Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Môn: Văn hóa kinh doanh
Bài Tập Nhóm
Đề tài: Xây dựng văn hóa kinh của của Viettel
GVHD: TS Vũ Quang
SVTH: Nhóm 2 MSSV
Đặng Thị Liễu 20114106
Ngô Thị Thanh Huyền 20114093
Nguyễn Thị Hà 20114228
Vũ Thị Thu 20114366
Nguyễn Thị Kiều Oanh 20114141
Phan Quang Hưng 20114255
Nguyễn Đức Duy 20114215
Lường Văn Hơn 20114423
Đinh Thị Trang 20124585
Trang 2Mục Lục
Chương 1 : Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
1.2 Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh
1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Văn hóa kinh doanh của Viettel
2.1Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Viettel
2.2 Văn hóa kinh doanh của viettel
2.3 Phân tích văn hóa kinh doanh của Viettel
Chương 3: Nhận xét và đánh giá văn hóa kinh doanh của Viettel
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H.Schein - Nhà xã hội học người Mỹ đưa ra định nghĩa: "Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã
tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiết trong hiện tại Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh
Chức năng chủ yếu của Văn Hóa doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên, trong doanh nghiệp Ngoài ra, Văn hóa doanh nghiệp còn đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp Nhìn chung, Văn hóa doanh nghiệp động viên nghị lực và ý chí của các thành viên trong doanh nghiệp và hướng tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mục đích của doanh nghiệp
1.1 Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng Nó luôn tạo ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các
Trang 4thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO
1.3Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
-Vai trò chỉ đạo : DN được hình thành trong một quá trình, do chủ doanh
nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không
cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại Khi đã hình thành Văn hóa doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp với mục tiêu đã định Vai trò chỉ đạo của VHDN có tác dụng chỉ đạo đối với hành động và tư tưởng của từng cá nhân trong doanh nghiệp Đồng thời có tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp
- Vai trò ràng buộc : VHDN tạo ra những ràng buộc mang tính tự giác trong tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp
và không mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính
- Vai trò liên kết : Sau khi được cộng đồng trong doanhn nghiệp tự giác chấp nhận, văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đoàn kết nhất trí trong doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp
- Vai trò khuyến khích : Trọng tâm của Văn Hóa doanh nghiệp là coi trọng người tài, coi công việc quản lý là trọng điểm Điều đó, giúp cho nhân viên
có tinh thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có khả năngđiều chỉnh những nhu câu không hợp lý của nhân viên
-Vai trò lan truyền : Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hoá của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp Hơn nữa, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các quan hệ cá nhân, văn hóa doanh nghiệp được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp
Trang 51.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
-Văn hóa doanh nhân: doanh nhân được hiểu là những chủ sở hữu chính của doanh nghiệp Doanh nhân là người đưa ra những quyết định trong việc hướng doanh nghiệp theo một đường lối, phương hướng nhất định Chính vì vậy, không phủ nhận văn hoá doanh nhân có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá doanh nghiệp
-Nhà quản trị: đây chính là bộ khung vững chắc của doanh nghiệp Bão có
to, gió có lớn nhưng nếu bộ khung ấy vẫn vững vàng thì doanh nghiệp ấy còn tồn tại Môt trong những yêu cầu của nhà lãnh đạo là tìm được các nhà quản trị phù hợp với phong cách quản lý, quan điểm kinh doanh
-Nhân viên và người lao động: khi bắt đầu làm việc, các nhân viên
trẻ có ba cách ứng xử khác nhau với những chuẩn mực văn hóa (thành văn
và bất thành văn) của công ty Thứ nhất, họ đánh giá cao những chuẩn mực đó và hòa nhập vào công ty rất dễ dàng Thứ hai là không thể nào chịu nổi và bỏ ra đi Và thứ ba là những bạn trẻ dù không thích những chuẩn mực
đó nhưng vì đồng lương, vì không muốn bị mất việc nên phải chấp nhận và cam chịu Vậy tại sao họ chọn đơn vị khác hay tại sao họ chọn chúng ta mà không chọn đơn vị khác? Là vì môi trường văn hóa doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chưa đưa ra một môi trường văn hóa, môi trường làm việc
để gắn bó và thu hút nhân viên, giữ chân nhân tài Có những doanh nghiệp đưa ra lại chỉ mang tính hình thức, nói một đường làm một nẻo
-Khách hàng: dưới con mắt khách hàng, văn hoá Doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Văn hoá doanh nghiệp đóng hai vai trò: là nguồn lực, lợi thế cạnh tranh, lợi thế sosánh khi khách hàng quyết định lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau,là cơ
sở duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng
-Nhà cung cấp: tương tự như đối với khách hàng, nhà cung cấp sẽ tin tưởng hơn khi bán hàng cho doanh nghiệp Sau khi bán hàng, mức độ tín nhiệm càng nâng lên, nhà cung cấp sẽ coi doanh nghiệp là những khách
Trang 6hàng trung thành đặc biệt và có những chế độ quan tâm đặc biệt những ngày giao hàng, chiết khấu tài chính.
