III. Hiện tượng trái nghĩa
Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng đẹp.
Ở hai ví dụ trên, chỉ có những khái niệm khác nhau chứ không có các từ trái nghĩa, bởi vì các khái niệm nhỏ và đẹp không tương liên lẫn nhau; khái niệm hẹp và sâu không tương liên lẫn nhau.
Các từ trái nghĩa có thể biểu thị những khái niệm tương phản về
thời gian, về vị trí, về không gian, về kích thước, dung lượng, về tình cảm trạng thái, về hiện tượng thiên nhiên, về hiện tượng xã hội, tức là tất cả các khái niệm phản ánh phẩm chất của đối
tượng.
Cũng như hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa thực chất là so sánh nghĩa chứ không phải các từ nói chung. Các từ có thể trái nghĩa nhau ở một hoặc một vài nghĩa nào đó chứ không nhất thiết tất cả. Thông thường, các từ trái nghĩa với nhau ở nghĩa cơ bản thì cũng có thể trái nghĩa với nhau ở cả nghĩa phát sinh.
Ví dụ:
Nhẹ >< nặng
Trọng lượng nhỏ >< trọng lượng lớn
Phân loại
2.1.Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự)
Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau:
Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện nét nghĩa đối lập;
Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất. Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối lập ngay tới B.
Ví dụ:
Tiếng Việt:
Dài / ngắn rộng / hẹp to / nhỏ cao /thấp
Sớm / muộn cứng / mềm quen /lạ yêu /ghét
Tiếng Anh:
Ugly/ beautiful young/ old fast/slow happy/sad
Like/hate rich/poor wet/dry early/late