1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng và giải pháp quy hoạch quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh đến năm 2020

88 925 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM TUẤN CƯỜNG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TUẤN CƯỜNG

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TUẤN CƯỜNG

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Thị Lan

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Phạm Tuấn Cường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Đỗ Thị Lan là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Yên và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó!

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Phạm Tuấn Cường

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Khái niệm về chất thải 3

1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR) 3

1.1.3 Phân loại chất thải rắn 4

1.1.4 Thành phần chất thải rắn 5

1.1.5 Những tác động của RTSH đến môi trường 5

1.1.6 Khái niệm quản lý chất thải 7

1.1.7 Khái niệm về quy hoạch môi trường 10

1.2 Căn cứ pháp lý của đề tài 10

1.3 Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam 12

1.3.1 Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên thế giới 12

1.3.2 Tình hình Quy hoạch và quản lý chất thải tại Việt Nam 15

1.3.3 Tình hình Quy hoạch và quản lý RTSH tại tỉnh Quảng Ninh 16

1.3.4 Những khó khăn khi thực hiện quy hoạch môi trường ở Việt Nam 18

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

Trang 6

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

2.3 Nội dung nghiên cứu 19

2.4 Phương pháp nghiên cứu 19

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 19

2.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 19

2.4.3 Phương pháp tham khảo các ý kiến của chuyên gia 20

2.4.4 Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 20

2.4.5 Phương pháp quy hoạch 21

2.4.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 22

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

3.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Thị xã Quảng Yên 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thị xã 27

3.2 Hiện trạng môi trường Thị xã Quảng Yên 30

3.2.1 Môi trường không khí 30

3.2.2 Môi trường nước 33

3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn Thị xã Quảng Yên 38

3.3.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn Thị xã 38

3.3.2 Thành phần rác thải trên địa bàn Thị xã Quảng Yên 43

3.3.3 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 45

3.4 Quy hoạch kinh tế - xã hội và dự báo thành phần, khối lượng phát sinh chất thải rắn của Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 48

3.4.1 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Quảng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 48

3.4.2 Dự báo dân số trên địa bàn Thị xã Quảng Yên năm 2020 50

3.4.3 Dự báo thành phần và khối lượng phát sinh CTR của Thị xã Quảng Yên đến năm 2020 51

3.5 Xây dựng quy hoạch quản lý rác thải sinh hoạt Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 51

Trang 7

3.5.1 Phân vùng môi trường 51

3.5.1.1 Tiêu chí phân vùng 51

3.5.1.2 Phân vùng môi trường và các vấn đề quan tâm của từng vùng 52

3.5.2 Quy hoạch tuyến điểm thu gom và vận chuyển, xử lý RTSH 53

3.5.3 Quy hoạch tập trung khu vực xử lý, đặt nơi chôn lấp rác thải sinh hoạt 53

3.6 Đề xuất giải pháp quy hoạch và quản lý rác thải sinh hoạt cho Thị xã Quảng Yên đến năm 2020 59

3.6.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 59

3.6.2 Đề xuất mô hình thu gom và phân loại rác tại nguồn 60

3.6.3 Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH 60

3.6.4 Công tác giáo dục và tuyên truyền 61

3.6.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

1 Kết luận 63

2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa sinh hóa COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa hóa học

CV Coefficient of variation Hệ số biến động

ĐNNKT Đất ngập nước kiến tạo

LSD Least significant difference Sai khác nhỏ nhất

QCVN National Technical Regulation on

industrial wastewater

Qui chuẩn Việt Nam

TSS Total Suspended Solids Hàm lượng chất rắn lơ lửng

TNMT Resources - Environment Tài nguyên - Môi trường

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước [8] 13

Bảng 1.2: Tỷ lệ CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước [8] 15

Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế của Thị xã Quảng Yên các năm 2005 - 2014 27

Bảng 3.2 Hiện trạng dân số Thị xã Quảng Yên 28

Bảng 3.3 Kết quả điều tra tổng lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thị xã Quảng Yên của đề tài 40

Bảng 3.4: Thành phần CTR Y tế phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Yên [2] 42

Bảng 3.5: Nguồn gốc phát sinh, thành phần và đặc điểm của CTR 44

Bảng 3.6: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn 51

Bảng 3.7 Dự báo lượng rác thải sinh hoạt đến năm 2020 51

Bảng 3.8: Quy hoạch các điểm tập kết, điểm hẹn chất thải rắn 59

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam [8] 9

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thị xã Quảng Yên 23

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh hàm lượng bụi lơ lửng tại các vị trí quan trắc[2] 32

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh độ ồn trung bình tại các vị trí quan trắc [2] 33

Hình 3.4: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD của nước mặt [2] 36

Hình 3.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD của nước mặt [2] 36

Hình 3.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu TSS và COD trong nước biển ven bờ [2] 37

Hình 3.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform tổng số trong nước ngầm [2] 38

Hình 3.8 Quy trình thu gom rác thải tại thị xã Quảng Yên 45

Hình 3.9: Sơ đồ thu gom, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Yên [1] 47

Hình 3.10: Bản đồ quy hoạch bãi rác, điểm tập kết rác và tuyến vận chuyển rác thải 54

Hình 3.11: Mô hình bãi chôn lấp rác thải tại phường Minh Thành - thị xã Quảng Yên 58

Hình 3.12: Sơ đồ quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh (compost) 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Ninh nằm tại vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất của cả nước, cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc, là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc dài nhất Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, kinh tế biển, … Trong những năm qua, Quảng Ninh là một trong một số ít địa phương trong cả nước có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, GDP toàn tỉnh thuộc loại cao nhất nước Thực hiện quan điểm của Đảng phát triển kinh tế gắn chặt với phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển

Quảng Yên là đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Ninh Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Thị xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở huyện Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh Thị xã Quảng Yên có vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trên tuyến vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và nằm ở giữa hai thành phố lớn

là Hạ Long và Hải Phòng nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu thương mại cũng như quốc phòng an ninh Trên địa bàn Thị xã có nhiều tuyến giao thông quan trọng cả về đường bộ lẫn đường biển nên có nhiều tiềm năng lớn

về mở rộng giao thương kinh tế với các địa phương khác

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa và đô thị hóa của Thị xã Quảng Yên đang diễn ra liên tục với mức độ và nhịp độ cao sẽ tạo nên những

áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên và môi trường, tạo nên các nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm phát sinh một số lượng rác thải ngày càng lớn, vượt qua khả năng tự làm sạch của môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm thay đổi cảnh quan cũng như gây tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng

đồng dân cư đang sinh sống trên địa bàn Thị xã

Công tác quản lý, thu gom, phân loại, quản lý và tái sử dụng chất thải, nếu

được thực hiện từ các hộ gia đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất

có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế hộ gia đình, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể Thực tế trên địa bàn Thị xã Quảng Yên chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực mang tính cấp thiết này

Trang 12

Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “Hiện trạng và giải pháp quy hoạch quản lý rác thải sinh hoạt

trên địa bàn Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được hiện trạng và đề ra giải pháp về quy hoạch quản lý nguồn rác

thải sinh hoạt cho Thị xã Quảng Yên đến năm 2020

- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt cho Thị xã Quảng Yên

3 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Thị xã Quảng Yên và các vùng lân cận

- Trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Vận dụng nâng cao kiến thức vào đời sống và thực tiễn

+ Nâng cao kiến thức và hiểu biết về công tác quản lý và quy hoạch môi trường nói chung, về chất thải sinh hoạt nói riêng để phục vụ cho học tập nghiên cứu sau này

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Khái niệm về chất thải

Có nhiều khái niệm khác nhau về chất thải, nhưng khái niệm tổng quan nhất

đó là: “chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường” Chất thải là các chất hoặc vật liệu mà

người chủ hay đối tượng thải ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ

Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hang, khách sạn Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông

đường bộ, đường thủy, … Chất thải kim loại, hóa chất và các loại vật liệu khác

Khái niệm về rác thải sinh hoạt (RTSH)

Khái niệm: Rác thải sinh hoạt gồm thực phẩm thừa, giấy vụn, vật liệu sành

sứ, phế thải, bọc nilong, đồ dùng cũ trong gia đình, …

1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR)

Hình 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn (CTR)

Khu công nghiệp, nhà máy

Bệnh viện, cơ sở

y tế

Du lịch giải trí

Trang 14

Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các ngành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng RTSH của các hoạt động này cũng gia tăng

RTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp

Các nguồn phát sinh RTC chủ yếu từ các hoạt động:

- Hộ gia đình (nhà ở riêng, khu trung cư, khu tập thể): Chất thải phát sinh từ nguồn này bao gồm các loại như thực phẩm thừa, thùng carton, hộp nhựa, vỏ chai,

lọ thủy tinh, … và các chất độc hại được sử dụng trong gia đình như: dược phẩm bị thải bỏ, ăc quy

- Cơ quan, trường học, khu hành chính, chất thải rắn thường là giấy, túi nilong, vỏ lon, hộp nhựa,

- Nông nghiệp sử lý rác thải, thu hoạch vụ mùa, khu chăn nuôi: các chất thải rắn thường là vỏ bao, lọ thuốc BVTV, …

- Du lịch giải trí như các khu công viên, tượng đài, chất thải rắn là rác cành cây, túi nilong và đồ hộp, …

- Bệnh viện cơ sở y tế chất thải rắn thường là túi nilong, kim tiêm, ống nhựa, thùng cartong, …

- Giao thông xây dựng, di rời, sửa chữa nhà cửa, đương xá, công trình, … các chất thải rắn thường là gạch ngói vỡ vụn, bê tong, sắt thép, …

1.1.3 Phân loại chất thải rắn

Các loại chất thải rắn thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách:

- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ, …

- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao

su, chất dẻo, …

- Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, …

Trang 15

- Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:

+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả, …

+ Chất thải trực tiếp của người và động vật là phân

+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư

+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than

+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao, túi, …

- Theo mức độ nguy hại phân ra thành Chất thải nguy hại và chất thải không

Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như sau:

- Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (50,27 - 62,22%);

- Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ, …;

- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900kcal/kg) [2]

1.1.5 Những tác động của RTSH đến môi trường

1.1.5.1 Làm ô nhiễm môi trường đất

Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối nhanh chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoang chất đơn giản như nước, khí cacbonic Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây ngộ độc cho môi trường đất

Trang 16

Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho môi trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất

1.1.5.2 Làm ô nhiễm môi trường nước

Các loại RTSH nếu là rác hữu cơ, trong môi trường nước sẽ được phân hủy một cách nhanh chóng Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu

cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước

Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2 Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc nhất Bên cạnh đó còn có bao nhiêu là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước

Các loại RTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này

Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn môi trường nước Sau đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi trường nước Những loại rác thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng

xạ còn nguy hiểm hơn

1.1.5.3 Làm ô nhiễm môi trường không khí

Các loại RTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ và

độ ẩm thích hợp (35oC và độ ảm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí

1.1.5.4 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người

Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn

Trang 17

Tại các bãi rác, nếu không áp dụng theo đúng các quy định về kỹ thuật chôn lấp

và xử lý thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh Chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh

Rác thải còn tồn đọng tại các khu vực và bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân làm phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bói chụn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25% [11]

1.1.5.5 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị

Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý hoặc thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm

Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ

1.1.6 Khái niệm quản lý chất thải

Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,

đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu

giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người [3]

Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên

trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR liên quan

đến vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật

1.1.6.1 Các hoạt động quản lý chất thải rắn

+ Phân loại chất thải rắn

Trước khi CTR được xử lý thì cần thiết phải qua công tác phân loại Hoạt

động phân loại chất thải rắn có thể được tiến hành tại hộ gia đình, các điểm trung

chuyển và các bãi rác xử lý tập trung

Trang 18

+ Thu gom chất thải

Công tác thu gom xử lý chất thải cần được hợp lý hóa, cần xác định mức độ phục vụ đề ra như thu gom thường xuyên, phân tích kho chứa tạm thời và phương pháp thu gom đã áp dụng cũng như các tuyến đường thu gom vận chuyển

