1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình thực thi nghị định 69 2009 nđ CP về giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa

108 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI NGHỊ ĐỊNH

SỐ 69/2009/NĐ-CP VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Trang 2

THÁI NGUYÊN - 2013

Trang 3

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI NGHỊ ĐỊNH

SỐ 69/2009/NĐ-CP VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC NÔNG

Trang 4

THÁI NGUYÊN - 2013

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, nội dung công trình nghiên cứu khoa học làcủa riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học củatác giả khác Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực vàchưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài tôi đã nhận được sựquan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cánhân trong và ngoài trường đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bảnluận văn này

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, thầygiáo hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học cũngnhư phương pháp làm việc trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài

Có được kết quả nghiên cứu này tôi đã nhận được những ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại họcNông lâm Thái nguyên, Ban Giải phóng mặt bằng và Tái định cư, Phòng Tàinguyên và Môi trường, Phòng Tài chính kế hoạch, Chi cục Thống kê, phòngCông thương thành phố Thanh Hóa; Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâmthông tin TNMT tỉnh Thanh Hóa đã giúp tôi trong quá trình hoàn thành luậnvăn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những đồng nghiệp vàbạn bè đã giúp đỡ tôi trng quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù đã có nhiều có gắng, nỗ lực, nhưng luận văn Thạc sỹ nàykhông tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý củaquý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè, đồng nghiệp để tôi hoàn thiện và trưởngthành trong công tác và nghiên cứu khoa học tiếp theo

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 4

3 Yêu cầu của đề tài 4

4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Bản chất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 5

1.1.2 Một số khái niệm về bồi thường, giải phóng mặt bằng 6

1.1.3 Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng 6

1.1.4 Đặc điểm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 7

1.1.5 Điểm mới của Nghị định 69/CP về bồi thường giải phóng mặt bằng 9

1.1.6 Các văn bản áp dụng 10

1.2 Cơ sở thực tiễn 12

1.2.1 Chính sách bồi thường khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực 12

1.2.2 Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 14

1.2.3 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số địa phương 16

Trang 8

1.2.4 Đánh giá tình hình thực hiện GPMB thời gian trước khi thực hiện

Nghị định 69/CP 19

1.3 Đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP 23

1.4 Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu 24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Địa điểm nghiên cứu 26

2.3 Nội dung nghiên cứu 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu 26

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 26

2.4.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 27

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 28

2.4.4 Phương pháp phân tích kinh tế 28

2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu 29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa 30

3.1.1 Vị trí địa lý 30

3.1.2 Địa hình, khí hậu 30

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế 32

3.1.4 Tình hình sử dụng và biến động đất đai 33

3.1.5 Tình hình xã hội 36

3.2 Đánh giá tình hình thực thi Nghị định 69/CP về đền bù, giải phóng mặt bằng tại thành phố Thanh Hóa 37

3.2.1 Trình tự thủ tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 37

3.2.2 Khái quát về 2 dự án nghiên cứu 41

Trang 9

3.2.3 Tình hình thực hiện công tác lập hồ sơ, xác định đối tượng thu hồi

đất, kê khai kiểm đếm ban đầu 42

3.2.4 Tình hình thực hiện chỉ tiêu tính toán đền bù về đất và hỗ trợ đất trong khu dân cư (kết quả thực hiện tại 2 dự án) 50

3.2.5 Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ về tài sản, cây cối hoa mầu trên đất 54

3.2.6 Tình hình thực hiện chỉ tiêu hỗ trợ lao động chuyển đổi nghề 58

3.2.7 Tình hình thực hiện chỉ tiêu hỗ trợ ổn định đời sống 66

3.2.8 Tình hình thực hiện chỉ tiêu tái định cư 68

3.2.9 Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ khác 76

3.2.10 Đánh giá việc thực hiện trình tự giải phóng mặt bằng 78

3.2.11 Khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị định 69/CP 79

3.3 Một số giải pháp thực hiện 81

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Đề nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chính sách GPMB theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Nghị

định 197/2004/NĐ-CP, nghị định 84/2007/NĐ-CP 9

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế 32

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế thành phố Thanh Hoá 33

Bảng 3.3: Tình hình biến động đất đai của thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2010 34

Bảng 3.4 Kết quả thu hồi đất chi tiết theo từng xã 43

Bảng 3.5 Kết quả thu hồi đất chi tiết 45

Bảng 3.6 Kết quả phân loại đối tượng thu hồi đất, GPMB tại 2 dự án 46

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của NĐ 69/CP đến công tác thu hồi đất, kê khai kiểm đếm ban đầu 48

Bảng 3.8 Kết quả bồi thường, GPMB thực hiện dự án ây dựng tổ hợp thương mại Melinh Plaza 51

Bảng 3.9 Kết quả bồi thường, GPMB thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Lý Nhân Tông 53

Bảng 3.10 Đánh giá của người dân về giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa mầu 57

Bảng 3.11 Bảng so sánh mức hỗ trợ lao động chuyển đổi nghề nghiệp cho hộ bị thu hồi đất 60

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của việc thực hiện NĐ 69/CP đến chính sách hỗ trợ lao động, chuyển đổi nghề 62

Bảng 3.13 Bảng so sánh đánh giá tình hình lao động của hộ bị thu hồi đất so với hộ không bị thu hồi đất 64

Bảng 3.14 Bảng so sánh mức hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ bị thu hồi đất 67

Bảng 3.15 Kết quả thu hồi đất xây dựng các khu tái định cư 70

Bảng 3.16 Kết quả chi trả bồi thường, GPMB xây dựng khu tái định cư 71

Bảng 3.17 Kết quả so sánh đánh giá mức hỗ trợ tái định cư 72

Trang 12

Bảng 3.18 Đánh giá tác động của chính sách tái định cư 74Bảng 3.19 Bảng so sánh đánh giá điều kiện sinh hoạt, đời sống của hộ bị

