1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết khó khăn và thách thức đối với ngoại thương việt nam trong hội nhập quốc tế

120 388 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 6,15 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ THƯƠNG MẠI

LUẬN CỨ KHOA HỌC

GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỀ TÀI 96-78-104

- Cơ quan quản lý: Bộ Thương mại

- Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Thương mại

- Chủ nhiệm đề tài : PGS.TSKH Dương Văn Long - Cố vấn khoa học đề tài : PGS Luu Van Đạt

- Cộng tác viên : CN Nguyễn Lương Thanh

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ NHẤT : MỘT SỐ VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1, Quốc tế hoá đời sống kinh tế và xu hướng tồn cầu hố :

1.1 Xu hướng phát triển

1.2 Liên kết toàn cầu và khu vực

1.3 Xu hướng sáp nhập, mua lại công ty 1.4 Mặt trái của q trình tồn cầu hố

2 Những thiết chế trong hội nhập quốc tế : 2.1 Vấn để phi quan thuế

- Về thiết chế của AFTA

- Phi quan thuế trong các qui định của WTO

- Phi quan thuế trong các qui định của ASEAN 2.2 Hệ thống biện pháp phi quan thuế của Việt Nam :

- Giấy phép kinh doanh XNK - Văn bản cho phép XNK - Hàng XNK thuộc quản lý chuyên ngành - Hạn ngạch (Quota) - Các biện pháp kỹ thuật - Đầu mối xuất nhập khẩu 3 Những nhận xét

PHAN THU HAI; KHO KHAN VA THACH THUC ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1 Kim ngạch và nhịp độ tăng trưởng ngoại thương

2 Hàng hoá xuất nhập khẩu 3 Thị trường xuất nhập khẩu

4 Năng lực cạnh tranh

5 Thuế quan trong hội nhập quốc tế

PHẦN THỨ BA : QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1, Những quan điểm cơ bản :

1.1 Nam vững đường lối đổi mới, quan điểm của Đảng trong tiến trình hội nhập quốc tế

Trang 3

1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế

1.4 Đa dạng hoá hang hod va dich vu XK; ting ty trong

dich vu trong cơ cấu XK; tăng cường công tác thông tin, nghiên cứu, dự báo; sử dụng kỹ thuật ngoại thương hiện đại

1.5 Phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp và nhà kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đi đôi

với đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước

1.6 Van dung sáng tạo phương pháp luận khoa học vào việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong tiến trình hội nhập và thực tiễn kinh đoanh

2 Giải pháp :

2.1 Nang cao nhận thức về những cơ hội và thách thức khi

nước ta hội nhập quốc tế

2.2 Tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển thương mại thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và thế giới

2.3 Tiếp tục đối mới, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp

luật thương mại

2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.5 Xây dựng đội ngũ nhà kinh doanh và cán bộ quản lý

Nhà nước thời kỳ mới

PHẦN THỨ TƯ : KẾT LUẬN

1 Về nhận thức mới vị trí và vai trò của ngoại thương 2 Về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA)

3 Về cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu

Trang 4

%

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, gọi tắt hội nhập quốc tế, là xu thế tất yếu trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực

hoá kinh tế

Tồn cầu hố và khu vực hoá kính tế tạo nên những quan hệ gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời cũng từ đó tạo nên sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nên kinh tế quốc gia với quốc gia, quốc gia với khu vực và thế giới

Hội nhập quốc tế thực chất là sự tham gia của mỗi nước vào quá trình trao đổi trên qui mô thế giới Trao đổi nói ở đây là sự trao đổi giữa các loại

lao động chuyên mơn hố khác nhau và từ đó nó cũng có điều kiện thu lợi

Sự trao đổi thông qua hàng hoá diễn ra trên thị trường thế giới, đó là ngoại thương Tất nhiên, ngoại thương hiện đại cồn bao gồm cả dịch vụ và các lĩnh

vực khác như đầu tư, sở hữu trí tuệ Dù vậy, thương mại hàng hoá vẫn là

trung tâm, chính yếu Ngoại thương thông qua hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần phát huy

ưu thế và khắc phục mặt yếu của mỗi nền kinh tế quốc gia

Trong thực tiễn kinh tế thế giới tồn tại hai loại hình kinh tế : Kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hoá tập trung Cơ chế kế hoạch hoá tập trung cho đến nay chưa khẳng định được tính hiệu quả của nó Đa số những nước từng áp dụng cơ chế này đang chuyển đổi dần sang cơ chế thị trường Cốt lõi của cơ chế thị trường là trao đổi ngang giá Quy luật giá trị, "bàn tay vô hình”, điều tiết sản xuất xã hội, là quy luật vận động của kinh tế thị trường Một khi biết nhận thức đúng và biết lợi dụng quy luật của thị trường, nhà sản xuất hàng hoá tham gia thị trường, dù trong nước hay thế giới, sẽ thu lợi nhuận, tồn tại và phát triển Ngược lại, khi nhà sản xuất hàng hoá và kinh doanh ngoại thương tô ra kém hiểu biết về thị trường thì thất bại là khó tránh khỏi, thậm chí đi đến phá sản trong cơ chế thị trường ấy Đơn tuyến, ta có thể nói như vậy; Sự thực cơ chế thị trường là một phạm trù phức tạp, gồm nhiều nhân tố tác động đan xen, mạnh mẽ, qua lại lẫn nhau Cơ hội và thách thức luôn hiện diện trong cơ chế thị trường Hội nhập quốc tế là cách thức để nên kinh tế quốc gia tiếp cận với các cơ hội và thách thức trong cơ chế thị trường trên phạm vi thế giới

Nghị quyết Đại hội VIIH của Đảng đã chỉ rõ : "Xây dựng một nền kinh

tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới")

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1996,

Trang 5

Ngoại thương nước ta hội nhập vào kinh tế và thương mại thế giới cũng đứng trước khả năng chia đôi của cơ hội và thách thức, của thuận lợi và khó

khăn trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt: Cạnh tranh giữa

các quốc gia, các khu vực, các công ty và thậm chí giữa các cá nhân

Giải quyết có hiệu quả khó khăn và thách thức nây sinh trong tiến trình

hội nhập quốc tế đối với ngoại thương nước ta đòi hỏi phải dựa trên những luận cứ khoa học phù hợp và tuân thủ phương pháp luận đúng đắn

Đối tượng nghiên cứu để tài : Ngoại thương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Phạm vi nghiên cứu : Giới hạn trong lĩnh vực ngoại thương thông qua

hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá Dé tài đã chọn nhằm các mục đích sau :

- Nghiên cứu, khái quát hoá những vấn để mang tính phổ biến, tính quy luật vận động của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế trên phạm

vi thế giới;

- Khảo sát thực tiễn kinh tế và ngoại thương nước ta, chú ý xem xét những nhân tố tác động và có ảnh hưởng chi phối đối với ngoại thương trong tiến trình hội nhập;

- Đề xuất hệ thống các quan điểm, biện pháp giải quyết khó khăn và thách thức để đưa ngoại thương nước ta phát triển và hội nhập quốc tế vững chắc

Đề tài không đặt mục tiêu đi tới các phương án giải quyết cụ thể, mà

thông qua những quan điểm và kiến nghị nêu lên từ kết quả nghiên cứu nhằm thiết thực góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn bức xúc,

giúp vào việc hoạch định chính sách ngoại thương phù hợp trong điều kiện

quy mô thị trường thế giới ngày càng mở rộng, sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ trở nên không biên giới theo đà hội nhập quốc tế

Tự do hoá thương mại và thực hiện những điêu mà nước ta cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập là những việc làm không mấy dễ dàng Đó thực sự là những thách thức đẩy nghiệt ngã Bằng con đường nghiên cứu, khảo nghiệm thực tế đã qua, khẳng định lại những gì là thành tựu và những gì

còn non yếu cần khắc phục là một việc làm cần thiết Các quan điểm, giải

Trang 6

Có thể nói, mâu thuẫn lớn nhất và cũng là thách thức lớn nhất đối với

ngoại thương nước ta chính là tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam một khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được bãi bỏ trong điều kiện thời gian và không gian đã được xác định Yêu cầu của hội nhập quốc tế là rất

cao, cụ thể và rất khẩn trương Điểm xuất phát trình độ phát triển nên kinh tế

của nước ta còn thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế Nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã cảnh báo về tình hình này Cơ hội về mặt thời

gian cho nước ta thực hiện các cam kết quốc tế là không rộng rãi Nội dung nghiên cứu của đề tài đã giành sự chú ý thích đáng đến vấn đề thuế quan và phi thuế quan, mong sao không để xảy ra tình trạng có thể gây đột biến về

nhập khẩu và tăng sức ép cạnh tranh, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, nhất là khi không có sự điều chỉnh hoặc tự điều chỉnh kịp thời

Do điều kiện chủ quan và khách quan, đề tài chắc chắn không tránh khôi những khiếm khuyết và hạn chế Tập thể tác giả nhiệt liệt hoan nghênh và chân thành cảm ơn về mọi nhận xét, góp ý để việc nghiên cứu đề tài tiếp

Trang 7

Sa PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP

QUOC TE

1 QUỐC TẾ HOÁ ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ XU HƯỚNG

TOÀN CẤU HOÁ

1.1- Ngày nay xu hướng tồn cầu hố, khu vực hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, là xu hướng thường xuyên tác động tới tất cả những diễn biến và đổi thay đang: diễn ra trên thế giới hiện tai cũng như trong tương lai

Toàn cầu hoá và khu vực hoá là sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu các mối giao lưu quốc tế trên khắp các phương diện kinh tế - thương mại, văn hoá, xã hội và cả chính trị ở qui mô thế giới hoặc phạm vi khu vực Quốc

tế hoá đời sống kinh tế và sự phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên

sâu sắc là nguyên nhân sâu xa của xu thế tồn cầu hố và khu vực hoá Cùng

với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì sản xuất và trao đổi hàng hoá cùng phát triển Điều đó tất yếu đòi hỏi sự mở rộng thị trường vượt ra khỏi

phạm vi quốc gia và thâm nhập ngày càng sâu với qui mô càng lớn vào phạm vị quốc tế

Cục diện mới mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các quốc gia sự lựa chọn không dễ dàng chút nào Một quốc gia nếu tự mình đứng tách ra ngoài, chấc chắn sẽ có nhiều hệ quả kéo theo trên các lĩnh vực

hoạt động kinh tế - xã hội Còn nếu tham gia vào tiến trình, các quốc gia dù

lớn hay nhỏ tất yếu phải phụ thuộc lẫn nhau trong sự phát triển Các nước

đang phát triển và cả các nước chậm phát triển đang không ngừng nỗ lực tham gia vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác

Nói cách khác, xu thế tồn cầu hố nhiều hay ít đều có sự tác động đến

sự tồn tại của từng quốc gia, đân tộc, làm cho các quốc gia, dân tộc xích lại

Trang 8

Quốc tế hoá, trong một ý nghĩa nào đó, mỗi quốc gia khó có thể thực thi chính sách đối ngoại của mình một cách biệt lập mà không cần đến một

sự liên hệ hay quan hệ tương hỗ nhất định với bên ngồi

Tồn cầu hố trở thành xu thế chủ đạo của phát triển kinh tế thế giới vì sự phân công lao động ở qui mơ tồn cầu đã khẳng định hiệu quả của nó Ngày nay nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có sự liên kết chặt chẽ với nhau hơn nhờ những hoạt động thương mại xuyên quốc gia một cách thường xuyên hơn, nhờ thông qua các đòng tài chính đi chuyển hết sức năng

động và dòng đầu tư biết tìm đến khắp hang cùng ngõ hẻm trên hành tỉnh để

làm ra lợi nhuận

Quốc tế hoá đời sống kinh tế là hệ quả của quá trình phân công lao động quốc tế cũng như sự hoàn thiện của các phương tiện giao thông vận tải và công nghệ thông tin Quốc tế hoá đời sống kinh tế chính là sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và toàn cầu Sự liên kết đó phát triển từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ lỗng lẻo đến chặt chẽ, từ lĩnh vực sản xuất lan toả ra các lĩnh vực phân phối, lưu thông, dịch vụ, tài chính - tiền

tệ

Lực lượng sản xuất trên phạm vỉ thế giới đã đạt đến qui mô phát triển hết sức to lớn dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ Sự phân công lao động quốc tế đã đạt đến trình độ rất cao và sâu sắc Ngày nay nhiều

loại hàng hoá sản phẩm được tổ chức sản xuất ở nhiều nước khác nhau trong một thể liên hoàn