+ Xử lý chất thải rắn

Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải Để đảm bảo vệ sinh môi trường cần có các phương thức xử lý phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao

- RTSH phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng,

xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng

- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai

- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý RTSH

1.1.6.3 Hệ thống quản lý RTSH

Hiện nay hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam có thể

được minh hoạ bằng hình 1.2

Mỗi một cơ quan, ban ngành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong hệ thống quản lý CTR, trong đó:

Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược bảo

vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia

Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, sở Tài nguyên và Môi trường và sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về bảo vệ môi trường của nhà nước

Trang 19

Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý CTR, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được sở giao thông công chính thành phố giao

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam [8]

1.1.6.4 Các công cụ quản lý môi trường và RTSH

Công cụ quản lý môi trường và RTSH là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

Sở Tài nguyên và Môi

trường

Công ty môi trường đô thị

UBND cấp dưới

Nguồn phát sinh CTR

Trang 20

- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường

- Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào

1.1.7 Khái niệm về quy hoạch môi trường

Có rất nhiều định nghĩa về quy hoạch môi trường khác nhau:

- Theo FAO Quy hoạch môi trường là “tất cả các hoạt động quy hoạch với mục tiêu bảo vệ và củng cố các giá trị môi trường hoặc tài nguyên”

- Theo PGS.TS Nguyễn Thế Thôn, Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội: “Quy hoạch môi trường là xác định chức năng môi trường cho các phạm vi lãnh thổ khác nhau, hài hòa với sự phát triển kinh tế, nhằm làm cho môi trường không bị suy thoái, ô nhiễm và ngày càng cải thiện hơn theo đời sống kinh tế - xã hội

1.2 Căn cứ pháp lý của đề tài

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch và quản lý chất thải:

- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luật bảo vệ môi trường 2014, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/4/2014 có hiệu lực ngày từ ngày 01/01/2015

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Nghị định số 19/2015/ND-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT 2014

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về

thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “khuyến khích 100% đô thị thực hiện công

Trang 21

tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay

đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trường”

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định 37/2010/NĐ-CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch

đô thị

- Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

- Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định về quản lý CTNH

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, trong đó chủ yếu hướng dẫn các quy hoạch quản lý chất thải vùng liên tỉnh và vùng áp dụng đối với các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm

- Thông tư số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng

và vận hành bãi chôn lấp CTR

- Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN về tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn trong đó đề cập nhiệm vụ quản lý CTR nông thôn

- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi

trường Quốc gia đến năm 2020”

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Trang 22

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

- Văn bản số 221/TB-VPCP ngày 20 tháng 8 năm 2010 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

- Quy chế quản lý chất thải rắn (ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTG ngày 02/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại)

- Căn cứ văn bản số 2164/BXD-HTKT ngày 27/10/2008 của Bộ xây dựng về việc rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các loại đồ án quy hoạch có liên quan

đến việc bố trí các công trình xử lý rác tại địa phương

1.3 Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên thế giới

Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới quá trình công nghiệp hóa và đô thi hóa diễn ra mạnh mẽ khiến cho lượng chất thải gia tăng nhanh chóng Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường đất, nước có mùi hôi thối, rỉ nước rác, ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn các nước đang phát triển

là 6 lần, ví dụ như trung bình các nước đang phát triển là: 0,5 kg/người/ngày, còn các nước phát triển là: 2,8 kg/người/ngày Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước

đang phát triển có thể lên đến 50 % ngân sách hàng năm Cơ sở hạ tầng tiêu huỷ

an toàn rác thải thường rất thiếu thốn Khoảng 30% - 60% rác thải đô thị không

được cung cấp dịch vụ thu gom [8]

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc và mức sống, văn minh dân cư ở mỗi khu vực Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế giới là

Trang 23

mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapo, Hồng Kông là 0,8 - 10 kg/người/ngày [8]

Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước [8]

Tên nước

Dân số đô thị hiện nay (% tổng số)

LPSCTRĐT hiện nay (kg/người/ngày)

California: nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác

nhau Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng Nếu có những phát sinh khác như: khối lượng rác gia tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các

Trang 24

toà nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng

đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác [33]

Nhật Bản: các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng

biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thuỷ tinh, rác kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thuỷ tinh, kim loại, đều được đưa đến

cơ sở tái chế hàng hoá Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một loại cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉ hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa [33]

Mỹ: hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn

Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô

cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dể lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ Trong thành phần rác thải sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ các loại kim loại cũng khá cao là 7,7% Như vậy trong rác thải sinh hoạt Mỹ các loại có thể qua phân loại, xử lý để tái sinh

sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thuỷ tinh, gốm, sứ) chiếm khoảng hơn 20%

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để xử lý rác thải Tỷ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng sau:

Trang 25

Bảng 1.2: Tỷ lệ CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước [8]

1.3.2 Tình hình Quy hoạch và quản lý chất thải tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt (CTR), đến nay mới có 17 tỉnh, thành phố thành lập và phê duyệt quy hoạch quản lý CTR, 25 địa phương đang lập quy hoạch và 21 địa phương chưa triển khai nhiệm vụ đầu tiên, cấp thiết liên quan đến quản lý rác thải

Hiện tổng lượng CTR phát sinh ở các đô thị ước tính 29.800 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lý đạt 83% Ở nông thôn là 30.500 tấn/ngày và tỷ lệ thu gom ước đạt

50 - 60% ở các thị trấn, thị tứ và 20 - 30% ở các khu vực khác

Công nghệ xử lý CTR ở Việt Nam hiện chủ yếu là chôn lấp (80 - 85%), nhưng chôn lấp hợp vệ sinh chỉ đạt 20 - 25% Hiện có trên 20 dự án xử lý rác thành các sản phẩm tái chế như phân hữu cơ, công nghệ đốt, nhưng quy mô nhỏ, sản phẩm khó tiêu thụ,

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng các dự án xử lý chất thải với quy mô, công nghệ, nguồn đầu tư khác nhau triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước Tuy chưa có tổng kết đầy đủ nhưng nhìn chung công nghệ chưa phù hợp với tính chất rác thải cũng như thói quen phân loại tại nguồn của sinh hoạt dân

cư hiện nay Các cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư xử lý CTR đã có nhưng việc

