luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện phù ninh, phú thọ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng
Học viên thực hiện Luận văn
TRẦN QUANG ĐÔNG
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG Ở PHÙ NINH PHÚ THỌ 7
1.1 Rừng – đối tượng đặc biệt của quản lý nhà nước 7
1.1.1 Khái niệm và cách phân loại rừng 7
1.1.2 Vai trò của rừng đối với con người 14
1.1.3 Những yêu cầu đối với rừng để rừng xứng đáng với vai trò của nó đối với con người 18
1.1.4 Kẻ thù của rừng, nhân tố khiến cho rừng không làm trọn vai trò của nó đối với con người 20
1.2 Nhà nước – người bảo vệ, phát triển rừng hữu năng và hữu hiệu nhất 22 1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý rừng 22
1.2.2 Nhà nước - người có khả năng nhất trong việc bảo vệ rừng vì cuộc sống toàn diện và lâu dài của con người 25
1.2.3 Nội dung QLNN đối với rừng 25
1.3 Kinh nghiệm của một số nước, một số địa phương trong QLNN về rừng 31
1.3.1 Tổng quan kinh nghiệm 31
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 37
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN PHÙ NINH, PHÚ THỌ 39
Trang 32.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phù Ninh có liên quan tới vấn
đề QLNN về rừng của huyện 39
2.1.1 Những thông tin cơ bản về đặc điểm thiên nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phù Ninh 39
2.1.2 Những điểm đáng chú ý của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phù Ninh khi xem xét vấn đề QLNN về rừng trên địa bàn huyện .45
2.2 Thực trạng rừng Phù Ninh 47
2.2.1 Về tổng diện tích 47
2.2.2 Về cơ cấu rừng 48
2.2.3 Về mật độ rừng 48
2.2.4 Về hệ sinh thái 49
2.2.5 Về một số mặt khác 50
2.3 Những nhận định về rừng Phù Ninh theo cách nhìn hiện đại về rừng và theo lợi thế lâm sinh của huyện 50
2.3.1 Xét theo giá trị của rừng hiện có 50
2.3.2 Xét theo tầm hiện đại của các cơ sở kinh tế rừng của Phù Ninh 53
2.3.3 Xét theo tính phù hợp về lợi thế tự nhiên mà rừng Phù Ninh đang có 55
2.4 Nguyên nhân của những bất cập của kinh tế rừng Phù Ninh 57
2.4.1 Những nguyên nhân khách quan 57
2.4.2 Những nguyên nhân chủ quan 59
2.5 Thực trạng QLNN đối với kinh tế rừng ở Phù Ninh 62
2.5.1 Hiện trạng bộ máy QLNN về rừng ở Phù Ninh 62
2.5.2 Những việc đã làm của QLNN về Rừng ở Phù Ninh 64
2.6 Đánh giá sự QLNN của huyện Phù Ninh về rừng 71
2.6.1 Những mặt tốt 71
Trang 42.6.2 Những mặt chưa tốt 722.7 Nguyên nhân của những bất cập trong QLNN về rừng của huyện Phù Ninh 742.7.1 Những bất cập của QLNN về rừng của cấp Tỉnh và Trung ương, khiến huyện không thể quản lý tốt hơn về rừng 742.7.2 Những bất cập thuộc bản thân huyện 75
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN PHÙ NINH, PHÚ THỌ 78
3.1 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về rừng tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ 783.1.1 Căn cứ định hướng 793.1.2 Phương hướng tăng cường sự QLNN về rừng ở Phù Ninh 863.2 Giải pháp bảo đảm sự tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ 963.2.1 Cần thực hiện một cuộc “cách mạng tư tưởng” đối với cả người dân và cán bộ quản lý trong huyện về vấn đề phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn Huyện 973.2.2 Cần đề xuất với Tỉnh và Trung ương để thay đổi một số quy định của Tỉnh và Trung ương về QLNN đối với rừng và một số quy định về Phân cấp cho huyện trong việc này 973.2.3 Cần cải cách trong tổ chức bộ máy QLNN có liên quan đến rừng ở cấp huyện nói chung, Phù Ninh nói riêng 993.2.4 Đổi mới căn bản CBCC làm QLNN về rừng 99
Trang 53.2.5 Hiện đại hóa, chính quy hóa lực lượng kiểm lâm như một lực lượng
vũ trang 100
3.2.6 Cải cách căn bản chế độ giao rừng 100
PHẦN KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ TỈNH PHÚ THỌ VÀ CÁC HUYỆN THỊ 104
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV &PTR Bảo vệ và phát triển rừng
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp (Đơn vị: ha) 48
Bảng 2.2 Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp, diện tích trồng
rừng, khai thác rừng hàng năm
51
Bảng 2.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp .48 Bảng 2.2 Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp, diện tích trồng rừng, khai thác rừng hàng năm 51
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Hình 1 1 Cấu trúc quản lý rừng tại cấp xã, huyện Phú Lộc – tỉnh
Thừa Thiên Huế (Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012))
34
Hình 1.2 Cấu trúc quản lý rừng của nhóm hộ cấp thôn tại huyện
Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế (Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị
Phương Anh (2012))
35
Hình 2.1 Bản đồ huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ 40
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Hạt Kiểm lâm Phù Ninh 64
Hình 1 1 Cấu trúc quản lý rừng tại cấp xã, huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế (Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012)) 34 Hình 1.2 Cấu trúc quản lý rừng của nhóm hộ cấp thôn tại huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế (Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh (2012)) 35 Hình 2.1 Bản đồ huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ (Nguồn: Tổng cục Bản đồ) 40 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Hạt Kiểm lâm Phù Ninh 64
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề “Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại Huyện Phù Ninh, Phú Thọ” được tác giả chọn làm đề tài luận văn cao học của mình
vì tính cấp thiết nhiều mặt của nó, thể hiện trên một số mặt chính sau đây:
Một là, vì tầm quan trọng của Rừng
Rừng được xem là "lá phổi" và có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm
vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm
vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, …) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,
… ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng
Hai là, vì Phù Ninh là huyện nhiều rừng
Huyện Phù Ninh là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Phú Thọ với 18 xã và 01 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên 15.648 ha, trong đó diện
Trang 10tích đất lâm là 3.491,1ha, chiếm 22,3% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Bên cạnh đó, Phù Ninh là huyện có địa hình ít phức tạp, chủ yếu là kiểu địa hình đồi thấp và trung bình, độ cao < 200 mét, với điều kiện đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa đông khô lạnh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Đây là khí hậu thời tiết thuận lợi với phát triển lâm nghiệp; tuy nhiên hàng năm trên địa bàn huyện thỉnh thoảng xuất hiện lốc, gió xoáy và kèm theo mưa đá ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân Quá trình sản xuất cần có các giải pháp đề phòng để hạn chế những thiệt hại, rủi ro.