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão đã có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình biến khoa học trở thành lực lượng

sản xuất trực tiếp Thành tựu của các ngành công nghệ cao như công nghệ

sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới v.v đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của nhân loại, đưa loài người từ nền van minh công nghiệp lên văn minh hậu công nghiệp, từ cơ khí hoá lên tự động hoá, tin

học hoá sản xuất

Người ta đã bắt đầu nói đến "nền kinh tế số" đang nổi lên Nếu như năm 1994 mới có 3 triệu người (đại bộ phận là người Mỹ) sử dụng Internet thì năm 1998 đã có khoảng 100 triệu người và hơn I70 nước trên toàn thế giới nối mạng với 36,7 triệu địa chỉ Tỷ trọng công nghệ thông tin ngày càng

tăng trong nền kinh tế Mỹ, từ 6,2% (năm 1990) lên 8,2% (năm 1998), chiếm 6,2% số việc làm (với 7,4 triệu công nhân) Các nước đang phát triển đang

tìm mọi cách để nấm bắt và tận dụng những thành tựu công nghệ thông tin

Trang 9

trên toàn cầu sẽ đạt khoảng 70 tỷ USD và đến 2002 con số này có thể-lên tới hàng trăm tỷ USD

Xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế là xu hướng thường xuyên tác động tới tất cả những diễn biến và đổi thay đang diễn ra trên thế giới hiện nay và

trong tương lai Xu hướng này được thể h iện rõ rệt trong quá trình phát triển rất nhanh chóng sự trao đổi quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, tài chính và các

yếu tố của sản xuất

Về thương mại, phần sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường thế giới ngày càng tăng Mức độ toàn cầu hoá biểu hiện rõ rệt nhất qua chỉ số phát triển thương mại thế giới Năm 1998 mậu dịch hàng hoá và dịch vụ thế giới chiếm tới gần 1/4 GDP thế giới so với gần 1/10 của 20 năm về trước Nhịp độ tăng của thương mại hàng hoá và dịch vụ nhanh hơn nhiều nhịp độ tăng GDP của thế giới (gấp hơn 2 lần trong 10 năm qua), đồng thời thương

mại địch vụ lại còn tăng nhanh hơn so với thương mai hang hoa

Theo con số thống kê của WTO, năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hơá toàn cầu đạt 6.500 tỷ USD, tăng 3,5%, thấp hơn so với mức tăng 7% của năm 1997 và cao hơn so với mức bình quân hàng năm 2,5% của

thời kỳ 90 - 95, WTO cũng -=::: dự báo năm 99 hoạt động thương mại vẫn

tiếp tục suy yếu, chỉ có thể tăng I,5-2% so với năm 98 Trong khi đó hầu như chỉ có các hoạt động nhập khẩu tăng nhưng hoạt động xuất khẩu lại hầu như

đứng tại chỗ

Tại Châu Á - Châu lục chịu nhiều ảnh hưởng của tác động kinh tế - thương mại toàn cầu, nhập khẩu có sự suy giảm mạnh hơn Năm 98 nhập khẩu của Châu Á giảm 8,5%, trong đố có những nước như Hàn Quốc, Malaysia và Thái lan giảm tới 16% Còn xuất khẩu của khu vực mặc dù được sự kích thích của việc phá giá tiền tệ cũng chỉ tăng được 1% mà thôi

Bắc Mỹ, đang là trụ cột kinh tế thế giới nhưng nhập khẩu năm 98 cũng

chỉ tăng 3%, thấp hơn năm 1997

Liên minh Châu Âu (EU) là khu vực ít chịu ảnh hưởng biến động của xuất nhập khẩu thế giới, do đó không có tác động đáng kể khôi phục thương

mại toàn cầu Năm 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của EU đạt bằng

mức tăng của năm 1997 là 7,5%

Một đặc điểm nổi bật của thương mại quốc tế hiện nay là sự tham gia

ngày càng tăng của các nước đang phát triển Năm 1992 tỷ trọng của các

Trang 10

nước đang phát triển trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới là 27%,

nam 1996 tang lên 32% va dự đoán sẽ tăng lên 35% vào năm 2000 Đó là

nhờ vào vai trò và địa vị ngày càng cao của các nước đang phát triển mà sự

tham gia của họ vào hoạt động ngoại thương thế giới không ngừng được tăng

lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối

1.2- Tồn cầu hố và khu vực hoá phát triển hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng thông qua quá trình liên kết trên phạm vi toàn cầu và phạm vi khu vực về kinh tế ở những cấp độ khác nhau từ song phương đến đa phương

Liên kết kinh tế quốc tế với nhiều hình thức khác nhau phản ánh quá trình phát triển của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới Liên kết quốc tế về kinh tế thực chất là sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế của một nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên

và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển

Trong quá trình phát triển đã cố những phương thức liên kết kinh tế

quốc tế chủ yếu như sau :

+ Khu vực mậu dịch tự do : Là liên mình giữa hai hoặc nhiều nước nhằm tự do hố bn bán một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó Biện pháp sử dụng là miễn thuế hải quan để hình thành một thị trường thống nhất nhưng mỗi nước thành viên vẫn thi hành chính sách ngoại thương độc lập đối với

các nước nằm ngoài khu vực này Có thể nêu ví dụ : Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp ước Thị trường chung Nam Mỹ

(MERCOSUR)

+ Liên minh thuế quan : là liên minh quốc tế với nội dung miễn thuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các nước thành viên Khác với

khu vực mậu dịch tự do, trong Liên minh thuế quan các nước thành viên lập

ra một biểu thuế chung áp dụng cho phần còn lại của thế giới Vi dụ : Cộng đồng kinh tế Châu Âu (BEC) thời kỳ trước 1992, Thị trường chung Châu Âu

(ECM) v.v

+ Thị trường chung : Có nội dung tương tự như Liên minh thuế quan

trong ngoại thương Sự khác nhau là ở chỗ các nước thành viên được phép tự

do đi chuyển tư bản và lao động với nhau, tạo điều kiện hình thành thị trường

thống nhất theo nghĩa rộng Ví dụ : EEC từ 1992 là thuộc loại này

Trang 11

thực hiện chính sách thống nhất chung về tiền tệ trong toàn khối như phát

hành đồng tiên tập thể, dự trữ ngoại hối v.v Ví dụ : Liên minh tiền tệ Châu

Âu (EMU) với đồng EURO ra đời 2/5/98 và có hiệu lực từ 1/1/1999

+ Liên minh kinh tế : Là hình thức phát triển cao của liên kết kinh tế

quốc tế Tổ chức kinh tế quốc tế này thực hiện thống nhất và hài hoà các

chính sách kinh tế - tài chính - tiền tệ giữa các nước thành viên Nết tiêu biểu của Liên minh kinh tế là giữa các nước thành viên được tự do đi chuyển hàng

hoá, dịch vụ, sức lao động và vốn, đồng thời cùng thực hiện một biểu thuế

quan chung đối với những nước không phải là thành viên Ví dụ : Khối liên

minh Benilux (Liên minh kinh tế giữa 3 nước Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua từ

năm 1960); Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 1994

Có thể nêu lên một nhận xét chung là xu hướng tồn cầu hố và khu vực hoá phát triển mạnh mẽ như thế nào thì các hình thức biểu hiện của quá trình đó cũng hết sức phong phú và đa đạng hoá như vậy Điểm chung nhất là trong khuôn khổ một tiểu vùng hay khu vực, sự hợp tác giữa các nước thành viên sẽ tạo cho nhau điều kiện phát huy thế mạnh riêng, phát triển tối đa nội lực để đưa cả khu vực phát triển tương đối đồng đều, làm tăng lợi thế và năng lực cạnh tranh không chỉ của mỗi thành viên mà còn của cả khu vực trong ganh đua kinh tế ngăn chặn một cách có hiệu quả sự can thiệp từ bên ngoài

Từ sự liên kết nội bộ châu lục, ngày nay các quốc gia còn tiến đến sự

liên kết và hợp tác liên châu lục cũng để nhằm khai thác lợi thế riêng có Tiêu biểu cho hình thức liên kết này là Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 nền kinh tế của Châu Á, Châu Mỹ và Nam Thái Bình Dương Có thể dẫn thêm một số tổ chức liên kết khu vực khác như : Khu

vực mậu dịch tự do ven Địa Trung Hải (giữa Bắc Phi và Châu Au), Hội nghị Á - Âu (ASEM), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) gồm 14 nước

ven Ấn Độ Dương, Khu vực mậu dịch tự do Đại Tây Dương sẽ được thành lập vào năm 2001 theo sự thoả thuận giữa EU và MERCOSUR) Cần nói

thêm rằng các nước MERCOSUR (Gồm Braxin, Acheniina, Urugoay,

Paragoay và 2 thành viên liên kết là Chi-lê và Bô-H-vi-a) coi cuộc thương lượng song phương với EU như là một hàng rào để chống lại sức ép của Mỹ đang đòi phải đẩy nhanh các cuộc thương lượng về Khu vực mậu dịch tự do

Châu Mỹ (FTAA) với dự định bao trùm cả lục địa Châu Mỹ vào năm 2005

mà vai trò trụ cột sẽ do Mỹ nấm MERCOSUR hiện là khối liên kết kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới sau EU và NAFTA, với số dân 125 triệu người (chiếm 45% dân số Mỹ La tinh) va GNP 750 ty USD

Xem xét kỹ hơn một chút ta sẽ thấy Liên minh Châu Âu (EU) là kết

Trang 12

15 nước, có Nghị viện Châu Âu, có Toà án, có các Uỷ ban, Hội đồng kinh tế xã hội, có Ngân hàng Châu Âu, với một đồng tiên chung EURO (trước đó là ECU) có hiệu lực từ 1/1/1999 (trong số L5 nước thành viên, mới có 1l nước tham gia đồng EURO) Công dân nước thành viên EU được tự do đi lại giữa các nước trong phạm vi liên minh

- Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm Mỹ, Canađa,

Mehicô thành lập trên cơ sở Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực

từ 1/1/1994 Đứng về mặt dân số và Tổng sản phẩm quốc dân, NAFTA là

khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với gần 390 triệu dân và GNP hơn

8 nghìn tỷ USD

- Tổ chức Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967, ký kết Chương trình Ưu đãi Thương mại ASEAN (PTA) vào tháng 2/1997 Đến ngày 28/1/1992 đã ký Hiệp định thành lập Khu vực Mậu dịch

Tu do ASEAN (AFTA) Tir thang 12/1998 véi việc kết nạp Campuchia, toàn bộ I0 quốc gia Đông Nam Á đã tham gia vào ASEAN - một thị trường lớn

với gần 500 triệu dân

1.3- Xu hướng sáp nhập, mua lại các công ty :

Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện tượng nổi bật đáng chú ý

là sự sáp nhập, mua lại các công ty và các tập đoàn lớn như một trào lưu diến

ra dồn dập và mạnh mẽ Hiện tượng này cũng là sự phần ánh về một thách thức lớn nữa của hội nhập quốc tế Nhận biết thách thức đó một cách đầy đủ, Nhà nước cũng như doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong, hội nhập quốc tế, Thách thức lớn này chính là sự cạnh tranh thương mại trên thị trường thế giới ngày càng sâu sắc hơn, ác liệt hơn

Hiện tượng sáp nhập và mua lại các công ty một cách ồ ạt với qui mô ngày càng lớn trên phạm vi toàn cầu đã có tác động không nhỏ đến sự hội nhập quốc tế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển Hội nhập mà không “biết người biết ta", không biết mức độ và qui mô cạnh tranh quốc tế,

không chuẩn bị tốt về thế và lực của bản thân thì hội nhập sẽ đồng nghĩa với

sự thua thiệt không hơn không kém

Những năm gần đây làn sóng sáp nhập và mua lại các công ty đang

tăng mạnh cả về qui mô, tốc độ và phạm vi Năm 1996 toàn thế giới có

22.730 vụ sáp nhập với tổng mức vốn của các công ty sáp nhập lên tới 1.140 tỷ USD, tăng 32% số vụ so với 1995 Năm 1998 giá trị các cuộc sáp nhập và mua bán đã lên đến hơn 2.000 tỷ USD Tính riêng ở Mỹ trong khoảng thời

gian 1993-1997 có tới 4.490 vụ sáp nhập Năm 1997 nếu chỉ tính các vụ mua

Trang 13

Sự sáp nhập các công ty, tập đoàn hầu như liên quan đến tất cả các ngành Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng đã có sự sáp nhập của Citicorp

và Travelers Group Inc (72 ty USD); Bank America Corp va Nations Bank

sáp nhập ngày 13/4/1998 là vụ hợp nhất lớn nhất trong lịch sử ngành ngân

hàng đến thời điểm đó với trị giá cổ phiếu hợp nhất là 61 tỷ USD Ngân hàng Deustches (Đức) mua lại Ngân hàng Banker Trus( (Mỹ) trở thành ngân hàng

thuộc loại lớn nhất thế giới có giá trị tài sản và vốn lên tới 800 tỷ USD Trong lĩnh vực đầu khí, sự sáp nhập giữa 2 công ty khổng lồ Exxon vA Mobil, có số vốn hơn 86 tỷ USD Sự hợp nhất này tạo thành công ty Exxon - Mobil, cho phép họ có thể cắt giảm được 2 tỷ USD chỉ phí và giảm đến 9.000 iao động