áp dụng còn nhiều khó khăn

Trang 26

Những vấn đề nói trên dẫn tới tình trạng kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, mức thu phí vệ sinh còn rất thấp, chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia, việc xã hội hóa gặp nhiều khó khăn

Trước thực trạng này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ chủ trương thúc đẩy, triển khai quyết liệt hơn nữa các quy định trong Quyết định 798/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt

Trong đó, vấn đề lớn nhất, cần tập trung khắc phục là sự lúng túng trong việc tìm ra những mô hình thực sự phù hợp, hiệu quả trong xử lý CTR theo tính chất rác thải từng khu vực cũng như tập quán sinh hoạt của người dân Bộ Xây dựng sớm tổng kết, xây dựng mô hình công nghệ, cho triển khai thí điểm một số dự án, công nghệ với các cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo tính kỹ thuật, kinh tế, tài chính, nhất là bài toán hiệu quả để nhà đầu tư có thể thu hồi vốn, thực hiện được chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực

Cùng với đó, Chính phủ sẽ sớm có văn bản đôn đốc các tỉnh, thành hoàn thành công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn, kể cả ở nông thôn trong năm 2012 cũng như tiếp tục chỉ đạo một số dự án cấp vùng đã có trong quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR các vùng kinh tế trọng điểm

Các Bộ, ngành hữu quan tiếp tục xây dựng đề án huy động vốn để triển khai chủ trương quan trọng và cấp thiết này, xây dựng chương trình và tổ chức tuyên truyền, truyền thông nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, thói quen phân loại rác từ nguồn,

1.3.3 Tình hình Quy hoạch và quản lý RTSH tại tỉnh Quảng Ninh

Đến nay, các loại chất thải rắn chưa được phân loại nên tỷ lệ các thành phần

chưa thể thống kê được Tuy nhiên, có thể đánh giá dựa vào đặc điểm của từng khu vực như sau: Thành phố Hạ Long, Móng cái là khu dân cư và du lịch phát triển nên chất thải chủ yếu là chất thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng, chất thải công nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít Tại Thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều có hoạt động khai thác than nên chất thải rắn chủ yếu là chất thải sinh hoạt, chất thải mỏ chiếm tỷ trọng tương đối lớn

Việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt chỉ tập trung tại các trung tâm của huyện, Thị xã và thành phố do Công ty môi trường đô thị địa phương đảm

Trang 27

nhiệm Theo thống kê, tỷ lệ thu gom chất thải tại đô thị đạt khoảng 60 - 70%, tại nông thôn đạt 40 - 50% Việc thu gom chất thải chưa được thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa, chất thải tại đây chủ yếu do dân cư tập trung tại vườn rồi đốt hoặc ủ làm phân bón gây ô nhiễm môi trường

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày tại khu vực vịnh Hạ Long phát sinh 5m3, hiện tại mới chỉ thu gom được 3m3/ngày tại các điểm du lịch, hang động, khu vực làng chài và khu Bến Đoan Trên biển và các khu vực khác, việc thu gom còn rất hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan và môi trường nước vịnh

Hiện nay có ba phương pháp xử lý chất thải được áp dụng chủ yếu ở Quảng Ninh đó là: xử lý bằng chôn lấp, xử lý bằng phương pháp đốt, xử lý chất thải rắn

bằng chế biến phân hữu cơ Trong đó, phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt bằng

chôn lấp là phương pháp phổ biến Tuy nhiên, hệ thống các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh Quảng Ninh còn thiếu và yếu Hiện tại, toàn tỉnh chỉ có 3 bãi chôn lấp hợp vệ sinh tập trung tại thành phố Hạ Long và Thị xã Cẩm Phả như:

Đèo Sen, Quang Hanh, Hà Khẩu, … Còn lại trên 10 bãi rác của các địa phương

khác trong tỉnh đều không đạt các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành, không đạt các tiêu chí và tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tại các nơi không được hưởng các dịch vụ thu gom, xử lý chất thải còn thường xảy ra tình trạng đem đổ bỏ ở các sông, hồ hoặc

vứt bừa bãi tại những nơi công cộng, …

Đội quản lý môi trường vịnh Hạ Long tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý

rác trôi nổi trên vịnh Hình thức thu gom chủ yếu dùng phương pháp thủ công, dùng vợt vớt rác trôi nổi trên vịnh rồi đưa lên tàu trở vào bờ để xử lý, tỷ lệ thu gom khoảng 70% khối lượng Dự án xử lý chất thải thành phố Hạ Long bằng phương pháp chế biến phân hữu cơ do Công ty Cổ phần xử lý chất thải Hạ Long đã được UBND tỉnh phê duyệt đang trong giai đoạn xúc tiến đầu tư [1]

Tại những vùng không có dịch vụ thu gom, chất thải sinh hoạt thường đem ra

đổ tại các sông, suối, chôn lấp tại vườn, ủ làm phân bón, … Tất cả các phương pháp

đó đã và đang gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các gia đình và ảnh hưởng tới chất

lượng đất, nguồn nước của dân cư

Trang 28

Tỷ lệ các đơn vị y tế được trang bị lò đốt chất thải còn thấp, khoảng dưới 40% Chất thải y tế nguy hại mặc dù đã được xử lý nhưng chưa triệt để do gặp khó khăn trong vận hành Do đó, ô nhiễm môi trường do chất thải y tế đến sức khoẻ cộng đồng là điều không thể tránh khỏi [1]

1.3.4 Những khó khăn khi thực hiện quy hoạch môi trường ở Việt Nam

- Không có sự nhận thức đầy đủ về vai trò quy hoạch môi trường trong các cấp lãnh đạo

- Nhiều người không chấp nhận vì quy hoạch môi trường có thể sẽ chỉ ra các sai lầm khủng khiếp về mặt bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên từ các dự

