1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô ứng dụng chính sách tiền tệ ở việt nam hiện nay

38 795 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 918,62 KB

Nội dung

Dù hình thành bằng conđường nào, thì các NHTW đều có chung một bản chất: là một chế định công cộng, có thểđộc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ỨNG DỤNG

Giảng viên hướng dẫn: Ts Nguyễn Phúc Hải Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hương Lan Lớp : CH24S

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH

TIỀN TỆ 4

1 Ngân hàng trung ương (NHTW) 4

1.1 Khái niệm NHTW 4

1.2 Chức năng của NHTW 4

1.2.1 Phát hành tiền và điều tiết mức cung tiền 4

1.2.2 NHTW là ngân hàng của các ngân hàng 4

1.2.3 NHTW là ngân hàng chính phủ 5

2 Chính sách tiền tệ (CSTT) 5

2.1 Khái niệm và cơ chế thực hiện chính sách tiền tệ 5

2.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ 5

2.1.2 Cơ chế thực hiện CSTT 5

2.2 Mục tiêu của CSTT 6

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế cao 6

2.2.2.Ổn định giá cả 6

2.2.3 Công ăn việc làm cao 7

2.2.4 Ổn định thị trường tài chính 7

2.3 Công cụ của CSTT 7

2.3.1 Công cụ gián tiếp 7

2.3.2 Công cụ trực tiếp 9

2.4 Vị trí của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô 10

PHẦN 2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 11

1 Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 - 2000: 11

1.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam (giai đoạn 1986-2000): 11

1.2 Thực hiện chính sách tiền tệ qua các giai đoạn (từ 1986-2000): 11

Trang 3

1.2.1 Giai đoạn 1986 – 1988: 12

1.2.2 Giai đoạn 1989 – 1991: 12

1.2.3 Giai đoạn 1992 – 1995: 12

1.2.4 Giai đọan 1996 – 2000: 13

1.3.Vai trò của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (giai đoạn 1986-2000) 15

1.3.1 CSTT với kiểm soát lạm phát 15

1.3.2 CSTT với tăng trưởng kinh tế 16

1.3.3 Chính sách tiền tệ với ổn định việc làm 17

1.3.4 Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác 17

1.4 Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực thi CSTT ở Việt Nam (giai đoạn 1986-2000) 19

1.4.1 Về việc sử dụng các công cụ của CSTT 19

1.4.2 Những tồn tại của sử dụng lãi suất cho vay chiết khấu và DTBB 19

1.4.3 Sự yếu kém của hệ thống Ngân hàng 20

2 Đánh giá tổng quát về chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 20

2.1 Một số kết quả đạt được của chính sách tiền tệ 20

2.2 Những hạn chế của chính sách tiền tệ 21

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ 23

3 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay: 26

3.1 Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và kết quả đạt được 26

3.2 Các giải pháp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu giảm lạm phát 32

3.3 Đề xuất giải pháp trong thời gian tới 34

KẾT LUẬN 36

Tài liệu tham khảo 37

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biếnđộng, các giao dịch kinh tế, tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp hơn Trong khi đó, chínhsách tiền tệ ở Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế Cơ chế điều hành chính sách tiền tệtrong thời gian qua (giai đoạn trước năm 2012) tỏ ra không hiệu quả trong việc kiểm soátlạm phát Từ năm 2004 đến năm 2011, lạm phát cao và diễn biến phức tạp Kinh tế vĩ môbất ổn Từ năm 2012 đến nay, chính sách tiền tệ đã có những thành công nhất định trongviệc kiềm chế lạm phát ở mức một con số, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Để việc điềuhành chính sách tiền tệ đạt được hiệu quả cao thì nền kinh tế phải có những nền tảngvững chắc trên bình diện kinh tế vĩ mô cũng như sự ủng hộ của công chúng và thể chế.Tuy nhiên, ở Việt Nam, các thể chế tài chính, tài khóa, tiền tệ chưa thật vững mạnh, thểhiện ở thực trạng hệ thống ngân hàng, tình hình thu chi ngân sách cũng như tính độc lậpcủa Ngân hàng Trung ương Vì vậy, việc Việt Nam tiếp tục cải tổ các thể chế này là rấtcần thiết

Qua quá trình học tập môn học Kinh tế Vĩ mô ứng dụng, được sự hướng dẫn củathầy Nguyễn Phúc Hải, em xin trình bày Tiểu luận: “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiệnnay”

Tiểu luận gồm 02 phần:

Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ.

Phần 2: Chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, bài Tiểu luận còn nhiều thiếu sót, em mongnhận được những ý kiến nhận xét và góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1 Ngân hàng trung ương (NHTW).

