1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía bắc từ thực tiễn lạng sơn

86 318 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đánh giá tác động chính sách với hoạt động thương mại biên giới Phân thứ hai : Định hướng phát triển và phương thức tổ chức quản lý các hoạt độ

Trang 1

BỘ THƯƠNG MẠI

Đề tài :

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG

XUAT NHAP KHẨU VÀ MUA BÁN, TRAO ĐỔI

HANG HOAG KHU VUC BIEN GIGI CUA CAC TINH

BIEN GIOI PHIA BAC TU THUC TIEN LANG SON

CO QUAN QUANLY =: B6 Thuong mai

CƠ QUAN THỰC HIỆN : Sở Thương mại -Du lịch Lạng sơn CHỦ NHIÊM ĐỀ TÀI : VCS Lương Đăng Ninh

Trang 2

MỤC LỤC

MO DAU

Phân thứ nhất : Thực trạng tổ chức quản lý các hoạt động XNK và

MBTĐHH ở khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc từ thực tiễn Lạng sơn

1 Khái quát đặc điểm và sự hình thành các hoạt động XNK và MBTĐHH ở

khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc

1 Khái quát về các điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực biên giới phía

Bắc

2 Quá trình phát triển giao lưu kinh tế Việt- Trung qua khu vực biên giới

phía Bắc

3 Những nét khái quát về quan hệ Việt Nam -Trưng Quốc trong giai

đoạn hiện nay

Hl Thue trang phat triển thương mại tại khu vực biên giới phía Bắc

1 Thực trạng hoạt động XNK hàng hoá và dịch vụ thương mại

2 Các dịch vụ quá cảnh, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, chuyển khẩu

3 Hoạt động trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới

TH Những văn bản pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động thương mại khu

vực biên giới phía Bắc

J Hệ thống điều ước quốc tế Việt- Trung sau bình thường hoá liên quan

đến hoạt động thương mại khu vực biên giới phía Bắc

2 Một số văn bản pháp quy chủ yếu điều chỉnh hoạt động thương mại

khu vực biên giới Việt - Trung của Việt Nam ,

JƯ Đánh giá tác động của hệ thống chính sách điều chỉnh hoạt động

thương mại khu vực biên giới phía Bắc

I Những tác động tích cực

2 Những hạn chế tồn tại

3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đánh giá tác động chính

sách với hoạt động thương mại biên giới

Phân thứ hai : Định hướng phát triển và phương thức tổ chức quản lý

các hoạt động XNK và MBTĐHH ở khu vực biên giới

[ Định hướng các hoạt động XNK và MBTĐHH ở khu vực biên giới

1 Những quan điểm và phương hướng, mục tiêu chủ yếu của nước ta

2 Tư tưởng cải cách kinh tế của Trung Quốc và phương hướng phát triển

kinh tế- thương mại với Việt Nam

il Đặc điểm và phương hướng về tổ chức quản lý các hoạt động thương

nại của Trung Quốc

1 Dac điểm và phương hướng phát triển hệ thống tổ chức

Trang 3

2 Cơ chế chính sách quản lý thương mại của Trung Quốc

3 Đặc điểm và phương hướng mở cửa biên giới của hai tỉnh Quảng Tây

và Vân Nam

HH Bối cảnh và phương hướng đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động XNK

và MBTĐHH ở khu vực biên giới phía Bắc

1 Bối cảnh và phương hướng chung về đổi mới tổ chức quản lý Nhà

nước trong giai đoạn hiện nay

2 Quan điểm và phương hướng đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động

XNK và MBTĐHH ở khu vực biên giới phía Bắc

Phần thứ ba : Đối mới quản 1ý các hoạt động XNK và MBTĐHH ở khu

7 Chính sách hợp tác kinh tế và đầu tư với Trung Quốc

1 Đổi mới tổ chức MBTĐHH ở khu vực biên giới

HH Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Sở Thương mại

các tỉnh biên giới

1 Chức năng nhiệm vụ của Sở Thương mại

2 Bộ máy tổ chức của Sở Thương mại

IV Các giải pháp tổ chức thực hiện đổi mới tổ chức quản lý: hoạt động

XNK và MBTĐHH ở khu vực biên giới phía Bắc

1 Các giải pháp về tổ chức

2 Giải pháp về đổi mới phương thức hoạt động thương mại biên giới

3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại cho khu vực

biên giới Viêt- “Trung

4 Giải pháp về xây dựng quy chế hoạt động tiền tệ khu vực biên giới

5 Giải pháp về quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương

mại

6 Hoàn thiện các văn bản pháp luật về hải quan, cải cách thủ tục hải

quan

7 Hoàn thiện việc tổ chức hoạt động cửa các khu kinh tế cửa khẩu

8 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển quan hệ thương mại khu

vực biên giới Viêt-Trung

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lịch sử phát triển giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

qua các cửa khẩu của Lạng Sơn cũng như của các tỉnh biên giới phía Bắc, mặc dù có những thăng trầm, nhưng vẫn luôn phát triển cả về quy mô và trình độ Trong giai đoạn đổi mới và mở cửa biên giới vừa qua, đặc biệt là khi Việt Nam và Trung Quốc ký hiệp định tạm thời về giải quyết vấn đề

biên giới đất liên năm 1991, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) và mua bán, trao đổi hàng hoá (MBTĐHH) ở khu vực biên giới của các tỉnh phía Bắc

đã phát triển nhanh cả về phạm vi không gian lẫn khối lượng và giá trị

hàng hoá trao đổi qua biên giới Điều đó đã có tác động tích cực đến sự

phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng Tuy nhiên, qua thực tế Lạng Sơn, hoạt động XNK và

MBTĐHH ở khu vực biên giới cũng đặt ra nhiều vấn đề, từ phía các chủ

thể tham gia cũng như trên phương diện tổ chức quản lý của Nhà nước đối

với các hoạt động này Về tổ chức quản lý của Nhà nước, đó là sự lạc hậu,

tính không hệ thống, không đồng bộ của các văn bản pháp quy quản lý nhà

nước(QLNN) đối với hoạt động XNK và MBTĐHH ở khu vực biên giới

phía Bắc; đó là sự phối hợp chưa hiệu quả giữa QLNN theo ngành và QLNN dia phương, vùng lãnh thổ; đó là vấn đề thích ứng và ngang tầm giữa khung pháp lý và đối tượng điều chỉnh, giữa thể chế và chính sách của

Việt Nam với thể chế, chính sách của phía Trung Quốc

Những vấn đề đó được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế nước ta

đang trong giai đoạn chuyển đổi nhằm hướng đến một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Nói cách khác, là chuyển từ nền kinh tế

mà vai trò của Nhà nước được tuyệt đối hoá với những mệnh lệnh hành chính áp đặt thay cho vai trò của các quy luật kinh tế sang nền kinh tế mà vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường có những tác động cân bằng hơn trong quá trình vận động của nền kinh tế quốc dân Điều đó có nghĩa

là, ở phạm vi nền kinh tế quốc dân, yêu cầu đổi mới QLNN cũng đang được đặt ra đối với bộ máy của Nhà nước hiện nay

Trang 5

Vì vậy, đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động XNK và,

MBTĐHH ở khu vực biên giới các tỉnh phía Bắc vừa xuất phát từ yêu cầu

phát triển nội tại vừa nằm trong xu hướng đổi mới QLNN của nước ta

trong giai đoạn hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra những cơ sở khoa học để

đổi mới tổ chức quân lý các hoạt động XNK và MBTĐHH ở khu vực biên

giới của các tỉnh phía Bắc Đồng thời, qua đó để xuất, kiến nghị một số

phương hướng nhằm đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động XNK và

MBTĐHH

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ thực tiễn hoạt động XNK và

MBTĐHH cũng như nh trang quan lý các hoạt động đó ở Lạng Sơn Từ những kết quả nghiên cứu ở Lạng Sơn, đề tài sẽ rút ra những vấn đề chung,

để suy rộng và đề xuất áp dụng chung cho các tỉnh biên giới phía Bắc

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài

được chia thành ba phần:

“Phần thứ nhất: Thực trạng tổ chức quản lý các hoạt động XNK và

MBTĐHH ở khu vực biên giới của các tỉnh phía

Phần thứ hai: Định hướng phát triển và phương hướng tổ chức

“quan lý các hoạt động XNK và MBTĐHH ở khu vực biên giới

Phần thứ ba: — Phương hướng đổi mới tổ chức quản lý các hoạt

động XNK và MBTĐHH ở khu vực các tỉnh biên

giới phía Bắc

Trang 6

Phần thứ nhất :

THUC TRANG TO CHUC QUAN LY CAC HOAT DONG XUAT

NHẬP KHẨU VÀ MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ Ở KHU VỤC BIÊN GIỚI CÁC TỈNH PHÍA BẮC TỪ THỰC TIẾN LẠNG SƠN

I- KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG XNK

VA MBTDHH Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

1 Khái quái về các điều kiện tự nhiên, xế hội của khu vực biên giới phía Bắc

Biên giới phía Bắc Việt Nam liên kể với Trung Quốc kéo dài từ

Đông sang Tây,dài khoảng 1.643 km qua sau tinh Quang Ninh, Lang Son,

Cao Bang, Ha Giang, Lao Cai va Lai Chau

Vùng biên giới phía Bắc có địa hình phức tạp, hiểm trở, có vị tri

chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Đây

là vùng thượng nguồn của các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông

Thái Bình; là mái "nhà xanh" của cả vùng Bắc Bộ rộng lớn Các tỉnh biên

giới phía Bắc phong phú về tài nguyên lâm nghiệp, khoáng sản và năng lượng; lại có tiểm năng du lịch khá hấp dẫn và đa dạng Những năm gần đây, các tỉnh miễn núi đã được Nhà nước quan tâm đâu tư phát triển kinh

tế - xã hội Đến nay nên kinh tế của các tỉnh đã có mức tăng trưởng khá:

các mặt văn hoá, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng có tiến bộ Tuy nhiên, nhìn

tổng thể, các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn là nơi chậm phát triển so với cả - nước (trừ một vài thị xã có cửa khẩu như Móng Cái, Lào Cai, Đồng Đăng

