tạo điều kiện để giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, đầy đủ hơn, giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình học tập một cách tích cực, chủ độngvà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong dạy học Ngoài ra, phương tiện dạy học còn giúp cho giờ dạy của giáo viên sinh động, hiệu quả

và phát huy được tính tích cực, tự giác của người giáo viên

+ Đối với phương pháp dạy học:

- Theo quan điểm cấu trúc hệ thống thì phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học, nó cùng với các nhân tố khác: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, hoạt đông của giáo viên, học sinh tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình day học đạt tới mục đích nhất định Thêm vào đó,phương pháp dạy học có nhiều đổi mới, phương tiện dạy học không chỉ mang tính minh hoạ, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học mà nócòn quyết định vào việc lựa chọn phương pháp dạy Vì vậy việc vận dụng và tiến hành các phương pháp dạy học là không thể tách rời việc sử dụng các phương tiện dạy học

1.4 Các loại phương tiện dạy học:

Phương tiện dạy học hết sức đa dạng Thành phần của các loại phương tiện dạy học phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kĩ thuật Trong nhà trường chúng ta trước đây thườngđược trang bị những phương tiện ít có tính kĩ thuật, đúng hơn

là ít phải dùng điện năng nên nên được gọi là đồ dùng dạy học,

rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan hay phương tiện dạy học trực quan 30 năm gần đây, do sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật, đã xuất hiện những phương tiện dạy học có tính kĩ thuật cao Để phân biệt những phương tiện dạy học trực quan nêu trên, người ta dùng thuật ngữ phương tiện kĩ thuật dạy học Thực ra, những phương tiện kĩ thuật dạy học như những

phương tiện nghe - nhìn cũng có tính trực quan, cũng là đồ dùng dạy học Vì vậy cách phân loại đó chỉ có tính chất hoàn toàn quy ước tương đối mà thôi Đồ dùng dạy học trực quan bao gôm: mẫu vật, hình mẫu, mô hình, phương tiện đồ hoạ, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ,…, thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác

Ngày đăng: 22/03/2016, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w