án quy hoạch chuyên ngành đã và đang được xây dựng

- Quy hoạch môi trường được coi là cản trở đến công việc của nhiều người bởi lẽ họ không phải là những nhà môi trường học Họ sợ rằng sự tham gia của

họ là thứ yếu hoặc không tồn tại Ở đây vấn đề cộng tác liên ngành cần được nhắc đến và là một yếu điểm của chúng ta

- Nhìn lợi ích trước mắt không có cái nhìn lâu dài, bền vững

- Hạn chế về nguồn lực

Trang 29

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nguồn phát sinh, thành phần rác thải trên địa bàn Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Các tài liệu có liên quan tới quy hoạch và quản lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Tại địa bàn Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Phòng Tài Nguyên và Môi trường Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Thời gian: Tháng 7/2014 - 5/2015

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Thị xã Quảng Yên

- Điều tra đánh giá hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn Thị xã Quảng Yên

- Nghiên cứu định hướng quy hoạch quản lý rác thải trên địa bàn Thị xã Quảng Yên đến năm 2020

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Thị xã Quảng Yên từ các báo cáo tổng kết và các tài liệu khác từ UBND Thị xã Quảng Yên

và các phòng ban liên quan

- Thu thập tài liệu, số liệu về khối lượng hiện trạng quản lý nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện từ các báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Quảng Yên

2.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

- Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên địa bàn

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh bằng phiếu điều tra hộ Lập phiếu

điều tra phỏng vấn 150 hộ gia đình ở các xã phường của Thị xã Quảng Yên một

Trang 30

cách ngẫu nhiên Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ là công nhân, viên chức (50%); hộ kinh doanh, buôn bán (40%); hộ làm nghề khác (10%) Mỗi phiếu khoảng 10 câu hỏi phỏng vấn các câu hỏi có liên quan tới môi trường nói chung đặc biệt là hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nói riêng

2.4.3 Phương pháp tham khảo các ý kiến của chuyên gia

- Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi

và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc

2.4.4 Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải

* Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: tiến hành theo dõi

việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phường, xã để đếm số xe

đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của công ty

môi trường đô thị Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động Nên tiến hành xác định khối

lượng và sau đó tính trung bình

* Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần

rác thải tại các phường, xã:

- Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi phường, xã lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 10 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ là công nhân, viên chức (50%); hộ kinh doanh, buôn bán (40%); hộ làm nghề khác (10%) Trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND các phường, xã về tỷ lệ nghề nghiệp của người dân trên địa bàn

+ Tiến hành phát cho các hộ 2 túi màu khác nhau để phân loại rác ngay tại nguồn và để rác thải lại để cân: màu đen - rác vô cơ, màu xanh - rác hữu cơ, rác vô

cơ tiếp tục phân loại thành: kim loại; nhựa, cao su, da; giấy, vải; gạch, đá, sành, sứ

và thành phần khác

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày (từ 17h - 20h)

Trang 31

+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/tháng (lần 1 từ ngày 1 - 6, lần 2 từ ngày 12 - 17, lần 3 từ 26 - 30 hàng tháng); trong 4 tháng Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng Rác sau khi thu gom, cân thô được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng phường, xã

+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày cũng như tỷ lệ rác thải vô cơ - hữu cơ phát sinh (do đã phân loại rác từ nguồn)

- Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nên thành phần là khá giống nhau Đầu tiên tiến hành

điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường, xã các thông tin về: số

nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc

điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung

học, UBND) và sau đó cân thí điểm rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom (nếu có thể) Rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng

2.4.5 Phương pháp quy hoạch

- Các chỉ tiêu quy hoạch: Các chỉ tiêu tính toán quy hoạch căn cứ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, một số chỉ tiêu quy hoạch như sau:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Năm 2020: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85% - 100%, nông thôn khoảng 70% - 80%

+ Chất thải rắn xây dựng: Năm 2020: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị là 80% - 100%, nông thôn 60% - 80%

+ Chất thải rắn công nghiệp: Năm 2020: Tỷ lệ thu gom 80% - 90%

+ Chất thải rắn y tế: Tỷ lệ thu gom là 100% Trong đó chất thải rắn nguy hại khoảng 20%, chất thải rắn thông thường khoảng 80%

+ Phân bùn bể phốt: Năm 2020: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85% - 100%, nông thôn khoảng 65% - 85%

Trang 32

+ Bùn thải thoát nước: Tỷ lệ thu gom 100%

- Dự kiến tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn

- Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh

- Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn

- Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn: Khu xử lý chất thải rắn bố trí ở ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy của sông, suối và phải

được trồng cây xanh cách ly

- Công nghệ xử lý chất thải rắn

+ Công nghệ xử lý chất thải rắn được lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế,

xã hội; khả năng phân loại, tính chất, thành phần chất thải rắn của từng địa phương

+ Công nghệ tái chế có sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ của mỗi

địa phương

+ Ưu tiên các công nghệ trong nước, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn thông thường: Công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt, công nghệ tái chế, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh,

Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn nguy hại: Công nghệ xử lý lý hóa, công nghệ đốt, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh,

2.4.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được thống kê và xử lý bằng phần mền Excel và Mapinform

Trang 33

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Thị xã Quảng Yên

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Quảng Yên là đơn vị hành chính ven biển nằm ở Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 314,2 km2, được giới hạn từ 20o45’06” đến

21o02’09” vĩ Bắc, từ 106o45’30” đến 106o0’59” kinh Đông Địa giới hành chính gồm:

- Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ;

- Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu, thành phố Hải phòng;

- Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long;

- Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng)

Thị xã có 19 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 8 xã Trung tâm Thị xã là phường Quảng Yên cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng

20 km về phía Đông [2]

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thị xã Quảng Yên

Trang 34

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Thị xã Quảng Yên nằm giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều - Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp, nhưng nhìn chung địa hình đồi - núi thấp và đồng bằng thấp trũng chiếm ưu thế Theo đặc điểm nguồn gốc hình thái, Thị xã có các kiểu địa hình sau:

- Địa hình đồi - núi thấp (vùng Hà Bắc) gồm 11 phường, xã với diện tích tự

nhiên chiếm 60% diện tích của Thị xã Đất vùng này cấu tạo bởi các đá trầm tích tập trung chủ yếu ở phía Bắc