› Lạng Sơn) Theo số liệu của Bộ Lao động - Thuong binh xã hội, hiện

nay tỉ lệ đói nghèo của 6 tỉnh chiếm 24,3% dân số (mức trung bình của

cả nước là 19,2%); cá biệt ó ở tỉnh Lai Châu chiếm tới 42,2% Trình độ dân

trí trong vùng nhìn chung còn thấp, tỷ lệ người mù chữ trên 20%; dân tộc HMông ở Cao Bằng, Hà Giang tỷ lệ này tới 80 - 90% Nhiều huyện miền

núi nền sản xuất phổ biến còn là tự túc, tự cấp Dân cư phân tán; kết cấu :

hạ tầng thấp kém; giao thông đi lại khó khăn; điện nước cho sinh hoạt nhiều nơi còn rất thiếu

Trang 7

Công cuộc đổi mới và mở cửa biên giới những năm vừa qua

thúc đẩy giao lưu kinh tế với bên ngoài trở nên sôi động, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc

2 Quá trình phái triển giao lưu kinh tế Việt -Trung qua khu vực biên giới

phía Bắc :

Thời kỳ trước đổi mới: Ơiao lưu kinh tế với Trung Quốc qua các cửa khẩu trên bộ ở phía Bắc luôn gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử

mối quan hệ truyền thống, lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc Từ xa

xưa các triểu đại phong kiến đã mở nhiều điểm để nhân dân địa phương

hai bên biên giới qua lại, buôn bán và có những chính sách hàng hoá, thuế

khoá cụ thể Thời kỳ Pháp thống trị Việt Nam, Chính quyền thuộc địa và

triểu đình Mãn Thanh (Trung Quốc) đã ký kết nhiều văn bản liên quan đến cột mốc biên giới và buôn bán qua các cửa khẩu hai nước Bản "Điều ước Việt Nam - năm 1885" và "chương trình hợp tác tuần tra biên giới - năm

1896" quy định mỗi bên lập 25 đồn trú ' (trong đó có I9 điểm trên bộ, 6 điểm trên biển) đồng thời là những điểm họp chợ, trao đổi hàng hoá trên

biên giới Phần lớn những điểm này còn giữ được đến ngày nay

Đến năm 950, hai nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và CHND Trung Hoa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao: Tháng 4/1952, hai nước thông qua “Bị vọng lục mậu dịch”; những năm sau đó lại ký tiếp các Nghị định thư về buôn bán, trong đó có ấn định mở 3 cặp cửa khẩu và 28 điểm trao đổi hàng hoá Theo thoả thuận, có hai hình thức buôn bán là tiểu ngạch (giữa nhân đân hai bên vùng biên giới) và các Công ty quốc doanh của các địa phương hai bên dọc đường biên Từ những năm 1965 - 1975, hoạt động giao lưu kinh tế ngoài mục đích trao đổi, thương mại còn mang tính chất viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ cứu nước Lúc này trên biên giới đã có 28 cặp cửa khẩu (trong đó có 4 cửa khẩu quốc tế, 1O cặp cửa quốc gia và l4 cặp cửa khẩu tiểu ngạch) Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương, ngoại hối, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới gồm 4 thành phần: thương nghiệp (quản lý mậu dịch xuất

nhập khẩu), Ngân hàng (đổi tiền), Hải quan (thuế xuất nhập khẩu) và công

' Tài liệu TT nghiên cứu Trưng Quốc - Nguyễn Thế Thăng.

Trang 8

an biên phòng (xuất nhập cảnh) Tháng 2/1979 chiến tranh biên giới

phía Bắc xây ra, từ đó quan hệ giao lưu giữa hai nước bị gián đoạn

Thời kỳ đổi mới và mở cửa kinh tế: Những năm [986 - 1990 tình

hình quan hệ hai nước bắt đầu dịu đi Theo thoả thuận của chính quyền địa

phương hai bên, hàng chục cặp cửa khẩu tiểu ngạch và nhiều cặp đường mòn đã được mở để nhân đân hai bên biên giới qua lại thăm viếng, trao đổi

hàng hoá Song hoạt động còn mang tính dân gian, tự phát Đáp ứng nguyện vọng giao lưu, qua lại của nhân dân hai nước Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VD ra thông báo 118/TB-TW ngày 19/11/1988; Chính phủ đã có các Chỉ thị số 32/CT ngày 21/2/1989, số 405/CT ngày 19/11/1990 để chấn chỉnh công tác quản lý vùng biên giới phía Bắc Tiếp

đó, cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai Đảng và Nhà nước (tháng 11/1991) đã

thống nhất chủ trương "khép lại quá khứ, mở ra tương lai" - bắt đầu thời kỳ bình thường hoá và mở cửa Thực biện chủ trương trên, ngày 7-l1-I991

đại điện Chính phủ hai nước ký "Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên biên giới " Sau Hiệp định, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã phê duyệt mở 2l cặp cửa khẩu với Trung Quốc Với nỗ lực của hai bên, đến

nay trên biên giới phía Bắc đã có 25 cặp cửa khẩu (gồm 4 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cặp quốc gia, 14 cặp tiểu ngạch) Trong số đó có I8 cặp theo

Hiệp định và 7 cặp ngoài hiệp định là: Đàm Thuỷ (Cao Bằng); Bản Vược (Lào Cai); Thượng Phùng (Hà Giang); Ka Long và Bắc Phong Sinh (Quảng

Ninh); Tân Thanh, Cốc Nam (Lạng Sơn), trong đó hai cửa khẩu Ka Long

và Tân Thanh hoạt động khá nhộn nhịp

Ngoài ra còn có thêm 59 cặp đường mòn biên giới và I3 chợ biên

giới để phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, qua lại giữa hai nước

Đây là những cơ sở pháp lý rất quan trọng mở đầu cho thời kỳ mới của giao lưu kinh tế Việt - Trung sau nhiều năm bị đóng cửa

3 Những nét khái quát về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay:

Từ khi có chủ trương của Đảng về "mở cửa biên giới phía Bắc" và

Hiệp định ký kết giữa hai Nhà nước đến nay, các Bộ, Ngành, địa phương

đã ký với Trùng Quốc hàng chục các văn bản, Hiệp định hợp tác kinh tế -

kỹ thuật về thương mại, hải quan, giao thông, ngân hàng, hàng không, bưu

Trang 9

điện và những hiệp định trên các lĩnh vực khác Về thực hiện các hiệp định cho thấy:

- Về phía Việt Nam:

Thực hiện khá nghiêm chỉnh nội dung yêu cầu các hiệp định đã ký

kết trên nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bảo đảm bình đẳng, cùng có lợi Chúng ta đã

sử dụng nhiều biện pháp từ tuyên truyền, giáo dục đến xây dựng, thực hiện

các chính sách kinh tế và tổ chức quân lý, điều hành để thực hiện đúng các

điêu ước đã thoả thuận Tuy vậy, do chúng ta chưa chuẩn bị kỹ càng, thiếu

nhiễu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, điều hành nên khi thực hiện có nhiều lúng túng, bị động

~ Về phía Trung Quốc:

'Trên thực tế, phía Trung Quốc có mong muốn mở cửa, thực hiện

giao lưu kinh tế và hợp tác với Việt Nam Chính vì vậy, chỉ trong thời gian

ngắn hai bên đã có nhiều hoạt động tích cực Trong số những hiệp định đã

được thực hiện, Trung Quốc tranh thủ, khai thác tối đa những điều khoản

có lợi cho họ; những điều khoản có nội dung chưa có lợi cho họ như: Hiệp

định tạm thời về đường biên giới, Hiệp định về mở cửa khẩu, Hiệp định thương mại, Hiệp định về thanh toán qua ngân hàng, về quản lý xuất nhập

cảnh thì với nhiều lý do khác nhau, phía Trung Quốc luôn tìm cách trì hoãn hoặc thực hiện theo cách riêng của mình

ý đồ của Trung Quốc với Việt Nam biểu hiện trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc:

+ Mục tiêu xuyên suốt là: bằng cải cách và mở cửa Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc có ảnh hưởng và sức chỉ phối lớn đối với thế giới ở thế kỷ 2l Vì vậy, Trung Quốc đưa ra chính sách đẩy mạnh quan hệ để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga và Tây

Âu nhằm tăng sức cạnh tranh trên thương trường; đồng thời tăng cường thực hiện chiến lược Châu Á với những cố gắng cải thiện mới quan hệ láng

giềng (trong đó có Việt Nam) nhằm khai thác triệt để những điều kiện có

lợi phục vụ phát triển kinh tế trong nước, tạo vành đai an ninh - kinh tế

vùng biên làm môi trường, chỗ đứng vươn xuống Đông Nam Á Bằng

Trang 10

những chính sách phục vụ chủ trương đó chứng tỏ Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định, mưu đồ nước lớn đối với thế giới , trong đó có Việt

Nam

+ Trung Quốc coi Việt Nam nằm trong vùng có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam Trung Quốc, trước hết là hai tỉnh: Quảng Tây vA Van Nam Đồng thời họ cũng coi Việt

Nam là thị trường trao đổi hàng hoá có nhiều tiềm năng, hấp dẫn và gần kẻ

nhất trên biên giới Trung Quốc đã duy trì chính sách "biên mậu", ưu đãi đặc biệt và nhiều mặt đối với các tỉnh biên giới của họ giáp Việt Nam

nhằm biến Việt Nam thành thị trường cung cấp nguyên liệu, tài nguyên

quý hiếm và tiêu thụ hàng hoá cho Trung Quốc

+ Chính sách cơ bản, nhất quán của Trung Quốc đối với Việt Nam

luôn luôn thể hiện hai mặt: vừa là đối tượng hợp tác, vừa là đối thủ giành

giật thị trường và lãnh thổ Họ không muốn cho Việt Nam phát triển

nhanh và tăng ảnh hưởng đối với các quốc gia trong khu vực (trước hết là các quốc gia ASBAN) Vì vậy, chúng ta cần phải có những đối sách thích hợp đảm bảo vừa đấu tranh, vừa hợp tác nhằm tạo ra thế ổn định và phát

triển vững chắc

HI- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI TẠI KHU VUC BIEN GIỚI CÁC TỈNH PHÍA BAC

{ Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thương

mai tai khu vuc biên giới Việt - Trung

Hoat động thương mại biên giới Việt - Trung đã diễn ra từ trước khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Năm 1989 hàng hoá trao đổi qua biên giới phía Bắc đã đạt gần 150 tỷ VND, trong đó xuất khẩu 96,3 tỷ