Dân số, dân tộc và lao động: Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, dân
số toàn huyện có 91.816 người, trong đó nữ chiếm 50,7 %, Dân số trong vùng
dự án chủ yếu là người kinh sinh sống Mật độ dân số trung bình là 637 người/km2, số người trong độ tuổi lao động là 85,8 nghìn người
Ba là, vì rừng Phủ Ninh phát triển chưa xứng với tiềm năng, lợi thế
Về điều này, chương 2 của Luận văn sẽ trình bày rõ
Bốn là, vì sự QLNN đối với rừng ở Phù Ninh đang còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra
Điều này cũng sẽ được làm rõ ở chương 2
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước ngoài, vấn đề quản lý tài nguyên rừng nhận được sự quan tâm khác nhau Nhưng tựu trung lại, việc quản lý rừng là một việc quan trọng dưới góc độ vĩ mô; Có khá nhiều nghiên cứu, và tập trung vào các vấn đề quản lý tài nguyên rừng, rừng phòng hộ, vai trò của các bên liên quan, tiêu chuẩn đối với phát triển bền vững Tuy vậy chưa có một nghiên cứu độc lập
về QLNN đối với rừng một cách tổng thể
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam có một số nghiên cứu về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể:
Trang 11Đề tài của Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (2005): “Quản lý tài nguyên rừng” Nghiên cứu này liên quan đến khía cạnh lâm học, khái quát các phương thức quản lý phổ biến như quản lý của nhà nước, quản lý bởi cộng đồng, quản lý bởi các cá nhân
Đề tài của T.S Lê Sỹ Trung (2008) “Quản lý các loại rừng và lửa rừng” ĐHNL - ĐH Thái Nguyên Nghiên cứu này nêu được rất rõ mục tiêu của quản
lý, phát triển rừng tức là phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên sinh vật, môi trường; cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế
Một số luận văn, luận án thạc sĩ về quản lý và bảo vệ rừng hầu như của các sinh viên ngành lâm nghiệp, họ chủ yếu tập trung nghiên cứu nhiều về khía cạnh lâm sinh, lâm học; mà không đề cập chuyên sâu về QLNN đối với rừng, đặc biệt là QLNN tại cấp huyện
Thực tế cho thấy, nếu nắm được vấn đề quản lý nhà nước về rừng một cách toàn diện; đánh giá về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách quản lý về rừng một cách đầy đủ thì sẽ giúp cho hiệu quả quản lý được nâng cao, mục tiêu về quản lý rừng mới được đảm bảo theo hướng kinh tế và phát triển bền vững
Như vậy, đề tài QLNN đối với rừng tại Huyện Phù Ninh, Phú Thọ sẽ có được khoảng trống nghiên cứu cần thiết và có tính thực tiễn đối với địa bàn có rừng Đề tài luận văn sau hoàn thiện cũng có thể là những bài học cho các địa phương khác, cũng như giúp đưa vấn đề QLNN về rừng trở thành một nghiên cứu khoa học cho các sự tham khảo sau này
3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 12Viết luận văn này tác giả nhằm mục đích là giúp huyện Phù Ninh, Phú Thọ làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận, luận văn hướng tới sự hình thành một phần lý luận về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Về thực tiễn, bản luận văn này hướng tới:
- Có được bản đánh giá thực trạng chất lượng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng từ đó đưa ra những nhận định về các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Có được những đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
3.3 Câu hỏi được trả lời qua nghiên cứu
- Thực trạng rừng tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ đang như thế nào?
- Thực trạng công tác QLNN về rừng tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ đang diễn ra như nào?
- Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại Huyện Phù Ninh, Phú Thọ?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công tác QLNN về bảo vệ và phát triển rừng
Trang 13- Diễn biến công tác QLNN về rừng ở Phù Ninh được xem xét trong giai đoạn 2001-2020, tầm nhìn 2030.
- Nội dung công tác QLNN về rừng được xem xét toàn diện, từ các việc liên quan đến sự phát triển rừng đến khâu cuối cùng là việc khai thác rồi tái sinh rừng
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu luận văn này là:
- Về thế giới quan, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, các quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng, ở đây là trường hợp tại huyện Phù Ninh-Phú Thọ
- Về nghiệp vụ nghiên cứu, đó là phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp toán học, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, được lựa chọn trong đề tài
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn đã có một số đóng góp về mặt khoa học như sau:
- Về lý luận, đó là việc hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về rừng và QLNN đối với rừng
- Về thực tiễn, đó là những đánh giá đúng thực trạng phát triển rừng và QLNN về rừng tại Huyện Phù Ninh, Phú Thọ, những đề xuất hữu ích về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại Huyện Phù Ninh, Phú Thọ
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục, luận văn có ba chương với tên gọi như sau:
Chương 1 Cơ sở khoa học của việc tăng cường công tác QLNN về
Trang 14rừng ở Phù Ninh-Phú Thọ
Chương 2 Thực trạng QLNN về rừng ở Phù Ninh-Phú Thọ
Chương 3 Phương hướng và giải pháp tăng cường QLNN về rừng ở Phù Ninh-Phú Thọ.
Trang 15CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG Ở PHÙ NINH PHÚ THỌ 1.1 Rừng – đối tượng đặc biệt của quản lý nhà nước
1.1.1 Khái niệm và cách phân loại rừng
1.1.1.1 Khái niệm rừng
Thế nào gọi là “Rừng” là câu hỏi không dễ trả lời Dân gian vẫn quen dùng từ “Rừng” để chỉ những đám cây rộng lớn, rậm rạp, thậm chí, một vạt rau dại xanh tốt ven đê, với đoạn ngữ thường thấy là “tốt như rừng”
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những quan niệm cơ bản nhất về rừng, vì ngay từ giai đoạn sơ khai đó, hoạt động của con người đã gắn với rừng qua hoạt động săn bắt giản đơn Với sự phát triển toàn diện của xã hội loài người, quan niệm về rừng của nhân loại cũng thay đổi, mà hướng rõ nhất của sự thay đổi quan niệm về rừng của con người là quy mô diện tích của đám cây, được gọi là rừng Khi con người còn sống hoang sơ, quanh quẩn trên địa bàn hẹp, không có giao lưu với các cộng đồng khác, họ có thể coi là rừng cả những đám cây chừng vài ngàn mét vuông, dù ngoài phạm vi đó có thể là thảo nguyên hay sa mạc mênh mông Nhưng khi con người đã mở rộng quy
mô cộng đồng, quần cư trên từng phần châu lục như một quốc gia, có nhà nước, đại diện cho toàn dân làm chủ lãnh thổ, tầm nhìn của nhà nước là tầm bao quát cả non sông đất nước, trên đó có vùng cát, vùng cỏ, vùng cây, vùng núi đất và đá, vùng đầm lầy, thì quan niệm về rừng cũng đã thay đổi, không phải cứ nơi nào có “ba cây chụm lại” là “thành hòn núi cao”, là được gọi là rừng
Tuy nhiên, tiêu chí “quy mô diện tích thảm cây” cũng chỉ là tương đối, tùy sự trải nghiệm thiên nhiên của con người Với người dân có quê cha đất tổ
là vùng U Minh, thì những cánh rừng Tràm đâu đó ở ngoài Bắc chỉ được họ
Trang 16coi là “vạt Tràm”, vì cả U Minh Thượng Hạ của họ là một vùng với “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”
Vì thế, từ quan niệm dân gian đến quan niệm có tính học thuật để từ đó con người có tổ chức, con người xã hội, có thể xác định đúng đối tượng mà xã hội cần thống nhất cách ứng xử là Rừng, rồi từ đó định ra những chuẩn mực ứng xử nhất định, trong đó có sự ứng xử của Nhà nước qua công tác quản lý Rừng, vấn đề về “Khái niệm Rừng” không thể coi là “Chuyện tương đối”, mà phải được đặt ra và xử lý một cách nghiêm túc, bởi nếu không, mọi quy tắc ứng xử với Rừng, được đặt ra, sẽ khó có thể được tôn trọng trên thực tế
Đã có nhiều chính kiến về khái niệm “Rừng”, có thể xem xét qua một vài nhận định nêu dưới đây:
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm, theo đó, Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định
ở mặt đất và trong khí quyển Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một
bộ phận của cảnh quan địa lý
Năm 1952, M.E Tcachenco thì cho rằng, Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài
Năm 1974, I.S Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của
tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu
Theo Wikipedia tiếng Việt, Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng
là thành phần chủ yếu Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần
xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác
Trang 17Có lẽ, trong các khái niệm hay quan niệm trên về rừng, chỉ có quan niệm của Morozov và của Wikipedia tiếng Việt là hoàn hảo hơn cả.
Đồng tình với Morozov và Wikipedia tiếng Việt, đồng thời muốn diễn đạt mạch lạc hơn, dùng từ phổ thông hơn, theo tôi, quan niệm về rừng nên như sau:
Rừng là một quần thể thực vật, trong đó, thực vật thân gỗ chiếm đa
số, quần tụ trên một diện tích đáng kể, so với diện tích cư trú của cộng đồng người, nơi cư trú của chúng có nguồn gốc tự nhiên.
