1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP, ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG

406 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 406
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

nhiều hiện tượng sức khoẻ người lao động do các yếu tố tác hại của nghềnghiệp gây nên được các thày thuốc quan tâm nghiên cứu tìm ra các biện phápphòng chống.Cuối thế thế kỷ XIX, đầu thế

Trang 1

Trường đại học Y Hải phòng

Trang 2

Bài 1: Đại cương về sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động

Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Hán MỤC TIÊU:

1 Trình bày được sơ lược lịch sử ngành y học lao động và sức khoẻ và antoàn nghề nghiệp

2 Nhận thức được vai trò của ngành y học lao động và công tác chăm sóc sứckhoẻ người lao động

3 Bàn luận được nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi của ngành sức khoẻ nghềnghiệp

NỘI DUNG:

1 Sơ lược lịch sử Y học lao động

Vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên, Hypocrate thấy nhiều người thợ mỏ bịchết sớm, những năm cuối đời họ thường bị khó thở nhất là khi lao động nặng

và ông đã gọi là “cơn khó thở của những người thợ mỏ”

Đến thế kỷ thứ XV, XVI, hai tác giả Ellebog (1473) và Paracelse (1527) còn đểlại tài liệu mô tả tính độc hại của kim loại và bệnh của các người thợ mỏ

Đầu thế kỷ XVIII, Ramazzini xuất bản năm 1700 ở Modèle, một quyển sáchnổi tiếng mô tả bệnh nghề nghiệp liên quan đến 50 ngành nghề khác nhau Ôngcũng ghi chép một cách dự phòng và sử dụng các loại thuốc để giảm bớt bệnhhay điều trị hết bệnh

Cuối thế kỷ XVIII, nhiều công trình nghiên cứu cũng như hoạt động xã hội đãxuất hiện ở nhiều nơi như Milan (Ý), Hambourg (Đức), Manchester (Anh).Năm 1775, tác giả Percivall Pott ghi nhận bệnh ung thư của những người thợcạo ống khói

Nhiều thế kỷ sau, khi các hình thức lao động sản xuất ngày càng phát triển, đặcbiệt khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển ở các nước Tây Âu, bản chất của

Trang 3

nhiều hiện tượng sức khoẻ người lao động do các yếu tố tác hại của nghềnghiệp gây nên được các thày thuốc quan tâm nghiên cứu tìm ra các biện phápphòng chống.

Cuối thế thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn nền công nghiệp phát triểnmạnh, cùng với đó là khoa học đạt trình độ cao ở các nước phương Tây, bảnchất của các tác hại nghề nghiệp trong lao động, các rối loạn bệnh lý, các bệnhnghề nghiệp được hiểu biết rõ hơn Thế kỷ XIX, có rất nhiều nhà bác học têntuổi nghiên cứu những bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp như: AntoineGermain Larbarraque (1767-1850) nghiên cứu bệnh của người làm dây đàn;Henri Reveille Parise (1782-1852) nghiên cứu vệ sinh cá nhân cho nhóm ngườicao tuổi; Louis Villerme (1782-1863) nghiên cứu bệnh của công nhân tơ lụa;G.B Parent duchâtelet (1790-1836) nghiên cứu bệnh nghề nghiệp của gái mạidâm Paris Ông còn để lại nhiều tài liệu dùng làm cơ sở cho công việc kiểm trasức khỏe gái mại dâm sau này Khoa bệnh nghề nghiệp đầu tiên đã ra đời vàonăm 1910 tại Milan Devoto Sau đó nhiều viện nghiên cứu về vệ sinh lao động

và bệnh nghề nghiệp được hình thành ở nhiều nước trên thế giới như ở Liên Xô

và các nước Đông Âu, Pháp, Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Mỹ, Trung Quốc

Từ những năm 1980, khoa học vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp dầnchuyển sang lấy dự phòng là chính, từ đó danh từ “Sức khoẻ nghề nghiệp”(Occupational Health) hay “Sức khoẻ và an toàn lao động” (OccupationalHealth and Safety) dần được sử dụng rộng rãi

Tại Việt Nam, mối liên hệ giữa sức khoẻ con người và lao động đã được ôngcha ta đúc kết qua ngạn ngữ “sinh nghề, tử nghệp”, nghĩa là sống nhờ nghề,chết do nghề Điều này cho thấy, tuy sự hiểu biết còn hết sức đơn giản nhưngcon người đã nhận thấy có các tác hại và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp Yhọc lao động và sức khoẻ nghề nghiệp chỉ được bắt đầu thực sự được quan tâm

và chính thức thiết lập từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX Quá phát triển ngành sứckhoẻ và an toàn nghề nghiệp gắn với sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất

Trang 4

nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta luôn có mộtchính sách nhất quán trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân là dựphòng tích cực Một trong những nhiệm vụ của y tế là phục vụ sản xuất vàquan tâm chăm sóc bảo vệ sức khoẻ (CSBVSK) người lao động Điều nàyđược thể hiện rõ qua Bộ luật lao động, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháplệnh bảo hộ lao động và hàng loạt văn bản đã được ban hành Hệ thống an toàn

và sức khoẻ nghề nghiệp của Việt Nam được thành lập (từ thập kỷ 60 của thế

kỷ XX) ngày càng phát triển Hiện nay nước ta đã có một hệ thống tổ chứcchăm sóc bảo vệ sức khoẻ người lao động liên ngành

2 Đối tượng của ngành sức khoẻ nghề nghiệp.

2.1 Các khái niệm về sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động

2.1.2 Khái niệm sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp

Khi nền công nghiệp mới bắt đầu phát triển, người ta nghĩ “máy móc” làcông cụ quí giá để phục vụ con người, và giúp con người dễ dàng hơn trongcông việc của mình Tuy nhiên, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, nhiềuvấn đề phát sinh phức tạp hơn, tai nạn lao động xảy ra ngày càng nhiềuhơn, nhiễm độc do hóa chất dùng trong công nghiệp càng ngày càng phổbiến hơn Những yếu tố vật lý như tiếng ồn, khói bụi, ánh sáng không đápứng đúng cho công nhân khi làm việc, là những tác hại, ảnh hưởng đến sứckhỏe công nhân…

Trang 5

Sức khoẻ và an toàn lao động (Occupational Health and Safety) là một lĩnhvực khoa học liên ngành có chức năng nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiệnlàm việc đối với sức khoẻ của người lao động; đề ra các giải pháp bảo vệsức khoẻ người lao động tại nơi làm việc, giảm số người bị tai nạn, chấnthương và mắc các bệnh nghề nghiệp Nó góp phần nâng cao khả năng làmviệc, kéo dài tuổi nghề và tuổi đời cho người lao động trên cơ sở tổ chứclao động hợp lý, dự phòng tích cực và cải thiện điều kiện lao động tại nơilàm việc.

Sức khoẻ nghề nghiệp (Occupational Health) là một phần trong chuyênngành Y tế công cộng có nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người laođộng, tránh những tác động xấu của điều kiện lao động với sức khoẻ conngười, thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp và tainạn lao động

2.2 Đối tượng của Sức khoẻ nghề nghiệp

Mục tiêu của các hoạt động sức khoẻ nghề nghiệp là bảo vệ, nâng cao sứckhoẻ người lao động, giảm tỷ lệ tử vong và thương tích do tai nạn lao động,giảm tỷ lệ mắc và chết do các BNN, xây dựng nơi làm việc lành mạnh, cơ

sở sản xuất lành mạnh, đảm bảo người lao động có sức khoẻ tốt, làm việcbền bỉ, dẻo dai và năng suất lao động cao

Do đó, đối tượng nghiên cứu của khoa học sức khoẻ nghề nghiệp khôngnhững chỉ quan tâm đến các quy trình công nghệ, điều kiện lao động, chế

độ và tổ chức lao động, nhằm tìm ra những tác hại nghề nghiệp, các nguy

cơ trong lao động và cả những yếu tố phù hợp con người với môi trườnglao động Sức khoẻ nghề nghiệp còn phải phát hiện, điều trị và dự phòngcác bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động có thể xảy ra do hậu quả của môitrường lao động và các điều kiện có liên quan không hợp lý