Về mặt doanh thu, đó sẽ là công ty thương mại lớn nhất thế giới, vượt qua cả

công ty General Motors với giá trị 238 tỷ USD trong thị trường cổ phiếu Cũng như vậy, nó dễ đàng vượt qua cả hãng Shell - hiện đang đứng đầu thế giới và có nguồn vốn huy động trên thị trường là LOI1 tỷ USD Sau hợp nhất,

Công ty Exxon - Mobil có năng lực sẵn xuất 2,5 triệu thùng dầu thô mỗi

ngày, chiếm khoảng 25-28% thị trường thế giới Với sức mạnh to lớn về tài chính và công nghệ có được từ việc sáp nhập, Công ty Exxon - Mobil có khả

năng gây sức ếp đối với nhiều công ty khác nhỏ yếu hơn Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, nhiều công ty Châu Á bị suy giảm về mặt (tài chính,

vì vậy nhiều nhà sản xuất với những khoản nợ lớn đang trông mong vào sự liên kết với các công ty siêu quốc gia như vậy để tránh bị thôn tính hoặc phá sản Ở Châu Á một số quốc gia đang có nhu cầu bức xúc về thăm đò các mỏ dầu ngoài khơi và hy vọng vào sự giúp đỡ của nước ngoài trong lĩnh vực đầu khí Tuy nhiên, thực tế cho thấy công ty mới này đang tạm thời rút sự tập trung khỏi một phần khu vực Đông Nam Á (như Việt Nam, Phi- -lip-pin, Mi-

an-ma) Về dầu khí có thể nêu thêm : BP (Anh) đã mua lại Amoco (Mỹ) có

giá trị giao dịch 55 tỷ USD, Total SA (Pháp) mua lại Petro Eina (Bì) với giá

11 tỷ USD để tạo thành tập đoàn dầu khí lớn tại Châu Âu với tổng số vốn là

40 tý USD, có tên mới là Total Fina Group, doanh thu đạt không dưới 52,90 tỷ USD (năm 98) đứng vị trí thứ 6 thế giới ngành dầu khí

Ở Hàn Quốc cũng đang diễn ra các vụ mua bán, sáp nhập rầm !ộ

Hãng Samsung và Huyndai đang hợp nhất các hoạt động về hoá dầu để thành

lập một công ty mới có qui mô lớn nhất châu Á trên cơ sở góp vốn 50/50 Samsung, Daewoo va Huyndai cùng nhau thành lập một tổ hợp công nghiệp hàng không Hai công ty Huyndai Electronics Industries và LG Semicon đã thành lập một liên doanh sản xuất đồ bán dẫn và Chip máy tính lớn thứ hai thế giới

Trong lĩnh vực hàng không, điển hình nhất là vụ sáp nhập 6 hãng hàng

không quốc gia lớn của nhiều nước : United Airlines (Mỹ), Air Canada,

Trang 14

Star Alliance sở hữu tới 1.455 máy bay Còn vụ sáp nhập 5 hãng hàng không

lấy tên chung One World gồm : Canadian Airlines, American Airlines,

Brilish Airways, Cathay Pacific, Quantas, với tổng số máy bay 1.524 chiếc, mỗi năm chuyên chở 122 triệu hành khách, trở thành Liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới sau Star Alliance

Trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô có thể kể đến sự sáp nhập của

hai hãng thuộc loại lớn trên thế giới là Daimler - Benz (Đức) và Chrysler

(Mỹ) để thành lập Tập đồn cơng nghiệp 6 t6 manh mang tén Daimler - Benz - Chrysler có tổng số vốn lên đến hơn 40 tỷ USD Người ta còn tính đến khả năng sáp nhập giữa các công ty Eiat (Ý) và Volvo (Thuy Điển), giữa Ford

(Mỹ), BMW (Đức) và Toyota (Nhật), giữa General Motors (Mỹ) và Tập đồn cơng nghiệp ơ tơ Thượng Hải (Trung Quốc)

BANG 1: CÁC VỤ ĐẠI SÁP NHẬP CÔNG TY

TT Tên công ty Lĩnh vực Ngày Số vốn

kinh doanh sáp nhập (ty USD)

1 Exxon - Mobil Dầu khí 1-12-98 86,36

2 | Travelers - Citicorp Ngan hang, 6-4-98 72,56

bao hiém

3 | SBC Com-Ameritech Vién théng 11-5-98 72,36

4_ | Bell Atlantic - GTE Vién théng 28-7-98 71,32 5 | AT&T - Tele-Com Viễn thông cáp 24-6-98 69,90

6 | Nations Bank-Bank Ngan hang 13-4-98 61,63 America 7_ | BP - Amoco Dầu khí 11-8-98 55,04 8 | World Com-MCI Com | Viễn thông 1-10-97 43,35 9 | Daimler-Benz - Chrysler | O t6 7-5-98 40,47 10 | Norwest-Wells Fargo Ngân hàng 8-6-98 34,35

Nguồn : Securities Data, Financial Times

Qua việc trình bày vắn tắt về sự sáp nhập của các công ty lớn trên thế

giới những năm vừa qua chúng ta càng nhận rõ một điều, kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn phát triển theo tính qui luật của nó trên phạm vi toàn thế giới, dù thời gian và không gian có biến đổi như thế nào Hình thức phát triển của kinh tế TBCN dù có biến dạng ra sao thì đằng sau đó ta vẫn thấy động lực chính của nó là do áp lực cạnh tranh khốc liệt, sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn, lợi nhuận ngày càng giảm, nhu cầu phải cắt giảm chỉ phí tăng sức cạnh tranh để đạt đến thế cân bằng mới trong tìm kiếm lợi nhuận, do đó dù có phải sáp nhập, mua lại hay thôn tính lẫn nhau thì các

công ty, tập đoàn cũng phải làm Thế giới ngày càng trở nên "nhỏ bé", việc

Trang 15

tồn cầu hố diễn ra nhanh chóng, điều đó khiến cho các tập đồn, cơng ty phải xem xét đổi mới chiến lược kinh doanh của mình Việc nới lỏng các định chế kinh tế, gỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan đã mở ra cơ hội chưa

từng có cho các công ty giành lấy thị trường mới Sáp nhập hoặc mua đứt các công ty khác là phương cách nhanh gọn để nâng cao tầm vóc của mình thực hiện thành công việc bán hàng hoá và dịch vụ một cách rộng rãi, bằng mọi

cách phân chia lại thị trường, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn Không những các công ty lớn mà các công ty vừa và nhỏ cũng có tâm lý này, rõ ràng là họ không muốn bị thua thiệt trong cạnh tranh, tránh việc bị thôn tính Phản ứng hết sức tự nhiên là các công ty, tập đoàn đều mong muốn được sáp nhập lại với nhau Trước đây, những ngành kinh tế quan trọng như ngân hàng, viễn thông, hàng không, ô tô, luyện kim v.v thường được xem như những lĩnh vực "bất khả xâm phạm" thì nay lại chính ở đó đang diễn ra nhiều vụ sáp nhập, liên kết hơn cả Phần lớn các Chính phủ không còn coi đó là những

ngành chiến lược để giữ lấy độc quyền cho mình nữa Thật vậy, có thể nói

một cách hình ảnh là những cái chốt cửa của CNTB truyền thống đã bị bật ra, các hiệp ước "không xâm lược lẫn nhau” không còn hiệu lực nữa, không còn mấy khả năng dùng sức mạnh để cưỡng bức một công ty hay tập đoàn khác

sáp nhập Điều này gợi ý cho các quốc gia trên thế giới về việc lựa chọn sách lược chống độc quyền phù hợp với điều kiện tồn cầu hố

Xu thế sáp nhập đang đặt ra những thách thức mà tất cả các quốc gia đều phải giáp mặt Vấn đề đặt ra khá gay gắt đối với các nước, đặc biệt là những nước nhỏ và yếu về năng lực kinh tế là phải tìm ra đối sách thích hợp

trong điều kiện cuộc chiến về thị trường không chút khoan nhượng

Một khía cạnh khác cần chú ý khi nghiên cứu lần sóng sáp nhập và mua lại giữa các công ty là vai trò của một số ngành sản xuất công nghiệp đã tổ ra thua kém so với lĩnh vực dịch vụ Ngày nay sản xuất, thương mại không thể tách rời các dịch vụ kèm theo trong quan hệ đối với khách hàng từ tài chính đến dịch vụ hậu mãi Trong nhiều trường hợp việc bảo dam hàng hoá có chất lượng cao và ổn định là không khó khăn bằng việc đạt được những

dịch vụ tốt hoặc tạo dựng được quan hệ tốt với khách hàng Mặt khác, do tỷ

trọng dịch vụ trong cấc nền kinh tế trên thế giới ngày càng có xu hướng tăng lên, vì vậy sự suy thoái hay giảm phát trên phạm vi tồn cầu đơi khi cịn gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến lĩnh vực dịch vụ so với sản xuất công nghiệp

Tính chất hai mặt của sự sáp nhập các công ty lớn rất rõ rệt Một mặt, đó chính là sự liên kết trong cạnh tranh đã và đang góp phần tạo ra những thế

hệ sản phẩm mới, thúc đẩy khoa học - công nghệ không ngừng phát triển

Trong các ngành công nghệ cao sự sáp nhập tạo ra cơ hội tốt về vốn và chất

Trang 16

riêng rẽ Trong ngành công nghiệp máy tính, việc sáp nhập hay liên kết của một số tập đoàn lớn đã cho ra đời hàng loạt thế hệ máy tính tiên tiến với tính năng tác dụng rất ưu việt Những sản phẩm như vậy làm lợi cho người tiêu dùng và cho các nhà đầu tư cổ phiếu Đó là hệ quả thứ nhất của toàn cầu hoá

Mặt khác, làn sóng sáp nhập công ty cũng phân ánh một sự yếu kém trong cạnh tranh Đó chính là giải pháp trước hết tập trung để tự vệ và phòng thủ Chẳng hạn, trong công nghiệp được phẩm, những vụ sáp nhập giữa Astra và Zeneca, giữa Hoechst và Rhône - Poulence đã bộc lộ sự chững lại trong việc sắng tạo ra những loại dược phẩm mới Trong lĩnh vực đầu khí, sự liên mình giữa BP và Amoco hoặc giữa Exxon và Mobil cũng thể hiện áp lực không thể cưỡng lại của việc cùng chung sống trong bối cảnh giá đầu thô liên tục giảm trong một thời gian dài

Một tình hình cần được lưu ý là việc sáp nhập làm tăng đáng kể giá cổ

phần của các công ty sáp nhập (bình quân khoảng 20%), nhưng điều đó có thể gây hại đến lợi ích của các cổ đông vì lợi tức cổ phân khó duy trì được sự

ổn định ngay lập tức Thông thường tập đồn cơng ty sau khi sáp nhập phải

phát hành thêm cổ phiếu để bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình sáp

nhập và chính do vậy mà cổ tức cũng sẽ giảm đi nhiều

Mặt trái của sự sáp nhập công ty còn thể hiện ở chỗ các cơng ty, tập đồn lớn sáp nhập lại thành các tập đoàn khổng lỗ lũng đoạn nền kinh tế, thương mại, chính trị trên thế giới, gây áp lực lớn đối với chính quyền trong

các vấn đề về môi trường, chính sách thuế, an ninh xã hội, bảo vệ sức khỏe

cộng đồng, cho đến cả đường lối đối ngoại, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ hay khu vực phục vụ cho lợi ích của mình

Các vụ sáp nhập khổng lồ còn có khả năng làm tăng sự mất cân bằng

về quyển lực giữa khu vực Nhà nước và các ông chủ tư nhân, làm lu mờ vai trò của Nhà nước ở những nước đang phát triển

Hậu quả của các vụ sáp nhập còn thể hiện ở chỗ làm thay đổi cơ cấu

lao động, việc làm giảm bớt, thất nghiệp gia tăng Đơn cử một vài ví dụ : Hang Boeing chi sau | nam sáp nhập với Hãng Mc Donnal Douglass (năm 1997) đã sa thải 48.000 lao động Hai ngân hàng Thuy Sỹ SBC và UBS sáp

nhập với nhau đã sa thải 13.000 lao động trong tổng số 56.000 nhân viên

đang sử dụng

Tuy nhiên, từ thực tiễn sáp nhập, liên minh và liên kết các công ty có thể rút ra nhận xét sau : Quá trình đó diễn ra không phải lúc nào cũng suôn