Trong quan niệm về rừng vừa nêu, có mấy điểm đáng lưu ý như sau:
- Trước hết, đó là quần thể thực vật Yếu tố động vật không quyết định việc “Rừng có là Rừng hay không”
- Thứ hai, quần thể thực vật đó phải chủ yếu là cây thân gỗ Bởi vì, nếu quần thể thực vật đó chủ yếu là cây thân thảo thì đó là “Thảo nguyên”
- Thứ ba, tính đa dạng thực vật trong sự “tương sinh” không quyết định
“tính rừng” của thảm thực vật
Tuy trên thực tế, trong các rừng nguyên sinh hoặc rừng tái sinh tự nhiên, thảm thực vật được gọi là rừng, có thể rất đa chủng và tương sinh Chẳng hạn, trong rừng Nứa thường có các cây Bứa, Dọc, các dây leo như Song, Mây, Nâu, Gắm, trong rừng Trám dễ có các loại câu như Dứa, Sim, Mua, Dương xỉ, Các chủng cây khác nhau nói trên thường sống bên nhau vì chúng không tranh nắng trời, tranh mầu đất, tranh nước ngầm, trái lại, còn “nuôi nhau” ở chừng mực nào đó Nhưng không thể vì thế mà chỉ coi các thảm thực vật là rừng khi chúng là một quần thể đa chủng và tương sinh
- Thứ tư, về diện tích của tổng thảm thực vật
Đây là điều khó lý giải Nhiều học giả quan tâm đến yếu tố này, bởi nếu không tính tới yếu tố này, thì rừng có ở khắp mọi nơi, trừ sa mạc và đỉnh núi
đá Bởi trên bất kỳ miếng đất không quá khắc nghiệt nào về thổ nhưỡng và
Trang 18khí hậu đều có thể có hàng chục cây mọc chụm vào nhau, như bãi ổi dại ven sông, suối, cụm dăm mười cây cổ thụ trên cồn miếu mả giữa đồng, vừa tụ khí linh thiêng của người quá cố, vừa làm nơi che trú nắng mưa cho các nông phu trong các vụ hè phơi lưng ngoài đồng bãi.
Vậy, nếu không tính tới quy mô quần tụ của thảm thực vật, được gọi là rừng, thì phải chăng, cứ nơi đâu có cây thì đó là rừng Điều đó chắc chắn là không Theo chúng tôi, quy mô của thảm thực vật được gọi là rừng, phải bao trùm cả không gian cư trú của cộng đồng cơ bản của con người, đồng thời đủ sức tạo nên môi trường sinh thái cho cộng đồng người này
Thứ năm, về nguồn gốc thiên nhiên của nơi có rừng
Ý muốn nói rằng, một thảm cây thân gỗ, với diện tích mênh mông đến đâu đi nữa, mà đất đó không từng là đất hoang tự nhiên, thì việc gọi chúng là rừng cũng có phần không thuận
1.1.1.2 Phân loại rừng
Có nhiều cách phân loại rừng, tùy mục đích của con người khi phân loại Người “đồng rừng thông thường”, bằng kinh nghiệm cuộc sống của mình, cũng đã biết chia rừng thành “Rừng Thiêng” và “Rừng Thường”, trong đó,
“Rừng Thiêng” là nơi mà họ kiêng, không dám thâm nhập, khai thác
Với nhà quản lý rừng cấp quốc gia, việc phân loại rừng phải bám sát vào mục đích quản lý của mình, theo đó, cách cách phân loại rừng dưới đây là phổ biến, đã trở thành cách phân loại chính thống để từ đó tiến hành điều tra, xác lập hồ sơ chính thống về quỹ rừng của quốc gia
a Phân theo chức năng
- Rừng sản xuất
Đó là rừng mà từ đó, con người dùng nó để tạo ra của cải vật chất, phục
vụ cho dân sinh “Tính sản xuất” của RSX có nhiều dạng, có dạng thuần túy
là nguồn nguyên liệu tự nhiên mà con người có thể khai thác hết thế hệ thực
Trang 19vật này thì rừng lại mọc lên thế hệ thực vật khác, nếu tốc độ khai thác của con người thấp hơn tốc độ sinh trưởng của rừng, có dạng RSX mà bản chất là Rừng trồng, như vườn rau, ở đó, con người khai thác cây nào, vạt rừng nào, thì lại trồng ngay cây mới, vạt rừng mới vào gốc cây, bãi cây vừa bị khai thác Đó chính là nơi mà con người dùng để sản xuất ra lâm sản, như người nông dân dùng đồng ruộng để sản xuất ra nông sản vậy.
Rừng bảo tồn sinh thái Đó là những cánh rừng góp phần điều hòa khí hậu, nhiệt độ, gió mưa nói nôm na là giữ cho khí hậu trong lành, mưa hòa, gió thuận
Rừng bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa dân tộc Loại rừng này thường là nơi phát tích tổ tiên một giống nòi, nơi ghi dấu những chiến công lịch sử của dân tộc, nơi hình thành một nền văn minh, văn hóa của quốc gia, dân tộc
Rừng du lịch Đó là những miền rừng có chứa nhiều yếu tố đặc dụng, như vừa nêu, vì thế, chúng là nguồn tài nguyên du lịch cho nhiều loại hình du lịch, như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch giải trí, du lịch học tập và nghiên cứu,
- Rừng phòng hộ
Như chính hai từ “Phòng hộ”, loại rừng này có giá trị bảo vệ “một cái
gì đó”, mà suy cho cùng là, bảo vệ lợi ích lâu dài, toàn diện của con người.Trên góc nhìn đó, có thể thấy, có:
Trang 20 Rừng chống thiên tai
Loại rừng này có giá trị bảo vệ con người trước thiên tai Tùy theo tình trạng thiên tai xảy ra đối với từng quốc gia, rừng phòng hộ thiên tai có thể chia thành:
• Rừng đầu nguồn (sông suối) với chức năng chính là điều hòa thủy chế, hạn chế hạn, lụt
• Rừng ven biển với chức năng chính là ngăn gió biển có kèm theo cát, ngăn nước mặn, giữ đất bồi
Rừng bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ chính bản thân rừng Thực chất đây là Rừng sinh thái và việc Bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ chính bản thân rừng cũng chính là để bảo vệ con người Chức năng
của loại rừng này là tạo ra và bảo vệ môi sinh tự nhiên cho đời sống con người, tạo cho con người được hòa vào thế giới thiên nhiên trong lành, sinh động
b Phân theo trữ lượng
Trữ lượng rừng là số m3 gỗ có được trên một ha rừng tự nhiên
Theo tiêu chí này, rừng được phân thành bốn hạng:
150 m 3 /ha, tiếp theo là các loại trung bình, nghèo và tàng kiệt với các mức trữ lượng lần lượt là: 100-150, 80-100 và < 50 m 3 /ha
c Theo dạng sinh thái của Rừng
Trang 21Dạng sinh thái của rừng là thể trạng của rừng trong sự tương tác với môi trường thiên nhiên mà rừng phát sinh và tồn tại Nói khác đi là, Dạng sinh thái của rừng là tổng hợp các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
d Theo mức độ tác động của con người
Theo cách phân loại này, rừng được chia thành:
Rừng nguyên sin: Đó là rừng chưa bị con người khai thác.
Rừng thứ sinh: Đó là rừng đã biến đổi so với nguyên sinh, mà
nguyên nhân là sự tàn phá của thiên tai, của chiến tranh và của con người do mưu sinh mà làm biến thái rừng
Rừng phục hồi: Đó là rừng có bản chất là rừng thứ sinh, nhưng sự
thứ sinh này là quá trình tự nhiên của rừng
Rừng nhân tạo
Rừng nhân tạo có thể chia thành:
• Rừng nhân tạo bằng việc tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên
• Rừng nhân tạo trên đất chưa từng có rừng
e Theo nguồn gốc của Rừng
Theo cách phân loại này có:
Rừng chồi: Đó rừng của loài cây, được sinh sản bằng dâm cành, ghép
chồi, ghép rễ
Rừng hạ: Đó rừng của loài cây, được sinh sản bằng phát tán hạt.
f Theo tuổi của Rừng
Trang 22Theo cách phân loại này có:
Rừng non: Đó là rừng mới trông, các cây chưa giao tán.