ảnh hưởng bởi dự án thu hồi đất theo NĐ 69/CP và hộ không bị ảnhhưởng bởi dự án thu hồi đất 75Bảng 3.20 Bảng so sánh các chính sách hỗ trợ khác 77Bảng 3.21 So sánh các thành viên hội đồng GPMB trước và sau khi có

NĐ 69/CP với thực tiễn áp dụng 78

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp qua các năm

35Biểu đồ 3.2 Tình hình biến động đất phi nông nghiệp qua các năm 36Biểu đồ 3.3 Đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng tại 2 dự án 46Biểu đồ 3.4 Biểu đồ đánh giá của người dân về kết quả xác định đối

tượng thu hồi đất 47Biểu đồ 3.5 Đánh giá mức hỗ trợ chuyển đổi nghề của hộ bị thu hồi đất

61Biểu đồ 3.6 So sánh tiền hỗ trợ ổn định đời sống của hộ bị thu hồi đất 67Biểu đồ 3.8 So sánh tiền và diện tích tái định cư cho hộ bị thu hồi đất tại

2 dự án nghiên cứu 73

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 . Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế vớikhu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.Trước bối cảnh lịch sử mới, chúng ta có những thời cơ mới song cũng phảiđối mặt với những thách thức hết sức to lớn, đặc biệt là nhu cầu giải phóngmặt bằng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp và đô thịmới Việc thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế đất nước trong thời gian ngắntăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận không nhỏ dân cư nông thôn cả

về đời sống và việc làm là một thực tế khách quan Tình trạng thiếu việc làmcho người lao động hiện nay đang diễn ra hết sức bức thiết, đặc biệt là đối vớilao động nông thôn, lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình đô thịhoá và bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, Đâycũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thônnói riêng, phát triển đất nước nói chung

Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thếgiới và thu hồi đất nông nghiệp là cách thức thường được thực hiện để xâydựng khu công nghiệp và đô thị Quá trình thu hồi đất đặt ra rất nhiều vấn đềkinh tế - xã hội cần được giải quyết kịp thời và thỏa đáng

Thực tế hiện nay cho thấy, công tác thu hồi đất của người dân để phục

vụ phát triển các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài và việc đền bù chonhững người bị thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyếtcông bằng, dứt điểm Giải quyết không tốt, không thoả đáng quyền lợi củangười dân có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất đãdẫn đến bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể đôngngười, sẽ trở thành vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tìnhhình an ninh trật tự, mất ổn định xã hội và phần nào ảnh hưởng đến lòng tincủa người dân đối với các chính sách của nhà nước Nếu việc thu hồi đất bịlạm dụng, quỹ đất nông nghiệp bị giảm dần, về lâu dài có thể ảnh hưởng tới

an ninh lương thực quốc gia

Trang 15

Giải phóng mặt bằng (GPMB) là một việc phức tạp, liên quan trực tiếpđến quyền lợi vật chất của người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống,sinh hoạt, việc làm và phong tục tập quán Vì vậy, để tạo sự đồng thuận trongnhân dân, các chính sách bồi thường hỗ trợ phải hợp lý, trên cơ sở thực hiệncông bằng, dân chủ, công khai [28]

Để thực hiện tốt công tác GPMB, Chính phủ đã ban hành Nghị định số197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồiđất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

Mặc dù các văn bản chính sách được Chính phủ đưa ra đã giải quyếtđược hầu hết các thắc mắc, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số người sửdụng đất, phù hợp với thực tế sử dụng và thu hồi đất, khắc phục được nhữngtồn tại, vướng mắc của các văn bản trước đây, nhưng công tác đền bù, giảiphóng mặt bằng vẫn còn nhiều nan giải

Việc định giá đất nhìn chung chưa đảm bảo nguyên tắc sát với giáchuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, làm chogiá đất theo khung giá do Nhà nước quy định với giá thực tế còn chênh lệchkhá cao, dẫn tới tình trạng khiếu kiện khi thu hồi đất thường xuyên xảy ra.như ở thành phố lớn, khu đô thị vấn đề thu hồi chuyển đổi đất nông nghiệpsang đất đô thị gặp nhiều khó khăn do chênh lệch địa tô quá lớn, giá đền bù

giải phóng mặt bằng cho người dân khi thu hồi đất thấp nhưng giá nhà, đất táiđịnh cư lại quá cao; còn ở khu vực nông thôn thì người dân sinh sống chủ yếubằng nghề nông nghiệp, việc thu hồi đất gặp nhiều khó khăn do chính sách hỗtrợ và giá đền bù thấp, tiền đền bù GPMB chủ yếu được người dân sử dụngvào mục đích mua sắm, xây dựng nhà cửa nên với mức giá đền bù hỗ trợ thấpngười dân không còn tiền để phát triển ngành nghề đảm bảo cuộc sống

Chính vì vậy tháng 8 năm 2009 Nhà nước đã Ban hành chính sách đổimới trong công tác giải phóng mặt bằng là nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày

Trang 16

13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày

01/10/2009 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ

tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Nghị định 69/2009/NĐ-CP là nghị định giải quyết những vấn đề dânsinh, những vấn đề được xem là bức xúc và nóng bỏng ở khu vực nông thôn

là định giá đền bù đất nông nghiệp và một số chính sách liên quan đến quyền

lợi của người nông dân sau thu hồi đất

Như vậy, để đánh giá khách quan, toàn diện về chính sách mới của Nhànước ta trong lĩnh vực bồi thường GPMB khi thu hồi đất có hiệu quả, thiếtthực, phù hợp với giai đoạn phát triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay haykhông thì cần phải có thực tiễn chứng minh, kiểm nghiệm và để giúp cho cácngành, các cấp, giúp cho công tác hoạch định chính sách của Đảng và Nhànước có chất lượng, hiệu quả, việc các nhà kinh tế nghiên cứu tình hình tổchức, triển khai thực hiện chính sách của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ giảiphóng mặt bằng trên thực tiễn tại các địa phương là cần thiết

Xuất phát từ yêu cầu trên qua một thời gian công tác tại thành phốThanh Hóa, tôi đã trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư để giải phóng mặt bằng của địa phương và thấy được tầm quan trọng cũngnhư ý nghĩa của công tác này tại thời điểm hiện nay đối với sự phát triển kinh

tế, xã hội của địa phương tuy đã đạt được kết quả đáng khích lệ song vẫn cònnhiều vấn đề nẩy sinh, bất cập đặt ra cần nghiên cứu giải quyết như giá đền bù

về đất, tài sản gắn liền với đất; vấn đề tái định cư cho người bị mất đất; chínhsách đảm bảo cuộc sống của người dân sau thu hồi đất Do vậy, được sựhướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, tôi đã tiến hành nghiên

cứu đề tài: " Đánh giá tình hình thực thi Nghị định 69/2009/NĐ-CP về giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa".