Trang 17

đuổi khác nhau, do sự khác nhau về văn hoá và phong cách làm việc, do hệ

thống quản lý không phù hợp, lãnh đạo đố ky và bất đồng v.v Điều rút ra này cũng chính là sự cảnh báo và nhắc nhở cho chúng ta khi đi tìm ý tưởng và thực thi những dự án liên doanh liên kết với những công ty siêu quốc gia cần phải thận trọng và phải cân nhắc thấu đáo

1.4- Mặt trái của q trình tồn cầu hố

- Hội nhập thực chất là cuộc đấu tranh để giành thị trường, vốn, kỹ

thuật, kinh nghiệm và tham gia phân công lao động quốc tế để khai thác các tiểm năng bên ngoài, kết hợp và phát triển tối đa nội lực, không ngừng nâng

cao sức mạnh kinh tế, quân sự và vị thế của quốc gia Đó là một quá trình

mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhưng cũng đẩy khó khăn, thử thách, nhiều mâu thuẫn, có cả mặt phải và mặt trái Xem xét sự việc không thể chỉ một chiều Nhận rõ mặt trái của quá trình tồn cầu hố tức cũng là một cách nhận

diện khó khăn thách thức của nó để từ đó có sách lược xử lý đúng, khắc phục

những hệ quả bất lợi, ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực của quá

trình này

Cùng với những thành tựu to lớn của khoa học - công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có của lực lượng sản xuất, nhân loại đang sống trong một hiện thực mới là q trình tồn cầu hố có vẻ làm cho thế giới dường như xố nhồ biên giới thì trên thực tế cuộc sống lại đòi hỏi phải hình thành lên các biên giơí toàn cầu mới Điều nói đó tưởng chùng là phi lý

nhưng sự thực đó lại là một thứ nghịch lý hoặc mâu thuẫn Rõ ràng, các

đường biên giới quốc gia trên nhiều phương diện đã trở nên chật hẹp, không

đáp ứng được cho qui mô và nhu cầu của quá trình tồn cầu hố Sự biệt lập các quốc gia đã trở nên không còn ý nghĩa Cùng với tồn cầu hố là quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư, theo đó hàng hoá, vốn và lao động tự

đo di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ châu lục này sang châu

lục khác, nhưng sự di chuyển đó chỉ diễn ra trong khuôn khổ nhất định, đó là khuôn khổ của những khối liên minh, các tập đồn hoặc nhóm cơng ty Vậy là trong một thế giới cạnh tranh sôi động, dù muốn hay không cũng phải hình

thành nên những khuôn khổ, phạm vi mới Có biên giới "cứng" (cố định) lại

có cả biên giới "mềm", nghĩa là có biên giới toàn cầu mới xuất hiện

- Tồn cầu hố về cơ bản là tạo ra các cơ hội và trong tiến trình đó các quốc gia có điều kiện cùng chia sẻ Đó là cơ hội từ sự chu chuyển đồng vốn, công nghệ và tri thức trên qui mô toàn thế giới Trái lại, với một thế giới ngày

càng vận động nhanh hơn, sâu rộng và phức tạp hơn, thế giới đó cũng dễ bị

thương tổn và nhiều rủi ro hơn Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong 2

Trang 18

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ban đầu đột ngột nổ ra ở Thái Lan

(7/97), lan nhanh ra nhiều nước ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia,

Philippin), Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông) Tác động tiêu cực của cuộc khẳng hoảng này còn lan sang cả châu Âu (Liên bang Nga) và châu

Mỹ (Brazil) Rõ ràng cuộc khủng hoảng này mang tính chất toàn cầu, làm lộ

tõ mặt trái của tồn cầu hố và của cả quá trình tự do hoá thương mại

Khủng hoảng nảy sinh trước hết là do những nguyên nhân từ bên trong của những nước nạn nhân, nhưng không kém phần quan trọng là nguyên nhân từ bên ngoài Đó là sự vận động hỗn loạn của các luồng vốn quốc tế khơng được kiểm sốt, là hậu quả của những vụ buôn bán đầu cơ tiền tệ

thông qua những thủ đoạn rút chuyển vốn một cách đột ngột và ö ạt, tăng

giảm lãi suất bất thường v.v Tất cả cũng chỉ vì lợi nhuận tối đa của những

nhà tỷ phú tư bản ở các quốc gia giàu có nhất thế giới

- Điều nhận xét cần rút ra ở đây là trong tình trạng thị trường tài chính đã toản cầu hoá và mở cửa, dòng chảy tư bản tài chính với lưu lượng lớn và

cơ động cao đã làm cho khủng hoảng tài chính - tiền tệ lan truyền ra khắp thế

giới nhanh chống hơn so với trước rất nhiều Cuộc khủng hoảng vẫn chưa hoàn toàn chấm dút hiện nay đã chứng tỏ tình trạng bất ổn định do sự phát

triển không kiểm soát được của các thị trường tài chính gây ra Tình hình đó

đòi hỏi q trình tồn cầu hố phải có sự điều chỉnh nhất định để kiểm chế những điều thái quá, chống lại tình trạng phạm tội về tài chính

Cố nước như Malaysia đã tự mình áp dụng biện pháp mạnh, đóng chặt

cửa thị trường vốn và tiền tệ, không để tình trạng dễ dàng rút chuyển vốn ra

bên ngoài Cuối năm 1998 "Pháp được sự ủng hộ của Australia và Canada đã rút khỏi cuộc đàm phán về Hiệp định đầu tư thương mại đa phương (AMI) trong khuôn khổ của WTO - một hiệp định có tầm quan trọng được coi như "Hiến pháp của nền kinh tế thống nhất toàn cầu" Tuy nhiên, tham vọng của các công ty xuyên quốc gia là muốn thông qua hiệp định đầu tư đa phương để nắm vai trò chỉ phối và trên cơ sở đó có thể thao túng thị trường thế giới, đã

hoàn toàn thất bại

Như đã biết, Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) điều chỉnh quan hệ bn bán tồn cầu, trong lĩnh vực đầu tư cũng đòi hỏi phải có một định chế tương tự như vậy, đó chính là ý tưởng về Hiệp định đầu tư đa

phương như nói ở trên Riêng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEBCD)

Trang 19

tư đa phương Tình hình đó đã làm hạn chế lưu thông vốn và công nghệ, khiến các công ty xuyên quốc gia phải tìm biện pháp đối phó

Ngày nay thông qua các tổ chức như WTO, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) các nước phát triển đang tìm

mọi cách giúp các công ty của mình kiểm soát được thị trường thế giới Ngược lại, các nước đang phát triển do không có hoặc có rất ít công ty xuyên quốc gia, nên luôn luôn bị lép vế trong các cuộc bàn bạc sắp xếp để điều chỉnh lại các mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế, đó là chưa nói đến việc thường xuyên trở thành nạn nhân của các công ty xuyên quốc gia

- Tuy nhiên, nếu chú ý nghiên cứu những điều khác lạ của quá trình

tồn cầu hố, ta sẽ thấy mưu toan thiết lập một thể chế kiểm soái tiên tệ mới

theo kiểu Breiton - Woods như trước đây đã không đi đến kết quả Sự thật,

các luồng vốn trôi nổi mang nặng tính chất đầu cơ đang đẩy nền kinh tế của

nhiều nước đến bờ vực của sự phá sản Các cường quốc kinh tế trong nhóm G-7 cũng đang bị chia rẽ sâu sắc Chính Mỹ là nước kiên quyết chống lại ý đồ kiểm soát quốc tế thị trường vốn, vì rằng ngành tài chính Mỹ đang hưởng lợi lớn từ quá trình lưu thông vốn tự do Các công ty xuyên quốc gia của Mỹ tích cực bành trướng hoạt động trên phạm vi toàn cầu Để rõ hơn nhận xết này, có thể dẫn ra đây số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và

Phát triển (UNCTAD), tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài năm 1998 trên thế

giới là 424 tỷ USD (tăng 19% so với năm 1997), trong đó phần của EU là

180 tỷ USD, của Nhật - 26 tỷ USD, của Mỹ - 15 tỷ USD Riêng Mỹ giành

đến 70% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài tập trung vào các nước phát triển,

phần.còn lại vào các nước khác Ngay cả nước Nhật trong năm qua nền công nghiệp giảm sút 6,9%, kinh tế suy thoái, thừa cơ các tập đoàn tài chính và ngân hàng Mỹ đã không hề chậm trễ chiếm lĩnh ngay thị trường tài chính và bất động sản của nước này

- Một khi gia nhập WTO, xuất khẩu được dễ dàng hơn thì cũng phải

nhập khẩu nhiều hơn Nước nhỏ sẽ buộc phải mở cửa thị trường với những

hậu quả không thể tránh khỏi lên các ngành sản xuất nội địa Ngay cả những nước giàu có, với nền công nghiệp vững chãi lâu đời, còn phải e đè cá điều này, huống hồ là nước nghèo Rõ ràng, khi tương quan lực lượng tại WTO không thay đổi, sự hy sinh một phần chủ quyền quốc gia được đặt ra đối với các nước nhỏ, hơn là đối với các siêu cường quốc

- Tồn cầu hố với toàn bộ sự vận động của nó có khả năng đưa đến một sự hoà hoãn hay thoả hiệp tạm thời giữa các cường quốc kinh tế, nhưng thực sự bên trong tiểm ẩn những nguy cơ dẫn tới sự suy sụp kinh tế thế giới,

gây hậu quả tiêu cực cả về chính trị và xã hội Điều đó nói lên rất rõ tính chất

Trang 20

Tây đứng đầu đã bành trướng trở thành hệ thống duy nhất thao túng kinh tế thế giới Kinh tế của các nước đang phát triển đều nằm trong vòng ảnh hưởng quyền lực của các tập đoàn nhà tư bản, các công ty tài chính và các qư tiền tệ thế giới

Vẫn theo con số của UNCTAD - tính đến năm 1998 trên thế giới đã có tới 53.000 công fy xuyên quốc gia, với hơn 450.000 cơ sở sản xuất và chiếm đến 66% khối lượng bn bán tồn cầu, trong đó 50% được buôn bán nội bộ giữa các chỉ nhánh hoặc công ty con của những doanh nghiệp trên

Nói tóm lại, thế giới ngày nay đang bị CNTB bủa vây về mặt kinh tế và thương mại Bản chất của CNTB vẫn không thay đổi, hệ thống này cố gắng sản xuất tối đa và tìm kiếm lợi nhuận tối đa mà không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Trong nhiều trường hợp, hàng hoá được tạo ra mà không thật sự cần thiết đối với người tiêu dùng, nhưng nhà sản xuất lại sử dụng thủ thuật quảng cáo thông qua phướng tiện truyền thông đại chúng để tạo ra thị hiếu tiêu dùng mới, miễn là bóp nặn được nhiều lợi nhuận

- Nghiên cứu phân tích cơ cấu và xu hướng biến động của kinh tế thế giới có thể qua đó nhận thấy rất rõ q Hình tồn cầu hố đang tác động mạnh mẽ và có nguy cơ dẫn đến sự phân hoá xã hội sâu sắc và tình trạng mất

ổn định về chính trị, xã hội Cái hố ngăn cách giữa các quốc gia và các tầng

lớp trong một xã hội ngày càng sâu rộng hơn

Nếu trong năm 1960 trên thế giới , bình quân thu nhập tính theo đầu người ở các nước giàu có (chiếm 20% dân số thế giới) chỉ gấp có 30 lần mức

bình quân này ở các nước nghèo nhất (cũng chiếm 20% số dân thế giới) thì

nay sự chênh lệch này đã lên tới mức 78 : 1 Giá trị tài sản của 358 tỷ phú

trên thế giới hiện không ít hơn thu nhập của 2,5 tỷ người ở các nước nghèo (xấp xỉ 50% dân số toàn thế giới) Tình trạng phân hoá xã hội, tàn phá môi trường sinh thái xảy ra ở nhiều thành phố, khu vực lớn trên thế giới chứ không phải ở những nơi đó là cảnh thịnh vượng, còn ở các nước kém phát

triển thì đạt được sự cải thiện mức sống nào đó Báo cáo hàng năm của tổ

chức Phát triển con người của Liên Hợp quốc (UNHD) cũng cho biết : Năm 1985 thu nhập bình quân tính theo đầu người ở các nước giàu nhất chỉ gấp 76 lần ở các nước nghèo nhất Nhưng đến năm 1997 mức chênh lệch này đã lên

tới 288 lần

- Tồn cầu hố là một quá trình đã hình thành và đang phát triển, đang đấu tranh và điều chỉnh Tồn cầu hố đã mở rộng sang cả lĩnh vực chính trị