VND và nhập khẩu 50,5 tỷ VND Tuy nhiên, khu vực này chỉ thực sự sôi

động từ 1991 nhờ những khung pháp lý cơ bản được hai bên chính thức

xác lập

Thời kỳ I991- 1992, phương thức mậu dịch chủ yếu vẫn như trước

đó, tức là hàng đổi hàng tại các cửa khẩu được mở theo Hiệp định tạm

thời Vì vậy, trong thời kỳ này, mậu dịch biên giới được xem là hình thức

hoạt động thương mại chủ yếu trong quan hệ Việt - Trung

Trang 11

Từ năm Í992, với việc ký kết Hiệp định hợp tác ngân hàng và một loạt văn bản khác, nhiều phương thức mậu dịch đã được phát triển

cùng với quy mô thương mại hai nước được gia tăng nhanh chóng Các

hình thức thanh toán qua Ngân hàng, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuát, gia

công đã mở rộng nhanh, làm phong phú và phát triển chiêu sâu quan hệ

mậu dịch Việt -Trung Tuy nhiên, trao đổi tại khu vực biên giới Việt -

Trung vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trong kim ngạch 2 chiều

KIM NGẠCH XNK QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI CÁC TỈNH PHÍA BÁC

Đơn vị tính: 1000 USD

6 {Lai Chau 90 120 250 449 899 792 700 820 TONG SỐ 53.000 | 151.377 | 310.000 | 557.000 | 743.829 | 693.491 | 750.148 | 782.020

* Tỉ lệ % so với

IKNXNK Việt Trung 100 87,5 44,92 74,27 70,86 60,26 52,08 52,13 -

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Sở Thương mại- Du lịch các tỉnh

Tình hình kim ngạch XNK qua các cửa khẩu biên giới các tỉnh phía

Bắc cho thấy:

- Kim ngạch XNK tăng khá nhanh, nhất là trong giai đoạn 1991-

1995 Kim ngạch XNK năm 1998 cao ở gần 15 lần so với năm 1991

- Mặc dù kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Trung Quốc qua các cửa

khẩu biên giới có xu hướng giảm so với kim ngạch XNK chưng giữa hai

nước, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ trên 50%

- Trong số các tỉnh biên giới phía Bắc, Quảng Ninh chiếm tỷ trọng

tới 49,23% so với kim ngạch XNK qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc,

Trang 12

tiếp đến là Lạng Sơn: 46,29%; còn lại các tỉnh khác chỉ chiếm 4.48%

(số liệu năm 1998)

Như vậy có thể khẳng định, các hoạt động thương mại biên giới có

vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt là các

cửa khẩu biên giới của Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai

1.1 Xuất nhập khẩu chính ngạch

Trong giai đoạn 1991 - 1998, kim ngạch XNK chính ngạch qua các

cửa khẩu biên giới phía Bắc chiếm tới 56,01% so với tổng kim ngạch XNK

và MBTĐHH qua các cửa khẩu này

XUẤT NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH TRÊN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG

Don vi tinh: 1000 USD

Nguồn: Tổng cục Tải quan

Trong XNK chính ngạch qua các cửa khẩu biên giới, kim ngạch

xuất khẩu thường cao hơn so với kim ngạch nhập khẩu khoảng trên dưới 2

lan Tuy nhién, trong giai doan 1993-1998, kim ngạch XNK chính ngạch tăng bình quân 20,20%/ năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng bình quân 18,87%/ nam và kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn, đạt bình quân

22,91% năm

Trang 13

1.2 Xuất nhập khẩu (tiểu ngạch

So với XNK chính ngạch thì XNK tiểu ngạch phát triển chậm hơn với nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 1991 - 1998 đạt 10,05%/ năm

Nhìn chung, giá trị XNK tiểu ngạch thường không ổn định và dao động

trong khoảng trên dưới 1.000 tỷ đồng Việt Nam

XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1991 - 1998

Đơn vị: triệu USD

Ngược lại với tình hình XNK chính ngạch, giá trị xuất khẩu tiểu

ngạch thường thấp hơn giá trị nhập khẩu tiểu ngạch Hơn nữa, xuất khẩu

tiểu ngạch lại có xu hướng tăng chậm hơn và không ổn định hơn so với

nhập khẩu tiểu ngạch

Ngoài ra, theo ước tính của các chuyên gia, giá trị xuất nhập khẩu

lậu và gian lận thương mại qua các cửa khẩu biên giới chiếm tới 30 - 40%

giá trị XNK tiểu ngạch Trong đó chủ yếu là nhập khẩu

1.3 Cac mat hàng XNK qua các cửa khẩu biên giới phía Đác

* Về xuất khẩu: xem xét 104 mặt hàng, nhóm hàng chủ yếu đã

xuất khẩu sang Trung Quốc cho thấy mặt hàng phổ biến gồm 4 nhóm:

10

Trang 14

Nhóm T: Nguyên nhiên liệu, gồm: than đá, dầu thô, quặng sắt,

cromit, dược liệu, các loại tỉnh dầu, cao su thiên nhiên

Nhóm 2: Lương thực, nông sẵn: gạo, sắt lát, các loại gỗ, hoa quả

nhiệt đới, dứa quả, chuối, xoài

Nhóm 3: Thuỷ hãi sản: Thuỷ hải sản tươi sống và đông lạnh, động

vật nuôi: (rấn, baba, rùa )

Nhóm 4: Hàng tiêu dùng, đồ gỗ gia dụng, giày đép, xà phòng

Trong số này, chỉ có 14 mặt hàng có tỈ trọng xuất khẩu từ 2% trở

lên, còn lại khá phân tán Mức xuất khẩu lớn và tương đối ổn định thuộc về

cao su thiên nhiên và Latex (30,8% năm 1994, 27,4% năm 1995 và 20% năm I996 Mức 1998 là 64.824.000 USD, chiếm 2,7%)

Các mặt hàng khác, mức diễn biến qua các năm như sau:

Hải sản: 11- 12%

Hạt điều: 10-16%

Gạo tẻ: 7-10%

Cà phê: “đao động từ !,6% năm 1995 lên 10% năm 1996,

tới I998 là 0,4% tro vé mic 1994

Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam

sang Trung Quốc năm 1998:

1 Ca phé: 2.028.000 USD

2 Cao su: 64.824.000 USD

3 Gao: 332.000 USD

4 Gidy dép: 1.895.000 USD

5 Hai san: 51.543.000 USD

6 Rau qua: 10.464.000 USD

7 Hạt điều: 58.607.000 USD

II

Trang 15

* Về nhập khẩu: chủ yếu gồm 5 nhóm hàng:

- Nhóm ]: Máy móc, thiết bị toàn bộ: dây chuyền sản xuất đường,

xi mang lò đứng

- Nhóm 2: Máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị y

tế, mấy móc dụng cụ chính xác, máy móc thiết bị ngành dệt, máy móc nông nghiệp

- Nhóm 3: Nguyên nhiên liệu: xi măng, sắt thép, kính xây dựng các

loại, vat liệu xây dựng, hoá chất, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón

- Nhóm 4: Lương thực, thực phẩm, hoa quả, giống cây trồng

- Nhóm 5: Hàng tiêu dùng, may mặc, đồ chơi, được liệu, đồ điện tử

Khảo sát 214 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cho thấy các mặt

hàng chủ yếu có giá trị l,5 - 2 triệu USD và tỷ trọng 2 - 12% tổng kim ngạch, bao gồm: bột mỳ, thuốc bảo vệ thực vật, máy, thiết bị, phương tiện vận tải, sản phẩm hoá chất, xi măng đen và clinke, các loại gạch lát, máy

nông nghiệp và phụ tùng, sợi tổng hợp, kính xây dựng, thiết bị thực phẩm,

vải và phụ liệu ngành may, dụng cụ y tế và dụng cụ gia đình

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu năm 1998:

Phân bón: 15.002.000 USD

Phương tiện vận chuyển: 3.443.000 USD

Phụ tùng ô tô: _ 814.000 USD Hàng điện máy: 125.000 USD

Một thực trang đáng lưu ý là hàng nhập chủ yếu là hàng chế biến với trình độ công nghệ và chất lượng trung bình hoặc thấp, thậm chí có nhiều hàng là sản phẩm đo công nghiệp địa phương sản xuất Với tình trạng như vậy song hàng Trung Quốc đã xâm nhập dễ dàng cả vào những

trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam như Thành phố Hồ Chi

Minh Trong những năm 1990-1995 nhiều mặt hàng Trung Quốc đã chiếm

12

Trang 16

khoang 15-20% thi phần, năm 1996-1997 hàng nhập lậu từ Trung Quốc tạm lắng nhưng từ giữa năm 1998 hàng Trung Quốc lại ồ ạt vào Việt Nam và nhiêu mặt hàng đã làm chủ thị trường: hoá chất, đĩa CD, đồng hồ, dụng cụ cơ khí, bình cứu hoa

Một vấn đề cũng cần lưu ý là hàng qua đường tiểu ngạch chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng như xe đạp và phụ tùng, đồ điện, điện tử, quần

áo may sẵn, vải, đồ chơi, văn phòng phẩm, hoa quả, thực phẩm Do có giá thành thấp lại được hưởng các chính sách ưu đãi xuất khẩu của phía Trung Quốc nên các loại hàng này đã có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam, gây ra nhiều tác động đến hàng sản xuất trong nước, kể cả khi

có những chính sách bảo hộ

Hàng tiểu ngạch cũng là những loại hàng chủ yếu nằm trong luồng hàng nhập lậu và trốn lậu thuế do khối lượng phân tán, phương thức đa dạng, khó quản lý

Nhìn chung, các mặt hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam trong

những năm qua, cả tiểu ngạch và chính ngạch đều rất phong phú và đa dạng, có đến trên 200 nhóm và mặt hàng cụ thể, gấp đôi số mặt hàng, Việt Nam xuất sang Trung Quốc

2 Các dich vụ quá cảnh, tạm nhập, tái xuát, kho ngoại quan, chuyển

khẩu:

Để phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế thương mại giữa 2 nước, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết các Hiệp định về quá cảnh hàng hoá, vận tải, đường bộ, đường sắt, tạo khung pháp lý cho các dịch vụ quá cảnh tạm nhập, tái xuất Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan, Bộ Giao thông đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc làm thủ tục và tiến hành các công tác giám sát, quản lý các hoại động kinh đoanh, dịch vụ đối với hàng quá cảnh và tạm nhập tái xuất qua

các cửa khẩu phía Bắc Thủ tướng cũng đã ký ban hành quy chế kho ngoại

quan để bảo đảm cho các hoạt động trên Một hình thức địch vụ khá phát

triển nữa là hình thức chuyển khẩu, do thương nhân Trung Quốc lợi dụng

cơ chế thoái thuế xuất khẩu của Trung Quốc.