Rừng sào: Đó là rừng với các cây trồng đã bắt đầu chạm tán
Rừng trung niên: Đó là rừng đúng độ khai thác của chúng Về mặt
sinh lý, đó rừng với các cây đã chững về độ cao, bắt đầu phát sinh dị dạng
Rừng già: Đó là rừng với nhiều cây dị dạng, có cành tự khô, tự chết,
thân cây sâu, rỗng, nhiều cây chết đứng hàng loạt, cộng đồng cây hỗn tạp, nhiều cây ký sinh (tầm gửi)
1.1.2 Vai trò của rừng đối với con người
1.1.2.1 Vai trò kinh tế
Về kinh tế, vai trò của rừng đối với đời sống con người thể hiện trên nhiều cấp độ khác nhau, tùy trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của cộng đồng con người
- Trong thời nguyên thủy và ở các vùng sâu, vùng xa của thời đại ngày nay, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại thực phẩm sơ khai cho con người, điển hình và phổ biến là rau, củ, quả Bên cạnh đó, rừng còn là nguồn cung cấp protit tự nhiên cho con người Đó là muôn loài thú rừng, nhỏ như thủy sản
ở các khe lạch, chim muông, cày cáo, lớn là các loại hươu, nai, mãnh thú Đồng thời, rừng cũng là nguồn cung ứng các tư liệu sinh hoạt phục vụ nhu cầu mặc và ở của con người
- Tiến lên một bước, rừng là địa bàn đầu tiên để con người chuyển từ cách kiếm sống chủ yếu là hái lượm, săn bắt sang thuần dưỡng động vật và cây trồng, cây con tự nhiên thành gia súc, gia cầm, cây canh tác Rừng trở thành công cụ, đối tượng để con người tác động vào, để phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người
Trang 23- Ngày nay, các giá trị trên về kinh tế của rừng vẫn còn nguyên giá trị, nhưng với trình độ KH&CN cao, giá trị kinh tế của rừng đã thể hiện dười hình thái khác Hình thái đó là nguồn nguyên liệu Từ nguồn nguyên liệu, có bản chất là Xeluloz, con người bằng công nghệ hóa học, có thể chế tạo nên đủ mọi loại vật dụng của mình, điển hình là đồ gỗ và hàng dệt may, hoặc các sản phẩm của giấy Ngày nay, sợi Coton, có nguồn gốc là xeluloz, là loại sợi chủ yếu làm nên hàng dệt may với mọi cấp chất lượng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của chúng ta.
Về vai trò kinh tế của rừng còn có thể nói đến nhiều hơn nữa, nhưng như thế cũng đã đủ để thấy rằng, “Rừng là nguồn sống của con người, Rừng nuôi người”, và con người hoạt động gắn với Rừng, nhờ Rừng
1.1.2.2 Vai trò môi sinh
Thật ra, với các giá trị kinh tế của rừng, như đã nêu, ta đã có thể coi đó là vai trò môi sinh của rừng đối với con người, vì tất cả các giá trị kinh tế của rừng cũng chính là các giá trị làm nên môi trường sống cho người: con người sống trong sự nuôi dưỡng của rừng
Tuy nhiên, khi nói đến vai trò môi sinh của rừng, người ta nói thiên về các yếu tố cấu thành “bầu sinh khí” mà con người phải có mới sống được và rừng có vai trò tạo nên một phần căn bản của môi sinh đó
Trên giác độ đó, ta thấy vai trò môi sinh của Rừng giúp cho hoạt động sống của con người, gắn liền trực tiếp tới sự tồn tại của xã hội loài người Cụ thể hơn:
- Rừng điều hòa nhiệt độ, giảm nóng lạnh thái quá cho con người, như lá phổi của loài người, nhằm dung hòa khí hậu giúp cho con người có cuộc sống
tốt hơn
- Rừng làm trong lành không khí để con người được hít thở đúng dưỡng
Trang 24khí, khử trừ khí độc và bụi bậm.
- Rừng điều hòa thủy văn, gió, mưa, giúp con người tránh bớt hạn, lụt, bão tố, gió xoáy, gió lốc
1.1.2.3 Vai trò quân sự, quốc phòng
Vai trò này không phổ biến nhưng không cá biệt, thể hiện rõ ở các quốc gia, dân tộc nhỏ, yếu, luôn bị các thế lực ngoại xâm uy hiếp, tấn công Chỉ riêng câu thơ “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” của Tố Hữu và tên tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyên Ngọc cũng đã đủ nói lên vai trò của Rừng
về mặt này đối với các quốc gia, dân tộc nhỏ, yếu, luôn bị các thế lực ngoại xâm uy hiếp, tấn công nói chung, Việt Nam ta nói riêng Nhìn xa hơn, ta thấy, các bộ tộc nguyên thủy, sau này là các nhà nước của các quốc gia nhỏ yếu, khi khởi nghiệp, đều lấy các vùng “Thâm sơn, cùng cốc” làm địa bàn đóng bản doanh của mình: Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh, các Vua Hùng đóng đô ở Nghĩa Lĩnh, các Vua Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư, khi khởi nghiệp nhà Hậu Lê lấy Lam Sơn làm căn cứ địa khởi nghĩa, thắng giặc Minh rồi còn còn xây dựng Lam Kinh, Ngay cả sau này, trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta cũng có “Thủ đô gió ngàn” ở chiến khu Việt Bắc, có “Chiến khu Đ”, có rừng Tây Ninh, có đường Trường Sơn chạy dọc trong các cánh Rừng làm địa bàn của Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Nhờ đó mà các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam đều được bảo vệ từ Rừng và dân tộc Việt Nam được tồn tại cho đến ngày nay là một phần lớn nhờ Rừng
1.1.2.4 Vai trò văn hóa
Các nhà văn hóa học đã nói đầy đủ về văn hóa rừng Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này, về văn hóa chúng tôi không đi sâu, mà chỉ nói đến giá trị văn hóa của rừng
Nếu văn hóa là dấu tích của con người trong ứng xử với đất, với trời và với nhau theo hướng chân-thiện-mỹ thì Rừng chính là một “Trường văn hóa”
Trang 25đó và là “Trường” đầu tiên, nơi con người thực hiện các ứng xử với đất, với trời và với nhau theo hướng chân thiện mỹ Bởi vì, Rừng là môi trường sống đầu tiên của tuyệt đại bộ phận các chủng người trên trái đất Và tính chân thiện mỹ của con người trong ứng xử với đất và với trời chính là trong ứng xử với rừng - NGƯỜI NUÔI SỐNG HỌ Đồng thời, chính trong quá trình ứng
xử với rừng để tìm nguồn sống, con người đã biết phải ứng xử với nhau như thế nào cho đúng mực nhất, có lợi lâu bền nhất Tất cả những cái đó in vào lịch sử cộng đồng, làm nên cái gọi là “Văn hóa cộng đồng”
Ngày nay, tuy đại bộ phận thế giới con người đã bớt lệ thuộc vào rừng, nhưng rừng vẫn là tất cả những gì thiêng liêng nhất, giúp con người nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn, tìm thấy ở đó mục tiêu và động lực để sống, chiến đấu trong cuộc sống hiện tại với tâm nguyện là làm sao cho xứng đáng với tổ tiên, nòi giống, quê hương mình Nếu với con người nói chung, nông thôn là cội nguồn của văn hóa dân tộc, thì về mặt nào đó, rừng cũng là nông thôn, bởi phần lớn loài người có cuộc sống tiền khởi ở rừng, từ rừng với tên gọi là buôn, bản, họ mới xuôi sông về đồng bằng, lập quê hương mới, được gọi là làng thôn ở đồng bằng Với cách nhìn đó, rừng là cái nôi văn hóa của nhiều dân tộc, bảo vệ rừng là bảo về văn hóa dân tộc, mà văn hóa trường tồn được thì dân tộc trường tồn, dù nhất thời có bị ngoại bang lấn chiếm
1.1.2.5 Vai trò tinh thần
Con người có mối lo đầu tiên là làm sao có đủ miếng cơm, manh áo nhưng cơm, áo lại không là tất cả Nhu cầu về các giá trị tinh thần trong đời sống của con người cũng là nhu cầu không thể thiếu, nó được đúc kết trong cả quá trình hình thành và tồn tại, phát triển của mỗi dân tộc
Sự vui chơi, giải trí của con người vô cùng đa dạng Một trong những hướng du lịch của con người là về với thiên nhiên, gồm Núi (Rừng) - Đồi – Sông - Biển Không ít người tự tạo nên các hòn non bộ, giả sơn, hoang
Trang 26viên, với sự cố gắng làm cho chúng “gần như thật” để được hòa vào thiên nhiên rừng núi Mang Rừng vào hoạt động sống là sự yêu rừng, con người đều muốn thể hiện lối sống gắn với rừng Tuy nhiên, tất cả chúng không thể nào thay được rừng tự nhiên Và công nghiệp Du lịch sinh thái đã trở thành ngành kinh tế lớn của nhiều quốc gia trong thời đại ngày nay vì nhu cầu tinh thần về mặt đó của con người và vì mức sống cao, đã đủ cho không ít người
có thể tìm đến thú vui tinh thần cao sang này Vai trò tinh thần của rừng chính
Thứ nhất, rừng phải rộng
Nói hình tượng là, chúng phải “Đông hơn người” Ý nói, phải nhiều rừng
so với số dân, hoặc một người dân phải có bao nhiêu ha rừng Bởi vì, khi người đông, rừng ít thì rừng đó sẽ không có đủ các vai trò, giá trị, như chúng tôi vừa nêu, điển hình là vai trò kinh tế Khi rừng ít, người nhiều, chắc chắn rừng sẽ bị con người “làm thịt” hết Người ta đã từng tính ra rằng, nếu một con người không có được 10 ha rừng, thì rừng sống bên người chẳng mấy chốc cũng bị xóa sổ
Tuy nhiên, tiêu chí “đông hơn người” của Rừng là bao nhiêu, thì đây là con số rất tương đối, tùy thuộc vào từng quốc gia và từng thời kỳ phát triển,
nó phụ thuộc vào độ giầu của rừng, vào ý thức và trình độ KH&CN của con người khi sử dụng rừng làm nguồn sống Song, dù ý thức và KH&CN của con người trong ứng xử với rừng cao đến đâu, thì muốn cho rừng có đủ các vai
Trang 27trò, như đã nêu, rừng vẫn phải “đông hơn người”.