Trang 21

Với cuộc chiến ở Kosovo, nước Nam Tư độc lập có chủ quyền bị NATO tấn công tàn phá đã làm cho thế giới phải chú ý đến sự can thiệp vô nguyên tắc, bất chấp chủ quyền quốc gia Quá trình tồn cầu hố vừa tạo ra sự xích lại gần nhau, vừa tạo ra hố sâu ngăn cách giữa người với người, giữa quốc gia

với quốc gia, sắc tộc với sắc tộc

Trong quá trình toàn cầu hố các tập đồn công ty Mỹ với ưu thế về tư bản và công nghệ cao đã nhất trí bành trướng sức mạnh ra bên ngoài cho dù phải hy sinh các chương trình xã hội ở trong nước Nhờ đó Mỹ đã có được vai trò nổi trội và chi phối lớn đối với kinh tế - thương mại thế giới trong điều

kiện hiện nay :

Nói tóm lại, tồn cầu hố đã phơi bày rõ rệt cả hat mặt : Có những

mặt tích cực cần tranh thủ khai thác, có những mặt tiêu cực cần hạn chế và

khắc phục Điều cơ bản là mỗi nước khi hội nhập phải biết kết hợp đúng đấn

lợi ích dân tộc với xu thế chung toàn cầu để tránh sự rủi ro và thua thiệt

2 NHỮNG THIẾT CHẾ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ :

Những nước đang phát triển chiếm số đông trong số các quốc gia trên toàn thế giới Trong số những nước đang phát triển trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, thậm chí mức độ chênh lệch nhau cũng rất lớn giữa nhóm nước này so vơi nhóm nước kia Việt Nam là quốc gia thuộc các nước đang phát triển Nhìn chung, tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế, các nước có nền kinh tế kém phát triển gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn

Do hoàn cảnh lịch sử khác nhau, có nước hội nhập quốc tế sớm hơn, đã tham gia vào các tổ chức quốc tế về kinh tế và thương mại ở phạm vi toàn cầu hoặc khu vực như WTO, APEC, ASEAN v.v Một số nước thì có thể đã

tham gia tổ chức này hay tổ chức kia, hoặc là chưa tham gia

Mỗi tổ chức quốc tế đều có những nguyên tấc và thiết chế hoạt động riêng, đòi hôi mỗi quốc gia thành viên đều phải hiểu thấu đáo và khi tham gia phải tuân thủ chấp hành

Những thiết chế và các qui tắc hoạt động của các tổ chức quốc tế này

đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự đầu tư thích đáng và sự chuẩn bị đội ngũ cán bộ đối tác đủ tâm về cả số lượng và chất lượng Đây thực sự là những khó khăn và thách thức không nhỏ

Trang 22

Việt Nam là nước đang phát triển và có nền kinh tế đang chuyển đối, da tham gia ASEAN (1995), APEC (1998) và đang cố gắng đàm phán tốt đa biên hy vọng có thể sớm gia nhập WTO Muốn cho công cuộc hội nhập quốc tế đạt tới hiệu quả, nước ta phải tận dụng được cơ hội và khắc phục được khó khăn thách thức

Một trong những thách thức hàng đầu của tiến trình hội nhập quốc tế, tự do hơá thương mại là việc xử lý công cụ thuế quan và phi quan thuế Đồi

hồi chung là phải "thuế hoá" dân các công cụ "phi quan thuế" Thực chất của

phi quan thuế là việc sử dụng các biện pháp hành chính từ đơn giản đến phức

tạp và tỉnh vi Đây là vấn để có nhiều nội dung phức tạp, cần được trình bày

một cách cô đọng trong mối liên hệ mật thiết với chính sách kinh tế - thương mại của Việt Nam

2.1- Vấn đề phi quan thuế :

Trong thực tiễn giao lưu kinh tế - thương mại giữa các nước, người ta

thường dùng công cụ rào cản phi quan thuế (non tariff barriers) để khống chế ngoại thương

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1992 tại Hội nghị

Thượng đỉnh họp ở Singapo đã nêu lên ý tưởng về thực hiện một khu vực mậu

dịch tự do (AFTA)

Do nhìn nhận trước được những ảnh hưởng có thể xây ra từ quá trình tự

do hoá thương mại mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu đo hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình

Dương (APEC) và của các Thoả thuận thương mại khu vực (RTA) mà các

nước thành viên ASEAN đã đồng ý cùng nhau thay đổi dự kiến ban đầu là sẽ hoàn tất AFTA từ thời hạn is năm, xuống còn 10 năm, bắt đầu từ 1/3/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003”,

- Về thiết chế của AFTA :

Tháng 1 năm 1992 tại Hội nghị cấp cao (còn gọi là Hội nghị những - người đứng đầu Chính phủ, Hội nghị Thượng đỉnh) họp tại Singapo của các

nước thành viên ASEAN (lúc đó gồm 6 nước : Brunei Darussalam, Indonesia,

Philippin, Singapo, Thái Lan) đã có sự nhất trí về một Chương trình hợp tác kinh tế mà nhiệm vu trong tam là thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

(ASEAN Free Trade Area - AFTA)

D_ HOi déng AFTA tai kỳ họp lần thứ 5 (tháng 12/1994 tai Chiéng Mai - Thái Lan) đã quyết định thúc

day hình thành Khu vực mậu dịch ty do vao nam 2003 thay vi nam 2008

Trang 23

Để AFTA trở thành hiện thực phải thông qua việc thực hiện những

thiết chế cơ bản sau đây :

- Chương Hình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung +

(Common Effective Preferential Tariffs - CEPT) ; - Hoà hợp chuẩn mực giữa các nước ASEAN ;

- Công nhận lẫn nhau về công việc kiểm tra và cấp chứng nhận ;

- Xoá bỏ những qui định hạn chế đầu tư nước ngoài ; - Hoạt động tư vấn về kinh tế vĩ mô ;

- Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng ;

- Khuyến khích vốn kinh doanh

CEPT là cơ chế chủ yếu để thực hiện khu vực mậu dich tu do ASEAN (AFTA) Cần lưu ý rằng AFTA chỉ mới là giai đoạn đầu trong hợp tác kinh tế khu vực Đứng trước những sức ép của sự phân bố lại tương quan lực lượng và phạm vi ảnh hưởng của các thoả thuận hay tổ chức thương mại khu vực và

quốc tế ở thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, AFTA bắt buộc phải đẩy nhanh tốc

độ thực hiện để không chỉ dừng lại ở một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do, mà phải tiến đến trong tương lai không xa những tâm vóc mới như một thị trường chung hay một liên minh kinh tế ASEAN sẽ đóng vai trò như một EU ở Châu Á , một cộng đồng có vị trí nổi trội ở vòng cung

Châu Á - Thái Bình Dương

Chương trình CEPT yêu cầu các nước thành viên giảm mức thuế đối

với các mặt hàng có nguồn gốc từ ASEAN (tức là phải đạt ít nhất 40% hàm lượng sản phẩm từ ASEAN) xuống còn từ 0 - 5% vào năm 2003

* Những điều cam kết :

Từ ngày 28/7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của

ASEAN

Từ ngày 1/1/1996, Việt Nam chính thức tham gia AFTA, và do đó sẽ

được kếo đài thời hạn thêm 3 năm (so với 6 nước thành viên cũ ASEAN) để `

hoàn thành các mục tiêu của AFTA đề ra vào năm 2006

Việt Nam cũng như các nước thành viên khác đều phải thực hiện các

cam kết của mình : oN te

- Dành chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MEN) và chế độ đãi ngộ quốc gia

Trang 24

- Công khai làm rõ các chế độ, chính sách thương mại của Việt Nam

đối với các nước thành viên khác của ASEAN

- Từ ngày 1/1/1996 bất dầu quá trình thực hiện Chương trình

CEPT/AFTA về giảm thuế quan xuống 0-5% vào năm 2006 Về việc này

Việt Nam đã công bố ngay 857 mặt hàng đầu tiên thuộc danh mục mặt hàng giảm thuế theo CEPT

- Ban hành danh mục hàng hoá của Việt Nam để thực hiện Hiệp định

về CEPT cho hàng năm Ta đã công bố danh mục và lịch trình giảm thuế từ

1996 đến 2006 cho 1628 mặt hàng khác

Ngày 23/12/1996 Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định số 82/CP ban hành Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện Chương trình CEPT cho năm 1997 Danh mục gồm 96 chương, ghi rõ ký hiệu theo mã HS và thuế suất CEPT Những năm tiếp theo, cũng phải công bố tương tự như vậy

- Theo nguyên tắc có đi có lại, khi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu tới

mức nào thì đồng thời cũng được hướng mức giảm thuế tương đương của các

nước thành viên ASEAN khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các

nước đó

- Cùng với việc giảm thuế suất đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam cũng phải công bố một trình tự loại bỏ những hạn chế về số lượng nhập khẩu cũng như các rào cản phi thuế quan khác

Như vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của việc hội nhập vào kinh tế - thương mại khu vực và thế giới là hết sức rõ ràng Một quốc gia nếu biết đánh giá đúng lợi thế so sánh và vị thế của mình trong luật chơi chung của kinh tế thị trường thế giới thì sẽ đạt được những lợi ích tương xứng Ngược lại, nếu nhận thức không rõ ràng và đầy đủ, các biện pháp thực thi kém hiệu quả thì sự

thua thiệt là điều khó tránh khỏi

Một điều quan trọng cần hết sức chú ý ở đây là Việt Nam có nền kinh

tế trong thời kỳ chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường và đang ở thời kỳ đầu tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA Trong khi tất cả các nước gia nhập ASEAN trước Việt Nam đều đã tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì nước ta đang thời kỳ đàm phán đa biên để

được gia nhập tổ chức này Do vậy khi xây dựng hệ thống các chính sách và

Trang 25

- Phi quan thuế trong các qui định của WTO :

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề ra những nguyên tắc cơ bản

thực hiện phi quan thuế trong thương mại đa phương như sau :

+ Qui chế tối huệ quốc (MEN) (thuật ngữ này trong giao dịch quốc tế hiện nay được để nghị đổi thành "Quan hệ thương mại bình thường - NTR") - là nguyên tắc qui định không được phân biệt đối xử giữa các nước thành viên trong thương mại đa phương Điều đó có nghĩa là các nước thành viên giành cho hàng hoá của nhau những sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn so với đãi ngộ đã giành cho một nước thứ 3 nào khác

+ Qui chế đãi ngộ quốc gia (NT) - là nguyên tắc có nội dung sâu rộng nhất, đòi hỗi các nước thành viên đối xử với hàng nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ tại cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn so với hàng được sản xuất trong nước mình

Đãi ngộ quốc gia (NT) cũng thuộc về nguyên tắc không phân biệt đối xử, theo đó hàng hoá khi đã trả xong thuế quan và được nhập khẩu vào trong nước thì hàng hoá đó phải được đối xử như đối với loại hàng tương tự được sản xuất trong nước Điều đó có nghĩa là, nếu có các qui định đối với việc

mua bán về hàng nhập khẩu này thì các qui định đó không được khó khăn

phức tạp hơn so với hàng nội địa, đồng thời nếu có đánh thuế và phí vào hàng nhập này, chẳng hạn như thuế bán hàng (dưới dạng thuế doanh thu hay thuế giá trị gia făng VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt v.v thì thuế và phí đó không được cao hơn so với mức đánh vào hàng cùng chủng loại sản xuất trong

nước

+ Có thể thực hiện bảo hộ sản xuất hàng hoá trong nước bằng cách sử dụng thuế quan, mà không được sử dụng các biện pháp thương mại khác Đồng thời các nước thành viên phải tiến hành đàm phán để giảm dần hàng rào quan thuế

+ Cấm việc hạn chế số lượng nhập khẩu (QRs), trừ trường hợp cần cân thanh toán quốc gia bị phương hại, cần thiết để ngăn chặn sự gia tăng đột

ngột nhập khẩu một mặt hàng cụ thể

+ Được quyền khước từ việc thực hiện trách nhiệm nhằm mục đích

phát triển và/hoặc khi được các nước thành viên cho phếp, được áp dung những biện pháp khẩn cấp cần thiết để tự vệ trong trường hợp hàng nhập khẩu đe doa gây phương hại nghiệm trọng đối với nền kinh tế và thương mại

quốc gia

+ Khuyến khích sự cạnh tranh bình đẳng Cấm sử dụng sức mạnh quyền lực hay kinh tế để làm sai lệch sự cạnh tranh