1.1 Khái niệm NHTW.

NHTW có thể ra đời từ sự phát triển và phân hoá hệ thống Ngân hàng thương mại(NHTM) kéo dài nhiều thế kỷ theo mô hình Ngân hàng Anh và các nước Châu Âu, hoặcbằng cách thành lập hoàn toàn mới vào nửa đầu thế kỷ XX Dù hình thành bằng conđường nào, thì các NHTW đều có chung một bản chất: là một chế định công cộng, có thểđộc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngânhàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lýNhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu và ổn định của cộng đồng

1.2 Chức năng của NHTW.

Ngày nay, tất cả các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới đều có một NHTW với nhữngvai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu được Một mặt, NHTW đóng vai trò chủ ngânhàng đối với các NHTM, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động không trục trặc.Mặt khác, NHTW còn đóng vai trò chủ ngân hàng đối với chính phủ, gánh trách nhiệmkiểm soát việc cung ứng tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước củachính phủ, là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền

1.2.1 Phát hành tiền và điều tiết mức cung tiền.

NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và là ngân hàng đóng vai trò quantrọng nhất trong điều tiết mức cung tiền có nghĩa là NHTW là người duy nhất được phépphát hành tiền theo các quyết định trong luật hoặc được chính phủ phê duyệt nhằm đảmbảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia, mọi hoạt độngcung ứng tiền của NHTW sẽ ảnh hưởng đến tổng phương tiện thanh toán trong xã hội và

do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trách nhiệm của NHTW ở chức năng này đó làviệc xây dựng số lượng tiền cần phát hành và thời điểm phát hành cũng như phương thức

Trang 6

phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.

Ba công cụ quan trọng nhất mà NHTW có thể sử dụng để tác động vào lượng cungứng tiền tệ đó là: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ suất triết khấu và nghiệp vụ thị trường mở

1.2.2 NHTW là ngân hàng của các ngân hàng.

Khi thực hiện chức năng này, NHTW cung ứng đầy đủ các dịch vụ của một ngânhàng cho các Ngân hàng trung gian (NHTG) Bao gồm:

+ Mở tài khoản tiền gửi và quản lý tiền dự trữ của hệ thống NHTM

+ Cấp tín dụng cho NHTM

1.2.3 NHTW là ngân hàng chính phủ.

Các dịch vụ ngân hàng mà NHTW cung cấp cho chính phủ bao gồm:

+ NHTW là đại diện ngân hàng của Nhà nước:Tuỳ theo đặc điểm tổ chức của từng nước,chính phủ có thể uỷ quyền cho bộ tài chính hoặc kho bạc đứng lên làm chủ tài khoản tạiNHTW Tiền thuế thu được và những khoản thu khác của ngân sách được gửi vàoNHTW NHTW các tài trợ hay bù đắp thiếu hụt ngân sách của Nhà nước

+ NHTW là đại lý của Nhà nước: NHTW thay mặt cho Nhà nước trong các thoả thuận tàichính, viện trợ, vay mượn, chuyển nhượng, thanh toán với nước ngoài Ngoài ra, trong tưcách đại lý, nó phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại phiếu vay nợ cho Nhà nước kể cảtrong nước và ngoài nước Bằng việc thay mặt Nhà nước phát hành hoặc mua trái phiếu,NHTW trực tiếp làm tăng (hoặc giảm) lượng cung ứng tiền

+ NHTW quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng: NHTW là người xây dựng

và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) Cụ thể: NHTW là người chủ trì thiết kế

và thực thi CSTT quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàngnăm, điều hành các công cụ thực hiện CSTT, thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền

từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường làm tác động đến điều kiện tín dụng và do đótác động đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô

2 Chính sách tiền tệ (CSTT).

2.1 Khái niệm và cơ chế thực hiện chính sách tiền tệ.

2.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ.

CSTT là một hệ thống những quan điểm, giải pháp, những cách thức mà NHTWthực hiện nhằm tác động tới cung ứng tiền trong nền kinh tế và ảnh hưởng đến các mục

Trang 7

tiêu kinh tế vĩ mô CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đóNHTW, thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượngtiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu về sản lượng, giá cả và công ăn việc làm.

2.1.2 Cơ chế thực hiện CSTT.

Quá trình thực hiện CSTT bao giờ cũng được diễn ra theo một cơ chế nhất định.Trong cơ chế này, NHTW sẽ là người thiết kế và điều hành CSTT Một CSTT của mộtquốc gia có thể được thực hiện theo hai hướng:

+ CSTT “nới lỏng” là chính sách nhằm tăng thêm khối lượng tiền tệ cung ứng cho nềnkinh tế làm cho tiền trở nên dồi dào, lãi suất hạ xuống từ đó kích thích tiêu dùng và đầu

tư Kết quả của CSTT “nới lỏng” là sản lượng tăng, nền kinh tế tăng trưởng cao với tỉ lệthất nghiệp thấp

+ CSTT “thắt chặt” là chính sách nhằm giảm khối lượng tiền tệ cung ứng cho nền kinh tếlàm cho tiền tệ trở nên khan hiếm về số lượng, lãi suất bị đẩy lên cao, tổng cầu giảm và

do đó giá cả trên thị trường giảm sút, lạm phát bị đẩy lùi

2.2 Mục tiêu của CSTT.

Hệ thống chính sách kinh tế (CSKT) vĩ mô là một hệ thống rất đa dạng gồm nhiềuCSKT khác nhau tạo thành Mỗi chính sách có đặc điểm, nội dung và công cụ điều tiếtkhác nhau nhưng chúng đều có chung một mục đích là tạo ra môi trường kinh tế vĩ môlành mạnh, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Trong hệ thống các chínhsách đó, CSTT giữ vị trí đặc biệt quan trọng Nhờ có những ưu điểm mà các CSKT vĩ môkhác không có được cho nên CSTT được coi là công cụ hữu hiệu để điều tiết kinh tế vĩ

mô của Nhà nước Tuy nhiên là một bộ phận nằm trong hệ thống CSKT vĩ mô, CSTTcũng như các CSKT vĩ mô khác chỉ có thể phát huy tác dụng một cách đầy đủ khi chúngđược kết hợp chặt chẽ với nhau, được thống nhất với nhau cả về mục tiêu cũng nhưphương pháp tiến hành Là công cụ vĩ mô của Nhà nước, CSTT phải phục vụ cho việcthực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô sau:

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế cao.