- Vùng đồng bằng thấp trũng (vùng Hà Nam): thuộc vùng cửa sông ven

biển, địa hình chủ yếu trong khu vực là đồng bằng tích tụ có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển [2]

3.1.1.3 Khí hậu

- Thị xã Quảng Yên có hai mùa chính:

+ Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trung bình 28 - 290C, cao nhất có thể lên đến 380C, gió Nam và Đông Nam thổi mạnh tốc độ trung bình 2 - 4m/s gây mưa nhiều, độ ẩm lớn, mát mẻ hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ và trùng với mùa mưa, bão ở miền Bắc

+ Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiều

đợt và mạnh, mỗi đợt 4 - 6 ngày, tốc độ gió lên đến cấp 5 - 6, ngoài khơi có thể lên

tới cấp 7 - 8 làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thể xuống tới 5oC

- Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.537 mm Mùa mưa kéo dài từ tháng

5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160 - 170 ngày

Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hoà hơn, thuận lợi cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển du lịch Nhưng khó khăn nhất về điều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão Bão xuất hiện từ tháng 5 - 10, nhiều nhất vào tháng 7 - 8, vận tốc gió trung bình từ 20 - 40m/s, gây ra mưa lớn tác động xấu đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, nhất là đối với ngư dân [18]

Trang 35

3.1.1.4 Thủy văn

Hệ thống sông ở Quảng Yên phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực khoảng

300 km2 Bạch Đằng là sông lớn nhất, là chi lưu của sông Thái Bình, ngăn cách Thị

xã với Hải Phòng Sông Chanh chia Thị xã Quảng Yên thành 02 vùng rõ rệt, vùng

Hà Bắc gồm 11 xã, phường nằm bên tả ngạn sông, vùng Hà Nam gồm 8 xã, phường còn lại nằm bên hữu ngạn sông Vùng Hà Nam được bao bọc bằng 34 km đê biển cao 5,5 m vì địa hình thấp hơn mực nước biển [2]

3.1.1.5 Hải văn

Bờ biển Thị xã Quảng Yên nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải

Độ sâu trung bình từ 4 - 6m, sâu nhất 25m Thủy triều lên xuống hàng ngày là nhật

triều, biên độ thủy triều từ 3 - 4m Độ lớn thủy triều tại đây thuộc loại lớn ở nước ta, trung bình 3m Tại các cửa sông, tốc độ dòng chảy khi triều rút có thể đạt 100 - 200m3/s, nên đáy các cửa sông khó được bồi đắp, thậm chí còn bị xâm thực và mang vật liệu bồi ra phía ngoài [2]

3.1.1.6 Các loại tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Đất là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển KT - XH của các địa

phương, Thị xã Quảng Yên có diện tích đất tự nhiên là 31.420 ha, được chia thành

05 nhóm đất sau:

- Nhóm đất cát: có 629,21 ha; chiếm 2,21% diện tích đất tự nhiên, phân bố

chủ yếu ở các phường, xã ven biển, ven sông là Minh Thành, Đông Mai, Tiền An

- Nhóm đất mặn: với diện tích 6.956,48 ha; chiếm 22,19% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất phèn: diện tích 4.908,65 ha; chiếm 15,66% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất phù sa: diện tích nhóm đất này là 1008,73 ha; chiếm 3,2% diện

tích đất tự nhiên

- Nhóm đất đỏ vàng: chua, nghèo dinh dưỡng nên phù hợp cho mục đích quy

hoạch phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ, đô thị và trồng cây ăn quả [2]

b) Tài nguyên nước

Thị xã Quảng Yên có nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5 - 6 mét, vùng Hà Nam và ven biển nước bị nhiễm mặn ít sử dụng được, vùng Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác sử dụng cho sinh hoạt Nguồn

Trang 36

nước ngọt lớn nhất để phục vụ cho nhân dân trong Thị xã là hồ thủy lợi Yên Lập,

đây là hồ lớn của tỉnh có dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích 113,2 triệu m3 với kênh chính dẫn nước cho Thị xã dài 28,4 km [2]

c) Tài nguyên du lịch

Thị xã Quảng Yên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có điều kiện để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn là Quảng Ninh, Hải Phòng và Cát Bà [2]

d) Tài nguyên rừng

Rừng ở Thị xã Quảng Yên chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung ở khu vực đồi núi cao phía Bắc giáp với huyện Hoành Bồ nhưng có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế của Thị xã, đặc biệt là trong bảo vệ nguồn nước hồ Yên Lập, chống xói mòn, ngăn sự bồi lắng lòng sông, lòng hồ, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, tạo cảnh quan sinh thái đa dạng phục vụ cho phát triển du lịch [2]

e) Tài nguyên khoáng sản

Được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý nhưng hiện tại Thị xã Quảng Yên là

một Thị xã nghèo khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của Thị xã Quảng Yên hạn chế cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Các khoáng sản chủ yếu

là vật liệu xây dựng với trữ lượng nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất quy mô nhỏ Đây là khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Thị xã, đặc biệt là phát triển công nghiệp hiện tại và trong tương lai [2]

3.1.1.7 Cảnh quan môi trường

Do nhu cầu về diện tích, địa hình đồi núi đã bị đào khoét để lấy vật liệu san lấp các vùng trũng; các cửa sông và các bãi bồi bị khoanh lại tạo thành những vùng trũng trong khi đó phía ngoài của các bờ bao hiện tượng xói lở bờ làm mất đất ngày càng gia tăng, đặc biệt là phía Nam đầm Nhà Mạc, dọc bờ kênh Cái Tráp (xã Tiền Phong) Ở vùng Hà Nam do địa hình thấp hơn so với mực nước biển từ 0,5 - 2m nên

đất, nước bị nhiễm mặn Lượng nước thải trên địa bàn hầu hết chưa qua xử lý và được thải trực tiếp ra môi trường Nhiều điểm đổ rác thải rắn chưa có biện pháp xử lý

lại gần khu vực dân cư nên gây ra mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường Tỷ lệ thu gom rác đạt khoảng 85% để xử lý, số còn lại được đổ trực tiếp ra môi trường, đây là sự cố gắng lớn của Thị xã [2]