Trang 26

- Giấy phép nhập khẩu :

+ Không được gây cản trở cho quá trình nhập khẩu hàng hoá, bảo đảm

cho hàng hố được lưu thơng tự do

+ Giấy phép nhập khẩu được qui định thành 2 loại :

Giấy pháp tự động : được cấp ngay (hoặc chậm nhất trong vòng LŨ ngày) nếu đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu đã bảo đảm hội đủ các tiêu

chuẩn qui định được công bố công khai từ trước

Giấy pháp không tự động : được xem xết để cấp tuỳ thuộc vào

tình hình cụ thể của việc nhập khẩu hàng hoá Loại giấy phép này thường

được sử dụng trong những trường hợp riêng biệt và có mục đích hạn chế số

lượng nhập khẩu Tuy nhiên cơ quan cấp phép phải thông báo rõ số lượng

hàng và thời hạn cho nhập Thời hạn tối đa để xét cấp giấy phép không tự động là 60 ngày

- Định giá tính thuế hải quan :

Hiệp định về định giá tính thuế hải quan được WTO qui định khá cụ

thể và rõ ràng về các trường hợp có thể xảy ra để tránh tình trạng hải quan

mỗi nước thành viên tuỳ tiện định mức giá đánh thuế đối với hàng nhập

khẩu, nhằm bảo đâm cho hàng hoá chịu thuế quan được định giá đúng theo

giá giao dịch

- Tiêu chuẩn kỹ thuật :

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhìn nhận sự cần thiết phải có

qui định các tiêu chuẩn kỹ thuật để các nước thành viên áp dụng là nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người cũng như môi trường sinh thai Tuy nhiên WTO lưu ý rằng việc qui định những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục kiểm tra và việc cấp giấy chứng nhận của các nước về những tiêu chuẩn này không thể là phương thức để gây cần trở không cần thiết cho hoạt động thương mại và biến việc sử dụng các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật thành những hàng rào bảo hộ mậu dịch tính vi

WTO phân biệt hai loại tiêu chuẩn kỹ thuật :

+ Tiêu chuẩn bắt buộc (mandator: y standarts, technical regulations) + Tiêu chuẩn tự nguyện (Voluntary standarts)

Việc áp dụng tiêu chuẩn bắt buộc phải bảo đảm không phân biệt đối xử đối với hàng hoá nhập từ các nước khác nhau Những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu cũng phải tương tự như đối với

Trang 27

Đối với các Tiêu chuẩn tự nguyện phải lấy Tiêu chuẩn bắt buộc làm cơ

sở để xây dựng có kết hợp với các đặc điểm hoặc yêu cầu của quốc gia Yêu cầu chung đối với 2 loại tiêu chuẩn này là khuyến khích việc tăng

cường việc áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc cho những sản phẩm hiện đang được điều tiết bởi các tiêu chuẩn tự nguyện

- Vệ sinh kiểm dịch :

Hàng hoá nhập khẩu là nông sản phẩm có yêu cầu chung phải qua kiểm tra vệ sinh dịch tế nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và cuộc sống của

các động, thực vật khác

WTO qui định các biện pháp về vệ sinh kiểm dịch phải được xây dựng

trên cơ sở những tiêu chuẩn bắt buộc Trong trường hợp nếu các biện phấp vệ

sinh kiểm dịch được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn tự nguyện ở các nước

khác nhau thì được phép áp dụng sự phân biệt đối xử

- Kiểm tra trước khi xếp hàng xuống tàu (PSI - Preshipment

Inspection) :

Trước khi xếp hàng xuất khẩu xuống tàu, hàng hoá phải được kiểm tra về số lượng, chất lượng và giá cả Qui định này nhằm mục đích ngăn chặn

các nhà xuất, nhập khẩu khai tăng giá trị hợp đồng để chuyển vốn ra nước

ngoài, lừa đảo thương mại hoặc là định giá hợp đồng thấp xuống để trốn thuế

hải quan

WTO nêu nguyên tắc áp dụng PSI là không phân biệt đối xử và đãi ngộ

quốc gia (NT ) Việc kiểm tra phải căn cứ vào các tiêu chuẩn qui định ghi

trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả ghi ở đây là cơ sở tham khảo để định giá hải quan, đó không phải là cơ sở quyết định

- Qui chế chống bán phá giá (Antidumping Practices)

và thuế đối kháng :

Qui chế này được áp dụng nhằm mục đích ngăn cần sự thâm nhập vào thị trường trong nước những hàng hoá có sức cạnh tranh cao về mặt giá cả

WTO qui định rằng, bán phá giá là việc dưa hàng hoá sản phẩm của mình bán vào một nước khác thấp hơn giá trị bình thường của nó Một sản phẩm bị xem là "bán phá giá” nếu giá xuất khẩu của nó thấp hơn giá bán trên thị trường nội địa trong điều kiện thương mại bình thường, thấp hơn giá xuất khẩu sang một nước thứ 3; thấp hơn giá thành hoặc giá so sánh Do đó, khi một nước muốn áp dụng qui chế chống bán phá giá đối với một sản phẩm

nhập khẩu nào đó thì phải chứng minh được sự tác động gây thiệt hại của

Trang 28

bán phá giá phải tuân thủ những qui định trong Hiệp định chống bán phá giá (SCM Agreement) Muc tiéu cha Hiép dinh nay là :

- Ủng hộ đúng mức và qui tắc hoá cuộc đấu tranh chống bán phá giá qua việc áp dụng thuế chống bán phá giá

- Triệt tiêu khả năng sử dụng thuế bán phá giá làm công cụ bảo hộ trá

hình, bóp mếo và cản trở thương mai

Ngoài ra, trong thực tiễn thương mại thế giới người ta còn áp dụng rất

nhiều biện pháp phi quan thuế khác thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú,

da dạng và khá tính vi

Tự do hoá thương mại là một trào lưu, là xu thế chung trên phạm vi tồn thế giới, khơng thể đảo ngược Lịch sử lâu dài của GATT/WTO cũng chính là lịch sử đấu tranh cho tự do hoá thương mại, loại bổ đần hàng rào quan thuế và phi quan thuế, khắc phục chủ nghĩa bảo hộ, làm cho thương mại thế giới thơng thống và tự do, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế thế giới không ngừng phát triển Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới, đến lượt

nó lại thúc đẩy thương mại thế giới phát triển tiếp theo

Cần nhấn mạnh rằng, trong quan hệ thương mại trên phạm vi thế giới luôn xảy ra hai khuynh hướng đối lập nhau : tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch Tự do hoá thương mại (mà thực chất là tự do hoá ngoại thương) và bảo hộ mậu dịch là những chính sách mà mỗi quốc gia đều theo đuổi áp dụng với những mục đích và mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển

của nền kính tế và sức cạnh tranh của mình trong buôn bán quốc tế, nhằm

một mục tiêu chung là bảo đảm và phục vụ lợi ích quốc gia

Do sự phát triển không đều về kinh tế và trình độ chênh lệch về khoa học - công nghệ giữa các quốc gia, mà những nước phát triển thường quan

tâm nhiều hơn đến việc xoá bỏ các cản trở, thúc đẩy tự do hóa ngoại thương

để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước, củng cố và tăng cường địa vị của mình trong nền kinh tế thế giới Ngược lại những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn lại thiên về chủ trương bảo hộ mậu dịch nhằm che đỡ cho sự non yếu của mình Tuy nhiên, đó là nối chung Các nước phát triển, trong những trường hợp cần thiết, vẫn thi hành chính sách bảo hộ ráo riết, đặc biệt là hàng nông sản và thực phẩm chế biến như chuối, thịt bò, gia cầm v.v

Chính vì vậy, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)

Trang 29

bảo hộ nhất định mang tính tự vệ đối với lợi ích quốc gia bằng các biện pháp

thuế quan và phi quan thuế Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch chính là một hệ thống các qui định về buôn bán quốc tế, trong đó có giành một số

ưu đãi nhất định cho các nước đang phát triển

Mục tiêu cao cả của GATT nhằm tự do hoá thương mại đã thu hút ngày càng đông đảo sự tham gia của các nước trên thế giới, từ lúc đầu có 23

nước thành viên, năm 1993 đã lên đến I13 nước Qua 8 vòng đàm phán kéo đài hết sức khó khăn trong suốt quá trình thành lập, dang chi ý nhất là vòng đàm phán Uruguay kéo đài 8 năm (1986-1994) với tính chất khó khăn phức tạp nhất, cuối cùng GATT đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó, đồng thời

trên cơ sở đó ra đời một tổ chức quốc tế mang tên "Tổ chức thương mại thế giới" (WTO), chính thức hoạt động từ 1/1/1995, với 12L thành viên, chiếm

90% buôn bán thế giới Năm 1998 WTO đã có 134 thành viên

Rõ rang, quá trình tự do hoá thương mại từng bước xoá bỏ thuế quan và hàng rào phi quan thuế là hoàn toàn phù hợp với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, khu vực hố và tồn cầu hoá kinh tế trên cơ sở lý thuyết "lợi thế so sánh" để mỗi quốc gia đều được thu lợi

- Phi quan thuế trong các qui dinh cita ASEAN :

Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nêu các qui định sau đây về hàng rào phi quan thué (NTBs : NON TARIFF BARRIERS) :

+ Phải loại bỏ ngay các hạn chế số lượng (QRs$) sau khi sản phẩm hàng hoá thuộc CEPT đã được hưởng các ưu đãi về thuế quan

+ Phải loại bỏ trong thời hạn 5 năm các hàng rào phi quan thuế khác tính từ khi sản phẩm hàng hoá thuộc CEPT được hưởng các ưu đãi về thuế quan

+ Các hạn chế ngoại hối mà các nước thành viên đang áp dụng sẽ được ưu tiên loại bỏ đối với các sản phẩm hàng hoá thuộc CEPT

+ Các nước thành viên cùng nhau tiến tới thống nhất CEPT, tuyên bố công khai chính sách (transparency) và công nhận giấy chứng nhận của nhau về chất lượng

+ Các nước thành viên có thể áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa

để hạn chế hoặc ngừng việc nhập khẩu hàng hoá trong những trường hợp

Trang 30

#Tiến trình loại bd hang rào phi quan thuế (NTBs) trong khối thị trường tự do AEFTFA :

Tháng 12/1995 tại Băng Cốc (Thái Lan), Hội nghị Hội đồng AFTA (AFTA Council 8) đã đưa ra quyết định về lịch trình loại bỏ phụ thu hải quan

và hàng rào kỹ thuật

Trước hết cần nhận xét rằng, hàng rào phi quan thuế (NTBs) trong các nước thành viên ASEAN hiện nay phần lớn là dưới dạng "phụ thu hải quan” và "hàng rào kỹ thuật" Hàng rào kỹ thuật nói ở đây hàm ý cụ thể đến hai loại: -'

- Tiêu chuẩn chất lượng - Vệ sinh kiểm dịch

Hội nghị AFTA "Council 8” quyết định :

+ Từ cuối năm 1996 bắt đâu loại bổ những phụ thu hải quan được xác

định đó là loại hàng rào phi quan thuế (NTBs) có ảnh hưởng đến quá trình thương mại hàng hoá thuộc CEPT Thời hạn loại bỏ phụ thu hải quan này sẽ kết thúc sớm hơn thời hạn loại bỏ các loại phi quan thuế khác là 5 năm, theo đúng qui định của chương trình CEPT

+ Về tiêu chuẩn chất lượng : do xuất phát từ đặc điểm và lợi ích quốc gia trong việc bảo vệ sức khoẻ của con người, bảo vệ sự an tồn mơi trường

sinh thái nên các nước thành viên AFTA có những yêu cầu không giống nhau

đối với việc qui định về tiêu chuẩn chất lượng

Do vậy, Hội đồng AFTA nêu lại nguyên tắc về việc loại bổ các hàng

rào kỹ thuật như đã nói ở phần trước là, các nước thành viên thỏa thuận tiến tới sự thống nhất các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, cơng khai hố chính sách liên quan đến việc qui định chất lượng hàng hoá, đồng thời thừa nhận

kết quả kiểm tra và giấy chứng nhận về chất lượng hàng hoá của nhau

Trang 31

Mỗi nước thành viên giới thiệu cơ quan quốc gia của mình có thẩm quyên giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá thuộc phạm vie AFTA

+ Về vệ sinh kiểm dịch : Các nước thành viên công bố những biện pháp về vệ sinh kiểm dịch của nước mình Nhóm các chuyên gia về hàng

nông sản đệ trình danh mục sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cần ưu tiên áp

dụng các tiêu chuẩn thống nhất về vệ sinh kiểm dịch Hiện đã có ít nhất 18 loại vaccine động vật được các nước nghiên cứu để đi đến thống nhất tiêu chuẩn