Trang 17

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá tình hình thực thi Nghị định 69/2009/NĐ-CP về giải phóngmặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phốThanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện Nghị định 69/CPtrong thời gian tới tại thành phố Thanh Hóa

3 Yêu cầu của đề tài

- Các số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan

- Nắm chắc Luật Đất đai, các thông tư, nghị định, các văn bản dướiluật, các quy định của Nhà nước và địa phương có liên quan đến công tác bồithường, hỗ trợ tái định cư

- Đề xuất các giải pháp giải quyết trên cơ sở các Nghị định, Quy định

và phù hợp với thực tế địa phương

4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Việc nghiên cứu đề tài giúp tôi bổ sung những kiến thức chuyên ngànhQuản lý đất đai, rèn luyện khả năng nghiên cứu, viết một báo cáo khoa học,góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho công tác sau này

* Ý nghĩa trong thực tiễn

- Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về hệ thống cácchính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và đề xuất hướng hoàn thiện chính sáchkèm theo các giải pháp thực hiện

- Góp phần hoàn thiện chính sách, phương thức bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư để giải phóng mặt bằng của UBND thành phố khi Nhà nước thuhồi đất trên địa bàn

- Góp phần hạn chế, giải tỏa những bức xúc về khiếu kiện của ngườidân bị thiệt hại do phải giải tỏa mặt bằng, bàn giao đất để triển khai các Dự

án trên địa bàn

- Làm tài liệu cơ sở cho công tác quản lý ở địa phương.

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . Cơ sở lý luận

1.1.1 . Bản chất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Theo từ điển tiếng Việt thì: “Bồi thường” hay “Đền bù” có nghĩa là trảlại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì mộthành vi của chủ thể khác “Giải phóng mặt bằng” có nghĩa là di dời, dọn dân

đi nơi khác để lấy mặt bằng xây dựng công trình

Điều này có nghĩa là:

+ Không phải mọi khoản đều bồi thường bằng tiền

+ Sự mất mát của người bị thu hồi đất không chỉ là về mặt vật chất mànhiều trường hợp còn mất mát cả về mặt tinh thần, nhất là khi tái định cư

+ Về mặt hành chính thì đây là quá trình không tự nguyện, có tínhcưỡng chế và vẫn là đòi hỏi sự “hy sinh” không chỉ là một sự bồi thườngngang giá tuyệt đối

Việc bồi thường có thể vô hình hoặc hữu hình, có thể do các quy địnhcủa pháp luật điều tiết, hoặc do thoả thuận giữa các chủ thể

Trên thực tế, ngoài các khoản bồi thường nói trên thì còn có một hìnhthức bồi thường khác gọi là hỗ trợ

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh,quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tếđược quy định tại Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 vàNghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 84/2007/NĐ-

CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ Từ đó có thể hiểu được bản chất củacông tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong tình hình hiện nay không cònđơn thuần là bồi thường về mặt vật chất mà còn phải đảm bảo được lợi íchcủa người dân phải di chuyển Đó là họ phải có được chỗ ở ổn định, có điềukiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, được hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất,

hỗ trợ lao động… đảm bảo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống sau thuhồi đất [28]

Trang 19

1.1.2 . Một số khái niệm về bồi thường, giải phóng mặt bằng

- Thu hồi đất: là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại

quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn quản lý

- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị

quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đấtđối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định

+ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước giúp đỡ người bị

thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để

di dời đến địa điểm mới

- Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liênquan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đấtnhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một côngtrình mới trên đó

+ Tái định cư: Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.

Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại vềđất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lạicuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó

1.1.3 . Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng

Bồi thường giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trongviệc tạo quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế

xã hội của đất nước

- Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí

và sớm thực hiện dự án và đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.Ngược lại, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, lãng phí thời gian, tăng chi phí,giảm hiệu quả dự án

Trang 20

- Thực hiện GPMB tốt sẽ giảm chi phí, có điều kiện tập trung vốn cho

mở rộng đầu tư Ngược lại, chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến

độ dự án dẫn đến quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư

Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nếu không đáp ứng đượctiến độ đầu tư thì mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp

Đối với dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài,tiến độ thi công bị ngắt quãng gây ra lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượngcông trình

- Công tác GPMB góp phần cải thiện môi trường đầu tư, khai thác cácnguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển, các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ởnước ta thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hầu khắpcác vùng, miền trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn đã đóng góp vào

sự thành công bước đầu của công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước”, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần củanhân dân Đạt được kết quả nêu trên công tác bồi thường GPMB đóng vai tròkhông nhỏ để các dự án phát huy hiệu quả

1.1.4 . Đặc điểm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp Nó thể hiệnkhác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của cácbên tham gia và lợi ích của toàn xã hội

a Tính đa dạng:

Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tựnhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định Khu vực nội thành, mật độdân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vựcven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạtđộng sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buônbán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sảnxuất nông nghiệp Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưngriêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặcđiểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể

Trang 21

b Tính phức tạp:

Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sốngkinh tế - xã hội đối với mọi người dân Đối với khu vực nông thôn, dân cưchủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệusản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năngchuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ đượcđất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sảnxuất nhưng họ vẫn không cho thuê Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng

đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia dichuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp

là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này

- Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:

+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinhhoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở

+ Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản

lý khác nhau, cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếmđất đai xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên

+ Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khutái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu

+ Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sốngbám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai naychuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ khôngmuốn di chuyển

Từ các điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau thì công tác GPMBđược thực hiện khác nhau [7]

Trang 22

1.1.5 . Điểm mới của Nghị định 69/CP về bồi thường giải phóng mặt bằng

giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được

hỗ trợ khoản chênh lệch đó;

Nếu bị thu hồi hết đất ở mà phải di chuyển chỗ ở nhưng tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư

Hỗ trợ ổn định

đời sống và ổn

định sản xuất

Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp giao

có thời hạn và đất giao lâu dài đều được hỗ trợ

Hỗ trợ đối với trường hợp thu hồi đất giao có thời hạn

Thu hồi từ 30% đến 70% DT đất nông nghiệp được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian tối thiểu là 6 tháng tối đa là 24 tháng

Quy định chung thu hồi từ trên 30% diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ tối thiểu trong thời gian là 3 tháng, tối đa là 12 tháng Thu hồi trên 70% DT đất NN được hỗ trợ

ổn định đời sống trong thời gian tối thiểu là

Hỗ trợ 20% đến 50% giá đất ở liền kề, cho toàn bộ diện tích đất

Khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông

Trang 23

Chỉ tiêu Nghị định 69/CP Nghị định 197/CP,

NĐ 84/CP

- Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở nếu giá trị được hỗ trợ lao động lớn hơn hoặc bằng giá trị đất ở, phần giá trị chênh lệch được hỗ trợ bằng tiền

nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động

Trình tỉnh ra quyết định thu hồi đất, giao đất chung, sau

đó cấp huyện ra quyết định thu hồi chi tiết và lập, thẩm định phương án GPMB, trình phê duyệt.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 25-5-2007 quy định bổ

sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình

tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giảiquyết khiếu nại về đất đai,

Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 13/8/2009 Quy định

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư

Thông tư 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường,ngày 01/10/2009 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình

tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Quyết định 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/2/2010phê duyệt đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015

Quyết định số: 3788/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2009 của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, về việc quy định chính sách hỗ trợ và táiđịnh cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;

Căn cứ Quyết định số: 3638/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm

Trang 24

2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành đơn giá bồithường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh ThanhHoá; Quyết định số: 4293/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2011 của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc quy định giá các loại đất trên địabàn tỉnh Thanh Hoá;

Căn cứ Quyết định số 530/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Uỷ bannhân dân tỉnh Thanh Hoá, về việc thu hồi đất tại phường Đông Thọ, để Uỷban nhân dân thành phố Thanh Hoá tổ chức bồi thường GPMB phục vụ dự áncải tạo, nâng cấp đường Lý Nhân Tông thành phố Thanh Hoá;

Căn cứ Quyết định số 2484/QĐ-UBND, ngày 09/7/2007 của Uỷ bannhân dân thành phố Thanh Hoá về việc thu hồi đất do hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng tại phường Đông Thọ;

Quyết định số 3310 /QĐ-UBND, ngày 29/10/2008 của Uỷ ban nhândân thành phố Thanh Hoá về việc thu hồi đất do hộ gia đình, cá nhân đang sửdụng tại phường Đông Thọ để thực hiện bồi thường GPMB phục vụ dự án cảitạo, nâng cấp đường Lý Nhân Tông thành phố Thanh Hoá;

Căn cứ Thông báo số 403/TB-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2011 củaChủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hoá, về việc thu hồi đất bồithường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Xây dựng tổ hợp thương mạiMelinh Plaza Thanh Hoá;

Quyết định số 5813/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của Chủ tịch Ủy bannhân dân thành phố Thanh Hóa, về việc phê duyệt đơn giá bồi thường một sốloại cây trồng đại trà trên đất nông nghiệp phục vụ dự án xây dựng tổ hợpthương mại Melinh Plaza Thanh Hóa

Căn cứ Quyết định số 4806/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2011của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hoá, về việc thành lập Hộiđồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Xây dựng tổ hợp thương mạiMelinh Plaza Thanh Hóa

1.2 . Cơ sở thực tiễn

Trang 25

1.2.1 Chính sách bồi thường khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực

Với những đặc thù về quan hệ đất đai, nhiều nước trên thế giới đã cốgắng không ngừng trong việc hoàn thiện các chính sách pháp luật về đất đaicũng như các luật có liên quan, trong đó có chính sách về bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư, đặc biệt các nỗ lực trong việc khôi phục cuộc sống và khôiphục nguồn thu nhập cho người bị ảnh hưởng

a Ở Trung Quốc: Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà

nước thu hồi đất thì người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồithường Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đấtđai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất Cáchtính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trịtổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số Tiền bồithường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc

có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư là do:

Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc

đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển chongười dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư

Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh.

Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chươngtrình bồi thường hỗ trợ tái định cư

Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ

trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn Tiền đền bù cho đấtđai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìmkiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để pháttriển kết cấu hạ tầng Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia chocác hộ bị ảnh hưởng

Trang 26

Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu làvấn đề việc làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóngmặt bằng trước khi xây xong nhà tái định cư…[6]

b Ở Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu

Á, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do

cơ chế thị trường điều tiết Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý,việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; địnhgiá đền bù

Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án Nếu một dự ánmang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giáthị trường Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhânđầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường

Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng choviệc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng,quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước,phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đíchcông cộng Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắctính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại Căn cứ vào đó, từng ngànhđưa ra các quy định cụ thể và trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc

cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồithường, thủ tục thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán bồi thường TĐC, trình

tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ratòa án Ví dụ: trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi cónhiều dự án bồi thường TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêngvới mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốthơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đanhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn vàđược tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì thực tế đã tỏ rahiệu quả khi nhu cầu thu hồi đất trong nhiều dự án [6]

