III. Hiện tượng trái nghĩa
Từ trái nghĩa trong Tiếng Việt
Hiện tượng trái nghĩa tiếng Việt chủ yếu là sự đối lập của những từ gốc khác nhau. Tuy nhiên, cũng có thể cấu tọa những cặp trái nghĩa mới trên cơ sở các từ gốc vốn đã trái nghĩa. Ví dụ: Buồn – vui Nặng nề - nhẹ nhàng Xấu bụng – tốt bụng Siêng làm – nhác làm
Từ trái nghĩa có một tiêu chí đặc biệt, tức là nếu vế này có thể kết hợp với những từ nào đó thì vế kia cũng có thể kết hợp được với những từ ấy, và tạo ra một cặp từ trái nghĩa
Ví dụ:
Người cao – người thấp
Sông rộng – sông hẹp
Ăn mặn – ăn nhạt
Từ trái nghĩa có tính quy luật liên tưởng đối lập, tức là nếu nhắc đến vế thứ nhất, người ta sẽ nghĩ ngay đến vế thứ hai.
Ví dụ:
Khi nhắc đến tính từ “to” thì thông thường người ta sẽ nghĩ ngay đến “bé” hoặc
“nhỏ”. Nhắc đến “xấu” thì người ta nghĩ ngay đến “đẹp”...
Văn học Việt Nam đặc biệt là văn học dân gian, từ trái nghĩa xuất hiện với tần suất lớn. Vì được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng cho nên, ca dao, tục ngữ thường dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày để diễn đạt. Điều này tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu và dễ đọc.
Ví dụ:
Chết vinh còn hơn sống nhục
Thương cho roi cho vọt
Ghét cho ngọt cho bùi
Giày thừa, guốc thiếu mới xinh
Thói đời giàu trọng, khó khinh thấy buồn
Quen tay mềm nắn rắn buông.
Nó lú có chú nó khôn hơn người
Được lòng đất, mất lòng người
Lên xe xuống ngựa cả đời thảnh thơi
Kính trên nhườngdướibạn ơi!