-Với Cộng đồng xã hội, cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông, tổ chức tài chính, ngân hàng: cũng như đối với khách hàng và nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ được những lợi thế đặc biệt khi xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vì tạo ra sự chuyên nghiệp, tạo ra tâm lý xem doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng lâu dài, được củng cố tiếp sau một thời gian họat động.Kết quả
là công đồng sẽ hạn chế “công kích” khi doanh nghiệp gặp rủi ro, khó khăn.Các tổ chức tài chính sẽ cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn vì muốn thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp
Chương 2: Văn hóa kinh doanh của Viettel
2.1Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ
sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam,đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở
3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu.Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu
a.Các hoạt động kinh doanh bao gồm
Cung cấp dịch vụ Viễn thông
Truyền dẫn
Bưu chính
Phân phối thiết bị đầu cuối
Đầu tư tài chính
Truyền thông
Đầu tư Bất động sản
Trang 7-Giai đoạn từ năm 1989 đến 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m)
-Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
-Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang
-Năm 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại
sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc
-Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế
-Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
-Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) Cổng vệ tinh quốc tế
-Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang quốc tế
-Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo
-Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia
-Năm 2007:
+ Doanh thu đạt 1 tỷ USD
+ Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet
Trang 8-Năm 2008:
+ Doanh thu đạt 2 tỷ USD
+ Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
+ Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông
+ Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008)
-Năm 2009
+ Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam
và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86% dân số
+ Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2009)
+ Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009)
-Năm 2010
+ Đầu tư vào Haiti và Mozambique
+ Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010)
-Năm 2011
+ Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World
Communications Awards 2011)
- Năm 2012
+ Doanh thu đạt 7 tỷ USD
+ Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởngnhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World
Communications Awards 2012)
+ Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng:doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng nông thôn Châu Phi
c.Thành tựu
-Tại Việt Nam
Trang 9+Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam (hết năm 2009 có hơn 47,6 triệu thuê bao hoạt động hai chiều và hơn 24,7 triệu thuê bao Registered)
+Số 1 về tốc độ phát triển dịch vụ di động tại Việt Nam (năm 2005, 2006, 2007)
+Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam
+Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam
+Số 1 về đột phá kỹ thuật: Thu – phát trên một sợi quang VoIP
+Số 3 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam
+Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
+Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
+Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009