Trang 27

1.2.2 . Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam

- Luật Đất đai năm 1993: Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, thừa kế cóchọn lọc Luật Đất đai năm 1988, Luật Đất đai năm 1993 ra đời với những đổimới quan trọng, đặc biệt với nội dung thu hồi đất phục vụ cho công cộng vàbồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Luật quy định rõ hơn về quyền củangười được giao đất gồm có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, chothuê, thế chấp Đồng thời, Chính phủ quy định khung giá đất cho từng loạiđất, từng vùng theo thời gian

- Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998: Luật sửa đổi

một số điều của Luật Đất đai năm 1998 được Quốc hội thông qua ngày02/12/1998 Về cơ bản, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 vẫn dựa trên nền tảng

cơ bản của Luật cũ, chỉ một số điều được bổ sung thêm cho phù hợp thực tế

- Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của BộTài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định phươngpháp xác định hệ số K để định giá đất bồi thường, lập lại phương án đền bù và

bổ sung thêm một số nội dung như: Điều kiện đền bù về đất, đền bù về nhà,công trình kiến trúc về nhà cấp 4, đền bù cho người thuê nhà thuộc quyền sởhữu của Nhà nước, đền bù cho doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp…Điểm cần lưu ý trong Thông tư này là giao trách nhiệm cho chủ đầu tư làthành viên của Hội đồng giải phóng mặt bằng xem xét, thẩm định Trên cơ sở

đó trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc Hội đồng thẩm định thoả thuận để UBNDcấp huyện phê duyệt

- Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 2001: Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 06 năm 2001 quy định cụ thểhơn về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụngvào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng, cụ thể:

Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thuhồi Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được muanhà ở của Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở

Trang 28

Trong trường hợp phương án bồi thường được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quyđịnh của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồithì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế Trongtrường hợp Chính phủ ra quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương ra quyết định cưỡng chế

- Luật Đất đai năm 2003: Luật Đất đai năm 2003 là luật có phạm vi điềuchỉnh bao quát nhất, thể hiện đầy đủ nhất hơi thở của cuộc sống so với các LuậtĐất đai đã ban hành trước đó Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, Nhànước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thểhoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thu hồiđất, như:

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 vềphương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chínhphủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chínhphủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hànhLuật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhànước thành công ty cổ phần;

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;Nguyên tắc xuyên suốt của Nghị định 84/2007/NĐ-CP là đảm bảo quyền vàlợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: Người sử dụng đất,nhà đầu tư và quyền của nhà nước theo quy định của pháp luật

Nghị định 69/CP ban hành chú trọng giải quyết vấn đề định giá đền bù,

hỗ trợ đất nông nghiệp, cụ thể giá đất nông nghiệp được tính từ 1,5 đến 5 lần giáđất thu hồi Như vậy, nếu bị thu hồi đất, người dân không những được tính vớigiá sát giá thị trường hơn mà còn được hỗ trợ tái định cư, được hỗ trợ học nghề,

Trang 29

chuyển đổi nghề, được hỗ trợ về đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp…ngoài ra Nghị định còn giải quyết những vấn đề dân sinh, những vấn đề đượcxem là bức xúc và nóng bỏng ở khu vực nông thôn, các vấn đề khác liên quanđến quyền lợi của người nông dân sau thu hồi đất, giải quyết được những khókhăn, vướng mắc về GPMB tại các dự án vùng đô thị còn tồn tại từ trước.

1.2.3 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng ở

Đến nay trên địa bàn Thành phố đã triển khai GPMB 333 dự án (vớidiện tích thu hồi 1.800 ha; liên quan đến 40.059 hộ dân, phải tái định cư cho16.428 hộ); Đã hoàn thành bàn giao mặt bằng 24 dự án (trong đó có 15 dự

án GPMB xong; 9 dự án hoàn thành GPMB theo phân kỳ tiến độ), với diệntích bàn giao 50ha, chi trả 360 tỷ đồng cho 3.364 hộ dân và bố trí tái định cưcho 451 hộ

* Tồn tại, khó khăn, vướng mắc

Những tồn tại chủ yếu trong công tác GPMB của Thành phố thời gianqua Đó là tình trạng mất dân chủ, thiếu công khai trong công tác đền bù gâybức xúc với người bị thu hồi đất; nhiều dự án sau khi GPMB lại triển khai đầu

tư chậm, để hoang hoá kéo dài, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân; chấtlượng nhà tái định cư không đảm bảo cũng gây khó khăn cho công tácGPMB Thêm vào đó, chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề còn thiếu đồng bộ,không đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người dânmất đất - mất tư liệu sản xuất… cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB

b, Bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ

* Thành công

Từ năm 2005 đến nay, 14 huyện, thành phố trong tỉnh đã thực hiệnGPMB thu hồi đất để thực hiện xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp

Trang 30

và các dự án công ích khác với diện tích 25.139.495m2; trong đó đất ở là293.567m2, đất nông nghiệp của hộ gia đình là 19.109.495m2, đất nôngnghiệp do UBND xã quản lý là 3.993.869m2 và 1.742.759m2 thuộc quỹ đấtkhác Tổng kinh phí hỗ trợ, bồi thường GPMB được phê duyệt là2.322.094.101 đồng Các huyện, thành phố đã thực hiện GPMB được nhiều

dự án để bàn giao cho chủ đầu tư là: Thạch Thất (6.906.667m2); Hoài Đức(4.222.495m2); Quốc Oai (3.721.893m2); Phúc Thọ (2.797.969m2); Hà Đông(2.268.670m2)

