1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ôn thi quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

20 892 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 80,14 KB

Nội dung

+ Khi sử dụng những người trung gian nhất là các đại lý có cơ sở vật chất nhất định, người ủy thác giảm bớt chi phí đầu tư trực tiếp ra nước ngoài + Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc

Trang 1

I Thương mại quốc tế

1 Khái niệm và đặc điểm của TMQT

- Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại

và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

- Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài tham gia

- Đặc điểm:

+ Chủ thể của giao dịch (bên Mua và bên Bán, hay còn được gọi là các thương nhân) là những người có quốc tịch hoặc có nơi cư trú (hay trụ sở thương mại) ở các nước khác nhau Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoặc thể nhân

+ Đối tượng của giao dịch là hàng hóa, được di chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác

+ Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên

+ Nguồn luật điều chỉnh bao gồm: Pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế, Pháp luật nước ngoài, Tập quán thương mại quốc tế…

2 Quản lý Nhà nước về TMQT

- Quản lý nhà nước về TMQT là sự quản lý (hay sự tác động và điều chỉnh) của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động TMQT, nhằm thúc đẩy các hoạt động TMQT phát triển đáp ứng những mục tiêu và yêu cầu nhất định

- Nội dung quản lý nhà nước về thương mại nói chung và TMQT nói riêng được thể hiện ở các phương diện cơ bản sau:

+ Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển thương mại quốc tế

+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về TMQT

+ Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý TMQT

+ Chỉ đạo, điều hành các hoạt động TMQT

+ Kiểm soát các quan hệ TMQT

+ Thực hiện thống kê nhà nước về TMQT

- Nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia

- Chính phủ quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước

- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại (Đ8 Luật thương mại sửa đổi 2005):

 Chính phủ

 Bộ Thương mại

 Bộ, cơ quan ngang bộ

 Uỷ ban nhân dân các cấp

- Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại VN (Đ22 Luật thương mại sửa đổi 2005):

 Chính phủ

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 Bộ Thương mại

 Bộ, cơ quan ngang bộ

II Các phương thức TMQT

1 Mua bán quốc tế

a Mua bán thông thường (Giao dịch thông thường)

Mua bán trực tiếp (Giao dịch trực tiếp)

- Giao dịch trực tiếp trong TMQT : là phương thức giao dịch trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách

gặp mặt hoặc thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín, thư điện tử… để bàn bạc và thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán… và các điều kiện giao dịch khác

- Các bước giao dịch chủ yếu:

+ Hỏi giá: là việc người mua yêu cầu người bán cung cấp cho mình các thông tin liên quan đến hàng hóa và các điều kiện giao dịch Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá

+ Phát giá (chào hàng): là lời đề nghị ký kết hợp đồng được gửi cho một hay nhiều người xác định Chào hàng gồm chào bán hàng(Offer) và chào mua hàng(Order)

+ Hoàn giá: là sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác Nếu hoàn giá mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng

+ Chấp nhận: là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu ra trong đơn chào hàng Việc chấp nhận phải trong thời hạn hiệu lực của đơn chào hàng và đơn chấp nhận phải được chuyển đến tay người chào hàng

+ Xác nhận: là việc các bên khẳng định lại các vấn đề đã thỏa thuận giao dịch trước đó (thông qua văn kiện xác nhận)

- Trình bày các điều kiện hiệu lực của một đơn chào hàng

Chủ thể của đơn chào hàng phải có tư cách pháp lý

Đối tượng của đon chào hàng phải được phép mua bán

Nội dung của đơn chào hàng phải hợp pháp (bằng văn bản)

Trang 2

Mua bán qua trung gian (Giao dịch qua trung gian)

Giao dịch qua trung gian là phương thức giao dịch được thực hiện thông qua một người thứ ba – người thứ ba này được gọi là người trung gian buôn bán Người trung gian buôn bán được hiểu có thể là một cá nhân, một tổ chức hay một doanh nghiệp Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường thế giới là đại lý (Agent) và môi giới (Broker)

- Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình

mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khác hàng để hưởng thù lao

+ Đặc điểm cơ bản: Được quyền đứng tên trong hợp đồng; Được quyền chiếm hữu hàng hóa; Chịu trách nhiệm về hành vi và kết quả trong kinh doanh; Được người ủy thác trả thù lao; Hợp đồng đại lý là hợp đồng dài hạn