Trang 17

Hàng quá cảnh và tạm nhập Việt Nam, tái xuất đi Trung Quốc gồm:

ô tô, xe máy, hàng điện tử, cao su, nhôm thỏi, sợi tổng hợp, bông cừu,

thuốc lá

Thời kỳ 1994 - 1996, hình thức dịch vụ này hoạt động sôi nổi nhất

Tổng lượng hàng hoá qua các cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đạt giá trị 750 triệu USD Riêng năm 1996 đạt 409,3 triệu USD, tăng 170% so với 1995 đạt 298,4 triệu USD

- Quảng Ninh chiếm 90% với mức giá trị 680.750 ngàn USD, là khu vực phát triển nhất của địch vụ này do thuận tiện về cảng nhập (năm 1997

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hiệp định về quá cảnh và

vận tải hàng hoá còn có một số tổn tại đo phía Trung Quốc không muốn chính thức đứng ra tổ chức các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu này và

có chính sách ưu đãi về thuế suất xuất nhập khẩu với các tỉnh biên giới của

họ (ví dụ: thuế suất quốc gia đối với ô tô du lịch nhập khẩu là 235% nhưng đối với các khu vực biên giới Việt Nam chỉ 65%} nên các đối tác Trung Quốc thường yêu cầu cho hàng quá cảnh đi qua cửa khẩu biên giới quốc

gia hoặc đường mòn hay đi vào ban đêm Vì vậy phía doanh nghiệp Việt

Nam luôn phải tập kết xe tại cửa khẩu chờ phía đối tác chọn thời điểm và địa điểm thuận lợi mới nhận hàng, gây ùn tắc lộn xôn tại khu vực biên giới gây bất lợi cho quản lý phía Việt Nam

Số xe ô tô trên thường chờ tái xuất qua các cửa khẩu phụ của cửa khẩu quốc tế Móng Cái như Mũi Ngọc, Lực Lầm, Pò Hèn Tai các bãi xe

chờ tái xuất thậm chí đã biến thành địa điểm bán lẻ để hương nhân Trung

Quốc ra vào tự do chọn mua và tái xuất

Tới cuối năm 1998 vấn để tạm nhập tái xuất xe ô tô du lịch tại Móng Cái đã trở thành điểm nóng Tới 28/2/99 số xe thuộc diện phat tai xuất vẫn tồn đọng 1200 chi€c, trong hon 2 théng c4c doanh nghiép chi tai

14

Trang 18

xuất được 840 chiếc và ngày 3/3/99 Chính phủ đã phải quyết định gia hạn thêm 20 ngày để các chủ hàng đưa toàn bộ số này khỏi lãnh thổ Việt

Nam, hết hạn sẽ tịch thu Việc này cũng đồng nghĩa với việc cần có sự

chấn chỉnh tích cực đối với loại hình dịch vụ này

3 Hoạt động trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới:

Sau khi khôi phục và bình thường hoá với Trung Quốc, trước vấn đề quan hệ mang tính bức xúc đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân khu vực biên giới, trong khuôn khổ chính sách đặc biệt đối với miền núi dân tộc, Chính phủ và các ngành liên quan đã sớm ban hành một loạt văn bản điều chỉnh các hoạt động trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới Đó là các văn bản sau:

- Chỉ thị 94/CT ngày 25/3/1992 về tổ chức và quản lý thị trường vùng biên giới Việt Trung do Chủ tịch HĐBT ban hành

- Quyết định L15/QÐ - HĐBT ngày 9/4/1992 về thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới

_¬ Thông tư số 05/TMDL-QLTT ngày 7/5/1992 của Bộ Thương mại

và thị trường số 09/TC-TCT ngày 10/4/1992 hướng dẫn thực hiện CT 94 và

QÐ I15/HĐBT

Căn cứ các văn bản trên, các ngành chức năng hữu quan và UBND - các tỉnh biên giới đã phối hợp quan hệ với các tỉnh biên giới phía Nam Trung Quốc mở các đường mòn biên giới và tổ chức các chợ biên giới để

cư dân hai bên khu vực biên giới qua lại thăm thân và trao đổi hàng hoá

phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống hàng ngày Đến nay trên toàn ˆ tuyến biên giới phía Bắc có 59 đường, 26 chợ biên giới

Số lượng người đến các chợ trao đổi tuỳ thuộc vào vị trí, địa bàn, ở Quảng Ninh 500-800 người/chợ còn Hà Giang chỉ 150 - 200 người họp

Theo quy định hàng hoá trao đổi chủ yếu là sản phẩm tự làm ra và

cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thiết yếu, trị giá mỗi lần xuất khẩu

không quá 500.000 ND (tương đương 200 kg gạo tẻ theo thời giá) Thuế

[5

Trang 19

xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới ấp dụng theo biểu thuế quy định

tại Nghị định 110/NĐ-HĐBT ngày 31/3/1991 Việc thu thuế xuất nhập

khẩu tiểu ngạch từ 30/4/1994 do cơ quan thuế thu nộp ngân sách địa

phương Từ ngày 01/5/1994 do cơ quan Hải quan thu nộp ngân sách trung

uong

Trên thực tế diễn biến hình thức trao đổi hàng hoá cư dân biên giới

đã bị biến đạng trở thành một hoạt động xuất nhập khẩu dưới cách hiểu

tiểu ngạch khác xa hình thức được quy định ban đầu Về thực chất hoạt động tiểu ngạch giống với hình thức biên mậu mà phía Trung Quốc quy định với nội dung chính là nới lông độc quyền ngoại thương Nhà nước và:

ưu đãi khu vực để phát triển

Tuy nhiên, do quan niệm đối lập với biên mậu, chúng ta đã lúng

túng trong suốt một thời gian dài trong quản lý tiểu ngạch dẫn tới thả lông

Từ đó, bên cạnh hiệu quả thiết thực của hoạt động trao đổi hàng hoá cư

dân biên giới như góp phân đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, ổn định

trật tự trị an khu vực biên giới, đến nay đã bộc lộ một số tồn tại sau:

+ Một số quy định không còn phù hợp tuy đã được phát hiện sớm nhưng chậm được sửa đổi bổ sung, như giá trị quy định mỗi lần xuất

nhập khẩu quá 500.000đ, hoặc có 2 biểu thuế xuất nhập khẩu chính

ngạch và tiểu ngạch tạo kẽ hở cho hoạt động gian lận thương mại Thậm

chí cho đến nay với quy định mới ban hành của Thủ tướng về áp dụng I loại thuế nhập khẩu chính ngạch cũng chưa xử lý hết những vướng mắc nảy sinh từ 2 hình thức này

+ Chưa quan tâm đúng mức đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực biên giới nói chung cũng như chưa có các giải pháp đồng bộ tích cực phát triển kinh

tế - xã hội các xã biên giới nên cư dân bổ sản xuất làm cửu vạn tiếp tay :

cho buôn lậu, gây mất ổn định vùng biển

+ Phía Trung Quốc triệt để sử dụng các đường mòn biên giới làm

nơi tập kết đẩy hàng hoá phía Việt Nam trong khi phía ta thiếu sự phối hợp chặt chế của các ngành quản lý biên giới nên không thể quản lý được hàng

xâm nhập

l6

Trang 20

IH- NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH CÁC HOẠT

ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

1 Hệ thống điều ước quốc tế Việt - Trung sau bình thường hoá liên quan đến hoạt động thương mại khu vực biên giới

Từ tháng 11/1991 đến cuối 1995 trong tiến độ bình thường hoá quan

hệ được cả hai bên cùng quan tâm thúc đẩy, Trung Quốc và Việt Nam đã

ký 24 hiệp định kinh tế quan trọng

- Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới (Bắc Kinh thang 11 nam 1991)

- Hiép dinh mau dich giita hai nuéc (Bac Kinh thang |! nam 1991)

- Hiệp định hợp tác kinh tế Việt - Trung (Hà Nội tháng 2 năm 1992)

- 4 Hiệp định về vận chuyển hàng không đân dựng, hàng hải, đường, sắt hợp tác bưu điện và khôi phục quan hệ viễn thông (3/1992)

- 4 Hiệp định về miễn thị thực xuất nhập cảnh, khuyến khích và bảo

đảm đầu tư, hợp tác KHKT, văn hoá (HN 12/1992)

- Hiệp định về thanh toán và hợp tác ngân hàng (5/1993)

- Hiệp định về hàng hoa qua cảnh (4/1994)

- 3 Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc, về bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau, về vận tải đường bộ (Hà Nội 11/1994),

- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lân (1995)

Ngoài ra còn một số văn bản hợp tác kinh tế giao lưu, mậu dịch

song phương cấp Bộ, ngành và tỉnh thành phố hai nước

Nội dung chủ yếu liên quan đến hoạt động thương mại biên giới trong các văn bản chính:

1.1 Hiệp địnhh tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên

giới hai nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa

* Mục đích hợp tác: nhằm phát triển quan hệ 2 nước, thuận tiện cho sinh hoạt và sự qua lại của nhân dân biên giới 2 nước, thúc đẩy kinh tế

17

Trang 21

vùng biên giới 2 nước, xây dựng biên giới Việt Trung thành biên giới hoà bình hữu nghị

* Việc qua lại biên giới (điều 6) chia 3 loại đối tượng được phép

xuất nhập cảnh

- Cư dân biên giới sử dụng giấy thông hành

- Nhân viên mậu dịch biên giới ở vùng biên giới và nhân viên vùng, biên giới được mời tham gia các hoạt động văn hoá, sử dụng giấy thông

hành

- Công dân hai nước hoặc nước khác có hộ chiếu, thị thực xuất nhập

cảnh tại cửa khẩu quy định

* Hệ thống cửa khẩu (điều 7) chia 3 loại :

,- Cửa khẩu hàng hoá mau dịch và xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu, thị

thực xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh (thường gọi là cửa khẩu quốc tế): gồm

3 đường bộ: Hữu nghị - Hữu nghị quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai -

Hà Khẩu và I cặp đường sắt: Đồng Đăng - Bằng Tường Sau này trong

Hiệp định đường sắt biên giới quy định thêm cặp Lào Cai - Hà Khẩu trên

tuyến đường liên vận Hà Nội - Côn Minh

- Cửa khẩu hàng hoá mậu dịch địa phương và mậu dịch biên gidi, hành khách xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu, thị thực và giấy thông hành

(thường gọi là cửa khẩu quốc gia) gồm 3 cặp: Tà Lùng - Thuỷ Khẩu, MaLuThàng - Kinh Thuỷ Hà, và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo

- Cửa khẩu hàng hoá mậc dịch biên giới và xuất nhập cảnh bằng

giấy thông hành (hiện thường gọi là cửa khẩu địa phương hay cửa khẩu tiểu ngạch) gồm !4 cặp cửa khẩu, về phía Việt Nam gồm Hoành Mô

(Quảng Ninh), Chỉ Ma, Bình Nghỉ (Lạng Sơn), Hạ Long, Lf Van, PoPeo, Trà Lĩnh, Sóc Giang (Cao Bing), Sim Pun, Phó Bang, Xin Man (HA Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thang, Thu Lum, A Pa Chai

(Lai Chau)

- Một điều đáng chú ý là khoản 3 điều 7 của Hiệp định này

quy định:

18

Trang 22

"Ở những nơi cách xa các cửa khẩu biên giới quy định trong khoản ] điều này, nếu gặp những việc bất khả kháng hoặc có nhu cầu đặc biệt khác thì chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai bên có thể hiệp thương để mở các đường qua lại tạm thời Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới 2 bên hiệp thương nhất trí, mỗi bên sẽ báo

cáo với Chính phủ nước mình phê duyệt, sau đó sẽ thực hiện Việc kiểm

tra sự qua lại ở các đường qua lại tạm thời cần thực hiện đúng theo các

biện pháp quản lý cửa khẩu chính thức

Trên cơ sở điều khoản này, phía Trung Quốc đã mở hàng loạt đường qua lại ngay sát cửa khẩu chính thức chủ động (phía Việt Nam gọi

là các "cánh gà cửa khẩu" để tạp kết hàng hoá đẩy vào Việt Nam), đặc biệt nhất là trường hợp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài trước đây nguyên

là một đường qua lại tạm thời nay đã trở thành hai khu vực thương mại

biên giới đặc biệt phát triển Trong các trường hợp như vậy, phía Trung Quốc luôn chủ động, Việt Nam luôn ở thế bị động đối phó (trường hợp cửa khẩu Tân Thanh sẽ trình bày kỹ trong phần thực trạng hoạt động

thương mại biên giới Việt Tr ung)

* Hoạt động mậu dịch tại khu vực biên gid:

- Hinh thtte c6 hai loai: Mau dich bién gidi va mau dich dia phương” - Chủ thể tiến hành: Cơ quan mau dich có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới là mậu địch địa phương của 2 nước

- Biện pháp thực hiện: Chính quyên địa phương cấp tỉnh vùng biên

giới hiệp thương xác định theo pháp luật hiện hành và quy định có liên

quan của Chính phủ 2 nước

- Hàng hoá trao đổi và phương tiện vận tải trong mậu dịch xuất nhập

khẩu: phù hợp với quy định pháp luật có liên quan của hải quan và các ngành liên quan, được cấp phép của nhà chức trách chủ quản mỗi bên

- Thuế quan và các loại thuế khác đối với hàng hoá của các hình thức mau dịch trong Hiệp Định này: căn cứ pháp luật hiện hành của mỗi

nước

? Tuân thủ quy định của luật pháp xuất nhập khẩu của hai bên

19

Trang 23

- Vấn đề chợ biên giới: điểm chợ và chợ cụ thể do chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới 2 bên thoả thuận theo pháp luật hiện hành và

quy định có liên quan của Chính phủ hai nước 2

- Vấn đề phối hợp, hợp tác quản lý trị an ngăn chặn buôn lậu: do chính quyển địa phương hai bên phụ trách giải quyết (không đề cập đến hợp tác tương trợ tư pháp trong các vụ án kinh tế, gian lận thương mại, lừa

đảo trong thương mại)

1.2 Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

và Chính phử nước CHND Trung Hoa (tháng 11/1991)

* Mục đích hợp tác:

- Phát triển quan hệ thương mại giữa 2 nước trên cơ sở bình đẳng

cùng có lợi lâu dài, liên tục và ổn định

- Tinh tới đặc điểm phát triển kinh tế thương mại của mỗi nước

* Hình thức thương mại

- Hiệp định này chỉ điều chỉnh quan hệ mau dịch chính ngạch trên

cơ sở các hợp đồng ký kết giữa các Công ty ngoại thương và các thực thể kinh tế khác có quyền kinh đoanh ngoại thương của hai nước trên cơ sở luật pháp hiện hành và tập quán quốc tế (Điều 3)

- Buôn bán đân- gian ở biên giới hai nước sẽ theo các quy định có

liên quan của 2 bên *,

* Theo thoả thuận ban đầu, giữa Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng với Quảng Tây có 25 cặp chợ biên

giới, giữa LÀo Cai, Hà Giang, Lai Châu với Vân Nam có 25 cặp chợ

* Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước CIIXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa ký ngày 19/10/1998 tại Bắc Kinh mới dễ cập đến (Ất cả các hình thức hoạt động mua bán hàng hoá tại biên giới

” Các vấn để cụ thể về chỉ trả thanh toần đo ngân hàng 2 nước thoả thuận

20

Trang 24

1.3 Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước

và Việt Narn nước CHXHCN Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân

Trung Quốc nước CHND Trung Hoa (ký ngày 26/5/1993 tại Hắc

Kinh)

- Đối tượng điều chỉnh: mọi trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai

nước đo các tổ chức ngoại thương và các thực thể kinh tế khác thực hiện

được các cơ quan hữu trách cho phép (Điều 1)

- Căn cứ theo điều l, Hiệp định này chỉ điểu chỉnh hoạt động mậu dịch chính ngạch

- Phương thức thanh toán: thông qua các Ngân hàng thương mại của

hai nước theo thông lệ quốc tế (Điều 2) với hai phương thức:

+ Thanh toán trả bằng ngoại tệ chuyển đổi hoặc bằng đồng tiền khác

mà hai bên bàn bạc chấp thuận

+ Thanh toán trả bằng hàng, trường hợp có chênh lệch giữa xuất và nhập, việc thanh toán do các doanh nghiệp 2 nước thoả thuận (điều 3)

- Ngân hàng thương mại hai bên tuỳ điều kiện của từng nước quyết

định thành lập quầy đổi tiên để phục vụ cho dân cư biên giới đi lại, trao

đổi, mua bán (Điều 4) Theo quy định này, ngân hàng hai nước tạo điều

kiện thanh toán cho hoạt động mậu dịch đổi ngạch bằng các đồng tiền bản

địa

1.4 Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa về quá cảnh hàng hoá (Hà Nội ngày 9/4/1994)

* Đối tượng điều chỉnh: hàng hoá của Việt Nam và Trung Quốc gửi

đi hoặc nhận từ nước thứ ba qua lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam (điều 1) trừ các hàng hoá cấm xuất nhập theo quy định của từng nước (điêu 2)

* Củửa khẩu quá cảnh: 4 cặp cửa khẩu quốc tế: Hữu nghị - Hữu

nghị quan, Lào Cai - Hà Khẩu, Đồng Đăng - Bằng Tường, Móng Cái -

Đông Hưng

/ Ngoài ra, hàng quá cảnh sẽ được đi các cửa khẩu quốc tế mà hai

Chính phủ thoả thuận mở thêm sau này (Điều 6)

21

Trang 25

* Các quy định về quá cảnh hàng hoá (điều 3)

- Được cơ quan thẩm quyên của các nước cho quá cảnh, cho phép trên cơ sở đơn xin quá cảnh cửa chủ hàng nước xin quá cảnh

- Phải tuân thủ pháp luật hải quan của nước cho quá cảnh

- Số lượng hàng ra đúng bằng số lượng hàng vào

- Hàng quá cảnh phải được vận chuyển đúng tuyến đường, đúng cửa khẩu, đúng thời gian quy định trong giấy phép và chịu sự giám sắt của hải quan nước cho quá cảnh

- Trường hợp hàng quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi tại nước cho quá cảnh phải được hải quan của nước cho quá cảnh cho phép và chịu sự giám sát của hai quan nước đó

- Không được tiêu thụ hàng quá cảnh trên lãnh thổ nước cho quá cảnh, trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ Thương mai nước

CHXHCN Việt Nam, nếu tiêu thụ tại Việt Nam hoặc của Bộ Mậu dịch và

hợp tác kinh tế đối ngoại của nước CHND Trung Hoa nếu tiêu thụ tại Trung Quốc và phải nộp thuế và các khoản chỉ phí khác theo quy định của nước cho quá cảnh

* Quy định về thanh toán: - ry al

- Lệ phí quá cảnh theo hiệp ước hữu nghị song phương và các hiệp định quốc tế mà hai bên cùng tham gia 5 Nếu không có các hiệp định trên

sẽ theo quy định hiện hành của mỗi nước phù hợp với thông lệ quốc tế

(Điều 4)

- kệ phí và chỉ phí phát sinh từ hoạt động quá cảnh theo hiệp định này được thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với những quy định của Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng Nhà nước Việt Nam nước CHXHCN Việt Nam và ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

nước CHND Trung Hoa ký tại Bắc Kinh ngày 26/5/1993 và các quy định

về quản lý ngoại hối của mỗi nước

5 Ví dụ như Nghị định thư Hội nghị đường sắt biên giới Trung Việt tháng 8/1998 quy dinh thanh toan theo "Hiệp định về bằng giá cước quá cảnh thống nhất ETT" bằng SR

22

Trang 26

* Giải quyết tranh chấp, xung đột pháp lý:

- Tranh chấp phát sinh trong việc giải thích hiệp định này trong quá trình thực hiện, sẽ do các đại điện có thẩm quyền của hai bên ký kết thương lượng giải quyết thông qua ngoại giao

- Những tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện

các hợp đồng sẽ do các doanh nghiệp giải quyết thông qua thương lượng,

nết thương lượng không đạt kết quả, sẽ do tổ chức trọng tài quốc tế của

nước cho quá cảnh giải quyết 7

2 Một số văn bản pháp quy chủ yếu điêu chỉnh hoạt động thương nại khu vực biên giới Việt Trung của Việt Nam:

2.1 Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định thương mại Việt Trung

của Dộ Thương mại ngày 7/2/1991

aí Hình thái và tính chất hệ thương mại Việt Trung sau Hiệp định: + Quan hệ thương mại song phương được thực hiện thông qua các

hợp đồng ký kết giữa các Công ty ngoại thương và các thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của hai bên