3 Nhiệm vụ của Sức khoẻ nghề nghiệp

Trang 6

Sức khoẻ nghề nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu về các tác hại nghề nghiệp sinh

ra do lao động và điều kiện lao động, cũng như các loại bệnh tật và sức khỏecủa những người chịu tác động của những điều kiện đó gây nên Thông qua đó,người ta có thể tìm kiếm các phương pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏengười lao động, phòng chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn, cũng như cácbệnh có liên quan, trên cơ sở tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện laođộng, phòng chống độc hại và nâng cao năng suất lao động

Các lĩnh vực hoạt động của sức khoẻ nghề nghiệp bao gồm:

3.1 Dự phòng bảo vệ sức khỏe người lao động

3.2 Nghiên cứu bệnh nghề nghiệp

Nghiên cứu trong lãnh vực này rất cần thiết để đề ra được biện pháp:

o Dự phòng

o Phát hiện bệnh

o Điều trị bệnh

o Bồi thường

Trang 7

Người bác sĩ y học lao động có nhiệm vụ dự phòng và theo dõi sức khỏengười lao động, có thể thực hiện sơ cấp cứu ban đầu, nhưng không cónhiệm vụ điều trị bệnh cho họ Ngược lại, công việc dự phòng bệnh tật chocông nhân, người lao động trong hãng xưởng hay cơ sở sản xuất không phải

là công việc của một bác sĩ điều trị Tuy vậy, người bác sỹ y học lao độngphải nắm bắt triệu chứng học, điều trị, và phục hồi những bệnh nghề nghiêpcủa người công nhân đến khám bệnh

3.3 Phân loại người lao động

Khám, giám định nghề nghiệp, phân loại được tình trạng sức khoẻ hay suygiảm thể lực để sắp xếp họ vào công việc phù hợp Đây là công việc khókhăn và phải có sự tham gia hợp tác của người bác sĩ điều trị

4 Phạm vi của Sức khoẻ nghề nghiệp

Sức khoẻ nghề nghiệp nghiên cứu các biện pháp để chăm lo sức khỏe chocông nhân làm việc trong các ngành nghề khác nhau, cho nên lãnh vựcnghiên cứu của khoa học này rất đa dạng:

- Nghiên cứu, đánh giá môi trường lao động (các yếu tố vật lý, vi khí hậu,hóa học, sinh học) có thể tác động ảnh hưởng đến sức khỏe người laođộng Từ đó, tìm ra các giải pháp kiểm soát môi trường lao động, cảithiện điều kiện lao động, để bảo vệ sức khỏe con người

- Nghiên cứu tâm sinh lý và điều kiện lao động thích ứng với người laođộng của một cộng đồng trong nước

- Nghiên cứu các bệnh liên quan đến lao động (bệnh nghề nghiệp) Thiếtlập các phương pháp và tiêu chuẩn chẩn đoán, các biện pháp dự phòng

và điều trị bệnh liên quan đến lao động

- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động, vệ sinh môitrường, vệ sinh trường học… xây dựng tiêu chuẩn về sức khỏe củangười lao động theo ngành nghề có điều kiện hoạt động đặc biệt

Trang 8

Do đó có thể thấy Sức khoẻ nghề nghiệp có hai phạm trù tiếp cận một phía

là ngăn ngừa sự phát sinh bệnh tật và tai nạn nghề nghiệp qua dự phòngphơi nhiễm với các tác hại nghề nghiệp (còn được gọi là « Vệ sinh lao động

- Occupational Hygiene ») và một phía là các biện pháp phòng chống bệnhtật, nâng cao sức khoẻ và nghiên cứu thiết lập các chẩn đoán và điều trị cáccác bệnh tật có liên quan đến lao động (« Y học lao động - OccupationalMedicine »), được thể hiện trong hình 1

Hình 1: Sơ đồ đối tượng nghiên cứu của Sức khoẻ nghề nghiệp

(Nguồn: The International Occupational Hygiene Association - Student Manual 2010)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Thanh Tâm và cs (2001), Quản lý An toàn - Vệ sinh lao động ngành Y

Y học lao động

Sức khoẻ nghề nghiệp

Trang 9

4 Cherilyn Tilman (2007) Principles of Occupational Health and Hygiene.Allen & Unwin, Crows Nest, Australia

5 Queensland University of Technology (2001), Introduction to OccupationalHealth and Safety, Australian

6 The International Occupational Hygiene Association (2010) BasicPrinciples in Occupational Hygiene - Student Manual

Trang 10

Bài 2: Tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng

chống

Nguyễn Thị Minh Ngọc, Phạm Minh Khuê

- Đối tượng: Bác sĩ YHDP

- Số tiết: 3 tiết

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1 Định nghĩa được tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp

2 Nêu được các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong quá trình lao động

3 Liệt kê được danh mục 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

4 Trình bày được các bước quản lý tác hại nghề nghiệp và nguyên tắc chẩn đoán bệnhnghề nghiệp

5 Trình bày được các biện pháp và nguyên tắc phòng chống tác hại nghề nghiệp

Khi các yếu tố nghề nghiệp gây hạn chế khả năng làm việc, ảnh hưởng xấu đối với sứckhoẻ, gây ra bệnh tật thậm chí tử vong ở người lao động được gọi là yếu tố tác hại nghềnghiệp (THNN) Những bệnh do tác hại nghề nghiệp gây ra được gọi là bệnh nghềnghiệp

Trang 11

Nguy cơ nghề nghiệp là khả năng tác động của các yếu tố tác hại nghề nghiệp tới cơ thểngười lao động trong một nghề nghiệp nhất định Nguy cơ nghề nghiệp thường là sự kếthợp giữa tần suất tiếp xúc của người lao động với yếu tố tác hại nghề nghiệp và mức độnguy hiểm của các yếu tố tác hại nghề nghiệp.

Nói cách khác, tác hại nghề nghiệp là yếu tố khách quan hoặc chủ quan trong lao độngnghề nghiệp Nguy cơ nghề nghiệp là khả năng tác động của yếu tố tác hại nghề nghiệpđến quần thể người lao động xác định tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp Một nghềnghiệp cụ thể có các yếu tố tác hại nghề nghiệp đặc thù nên có thể dẫn tới những nguy cơnghề nghiệp khác nhau

1.2 Phân loại các yếu tố THNN

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp rất đa dạng, có thể là vật lý, hoá học, sinh học, tâm lý trong một môi trường lao động có thể có một hoặc nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp.1.2.1 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất

a Yếu tố vật lý

- Điều kiện vi khí hậu xấu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió quá cao hay quá thấp, cường độbức xạ nhiệt cao

- Bức xạ điện từ trường không ion hoá: vi sóng, tần số radio, bức xạ điện từ trường tần

số cực thấp, tia tử ngoại, tia hồng ngoại

- Bức xạ ion hoá: tia X, các tia α, tia β và tia γ

- Tiếng ồn, rung chuyển

- Ánh sáng: ánh sáng thấy được, hồng ngoại, tử ngoại

- Áp suất không khí bất thường: làm việc ở điều kiện áp suất không khí cao, thấp hoặcthay đổi đột ngột

b Yếu tố hoá học và lý hoá

- Các chất độc trong sản xuất: có thể là những chất vô cơ, hữu cơ và hợp chất của nó

Trang 12

- Bụi trong sản xuất: có thể bao gồm bụi vô cơ (bụi khoáng chất, bụi kim loại) và bụihữu cơ (tự nhiên có nguồn gốc động, thực vật và bụi hữu cơ nhân tạo gồm các hoáchất tổng hợp).

c Yếu tố sinh học

- Sự cảm nhiễm và sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng

- Sự tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh hoặc bị súc vật mắc bệnh cắn, đốt.1.2.2 Tác hại nghề nghiệp liên quan tới tổ chức lao động

Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng tháisinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý

- Thời gian làm việc quá lâu, thông ca, làm thêm giờ: Thời gian lao động quá lâu dài cóthể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng: lao độnglâu, năng lượng bị cạn dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đaumỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: acid lactic tăng lên, cơ bị

co cứng)

- Cường độ lao động quá nặng: Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽhuy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn,điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan Khi

sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhucầu đáp ứng năng lượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp Lao động nặng, timphải cung cấp máu nhiều qua hệ tuần hoàn đến tổ chức nhằm cung cấp các chất dinhdưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột ngột và

tử vong ở những vận động viên Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa cácnhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăng nhanh quátrình mệt mỏi

- Chế độ lao động, nghỉ ngơi không hợp lý: Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý

dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp Những laođộng nặng tiêu hao năng lượng nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ chịunhiều ảnh hưởng xấu lên sức khỏe nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéodài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh lý, sinh hóa của cơ thể được hồi phục

Trang 13

nhanh, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng Lao động nặng kéo dài sẽ làm tăng cácsản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng nếu ta cho nghỉ sớm các sản phẩm trunggian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thíchnhanh quá trình hồi phục.

- Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp sức lao động: Làm việc ở tư thế gò bó quá lâu, tư thếlao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động sẽ gâynên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy rahoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm Trong thực tế, nhiều người lao động phảilàm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơtĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệtmỏi của thần kinh và thể chất

- Sự căng thẳng quá mức của một cơ quan hoặc của một hệ thống nào đó: Các cơ quan

bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi cục bộ Trong các

cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người ta thấy đứng đầu làcác giác quan, ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt

1.2.3 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến điều kiện vệ sinh nơi làm việc

Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảmgiác hoặc trực giác đối với người lao động Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môitrường lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cung nhưtoàn thân chóng mệt mỏi gây đến giảm năng xuất lao động, dễ gây các tai nạn nghềnghiệp và bệnh nghề nghiệp

- Diện tích phân xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đặt quá gần nhau

- Thiếu thiết bị thông gió thoáng khí hoặc có nhưng không hoàn chỉnh, hiệu lựckém.Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí

- Thiếu thiết bị bao che và cách nhiệt để chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc,hoặc có nhưng không hiệu quả

- Chiếu sáng chưa tốt: ánh sáng không đủ hoặc chiếu sáng không hợp lý làm ảnh hưởngđến khả năng hoạt động của thị giác

Trang 14

- Việc thực hiện các quy tắc về vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động còn chưa triệtđể.

- Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động

- Thiết kế, kiến trúc bên trong phân xưởng còn chưa tốt như chọn nguyên liệu xâytường, làm mặt sàn không thích hợp; xí nghiệp còn thiếu công trình vệ sinh như nhàtắm, nhà vệ sinh…

- Làm những công việc nguy hiểm và có hại nhưng không được cơ giới hoá, phải thaotác thủ công

1.2.4 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tâm sinh lý học

Theo tính chất tác hại chia ra:

- Do quá tải về thể lực cơ tĩnh, cơ động

- Do quá tải về thần kinh tâm lý

- Tính đơn điệu của công việc do phải lặp lại nhiều lần các phần việc, được biểuthị bằng thời gian phải lặp đi lặp lại công việc đó

- Căng thẳng thần kinh và các giác quan do công việc hoặc điều khiển máyphức tạp Đánh giá dựa trên nhận xét chất lượng công việc

- Nhịp điệu làm việc cao biểu thị bằng số động tác trong 1 phút

Các yếu tố THNN luôn thay đổi phụ thuộc vào quá trình sản xuất Đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá với quá trình chuyển giao côngnghệ, chúng ta phải đương đầu với hàng loạt thách thức về các yếu tố THNN mới và vệsinh an toàn lao động Các yếu tố THNN này có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người tiếpxúc, có thể gây nên bệnh nghề nghiệp (BNN) hay bệnh liên quan đến nghề nghiệp

Theo báo cáo hàng năm của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ số mẫu đo các yếu tố độc hại vượt tiêuchuẩn cho phép có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (bảng1) Vì vậy, việc giám sát và khống chế các yếu tố THNN là cần thiết và cấp bách nhằmbảo vệ sức khoẻ người lao động

Bảng 1 Kết quả đo môi trường lao động từ năm 2001 đến 2004

Trang 15

TT Yếu tố độc hại

Tỷ lệ % số mẫu đo vượt TCVS cho phép

Yếu tố cá nhân như các yếu tố di truyền, giới, tuổi, thể chất, tính cách, dinh dưỡng, bệnhđang mắc cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển bệnh nghềnghiệp Những yếu tố nghề nghiệp gây hạn chế khả năng làm việc, ảnh hưởng xấu đối vớisức khoẻ, gây ra bệnh tật thậm chí tử vong ở người lao động được gọi là yếu tố tác hạinghề nghiệp Những bệnh do tác hại nghề nghiệp gây ra được gọi là bệnh nghề nghiệp

Trang 16

2.2 Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở VN

Trên thế giới, danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm bắt đầu được đưa ra từnhững năm đầu thế kỷ XX Cụ thể, năm 1925 tổ chức lao động quốc tế đưa ra danh mụcbệnh nghề nghiệp được bảo hiểm chỉ gồm 3 bệnh, năm 1934 tăng lên 10 bệnh, năm 1964

có 15 bệnh và gần đây nhất danh mục quốc tế các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm gồm

54 nhóm bệnh Ở một số nước công nghiệp phát triển như ở Pháp, danh mục này hiện là

88 bệnh, ở Mỹ tất cả các trường hợp bệnh được xác định do yếu tố tác hại nghề nghiệpgây nên người sử dụng lao động đều phải có chính sách bảo hiểm

Tại Việt Nam, danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ lao động, thươngbinh và xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đạidiện của người sử dụng lao động Cho đến năm 1997, nước ta chỉ có 21 BNN được nằmtrong danh sách được hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, được chia thành 5 nhóm gồm:

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản

1 Bệnh bụi phổi - silic

2 Bệnh bụi phổi atbet hay bệnh bụi phổi amiăng

3 Bệnh bụi phổi – bông

4 Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

1 Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì

2 Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen

3 Bệnh nhiễm độc thủy ngân

4 Bệnh nhiễm độc mangan

5 Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)

6 Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp

7 Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

8 Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu

Trang 17

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

1 Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ

2 Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp)

3 Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

4 Bệnh giảm áp

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp

1 Bệnh sạm da

2 Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

1 Bệnh lao nghề nghiệp

2 Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp

3 Bệnh do leptospira nghề nghiệp

Đến năm 2006, danh mục này được bổ xung thêm 4 bệnh là:

1 Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

2 Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp

3 Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

4 Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp

Do đó, tổng số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm của Việt Nam đến thời điểm hiện nay là

25 bệnh Chẩn đoán xác định một bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm phải theo những tiêuchuẩn do Bộ y tế quy định và phải qua một hội đồng giám định y khoa về bệnh nghềnghiệp cấp tỉnh, thành phố hoặc trung ương

Năm 2011, Bộ Y tế (Cục Quản lý Môi trường Y tế) đang trong quá trình dự thảo bổ sungthêm 6 bệnh nghề nghiệp mới cần đưa vào danh mục này, đó là bệnh nhiễm độc nghềnghiệp do Cadimi, bệnh HIV/AIDS nghề nghiệp, bệnh rung chuyển toàn thân nghềnghiệp, bệnh sốt rét nghề nghiệp, bệnh bụi phổi-Talc nghề nghiệp và bụi phổi - than nghề

Trang 18

nghiệp Nhóm bệnh ung thư nghề nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung trong nhữngnăm tới và danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam.