+ Tùy theo sự phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ giữa bên giao đại lý và bên đại lý, có nhiều hình thức đại lý khác nhau Các hình thức được PL VN thừa nhận:

 Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý

 Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực đại lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số dịch vụ nhất định

 Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thông đại lý trực thuộc

để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý

- Môi giới thương mại: là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán

hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới

+ Đặc điểm cơ bản: Không đứng tên chính mình trong hợp đồng mua bán mà đứng tên của người ủy thác; Không chịu trách nhiệm

về kết quả của việc giao dịch; Được nhận thù lao từ người ủy thác; Hợp đồng môi giới dựa trên sự ủy thác từng lần

- Ưu điểm của người trung gian thương mại:

+ Những người trung gian thường hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác

+ Khi sử dụng những người trung gian nhất là các đại lý có cơ sở vật chất nhất định, người ủy thác giảm bớt chi phí đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài

+ Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải

+ Hình thành được mạng lưới buôn bán, tiêu thụ rộng khắp, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường

+ Trong TMQT, nhiều người trung gian buôn bán có tiềm năng tài chính lớn, nhiều khi họ còn là những người cung cấp tín dụng cho người ủy thác

- Nhược điểm:

+ Nhà kinh doanh mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường

+ Việc kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của người trung gian nên nhiều khi phải gánh chịu hậu quả và rủi ro + Nhà kinh doanh cũng thường phải đáp ứng yêu sách nhiều khi không có lợi cho mình do đại lý, môi giới đưa ra

+ Lợi nhuận bị chia sẻ

- So sánh đại lý và môi giới

Chủ thể (ký kết HĐ mua bán) Được quyền đứng tên Đại lý trong hợp đồng Không đứng tên chính mình mà đứng tên

của người ủy thác

Quyền hạn và trách nhiệm chủ thể Được quyền chiếm hữu hàng hóa và chịu

trách nhiệm về hành vi và kết quả trong kinh doanh

Không chịu trách nhiệm về kết quả của việc giao dịch ( giữa người ủy thác và đối tác)

Đều là hoạt động trung gian thương mại, trong đó các thương nhân làm trung gian được hưởng thù lao từ người ủy thác theo hợp đồng

b Mua bán đối lưu

- Mua bán đối lưu trong TMQT : là một phương thức giao dịch trong đó XK kết hợp chặt chẽ với NK, người bán đồng thời là người

mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương

- Mục đích của hoạt động trao đổi: không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương

- Đặc điểm:

+ Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hàng – hàng

+ Quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa trao đổi

Trang 3

+ Đồng tiền được sử dụng làm chức năng tính giá là chủ yếu

+ Phải có sự cân bằng về giá trị, giá cả hàng hóa trao đổi

- Các hình thức mua bán đối lưu trên thế giới:

+ Hàng đổi hàng (Barter)

+ Mua đối lưu hay còn gọi là mua của nhau (Counter purchase) hoặc mậu dịch song song (Parallet trade)

+ Mua lại sản phẩm (Buyback)

+ Hình thức bù trừ (Compensation)

+ Hình thức chuyển nợ hay còn gọi là hình thức buôn bán trao tay, buôn bán tam giác (Switch)

- Yêu cầu cân bằng của buôn bán đối lưu:

+ Cân bằng về giá trị mặt hàng: hàng cũ đổi lấy hàng cũ, hàng mới đổi lấy hàng mới, mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý …

+ Cân bằng về giá cả: căn cứ vào giá trên thị trường quốc tế của hàng hóa chúng ta nhập, căn cứ vào giá các hợp đồng trước đây chúng ta đã ký kết, căn cứ vào giá các mặt hàng tương đương, nếu không xác định được thì sẽ tính toán chi phí để định giá

+ Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa: do không có sự di chuyển tiền tệ, hai bên thường quan tâm sao cho tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ giao cho nhau phải tương đối cân bằng nhau

+ Cân bằng về các điều kiện giao hàng: điệu kiện vận tải, điều kiện thanh toán

- Nội dung hợp đồng mua bán đối lưu:

+ Hàng hóa (Danh mục hàng hóa trao đổi)

+ Giá cả (Nguyên tắc định giá)

+ Thanh toán (Cơ chế thanh toán)

2 Đấu giá, đấu thầu quốc tế

a Đấu giá quốc tế

- Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất

- Đấu giá quốc tế là cuộc đấu giá có nhiều người tham gia với quốc tịch hay trụ sở thương mại ở các nước khác nhau

- Đặc điểm:

+ Hàng hóa phải có mặt trên thị trường để người mua lựa chọn

+ Là một phương thức giao dịch đặc biệt:

 Có một người bán, nhiều người mua

 Người tham gia đấu giá có thể tự do cạnh tranh theo các điều kiện mà người bán quy định trước

 Địa điểm, thời gian tổ chức cuộc đấu giá thường được quy định trước

 Hàng hóa, mẫu hàng hóa, tài liệu giới thiệu về hàng hóa và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa đó phải được trưng bày tại địa điểm được thông báo từ khi niêm yết

b Đấu thầu quốc tế

- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại theo đó bên mua thông qua mời thầu nhằm lựa chọn trong số thương nhân tham gia đấu thầu thương nhân đáp ứng tốt nhất yêu cầu do bên mua đặt ra để ký kết và thực hiện hợp đồng

- Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước

- Đặc điểm:

+ Hàng hóa, máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn

+ Là một phương thức giao dịch đặc biệt:

 Có một người mua, nhiều người bán

 Điều kiện do người mua quy định trước

 Được tiến hành tại một địa điểm, thời gian quy định trước

+ Bị ràng buộc bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn

- Phân biệt đấu giá và đấu thầu quốc tế

Tự do cạnh tranh theo các điều kiện mà người bán quy định trước Điều kiện do người mua quy định trước

Tiến hành tại một địa điểm, thời gian quy định trước

3 Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa

- Sở giao dịch hàng hóa: là những thị trường giao dịch đặc biệt, diễn ra thường xuyên tại một địa điểm cố định, tại đó bằng hợp đồng mẫu của Sở, thông qua người môi giới của Sở, các thương nhân sẽ mua bán những lượng hàng hóa có giá trị lớn và thường là mua khống bán khống để thu chênh lệch giá

- Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai

Trang 4

- Đặc điểm:

+ thị trường, thời gian và thể lệ được quy định sẵn

+ thường mua khống, bán khống để hưởng chênh lệch giá

+ hàng hóa thường có khối lượng lớn, nhu cầu cao và dễ tiêu chuẩn hóa

4 Gia công quốc tế

- Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao

- Gia công quốc tế là một hoạt động gia công thương mại có yếu tố nước ngoài

- Đặc điểm:

+ Quyền sở hữu không thay đổi

+ Tiền công tương đương với lượng hao phí làm ra sản phẩm

+ Được hưởng các ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan

- Ưu điểm:

+ Đối với bên đặt gia công: lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công

+ Đối với bên nhận gia công: giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc

- Ưu điểm của hình thức gia công xuất khẩu mặt hàng may mặc đối với VN

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm may mặc xuất khẩu

 Vốn đầu tư cho sản xuất ít

 Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động VN

 Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu bao bì, sản phẩm…

 Tận dụng được nguồn nhân công rẻ trong nước và các nguyên vật liệu phụ rẻ trong nước (vải vóc, kim chỉ …)

5 Giao dịch tái xuất/Kinh doanh tái xuất

- Kinh doanh tái xuất là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang nước khác những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất

- Kinh doanh tái xuất bao gồm kinh doanh chuyển khẩu và kinh doanh tạm nhập – tái xuất

- Kinh doanh tạm nhập – tái xuất hay tái xuất theo đúng nghĩa của nó là hình thức trong đó hàng hóa đi từ nước XK đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước NK Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền cho nước XK và thu tiền của nước NK

- Chuyển khẩu là hình thức kinh doanh trong đó hàng hóa của nước XK trực tiếp sang nước NK Nước tái xuất trả tiền cho nước XK và thu tiền của nước NK

- Luật thương mại 2005 của VN quy định:

+ Tạm nhập – tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của PL vào VN, có làm thủ tục NK vào VN và làm thủ tục XK chính hàng hóa đó ra khỏi VN + Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của PL, có làm thủ tục XK ra khỏi VN và làm thủ tục NK lại chính hàng hóa đó vào VN + Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ VN mà không làm thủ tục NK vào VN và không làm thủ tục XK ra khỏi VN

- Note: phân biệt các hình thức tạm nhập – tái xuất với quá cảnh Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của

tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ VN, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh

- So sánh gia công và tạm nhập tái xuất

Nhận nguyên liệu chế biến thành hàng hóa Nhận hàng hóa về, xuất chính hàng hóa đó

XK lại nước mà mình nhập về Không nhất thiết là phải XK sang nước mình nhập về có thể là

nước thứ 3

6 Giao dịch tại hội chợ và triển lãm

- Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ

- Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động thương mại theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch

vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác, để nhận thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại

- Quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại:

 Thương nhân VN

 Chinh nhánh của thương nhân VN

Trang 5

 Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại VN

 Văn phòng đại diện của thương nhân

 Thương nhân nước ngoài

- Hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được tái xuất trong thời hạn 30 ngày

- Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là 1 năm

7 Thương mại điện tử

- Thương mại điện tử (E – commerce) là phương thức thương mại được thực hiện bằng phương tiện điện tử

- Ưu điểm:

 Giúp DN nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác

 Giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị

 Giảm thời gian và chi phí giao dịch

 Tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại

 Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa

- Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và được nhà nước thừa nhận giá trị pháp lý của nó

- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng

Chương 2: Hợp đồng thương mại quốc tế

1 Khái niệm, đặc điểm của HĐ TMQT

- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp lý nào đó

- Hợp đồng thương mại là hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân với nhau nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hành

vi thương mại nào đó

- Hợp đồng TMQT là hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài tham gia

- Đặc điểm:

 Chủ thể của quan hệ hợp đồng TMQT có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau hoặc có nơi cư trú khác nhau

 Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này đến khu vực pháp lý khác

 Đồng tiền để tính giá và thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên

 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế là các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và pháp luật của các quốc gia

- Note: hợp đồng TMQT được coi là có hiệu lực trong những trường hợp nào?

 Chủ thể phải là các thương nhân

 Các bên tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện

 Nội dung hợp đồng phải hợp pháp và không trái với đạo đức kinh doanh

 Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật

3 Cấu trúc của HĐ TMQT

Một hợp đồng TMQT thường được cấu trúc thành 5 nhóm nội dung chính:

- Tên và số hiệu hợp đồng

- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng

- Phần mở đầu (tên, địa chỉ các chủ thể tham gia hợp đồng)

- Phần nội dung chính bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng

- Đại diện của các bên ký kết ký tên và đóng dấu

4 Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng TMQT

Nội dung cơ bản của HĐ TMQT chính là các điều khoản được thỏa thuận giữa các bên

 Điều khoản về tên hàng: giúp các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó điều khoản này phải được diễn tả thật chính xác

 Điều khoản về phẩm chất: là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng hóa Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ

sở để xác định giá cả hàng hóa và giúp mua được hàng hóa đúng yêu cầu

 Điều khoản về số lượng: xác định số lượng thực tế hàng hóa sẽ được mua bán

 Trọng lượng cả bì: áp dụng khi trọng lượng hoặc trị giá của bao bì quá nhỏ so với trọng lượng hoặc trị giá của lô hàng, hoặc đối với những mặt hàng không thể tách rời khỏi bao bì – phương pháp phổ biến

 Trọng lượng tịnh: áp dụng trong trường hợp trọng lượng hoặc trị gí của bao bì khác xa so với trọng lượng hoặc trị giá của lô hàng

 Trọng lượng thương mại: là trọng lượng của hàng hóa ở độ ẩm tiêu chuẩn áp dụng cho những mặt hàng dễ hút ẩm, có

độ ẩm không ỏn định, giá trị kinh tế tương đối cao( bông, đay, len, tơ tằm…)

 Điều khoản giao hàng: xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng

Trang 6

 Điều khoản về giá cả: đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định giá cả, giảm giá (nếu có), điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng

 Điều khoản thanh toán: quy định về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền

 Bao bì và ký mã hiệu: yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì và giá cả bao bì

 Điều khoản về bảo hành

 Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại: quy định những biện pháp chế tài khi hợp đồng không được thực hiện

 Phạt chậm giao hàng

 Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng

 Phạt do chậm thanh toán

 Phạt trong trường hợp hủy hợp đồng

 Điều khoản về bảo hiểm: ai phải chịu trách nhiệm và chi phí mua bảo hiểm, mức mua bảo hiểm là bao nhiêu

 Bất khả kháng (điều khoản miễn trách)

 Khiếu nại

 Trọng tài: trọng tài nào giải quyết, luật áp dụng giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành …

Câu hỏi: việc lựa chọn đồng tiền tính toán phụ thuộc các yếu tố nào:

- Tính chất các quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa hai nước có chủ thể tham gia quan hệ XNK

- Tương quan lực lượng giữa 2 bên trên thị trường quốc tế

- Vị trí của đồng tiền trên thị trường quốc tế

- Thông lệ và tập quán buôn bán quốc tế

- Các đồng tiền thường được sử dụng: USD, EUR, SDR…

5 Phân loại các quy tắc (điều kiện) của Incoterms

- Theo phương thức vận tải

 Mọi phương thức vận tải: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP

 Vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF

- Theo quyền vận tải và nơi giao hàng

 Nhóm E – Xuất phát: người bán chỉ có nghĩa vụ chuẩn bị hàng sẵn sàng để giao cho người mua tại cơ sở của mình

 Nhóm F – Cước phí chặng chuyên chở chính chưa trả: người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định

 Nhóm C – Cước phí chặng chuyên chở chính đã trả: người bán phải ký hợp đồng vận tải mà không chịu rủi ro về mất mát hay

hư hỏng đối với hàng hóa hay những chi phí phát sinh do các trường hợp xảy ra sau khi bốc hàng và gửi hàng

 Nhóm D – Đến nơi: người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro cần thiết để đưa hàng hóa đến nơi đến

6 Quy tắc

Trang 7

- Điều kiện EXW (Ex work): giao hàng tại xưởng

 Nghĩa vụ của người bán

 Chuẩn bị hàng, giao hàng

 Giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa

 Không chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải

 Giúp người mua khi người mua yêu cầu để XK chứ không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan XK

 Nghĩa vụ của người mua

 Trả tiền hàng, chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán hoặc tại một nơi quy định khác

 Làm thủ tục và chịu các chi phí để thực hiện thông quan XK, quá cảnh, NK hàng hóa

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định

- Điều kiện FCA (Free carrier): giao hàng cho người vận tải

 Nghĩa vụ của người bán

 Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định

 Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng (nếu đó là tại cơ sở người bán)

 Làm thủ tục XK

 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng cho người chuyên chở

 Nghĩa vụ của người mua

 Trả tiền hàng

 Chỉ định phương tiện chuyên chở hàng hóa và chịu chi phí vận tải

 Bốc (dỡ) hàng tại địa điểm đi nếu địa điểm đó nằm ngoài cơ sở của người bán

 Làm thủ tục NK

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định

Note: khi hàng đóng trong container có đặc thù là người bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại điểm tập kết nên dùng FCA

- Điều kiện FAS (Free Alongside Ship): giao dọc mạn tàu

 Nghĩa vụ của người bán:

 Đưa hàng hóa ra cảng, đặt hàng dọc mạn con tàu do người mua thuê

 Làm thủ tục XK

 Giao cho người mua các chứng từ có liên quan

 Nghĩa vụ của người mua:

 Trả tiền hàng

 Thuê tàu, trả cước phí vận tải chính

 Làm thủ tục NK

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa dọc mạn tàu

- Điều kiện FOB (Free on Board): giao lên tàu

 Nghĩa vụ của người bán

 Giao hàng lên tàu do người mua chỉ định

 Làm thủ tục XK

 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng lên tàu

 Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước

 Nghĩa vụ của người mua

 Trả tiền hàng

 Chỉ định tàu chuyên chở hàng và trả cước

 Chịu chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong tiền cước

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu

- Điều kiện CFR (Cost and freight): tiền hàng cộng cước

 Nghĩa vụ của người bán

 Thuê tàu và trả cước vận tải chính

 Làm thủ tục XK

 Giao hàng lên tàu

 Trả phí bốc hàng lên tàu và chi phí dỡ hàng nếu chi phí này nằm trong cước vận tải chính