Riêng thành phố Hà Đông, từ đầu năm 2007 đến nay, Ban bồi thườngGPMB thành phố đã triển khai GPMB 29 dự án (với tổng diện tích đất thu hồi

là 653,1ha của 13.775 hộ), trong đó có 7 dự án của tỉnh, 7 dự án của thànhphố và 15 dự án của các nhà đầu tư Tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ của 29

dự án là 1.457,4 tỷ đồng

* Khó khăn, vướng mắc và những hạn chế

Hiện nay, công tác GPMB các dự án trên địa bàn tỉnh - khâu đặc biệtquan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo quỹ đất để thu hútđầu tư, phát triển các khu đô thị mới, các khu, cụm, điểm công nghiệp ở thànhphố cũng như các huyện, thị xã trong tỉnh còn nhiều hạn chế, khó khăn vàvướng mắc chủ yếu như:

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư triển khai thiếu đồng bộ, có

sự chênh lệch giữa các địa phương, giữa các thời điểm khiến người dân suy

bì, làm chậm tiến độ

- Hồ sơ đất đai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu chính xác

- Đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB còn thiếu cả về số lượng vàkinh nghiệm

- Việc phân tích xử lý hồ sơ, phương án bồi thường, hỗ trợ còn có nhữngsai sót, thiếu chính xác nên phải chỉnh sửa, mất thời gian

- Một số dự án khi phê duyệt còn thiếu giải pháp tổng thể

Trang 31

- Chưa quan tâm đến cuộc sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất nênchưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

- Tiến độ đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp khi được giao đất còn chậm,một số doanh nghiệp còn bỏ đất hoang gây tâm lý nghi ngờ của nhân dân [11]

c, Bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

* Thành công:

Trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa có tốc độ phát triển rất mạnh

mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 17,3% đây là mức tăngtrưởng cao trong điều kiện chịu ảnh hưởng của suy thái kinh tế toàn cầu, thunhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1272 USD, giá trị xuất khẩu đạt 33,6triệu USD, tăng 5% so vứi năm 2009

Công tác quản lý, GPMB đối với các khu công nghiệp, cụm côngnghiệp được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo phát triển bền vững, kết cấu hạtầng du lịch được tăng cường, tạo ra bước phát triển mới, có tính đột phá,các dự án trọng điểm như Dự án Trung tâm văn hoá tỉnh Thanh Hoá; Nângcấp mở rộng Quốc lộ 1A đoạn dốc xây thành phố Thanh Hoá; Xây dựng côngtrình Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng liệt sỹ Hàm Rồngtỉnh Thanh Hoá, Xây dựng tổ hợp thương mại Melinh Plaza Thanh Hóa … đãđược các cấp ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu

tư xây dựng với tốc độ nhanh, tạo bước phát triển mới cho tỉnh trong lĩnhvực du lịch, dịch vụ…

Hệ thống văn bản chính sách đền bù GPMB được tỉnh quan tâm ban hành,hướng dẫn kịp thời, giá đền bù được điều chỉnh phù hợp với giá trị thị trường…

* Khó khăn, vướng mắc và những hạn chế

Công tác GPMB tại tỉnh Thanh Hóa mặc dù đã được các cấp uỷĐảng, Chính quyền quan tâm chỉ đạo, giải quyết xong công tác GPMBphụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó vấn đề về nguồn vốn đầu tư, thựctrạng quản lý sử dụng đất đai, chế độ chính sách thay đổi qua các thời kỳ,

Trang 32

việc áp dụng, vận dụng giải quyết chế độ chính sách trong thực tế của cán

bộ công chức… là nguyên nhân tạo ra những tồn tại, hạn chế trong việcGPMB thời gian qua như:

- Việc bồi thường hỗ trợ đất xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền

Kết quả kiểm tra thi hành Luật đất đai năm 2003 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường cho thấy việc thu hồi đất ở phần lớn các địa phương đangách tắc, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bứcxúc cho cả người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có tráchnhiệm thu hồi đất

Hiện nay, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB tại các địaphương có những mặt được và thiếu sót, yếu kém, bất cập như sau:

a Ưu điểm:

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu củacác quy luật kinh tế Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất,Nghị định 197/2004/NĐ-CP sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự

ra đời của NĐ 84/2007/NĐ-CP đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tíchcực của các văn bản pháp luật Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trênmột số khía cạnh chủ yếu sau:

- Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác

định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp chocông tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bùcũng thấy thỏa đáng

Trang 33

- Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể

hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân

ổn định về đời sống và sản xuất

- Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần

đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hànhchính trong việc thu hồi đất

- Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chấtphức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạchđịnh chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên Chính phủ đã

có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư

Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực

và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thựctiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành cócác dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả

Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, vềnăng lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằngtrong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, gópphần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án.Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước

ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất,khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước,cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuấtcho người có đất bị thu hồi

b Nhược điểm:

Bên cạnh những thành công chúng ta cũng còn những tồn tại, vướngmắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong đó đặc biệt là vấn đềgiá đền bù, tái định cư và ổn định đời sống người dân sau thu hồi đất cụ thể:

Trang 34

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách

là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đượcpháp luật công nhận Đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mốitương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất TĐC (thu hồi giá quá thấp, chưasát với thị trường

- Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đốivới nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không cònviệc làm như nơi ở cũ

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sửdụng đất với người có đất bị thu hồi Việc quy định giá đất quá thấp so với giáchuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tíchcực tới việc việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ánhgay gắt của những người có đất bị thu hồi

- Giá đất bồi thường, hỗ trợ nhìn chung chưa sát giá thị trường trong điềukiện bình thường, trong nhiều trường hợp quá thấp so với giá đất cùng loạichuyển nhượng thực tế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị

và liền kề với khu dân cư Tại vùng giáp ranh giữa các tỉnh và vùng giáp ranhgiữa đô thị và nông thôn còn chênh lệch quá lớn về giá đất bồi thường, hỗ trợ

- Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để chuyển sanglàm ngành nghề khác Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thườngtrong nhiều trường hợp không đủ để nhận chuyển nhượng lại đất ở tươngđương hoặc nhà ở mới tại khu tái định cư