2.3 Nguyên tắc chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

2.3.2 Các quy định về khám và chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

Theo thông tư (số 12/2006/TT- BYT) ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2006, Bộ Y tế quyđịnh việc khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: Hồ sơ, quy trình và nộidung khám bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động

và cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, bao gồm 3 nguyên tắc:

a Việc khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám sát môi trườnglao động, yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp và kết quả khám sức khỏe định kỳ của cơ sở laođộng do phòng khám bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm y tế các Bộ, ngành; các viện; cácbệnh viện có khoa bệnh nghề nghiệp ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh thực hiện Cơ

sở khám bệnh nghề nghiệp được sử dụng con dấu của đơn vị chủ quản để xác nhận vàgiao dịch trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sức khỏe và bệnh nghề nghiệp;

b Các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm a) trênđây chỉ được phép thực hiện việc khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động sau khi

đã được Bộ Y tế hoặc Y tế Bộ, ngành hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trungương thẩm định và thông báo đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp;

c Việc khám bệnh nghề nghiệp được tổ chức tại cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoặc tại

cơ sở sử dụng lao động

Trang 19

2.3.3 Quy trình và nội dung khám bệnh nghề nghiệp

a Trước khi khám,người sử dụng lao động phải chuẩn bị và gửi cho cơ sở khám bệnhnghề nghiệp các giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động;

- Hồ sơ sức khỏe của người lao động bao gồm hồ sơ khám sức khỏe tuyển dụng và

hồ sơ khám sức khỏe định kỳ;

- Kết quả giám sát môi trường lao động mới nhất

- Hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp ;

b Trường hợp người lao động đã nghỉ việc, nghỉ hưu, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi trựctiếp quản lý bảo hiểm xã hội của người lao động chịu trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ;

c Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian khám bệnhnghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động và thực hiện việc khámbệnh nghề nghiệp lần đầu hoặc định kỳ;

d Trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính, người lao động được khám, cấp cứu vàđiều trị kịp thời thì không cần áp dụng các quy định về thời gian;

e Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp sau khi khám.Theo Bộ Y tế (2010), ho đến nay, Việt Nam có 26.928 người lao động mắc bệnh nghềnghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh bụiphổi (bụi phổi-silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc ), khoảng 12% là bệnh nghềnghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm xạ tia X), khoảng5-7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine, TNT, chì, benzen, hóa chất trừsâu ) Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật (viêmgan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp ) được phát hiện và đền bù còn rất ít

3 Quản lý các yếu tố THNN

3.1 Nguyên tắc quản lý

Có thể có nhiều yếu tố THNN cùng tồn tại ở một nơi làm việc Để phòng chống các yếu

tố có hại cho sức khoẻ công nhân, hạn chế ảnh hưởng của những yếu tố này đến mức thấp

Trang 20

nhất, khi tiến hành các biện pháp quản lý và cải thiện điều kiện làm việc, cần lưu ý đếnmột số vấn đề sau:

- Các biện pháp phòng chống yếu tố nguy cơ cần phải đặt ra sớm, tốt nhất là ngay từkhi mới thiết kế xây dựng xí nghiệp Ví dụ chọn địa điểm, bố trí mặt bằng, thiết kế hệthống thiết bị vệ sinh,…

- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ban giám đốc, cán bộ y tế và cán bộ đoàn thể nhưcông đoàn, đặc biệt là cán bộ phụ trách an toàn lao động trong việc đề xuất giải phápcải thiện điều kiện lao động Vai trò công nhân cùng tham gia bàn bạc đề xuất và thựchiện các cải thiện về điều kiện lao động

- Tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ trong công nhân, cán bộ, chủdoanh nghiệp làm mọi người hiểu rõ và thực hiện các biện pháp dự phòng, xây dựng ýthức tự nguyện chấp hành những quy định về an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điềukiện lao động, nâng cao sức khoẻ

- Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra vệsinh - ATLĐ… phải được theo dõi thường xuyên và phải được tiến hành thật tốt

- Nắm chắc các nguy cơ và có các biện pháp kiểm soát phù hợp là một trong những yếu

tố quyết định đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp

3.2 Các bước cần tiến hành trong việc khống chế THNN

3.2.1 Xác định các yếu tố nguy cơ có trong môi trường lao động

- Quan sát và tìm hiểu dây chuyền công nghệ

- Liệt kê các nguyên vật liệu, hoá chất sử dụng và các yếu tố phát sinh trong quá trìnhsản xuất

Từ đó có thể sơ bộ ước đoán các THNN có mặt ở nơi làm việc để lựa chọn các kỹ thuật

đo lường thích hợp cho việc xác định phạm vi và mức độ của các THNN

3.2.2 Xác định mức độ nguy hiểm của các THNN

- Đo đạc các yếu tố nguy cơ và dựa vào tiêu chuẩn tối đa cho phép đối với từng THNN

để suy đoán xem các yếu tố nguy cơ này ảnh hưởng như thế nào với người lao động

Trang 21

- Đánh giá số người cũng như mức độ, thời gian tiếp xúc của người lao động với từngyếu tố THNN.

- Mặc dù có nhiều THNN cùng tồn tại trong một môi trường sản xuất nhưng tính chấtnguy hiểm và khả năng loại trừ có khác nhau Trong điều kiện hạn chế về nhân lực,vật lực và kỹ thuật thì việc lựa chọn ưu tiên trong việc loại trừ THNN là cần thiết.Một số tiêu chuẩn sau đây có thể được cân nhắc khi lựa chọn ưu tiên:

- Tính cấp bách: nhiều THNN do tính chất nguy hiểm và mức độ ảnh hưởngcủa nó nên phải tiến hành loại bỏ (như một số chất độc nguy hiểm, chất phóngxạ,…)

- Khả năng thực thi: điều này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như giá thành, tínhđơn giản của phương pháp, điều kiện nhân lực, trang thiết bị… Các yếu tố này

sẽ được cân nhắc khi lựa chọn THNN sẽ được loại trừ trước tiên

- Tính hiệu quả phải được lưu ý khi lựa chọn kỹ thuật, phương pháp cũng nhưloại THNN sẽ được loại bỏ

3.2.3 Kiểm tra, xem xét các thiết bị kỹ thuật dự phòng hiện có

Đây là bước cần làm trước khi triển khai các biện pháp dự phòng mới Nó cho phép đánhgiá hiệu quả, chất lượng của các thiết bị này, từ đó có kế hoạch bổ sung hoặc sửa chữa.3.2.4 Thiết kế, thực thi và duy trì các biện pháp dự phòng thích hợp

Sau khi đã lựac họn được yếu tố THNN cần can thiệp trước, kết hợp với các kỹ thuật dựphòng hiện có thì cần đề xuất một phương án để loại trừ các yếu tố này

Một trong các nguyên tắc cơ bản của việc dự phòng các THNN là nên áp dụng nhiều biệnpháp đối với một THNN bởi vì mỗi một biện pháp sẽ tác động lên các khâu khác nhautrong quá trình xâm nhập, chuyển hoá và đào thải của chất độc và mỗi biện pháp cónhững ưu, nhược điểm riêng

4 Các biện pháp dự phòng THNN và bệnh nghề nghiệp

Việc lựa chọn các biện pháp dự phòng đối với một THNN cụ thể phụ thuộc vào một sốyếu tố như loại và bản chất của THNN, ví dụ như THNN là chất độc, cần quan tâm bảnchất của chất độc, đường xâm nhập của chất độc, điều kiện tiếp xúc, vị trí làm việc (trong

Trang 22

hay ngoài nhà máy) và sự hiện có của các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính Một điềucần nhấn mạnh là việc dự phòng THNN sẽ là lý tưởng nếu như nó được đề cập ngaytrong giai đoạn đầu thiết kế Việc chọn địa điểm đặt nhà máy, chọn mua và bố trí dây

chuyền sản xuất, lắp đặt các thiết bị vệ sinh (như hệ thống sản xuất kín, hệ thống thông hút gió, cách ly bộ phận độc hại …) nếu như được cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng sẽ tránh

được đáng kể các THNN và hạn chế tối đa những người tiếp xúc Tuy nhiên, thực trạnghiện nay cho thấy, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chưa tôn trọng các quy định này, mộtphần phải đầu tư kinh phí cho các thiết bị vệ sinh xây dựng, một phần do thiếu hiểu biết

về vệ sinh trong xây dựng Vì các nhà vệ sinh lao động thường chỉ được mời đến khi nhàmáy đã đi vào hoạt động và các THNN đã thực sự trở thành mối đe doạ đối với sức khoẻcủa người lao động Công tác phòng chống THNN, một trong những trọng tâm của côngtác Y học lao động và được chia ra như sau:

4.1 Đối với nguồn phát sinh ra các THNN

Để thực hiện 2 nguyên tắc này, có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Thay thế nguyên, nhiên liệu có độc tính cao bằng các nguyên, nhiên liệu không độchoặc có độc tính thấp hơn Tốt hơn là thay đổi quá trình sản xuất hoặc trang thiết bị

có ảnh hưởng không tốt tới người lao động bằng các điều kiện thích hợp hơn, ít độchơn Đây là biện pháp triệt để nhưng chỉ có thể áp dụng trong một số trường hợp vàthường thì giá thành cao Ví dụ: thay thế benzen bằng toluen, sợi thuỷ tinh thay thếsợi amian, đá mài nhân tạo thay cho đá mài tự nhiên …

- Bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị thường xuyên: điều này vừa đảm bảo kéo dàituổi thọ của máy vừa hạn chế phát sinh các THNN

Trang 23

- Phương pháp làm ướt: bằng cách sử dụng nước làm ẩm nguyên vật liệu, phun nướctại các nguồn phát sinh bụi trong quá trình thao tác sẽ làm giảm hàm lượng bụi trongmôi trường Ngoài ra, với các môi trường nóng, phun nước hoặc dùng màn nướcngăn giữa nguồn nóng và người công nhân sẽ làm giảm nhiệt độ môi trường.