+ Hai bên giành cho nhau đãi ngộ tối hậu quốc ở hai lĩnh vực:

- Thuế hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu

- Thủ tục quy chế hải quan

bỊ Phạm vì đốt tượng điều chỉnh:

- Chỉ điều tiết quan hệ buôn bán giữa các Công ty xuât nhập khẩu và

thực thể kinh tế khác có quyển kinh doanh ngoại thương của 2 bên

- Việc buôn bán dan gian 6 biên giới hai nước sẽ có quy định riéng

- Đối tượng thực hiện ký kết hợp đồng trao đổi hàng hoá và thanh

toán theo Hiệp định này là các thực thể kinh tế được Bộ thương mại và du lịch cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, phía Trung Quốc là các

thực thể được Bộ Kinh mậu cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu

7 Với Việt Nam hiện là Trung tâm Trọng tài kinh tế quốc tế (VIAC - Việt Nam International Abirtation centre) trực thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCT) phán quyết của Trọng tài kinh

tế quốc tế theo thông lệ quốc tế có giá trị chung và hiệu lực bắt buộc thì hành như pháp luật, không thể

bị kháng cáo bởi toà án hoặc một cơ quan giải quyết tranh chấp khác

23

Trang 27

c¡ Phương thức tiến hành buôn bán với Trung Quốc theo Hiệp

định này như sau:

- Hợp đồng ký theo dạng hợp đồng quốc tế thông thường:

- Thanh toán theo 2 phương thức; mua bán bang tiên chuyển đổi tự

do qua ngân hàng, hàng đổi hàng

- Dịch vụ chuyển khẩu thực hiện theo phương thức tạm nhập tái xuất:

* Thiết lập trật tự thị trường, sớm chấm dứt tình trạng qua lại buôn

bán tuỳ tiện, bài trừ tệ buôn lậu

bị Tổ chức quản lý việc giao lưu hàng hoá ở vùng biên giới Việt Trung,tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước về hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu qua biên giới

* Về mậu dịch xuất nhập khẩu: Chỉ các Công ty được phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại du lịch mới được hoạt động xuất nhập khẩu

* Về trao đổi hàng hoá cư dân biên giới gọi là xuất nhập khẩu tiểu ngạch (quy mô nhỏ, mức độ đơn giản) cũng đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước

- Đối tượng tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch: người kinh doanh nhỏ có vốn thấp hơn pháp định tại NÐ 221/HĐBT và là cư dân thường trú

biên giới, có giấy phép theo NĐ 66 và giấy phép kinh doanh xuất nhập

khẩu tiểu ngạch do UBND tỉnh cấp

- Mặt hàng kinh doanh không trái danh mục cấm hoặc hạn chế

- Nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chịu sự kiểm soát của hải quan

- Cho phép cư dân Trung Quốc được phép kinh doanh tại chợ biên giới theo thoả thuận giữa chính quyền 2 bên và nộp thuế theo quy định

24

Trang 28

- Thanh toán: chợ bên nào dùng tiền bên ấy để thanh toán

- Địa điểm trao đổi hàng hoá: bắt buộc thông qua cửa khẩu và cặp

đường mòn, cặp chợ biên giới 2 bên đồng ý mở

c Chống buôn lậu qua biên giới

2.3 Các văn bản khác:

- Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số | !5-HĐBT ngày 9/4/1992

về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới

- Nghị định 57/1998/NĐ-CP của Chính phù về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài và thông tư số 18/1998/TT-BTM :

- Nghị định 20/1998/NĐ-CP về chính sách thương mại cho miền núi, dân tộc ‘

- Luật thuế xuất nhập khẩu

- Quy chế tạm thời về tổ chức quản lý chợ biên giới Việt - Trung

(ban hành kèm QÐ 0774/1998/QĐÐ-BTM)

- Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất (ban hành kém theo QD 131 1/1998/QD-BTM)

- Quyét dinh 143/1998/QD-TTg quy dinh 4p dung thu€ xuat nhap

khẩu chính ngạch cho các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Và các văn bản khác, đặc biệt là Hiệp định về mua bán hàng hoá ở

vùng biên giới giữa hai Chính phủ ngày 29/10/1998 đã tạo ra môi trường

tích cực hơn cho quản lý điều hành hoạt động thương mại biên giới

IV ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHU VỤC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Đường lối đổi mới và chính sách mở cửa đúng đẫn, sáng tạo của Đẳng và nhân dân ta trong hội nhập khu vực và quốc tế nói chung, trong quan hệ

giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng đã tạo ra cơ sở cho những chủ

trương, chính sách và giải pháp thúc đẩy, khôi phục bình thường hoá quan

hệ phù hợp quy luật khách quan, và lợi ích phát triển của 2 nước Hệ thống chính sách và giải pháp này được thể hiện qua một loạt văn bản pháp quy

Trang 29

về quản lý biên giới, quản lý hoạt động trao đổi hàng hoá, thuế quan,

các chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên ngành đề đề cập ở trên

1 Những tác động tích cực:

Thời gian qua hệ thống chính sách này đã được sự đồng tình ủng hộ, thống nhất giữa các ban ngành trung ương và địa phương Do vậy đã tạo ra những tác động tích cực tới phát triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt Trung, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

a/ Đã khai thông được một thị trường truyền thống có tiểm năng

khai thác to lớn, có nhu cầu hàng nhập khẩu phù hợp với điều kiện, khả

năng khai thác, sản xuất của ta Do đó đã khai thác được nguồn hàng nông,

lâm, hải sản, khoáng sản tiêm ẩn chưa có điều kiện tiêu thụ để xuất khẩu

tạo điêu kiện cũng như nhập khẩu thiết bị vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng đa dạng phù hợp nhu cầu và sức mua của nhân dân Trên cơ sở

đó kích thích đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất các sản phẩm chất

lượng bảo đảm hơn, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh

tranh của hàng hoá nội địa

_b/ Tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động ở khu vực biên giới và

hàng chục vạn lao động ở các doanh nghiệp địa phương và trung ương, góp phần làm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần

ổn định xã hội khu vực biên giới

Tính chung toàn khu vực chỉ tiêu GDP/ người năm sau đều tăng so

với năm trước

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC TỈNH BIÊN GIỚI

Trang 30

c/ Tác động trực tiếp làm tăng đáng kể nguồn thu ngân sách hàng năm của các địa phương khu vực biên giới, tạo điều kiện tăng chỉ cho đầu tư cơ sở hạ tầng Đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi về thị trường để

phát triển nội lực, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu các địa phương theo hướng phát triển các ngành dịch vụ Kích thích các ngành sản xuất phát triển theo

định hướng của thị trường

Sau một năm áp dụng chính sách thí điểm, 2 khu vực Móng Cái và

Lạng Sơn đều tăng thêm nguồn thu cho đầu tư hạ tầng và phát triển từ phần

lại của thuế xuất nhập khẩu †00 tỉ VND Do vậy đã nhanh chóng cải thiện

môi trường cho phát triển hoạt động thương mại dịch vụ và kinh tế xã hội

nói chung

THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN BIÊN GIỚI:

'Thu ngân sách trên địa bàn Chi n/sach địa

phuong

TT | Địa phương | Năm 1997 Œ) Năm 1998

Thun/ | Thuế | Thun/ | Thuế 1997 I998 sách XNK sách XNK

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Lẩu tr

(#®) Riêng huyện Hải Ninh (khu vực cửa khẩu Móng Cái) thu ngân sách

là 197 tỷ đồng, trong đó từ thuế xuất nhập khẩu 98 tỉ đồng

27

Trang 31

d/ Quá trình phát triển quan hệ khu vực biên giới phía Bắc đã

góp phần rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích, thiết thực cho việc nghiên

cứu, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội và quản lý

vĩ mê của Nhà nước đối với sự phát triển giao lưu kinh tế với bên ngoài

qua các cửa khẩu biên giới Từ đó đã góp phần ổn định môi trường khu vực

biên giới, có đối sách phù hợp, tích cực với những chủ trương của Trung

Quốc để tạo ra môi trường phát triển đôi bên cùng có lợi

2 Những hạn chế tổn tại:

2.1 Về chủ trương chính sách:

- Do chưa nhận thức được đây đủ về vai trò, vị trí của việc giao lưu kinh tế hợp tác với các nước láng giêng nên từ khi mở cửa biên giới đến

nay, ta chưa xác lập được một chiến lược tổng thể, rõ ràng, cụ thể cho việc

phát triển giao lưu kinh tế - xã hội trên toàn tuyến biên giới Do đó chưa

xác định được chương trình đầu tư, xây dựng mô hình tổ chức quản lý

thống nhất, xuyên suốt, chưa xây dựng được sách lược để ứng xử chủ

động Mặt khác, chúng ta cũng chưa hiểu đầy đủ, chưa thấy hết vai trò tác động và sự phức tạp của thị trường nước bạn nhất là thị trường Trung Quốc cũng như những mặt trái của cơ chế thị trường nên thường bị động đối phó tình hình

- Mặc dù những năm gần đây Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách trên các linh vực giao lưu kinh tế biên giới, song thiếu kịp thời, chưa đồng bộ; nhiều điểm chưa phù hợp, khi phát hiện bất hợp lý lại chậm bổ sung sửa đổi Chính sách xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu (quy định vẻ tiểu ngạch, chính ngạch, chính sách mặt hàng, thuế suất ) trước đây có

nhiều điểm không phù hợp, nay tuy đã có sửa đổi nhưng chưa đồng bộ,

có những điểm còn cứng nhắc, thủ tục còn phiền hà Chính sách tài chính

về nguồn thu và sử dụng nguồn thu chưa có tác dụng thực sự khuyến kích

nuôi dưỡng nguồn thu và để tích cực thu Chính sách xây dựng ổn định

cụm dân cư, vùng biên thực hiện chậm Sự quan tâm đầu tư và chính sách đãi ngộ đối với các lực lượng hoạt động trên biên giới chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao

28

Trang 32

Ta chưa đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật

cho cửa khẩu, kết cấu hạ tầng cho vùng biên giới và cửa khẩu Chưa tạo

được cho địa phương có đủ lực, điều kiện để cạnh tranh với đối tác trên thị

trường Châm ban hành các chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn

trong và ngoài nước ra vùng biên giới; luật pháp đầu tư ra nước ngoài: hiện

đã có cơ sở bằng nghị định mới ban hành của Chính phủ song còn chưa có các văn bản hướng dẫn đồng bộ

2.2 Về hệ thống văn bản quản lý Nhà nước

Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách cơ chế quản lý xuất nhập

khẩu của ta còn thiếu đồng bộ, nhiều điểm chưa hợp lý thiếu rõ ràng và còn có những sơ hở, luôn thay đổi, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, ổn

định Do đó gây khó khăn cho việc thực hiện và tạo kế hở cho doanh nghiệp và phần tử xấu lợi dụng làm ăn phi pháp, buôn lậu trốn thuế, gây rối trật tự trị an khu vực biên giới Đồng thời, cũng bộc lộ mặt yếu kém của ta để đối tác lợi dụng gây sức ép, gây khó khăn, làm thiệt hại không nhỏ trong hoạt động xuất nhập khẩu cua ta Những hạn chế, yếu kém trên

đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp được nợ thuế xuất nhập khẩu có

thể lợi dụng vốn Nhà nước để kiếm lời riêng, cùng một mặt hàng xuất

nhập khẩu có thể vận dụng biểu thuế này (mậu dịch) hay biểu thuế khác

(tiểu ngạch biên giới), thuế suất này hay thuế suất kia để gian lận thuế, vừa gây thất thu cho NSNN, vừa tạo ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp việc cư đân biên giới muốn trao đổi một món hàng nguyên con, nguyên chiếc vượt trị giá 500.000 VND phải nộp thuế xuất nhập khẩu, vừa gây khó khăn cho cơ quan thuế, vừa làm phiền toái cho người đân, việc nhiều đoanh nghiệp Việt Nam bị đối tác ép cấp, ép giá, lừa đảo không chỉ thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn làm thất thoát tiền của Nhà nước và nhân

dân

2.3 Công tác tổ chức, quản lý điều hành

Sự chỉ đạo, điểu hành, quản lý xuất nhập khẩu đang còn những chồng chéo, mạnh ai nấy làm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thiếu một cơ

- quan chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất ở khu vực biên giới, cùng với

tư tưởng cục bộ địa phương, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của

29

Trang 33

một số công chức Nhà nước ở cơ quan quản lý xuất nhập khẩu bị móc nối, mua chuộc, vô hiệu hoá làm cho vai trò quản lý Nhà nước bị hạn chế, kém hiệu lực, hiệu quả

- Hiện nay, việc phân cấp quản lý, giải quyết các công việc trên biên giới Trung ương và địa phương, giữa các ngành thiếu rõ ràng Có tình trạng

nhiều cơ quan tham gia quản lý nhưng, hiệu lực, hiệu quả thấp, không có

cơ quan chỉ đạo, điều hành chung Công tác quản lý trật tự, an ninh, người

qua lại và hàng hoá xuất nhập khẩu thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa tuyến

trước và tuyến sau, nên chưa ngăn chặn được tình trạng qua lại, kinh doanh

trái phép tràn lan Chức năng thanh toán và kiểm tra, kiểm soát về tiền tệ

chưa được thực hiện tốt

2.4 Công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, chống tham nhũng

và các tệ nạn xã hội khác trên biên giới: ,

Tuy có cố gắng, nhất là trong hai năm gần đây nhưng chưa có biện pháp tích cực nên hiệu quả còn thấp Công tác tuyên truyền giáo dục chưa

có bể sâu, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết chưa bảo đảm công bằng Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý trên các khu vực cửa khẩu chưa dược bồi dưỡng thường xuyên về đạo đức, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, thiếu hiểu biết về thị trường, đối tác trang bị kỹ thuật, phương tiện làm việc cơ bản vẫn nghèo nàn, lác hậu làm cho hiệu quả công tác chưa cao

2.5 Việc phối hợp giữa trung ương và địa phương

Các cấp, các ngành từ trung ương đến các địa phương có cửa khẩu

đã tiến hành nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhưng chưa kịp thời

toàn điện do vậy chưa đề ra được những giải pháp tháo gỡ kịp thời Có địa

phương còn chưa nhìn nhận thoả đáng quan hệ giữa lợi ích địa phương với trung ương và với các địa phương khác Về phía Nhà nước, chưa ban hành

được các chính sách vĩ mô đồng bộ, chưa có các biện pháp chỉ đạo điều

- hành quản lý để giải quyết, xử lý kịp thời các vướng mắc của các ngành và

địa phương kiến nghị lên

30

Trang 34

3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đánh giá tác động

chính sách tới hoạt động thương mại biên giới

Từ những đánh giá phân tích trên đây và từ thực tiễn Lạng Sơn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bước đầu như sau:

a/ Cần nắm bắt kịp thời, nhạy bén thời cơ, xu thế thời đại, những nhu câu khách quan từ bên ngoài và đòi hỏi nội tại để có chủ trương mở cửa biên giới kịp thời, phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể Giao lưu

và hợp tác kinh tế qua biên giới phải được coi là một bộ phận quan trọng,

không thể tách rời của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Phát triển giao lưu kinh tế khu vực biên giới là vấn đề phức tạp và

nhạy cảm, gắn bó chặt chế nhiều mối quan hệ giữa đôi bên, vì vậy phải có

hệ thống các chính sách đồng bộ, phù hợp và ứng xử linh hoạt; đồng thời

có tổ chức chặt chẽ, quản lý, chỉ đạo điêu hành thống nhất, xuyên suốt từ

trên xuống dưới; giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích giữa địa phương

với lợi ích quốc gia, đân tộc

b/ Quan hệ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước láng giéng đặc biệt với Trung Quốc mối quan hệ truyền thống, nhưng mỗi nước có đặc điểm khác nhau; vì vậy ngoài chính sách chung phải có chính sách đặc thù Với Trung Quốc là nước có tiểm lực về kinh tế hơn, ta cần nắm bắt thông tin kịp thời, nghiên cứu kỹ những chủ trương chính sách và ý đồ của Trung Quốc để có đối sách thích hợp, dành thế chủ động Phải gắn giao lưu kinh tế với phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, với sự ngiệp công ngiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng vùng biên vững mạnh, bảo đâm quốc phồng an ninh

c/ Để mở rộng và phát triển giao lưu kinh tế với các nước láng giéng

và với Trung Quốc nói riêng cần xây dựng tuyến biên giới thành vành đai

vững mạnh về kinh tế, chính trị -xã hội và an ninh quốc phòng, trên cơ sở

khai thác những tiểm năng tại chỗ đồng thời phát huy thế mạnh của các

địa phương trong cả nước, tạo thế và lực, đủ sức cạnh tranh trong giao lưu kinh tế với bên ngoài

d/ Phải có đội ngũ cán bộ với phẩm chất tốt, tính thông nghiệp vụ,

- lính hoạt trong xử lý công việc, có kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế đối ngoại Tại các cửa khẩu, cần được đầu tư trang bị thoả đáng cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ công tác có hiệu quả

31

Trang 35

Phần thứ hai:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ MUA BÁN,

TRAO DOI HANG HOA O KHU VUC BIEN GIGI

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIfN CAC HOAT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ

MBTĐHH Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Trong giai đoạn hiện nay cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc

đang tiến hành "đổi mới", “cải cách" và đều đạt được những thành tựu

bước đầu đáng khích lệ Hai nước đều quan tâm đến cải cách cơ chế quản

lý kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao

Trong bối cảnh đó, các hoạt động xuất nhập khẩu và MBTĐHH ở khu vực biên giới phía Bắc sẽ được quan tâm phát triển tốt hơn cả trên

phương diện kỹ thuật nghiệp vụ và tổ chức quản lý đối với các hoạt động

này Tuy nhiên, triển vọng phát triển các hoạt động XNK và MBTĐHH ở

khu vực biên giới phía Bắc trong những năm tiếp theo vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn

* Về thuận lợi:

- Việt Nam và Trung Quốc là bạn hàng truyền thống lâu dài Cư dân hai bên biên giới có quan hệ thân tộc Lịch sử văn hoá; phong tục tập quán; tâm lý thị hiếu; nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng; trình độ phát triển kinh tế -

xã hội có nhiều điểm tương đồng dễ tham nhập

- Có hệ thống cửa khẩu, chợ biên giới với hệ thống giao thông vận tải khá thuận tiện cho giao lưu kinh tế phát triển

- Các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc sau mấy năm hợp tác kinh doanh trong điều kiện mới đã phân nào ảm hiểu thị trường, cung cách

làm ăn, để từ đó mỗi bên rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho quan

hệ kinh tế ở giai đoạn mới, tiếp theo

- Trong mối quan hệ láng giểng giữa hai dân tộc, hai bên đều chủ trương phát triển kinh tế vùng biên nhằm phát huy những tiểm năng, thế

32

Trang 36

mạnh của mình và khai thác những thuận lợi sắn có của đôi bên nhằm phát triển kinh tế - xã hội bên trong của mỗi nước và củng cố mối quan hệ láng giểng với bên ngoài

- Giao lưu kinh tế giữa hai nước đã bắt đầu phát triển, tuy hiệu quả đem lại chưa được nhiễu Song tiểm năng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu

của mỗi nước còn rất lớn Hai bên là những thị trường khá rộng lớn để có

thể bổ sung, hỗ trợ phát triển trên tỉnh thần đôi bên cùng có lợi

* Về khó khăn:

- Địa hình biên giới hai nước chủ yếu là rừng núi hiểm trở đi lại khó khăn, có nhiều đường mòn, lối tắt Hệ thống chợ, đường xá, cửa khẩu của Việt Nam còn phải nâng cấp sửa chữa; các cụm dân cư dọc biên giới với trên 20.000 hộ chưa trở lại làm ăn, sinh sống bình thường do chưa phá đỡ bom mìn; đời sống của đại bộ phận dân cư khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, dân trí thấp Đây là những khó khăn, trở ngại lớn trong công tác quản lý