Thứ hai, rừng phải giầu về chủng loại và trữ lượng
Trữ lượng của rừng chính là khả năng kinh tế của rừng Một quốc gia có nhiều diện tích rừng, nhưng toàn rừng nghèo và rừng tàng kiệt, thậm chí rừng trọc, đồi trọc do phá rừng, khai thác quá mức từ rừng…thì sự có rừng ấy cũng gần như không
Độ giầu về chủng động thực vật của rừng vừa thể hiện số lượng và chất lượng thực vật trong quần thể rừng, các động vật và hoạt động sống, mối quan
hệ giữa chúng trong rừng, đó là biểu hiện tầm quan trọng của rừng đối với hoạt động sống, rừng giữ vai trò quan trọng về kinh tế, còn là yếu tố làm cho rừng có các giá trị khác như môi sinh, văn hóa, tinh thần
Thứ ba, rừng phải được đặt trên địa thế thiên nhiên tương hợp
Ta thường thấy, rừng bao giờ cũng ở gần núi, sông, khe suối Tất cả chúng không chỉ nương tựa vào nhau để sinh sôi mà còn cùng nhau tạo nên bản “hợp tấu phong cảnh”
Nói đến yêu cầu này về rừng là để đừng ai nghĩ rằng, có thể và có quyền triệt phá rừng ở nơi này rồi tái tạo rừng ở nơi khác, giữ nguyên tổng diện tích rừng, giữ nguyên tương quan giữa “Số rừng và Số người” rồi bằng lòng với hành vi ứng xử đó của mình
Thứ tư, rừng càng nhiều dấu ấn nguyên thủy càng tốt
Rừng có rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo, rừng nguyên sinh là những cánh rừng mà hoạt động của con người không hoặc ít làm thay đổi tính năng của rừng, rừng vẫn giữ được vẻ của nó như thời kỳ sơ khai Trong khi rừng nhân tạo được tạo ra bởi con người, con người đã tạo ra qua hoạt động “trồng cây gây rừng”, rừng nhân tạo dù được tái tạo thì cũng khó giữ được tổng thể trước nguyên sinh từ rừng
Rừng càng có nhiều dấu ấn nguyên thủy càng tốt, tức là dù rừng có thể
Trang 28bị con người làm mất đi sự “trinh nguyên” của rừng, nhưng con người phải tạo điều kiện cho rừng “hồi sinh như thuở ban đầu”.
Đây chính là giá trị nhiều mặt của rừng Người ta quý một cánh rừng hoang hơn nhiều lần một cánh rừng trồng, dù cánh rừng hoang xấu và nghèo
Sở dĩ như thế là vì, sự hoang sơ của rừng mới là độ trầm của văn hóa, lịch sử, làm nên giá trị văn hóa, tinh thần của rừng Chính vì thế, sự mất đi một cánh rừng chỉ dăm ha nhưng nằm giữa biển lúa vàng Nam Trực làm đau xót lòng người hơn nhiều so với sự mất đi cũng ngần ấy rừng giữa bạt ngàn Tây Bắc hay Tây Nguyên
Thứ năm, rừng được phân bố đúng chỗ
“Chỗ” của rừng do tự nhiên đã ưu đãi, ban tặng Mọi vật sinh ra và ngự trị trên bề mặt trái đất đều có lý do tự nhiên của nó Xét về mặt đó, ta không thể đặt ra yêu cầu về vị trí cho rừng
Tuy nhiên, trong tầm hạn nhất định, sự can thiệp của con người vào trật
tự thiên định không phải tất cả đều là vô đạo, vô lý, mà trái lại Vấn đề là, sự thay đổi về định vị cho rừng sao cho hợp lý trong điều kiện mới Và đây chính
là yêu cầu thứ năm về rừng, cần được hiểu là yêu cầu đối với rừng, do con người tự ý trồng nên
Nếu rừng cần có ở “đúng chỗ”, thì chỗ đúng đó là ở đâu? Câu trả lời cho câu hỏi ấy chỉ có thể có được trên cơ sở có được Tổng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, trong đó có phân bố dân cư và rừng Trên cơ sở
đó có phân bố sản xuất, có quy hoạch bảo tồn, khai thác rừng
1.1.4 Kẻ thù của rừng, nhân tố khiến cho rừng không làm trọn vai trò của
nó đối với con người
Rừng có những kẻ thù chính sau đây:
Thứ nhất, con người có cuộc sống gắn liền với rừng
Những con người này vì nhiều lẽ sẽ làm cho rừng suy thoái đến bị hủy
Trang 29diệt, do hoạt động sống và khai thác rừng bừa bãi, làm tổn hại tới rừng, trong
đó có các lý do chính là:
- Sức ép của cuộc sống vật chất Đó chính là cuộc sống với miếng cơm manh áo tối thiểu khi những con người này ngoài việc “ăn bám rừng” chẳng còn khả năng gì để kiếm sống nuôi thân Đó là những hoạt động khai thác lấy
gỗ mà không có hành vi làm mới rừng bằng sự bổ sung cần thiết, hoạt động săn bắn và khai thác tài nguyên rừng một cách thiếu kiểm soát, dẫn đến rừng không có khả năng tái sinh trong thời gian ngắn
- Sự thiếu kiến thức và vô trách nhiệm Đó là những người nhầm tưởng rừng là vô tận, chặt rừng là vô hại, trong khi rừng không vô tận, chặt rừng rất
có hại Nếu cổ nhân có câu “Kiếm củi ba năm đốt một giờ” để chỉ hậu quả vô cùng lớn lao của những hành vi ứng xử thiếu suy nghĩ khiến cho bao điều tốt đẹp, tích được bằng hàng năm trời, đã bị mất ngay trong chốc lát, thì câu ấy thể hiện hoàn toàn là nghĩa đen đối với rừng Những cánh rừng nguyên sinh
có tuổi cả ngàn năm, còn để lại những “Cây Chò ngàn năm” (như ở rừng quốc gia Cúc Phương) đã bị xóa sổ chỉ trong vài thập niên
- Sự thiếu kiến thức cùng với sự tham lam của một bộ phận mang trọng trách với rừng
Hiện nay chúng ta vẫn chứng kiến những hiện tượng rừng bị tàn phá, xâm hại không chỉ do hành động tự phát của một bộ phận người khai thác trái phép, mà nguy hiểm hơn đó là sự xâm phạm rừng của họ có được sự “bảo kê”, sự ăn chia của một bộ phận người tha hóa trong xã hội
Trang 30mắt kẻ xâm lăng, rừng là “kẻ đồng lõa”của người bị tấn công Chính vì thế
mà bọn xâm lăng đã bằng mọi cách tiêu diệt rừng trước khi tiêu diệt người chống lại chúng Những chiến dịch khai quang của Mỹ ở Miền Nam trước giải phóng chính là những cuộc tàn sát rừng mà bọn xâm lược Mỹ đã tiến hành, bằng các thuốc diệt cỏ, chất độc điôxin mà đế quốc Mỹ đã tàn phá rừng Việt Nam nặng nề, nhiều cánh rừng trở nên trọc lốc, còn để lại hậu quả về rừng hàng chục năm nay, đặc biệt là môi sinh, hệ động thực vật và hậu quả cho người chưa biết đến thế hệ thứ bao nhiêu mới hết
Thứ ba, thiên tai
Sạt lở rừng, lũ ống và lũ quét là hiện tượng mà nhiều người biết Đó chính là thứ thiên tai hủy diệt rừng Hậu quả của thứ thiên tai này đã bắt đầu lớn dần lên trong những năm gần đây ở Việt Nam, do rừng đầu nguồn bị chặt phá nặng nề, dẫn đến rừng không còn như nơi an toàn, trú ngụ tốt và bảo vệ người dân
Nhiều cơn lũ (lũ ống, lũ quét…), sạt lở đất đã cướp đi hàng trăm sinh mạng của con người Và còn nhiều thứ thiên tai kinh hoàng hơn, như động đất, núi lửa tuôn trào, đại hồng thủy, sóng thần, cháy rừng do tia lửa Sét hoặc
do ánh nắng mặt trời hội tụ vào các gương parabon tự nhiên của mặt đất, sườn núi, như trường hợp tại Fukushima – Nhật Bản, con người có thể sẽ bị thiên nhiên trừng phạt rất khủng khiếp nếu không bảo vệ môi trường, không biết cách bảo vệ thiên nhiên
