1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đối chiếu từ đồng âm trong tiếng việt và tiếng anh

76 6,5K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Có thể nói, đối với các thi sĩ, tình yêu mãi luôn là đề tài muôn thuở, khơi dậy những thi vị đậm chất tình, chất ý. Phải chăng con người sinh ra trên cõi đời luôn mong được sống trọn hai chữ an yên và một chữ yêu. Đấy là tình yêu gia đình, tình yêu đất nước, quê hương, tình yêu bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và tình yêu lứa đôi? Như Chris Fox và Rosalind Combley đã nói : “Yêu là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và được nảy sinh từ sự hấp dẫn về giới”. Còn theo từ điển tiếng Việt (2010), “Yêu” có nghĩa là có tình cảm thắm thiết dành riêng cho một người khác giới nào đó, muốn chung sống và cùng nhau gắn bó cuộc đời. Trong cuộc sống đời thực hay khi bước vào thơ ca,tình yêu nói chung và ở phương diện hẹp hơn là tình yêu nam nữ, luôn là ngọn gió tràn trề sức sống, thổi hồn cho những tin yêu được thăng hoa và hạnh phúc được chắp cánh. Dẫu rằng tình yêu cũng như cuộc đời không phải lúc nào cũng là thảm đỏ đầy hoa nâng bước ta mà lắm lúc cũng là sóng gió, tan vỡ đau thương, cũng là những nốt trầm bổng, có lúc hạnh phúc,

Trang 3

Nhóm 6:

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Xuân

1.Lê Thị Hoài Nam

2.Nguyễn Thị Hoàng Dung

3.Đặng Thị Thu Hằng

4.Phạm Hữu Vạng

5.Nguyễn Phương Thủy

Trang 5

I.Hiện tượng đồng âm

1 Khái niệm

 Đồng âm là hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của hai hoặc hơn hai đơn vị

ngôn ngữ khác nhau Đây là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ,

nhưng mỗi ngôn ngữ có những biểu hiện khác nhau

2 Phân loại

 Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có những ý nghĩa

hoàn toàn khác nhau, chúng trùng với nhau về cả âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng

Trang 6

2.1.Phân lo i t đ ng âm trong ại từ đồng âm trong ừ đồng âm trong ồng âm trong Tiếng

Anh

2.1.1 Từ đồng âm, đồng tự

 Từ đồng âm, đồng tự là những từ giống nhau về mặt ngữ âm,

có cách viết giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

 coper (anh lái ngựa) - coper (quán rượu nổi)

 The coper pulls over the coper in this town.

 (Anh lái ngựa ghé vào quán rượu nổi ở thị trấn này)

 well (tốt) – well (cái giếng)

 Despite the oldness, this well is also very well.

 (Mặc dù đã lâu đời nhưng cái giếng này vẫn rất tốt)

 toast (chúc mừng) – toast (nướng)

 They are going to toast the chicken to toast his graduate’s day.

 (Họ chuẩn bị nướng gà để chúc mừng ngày tốt nghiệp của anh ấy)

Trang 7

 Turkey (thổ Nhĩ Kỳ) – turkey (gà tây)

 I want to go to Turkey and eat turkey

 (Tôi muốn đi Thổ Nhĩ Kỳ và ăn thịt gà tây)

 can (cái hộp) – can (có thể)

 I can can a can

 (Tôi có thể đóng một cái hộp)

 polish (đánh bóng) – polish (Ba Lan)

 John is polishing his Polish table

 (John đang đánh bóng chiếc bàn Ba Lan của anh ấy)

 present (có mặt) – present (món quà)

 Tomorrow we need to be present at Linh’s birthday party to present the present

 (Ngày mai chúng ta cần có mặt tại bữa tiệc sinh nhật Linh để tặng quà.)