 Giao cho người mua các chứng từ liên quan

 Nghĩa vụ của người mua

 Trả tiền hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận

 Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong cước vận tải chính

 Làm thủ tục NK

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu

- Điều kiện CIF (Cost, insurance and Freight): tiền hàng + bảo hiểm + cước

Trang 8

 Nghĩa vụ của người bán

 Thuê tàu và trả cước vận tải chính

 Làm thủ tục XK

 Giao hàng lên tàu

 Trả phí bốc hàng lên tàu và chi phí dỡ hàng nếu chi phí này nằm trong cước vận tải chính

 Mua bảo hiểm cho hàng hóa (ở mức tối thiểu)

 Giao cho người mua các chứng từ liên quan

 Nghĩa vụ của người mua

 Trả tiền hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận

 Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong cước vận tải chính

 Làm thủ tục NK

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu

- Điều kiện CPT (Carriage Paid To): cước trả tới đích

 Nghĩa vụ của người bán

 Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định

 Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng

 Thuê phương tiện vận tải và trả cước phí chuyên chở hàng tới địa điểm đích quy định

 Làm thủ tục XK

 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng cho người chuyên chở

 Nghĩa vụ của người mua

 Trả tiền hàng

 Làm thủ tục NK

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định

- Điều kiện CIP (Carriage, insurance Paid To): cước, bảo hiểm trả tới đích

 Nghĩa vụ của người bán

 Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định

 Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng

 Thuê phương tiện vận tải và trả cước phí chuyên chở hàng tới địa điểm đích quy định

 Mua bảo hiểm cho hàng hóa

 Làm thủ tục XK

 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng cho người chuyên chở và chứng từ bảo hiểm

 Nghĩa vụ của người mua

 Trả tiền hàng

 Làm thủ tục NK

 Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định

Note: nên dùng CIP khi hàng trong container

- Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid): giao tại đích đã nộp thuế

 Nghĩa vụ của người bán: thực hiện mọi nghĩa vụ, chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng đến địa điểm đích quy định

 Nghĩa vụ của người mua: trả tiền hàng

 Điểm phân chia rủi ro: địa điểm đích quy định

Note: chỉ nên sử dụng DDP khi người bán có khả năng trực tiếp hay gián tiếp thông quan NK

- Điều kiện DAT: giao tại bến

 Người bán

 Làm thủ tục thông quan XK

 Đã được dỡ xuống từ phương tiện vận tải

 Giao các chứng từ liên quan

 Người mua:

 Thanh toán tiền hàng

 Làm thủ tục NK

 Điểm phân chia rủi ro: hàng hóa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải giao vào quyền định đoạt của người mua tại một ga cụ thể ở cảng cụ thể hoặc điểm đích đến cụ thể

- Điều kiện DAP: giao tại nơi đến

 Người bán:

 Làm thủ tục thông quan XK

 Đưa hàng đến nơi chỉ định, trên phương tiện vận tải sẵn sàng dỡ hàng

 Chịu chi phí dỡ hàng tại nơi quy định nến chi phí này nằm trong hợp đồng vận tải

 Giao chứng từ liên quan

 Người mua

Trang 9

 Thanh toán tiền hàng

 Làm thủ tục thông quan NK

 Điểm phân chia rủi ro: hàng hóa trên phương tiện vận tải đến, giao vào quyền định đoạt của người mua, trong tình trạng sẵn sàng dỡ xuống, tại điểm đích cụ thể

Note: dùng DAP khi muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan NK

7 Vì sao trong thực tế kinh doanh, các DN thường muốn bán FOB và mua CFR hoặc CIF

Đó là do thói quen (tập quán xấu) Trong thực tế kinh doanh, các DN hiểu nhầm phạm vi trách nhiệm giữa người bán và người mua, giữa các điều kiện giao dịch cổ điển FOB, CFR và CIF Các DN không thấy hết được ý nghĩa của việc “giành quyền vận tải” Đồng thời còn do các nguyên nhân chủ quan: do đội tàu buôn trong nước phát triển chưa đáp ứng kịp với sự phát triển buôn bán quốc tế, trình độ nghiệp vụ vận tải, đặc biệt là nghiệp vụ thuê tàu còn hạn chế