Bất kỳ CSTT của một quốc gia nào thì mục tiêu cao nhất của nó là sự tăng lên củaGDP thực tế Đó là phần tăng trưởng có được sau khi lấy phần tăng trưởng danh nghĩa trừ

đi phần tăng giá trong tăng trưởng cùng thời kỳ Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độtăng trưởng ổn định là mục tiêu của bất kỳ một CSKT vĩ mô nào Bởi lẽ, nền kinh tế cótăng trưởng cao là đồng nghĩa với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế khác của CSTTnhư giảm thất nghiệp, tăng thu nhập quốc dân…

Trang 8

2.2.2.Ổn định giá cả.

Giá cả có tỷ lệ thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế Khi giá cả lạm phát thấp mứctăng thu nhập thực tế của nhân dân sẽ dương, do vậy đời sống người lao động tốt hơn.Nhân dân tin tưởng vào chính quyền và chính sách của Nhà nước Giá cả có tỷ lệ lạmphát thấp sẽ đồng thời làm cho lãi suất thực tế dương và lãi suất danh nghĩa sẽ thấp hơn,

do đó sản xuất sẽ có vốn với chi phí hạ về mặt dài hạn và nền kinh tế sẽ có sức bật đầu tư

về lâu dài Khi giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp, hiện tượng đầu cơ sẽ biến mất, giá trị tiềnnội địa sẽ được ổn định Ngược lại, khi giá cả lạm phát cao, thu nhập người lao động sẽkhông tăng

kịp với phần tăng giá sẽ làm cho đời sống họ thêm khó khăn, nạn đầu cơ sẽ phát sinh làmcho một số bộ phận giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân trở nên nghèo hơn.Khoảng cách giàu và nghèo lớn dần và nhân dân mất niềm tin vào chính quyền Ổn địnhgiá cả vì thế là một mục tiêu quan trọng nhất của CSTT

2.2.3 Công ăn việc làm cao.

Việc làm cao cho người lao động là một mục tiêu kinh tế - xã hội của mọi quốc giahiện nay Nếu xã hội có ít công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến hậu quả:lãng phí các nguồn lực, làm giảm sản lượng quốc gia, làm giảm thu nhập trong dân chúnggây khó khăn cho đời sống của họ thậm chí có thể làm tăng các tệ nạn xã hội Vì vậy việclàm cao là một yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng nhưđang phát triển Một chính sách tiền tệ đúng thúc đẩy sản xuât, khuyến khích đầu tư sẽtạo

ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống

2.2.4 Ổn định thị trường tài chính.

Nền tảng tài chính ổn định là mục tiêu chủ đạo của CSTT ngoài những mục tiêunói trên NHTW phải ổn định hoạt động tài chính của hệ thống tài chính trong nước mộtcách gián tiếp Tăng cường hiệu quả cho nó, kể cả thu thập thông tin, hướng dẫn, ngănngừa rủi ro cho các tổ chức tài chính trong chiều hướng quản lý hoạt động của nó phùhợp vơí các mục tiêu của nền kinh tế Bản thân hệ thống tài chính có những mục tiêuriêng của nó và nhiều khi những mục tiêu này đối chọi với những mục tiêu chung của nềnkinh tế Vậy vai trò của CSTT là phải hài hoà một cách tối ưu giữa các mục tiêu nói trên

để phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung mà không làm tổn hại hay hạn chế khả năng pháttriển của hệ thống tài chính

2.3 Công cụ của CSTT.

Trang 9

Công cụ của CSTT là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằmảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó

mà đạt được các mục tiêu của CSTT

2.3.1 Công cụ gián tiếp.

Khi sử dụng những công cụ gián tiếp, NHTW đã làm thay đổi cơ số tiền và khảnăng tạo tiền của NHTM và do đó làm thay đổi lượng cung ứng tiền Có các loại công cụgián tiếp chủ yếu sau:

+Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM): Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động củaNHTW trên thị trường mở thông qua việc mua bán chứng khoán Các hoạt động này ảnhhưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất KhiNHTW đem chứng khoán ra thị trường mở để bán, nó thu tiền về cho nên: 1) nó làmgiảm lượng cung ứng tiền mặt trong lưu thông từ đó làm giảm khả năng cho vay củaNHTM; 2) Khi NHTM mua chứng khoán của NHTW, dù nó trả bằng séc hay tiền mặt dựtrữ của nó cũng giảm đi Khi dự trữ của NHTM giảm, một lần nữa nó làm giảm khả năngcấp phát tín dụng của các ngân hàng, và như thế cung ứng tiền trong nền kinh tế càng bịthắt chặt hơn nữa Bên cạnh đó, khi NHTW bán chứng khoán thu tiền về, lượng chứngkhoán tiêu thụ ra thị trường đột ngột trở nên rất lớn Chứng khoán dư thừa làm giá của nó