2.2 Hệ thống biện pháp phi quan thuế của Việt Nam

Các biện pháp phi quan thuế của Việt Nam đã hình thành từ lâu, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần qua các thời kỳ phát triển kinh tế và ngoại thương của đất nước Quá trình xây dựng và vận hành các biện pháp phi quan thuế mang dấu ấn lịch sử rõ nét, phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế cồn thấp, mức độ sẵn sàng hội nhập vào nền thương mại thế giới và khu vực còn hạn chế, mức độ và tính chất bảo hộ sản xuất trong nước còn cao

Ở phần này cần có sự khảo cứu nhất định về hệ thống các biện pháp phi quan thuế ở Việt Nam để qua đó có thể rút ra những gì còn chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mở, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị về tiếp tục hồn thiện cơng cụ phi quan thuế trong quản lý ngoại thương của thời kỳ mới, tham gia tích cực vào quá trình thực hiện AFTA, APEC v.v -

Để bám sát chủ đề đã nêu, cần thiết nhắc lại ở đây 2 điều khoản cơ bản

của CEPT/AFTA mà tất câ các nước thành viên đã cùng nhau cam kết : Điều 2 : Tất cả các nước thành viên sẽ cùng nhau giảm thuế quan đánh

vào hàng hoá nhập khẩu tại bất kỳ quốc gia thành viên nào xuống còn 0 - 5%

Điều 5 : Tất cả các nước thành viên cam kết loại bỏ các hạn chế về số lượng (Quantitative Restriction) và các hàng rào phi quan thuế khác (Non

Tarriff Barriers)

Hàng rào phi quan thuế của Việt Nam bao gồm các loại chính sau (tồn

Trang 32

- Giấy pháp kinh doanh xuất nhập khẩu -

Để được quyền trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp phải có giấy phép do Bộ Thương mại cấp Điều kiện để được cấp giấy phép kinh đoanh XNK là :

+ Có đủ tư cách pháp nhân theo hiật định

+ Đối với công ty không hoạt động sản xuất thì phải có vốn lưu động

tối thiểu tương đương 200.000 USD

+ Chỉ được xuất nhập khẩn mặt hàng có đăng ký kinh doanh trong nước ghi trong giấy phép kinh doanh

Ngoài ra, Nghị định 18/CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ (Điều 63 và 64) cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất khấu trực tiếp các sản phẩm của mình và nhập khẩu hàng hoá theo giấy phép

của Bộ Thương mại cấp trên cơ sở giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh

doanh do Uy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp

Trước Nghị định 57/1998/NĐ-CP” đã có trên 3000 công ty, xí nghiệp trong nước và gần 1400 xí nghiệp liên doanh với nước ngoài được cấp giấy phép kinh đoanh xuất nhập khẩu

Tính ra có khoảng 25% số doanh nghiệp đã được quyền trực tiếp kinh

doanh XNK, số cồn lại thực hiện nhu cầu XNK của mình bằng các hợp đồng

uỷ thác XNK cho các doanh nghiệp nói trên

- Văn bản cho phép (cũng gọi là giấy phép) xuất nhập khẩu :

Trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 89/CP ngày

15/12/1995, tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu bắt buộc phải có giấy phép

chuyến mới được làm thủ tục hải quan Theo Nghị định 89/CP, Chính phủ đã

bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho từng chuyến hàng

(hay lô hàng)

Tuy nhiên đối với những hàng hoá sau đây vẫn phải được Bộ Thương

mại có văn bản cho phép xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 2, NB 89/CP ; khéng

phải giấy phép chuyến) :

+ Hàng XNK quản lý bằng hạn ngạch (quota)

+ Hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch do Thủ tướng duyệt

+ Máy móc thiết bị nhập khẩu bằng vốn ngân sách

ĐNĐ 57/1998/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ qui định chỉ tiết thí hành Luật Thương mại về hoạt động

Trang 33

+ Hàng của các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài

+ Hàng Hội chợ triển lãm

+ Hàng gia công

+ Hang tam nhap tái xuất, quá cảnh, đại lý bán hàng cho nước ngoài, nhập để bán ở các cửa hàng miễn thuế

+ Hàng để phục vụ cho thăm dò khai thác dầu khí

+ Hàng thuộc diện cân đối lớn của nền kinh tế do Bộ Thương mại công bố (gồm : xăng dầu, phân bón, xi măng đen, đường ăn, thếp)

- Hàng XNK thuộc quản lý chuyên ngành :

Nghị định 89/CP (Điều 3) qui định những mặt hàng khi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cả xuất nhập khẩu đều phải có ý kiến xác nhận của Bộ hay Ngành hữu quan quản lý chuyên ngành trước khi xuất nhập khẩu Như vậy về thực chất, đây cũng lại là một loại giấy phép XNK

Hàng quản lý theo chuyên ngành bao gồm :

Bộ Công nghiệp đối với xuất khẩu khoáng sản hàng hoá (tinh quặng : sắt, inmenit, zircon, rutil, cromit, kẽm, đồng, wolfram, molip đen, antimoan,

thiếc), phế loại kim loại đen, màu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đối với xuất khẩu động vật rừng, thực vật rừng, sản phẩm chế biến từ gỗ (trừ hàng mỹ nghệ) và đối với nhập khẩu công nghệ chế biến gỗ và lâm sản, động vật sống và thực vật tươi sóng dùng làm giống trong nông nghiệp, Bộ Y tế đối với nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho người, thiết bị, máy móc, dụng cụ khám, chữa bệnh cho người; Bộ Thuỷ sản đối với xuất, nhập khẩu thuỷ sản sống dùng làm giống, thuý sản quí hiếm; Bộ Văn hố - Thơng tin đối với xuất, nhập khẩu sách báo, tranh ảnh, tác phẩm mỹ thuật có giá trị cao, thiết bị ngành in, băng hình, tác phẩm điện ảnh; Ngân hàng Nhà nước đối với xuất, nhập khẩu thiết bị, máy móc chuyên ngành ngân hàng ; Tổng cục Bưu điện đối với nhập khẩu máy phát sóng, thiết bị thu phát và truyền dẫn vô tuyến, các loại tổng đài, Bộ Tài chính đối với nhập khẩu hàng

viện trợ

Những hàng hoá quản lý chuyên ngành này sau khi có văn bản cho phép của Bộ Thương mại và ý kiến của cơ quan chuyên ngành thì sẽ được làm thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu, không cần giấy phép NXK chuyến

Cần phải nhận xết rằng, với việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho từng chuyến hàng (lô hàng) bắt đầu thực hiện từ ngày

Trang 34

đường tự do hoá thương mại Việt Nam Đây là việc làm không phải ngẫu nhiên, mà đã trải qua một thời gian chuẩn bị tổ chức thí điểm chu đáo từ

ngày 1/7/1994 Nhiều khó khăn nảy sinh từ thực tế điều hành đã được Liên

Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan phối hợp giải quyết

Tuy nhiên, đối với những mặt hàng còn chịu sự quản lý của Nhà nước và quản lý chuyên ngành (theo Điều 2 và 3 NÐ 89/CP ngày 15/12/1995), các thủ tục giấy tờ xem ra vẫn còn nhiều phiên hà đối với các doanh nghiệp, đòi

hỏi phải có sự cải tiến để thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại hơn nữa

theo hướng giảm dân sang "thuế hố các cơng cụ phi thuế” theo yêu cầu của hội nhập quốc tế

Nghị định 57/1998/NĐ-CP đã dẫn ở trên, thực sự là một bước lớn làm thơng thống cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta Từ nay muốn được quyên kinh doanh xuất nhập khẩu các doanh nghiệp không còn phải quá bị ràng buộc về giấy phép kinh doanh, về vốn và đội ngũ cán bộ Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo qui định của pháp luật, được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" sau khi đã đăng ký mã số tại Hải quan (tinh, thành phố) không phải xin "Giấy phép kinh doanh xuất

nhập khẩu” tại Bộ Thương mại như trước đây Những giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Bộ Thương mại đã cấp, hết hiệu lực thi hành từ ngày

1/9/1998

Đối với những hàng hoá xuất, nhập khẩu phù hợp với ngành nghề đăng ký sẽ được ghỉ rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngoại trừ các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và

những mặt hàng tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu

Đối với những mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập

khẩu có điều kiện (hàng xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch, có giấy phép

của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành), thương nhân phải được

cơ quan có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch hoặc cấp giấy phép

- Han ngach (quota) :

Trang 35

đẩy nhanh sự phát triển của ngành may mặc xuất khẩu của ta, tăng trưởng hàng năm 25-30%, đạt hiéu quả kinh doanh cao đưa sản phẩm dệt may trở thành hàng xuất khẩu chủ lực và cạnh tranh được trên thị trường thế giới

+ Qui định về nhập khẩu một số mặt hàng có liên quan đến cân đối lớn

của nền kinh tế quốc dân :

Những mặt hàng này đã từng được Chính phủ quyết định hàng năm số lượng nhập khẩu mỗi loại và giao cho Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu Danh mục mặt hàng có sự thay đổi qua các năm Mấy năm trước có 5 mặt hàng thuộc dạng "Hạn ngạch cơ động” này : xăng dầu, phân bốn (Urea), xi măng, đường ăn, thép xây dựng

+ Qui định về nhập khẩu hàng tiêu dùng :

Đây cũng là một dạng “han chế số lượng" Ví dụ : một vài năm trước đây hàng tiêu dùng nhập khẩu được xác định không vượt quá 20% trị giá kim ngạch xuất khẩu cả năm Bộ Thương mại xem xét và cho phép các doanh

nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng

- Các biện pháp kỹ thuật :

+ Kiểm tra chất lượng : Quyết định 397-QÐ ngày 10/6/1992 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước qui định những hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh

mục phải kiểm tra chất lượng cần phải tuân thủ những qui định của Nhà nước

về kiểm tra chất lượng hàng hoá Những mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành phải chuyển sang hình thức quản lý này Nghị định 86/CP ngày 8/12/95 của Chính phủ qui định : Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng các Bộ hữu quan ban hành danh mục hàng hoá phải qua kiểm tra chất

lượng Nhà nước để áp dụng hàng năm

Riêng Bộ Thương mại đã có các qui định (từ 7/11/1994) :

# Các mặt hàng XNK phải qua giám định về phẩm chất, qui cách, số lượng, khối lượng, bao bì đóng gói, an toàn vệ sinh, trị giá, vận

chuyển, bảo quản, quá trình sản xuất và từng khâu sản xuất khi có yêu cầu

Trang 36

# Dong vat nhap khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu cấp và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vệ sinh theo qui định mới được nhập khẩu

# Chính phủ qui định về kiểm dịch thực vật tại NÐ 92/CP ngày 27/11/1993 đối với hàng nhập khẩu là cá sinh vật gây hại, nguy hiểm Danh mục do Bộ NN và PTNT qui định cho từng thời gian

- Đầu mối xuất, nhập khẩu :

Đây là một dạng hạn chế số lượng trong điều kiện của Việt Nam nhằm quản lý ổn định thị trường, khắc phục tình trạng tranh mua tranh bán làm

thiệt hại chung cho hoạt động xuất nhập khẩu

Một số mặt hàng quan trọng có kim ngạch và có ảnh hưởng lớn đến cân đối chung của nên kinh tế quốc dân, được giao số lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho một số doanh nghiệp có đủ điều kiện để thực hiện (thường gọi

là đầu mối XNK) Tuy nhiên để tránh nh trạng độc quyền, các đầu mối chỉ

được giao khoảng 40-60% số lượng kế hoạch nhập khẩu của cả nước trong từng năm Ví dụ : Để minh hoạ cho cơ chế điều hành cũ, ở đây lấy lại số liệu của năm 1996 : + Xuất khẩu gạo : Tập trung 100% hạn ngạch (quota) cho 15 doanh nghiệp được chỉ định

+ Phân bón (Urea) : Số lượng nhập 1,4 triệu tấn Giao cho Tổng công ty vật tư nông nghiệp nhập 40%, phần còn lại giao cho các doanh nghiệp

khác có đủ điều kiện ở từng khu vực

+ Xi măng : Số lượng nhập 1,4 triệu tấn Giao cho Tổng công ty xi mang nhập 40% nhu cầu, phần còn lại cho các doanh nghiệp khác