- Việc xác định tính hợp thức về quyền sử dụng đất để tính toán mứcbồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc áp dụng pháp luật ở các địa phương đểgiải quyết vấn đề này cũng khác nhau, nhiều trường hợp mang tính chủ quan,không công bằng trong xử lý giữa những trường hợp có cùng điều kiện

- Tại nhiều dự án, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗtrợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục

Trang 35

từ khi công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch, quyết định thu hồi, v.v…chotới khâu cưỡng chế

- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế hoặc xây dựngcông trình công cộng nhưng một thời gian sau lại quyết định sử dụng vào mụcđích xây dựng nhà ở hoặc phân lô bán nền

- Nhiều dự án chưa có khu TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở Nhìn chungcác địa phương chưa coi trọng việc lập khu TĐC chung cho các dự án tại địabàn, một số khu TĐC đã lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặcbằng nơi ở cũ, có trường hợp người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở 5 nămnay mà vẫn chưa được bố trí vào khu TĐC

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC ngày càng được Nhà nướcquan tâm giải quyết thoả đáng hơn; tuy nhhiên, việc thay đổi chính sách cùngvới việc thiếu sự vận dụng cụ thể, linh hoạt tại các dự án mức bồi thườngkhác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự so bì và khiếu kiện kéo dàicủa người có đất bị thu hồi Vì vậy việc GPMB để thực hiện một số dự ánkhông bảo đảm tiến độ

- Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, cácngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dânhiểu rõ quy định của pháp luật; hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giảiquyết dứt điểm, làm cho việc GPMB bị dây dưa kéo dài nhiều năm

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB gồm các thành viênđược trưng tập từ các ngành khác nhau, thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu sâuchính sách, pháp luật về đất đai, lúng túng trong việc giải thích chính sáchpháp luật cho nhân dân, thậm chí làm trái quy định của pháp luật, dẫn tớikhiếu nại và phải tạm dừng việc GPMB

- Nhiều nhà đầu tư không đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗtrợ cho người có đất bị thu hồi Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vayvốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốncủa nhà đầu tư để triển khai dự án

Trang 36

- Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ,tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng nhưng người sử dụngđất hoặc do không hiểu pháp luật, cố ý trì hoãn để được bồi thường hỗ trợthêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nạiđông người, gây áp lực với cơ quan nhà nước Trong khi đó, cơ chế về giảiquyết đơn thư khiếu nại còn nhiều bất cập đã làm cho việc giải quyết khiếunại kéo dài, gây ách tắc việc giải phóng mặt bằng

Nguyên nhân sâu xa của những biểu hiện nêu trên là chưa quán triệt vàchấp hành nghiêm chỉnh quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về đấtđai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá

IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnhCNH-HĐH đất nước đã nêu rõ phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi íchgiữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất đã chưa thể hiện đúng và đầy

số dự án chưa đúng theo quy định như dự án đường Ngô Gia Tự - Đức Giang [3]

- Tại tỉnh Đồng Nai: theo đánh giá của tỉnh thì mức hỗ trợ chuyển đổinghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi được quy địnhtrong Nghị định 69/2009 là chưa hợp lý

Đối với các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Nghị định 69chưa có nội dung quy định về các dự án được Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Trang 37

giao cho Chủ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Do vậy, cần bổ sung quy địnhđối với dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.[16]

- Tại tỉnh Bắc Ninh: Theo ý kiến phản ảnh của nhân dân cho biết, ở địaphương, sau khi người dân bị thu hồi đất, không xin được việc làm ở khucông nghiệp, ngoài nghề nông thì chẳng biết làm gì, số tiền đền bù đất chẳngmấy chốc mà miệng ăn núi lở Cho nên sau khi nghe thông tin về Nghị định69/CP người dân rất phấn khởi nhưng cũng lo lắng về việc triển khai ở địaphương như thế nào để người dân được hưởng lợi vì chính sách của Đảng,Nhà nước thì giải quyết được vấn đề, kiến nghị của người dân nhưng quantrọng là việc thực hiện xuống cấp dưới như thế nào [10]

- Tại tỉnh Thanh Hóa: người dân phản ánh chính sách quy định hỗ trợchuyển đổi nghề, tạo việc làm của Nghị định 69/CP là hợp lý vì những người

bị thu hồi đất ở độ tuổi 40 - 50 đi học nghề sẽ khó khăn nhất là học dài hạn vàkhó xin việc

1.4 Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu

- Bồi thường GPMB khi thu hồi đất hoặc trưng thu đất là vấn đề khôngthể tránh khỏi trong mọi giai đoạn phát triển của bất kỳ quốc gia nào

- Bồi thường GPMB là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, việc thực hiện chínhsách bồi thường GPMB tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế-

xã hội

- Một trong những vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội và môitrường bền vững là đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất

để phát triển công nghiệp và đô thị

- Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội của đất nước chủ yếu làthu hồi đất nông nghiệp mà đất nông nghiệp lại là tư liệu sản xuất chủ yếu tạo

ra thu nhập của người nông dân đặc biệt là vùng nông thôn

- Trong giai đoạn hiện nay trước xu thế vận động phát triển của đấtnước, những chính sách về GPMB trước đây đã thể hiện những bất cập, không

Trang 38

phù hợp vì vậy Nghị định 69/209/NĐ-CP ra đời để giải quyết vấn đề đó, mặtkhác do Nghị định 69/CP mới ban hành nên chưa có đề tài, đề án, đánh giákiểm nghiệm nên đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học,kinh tế cần phải nghiên cứu tác động, hiệu quả của chính sách trong thực tiễn.

từ đó so sánh đánh giá xem Nghị định 69/CP đã giải quyết được những vấn đềtồn tại nào, những vấn đề nào chưa giải quyết được, nghiên cứu việc triểnkhai thực hiện nghị định trong thực tiễn để thấy được chính sách có phù hợpvới tình hình phát triển đất nước ta trong giai đoạn hiện nay không, những vấn

đề gì còn bất cập, việc triển khai thực hiện nghị định trong thực tiễn có khókhăn vướng mắc gì

Trang 39

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Công tác bồi thường và GPMB, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thuhồi đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, giai đoạn 2007 -2012

- Nghiên cứu toàn bộ văn bản, chính sách có liên quan mà UBND thànhphố Thanh Hóa đã áp dụng về bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư khi nhànước thu hồi trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh ThanhHóa, tập trung vào 2 dự án lớn nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của thành phố Thanh Hoá để trở thành đô thị loại 1 vào năm 2015, đó là: Dự

án cải tạo, nâng cấp đường Lý Nhân Tông, thành phố Thanh Hóa; Dự án Xây dựng tổ hợp thương mại Melinh Plaza Thanh Hóa.