Trang 37

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thị xã

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quy mô nền kinh tế năm 2014 của Thị xã tính theo giá trị sản xuất đạt 3.148

tỷ đồng tăng lên gấp gần 3 lần so với năm 2010, gấp gần 2 lần so với năm 2005 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 14,26%/năm, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 42,33% Như vậy công nghiệp đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã [23]

Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế của Thị xã Quảng Yên các năm 2005 - 2014

2005 -2010

2010

-2014

1 Tổng giá trị sản xuất 729,8 1076,2 2096,1 8,08 14,26 11,13

Công nghiệp và XD 320,6 314,2 1020 - 0,40 26,56 12,27 Nông - lâm - thủy sản 305,4 492,0 568,3 10,01 2,93 6,41 Dịch vụ 103,8 270,0 507,8 21,07 13,47 17,21

2 Cơ cấu ngành kinh tế (%) 100 100 100

Công nghiệp và XD 41,37 28,55 42,33 -2,56 2,76 0,10 Nông - lâm - thủy sản 42,29 49,44 37,58 1,43 - 2,37 - 0,47 Dịch vụ 16,34 22,01 20,09 1,13 - 0,38 0,38

3.1.2.2 Dân số và lao động

Dân số của Thị xã đến tháng 6/2015 có 139.596 người Mật độ dân cư bình quân toàn Thị xã 425người/km2, phân bố không đều: mật độ tập trung cao nhất ở phường Quảng Yên (2.850 người/km2), thấp nhất ở xã Tiền phong (103 người/km2)

Thị xã có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá thấp so với các đơn vị trong tỉnh Quảng Ninh, tốc độ tăng bình quân khoảng 0,93%/năm (năm 2015) Thị xã đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH tốt, đã được công nhận là đô thị loại

IV tháng 01 năm 2011 [23]

Trang 38

Bảng 3.2 Hiện trạng dân số Thị xã Quảng Yên

Thị xã Quảng Yên là địa bàn có hệ thống giao thông khá đa dạng gồm:

đường bộ, đường sắt và đường sông pha biển

* Về giao thông đường bộ: toàn Thị xã có 494,2 km đường bộ Tuyến

đường quan trọng nhất trong hệ thống giao thông của Thị xã là Biểu Nghi - Bến

Rừng là tuyến giao thông đối ngoại duy nhất chạy từ phía Tây qua địa bàn Thị xã nối với quốc lộ 18 ở phía Bắc đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng

* Về giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy đi qua địa bàn

Thị xã tại khu vực ngã ba Biểu Nghi (phường Đông Mai và Minh Thành) với 12 km khổ đường 1,0m, chất lượng tương đối tốt

* Về giao thông đường thủy: Có 80,5 km đường sông với 4 bến cảng nhỏ,

trong đó có 28 km đường sông quốc gia cho phép tàu trọng tải trên 1000 tấn đi lại, còn lại là các tuyến đường sông hẹp và cạn về mùa khô chỉ phù hợp đối với các tàu

có trọng tải nhỏ

* Về giao thông đô thị: Ở phường Quảng Yên ngoài tuyến trục chính là

đường quốc lộ 10 đã được nâng cấp, còn lại là các đường cũ đã xuống cấp Các nút

giao thông đối ngoại xây dựng chưa hoàn chỉnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT – XH [23]

b) Hệ thống thủy lợi

Phần lớn diện tích đất ven biển của Thị xã là bãi bồi và đất trũng do đó hệ thống đê biển có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của dân cư Toàn Thị xã có 103 km đê biển có cao trình 3 - 6m, trong đó có 72 km đang được tu

bổ, nâng cấp hoặc kiên cố hóa, mật độ đê của Thị xã thuộc loại cao ở miền Bắc.[23]

Trang 39

c) Năng lượng

Hệ thống lưới điện trên địa bàn đã phủ kín trong toàn Thị xã, tất cả các xã, phường đều được cấp điện lưới quốc gia thông qua 77 trạm biến áp với tổng công suất 15.590 KVA; có 41,1 km đường dây trung thế, 281,2 km đường dây hạ thế [23]

d) Bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc được xây dựng và phát triển khá nhanh Đến nay bưu điện trung tâm ở phường Quảng Yên có tổng đài điện thoại 2.000 số với thiết

bị truyền dẫn cáp hiện đại hơn 70 km, đảm bảo thông tin liên tục thông suốt với trong và ngoài nước Mạng lưới các điểm trạm bưu điện đã phủ kín ở 18/19 trung tâm xã, phường (riêng xã Tiền Phong chưa có) [23]

e) Cấp nước sinh hoạt

Quảng Yên có nhà máy cấp nước sinh hoạt cho nhân dân với công suất 2.300

m3/ngày - đêm, đáp ứng được 78% nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Tỷ lệ dân số đô thị 100% được dùng nước sạch năm 2015 [23]

f) Cơ sở văn hóa, thể dục - thể thao

Đã xây mới đài truyền thanh, truyền hình Thị xã, lắp đặt mới 9 đài phát sóng

FM ở các xã, phường 155/179 (đạt 86,6%) số thôn, xóm, khu phố có nhà văn hóa cộng đồng phục vụ sinh hoạt văn hoá văn nghệ quần chúng nhưng chưa có nhà văn hóa thôn, tổ dân phố đạt chuẩn Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn

và phát huy Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được bảo tồn và phục dựng [23]

g) Cơ sở y tế

Năm 2014, trên địa bàn Thị xã có 01 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa, 19 trạm y tế xã, phường với tổng số 195 giường bệnh Số cơ sở y tế tuy không tăng nhưng mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố và ngày càng tiến bộ, có 100% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế Đội ngũ cán bộ thường xuyên luân chuyển tăng cường cho y tế cơ sở, 15/19 trạm có bác sĩ công tác Tỷ lệ bác sĩ trung bình là 3,7 người/vạn dân [23]

h) Cơ sở giáo dục - đào tạo

Đến năm 2014 toàn Thị xã có 28/66 trường đạt chuẩn quốc gia Tất cả các xã,

phường trong Thị xã đều có trường mẫu giáo, trường tiểu học và THCS Thị xã

Trang 40

Quảng Yên đã được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS từ năm 2005 [23]

i) Thực trạng phát triển hệ thống chợ

Theo quy hoạch, tổng số chợ trên địa bàn Thị xã đến năm 2020 có 18 chợ,

đến năm 2030 nâng lên 20 chợ Hệ thống chợ ở Thị xã tuy đa dạng nhưng chưa được trang bị hiện đại, đặc biệt là các chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, tình trạng

vứt rác không đúng nơi quy định vẫn còn xảy ra, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo

3.2 Hiện trạng môi trường Thị xã Quảng Yên

3.2.1 Môi trường không khí

3.2.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Các cơ sở sản xuất công nghiệp

Toàn Thị xã có 1.332 cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, tập trung chủ yếu

ở các xã, phường: Nam Hòa, Hiệp Hòa, Hà An, Quảng Yên Một số cụm công

nghiệp như: cụm công nghiệp phường Quảng Yên, cụm công nghiệp và sửa chữa tàu quy mô 200 ha tại phường Hà An, khu công nghiệp Đông Bái, … Công nghiệp - TTCN trên địa bàn Thị xã chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề; chế biến nông

- lâm - thủy sản, cơ khí sửa chữa máy nông lâm nghiệp, ô tô, xe máy, đóng sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, cát sỏi), đồ gia dụng Hoạt động của các cơ sở trên là nguyên nhân chính phát sinh các loại khí CO, CO2, SO2 và bụi gây

ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất giấy

Ngoài ra, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phân bố còn đan xen trong các điểm dân cư, nên hạn chế việc mở rộng quy mô và khó khăn về giao thông - vận tải và cung

ứng điện, nước, nhất là bảo vệ môi trường, cơ cấu sản xuất, sản phẩm trong mỗi điểm ít

gắn kết với nhau, nên chưa phát huy được tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau

Các hoạt động giao thông

Thị xã Quảng Yên có nhiều trục giao thông quan trọng đi qua như đường quốc lộ 18, quốc lộ 10; tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy; tuyến đường biển hàng hải ven biển đi trong nước Bắc - Nam, gần các tuyến hàng hải quan trọng đi quốc tế từ cảng Hải Phòng và Quảng Ninh Mật độ tham gia giao thông lớn, vì vậy lượng khí

Ngày đăng: 16/03/2016, 08:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ môn sức khoẻ môi trường (2006), Quản lý Chất thải rắn, trường Đại học y tế cộng đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Chất thải rắn
Tác giả: Bộ môn sức khoẻ môi trường
Năm: 2006
6. Cục Thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011 7. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trườngđô thị, Nxb Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011" 7. Dự án Danida (2007), "Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường "đô thị
Tác giả: Cục Thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011 7. Dự án Danida
Nhà XB: Nxb Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Năm: 2007
8. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng - Hà Nội , 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp
Nhà XB: NXB Xây dựng - Hà Nội
9. Tăng Văn Đoàn (2006), Kỹ thuật Môi trường, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật Môi trường
Tác giả: Tăng Văn Đoàn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
10. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở Khoa học công nghệ Môi trường - Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và việc quản lý chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Thị Anh Hoa
Năm: 2006
14. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn đô thị
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2001
15. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Giáo trình công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
16. Trần Nhật Nguyên, Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Singapore, Nhật Bản, tổng hợp từ trang http://www.env.go.jp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Singapore
17. Trương Mạnh Tiến (2005), Quan trắc môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan trắc môi trường
Tác giả: Trương Mạnh Tiến
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
18. Trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Quảng Ninh, (2014), Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2014), Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Quảng Ninh
Năm: 2014
19. UBND tỉnh Quảng Ninh (2008), Báo cáo Tổng hợp dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long-Cẩm Phả-Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến 2020 20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh QuảngNinh giai đoạn 2006-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng hợp dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long-Cẩm Phả-Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến 2020" 20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), "Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng
Tác giả: UBND tỉnh Quảng Ninh (2008), Báo cáo Tổng hợp dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long-Cẩm Phả-Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến 2020 20. UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2010
25. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, Công ty môi trường và tầm nhìn xanh (2009), Kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt, www.gree-vn.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Tác giả: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, Công ty môi trường và tầm nhìn xanh
Năm: 2009
26. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển (2011), Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản KHCN, Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam
Tác giả: Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển
Nhà XB: Nhà xuất bản KHCN
Năm: 2011
27. A. H. MD. Maqsood Sinha (2000), Community based solid waste management: The Asian experience, USAID Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community based solid waste management: The Asian experience
Tác giả: A. H. MD. Maqsood Sinha
Năm: 2000
28. Aslak Grinsted, J. C. Moore & S. Jevrejeva (2009), Reconstructing sea level from paleo and projected temperatures 2000 to 2100 AD, Climate Dynamics, Vol 34, No 4, 461-472 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate Dynamics
Tác giả: Aslak Grinsted, J. C. Moore & S. Jevrejeva
Năm: 2009
31. Hoang Duc Cuong et al (2010), “Using the PRECIS - regional climate model to develop climate change scenario in 21st century for Vietnam”, Proceedings, the Fifth APHW Conference on Hydrological Regimes and Water Resources Management in the Context of Climate Change Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using the PRECIS - regional climate model to develop climate change scenario in 21st century for Vietnam”
Tác giả: Hoang Duc Cuong et al
Năm: 2010
32. Kelly P.M., Tran Viet Lien, Nguyen Huu Ninh (1996), “Climate Scenarios for Vietnam”, Project "Socio-economic and physical approaches to Vulnerability to Climate Change". EaSEC-GECP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate Scenarios for Vietnam”, Project "Socio-economic and physical approaches to Vulnerability to Climate Change
Tác giả: Kelly P.M., Tran Viet Lien, Nguyen Huu Ninh
Năm: 1996
1. Báo cáo tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại Bệnh viện Đa khoa thị xã Quảng Yên năm 2014 Khác
2. Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường Thị xã Quảng Yên 06 tháng đầ u năm 2015 Khác
4. Chỉ thị số 36/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w