- Vùng miền núi biên giới phía Bắc tuy có những tiềm năng nhưng

chưa có điều kiện khai thác Trình độ phát triển sản xuất còn thấp chưa

hình thành sản xuất hàng hoá Đầu tư tài chính cho khu vực còn nhiều khó

khăn, khu vực miền núi chưa tạo ra được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu

tư trong và ngoài nước

- Đối tác Trung Quốc có những ưu thế hơn ta về thị trường với tiém lực kinh tế hơn ta; có sự chuẩn bị kỹ càng về tổ chức, quản lý, điều hành,

có chính sách nhất quán từ trên xuống đưới; có kinh nghiệm trong sẵn xuất

kinh doanh; lại có ý đô hai mặt làm cho ta luôn phải cảnh giác, dễ lúng túng, bị động

Nhìn chung, xu hướng tới và những năm tiếp sau 2000, hai bên vẫn

có nhiều điều kiện tiếp tục phát triển quan hệ giao lưu kinh tế dưới nhiều hình thức Song do lợi ích và cách xử lý riêng của mỗi nước; do bị chỉ phối mạnh mẽ bởi quy luật thị trường nên quan hệ giao lưu kinh tế sẽ nâng

lên ở mức độ cạnh tranh quyết liệt và đi vào chiều sâu Hợp tác - cạnh

tranh và đấu tranh để cùng tổn tại, phát triển, vừa là trước mắt vừa lâu dài

Vì vậy, có thể nói rằng, xu hướng phát triển các hoạt động XNK và

33

Trang 37

MBTPHH ở khu vực biên giới phía Bắc sẽ phụ thuộc rất lớn vào chủ trương phát triển của mỗi nước trong những năm tiếp theo

1 Những quan điểm và phương hướng, mục tiêu chủ yếu của mước ta 1.1 Những quan điểm chung:

+ Trước hết cần khẳng định rõ sự tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa giao

lưu kinh tế với bên ngoài qua các cửa khẩu phía Bắc Tiếp tục thực hiện

nhất quán lâu dài các chính sách nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế phù hợp với các chính sách chung của cả nước và kinh tế mở; phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước và đòi hỏi bên trong của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của khu vực miễn núi và toàn quốc

+ Phát triển giao lưu kinh tế qua biên giới phía Bắc để tạo ra những

điều kiện cho các địa phương (trong vùng) đều phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiểm năng của mình Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết kinh tế chặt chế giữa các vùng và cả nước; tạo nên khu kinh tế vùng biên có thế và lực đủ sức cạnh tranh trên thị trường

+ Đẩy mạnh giao lưu kinh tế ở các cửa khẩu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội; nhưng phải thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị, đồng thời biết được ý đổ của đối tác để có đối sách kịp thời, thích ứng Phát triển giao lưu kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, chủ quyền biên giới với trật

tự an ninh và bảo vệ Tổ quốc

1.2 Phương hướng mục tiêu chủ yếu:

Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2000 - Đại hội VI - Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:

Khai thác mọi nguồn lực địa phương và huy động sức của cả nước để tạo bước tiến nhanh hơn về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, cải, thiện môi trường, môi sinh Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của cả nước; năm 2000 GDP bình quân đầu người đạt gấp đôi năm 1994 , khu vực có điều kiện phải có tốc

độ phát triển cao hơn để thúc đẩy, hỗ trợ các khu vực khác cùng phát

- triển "

34

Trang 38

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đại hội VII đã dé ra cho

các tỉnh miễn núi phải có nhiều giải pháp tích cực, trong đó có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa giao lưu kinh tế với bên ngoài qua các cửa

khẩu Thực hiện giải pháp này các tỉnh miền núi phía Bắc (có cửa khẩu) cần phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên IO% (cả nước 9 - 10%), GDP/đầu người tăng gấp đôi năm 1994

- Tăng trưởng thương mại - dịch vụ bình quân từ 10 - 15%/ năm,

chiếm tỷ trọng từ 30% trở lên trong cơ cấu GDP

- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 25% - 30% (trong đó

xuất khẩu đạt 1.300 triệu USD/ năm, phấn đấu tăng tỷ trọng hàng hoá xuất

khẩu qua chế biến) Đến 2010 các tỉnh Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang đạt

kim ngạch xuất nhập khẩu 50 - 80 triệu USD/năm; các tỉnh Lào Cai, Quang Ninh, Lang Son dat 100 triệu - 1 tỷ USD/ năm

Phấn đấu sau năm 2000 tạo ra được hành lang (vành đai) kinh tế khu

vực biên giới tạo điều kiện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng

miễn núi phía Bắc Đọc tuyến biên giới ở những nơi có đủ điêu kiện sẽ

được đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại cửa khẩu

+ Về xế hội:

- Xây dựng và phát triển các thị xã, thị trấn các trung tâm cụm xã để

thúc đẩy, hỗ trợ nông thôn miên núi phát triển; chú trọng tái định cư, củng

cố và phát triển các điểm dan cư dọc biên giới Đưa tỷ lệ đân đô thị từ 14%

(năm 1994) lên 18% năm 2000 và cao hơn ở năm 2010

- Giảm tỷ lệ đói nghèo vào năm 2000 xuống dưới 30% đối với toàn vùng; các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh dưới 20% - không còn hộ

đói

- Củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển mạng lưới y tế, giáo dục ở xã, bản; thực hiện phát thanh, truyền hình xuống tất cả các huyện, hầu hết các xã

- Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch

sử để phát triển du lịch

35

Trang 39

- Thiết lập trật tự, thực hiện hiệu quả cuộc đấu tranh chống các

tệ nạn xã hội - nhất là buôn lậu, nghiện hút, mại dâm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố vững chắc quốc phòng, bảo đảm cho biên giới ổn định để phát triển kinh tế - xã hội

Về phương hướng "phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc: Cần tích cực có biện pháp mở rộng thị trường buôn bán, trao

đổi hàng hoá sâu vào nội địa, trước hết là hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Đẩy mạnh hợp tác du lịch và vận tải hàng hoá, hành khách quá cảnh Tranh thủ khai thác những thế mạnh của Trung Quốc về công nghệ sinh

học, giống cây non, máy móc cơ khí, phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất phục vụ sản xuất Xây đựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu ổn định, lau

đài có khối lượng lớn như: khoáng sản, một số nguyên nhiên liệu mà ta chưa chế biến được hoặc làm không có hiệu quả, sản phẩm nông nghiệp và hàng tiêu dùng Trong làm ăn với Trung Quốc phải luôn tỉnh táo, chủ động, linh hoạt nhằm hạn chế mặt tiêu cực để bảo vệ lợi ích trong kinh doanh, bảo hộ sản xuất trong nước và góp phần bảo dam vững chắc chủ quyền an ninh biên giới

2 Tư tưởng cải cách kinh tế của Trung Quốc và phương hướng phát

triển quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam

2.1 Tư tưởng cải cách kinh tế của Trung Quốc

Tư tưởng và chính sách kinh tế của Trung Quốc do Chu Dung Cơ

khởi xướng từ năm 1993 có những điểm đáng lưu ý sau:

a Về phương thức cải cách, từ cải cách tăng lượng khuyếch trương

tổng lượng chuyển sang cải cách kiểm soát lượng, tổng lượng cân bằng

b Về tái phân phối lợi ích xã hội, từ có lợi cho người sản xuất chuyển sang có lợi cho người tiêu dùng

c Về mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, thúc đẩy tập trung sẵn xuất và những nhà sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tồn tại, những nhà sản xuất kinh doanh thua lỗ sẽ bị đào thải

d Về mối quan hệ yếu tố giá cả, nâng cao giá thành vốn, hạ thấp chì phí lao động

36

Trang 40

e Mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, từ xu hướng xuất

khẩu chuyển sang nâng cao nhu cẩu trong nước, người tiêu dùng sẽ mở

rộng tiêu dùng

f Về mối quan hệ lợi ích xã hội trong nước, sẽ xuất hiện tầng lớp xã

hội bị thiệt thòi, đồng thời sẽ được trợ cấp

Chính sách kinh tế của Chu Dung Cơ được đánh giá là chính xác và

sẽ phát huy tác dụng tiếp tục để chống lại khủng hoảng

Cốt lõi của chính sách kinh tế mới của Chu Dung Cơ là ổn định, cân

bằng và tăng cường quyền lực trung ương, kích cầu trong nước

Hệ thống này đương nhiên ảnh hưởng đến chính sách biên mậu, một phần quan trọng chính sách mở cửa của Trung Quốc, hệ thống chính sách

này đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ kinh tế khu vực biên giới từ thời kỳ

1992 - 1993 với văn kiện 62 (Ì992) Sự ra đời văn kiện số 2 (1986) đã

mang dang dap sự điều chỉnh thể chế hoá, quy phạm hoá buôn bán biên

giới, hơn nữa văn kiện 62 cũng chỉ tạo chính sách ưu đãi trong thời kỳ bát ngũ là chủ yếu Các địa phương biên giới Việt Trung phía Trung Quốc đã

tận dụng cơ hội này để tạo ra những chuyển biến cơ bản về sản xuất, hạ

tầng cơ sở, vị thế thương mại Những cải cách của Chu Dung Cơ với chính sách biên mậu sẽ là sự chính quy hoá trong quản lý các hoạt động khai phát hợp tác kinh tế đối ngoại Điên giới, nâng nó lên một trình độ cao hơn

2.2 Phương hướng phát triển quan hệ kinh tế và thương mại

của Trung Quốc với Việt Nam

- Triệt để lợi dụng hình thức "biên mậu" Dành ưu tiên cho Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam trực tiếp quan hệ với Việt Nam Cho thành phố Nam Ninh, Côn Minh hưởng chính sách ưu đãi như các thành phố mở

cửa ven biển, các thị trấn Hà Khẩu, Bằng Tường, Đông Hưng hưởng chính

sách mở cửa, đẩy nhanh tốc độ xây dựng các thành phố và thị trấn giáp

biên giới với Việt Nam và các cảng biển Quảng Tây

- Xây dựng hoàn chỉnh chiến lược khai thác vịnh Bắc Bộ với phương

án hình thành vòng cung kinh tế kết nối Dương Phố - Khâm Châu (Quảng Tây) với Hải Phòng (Việt Nam) Phía Trung Quốc tập trung xây dựng 2I cảng với năng lực bốc dỡ gần 100 triệu T/năm trong đó 3 cảng lớn: Bắc _ Hải, Phòng Thành, Dương Phố có năng lực 70 triệu T/ năm Xây dựng mạng giao thông sắt bộ kết nối toàn khu vực, tăng cường thăm dò, khai

thác Vịnh Bắc Bộ.

Ngày đăng: 14/03/2016, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w