Trang 8

2.1.2 Từ đồng âm, không đồng tự

Tứ đồng âm, không đồng tự là những từ giống nhau về mặt ngữ âm, nhưng cách viết và ý nghĩa khác nhau

Ví dụ:

son (con trai) - sun (mặt trời)

 I have a son and two daughters

 We get our light and most of our energy from the Sun

meat (thịt) - meet (gặp)

 They eat fresh meat three times a week

 I meet my aunt at the station

Trang 9

Ngoài ra còn có m t s c p t đ ng âm, không đ ng t trong ột số cặp từ đồng âm, không đồng tự trong ố cặp từ đồng âm, không đồng tự trong ặp từ đồng âm, không đồng tự trong ừ đồng âm, không đồng tự trong ồng âm, không đồng tự trong ồng âm, không đồng tự trong ự trong

b ng sau đây: ảng sau đây:

Trang 10

2.1.3 T đ ng t , không đ ng âm ừ đồng tự, không đồng âm ồng tự, không đồng âm ự, không đồng âm ồng tự, không đồng âm

Từ đồng tự, không đồng âm là những từ khác nhau

về mặt ngữ âm, nhưng cách viết hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ:

Desert [di'zərt] (rời bỏ) - desert ['dezərt] (sa mạc)

He deserted the desert because he didn’t have

desserts after meals

(Anh ta rời bỏ sa mạc vì không có món tráng miệng sau các bữa ăn).

Trang 11

Ngoài ra:

lead [li:d] – lead [led]:

this road leads to the lake (con đường này dẫn đến hồ);

as heavy as lead (nặng như chì)

row [rou] – row [rau]:

Please stand in a row (vui lòng đứng theo hàng);

to go for a row on the river (đi chơi thuyền trên sông)

sow [sou] – sow [sau]:

to sow the seeds (gieo hạt);

to raise sows (nuôi lơn nái).

tear [tiər] – tear [teər]:

tears in her eyes (nước mắt của cô ấy) ;

to tear up his letter (xé bức thư của anh ấy)

wind [wind] – wind [waind]:

a cold wind(gió lạnh);

to wind the clock (vặn đồng hồ)

Trang 12

Trong tiếng Anh, xuất hiện nhiều từ đồng âm gây ra

hiểu nhầm và tạo tiếng cười cho người đọc Đơn cử

một mẫu chuyện như sau:

 Trưa hôm đấy, khi các bạn nhỏ khác ở nhà trẻ đã đi ngủ, chợt cậu bé John lại gần cô giáo, thì thầm:

 - Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ”

 (Miss Roberts, May I drink water?”)

 Cô Roberts lúc ấy cũng đang thiu thiu ngủ, đột nhiên bị đáng thức, nên trả lời hơi chút khó chịu

 - Được rồi (Allowed)

 - Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ?, - cô lại nghe Jonh hỏi, lần này cậu nói to hơn một chút

 - Được rồi (Allowed), giọng cô Roberts đã hơi gắt lên

 Lần nữa, John lại nhắc lại câu hỏi, lần này to hơn lần trước

 - Thưa cô Roberts, em có thể đi uống nước được không ạ?

 Cô Roberts bực dọc gắt lên:

 - Được rồi (Allowed)

Trang 13

Lần này, John hét to lên

- THƯA CÔ ROBERTS, EM CÓ THỂ ĐI UỐNG NƯỚC

ĐƯỢC KHÔNG Ạ?

Nghe thấy tiếng John hét, các bạn khác bỗng giật mình thức

giấc, còn cô Roberts thì thực sự nổi điên lên, quát John:

- John, có phải em muốn phá cô hay không?

Cậu bé John sợ sệt trả lời:

- Dạ không, thưa cô Chính cô bảo em nói to (aloud) lên đấy

Trang 14

Trong tiếng Việt, việc phân loại từ đồng âm có khác Vì tiếng Việt

là ngôn ngữ không biến hình, cho nên luôn luôn là đồng

âm hoàn toàn Ta có thể phân chia như sau:

2.2 Phân loại từ đồng âm trong tiếng Việt

2.2.1 Ðồng âm giữa từ với từ

Ở đây tất cả các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm đều là từ

Loại này được chia thành hai loại nhỏ hơn:

- Ðồng âm từ vựng: Tât cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

Ví dụ:

Cất 1 (cất tiền vào tủ) - Cất 2 (cất hàng) - Cất 3(cất rượu)

-Ðồng âm từ vựng- ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm

Trang 15

2.2.2 Ðồng âm giữa từ với tiếng

 Ở đây các đơn vị tham gia vào nhóm từ đồng âm khác nhau về cấp độ Yếu tố là

từ bản thân là một tiếng độc lập, yếu tố còn lại là tiếng không độc lập

Ví dụ:

 Ðồng1 (cánh đồng) - Ðồng2 (Ðồng lòng)-Ðồng3 (mục đồng)

 Yếu 1(yếu đuối) - Yếu 2 (yếu điểm).