- Cơ giới hoá, tự động hoá quy trình sản xuất nhằm:

o Giảm các THNN liên quan tới quá trình sản xuất như bụi, hơi khí độc

o Giảm số người tiếp xúc với các THNN

Biện pháp này không những có hiệu quả trong phòng chống các THNN mà cònlàm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, đầu tư ban đầuthường tốn kém

4.2 Can thiệp vào sự lan truyền THNN từ nguồn tới người lao động

Trong trường hợp này, các THNN liên quan tới quá trình sản xuất vẫn tồn tại, nhưngchúng có thể hạn chế được nhờ áp dụng các biện pháp can thiệp Có thể áp dụng các biệnpháp sau:

- Cách ly: tức là tạo ra một “rào chắn” giữa nguồn THNN và người lao động Tuỳ theotừng loại THNN mà có các rào chắn thích hợp Khi rào chắn này được đặt giữa nguồn

và môi trường để hạn chế khuyếch tán THNN thì gọi là “cách ly nguồn” Nếu ràochắn đặt giữa môi trường ô nhiễm và người công nhân thì gọi là “cách ly công nhân”.Ngoài ra còn hình thức cách ly bằng thời gian như sau khi nổ mìn, phá đá, để một lúccho bụi lắng xuống rồi công nhân mới vào làm việc

- Thông thoáng gió: chỉ là hình thức làm giảm nồng độ, ảnh hưởng của các THNNtrong môi trường Cụ thể:

o Hút cục bộ: không khí xung quanh nguồn độc được hút và đưa ra ngoài môitrường sản xuất nhờ hệ thống quạt hút Nó sẽ là lý tưởng nếu hơi khí độchoặc bụi hút ra sẽ được xử lý hoặc thu hồi lại Phương pháp này có hiệu quảcao nhưng cũng chỉ áp dụng trong một số trường hợp và giá thành thườngcao

Trang 24

o Thông thoáng toàn thể: thường là dùng quạt hút hoặc thổi gió với mục đíchlàm giảm hoặc pha loãng nồng độ của hơi, bụi độc Tuy nhiên, cách này cóthể làm khuếch tán THNN ra môi trường xung quanh.

4.3 Các biện pháp khác liên quan đến môi trường sản xuất và bảo vệ người lao

động

a Tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý: Đây là quá trình bố trí các dây chuyền sản xuất, quy

trình công nghệ cũng như sử dụng nhân lực hợp lý trong sản xuất Bằng việ tổ chức laođộng hợp lý ta có thể hạn chế được số người tiếp xúc với các THNN, giảm bớt các yếu tốđộc hại trong môi trường sản xuất Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổchức lao động hợp lý:

- Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố độc hại để hạn chế tiếp xúc

- Các thiết bị, máy móc phải được chế tạo hoặc thay đổi cho phù hợp với kích thướcngười Việt Nam (ecgônômi thiết kế và sửa chữa)

- Bố trí công việc cho phù hợp với đặc điểm sinh lý cũng như khả năng của người laođộng

- Hạn chế các công việc đơn điệu, tổ chức thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý

- Tuyên truyền động viên người lao động hăng say với công việc, yêu ngành yêu nghề,giúp làm tăng năng suất lao động đồng thời tạo ra tâm lý lao động tốt cho người côngnhân, giảm bớt stress nghề nghiệp

- Tổ chức tốt việc chăm lo đời sống cho người lao động để họ yên tâm sản xuất

b Tổ chức chiếu sáng hợp lý: Chiếu sáng không đủ và không hợp lý tại nơi sản xuất sẽ

lamg giảm năng suất lao động, mắt chóng mệt mỏi gây hại cho mắt và dễ gây tai nạn laođộng, do đó phải đảm bảo phải chiếu sáng hợp lý trong lao động Đối với các ngành nghề

mà sản phẩm cần chi tiết, chính xác thì cần chú ý tới ánh sáng tại vị trí sản xuất quantrọng hơn ánh sáng chung của toàn phân xưởng Ngoài ra, cần chú ý việc chọn loại chụpđèn, chọn góc độ chiếu sáng thích hợp, chọn màu sắc thích hợp, không chói mắt, tậndụng nguồn chiếu sáng tự nhiên qua hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, cửa trên mái nhà…

Trang 25

c Vệ sinh phân xưởng, máy móc: Đây là công việc quan trọng nhằm làm tăng tuổi thọ

cho thiết bị, máy móc, duy trì khả năng tương phản ánh sáng của môi trường và giảm sựtích luỹ THNN trong môi trường như bụi, chất độc… Đối với nơi sản xuất có sử dụngquạt thổi gió thì việc này càng cần thiết vì gió có thể làm khuếch tán trở lại môi trườngcác bụi, chất độc đã lắng xuống trước đây

d Bố trí hệ thống biển báo và vùng giới hạn: Đây là một việc rất cần thiết để phân biệt

vùng có THNN và vùng an toàn, giúp cho việc hạn chế tối đa số người tiếp xúc với cácTHNN

e Các biện pháp phòng hộ cá nhân:

Biện pháp phòng hộ cá nhân nhằm bảo vệ cho người lao động khỏi tiếp xúc với các yếu

tố THNN Tuỳ theo loại THNN mà có trang bị phòng hộ thích hợp như kính bảo vệ mắt,mặt nạ, khẩu trang cho đường hô hấp, quần áo, ủng, găng cho da, nút tai để giảm ồn, mũnón bảo vệ đầu

Thông thường một loại trang bị phòng hộ chỉ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của một sốTHNN nhất định Ngoài ra, hiệu quả của trang bị bảo hộ tuỳ thuộc nhiều yếu tố như chấtlượng của trang bị, việc công nhân có tự giác sử dụng và sử dụng đúng hay không

f Biện pháp y tế

Khám tuyển công nhân trước khi vào làm việc: tuỳ theo từng ngành nghề mà đưa ra tiêuchuẩn khám phù hợp nhằm tuyển chọn những người có sức khoẻ vào làm trong nhữngnghề nhất định Một số vấn đề cần cân nhắc như thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mạntính

Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho công nhân về tác hại và các biện pháp phòng chốngcác THNN, cách sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết

Đưa ra các hình thức thích hợp giúp công nhân tôn trọng quy tắc an toàn, vệ sinh tronglao động như nội quy; biện pháp khen thưởng, kỷ luật,…

Thực hiện thường xuyên giám sát môi trường Việc giám sát thường xuyên sẽ có ích lợi:

- Phát hiện kịp thời những THNN mới

Trang 26

- Theo dõi sự biến động của các yếu tố THNN cũng như mức độ ô nhiễm môi trường

để có các giải pháp kịp thời

- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp với nguồn THNN và môi trường.Khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên cho công nhân nhằm phát hiện các biểu hiện sớmcủa nhiễm độc nghề nghiệp trước khi có triệu chứng lâm sàng, trên cơ sở đó, đề ra cácbiện pháp dự phòng, điều trị thích hợp Khám sức khoẻ định kỳ phải kết hợp cả khám lâmsàng và cận lâm sàng