2.2 Văn hóa kinh doanh của viettel
-Bản sắc:mang phong cách riêng của một doanh nghiệp quân đội,của những người lính làm kinh doanh.Đó tính kỉ luật và tinh thần đồng đội,là sự thống nhất cao về ý chí và hành động,là khả năng vượt qua mọi khó khăn và thách thức để hoàn thành nhiệm vụ
-Thương hiệu:để xây dựng thương hiệu riêng mình,Viettel đã chi rất đậm
để thuê hẳn một công ty nước ngoài để tư vấn đó là công ty quảng cáo lớn nhất thế giới JW Thomson(JWT)có mặt tại việt nam,mà điều này được xem
là vô cùng xa xỉ với các công ty Việt Nam lúc bấy giờ.Và việc thiết kế thương hiệu cho viettel mất khá nhiều thời gian ,khoảng 8 tháng, bởi những yêu cầu gắt gao của viettel
-Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn”- đó là tuyên ngôn của viettel với khách hàng:tôn trọng và đề cao khách hàng, hay đúng hơn là tôn trọng cá
Trang 10tính và sở thích của khách hàng.Đồng thời đó cũng là lời viettel tự nói với chính bản thân mình, từ lãnh đạo đến từng cán bộ nhân viên bình
thường :hãy sáng tạo
-Logo: Với ý tưởng của dấu ngoặc kép, logo của viettel được thiết kế với hình elipse biểu tưởng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng
và cũng là biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau
Ba màu trên logo cũng có ý nghĩa đặc biệt: màu xanh-thiên, màu địa, màu trắng-nhân, theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng được đổi thành màu xanh để tong màu phù hợp vs bố cục và biểu trưng của quân đội
Đây quả thực là 1 logo mang phong cách rất riêng của viettel, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ban lãnh đạo viettel đó là xây dựng một viettel hoàn toàn khác vs các công ty viễn thông khác , vừa mang tính sang tạo, tư duy,
tự chủ và rất đậm chất lính
-Triết lý kinh doanh:
“Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt,cần được tôn trọng ,quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt.Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội.Viettel cam kết tái đầu
tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xaz hội, hoạt động nhân tạo.”
2.3 Phân tích văn hóa kinh doanh của Viettel
a.Văn hóa kinh doanh của Viettel thể hiện ở vai trò của người lãnh đạo
-Phong cách lãnh đạo của Viettel (3 trong 1: lãnh đạo, điều hành, chuyên gia) Tất nhiên tỉ trọng 3 lĩnh vực trên thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, quy mô của từng đơn vị Lãnh đạo Viettel có ý thức, biết định hướng, biết gợi mở để mọi người tham gia, biết giao việc cho mọi người làm nhưng biết tiến độ công việc, biết đánh giá, nhận xét, biết đào tạo nhân viên, biết nhúng tay vào tháo gỡ khó khăn khi cần Người lãnh đạo phải vạch ra chiến lược và trực tiếp tổ chức thực hiện chiến lược đó, đồng thời phải phát hiện, đào tạo và sắp xếp nhân lực cho việc thực thi có hiệu quả Chiếc lược và thực thi là một quá trình liên kết giữa SINH và THÀNH Người sinh ra ý tưởng chính là người tốt nhất, phù hợp nhất để đưa ý tưởng đó vào cuộc sống Môi trường kinh doanh và cạnh tranh ngày này thay đổi rất nhanh nên chỉ có người điều hành trực tiếp mới có thể nhận dạng nhanh chóng sự thay đổi, có đủ thông tin để kịp thời điều chỉnh chiến lược Các Giám đốc của Viettel phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo, sâu sát thực tế để dẫn dắt tổ chức của mình
Trang 11- Điều hành hàng ngày: Đây chính là cốt lõi của công tác điều hành để tăng trưởng nhanh Có 1 số người nhận thức chưa đúng về vai trò của người lành đạo, cho rằng lãnh đạo chỉ vạch ra chiến lược, còn việc thực hiện chỉ mang tính chất chiến thuật nên có thể giao cho người khác Nhưng, gần đây, Viettel đã nhận thức sâu hơn tầm quan trọng của thực thi.