hạ và do vậy, lãi suất của chứng khoán tăng lên Lãi suất chứng khoán tăng sẽ buộc cácNHTM phải tăng lãi suất ngân hàng lên theo để tránh tình trạng nhân dân và các nhà đầu

tư rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư vào chứng khoán Lãi suất lên làm khan hiếmlượng cung ứng tiền và cung ứng tiền khan hiếm làm giảm tỷ giá và giá cả hàng hoá Nhưvậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung ứng tiền tăng lãi suất, giảm

dự trữ, giảm tỷ giá và giảm phát giá cả Khi NHTW đem tiền mặt hoặc séc ra thị trường

mở mua chứng khoán, ảnh hưởng hoàn toàn ngược lại Lượng tiền mặt trong lưu thôngtăng lên, làm tăng dự trữ, tăng lượng tín dụng được cấp phát bởi hệ thống NHTM Lượngchứng khoán được NHTW mua làm khan hiếm chứng khoán và đẩy giá nó lên Giáchứng khoán tăng làm giảm lãi suất của nó và đến lượt giảm lãi suất của hệ thốngNHTM Cung ứng tiền tăng làm tăng tỷ giá và giá cả leo thang Như vậy, NHTW thựchiện nghiệp vụ mua mở rộng cung ứng tiền, giảm lãi suất, tăng dự trữ, tăng tỷ giá và chỉ

số lạm phát gia tăng

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng để thực thi việc “nới lỏng” hay “thắtchặt” cung tiền Nó có nhiều ưu điểm như: linh hoạt, có thể tiến hành thường xuyên vàđặc biệt có thể dễ dàng đảo ngược lại

+ Lãi suất cho vay chiết khấu: Lãi suất cho vay chiết khấu có hai tác dụng, một gián tiếp,một trực tiếp Tác dụng gián tiếp là nó làm tăng hay giảm lãi suất cho vay của NHTM và

Trang 10

do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng Tác động trực tiếp là nó làm tăng hay giảm

dự trữ của NHTM và do vậy tác động đến lượng cho vay tiêu dùng và đầu tư trong nềnkinh tế Khi NHTW quyết định tăng lãi suất triết khấu, đó là một biến cố quan trọnggiống như thay đổi CSTT Lãi suất triết khấu tăng sẽ làm cho NHTM không thể vay củaNHTW nhiều và dễ dàng như trước Do vậy nó phải giảm bớt cho vay để đảm bảo dự trữtrở lại Như vậy, tác động thứ nhất là nó trực tiếp làm tăng dự trữ, giảm cho vay và hiệuquả là tổng cầu và sản lượng giảm theo Tác động thứ hai là nó làm cho NHTM ý thứcrằng trong trường hợp khẩn cấp cần vay nóng của NHTW, NHTM phải trả lãi suất cao,

do vậy các NHTM sẽ từ từ nâng lãi suất lên theo để khỏi thiệt hại nặng khi phải vay củaNHTW Lãi suất tăng tiếp tục thắt chặt cung ứng tiền và tác động đến nền kinh tế KhiNHTW tuyên bố giảm lãi suất chiết khấu, nó khuyến khích các NHTM đến vay nhiềuhơn, điều này trước hết làm tăng cung ứng tiền, tăng dự trữ Dự trữ tăng kích thích cácNHTM cho vay nhiều hơn, dễ dàng hơn và điều này làm tăng nhanh hơn nữa cung ứngtiền Bên cạnh đó, khi NHTM có thể vay tiền của NHTW với lãi suất hạ, nó sẽ sẵn sàng

hạ lãi suất khi cho sản xuất và tiêu dùng vay Toàn bộ lãi suất, do vậy sẽ giảm theo, kíchthích đầu tư và mở rộng sản lượng

+ Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc của NHTM bị tác động trực tiếp bởi tỷ lệ dự trữ bắtbuộc quy định bởi NHTW Bằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW đã làm thayđổi những khoản tiền ký gửi không kỳ hạn của NHTM, làm thay đổi số nhân tiền và dođó

làm thay đổi lượng cung tiền Cụ thể, khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cácNHTM, sẽ làm tăng số nhân tiền và từ đó làm tăng cung ứng tiền Ngược lại, khi NHTWtăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM sẽ làm giảm số nhân tiền và từ đó làm giảmcung ứng tiền

2.3.2 Công cụ trực tiếp.

Ngoài các công cụ truyền thống kể trên của CSTT , NHTW còn sử dụng một sốcông cụ có tính chất can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ Đó là công cụ hạn mức tíndụng và lãi suất tiền gửi

+Hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng là việc NHTW ấn định một khối lượng tín dụngphải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định và sau đó tìm cách để đưa nóvào nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay của hệ thống NHTM Nhờ việc ấn định tíndụng này mà NHTW có thể kiểm soát và điều hành được khối lượng tiền tệ trong thờigian đó Khi NHTW mở rộng hạn mức tín dụng đối với các NHTM thì khối lượng, phạm

vi cho vay trong nền kinh tế tăng lên, nhờ vậy khối tiền cung ứng cũng tăng Ngược lại,

Trang 11

để “thắt chặt” cung tiền, NHTW có thể hạn chế tín dụng đối với các NHTM nhằm giảmkhối lượng tiền cho vay trong nền kinh tế.