Theo dõi và quản lý bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp: những công nhân được giám địnhmắc bệnh nghề nghiệp phải được hưởng chế độ theo như quy định, đồng thời phòng y tếphải có kế hoạch theo dõi và quản lý những đối tượng này để ngăn ngừa sự tiến triển củabệnh và phục hồi sức khoẻ

g Triển khai chương trình nâng cao sức khoẻ nơi làm việc

Trong môi trường làm việc, nâng cao sức khoẻ mở rộng khái niệm về các yếu tố ảnhhưởng tới sức khoẻ người lao động Nó xem xét tới cả các yếu tố về tổ chức, xã hội,chính trị, kinh tế, chính sách và các quy định trong môi trường làm việc và cộng đồngxung quanh Ngay đầu năm 1987, sau hội nghị Ottawa về nâng cao sức khoẻ, Uỷ ban cácChuyên gia của WHO họp tại Geneva đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao

sức khoẻ cho người lao động Uỷ ban đã định nghĩa nâng cao sức khoẻ tại nơi làm việc là

“quá trình cho phép con người kiểm soát và cải thiện sức khoẻ của mình” Phạm vi của

nó bao gồm ngăn ngừa các nguy cơ, phòng bệnh và chăm sóc điều trị bệnh Đây là mộtchương trình bao gồm nhiều hoạt động lồng ghép; có sự tham gia của các cấp từ chínhquyền, đoàn thể và người lao động để thực hiện cải thiện điều kiện lao động phòng chốngcác yếu tố tác hại nghề nghiệp, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động,khuyến khích lối sống lành mạnh… để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đại học Y Hà Nội (Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ) Vệ sinh Môi trườngDịch tễ Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2009

Trang 27

2 Nguyễn Mạnh Liên, 2006 Y học môi trường và lao động NXB Y học Chi nhánhthành phố Hồ Chí Minh.

3 Bộ Y tế Thông tư số 12/2006/TT- BYT, ngày 10 tháng 11 năm 2006 Hướng dẫnkhám bệnh nghề nghiệp

4 Nhà xuất bản Oxford, 2001 Sức khoẻ môi trường Bản dịch trường đại học Y tế côngcộng 2010

5 Oxford University Press, 2006 Oxford handbook of public health practice Second

edition

6 The International Occupational Hygiene Association (2010) Basic Principles inOccupational Hygiene - Student Manual

Trang 28

Bài 3 Sức khoẻ nghề nghiệp trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ người

lao động

Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Hán

- Đối tượng: Bác sĩ YHDP

6 Hiểu được tầm quan trọng của quản lý nhà nước trong việc bảo vệ sức khoẻ

và an toàn cho người lao động

7 Trình bày một số hoạt động quốc gia và quốc tế hiện nay về an toàn vệ sinhlao động

NỘI DUNG:

1 Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp ở Việt Nam

Hệ thống mạng lưới quản lý sức khoẻ nghề nghiệp ở Việt Nam được tổ chức từtrung ương đến các địa phương và đến các cơ sở sản xuất (hình 1)

1.1 Chức năng nhiệm vụ của các tuyến

1.1.1 Tuyến trung ương

Cục Y tế dự phòng

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế là cơ quan tham mưu cho Bộ Y tế quản lý nhiềulĩnh vực về y tế dự phòngg trong đó có sức khoẻ nghề nghiệp với chức năngchủ yếu là : xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về sức khoẻ nghềnghiệp, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích; xây

Trang 29

dựng, các văn bản quy phạm pháp luật về sức khoẻ nghề nghiệp; hướng dẫntriển khai chuyên môn nghiệp vụ về sức khoẻ nghề nghiệp bao gồm giám sátmôi trường lao động, cải thiện môi trường có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp,tai nạn thương tích, khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnhnghề nghiệp, phòng bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; xây dựng danh mụcqui định các nghề không sử dụng hoặc hạn chế một số đối tượng lao động; xâydựng phương hướng tuyên truyền giáo dục và đào tạo về vệ sinh lao động,phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích tổng hợpphân tích đánh giá hoạt động của hệ thống màng lưới y tế lao động, phòngchống tai nạn thương tích trong cả nước.

Các Viện chuyên ngành

 Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường: Thành lập từ năm 1984, viện

có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chỉ đạo chuyên môntuyến dưới, truyền thông giáo dục sức khoẻ, hợp tác quốc tế về sức khoẻnghề nghiệp và phòng chống tai nạn lao động (an toàn- vệ sinh lao động,tâm lý-sinh lý lao động, ecgônômi, bệnh nghề nghiệp), vệ sinh sức khoẻmôi trường, vệ sinh và sức khoẻ trường học; đề xuất với Bộ Y tế các biệnpháp phòng chống bệnh, tật liên quan đến lao động, môi trường và trườnghọc

 Viện Giám định y khoa Trung ương: Thành lập năm 1974, viện là cơ quan

sự nghiệp nghiên cứu khoa học, có chức năng khám giám định và giámđịnh lại khả năng lao động cho các đối tượng đã trực tiếp chiến đấu, phục

vụ chiến đấu bị thương, bị bệnh; người lao động thuộc mọi ngành nghề,mọi thành phần kinh tế bị bệnh, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;xác định tình trạng sức khoẻ và khả năng lao động của người lao động theoyêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động và người lao động theo quy địnhcủa Bộ Y tế Viện Giám định Y khoa là cơ quan thường trực của Hội đồngGiám định Y khoa Trung ương

Trang 30

 Các Viện khu vực: ở nước ta có 3 viện NCKH về y học dự phòng khu vực

là Viện Paster Nha Trang, Viện vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ ChíMinh và Viện Vệ sinh dịch tế Tây nguyên Trong các viện đều có Khoa Yhọc lao động và bệnh nghề nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học vàchỉ đạo tuyến về YHLĐ trong khu vực các tỉnh miền Trung và miền Nam.1.1.2 Tuyến tuyến tỉnh

Đến năm 2005, 46/64 tỉnh thành có khoa Sức khoẻ nghề nghiệp (trước là khoa

Y tế Lao động) Cả nước có và 37 Phòng khám bệnh nghề nghiệp (31 thuộctỉnh và 6 thuộc ngành) Có 6 địa phương là TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, ĐồngNai, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Phúc đã thành lập Trung tâm y học laođộng và môi trường độc lập

Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh cóchức năng:

 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về y tế lao động,phòng, chống bệnh nghề nghiệp, phòng, chống tai nạn thương tích củangành y tế và xây dựng cộng đồng an toàn

 Kiểm tra, giám sát môi trường lao động, điều kiện lao động có nguy cơgây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động; đề xuất các giải pháp cảithiện điều kiện, môi trường lao động

 Tổ chức phòng khám bệnh nghề nghiệp và triển khai các hoạt độngphòng chống bệnh nghề nghiệp; theo dõi, giám sát, hướng dẫn khám sứckhoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và tham gia giám định bệnh nghềnghiệp cho người lao động

 Triển khai thực hiện và giám sát các hoạt động phòng chống tai nạnthương tích của ngành y tế và xây dựng cộng đồng an toàn tại địaphương

Trang 31

 Phối hợp trong việc thẩm định các hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về

vệ sinh lao động theo quy định và hướng dẫn xử trí ban đầu khi bịnhiễm độc

 Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến sứckhoẻ nghề nghiệp và phòng chống tai nạn thương tích

1.1.3 Tuyến Huyện

Trung tâm Y tế dự phòng huyện có chức năng về y tế lao động:

 Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về vệ sinh an toàn laođộng, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hoáchất bảo vệ thực vật

 Giám sát điều kiện vệ sinh an toàn lao động, tổng hợp, theo dõi, đánhgiá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quyđịnh về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trênđịa bàn huyện

 Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho ngườilao động

 Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địabàn huyện trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộngđồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

 Triển khai thực hiện các dự án về sức khoẻ môi trường, lao động, phòngchống tai nạn thương tích và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địabàn huyện

Trang 32

- Viện Giám định Y khoa TW

- Viện Pasteur Nha Trang (Khoa YTLĐ&BNN)

- Viện VSYTCC TP Hồ Chí Minh (Khoa YTLĐ& BNN)

- Viện VSDT Tây Nguyên (Khoa YTLĐ,BNN)

SỞ Y TẾ

CÁC BỘ/ NGÀNH (Các Phòng TC-LĐ,

Công nghiệp Nông nghiệp & PTNT Đường Sắt

Dệt May Hàng Không Bưu Điện I, II Tổng công ty Than Tổng công ty Cao Su Tổng công ty Dầu khí