b Văn hóa doanh nghiệp của Viettel trong môi trường làm việc của nhân viên
-Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn, luôn nhấn mạnh “ SỨC SÁNG TẠO là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Viettel là doanh nghiệp ra đời sau, nếu “ chậm chân” đồng thời với hết cơ hội” Công tác giáo dục động cơ thi đua, như cách nói ở Viettel là công tác dạy người, được đặc biệt chú trọng
-Ở Viettel đã có những phần thưởng đột xuất lên đến 210 triệu đồng cho 1 sáng kiến kĩ thuật Hay như việc gắn khen thưởng với công tác cán bộ Cán
bộ, nhân viên nào được khen thưởng nhiều, đồng nghĩa với người đó sẽ được
bổ nhiệm để có thể “ thi thố” tài năng ở mức cao
-Viettel có cách dùng người như sau:
+ Tuyển người là đãi cát tìm vàng: Thay vì tuyển được ai thì dùng người
đó lâu dài, chúng ta tuyển 10 người sau 6 tháng chọn lấy 5 người Tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc, loại bỏ những ngườikhông phù hợp thì sự thành công sẽ tự đến
+ Luân chuyển cán bộ: Khi chiến lược kinh doanh thay đổi thì phải có
sự thay đổi, sự luân chuyển cán bộ Luân chuyển cán bộ là để phát hiện vàđào tạo cán bộ, luân chuyển cũng là để tìm người phù hợp vào vị trí thích hợp Luân chuyển là tạo không gian mới cho cá nhân sáng tạo
+ Không ai là số 0: Người làm ở Viettel dù ít hay nhiều, dù ở vị trí nào, công việc nào cũng đều là viên gạch quan trọng để xây dựng Ngôi nhà chung Viettel
+ Tâm và tố chất quan trọng hơn bằng cấp: Sẽ không có việc gì khó nếu người làm có tâm với công việc ấy Trong cuộc sống và cả trong công việc nữa, sẽ có vô vàn những việc khó, những việc chưa từng làm Với những người có tâm, họ sẽ có cach để vượt qua, để tìm ra hướng đi cho
Trang 12mình Ngoài ra, bằng cấp chưa phản ánh hết năng lực hoặc đam mê của một cá nhân đối với lĩnh vực nào đó
c.Văn hóa kinh doanh của viettel trong mối quan hệ với khách hàng
Viettel là doanh nghiệp viễn thông có hơn 50 triệu khách hang đang dẫn đầu xu hướng quan tâm và chiều lòng các thuê bao trả trước bằng chất lượngchăm sóc khách hang ngày càng cao và có nhiều đột phá về chất lượng chămsóc khách hàng
_Xóa nhòa khoảng cách thuê bao trả trước, trả sau
_Trước hết hãy xem bảng giá cước của các gói cước thông thường 3 nhà mạng lớn
Như vậy, cước của Mobifone và Vinaphone là hoàn toàn như nhau, chỉ
Trang 13- Không biết được một tháng sử dụng bao nhiêu tiền, để cân đối chi tiêu
- Cước gọi đắt hơn
Trả sau:
- Tính toán được lượng tiền cước trong 1 tháng
- Cước gọi rẻ hơn
- Không sử dụng cũng mất thuê bao 50k/tháng
Xét về ưu và nhược điểm của hai loại thuê bao này cũng chưa rõ ràng và chưa thuyết phục được chúng ta nên sử dụng loại nào
+) Giờ ta thử một tính toán nhỏ cuối cùng để biết bạn nên chọn loại nào:Cước gọi trung bình của thuê bao trả trước là 1280đ / phút
(gói thông thường)
Cước gọi trung bình của thuê bao trả sau là 930đ / phút
Như vậy, nếu 1 tháng ta gọi 143’ (mỗi ngày khoảng 4,75 phút/ngày), thì ta phải nạp card số tiền 1280đ x 143’ = 183.000đ
hoặc ta phải nộp tiền cước 930đ x 143’ + 50.000đ (thuê bao) =
182.990đ
Nhìn theo phương diện tiền cước, nếu một tháng ta gọi trên 143’ hay dùng trên 180k, thì chắc chắn ta phải chọn dùng trả sau rồi, vì từ phút 144’ trở đi, cước của thuê bao trả sau là rẻ hơn nhiều
Ngược lại, nếu dùng ít hơn số này, dùng trả trước là không có gì phải bàn cãi
Kết luận:
- Nếu bỏ qua các tiêu chí ưu nhược điểm của các gói cước (vì đây là quan điểm chủ quan của mỗi người)
- Nếu bạn là người có nhu cầu sử dụng điện thoại ít (dưới
183k/tháng hay chỉ gọi khoảng4’/ngày) thì mình khuyên bạn dùng gói cước => trả trước
- Còn nếu bạn là người đã đi làm, hay công việc cần gọi điện thoại nhiều (trên 200k/tháng hay gọi trên 5’/ngày) thì không còn chần chừ