1.2 Nhà nước – người bảo vệ, phát triển rừng hữu năng và hữu hiệu nhất
1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý rừng
Việc quản lý rừng là cần thiết, vì nhiều lý do, trong đó có những lý do hiển nhiên, do mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa cuộc sống của con người và rừng – cùng tồn tại và phát triển, hỗ trợ và bổ trợ cho nhau; song không phải
ai cũng nhìn nhận được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, do vậy công tác
Trang 31tuyên truyền và nhận thức về rừng cần được nâng cao Về tổng thể, các lý lẽ
Thứ hai, vì rừng có quá nhiều kẻ thù, đều là kẻ thù khó chống
Những kẻ thù đó chúng tôi vừa nêu Kẻ thù lớn nhất chính là con người
có hoạt động sống gắn liền với rừng, nếu con người biết bảo vệ rừng thì sẽ khắc chế được các địch họa và thiên tai Sự phá rừng quá mức đã làm biến đổi thiên nhiên vốn đã hung dữ, có thể tác động xấu tới trực tiếp cuộc sống của con người
Ngoài ra sự khó chống hai kẻ thù là Thiên tai và Dịch họa có lẽ chẳng cần thêm lời, vì không ai không rõ điều này hay nói rộng hơn thiên tai và địch họa cũng là một phần hậu quả do hoạt động của con người tác động tiêu cực tới rừng và thiên nhiên
Điều đáng nói là sự khó chống lại đối với kẻ thù, khi kẻ thù đó là chính con người đang sống với rừng, gắn bó với rừng, thậm chí, yêu rừng vừa dễ và vừa khó Sở dĩ “kẻ thù” này dễ chống vì con người là thực thể có ý thức, có nhận thức và biết phân biệt việc nào nên làm, việc nào không nên làm, nên bằng tác động hợp lý con người có thể thay đổi theo hướng tích cực Tuy nhiên, “kẻ thù” này khó chống vì hoạt động sống của con người phải đối mặt
Trang 32với khó khăn của cuộc sống, kẻ thù qua hành động xâm lược, nhu cầu tồn tại, dẫn con người buộc phải khai thác tài nguyên rừng như một phao an toàn cứu cánh cho sự hiểm nguy của con người.
Muốn chống kẻ thù này, cần phải làm các việc lớn như sau:
- Tìm đường sống cho dân, để họ khỏi phải “đi nương”, “đốt rẫy”
- Nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống
Thứ ba, vì công việc đối xử với rừng là việc trọng đại, đòi hỏi sự thống nhất hành động của cả quốc gia, dân tộc và cần nhất quán trong cả tiến trình phát triển đất nước về lâu dài
Đã là rừng, chúng phải có độ lớn đáng kể về diện tích, có kết cấu mang tính hệ thống hữu cơ của động thực vật cấu thành rừng, có tuổi thọ trưởng thành và các vòng đời phát triển hàng chục, thậm chí, hàng trăm năm Vì thế, không một cộng đồng nhỏ nào, càng không thể là một người, không một thế
hệ riêng biệt nào, càng không thể là một kế hoạch ngắn hạn, năm năm, mười năm,…mà có thể tạo nên rừng, với những giá trị kinh tế, văn hóa, quốc phòng, sinh thái, như luận văn đã nêu, mà cần đến sự thống nhất tầm nhìn dài hạn, hành động của cả dân tộc trong liên tục nhiều thế hệ nối tiếp Đây là điều cực khó, không đơn giản, vì trong quá trình hình thành rừng luôn đối mặt với nhiều kẻ thù, và một trong số kẻ thù lớn nhất chính là con người, người vốn sống gần gũi và có tác động quan hệ hữu cơ với rừng Tuy nhiên, thực tế cuộc sống vốn có nhiều thách thức, “sông có khúc, người có lúc”, và ta thường thấy “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “đời cha chăm học, đời con đốt sách” Với rừng mà đối xử như thế, sẽ chẳng bao giờ có rừng
Bốn là, bảo vệ và phát triển rừng là một đại sự với nhiều thứ việc, có khối lượng lớn, kỹ thuật phức tạp và cần chi phí lớn
Để rừng giữ được giá trị nhiều mặt như phân tích đã nêu hoặc rừng mới tạo dựng có được giá trị như thế, sẽ tốn phí vô cùng lớn và cần tri thức, trí tuệ
Trang 33không hề thông thường Chỉ riêng việc bảo vệ rừng trước các kẻ thù, như vừa nêu ở trên, đã cho thấy rõ việc tốn kém về chi phí Con người có thể ngăn được dịch họa cho rừng, nhưng cũng không dễ, con người nhiều lúc cũng tự mâu thuẫn với chính mình, và khi thiên tai xảy ra thì con người cũng thật khó
có thể ngăn nổi thiên tai đối với rừng, đó thực sự là thảm họa Ngay đến việc ngăn “nhân họa” cho rừng, mà cụ thể là, ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng của dân lành trong cuộc mưu sinh đầy vất vả của đồng bào vùng sâu, vùng xa
đã cho thấy là, việc này hoàn toàn không dễ, vì vốn đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo đã là một thách thức đối với ngân sách nhà nước
1.2.2 Nhà nước - người có khả năng nhất trong việc bảo vệ rừng vì cuộc sống toàn diện và lâu dài của con người
Bản luận văn này sẽ tập trung phân tích sức mạnh của Nhà nước có liên quan đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ rừng, các hoạt động liên quan trực tiếp và gián tiếp tới rừng, thể hiện ở các mặt chính sau đây:
Đó là sức mạnh của công quyền, của quyền lực toàn dân Nhà nước dùng
ý chí, chế tài, nguyện vọng và sức mạnh dân trao để bảo vệ rừng Sức mạnh công quyền thể hiện bằng văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành và điều chỉnh các hoạt động pháp luật đối với rừng
Đó là sức mạnh công quỹ Nhà nước dùng công quyền để tập trung công quỹ, lấy đó làm phương tiện tạo dựng và bảo vệ rừng Công quỹ đến từ nguồn ngân sách hàng năm phân phối cho các địa phương trong công tác trồng và bảo vệ rừng Nguyên tắc các hoạt động khai thác rừng phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng được thực hiện duy nhất bởi Nhà nước, và lợi ích đó cũng
sẽ dành một phần tái đầu tư cho rừng
1.2.3 Nội dung QLNN đối với rừng
1.2.3.1 Điều tra tài nguyên rừng và các yếu tố liên quan đến sự phát triển
Trang 34của rừng
a Mục đích của việc điều tra tài nguyên rừng và các yếu tố liên quan đến
sự phát triển của rừng (sau đây gọi tắt là ĐTR)
Với Nhà nước, người đại diện cho cả quốc gia, việc ĐTR có mục đích nhằm nắm rõ hiện trạng về rừng tại các địa phương Phải từ những số liệu thể hiện quỹ tài nguyên rừng của quốc gia, Nhà nước mới có thể ban hành được các quyết sách vĩ mô và dài hạn về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng,…có liên quan đến rừng Rừng sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi Nhà nước ban hành các quyết sách có tầm vóc như trên, nếu rừng của quốc gia là không đáng kể Nhưng rừng sẽ là một thông số tham chiếu quan trọng khi Nhà nước
ra quyết định về cơ cấu kinh tế vĩ mô trong dài hạn, trong đó có việc định vị các ngành kinh tế mũi nhọn, có liên quan đến hội nhập KTQT