8 Lợi thế nếu tận dụng được cơ hội sử dụng đồng tiền trong nước để thanh toán hàng NK

- Không phải dùng ngoại tệ để chi trả

- Có thể tránh được những rủi ro phát sinh từ những biến động tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ

- Nâng cao uy tín của đồng tiền quốc gia trên trường quốc tế

Trang 10

Chương 3: vận tải và giao nhận trong TMQT

1 Vì sao nói vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt

Vì sản xuất trong vận tải không có đối tượng lao động mà chỉ có đối tượng chuyên chở Sản xuất trong VT không tạo ra sản phẩm mới, chỉ tạo ra một loại sp đặc biệt – sp vận tải Sản xuất trong VT không làm thay đổi hình dạng, kích thước và tính chất lí hóa của chúng Sản phẩm VT là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở, nó cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm VT không

có hình dạng, kích thước cụ thể, không tồn tại ngoài quá trình sản xuất ra nó Sản phẩm VT không có khoảng cách về thời gian giữa sx

và tiêu dùng, nó được sx và tiêu dùng cùng 1 lúc, khi sx kết thúc thì sp VT cũng được tiêu dùng ngay

2 Vị trí, đặc điểm của phương thức vận tải đường biển

- Ưu điểm:

 Năng lực vận chuyển lớn

 Thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong TMQT Đặc biệt thích hợp và hiệu quả trong việc chuyên chở các loại hàng có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ

 Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp

 Giá thành vận tải đường biển thấp

- Nhược điểm:

 Phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải

 Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp so với tốc độ của một số phương tiện vận tải khác

3 Các phương thức thuê tàu

- Phương thức thuê tàu chợ (Liner chartering)

 Khái niệm: tàu chợ là loại tàu chở hàng, chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình định trước

 Đặc điểm:

 Thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ

 Cấu trúc tàu phức tạp, tốc độ chạy tương đối nhanh, có trang thiết bị bốc dỡ riêng

 Điều kiện chuyên chở được quy định in sẵn trên vận đơn

 Cước phí do các hãng tàu đưa ra công bố trên đường cước

 Chỉ ghé vào làm việc ở cảng một số ngày nhất định rồi quay ra nên không quy định về ngày xếp dỡ, thưởng phạt xếp dỡ

 Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là Vận đơn đường biển (B/L)

- Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage Chartering)

 Khái niệm: tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước

 Đặc điểm:

 Thường chở hàng có khối lượng lớn và tính chất hàng hóa tương đối thuần nhất

 Có cấu tạo đơn giản, tốc độ chạy chậm hơn tàu chợ, không có trang thiết bị xếp dỡ riêng

 Điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do 2 bên thỏa thuận ký kết

 Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên là Hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P) và Vận đơn đường biển (B/L)

- Phương thức thuê tàu định hạn (Time Chartering)

 Khái niệm: thuê tàu định hạn hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả một thuyền bộ (Thuyền trưởng và tập thể thủy thủ) hoặc không, để kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu

 Đặc điểm:

 Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất định

 Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter)

 Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê (Hire) chứ không phải tiền cước (Freight)

 Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở

4 Phân biệt thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến

Tàu chạy theo một lịch trình công bố trước Tàu không chạy theo lịch trình cố định

Chứng từ điều chỉnh các mqh trong thuê tàu là Vận đơn đường

biển Chứng từ điều chỉnh các mqh trong thuê tàu là hợp đồng thuê tàu và Vận đơn đường biển Chủ hàng không được tự do thỏa thuận các điều kiện, điều khoản

Chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở Chủ tàu có thể đóng vai là người chuyên chở hoặc không

Cước phí thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng và được tính

toán theo biểu cước của hãng tàu

Cước phí có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hay không là do thỏa thuận của hai bên

Ngày đăng: 18/03/2016, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w