 Một số ví dụ về từ đồng âm trong ca dao tục ngữ Việt Nam:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi1 chăng

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi2 thì có lợi3 nhưng răng không còn.

Từ bài ca dao trên, ta có thể thấy xuất hiện từ đồng âm“lợi” đến 3 lần Lợi1

và lợi2 là lợi ích; còn lợi3 là răng lợi, phần lợi bao quanh răng Ý muốn nói, người già răng rụng sạch chỉ còn trơ lợi, móm mém đến vậy mà còn đòi lấy chồng! Từ việc sử dụng từ đồng âm, đã tạo nên yếu tố gây cười, làm cho bài

ca dao có sắc thái hài hước và châm biếm.

Trang 16

 Trong dân gian có những câu đối, sử dụng từ đồng âm tạo nên tiếng cười vui, hóm hỉnh:

Trọng tài trọng tài vận động viên,

Vận động viên động viên trọng tài.

Con kiến bò lên miếng thịt bò.

Con ruồi đậu mâm xôi đậu.

Con ngựa đá con ngựa đá.

Trang 17

Hay ví dụ về một câu chuyện cười như sau:

Giờ giải lao tại hội thảo ngôn ngữ quốc tế, các giáo sư nói chuyện với nhau về hiện tượng đồng âm Người đến từ nước Anh nói:

- I can can a can (Tôi có thể đóng một cái hộp).

Giáo sư tiếng Pháp nói:

- La souris sourit sous le riz (Con chuột cười dưới gạo).

Ví dụ của vị giáo sư Trung Quốc là:

- Đồng tử du đồng, đồng tử lạc (Cậu bé dạo chơi trên đồng bị trái ngô rụng phải).

Đến lượt mình nhà ngôn ngữ học Việt Nam xổ ra một tràng:

- Bữa qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua Hôm nay, qua hông nói qua qua mà qua lại qua.

Trang 18

II Hiện tượng đồng nghĩa

 Khái niệm:

 Đồng nghĩa là hiện tượng những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai

 Hoặc là:

Từ ‘synonym’ là kết hợp của 2 từ Hy Lạp, trong đó ‘syn’ có nghĩa là ‘cùng nhau’ và ‘onym’ là ‘gọi tên’ Do đó, có thể

hiểu ‘synonym’ là ‘gọi tên cùng một sự vật’.

 Ví dụ: Chết, qua đời, băng hà… (trong tiếng việt)

 House – dwelling- residence… (trong tiếng Anh)

Trang 19

Quan niệm về từ đồng nghĩa:

1.1 Theo quan niệm truyền thống

 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần nhau hay giống nhau

 Nhìn chung quan điểm này đúng nhưng chưa đủ vì còn quá chung chung bởi các lý do sau:

 Không phân biệt nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên không xác định

được từ đồng nghĩa giống nhau về nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm

 Không tính tới một cách nghiêm túc hiện tượng nhiều nghĩa

 Không tính tới một cách nghiêm túc hiện tượng nhiều nghĩa

Trang 20

1.2 Theo quan niệm hiện đại

 Có các khuynh hướng:

 Dựa vào tương quan ngữ cảnh, một số tác giả cho rằng

từ đồng nghĩa là từ có thể thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa của câu không thay đổi về cơ bản

 Dựa vào nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng được gọi tên

 Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm

Trang 21

Phân loại

Phân loại từ đồng nghĩa trong tiếng Anh

Từ đồng nghĩa tuyệt đối (Absolute/ Total synonyms)

 Từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ mang ý nghĩa và những đặc điểm tu từ hoàn toàn giống hệt nhau Do vậy, ta có thể thay thế chúng cho nhau trong mọi ngữ cảnh

Trang 22

Từ đồng nghĩa ngữ nghĩa (Semantic synonyms)

Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau về nghĩa biểu vật nên chúng hầu như không thay thế được cho nhau Những từ này tạo nên một số lượng lớn các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh.