Trước đây, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, công tác điều tra rừng rất vất vả, tốn kém và mất rất nhiều thời gian Hiện nay khi đã ứng dụng được công nghệ, công tác điều tra rừng đã trở nên có ý nghĩa thực tiễn và độ tin cậy cao
b Mục tiêu của ĐTR rừng
Việc ĐTR rừng phải đạt đến độ càng chính xác, càng cụ thể càng tốt.Tuy nhiên, vì đây là công việc vô cùng lớn và phức tạp, nên việc ĐTR có những mục tiêu cho những thời kỳ nhất định, trong đó, độ tổng thể, độ chuẩn xác của các số liệu điều tra thường tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là:
- Bước đầu có số liệu mang tầm tổng thể, cho ta biết về đại thể, nguồn tài nguyên này đáng giá đến đâu ĐTR phục vụ cho hoạch định chính sách vĩ mô của quốc gia hoặc cấp vùng, tỉnh
- Trên cơ sở đó, việc ĐTR đi sâu vào từng phần rừng có tính khả dụng cao và qua đó, việc ĐTR phải cho được các số liệu chuẩn về lượng, loại tài nguyên rừng, phạm vi, mức độ phân bố và hệ thống động thực vật trong rừng
Trang 35Đi sâu vào ĐTR nhằm phục vụ cho hoạch định chính sách vi mô đối với rừng, nhằm đưa hoạt động rừng vào sản xuất, phục vụ cho nhu cầu từng ngành kinh
tế cụ thể ở cấp độ ngành, địa phương hoặc cá nhân, người dân tại địa phương
có rừng
c Phạm vi ĐTR
Việc điều tra rừng phải làm rõ hai mặt sau đây:
- Về bản thân rừng
- Về lịch sử, môi trường của rừng.
Sự hiểu biết về bản thân rừng giúp con người tìm phương án sử dụng rừng tối ưu
Sự hiểu biết của con người về lịch sử và môi trường sinh thái của rừng giúp người sử dụng rừng tiên đoán được tương lai của rừng do các tác động ngoài ý muốn của con người, từ đó con người biết phải đối xử với rừng như thế nào để rừng còn mãi với người
1.2.3.2 Xác lập quan điểm, đường lối chiến lược đối xử với rừng
Sau khâu ĐTR, khâu tiếp theo, có tính logic của QLNN đối với rừng là
việc xác định quan điểm, đường lối chiến lược đối xử với rừng của cộng
đồng quốc gia, dân tộc Tùy theo kết quả ĐTR cho thấy vai trò của rừng đối với sự giầu mạnh của quốc gia dân tộc đến tầm cỡ nào, Nhà nước phải có quyết định hành động, mà hành động đầu tiên là “Thái độ” của cộng đồng
quốc gia đối với rừng mà mình có, gọi một cách khoa học là quan điểm, đường lối chiến lược đối xử với rừng.
Điều cần xác định này bao gồm ba ý lớn:
- Coi trọng hay không coi trọng đối với rừng, coi trọng đến mức nào đối với rừng trong tiến trình xây dựng đất nước để cả cộng đồng có cùng ý thức ứng xử với rừng trong các hoạt động cụ thể của cuộc sống
- Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của rừng trong việc phát triển kinh
Trang 36tế, đảm bảo an ninh và quốc phòng của đất nước để cả cộng đồng có cùng định hướng ý thức trong việc lợi dụng, sử dụng rừng một cách có trách nhiệm
và hiệu quả
- Kế sách dài lâu, tầm nhìn dài hạn trong việc sử dụng nguồn rừng để xây dựng đất nước để cả cộng đồng có cùng ý thức tiếp thu các quy định sau này của Nhà nước về việc tác động đến rừng… Chẳng hạn, khai thác rừng một cách có tính toán thận trọng, chỉ khai thác khi biết chắc khả năng tái sinh rừng, khai thác rừng trên cơ sở tái sinh kịp thời và đồng bộ rừng và khả năng
sử dụng tài nguyên rừng của thế hệ tương lai
1.2.3.3 Xây dựng tổng quy hoạch sử dụng rừng
Tổng quy hoạch sử dụng rừng là một loại quyết định của QLNN về rừng,
có bản chất là sự khoanh vùng rừng và ấn định các mục đích sử dụng cụ thể cho từng vùng Chẳng hạn: Vùng rừng để bảo tồn, bất khả xâm phạm Vùng rừng để bảo hộ dân sinh, bất khả xâm phạm Vùng rừng sinh thái, bất khả xâm phạm Vùng rừng di tích lịch sử, bất khả xâm phạm Vùng rừng kinh tế, được xâm phạm theo phép của Nhà nước, Vùng rừng du lịch, được xâm phạm theo phép của Nhà nước.Vùng rừng hoang, sử dụng tùy hoàn cảnh
Trong QLNN về rừng, khâu này có tầm quan trọng đặc biệt Nó thể hiện
sự tính toán toàn diện, lâu dài về cách sử dụng rừng vì lợi ích chân chính của
cả quốc gia của Nhà nước trước tài nguyên rừng Khi tài nguyên rừng của quốc gia là quá trù phú xét về mọi mặt, sự sai lầm, sơ lược của việc tính toán trên còn có thể thể tất, vì hậu quả có thể không nghiêm trọng Nhưng khi tài nguyên rừng của quốc gia thuộc loại nghèo, đơn dạng, nhiều cây con thuộc loại “di sản cuối cùng”, thì các sai lầm trong khâu này của QLNN về rừng là không thể tha thứ, vì hậu quả của các sai lầm này không còn cơ hội khắc phục
1.2.3.4 Xây dựng và ban hành pháp luật, nhằm điều chỉnh toàn bộ hoạt động
Trang 37của quốc gia, có liên quan đến rừng
Ta có thể tạm hiểu vấn đề, đang được trình bày như sau: Sau khi Nhà nước đã định rõ hướng sử dụng các vùng rừng vào việc xây dựng đời sống nhân dân và phục vụ lợi ích toàn diện, lâu dài của cả quốc gia, dân tộc, thì rừng phải được đưa vào cuộc sống, nhân dân phải được tiếp cận rừng với các mục đích khác nhau Lúc này, vấn đề đặt ra là, nhân dân với tư cách cá nhân hoặc tổ chức sẽ hành xử với rừng theo chuẩn mực nào hay muốn hành xử thế nào cũng được Điều đó chắc chắn là không Và lúc này Nhà nước phải tính toán và quy định chuẩn mực hành vi của công dân, tổ chức công dân và của
cả Nhà nước khi sử dụng rừng
Tùy theo loại hành vi tác động vào rừng, Nhà nước có những chương, mục trong các đạo luật có liên quan đến rừng, hoặc đạo luật chuyên về rừng Các quy phạm pháp luật này liên quan đến ba mặt lớn sau đây:
- Tác động đến loại rừng nào
- Tác động vì mục đích gì
- Tác động theo cách nào, phương thức nào, phương tiện nào
Mọi hành vi tác động đến rừng mà không trả lời thỏa đáng ba câu hỏi trên sẽ không được thực hiện Ví dụ, công dân sẽ không được tác động vì mục đích kinh tế lên Rừng phòng hộ, rừng bảo tồn di tích văn hóa Hoặc công dân tác động lên rừng kinh tế vì mục đích kinh tế những không được khai thác theo phương thức đốt cháy, nổ mìn để chặt hạ, phải dùng các phương cơ giới thuộc chủng loại, đẳng cấp nào
1.2.3.5 Tổ chức đưa công dân, tổ chức công dân vào các cuộc khai thác, sử dụng rừng theo chiến lược, quy hoạch và pháp luật đã định
Hoạt động này của QLNN về rừng bao gồm nhiều công việc cụ thể, trong đó điển hình là:
- Phổ biến, tuyên truyền cho toàn dân, các doanh nhân, các nhà đầu tư
Trang 38trong và ngoài nước biết rõ tư tưởng, quan điểm, đường lối, kế hoạch và pháp luật nhà nước có liên quan đến rừng.