- Địa điểm: Trên địa thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Thời gian tiến hành: Từ ngày 01/05/2012 đến ngày 31/12/2012

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phốThanh Hóa

- Đánh giá tình hình thực thi nghị định 69/CP về bồi thường GPMB tạithành phố Thanh Hóa

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt Nghị định 69/CP trong thờigian tới tại thành phố Thanh Hóa

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

+ Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin về đặcđiểm chung của khu vực nghiên cứu, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh

Trang 40

tế, xã hội, về tình hình quản lý và sử dụng đất; Các báo cáo tổng kết của địaphương, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các tài liệu trên sáchbáo, tạp chí, trên các website, các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển cóliên quan.

Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnhThanh Hóa có liên quan đến công tác bồi thường, GPMB khi thu hồi đất

+ Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:

- Tìm hiểu thực tế, thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến các

dự án trong phạm vi của đề tài

- Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các phòng ban như Tài chính, Tàinguyên và Môi trường, Công thương, Lao động thương binh xã hội, Nôngnghiệp phát triển nông thôn huyện; phỏng vấn không chính thức cán bộ côngchức xã, những người trực tiếp thực hiện GPMB, các hộ gia đình cá nhân bịthu hồi đất để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc thực thiNghị định 69/CP trong thực tiễn tại cấp cơ sở

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn Ở mỗi xã tiến hànhđiều tra nông hộ theo phương pháo chọn mẫu hệ thống, thứ tự mẫu là ngẫunhiên, điều tra phỏng vẫn người dân thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn, tổng số

hộ điều tra là 145 hộ Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: Giá đền bù về đất, tàisản trên đất, chính sách hỗ trợ tái định cư, đối tượng được đền bù, tâm tư vànguyện vọng vủa người bị thu hồi đất

2.4.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Đánh giá tình hình thực thi Nghị định 69/CP để thấy được hiệu quảcủa chính sách nên chúng tôi đã chọn 2 loại hộ nghiên cứu đánh giá đó là:

Hộ có đất bị thu hồi tham gia vào việc GPMB và hộ không có đất bị thuhồi không tham gia vào quá trình GPMB

Hộ bị thu hồi đất được áp giá đền bù GPMB theo nghị định 197/CP và

hộ bị thu hồi đất theo Nghị định 69/CP

Ngày đăng: 14/03/2016, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đoàn Thành Công (2009), Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Hạ Long, Khoá Luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Hạ Long
Tác giả: Đoàn Thành Công
Năm: 2009
4. Công văn 207 (2010), Công văn 207/STNMT-QH,ĐGĐ,GĐ về hỗ trợ về đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, ngày 19/3/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn 207/STNMT-QH,ĐGĐ,GĐ về hỗ trợ về đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất
Tác giả: Công văn 207
Năm: 2010
5. Công văn 310 (2010), Công văn 310/BTNMT-TCQLĐĐ về giải quyết vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 29/01/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn 310/BTNMT-TCQLĐĐ về giải quyết vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP
Tác giả: Công văn 310
Năm: 2010
6. Đỗ Văn Cường (2008), Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp phố nối B, Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu rủi ro về sử dụng tiền đền bù và việc làm của hộ nông dân do bị thu hồi đất giao cho khu công nghiệp phố nối B, Hưng Yên
Tác giả: Đỗ Văn Cường
Năm: 2008
7. Quán Vy Giang (2009), Nghiên cứu việc thực hiện chính sách khi nhà nước thu hồi đất, bồi thường GPMB tại huyện miền núi Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách khi nhà nước thu hồi đất, bồi thường GPMB tại huyện miền núi Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An
Tác giả: Quán Vy Giang
Năm: 2009
10. Trần Thị Hợi (2008), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMb đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMb đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Trần Thị Hợi
Năm: 2008
11. Nguyễn Văn Hùng (2008), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2008
13. Luật Đất đai, năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.14 . Luật Đất đai, năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai, năm 1993", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.14 . "Luật Đất đai, năm 200
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (1998, 2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (1998, 2001)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
16. Nguyễn Hoàng Minh (2009), Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bưàng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bưàng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh
Năm: 2009
28. Giải phóng mặt bằng: Cần có chính sách đồng bộ. Nguồnhttp://tintuc.xalo.vn/002115902271/giai_phong_mat_bang_can_co_chinh_sach_dong_bo.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần có chính sách đồng bộ
30. Http://www.laodong.com.vn/Home/Viet-Nam-se-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-theo-huong-hien-dai-vao-nam-2020/200712/67223.laodong31. Lắng nghe và thấu hiểu. nguồnhttp://www.tim1s.vn/print_news.php?id=8612 Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Đề án tìm hiểu thực trạng đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp mới Khác
17. Nghị định 197(2004), NĐ 197/2004/NĐ-CP về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Chính Phủ, ngày 3/12/2004 Khác
18. Nghị định 69(2009), NĐ 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Chính Phủ, ngày 13/8/2009 Khác
19. Nghị định 84(2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Chính phủ, ngày 25-5-2007 Khác
20. Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
21. Quyết định 3638/2011/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc trong bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Khác
22. Quyết định 3644/2011/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về cây, hoa màu trên đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Khác
23. Quyết định 345/2010/QĐ-UBND ngày 25/01/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w