TRUNG TÂM SỨC KHOẺ LAO ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Hình 1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới Y học lao động

Nguồn: Bùi Thanh Tâm (2009)

Chỉ đạo tuyến Chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ

Trang 33

1.1.4 Tuyến cơ sở

Hoạt động dự phòng về sức khoẻ nghề nghiệp tại cơ sở được thực hiện bởi Y tế

xã, phường và Y tế doanh nghiệp:

 Y tế xã, phường và thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với cácdoanh nghiệp, vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụtuyên truyền giáo dục, kiểm tra đôn đốc công tác an toàn vệ sinh laođộng, tham gia và tổ chức dập dịch; nắm bắt số lượng doanh nghiệp vàyếu tố độc hại để hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho người lao động;quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động trong doanh nghiệp vừa vànhỏ trên địa bàn; tổ chức cấp cứu ban đầu cho người tai nạn, nhiễm độccác loại hoá chất trong lao động; tuyên truyền công tác vệ sinh phòngchống dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

 Y tế doanh nghiệp đảm nhiệm các nhiệm vụ: tổ chức huấn luyện chongười lao động về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm, bảo quản trang thiết

bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trựctheo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn lao động;theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chứckhám bệnh nghề nghiệp; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòngchống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động tổ chức việc

đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động,hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp

vệ sinh lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường laođộng; theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡngbằng hiện cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại;tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp;thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị tainạn lao động, nghề nghiệp; đăng ký và phối hợp với cơ quan y tế địa

Trang 34

phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệpvụ; xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp.

1.2 Y tế các Bộ, ngành

Có 4 Trung tâm Y tế trực thuộc các Bộ là Công nghiệp, Giao thông vận tải,Xây dựng và Nông nghiệp Các ngành đặc thù khác có y tế Bộ là Cục Y tế BộCông an, Cục Quân y Bộ Quốc phòng Một số Tổng Công ty 90-91 cũng đãhình thành các Trung tâm Y tế thuộc Tổng công ty gồm: Than, Dệt may,Đường sắt, Cao su, Bưu điện, Hàng không, Dầu khí Y tế các Bộ, ngành cóchức năng theo dõi, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các trạm y

tế doanh nghiệp, quản lý sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong ngành.Thực hiện các chương trình y tế quốc gia được tham gia Quản lý môi trườnglao động và bệnh nghề nghiệp Nghiên cứu đề xuất các biện pháp, chế độ thíchhợp theo từng ngành nghề

1.3 Hệ thống báo cáo về y học lao động

Phân cấp lập kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo về y học lao động

 Tại doanh nghiệp: Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và thựchiện chế độ báo cáo cho Sở Y tế địa phương theo mẫu quy định từngquý, 6 tháng, một năm

 Tuyến Tinh và các Bộ, ngành: Các Sở Y tế, Bộ, ngành có trách nhiệmthực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quý, 6 tháng, một năm về Cục Y

Trang 35

 Các số liệu giám sát môi trường lao động: vi khí hậu, ánh sáng, ồn, bụi,hơi khí độc, rung chuyển, phóng xạ.

 Các bệnh liên quan đến nghề nghiệp: Tình hình nghỉ ốm, Tình hìnhkhám, giám định bệnh nghề nghiệp, Tình hình bệnh tật chung của côngnhân; Tai nạn lao động, nhiễm độc nghề nghiệp

2 Các chương trình hoạt động quốc gia về sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn vệ sinh lao động

2.1 Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ

Là một hoạt động thường niên thường tổ chức trong 1 tuần vào tháng 3 vớiphạm vi hưởng ứng trên toàn quốc Bộ Lao động thương binh xã hội là cơ quanchủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Y tế, Bộ Công An,Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ban chỉ đạo Quốc gia thực hiện Tuần lễQuốc gia được thành lập với sự tham gia của các Bộ, các ngành có liên quan.Tại các địa phương và các Bộ/ngành cũng thành lập Ban chỉ đạo thực hiệnTuần lễ Quốc gia Các tuần lễ được tổ chức mỗi lần tại 1 tỉnh

Các nội dung chính của Tuần lễ Quốc gia là tăng cường các hoạt động thôngtin, giáo dục truyền thông được; thanh kiểm tra việc chấp hành an toàn vệ sinhlao động; khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp; quan trắc môitrường lao động; các hoạt động thi đua, khen thưởng

Các đợt hưởng ứng đã được tổ chức là Hà Nội (1999), Hồ Chí Minh (2000),

Đà Nẵng (2001), Hải Phòng (2002), Nghệ An (2003), Quảng Ninh (2004) vàNha Trang (2005) , năm 2011 địa phương trọng điểm được chọn là tỉnhQuảng Ngãi

2.2 Dự án Nâng cao sức khoẻ nơi làm việc

Được triển khai từ năm 1998, ban đầu trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, theocác hướng dẫn xây dựng nơi làm việc lành mạnh khu vực Tây Thái BìnhDương của WHO phối hợp với phương pháp WISE của Tổ chức Lao động

Trang 36

Quốc tế và Luật pháp về an toàn vệ sinh lao động ở Việt nam tại 30 doanhnghiệp của 02 thành phố Hải phòng và Huế, cũng như tập huấn và phổ biến tàiliệu tuyên truyền cho các tỉnh, thành phố khác Năm 2000, chương trình Nângcao sức khoẻ được mở rộng ra trong nông nghiệp tại 8 tỉnh trọng điểm nôngnghiệp: Thái Bình, Hà tây Hà Nam, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Tiền Giang, Long

An, Kiên Giang Năm 2002, nâng cao sức khoẻ nơi làm việc đã được mở ratrong các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp vốn nước ngoài và tại cảcác làng nghề 3 tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên

2.3 Chương trình phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2006-2010

Chương trình nhằm mục tiêu quản lý, kiểm soát các bệnh nghề nghiệp và tiếntới giảm dần tỷ lệ mắc mới một số bệnh nghề nghiệp, đảm bảo và nâng cao sứckhỏe của người lao động góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nướctrên các mặt kinh tế, chính trị và xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn này bao gồm:

 Bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về công tác y tế laođộng; xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành về y tế laođộng; Bổ sung 10 bệnh nghề nghiệp mới vào danh mục bệnh nghềnghiệp

 50% người sử dụng lao động, 20% người lao động được tập huấn antoàn vệ sinh lao động

 50% cơ sở có nguy cơ bệnh nghề nghiệp được giám sát môi trường laođộng

 70% công nhân ở các doanh nghiệp lớn và liên doanh và 30% côngnhân ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp xúc với yếu tố, tác hại nghềnghiệp được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

 100% cán bộ y tế lao động cấp tỉnh trở lên được đào tạo về giám sát môitrường lao động và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

Trang 37

 100% tỉnh, Bộ/ngành có phòng khám bệnh nghề nghiệp được trang bịphục vụ khám bệnh nghề nghiệp.

2.4 Chương trình Quốc gia Phòng chống tai nạn, thương tích

Chương trình nhằm mục tiêu từng bước hạn chế tai nạn, thương tích trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội như giao thông vận tải, lao động sản xuất, sinhhoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng… nhằm đạt hiệu quả tích cựctrong việc đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước, hạnh phúc củanhân dân, góp phần bảo đảm sự bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế,chính trị, xã hội

Theo báo cáo thì nhờ chương trình này số vụ tai nạn trong học đường giảm40%, trong lao động sản xuất giảm 30%, trong gia đình và cộng đồng giảm30% trong giai đoạn 2002 - 2010 Đến năm 2005, số người chết do tai nạn giaothông giảm từ 14 người xuống còn 11 người/10.000 phương tiện và đến năm

2010, xuống còn 9 người/10.000 phương tiện

2.5 Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bệnh bụi phổi silic.