Ví dụ: Stare - look - gaze - glance

Trang 23

Từ đồng nghĩa tu từ (Stylistic synonyms)

Loại từ đồng nghĩa này có nghĩa biểu thái (connotation

meaning) khác nhau Trong một nhóm từ đồng nghĩa loại này luôn có một từ trung tâm (central word) hay trung tính (neutral word) Những từ còn lại có chung khái niệm nhưng nghĩa biểu thái thì khác nhau

Trang 24

 Từ đồng nghĩa loại này khác nhau về cả nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái Nói cách khác, chúng khác nhau cả về sắc thái ý nghĩa và các khía cạnh tu từ.

Ví dụ: to dismiss - to fire - to sack

 To reduce - to axe - to cut back

 Betrayal- sell - out

 House- shack - slum – pad

Trang 25

Từ đồng nghĩa thành ngữ (Phraseological synonyms)

 Những từ này khác nhau về khả năng kết hợp với các từ khác

Ví dụ: Do - make (to do exercises but to make money)

 Language- tongue (native language, but to know languages)

 To lift - to raise (to raise or lift a finger but to raise

prices, wages, questions)

Trang 26

Từ đồng nghĩa lãnh thổ (Territorial

synonyms)

 Đây là những từ được sử dụng ở các vùng khác nhau như Anh, Canada, Australia hay Mỹ

Ví dụ: ‘sidewalk’ được dùng thông dụng ở Mỹ, trong

khi từ ‘pavement’ lại được dùng phổ biến ở phía bên kia Đại Tây Dương

Trang 27

Một số từ đồng nghĩa theo lãnh thổ:

British English American English

autumn fallvest undershirttoilets rest roomcar park parking lotcinema movie theatrejumper sweater

Trang 28

Uyển ngữ /Mỹ từ (Euphemism)

 Uyển ngữ hay Mỹ từ là cách nói nhẹ nhàng, gián tiếp khi đề cập đến các vấn đề khó chịu, gây bối rối hay không mong muốn

Ví dụ:

 Redundant - be out of job /unemployed

 The underprivileged - the poor

 Die - be no more - be gone - lose one’s life - breath one’s last - join the silent majority

 WC - the rest room – bathroom

Trang 29

Phân loại từ đồng nghĩa trong tiếng Việt

Từ đồng nghĩa tuyệt đối

 Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm và

cả nghĩa biểu thái cũng như phạm vi sử dụng của chúng

Ðấy là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ do sự song tồn

giữa:

Từ cũ và từ mới.

Ví dụ: Trăng - nguyệt - chị hằng - gương nga

 Trực thăng - máy bay lên thẳng

 Xe lửa - tàu hỏa - hoả xa; phi cơ - máy bay.

Từ địa phương và từ toàn dân

Ví dụ: Heo - lợn

 Lê-ki-ma - quả trứng gà

 Vô - vào.

Trang 30

Từ thuần Việt và từ vay mượn

Trang 31

Ðồng nghĩa tương đối

 Bao gồm những trường hợp đồng nghĩa khác nhau nhiều hay ít trong các thành phần ý nghĩa hoặc khác nhau ở một hoặc vài nét nghĩa nào đó trong ý nghĩa biểu niệm của các từ

 Cụ thể chúng có thể khác nhau ở các điểm sau đây:

Trang 32

Khác nhau về nghĩa biểu thái

Diệt - tiêu diệt - xoá sổ - loại khỏi vòng chiến

Khác nhau ở các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của các từ

Ví dụ: Nhà - lâu đài

Đẹp - mỹ lệ

Mổ - bổ - cắt - ngắt - xé

Trang 33

Hiện tượng đồng nghĩa tương đối xảy ra phổ biến hơn trong ngôn ngữ so với từ đồng nghĩa tuyệt đối Quy luật của ngôn ngữ là tiết kiệm, hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối chẳng những không có tác dụng làm giàu cho hệ thống từ vựng mà ngược lại còn có thể làm cồng kềnh cho hệ thống ngôn ngữ dân tộc Ði vào tìm hiểu các từ đồng nghĩa cụ thể, các từ đồng nghĩa tương đối có thể khác nhau ở nhiều dạng nét nghĩa rất phong phú, đa dạng.