+ Lãi suất: Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền hay là giá cả của quyền sửdụng tiền tệ trong một thời gian nhất định Lãi suất có tác dụng mạnh mẽ đến nhu cầutiền tệ dùng cho tiêu dùng và đầu tư, từ đó tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô khác.Thông qua việc thay đổi mức lãi suất quy định (mức trần lãi suất cho vay tối đa và mứcsàn lãi suất huy động tối thiểu), NHTW buộc các NHTM phải thay đổi mức lãi suất chovay và lãi suất huy động của mình Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của các nhàdoanh nghiệp cũng như của dân chúng, tức là có ảnh hưởng tới đầu tư và tiêu dùng, từ đóảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô khác

Tuy nhiên, hai công cụ hạn mức tín dụng và lãi suất chỉ được sử dụng để điều tiếtCSTT ở một số nước đang phát triển ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao,các công cụ truyền thống (công cụ gián tiếp) của CSTT đã hoàn thiện, thì NHTW không

sử dụng các công cụ trực tiếp để điều hanh CSTT Như vậy là có nhiều công cụ để điềuhành CSTT Mỗi công cụ tác động đến cung tiền ở mức độ, phạm vi khác nhau Trongquá trình sử dụng các công cụ này, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ các công cụ đó vớinhau, tạo thành hệ thống công cụ đồng bộ thì mới điều tiết kinh tế vĩ mô một cách có hiệuquả

2.4 Vị trí của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Trong hệ thống các CSKT vĩ mô, CSTT giữ vị trí đặc biệt quan trọng và trungtâm Thể hiện:

+ CSTT được sử dụng một cách thường xuyên trước bất kỳ một biến đổi nào của tín hiệuthị trường CSTT có tác động nhanh chóng đến các biến số tiền tệ, có ảnh hưởng sâu rộngđến tất cả các lĩnh vực hoạt động

+ Chỉ khi có một CSTT đúng đắn thì các CSKT vĩ mô khác mới được sử dụng hiệu quả,chi phối việc thực hiện các chính sách khác

+ Khi có sự bất ổn bên trong nền kinh tế hay cú sốc từ bên ngoài thì CSTT bao giờ cũngđược sử dụng đầu tiên

Trang 12

PHẦN 2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

1 Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 - 2000:

1.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam (giai đoạn 1986-2000):

Sau đại hội Đảng lần thứ VI nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Chúng ta phải đi nhữngbước đầu tiên, vừa xây dựng và cải cách tổ chức hoạt động hệ thống ngân hàng, vừa địnhhướng chính sách tiền tệ Từ năm 1990, sau khi hai pháp lệnh ngân hàng được ban hành(pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh Ngân hàng – Hợp tác xã tín dụng –Công ty tài chính ), hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp,phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và chức năng kinhdoanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng, bước đầu thích ứng dần với hệ thống ngân hàngcủa nền kinh tế thị trường Chính sách tiền tệ đã được xác định thông qua xây dựng cácchính sách cụ thể: chính sách tín dụng tạo ra các công cụ huy động vốn, mở rộng cho vayđến mọi thành phần kinh tế; chính sách lãi suất thực hiện thông qua xoá bỏ bao cấp vốn,thực hiện chính sách lãi suất thực dương, điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với sự biếnđộng của lạm phát ; chính sách quản lí ngoại hối và một số công cụ hỗ trợ khác Ngânhàng Nhà nước Việt Nam hoạt động ngày càng có hiệu quả, thể hiện vai trò quản lí thôngqua: ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, điều hành các chính sách ấy hoạt động cóhiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức của hệ thống ngân hàng theo hướng gọn nhẹ có khoahọc; củng cố hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, mở rộng quan hệ quốc tế; xâydựng qui chế, cấp giấy phép thành lập và quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng đa thànhphần; xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả, gópphần kiềm chế lạm phát, từng bước ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam Đến tháng 10 /

1998, hai pháp lệnh ngân hàng đã được thay thế bằng hai luật ngân hàng: Luật ngân hàngNhà nước và Luật các tổ chức Tín dụng Hai luật này đã giúp hoạt động của hệ thốngngân hàng được tự do hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với những thay đổi lớn lao tronglĩnh vực ngân hàng

Trang 13

1.2 Thực hiện chính sách tiền tệ qua các giai đoạn (từ 1986-2000):

Chính sách tiền tệ của NHNN là tổng hoà các giải pháp đảm bảo ổn định đồng tiền

và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế

Thời kì 1986 đến 2000 có thể chia làm 4 giai đoạn:

1.2.1 Giai đoạn 1986 – 1988:

Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tổng cầu luônvượt quá tổng cung Tình trạng thiếu ngân sách xảy ra thường xuyên vì vậy Nhà nướcliên tục phát hành tiền để bù thiếu hụt khiến cho nền kinh tế luôn trong trạng thái bất ổn,lạm phát đạt kỷ lục ba con số (siêu lạm phát) Xuất phát từ thực trạng đó, nhiệm vụ chốnglạm phát đựơc đặt lên hàng đầu Do vậy đã có hai thay đổi lớn trong lĩnh vực tiền tệ:

- Đưa tỷ giá hối đoái lên ngang mức giá thị trường

- Thi hành chế độ lãi suất theo chỉ định

Điều này đã làm nên những thay đổi mạnh mẽ dảo ngược tình hình Với mục tiêu trựctiếp là đem lại giá trị thực cho đồng tiền Việt Nam, những thay đổi trên đã góp phần đẩylùi lạm phát và khủng hoảng, khôi phục lòng tin của người dân đối với đồng nội tệ, cácquan hệ thị trường được hình thành, tạo ra những cơ sở vững chắc để biến tư tưởng đổimới trở thành xu hướng thực tiễn

1.2.2 Giai đoạn 1989 – 1991:

Các chính sách tiền tệ mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơn sốt lạm phát cao.Nhưng lạm phát ở mức trên 66% năm 1990 –1991 là không thể tránh khỏi vì nguồn lựccho nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi thích nghi hướng theo hệ thống kinh tếthị trường NHNN áp dụng công cụ tỷ giá hối đoái chính thức do NHNN công bố cộngbiên độ dao động Đi đôi với các biện pháp thắt chặt chi tiêu tài chính, tiết kiệm chi vàgiảm bội chi, việc tăng cường động viên tài chính và hoạt động của các ngân hàng nhằmđảm bảo nguồn vốn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế cũng được quan tâm thích đáng.Đặc biệt cải cách hệ thống thuế, áp dụng chính sách thuế thống nhất đối với tất cả cácthành phần kinh tế từ năm 1990 đã có tác động tích cực trong mở rộng và tập trung kịpthời nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

1.2.3 Giai đoạn 1992 – 1995:

Đây là giai đoạn nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, sự ổn định đã đi vàochế độ dừng Việc cung ứng tiền tệ cho bội chi ngân sách đã chấm dứt, cải cách thuế đãthay đổi cơ bản thu chi ngân sách Nhà nước, các chính sách kinh tế đưa ra phú hợp vứi

Trang 14

nền kinh tế đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường làm cân bằng tổng cung và tổng cầuhàng hoá Việc điều hành quản lý kinh tế tuy vậy vẫn ở dạng thô Do vậy nền kinh tếkhông tránh khỏi những giao động về lạm phát Trong giai đoạn này có nhiều yếu tốquyết định chiếu hướng thuận lợi cho chính sách tiền tệ Chính phủ luôn chú trọng ổnđịnh kinh tế vĩ mô, quan tâm đến chính sách tiền tệ và giữ lạm phát ở mức thấp Các công

cụ CSTT được sử dụng:

- Hạn mức tín dụng

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

- Chính sách chiết khấu

- Thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, áp dụng khung lãi suất theo trần và sàn

Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước, pháp lệnh ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng

đã qui định cơ sở cho việc thành lập hệ thống ngang hàng hai cấp Bên cạnh đó Nhà nước

đã mở rộng quan hệ đối ngoại và được sự trợ giúp kĩ thuật của các tổ chức tài chính quốc

tế cán cân thanh toán đã có chiều hướng thuận lợi Bên cạnh những thành tựu đạt đượcnhư kiềm chế lạm phát, quản lí ngoại hối, chính sách lãi suất việc điều hành chính sáchtiền tệ cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế Cụ thể:

- Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ chưa được hoàn thiện theo cơ chế thị trường:lãi suất còn cao và chưa được điều chỉnh khéo léo, linh hoạt phù hợp với yêu cầu đặt racủa nền kinh tế; công cụ dự trữ bắt buộc chưa phát huy hết tác dụng; cán cân thanh toáncòn bị thâm hụt lớn; việc chi tiêu ngân sách còn gặp nhiều bất cập, đôi khi gây ra nhữngảnh hưởng xấu tới nền kinh tế

- Trên thực tế vẫn xảy ra hiện tượng phát hành để bù đắp chi tiêu gây ra hiện tượng lạmphát ngoài dự kiến

- Công cụ hữu hiệu nhất của chính sách tiền tệ là hoạt động thị trường mở trong khi thịtrường tín phiếu kho bạc hình thành chậm làm cho NHNN khó khăn trong việc điều hànhcông cụ này

- Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính nhiều khi chưa ăn khớp nhịpnhàng

1.2.4 Giai đọan 1996 – 2000:

Trong giai đoạn này mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô vàđảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính

Trang 15

trong giai đoạn này, mục tiêu kinh tế vĩ mô bao hàm nghĩa rộng hơn so với mục tiêu kiểmsoát, ổn định kinh tế, tốc độ tăng trưởng đồng đều trong các năm, tỷ lệ lạm phát giaođộng không quá mạnh Cố gắng đạt cán cân thanh toán quốc tế từ thiếu hụt tới cân bằng

vá tiến tới thặng dư Đảm bảo trạng thái cân bằng ngân sách, tăng thu giảm chi nhất làcác khoản chi điều hành để tập trung cho đáu tư công cộng

Một số nội dung chính trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ trong

thời kì này:

- Hạn mức tín dụng (1994 – 1998) việc đưa ra hạn mức tín dụng sẽ tạo ra những nhân tốkhó khăn cho các NHTM Mặc dù công cụ này đã được áp dụng từ năm 1994 và đã cónhững tác đọng hiệu quả nhưng từ quý II năm 1998 NHNN đã không áp dụng công cụnày như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách tiền tệ

- Từ quý II/1998 – T3/2000: dỡ bỏ hạn mức tín dụng

- Dự trữ bắt buộc: theo quy chế dự trữ bắt buộc được ban hành theo Quyết định số1991/1999/QD-NHNN1 năm 1997, NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng chungcho các tổ chức tín dụng (6%_đối với tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn;6% trung và dàihạn) Đồng thời cũng qui định trả lãi cho dự trữ vượt quá, mức phạt nếu tổ chức tín dụngthiếu khoản dự trữ bắt buộc Những quy định này khuyến khích các tổ chức tín dụng chủđọng trong điều hành nguồn vốn kinh doanh và thực hiện dự trữ bắt buộc đúng như quyđịnh phù hợp mục tiêu hành chính sách tiền tệ

- Tái cấp vốn: thông qua hình thức cho vay thế chấp chứng từ và cho vay thế chấp bằngtiền gửi ngoại tệ của các NHTM, NHNN thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn nhằm bù đắp khókhăn tạm thời về thanh toán cho các NHTM Năm 1998 lãi suất tái cấp vốn được điềuchỉnh từ 1% tháng lên 1,1% tháng Năm 1999, cùng với việc giảm trần lãi suất cho vaylãi suát tái cấp vốn cũng được giảm xuống mức 0,85% tháng

- Lãi suất: duy trì lãi suất trần, xóa bỏ lãi suất sàn: thời kì này đánh dấu sự thay đổi cănbản về điều hành lãi suất thích ứng với nhịp độ cải cách kinh tế của Việt nam NHNNđiều hành chính sách lãi suất thông qua mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khốngchế theo tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là 0,35% tháng Trongphạm vi trần lãi suất và tỷ lệ chênh lệch lãi suất được công bố, các ngân hàng thương mạiđược điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất cho vay và huy động vốn phù hợp với quan hệcung cầu về vốn và đặc điểm kinh doanh riêng

- Nghiệp vụ thị trường mở: ngày 12/7/2000 nghiệp vụ thị trường mở do NHNN chủ trì đã

mở phiên giao dịch đầu tiên Công cụ thị trường mở được coi là công cụ quan trọng nhất

Trang 16

của chính sách tiền tệ vì nó có ưu điêmr hơn hẳn các công cụ khác, cho phép NHNN chủđộng linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ Do vậy việc áp dụng công cụ thị trườnt mởđánh dấu bước phát triển quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từviệc sử dụng những công cụ cứng nhắc mang tính hành chính sang công cụ linh hoạt vàhiệu quả hơn

( Nguồn: Tạp chí Ngân hàng, số 4 năm2001, trang14-19 )

1.3.Vai trò của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (giai đoạn 1986-2000)

1.3.1 CSTT với kiểm soát lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế Với vai trò to lớn của mình đểlàm được điều đó, NHNN Việt Nam đã phải tiến hành thực hiện những công cụ củaCSTT theo hướng có lợi nhất Theo từng thời kỳ, NHNN sẽ đưa ra những quyết định hợp

lý, đúng đắn sao cho nền kinh tế đạt được những kết quả to lớn nhất

Có thể thấy tỷ lệ lạm phát ở nước ta các thời kỳ:

(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế và niên giám thống kê 1999.)

Trang 17

Năm 1991, lạm phát mức cao 68% Với mục tiêu đẩy lùi lạm phát, NHNN “thắt chặt”cung tiền, nhờ vậy đến năm 1992 lạm phát đẩy xuống còn 17,6% Đến năm 1993,NHNN tiếp tục “ thắt chặt” cung tiền với những biện pháp như ấn định hạn mức tín dụng,

áp dụng quy chế DTBB , nhờ đó lạm phát tiếp tục giảm (chỉ còn 5,2%) Năm1994, tỷ lệlạm phát bị đẩy lên cao (14,4%) là do nhiều nguyên nhân song tỷ lệ này lại bị giảm ngayvào các năm sau đó Có được kết quả như vậy là do NHNN đã áp dụng các công cụ nhằm

“thắt chặt” cung tiền Năm 1998, do nhiều nguyên nhân trong và ngoài nước, tốc độ lạmphát ở mức cao hơn so với hai năm trước đó: 9,2% Tuy nhiên lạm phát vẫn được kiềmchế ở mức dưới 10% theo chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra Từ 1999 đến nay tình trạng giảmphát xuất hiện, đặc biệt là năm 2000 Mặc dù 2 tháng đầu năm 2000, lạm phát là 2,0%nhưng cả năm giảm phát là 0,6%

Như vậy, những năm vừa qua, CSTT và việc điều hành CSTT của NHNN ViệtNam có thể coi là bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm chế lạm phát Lạm phát bị đẩy lùitrước hết làm cho giá cả ổn định, đời sống của nhân dân nói chung và người lao động nóiriêng có xu hướng được cải thiện, ngoài ra nó còn tạo môi trường đầu tư lành mạnh chocác nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước

1.3.2 CSTT với tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu kinh tế vĩ mô đồng thời cũng là mục tiêu củaCSTT Kết quả đổi mới kinh tế trong thời gian qua đặc biệt là đổi mới CSTT được đánhdấu bằng sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế Bức tranh toàn cảnh trên được thểhiện qua một số số liệu sau:

Trang 18

(Nguồn: Thời báo kinh tế VN 2000-2001)

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và tươngđối ổn định Có được kết quả như vậy là nhờ NHNN đã có những điều chỉnh, quyết địnhđúng đắn, đặc biệt là về vấn đề lãi suất đã có những cải cách và điều chỉnh hợp lý

Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định từ năm 1992 đến 1997 (tốc độ tăng trưởng bình quâncủa nền kinh tế là 8,45% từ 1992 đến 1998) Kể từ 1991 trở đi, năm 1998 và 1999 tuy cótăng trưởng, song ở mức thấp nhất và có xu hướng chậm lại ở một số ngành Năm 2000,tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%, vượt mức chỉ tiêu đầu năm do Quốc hội đề ra là 5,5 -6% và cao hơn nhiều so với năm 1999 là 4,8% Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp cảnăm tăng 15,5% (kế hoạch là 10,5 - 11%) giá trị sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp 4,9%(kế hoạch là 3,5 - 4%), dịch vụ tăng 6% (kế hoạch là 5 - 5,5%) Tốc độ tăng trưởng kinh

tế năm 2000 tăng dần qua từng quý và với kết quả như vậy, năm 2000 nước ta đã chặn đàgiảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế Bình quân GDP trên đầu người năm 2000 đạtkhoảng 400 USD/người

1.3.3 Chính sách tiền tệ với ổn định việc làm.

Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định đã góp phần giải quyết nhiều mặt về xã hộitrong đó đặc biệt lưu tâm tới việc làm Từ trước đến nay lao động trong lĩnh vực nôngnghiệp vẫn chiếm đa số (70% dân số) Đây là loại hình lao động có tính chất vụ mùa.Cùng với sự phát triển kinh tế là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ

Trang 19

trọng nghành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nghành nông nghiệp Sự phát triểncủa các nghành công nghiệp và dịch vụ trong thời gian qua đòi hỏi phải được bổ sung lựclượng lao động Bên cạnh đó là việc mở rộng vốn đầu tư cho mọi thành phần kinh tế cũngcần phải sử dụng số lượng lực lượng lao động lớn hơn Đây là những yếu tố giúp tỷ lệthất nghiệp giảm xuống Ước tính trong thời kỳ 1995-1998, Việt Nam đã giải quyết việclàm mới cho khoảng 5,2 triệu người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới chokhoảng 1,3 triệu người Rõ ràng, thông qua việc mở rộng đầu tư tín dụng cho các thànhphần kinh tế, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế…công ăn việc làm cho người lao động được cải thiện.

1.3.4 Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác.

- Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu : Trong những năm qua với chính sách tỷ giá tương đối

ổn định đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đặc biệt là xuất khẩu

Do những điều chỉnh kịp thời về tiền tệ và tỷ giá của NHNN, mà cuộc khủng hoảng tàichính - tiền tệ của khu vực có tác dụng không lớn đến nền kinh tế Việt Nam năm 1997,trong đó xuất khẩu vẫn tăng 4% (vào năm 1998), xuất khẩu nước ta năm 1999 đã cónhững bước tiến dài so với năm1998 Đến năm 2000, với những điều chỉnh đúng củaNHNN, đã tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế về mọi mặt, trong đó kimngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 14 tỷ USD tăng 21,3% so với kế hoạch đề ra là 11-12%, nếutrừ yếu tố tăng, giảm giá hàng xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu thì nhịp tăng kim ngạchxuất khẩu đạt trên 13% Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 180 USD(năm 1999 là 1500 USD/người) vượt qua ngưỡng 1700USD/người được xếp vào loại cácnước có nền ngoại thương phát triển

- Góp phần ổn định tỷ giá hối đoái : Trong một thập kỷ qua, tỉ giá hối đoái nói chung ổnđịnh (có biến động nhưng ở mức có thể chấp nhận được) Kết quả đó là do những cố gắngcủa Nhà nước và của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quản lý và kiểm soát thịtrường Sau hai quyết định số 64 và 65/1999/QĐ-NHNN7 của NHNN Việt Nam, cơ chế

tỷ giá được cải tiến một bước mới: về cơ bản NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bìnhquân qua thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng và biên độ dao động rất thấp Như vậy, tỷgiá không còn là được điều chỉnh, mà là được hình thành trên thị trường Thông qua canthiệp và công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng,NHNN đã đIều chỉnh tăng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ (USD) dần dần, đềuđặn qua các phiên giao dịch, không gây ra các cú sốc về tăng đột biến tỷ giá, gây bất lợicho các doanh nghiệp và thị trường Trong các tháng cuối năm 2000, bình quân mỗiphiên giao dịch tỷ giá tăng từ 5 đồng đến 7 đồng/USD và tỷ giá trên ba thị trường đã tăng

so với đầu năm như sau: thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng tăng 3,5%, thị trường muabán của các NHTM tăng 3,4%, thị trường tự do tăng 3,5% Mặc dù tăng như vậy, nhưng

Ngày đăng: 19/03/2016, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w