+ Thếp xây dựng : Giao cho Tổng công ty thép nhập khẩu 40% nhu

cầu thép xây dựng thông dụng và giao phần cồn lại cho các doanh nghiệp

khác có đủ điều kiện nhập khẩu

+ Đường ăn : Chỉ định một số doanh nghiệp có khả năng, am hiểu thị trường để giao nhiệm vụ nhập khẩu phần lớn nhu cầu ; phần cồn lại giao cho - các doanh nghiệp khác có đủ điều kiện nhập, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của từng khu vực

Tuy nhiên, việc tập trung một số mặt hàng nhập khẩu vào một số doanh nghiệp đầu mối cũng chỉ là biện pháp quản lý tạm thời vì thực chất điều đó không phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình tự do hoá thương

Trang 37

Ngoài các biện pháp phi quan thuế được dẫn ở trên, trong thực tế điều hành quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam còn có những biện pháp phi quan

thuế khác thuộc lĩnh vực hải quan, vấn đề này được đề cập riêng

3 NHỮNG NHẬN XÉT ;

3.1 Là một thành viên đầy đủ của AFTA/ASEAN, Việt Nam có quyền

lợi và trách nhiệm thực hiện những thoả thuận và cam kết với tổ chức này

Nói cách khác, chúng ta phải có sự điều chỉnh nhất định chính sách thương

mại để phù hợp với những điều cam kết ở khu vực cũng như trên qui mơ tồn cầu Tháng 11/1998 tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của tổ chức này Dự báo rằng trong một tương lai

không xa Việt Nam có thể được kết nạp làm thành viên của Tổ chức thương

mại thế giới (WTO)

Một trong những cam kết cơ bản nhất đối với việc tham gia hoạt động kinh tế ASEAN là tính trong sáng rõ ràng, nghĩa là các luật lệ, qui tấc đều phải đạt đến sự rõ ràng, minh bach

Hạn chế số lượng cần phải được đỡ bỏ ngay và các hàng rào phi quan

thuế khác cũng cần phải được đỡ bỏ trong vòng 5 năm

Rõ ràng, việc cắt giảm sự hạn chế về số lượng và các hàng rào phi quan thuế khác đang là yêu cầu bức xúc, không thể trì hoãn

3.2 Tham gia AFTA trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có nhiều cơ

hội nhưng cũng không ít thách thức Việc gia nhập AFTA tạo cơ hội để nước ta thâm nhập vào một thị trường khu vực rộng lớn, thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư để từ đó đầy mạnh phát triển kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh Đối với Việt Nam, ASEAN đã thực sự là nhịp cầu nối để nước ta gia nhập APEC và sắp tới là gia nhập WTO, qua đó làm cho nền kinh tế quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách tự nhiên, toàn diện và sâu sắc

Đối với ASEAN, sự tham gia của Việt Nam góp phần thúc đẩy sự hợp tác và

ổn định khu vực, làm cho tổ chức này trở thành một lực lượng mạnh hơn trên phạm vi thế giới

Tuy nhiên, do trình độ phái triển kinh tế, năng suất và chất lượng sản

phẩm còn thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, nên khả năng cạnh

tranh của Việt Nam trên thị trường khu vực còn bị hạn chế

Tình hình trên đây đòi hỏi nước ta phải có một đối sách thích hợp, còn

Trang 38

ích quốc gia, nhưng không được làm cho lợi ích quốc gia đối nghịch với lợi ích của các bên đối tác trên phạm vi toàn cầu hay khu vực

3.3 Trong thương mại quốc tế, tự do hoá và bảo hộ là 2 mặt đối lập, luôn tồn tại Ở hầu hết các nước, cùng với quá trình tự do hoá thương mại, người ta vẫn 4p dụng chính sách và biện pháp bảo hộ sản xuất và bảo vệ người tiệu dùng trong nước, thậm chí đó là những quốc gia có mức tăng trưởng cao, gần đạt tới tỷ suất tự do hố hồn toàn Chẳng hạn, ở Hàn Quốc năm 1992 tỷ suất tự do hoá hàng chế tạo đạt 98,1% (có 196/10.417 mặt hàng không được tự do nhập khẩu) Ở những nước phát triển tỷ suất thuế quan bình quân đối với hàng công nghiệp vẫn ở mức cao Năm 1993 ở Canađa : 7,3%, EU : 6,7% và ở Mỹ : 6,1% Trong các nước ASEAN, hai nước Indonesia và Philippines có mức thuế nhập khẩu cao nhất Ở Indonesia là 5-30% đối với 200 mặt hàng ; Ở Philippines có 4 mức thuế nhập khẩu : 3, 10, 20, 30%;

riêng đối với 200 sản phẩm chiến lược thuế nhập khẩu 150%

Ca 5 nudc ASEAN (Singapo, Thai Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia) đều áp dụng công cụ hạn ngạch, kể cả hạn ngạch mang tính chất cấm đoán Phitippin sử dụng hạn ngạch có tính chất cấm đoán đối với 150 mặt hàng Malaysia cấm nhập tất cả các mặt hàng chế tạo đã có trong danh mục sản

xuất của công nghiệp quốc gia Các nước phát triển ít sử dụng công cụ hạn ngạch hơn, nếu có thì thường dùng hạn chế nhập khẩu thực phẩm, rau, quả (chẳng hạn như Canađa)

Có một số mặt hàng cần được khuyến khích phát triển sẵn xuất, một số

nước áp dụng chính sách ưu đãi (trợ giá, giảm thuế .) Năm 1990 Mỹ trợ cấp

nông nghiệp 39 tỷ USD; những năm gần đây Canada vẫn trợ cấp vận chuyển

hàng nông sản bằng đường sắt Malaysia ưu đãi sản xuất ô tô; Indonesia trợ

cấp sản xuất sử dụng dầu lửa và trợ cấp cho nông dân v.v

Một ví dụ khác khá điển hình về thi hành chính sách bảo hộ sản xuất trong nước Đó là trường hợp Nhật Bản Xin dẫn ra đây tương đối cụ thể để

thấy rõ cách thức công cụ bảo hộ đã được áp dụng như thế nào

Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật đánh thuế cao đối với gạo nhập khẩu, quả là người Nhật đang phải ăn gạo đất, bảo hộ cao

Luật có hiệu lực từ 1/4/99 trùng với thời điểm năm tài chính mới của

Nhật Bản, theo đó Nhật sẽ áp dụng mức thuế đồng loạt là 351,17 Yên (3

USDJ/kg gạo nhập khẩu Mức thuế này sẽ giảm xuống con 341 Yên/kg vào

năm tài chính 2000

Hiện tại người tiêu dùng Nhật mua với giá khoảng 500 Yên/kg đối với gạo sản xuất trong nước Trước đó Nhật Bản đã cấm nhập khẩu tất cả lương

thực cơ bản để bảo vệ nông dân của họ trừ việc phải dùng tới biện pháp nhập

Trang 39

Nhật Bản đã nhất trí về hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 1993 thẹo thoả thuận của vòng thương lượng buôn bán nhiều bên Urugoay thuộc Hiệp định

chung về thuế quan và thương mai (GATT), tiền thân của WTO Bắt đầu từ năm 1995, ấn định hạn ngạch nhập khẩu hàng năm tối thiểu của Nhật Bản

Khối lượng nhập khẩu lúc đầu ấn định là 4% mức tiêu thụ trong nước cho tài khoá 1995, sẽ tăng dần trong 6 năm cho tới khi đạt mức 8% vào tài khoá năm

2000

Sau khi đưa ra kế hoạch đánh thuế này, khối lượng nhập khẩu gạo tối thiểu được bảo đảm cho các nhà nhập khẩu sẽ giảm xuống còn 724.000 tấn

so với mức đề ra trước đây là 767.000 tấn cho tài khoá 1999

Luật mới sẽ cho phếp các công ty tư nhân tự do nhập khẩu gạo theo kế

hoạch đánh thuế, nhưng trên thực tế thuế cao có thể sẽ cản trở việc nhập khẩu

gao vào Nhật Các nước như Oxtraylia, EU, Urugoay va Achentina đã phần đối với WTO về kế hoạch đánh thuế gạo nhập khẩu của Nhật Bản, phản đối sự bảo hộ thương mại của một cường quốc kinh tế - nước công nghiệp phát

triển như Nhật Bản

3.4 Bảo hộ sản xuất trong nước là một chính sách thương mại có ý

nghĩa quốc gia trọng đại, phải tôn trọng những nguyên tắc nhất định theo xu

hướng nền kinh tế mở và tự do hoá thương mại Nên xác lập các nguyên tắc

bảo hộ như sau :

- Chỉ bảo hộ sản xuất những mặt hàng có hiệu quả kinh tế quốc gia,

có triển vọng phát triển, giải quyết công ăn việc làm

- Bảo hộ có thời hạn nhất định cho từng trường hợp cụ thể, không bảo

hộ vĩnh viễn, tràn lan

- Chính sách và biện pháp bảo hộ cần được áp dụng cho các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong cả nước

- Bảo đảm quan hệ hợp lý giữa bảo hộ và các cam kết quốc tế về tự do hoá thương mại Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước phải nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập về kinh tế và thương mại với ASEAN và các tổ chức kinh

tế - thương mại khác trên thế giới ,

- Tăng sức cạnh tranh, bỏ dần công cụ bảo hộ càng nhanh càng tối

3.5 Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước chủ yếu chỉ liên quan đến

chính sách thuế quan và các biện pháp phi quan thuế :

Công cụ bảo hộ được áp dụng dễ đàng và rộng rãi nhất là thuế nhập khẩu Ở nước ta thuế nhập khẩu chiếm khoảng 26-27% tổng thu ngân sách

Trang 40

Công cụ bảo hộ bằng các biện pháp phi quan thuế cũng được các, nước

áp dụng khá hiệu quả, dễ điều chỉnh hơn so với thuế nhập khẩu, tuy nhiên

công cụ này mang nặng tính chất hành chính, thiếu nhạy cảm với sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất nhập khẩu Một khi tham gia vào tiến trình thực hiện AFTA, việc đỡ bỏ hàng rào phi quan thuế được đặt ra cùng với việc giảm thuế nhập khẩu, điều đó đồi hỏi phải có sự tính toán quyết định sao cho phù hợp với lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng

Theo qui định của AETA, hàng rào phi quan thuế sẽ được dỡ bỏ chỉ

vào thời gian 5 năm sau khi thực hiện việc giảm thuế suất xuống dưới 20% Do đó, đối với phần lớn những mặt hàng có thuế suất trên 20%, đang có

đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước và có nhu cầu phải bỏ thì nên đưa

vào danh mục các mặt hàng tạm thời chưa giảm thuế Tuỳ theo mức độ cần

thiết phải bảo hộ sẽ xem xét giảm đần việc bảo hộ thông qua các công cụ

thuế quan và phi quan thuế trong vòng 10-12 năm Đó là khoảng thời gian cần và đủ để xử lý các vấn đề có liên quan đáp ứng nhu cầu bảo hộ các ngành sản xuất trong nước được lựa chọn Hệ quả cần đạt tới là số giảm thu đối với

ngân sách do giảm thuế nhập khẩu sẽ được bù đắp dân thông qua sự phát

triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN trên cơ sở thực hiện

CEPT

3.6 Theo qui định của ASEAN, mốc thời gian vài năm qua được lấy làm điểm xuất phát cho việc nghiên cứu xây đựng và công bố công khai, minh bạch hệ thống chính sách và biện pháp phi quan thuế Điều đó có nghĩa

là các cam kết chỉ có thể giảm thiểu mà không được tăng thêm các biện pháp phi quan thuế

Thời hạn được qui định cho Việt Nam trong khuôn khổ AFTA thực

hiện các nghĩa vụ cất giảm về thuế và phi quan thuế là 3 năm chậm hơn so

với 6 nước thành viên ASBAN khác Do vậy với khoảng thời gian còn lại Việt Nam cân khẩn trương xem xét xây dựng và hoàn thiện hệ thống biện pháp phi

quan thuế, công bố cho các nước ASEAN Từ nam 1998 Việt Nam bắt đầu

thực hiện quá trình đỡ bỏ dân hàng rào phi quan thuế thông qua các bước sau: - Đơn giản hoá và giảm thiểu các biện pháp hành chính

- Dỡ bỏ các biện pháp phi quan thuế phổ thông

- Tăng cường áp dụng hàng rào kỹ thuật và những hình thức bảo hộ gián tiếp phù hợp với các qui định của WTO và ASEAN, cũng như các thông lệ trong thương mại quốc tế xét thấy cần thiết

Thuế quan và phi quan thuế là hai lĩnh vực có quan hệ gắn bó mật thiết

với nhau, có thể tăng cường công cụ này và giảm thiểu công cụ kia, hoặc

ngược lại Quá trình tự do hoá thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế

Ngày đăng: 22/03/2016, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w