Bao gồm những trường hợp đồng nghĩa khác nhau nhiều hay ít trong các thành phần ý nghĩa hoặc khác nhau ở một hoặc vài nét nghĩa nào đó trong ý nghĩa biểu niệm của các từ.
Khác nhau về nghĩa biểu thái Ví dụ: Nhìn - ngó - liếc Trẻ em - con nít Phụ nữ - đàn bà Khác nhau về phạm vi biểu vật Ví dụ: Chết - hi sinh - mất
Diệt - tiêu diệt - xoá sổ - loại khỏi vòng chiến.
Khác nhau ở các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của các từ
Ví dụ: Nhà - lâu đài
Đẹp - mỹ lệ
• Hiện tượng đồng nghĩa tương đối xảy ra phổ biến hơn trong ngôn ngữ so với từ đồng nghĩa tuyệt đối. Quy luật của ngôn ngữ là tiết kiệm, hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối chẳng những không có tác dụng làm giàu cho hệ thống từ vựng mà ngược lại còn có thể làm cồng kềnh cho hệ thống ngôn ngữ dân tộc. Ði vào tìm hiểu các từ đồng nghĩa cụ thể, các từ đồng nghĩa tương đối có thể khác nhau ở nhiều dạng nét nghĩa rất phong phú, đa dạng.
Nhận xét:
Do từ có thể có nhiều nghĩa nên một từ có thể đồng nghĩa với nhiều từ khác nghĩa nhau.
Từ đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ có các yếu tố cấu tạo và phương thức cấu tạo khác nhau.
Ví dụ: To- lớn- bự- đồ sộ- khổng lồ
Nhỏ- bé - tí hon
Từ đồng nghĩa cũng có thể xảy ra giữa các từ có cùng yếu tố cấu tạo.
Ví dụ: Yêu – yêu thương
Chim- chim chóc
Xấu- xấu xí