- Tổ chức, hướng dẫn công dân, tiếp cận rừng theo đúng lộ trình pháp lý,
do Nhà nước (cấp trung ương và địa phương) quy định
- Cấp phép dưới nhiều hình thức để công dân hoặc tổ chức công dân (Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, ), các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận, khai thác rừng theo quy định pháp luật QLNN về rừng
- Hỗ trợ công dân, các tổ chức công dân các điều kiện cần thiết để họ tiếp cận rừng theo đúng quy định của Nhà nước, như hỗ trợ về vốn, về KH&CN, về xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng rừng kinh tế, rừng du lịch, để các công dân, tổ chức công dân này có đủ sức tiếp cận rừng, nhất là đối với các vùng rừng có giá trị lớn, ở vào các địa thế hiểm trở
- Thanh tra, giám sát, ngăn chặn, loại trừ và xử lý vi phạm hành chính, hình sự đối với các hành vi trái pháp luật khi công dân, tổ chức công dân tiếp cận rừng
Đây là nội dung QLNN về rừng mà “nói thì ngắn, nhưng thực hiện thì triền miên qua năm tháng không hết việc”, vừa tốn công sức, vừa ẩn chứa đầy nguy hiểm, do địa bàn rừng quá rộng, địa thế sâu, xa, hiểm trở và thành phần
xã hội của người khai thác, sử dụng rừng là vô cùng hỗn tạp, phần đông có ý thức và nhận thức kém
1.2.3.6 Thực hiện bằng lực lượng của Nhà nước một số hoạt động nhằm bảo
vệ và phát triển rừng
a Về bản chất, đây là các tác động trực tiếp ở mức độ nhất định bằng lực
lượng của Nhà nước ở cấp Trung ương và/hoặc địa phương tới rừng và các đối tượng tham gia vào hoạt động gắn với rừng
b Về hướng tác động, đó là các hoạt động tạo dựng rừng, bảo vệ rừng
đối với các loại rừng công ích, như rừng phòng hộ thiên tai, rừng vì mục đích
Trang 39an ninh và quốc phòng, rừng duy trì sinh thái, rừng di tích lịch sử, du lịch và văn hóa.
c Về lực lượng tác động , Nhà nước dùng các lực lượng như sau:
- Thành lập lực lượng chuyên trách của Nhà nước theo các loại rừng, các vùng rừng công ích và theo các loại việc, như trồng rừng, bảo vệ, phát triển rừng
- Khoán, quản lý rừng bằng ngân sách nhà nước với sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước cho các Công ty, nông trường và các cá nhân trong và ngoài nước chuyên trồng rừng, bảo vệ rừng để rừng làm đúng và đầy đủ chức năng công ích của nó
- Đặt thành điều kiện bắt buộc đối với người khai thác, sử dụng rừng khi các cơ quan Nhà nước cấp phép cho các đơn vị kinh tế, tổ chức sự nghiệp trong việc sử dụng rừng vào các hoạt động kinh tế, du lịch, của họ mà họ được cấp phép Đó là một khoản - khoản nghĩa vụ, mà người được cấp phép khai thác rừng phải thực hiện
- Giao rừng cho nhân dân khai thác và sử dụng có kèm theo nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ rừng Đồng thời có kèm theo những hỗ trợ của Nhà nước
để người dân có thể thực hiện được các nghĩa vụ ấy, như chế độ giao đất, giao rừng mà Việt Nam đang áp dụng Bằng cách này, người dân được hưởng lợi
từ rừng đồng thời phải có nghĩa vụ tạo dựng và bảo vệ rừng
Vấn đề là cần có sự tương thích giữa hai vế: Lợi ích được thụ hưởng của người dân và Nghĩa vụ mà người dân phải thực hiện với rừng (tức với quốc gia, với Nhà nước)
1.3 Kinh nghiệm của một số nước, một số địa phương trong QLNN về rừng
1.3.1 Tổng quan kinh nghiệm
Trang 401.3.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong QLNN về rừng
Xuất phát từ một nước nghèo đói, ngay từ khi độc lập (sau chiến tranh 2 miền Nam và Bắc Triều Tiên), Chính phủ Hàn Quốc nhanh chóng ban hành đạo luật tạm thời về trồng rừng, theo đó những nam giới ở độ tuổi từ 29 - 33 tuổi đều phải tham gia vào hợp tác xã lâm nghiệp, việc trồng rừng chống xói mòn gần như là bắt buộc đối với hầu hết người dân lao động Ngoài ra, Chính phủ cũng nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn những cây có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, có giá trị kinh tế cao
Năm 1970, Tổng thống Pack Chung Hee phát động phong trào Saemaul (phong trào làng mới), đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tái trồng và bảo vệ rừng ở Hàn Quốc Ban đầu từ phong trào vườn ươm Saemaul, tiếp theo là các câu lạc bộ phụ nữ, quân đội, học sinh sinh viên, công nhân trong các nhà máy đều tham gia trồng và bảo vệ rừng một cách tự nguyện Chính phủ quan tâm đặc biệt việc trồng rừng chống xói mòn ở khu vực
dễ xảy ra xói mòn, cũng như quan tâm đến việc trồng cây để tạo vành đai xanh tại các thành phố, trồng cây tạo cảnh quan tại các di sản văn hóa, cụm công nghiệp, đường sắt, vườn quốc gia, khu du lịch và tạo cảnh quan hai bên đường trong thành phố Chỉ trong thời gian ngắn, Hàn Quốc duy trì được tỷ lệ trồng rừng cao và không ngừng phát triển, công tác QLNN được thực hiện tốt
do có sự phối hợp có trách nhiệm cao giữa Chính phủ và người dân
Theo đó, bài học kinh nghiệm được rút ra từ bài học thành công của Hàn Quốc: (i) có sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ, các quan chức,
họ thường xuyên quan tâm hỗ trợ phong trào trồng và bảo vệ rừng, tạo sự gần gũi giữa họ và người dân; (ii) huy động được sức mạnh của các tầng lớp xã hội nhất là nông dân tham gia với tinh thần của phong trào Saemaul (phong trào làng mới), đồng thời tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh như: hỗ trợ kịp thời người dân khó khăn, cung cấp than bổ sung nhiên liệu để họ không