Từ năm 1995, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cùng với Tổ chức y tế thế giới(WHO) phát động chủ chương "Thanh toán bệnh bụi phổi-silic trên phạm vitoàn cầu Mục tiêu đến năm 2030 sẽ thanh toán bệnh bụi phổi silic phạm vitoàn cầu Tại Việt Nam năm 1997-1998, với sự hỗ trợ của các chuyên gia ILO,

Bộ Y tế đã cùng các Bộ, ngành nắm lại thực trạng và lập kế hoạch để xây dựng

kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bệnh bụi phổi-silic và bụi phổitrong công nhân than Mục tiêu của kế hoạch là tiến tới thanh toán bệnh bụiphổi-silíc ở Việt nam vào năm 2030 và giảm tỷ lệ mới mắc vào năm 2015 theochủ trương chung toàn cầu thông qua việc thực hiện các biện pháp tổng thể về

kỹ thuật, tổ chức và y tế Đến năm 2005, dự án đã xây dựng được một cơ chếliên ngành Y tế, Giao thông Vận tải, Công nghiệp, Xây dựng và Quốc phòngtrong phòng chống bệnh bụi phổi–silic; thí điểm triển khai xây dựng mô hình

Trang 38

phòng chống bệnh bụi phổi-silic tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp (TháiNguyên, Quảng Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế) tập trung vào hoạtđộng giám sát y tế cho công nhân và tập huấn nâng cho cán bộ y tế cơ sở vềphòng chống bệnh bụi phổi – silic; giám sát y tế 118 cơ sở về môi trường,trong đó hàm lượng si-lic trong mẫu bụi hô hấp trung bình từ 1,6 đến 84%;10.600 công nhân được giám sát y tế bệnh bụi phổi silic (10,45%); xây dựng

cơ sở dữ liệu về bệnh bụi phổi – silic; can thiệp cải thiện môi trường lao độngtại một số cơ sở có nguy cơ cao tại các ngành; xây dựng nội dung, tuyên truyềnnâng cao nhận thức về phòng chống bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam

3 Các hoạt động hợp tác quốc tế về y học lao động

Trong nhiều năm qua, hệ thống y tế lao động đã có nhiều quan hệ hợp tác vớinhiều tổ chức quốc tế cũng như với các nước khác nhau trên thế giới để nângcao năng lực cán bộ và trong nghiên cứu thông qua các dự án, đề tài khác nhau.3.1 Hợp tác với Tổ chức y tế thế giới (WHO)

Việt Nam đã hợp tác vơi WHO trong chương trình bảo vệ sức khỏe người laođộng bao gồm các nội dung về luật pháp y tế lao động và tiêu chuẩn vệ sinh laođộng; các vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp trong chuyển giao công nghệ; nâng caosức khỏe; phòng chống nhiễm độc do hóa chất; xây dựng chương trình quốcgia an toàn vệ sinh lao động; đánh giá gánh nặng bệnh tật, bệnh nghề nghiệp;phòng chống bệnh bụi phổi silic; nâng cao năng lực cán bộ y học lao động;đánh giá tác động sức khỏe

3.2 Hợp tác với Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

Ngành y tế đã phối hợp với ILO trong các hoạt động phòng chống bệnh bụiphổi silic; thông tin y tế lao động (dữ liệu về y tế lao động theo mẫu báo cáođịnh kỳ); nâng cao năng lực về cải thiện điều kiện lao động và ergonomics.Ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với ILO trong các côngtác thiết lập mạng thông tin an toàn vệ sinh lao động quốc gia; tập huấn cải

Trang 39

thiện điều kiện lao động; xây dựng hồ sơ an toàn vệ sinh lao động và chươngtrình bảo hộ lao động.

Liên đoàn lao động Việt Nam cũng hợp tác với ILO trong các công tác nhưtham gia mạng thông tin khu vực; an toàn lao động ngành xây dựng, thủy sản

3.3 Hợp tác với Mỹ

Viện Y học lao động và VSMT Việt Nam đã có nhiều hợp tác với Viện quốcgia về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Mỹ (NIOSH) trong các hoạt độngnghiên cứu và đào tạo về bệnh bụi phổi silic, bệnh hô hấp ở trẻ em, tai nạntrong lao động

3.4 Hợp tác với các nước và tổ chức khác

Ngoài các hợp tác với các tổ chức và quốc gia lớn, ngành sức khoẻ nghềnghiệp còn có nhiều hợp tác đa dạng với các nước và các tổ chức như hợp tácvới các chuyên gia của Pháp tại Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Hải Phòng,Viện Y học biển, Viện Pasteur Nha trang về chăm sóc sức khỏe cho công nhân

và thợ lặn Đề tài "Lao động nữ trong các ngành nghề" năm 1993-1994 với tổchức SAREK (Thuỵ Điển) Đề tài "Rối loạn cơ xương ở 3 cơ sở sản xuất gạch"với Australia, Viện Y học lao động và VSMT, Viện vệ sinh TP Hồ Chí Minhvới Singapore trong chuyển giao công tác đào tạo về y học lao động các cấp

4 Luật pháp về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp ở Việt Nam

4.1 Hệ thống văn bản pháp qui hiện hành

Hệ thống pháp luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp ở nước ta luôn cónhững thay đổi, cập nhật và bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triểncủa đất nước Từ thời kỳ mới khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

và toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Hiến pháp 1946 làHiến pháp đầu tiên của nước ta đã có qui định về bảo vệ sức khỏe cho nhândân Trong thời kỳ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, Hiến pháp 1959 đượcQuốc hội thông qua ngày 1/1/1960 có qui định hai Điều về chăm sóc và bảo vệ

Trang 40

sức khỏe người lao động ( Điều 24 và Điều 32) Ở giai đoạn chuyển đổi nềnkinh tế cả nước từ cơ chế từ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường Tăngcường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động được nêu trong nội dungHiến pháp 1980 (Điều 6 và Điều 47) Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Pháplệnh bảo hộ lao động được ban hành, công tác chăm sóc sức khỏe công nhân vàquản lý bệnh nghề nghiệp cũng được quan tâm rõ rệt hơn Sau đó, trong giaiđoạn những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, nền kinh tế từng bước phát triển,công nghiệp đa dạng, bước đầu có các cơ sở sản xuất đầu tư của nước ngoài.Nhà nước đầu tư, phát triển thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhândân; huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội; công dân có quyền đượchưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; công dân có nghĩa vụ thực hiện các qui định về

vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh công cộng được ghi trong Hiến pháp Công tácbảo vệ sức khỏe công nhân dần dần thực thi theo Luật định là Luật Bảo vệ sứckhoẻ nhân dân và Bộ Luật lao động Nhiều văn bản pháp qui kế tục các thời kỳtrước

Về y tế lao động, có thể phân loại nội dung các văn bản pháp luật theo các lĩnhvực theo trình tự từ trên xuống: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Văn bản chỉ đạo quy định về tổ chức y tế lao động các cấp; huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;quản lý môi trường lao động và sức khỏe; tiêu chuẩn vệ sinh lao động, tiêuchuẩn sức khỏe; tiêu chuẩn các máy móc, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêmngặt về an toàn vệ sinh lao động; quy định về các chế độ như quy định về nghềnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bồi dưỡng hiện vật; thời gian lao động, nghỉngơi, chế độ cho người lao động; chế độ cho lao động nữ, vị thành niên; danhmục, quy định công tác khám và giám định bệnh nghề nghiệp và tai nạn laođộng (Bảng 1)

Ngày đăng: 19/03/2016, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
60. Đào Ngọc Phong. Vệ sinh môi trường - Bệnh nghề nghiệp. Tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng chống. Hà nội. NXB Y học. 2001. tr: 287 - 315 Khác
61. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2002). Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Khác
62. Cherilyn Tilman (2007). Principles of Occupational Health and Hygiene.Allen & Unwin, Crows Nest, Australia Khác
63. Queensland University of Technology (2001), Introduction to Occupational Health and Safety, Australian Khác
64. The International Occupational Hygiene Association (2010). Basic Principles in Occupational Hygiene - Student Manual Khác
9. Mô tả được đặc điểm dịch tễ học, nghề nghiệp có nguy cơ mắc lao nghề nghiệp Khác
10. Trình bày được biểu hiện bệnh lý, chẩn đoán, xử trí bệnh lao nghề nghiệp Khác
11. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dự phòng nhiễm nhiễm lao trong môi trường lao động Khác
12. Đề xuất và tư vấn được các biện pháp dự phòng nhiễm lao trong lao động Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w