Trang 34

Nhận xét:

 Do từ có thể có nhiều nghĩa nên một từ có thể đồng nghĩa với nhiều từ khác nghĩa nhau

 Từ đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ có các yếu

tố cấu tạo và phương thức cấu tạo khác nhau

Trang 35

III Hiện tượng trái nghĩa

Trang 36

Hiện tượng trái nghĩa

 Từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm tương liên, gắn liền với môt phạm vi sự vật Các từ đối lập nhưng biểu hiện không tương liên thì không phải là các từ trái nghĩa Ví dụ:

- Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng đẹp.

- Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu.

Trang 37

 Ở hai ví dụ trên, chỉ có những khái niệm khác nhau chứ không có

các từ trái nghĩa, bởi vì các khái niệm nhỏ và đẹp không tương liên lẫn nhau; khái niệm hẹp và sâu không tương liên lẫn nhau.

 Các từ trái nghĩa có thể biểu thị những khái niệm tương phản về

thời gian, về vị trí, về không gian, về kích thước, dung lượng, về tình cảm trạng thái, về hiện tượng thiên nhiên, về hiện tượng xã hội, tức là tất cả các khái niệm phản ánh phẩm chất của đối tượng

 Cũng như hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa thực chất

là so sánh nghĩa chứ không phải các từ nói chung Các từ có thể trái nghĩa nhau ở một hoặc một vài nghĩa nào đó chứ không nhất thiết tất cả Thông thường, các từ trái nghĩa với nhau ở nghĩa cơ bản thì cũng có thể trái nghĩa với nhau ở cả nghĩa phát sinh

Trang 38

Phân loại

2.1.Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự)

 Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau:

 Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện nét nghĩa đối lập;

 Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối lập ngay tới B

 Ugly/ beautiful young/ old fast/slow happy/sad

 Like/hate rich/poor wet/dry early/late

Trang 39

Phân lo i ại

2.2 Trái nghĩa tương đối

 Là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thỏa mãn tiêu chí 1) mà không thỏa mãn tiêu chí 2) Tức đấy là các trường hợp trái nghĩa nằm ở vùng liên tưởng yếu, nghĩa là nói tới A người ta không liên tưởng đối lập ngay tới B

Ví dụ:

 Nhỏ / khổng lồ thấp / lêu nghêu cao / lùn tịt

Từ trái nghĩa trong tiếng Việt

 Hiện tượng trái nghĩa tiếng Việt chủ yếu là sự đối lập của những

từ gốc khác nhau Tuy nhiên, cũng có thể cấu tọa những cặp trái nghĩa mới trên cơ sở các từ gốc vốn đã trái nghĩa

Trang 40

Từ trái nghĩa trong Tiếng Việt

 Hiện tượng trái nghĩa tiếng Việt chủ yếu là sự đối lập của những từ gốc khác nhau Tuy nhiên, cũng có thể cấu tọa những cặp trái nghĩa mới trên cơ sở các từ gốc vốn

Trang 41

 Từ trái nghĩa có một tiêu chí đặc biệt, tức là nếu vế này

có thể kết hợp với những từ nào đó thì vế kia cũng có thể kết hợp được với những từ ấy, và tạo ra một cặp từ trái nghĩa

Trang 42

 Từ trái nghĩa có tính quy luật liên tưởng đối lập, tức là nếu nhắc đến vế thứ nhất, người ta sẽ nghĩ ngay đến vế thứ hai

Trang 43

 Văn học Việt Nam đặc biệt là văn học dân gian, từ trái nghĩa xuất hiện với tần suất lớn Vì được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng cho nên, ca dao, tục ngữ thường dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày để diễn đạt Điều này tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu và dễ đọc.

Ví dụ:

Chết vinh còn hơn sống nhục

Thương cho roi cho vọt

Ghét cho ngọt cho bùi

Giày thừa, guốc thiếu mới xinh

Thói đời giàu trọng, khó khinh thấy buồn

Quen tay mềm nắn rắn buông.

 Nó lú có chú nó khôn hơn người

Được lòng đất, mất lòng người

Lên xe xuống ngựa cả đời thảnh thơi

Kính trên nhườngdướibạn ơi!

Vụng chèo, khéo chống tạm thời cũng xong

Ngày đăng: 16/03/2016, 12:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w