1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng TĐTD đối với KHDN tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Đống Đa

76 366 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 849 KB

Nội dung

Chương 1: cơ sở lý thuyết về thẩm định tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Chương 2: thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Đống Đa Chương 3: giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Đống Đa

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp này đều là khách quan, trung thực, xuất phát từ tình

hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Đỗ Thị Sâm

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

MSB : Maritime Commercial Stock Bank – ngân hàng TMCP

Hàng Hải (MaritimeBank) NHTM : Ngân hàng thương mại

NHNN : Ngân sách nhà nước

TCTD : Tổ chức tín dụng

TĐTD : Thẩm định tín dụng

TMCP : Thương mại cổ phần

Trang 3

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.10: Số lượng hồ sơ tín dụng đã được thẩm định và phê duyệt Bảng 2.11: Tài sản của Công ty CP ĐT & CN Thanh Long

Bảng 2.12: Nguồn vốn của Công ty CP ĐT&CN Thanh Long

Bảng 2.13: Bảng các chỉ số tài chính

Bảng 2.14: Phương án sản xuất kinh doanh

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Tình hình huy động vốn chi nhánh Đống Đa

giai đoạn 2010 – 2012 Hình 2.2: Tỷ trọng dư nợ KHDN theo thành phần năm 2012

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC CÁC HÌNH iv

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của luận văn 2

CHƯƠNG 1: 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 4

1.1.2 Đặc điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 4

1.1.3 Các hình thức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 6

1.1.4 Đối tượng cấp tín dụng 7

1.1.5 Vai trò của hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 8

1.2 Thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại 8

1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 8

1.2.2 Mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng 9

1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 9

1.2.4 Nội dung công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 10 1.2.4.1 Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn 10

1.2.4.2 Thẩm định năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp 11

1.2.4.3 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp 11

1.2.4.4 Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn 13

1.2.4.5 Thẩm định biện pháp bảo đảm tín dụng: 14

1.3 Chất lượng thẩm định tín dụng 14

1.3.1 Quan điểm về chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 14

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp 15

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính 15

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 16

1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 18

1.3.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 18

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan 19

CHƯƠNG 2: 21

Trang 6

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG

HẢI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 21

2.1 Tổng quan về MaritimeBank Đống Đa 21

2.1.1 Tổng quan về MaritimeBank 21

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của MaritimeBank Đống Đa 22

2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của chi nhánh 23

2.1.4 - Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 25

2.2 Thực trạng hoạt động TĐTD đối với KHDN tại MaritimeBank Đống Đa 29

2.2.1 Hoạt động tín dụng KHDN tại chi nhánh 29

2.2.1.1 Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh trong những năm gần đây 30

2.2.1.2 Tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh 31

2.2.1.3.Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp 31

2.2.2 Hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Đống Đa 34

2.2.2.1 Quy trình thẩm định tín dụng tại MaritimeBank Đống Đa 34

2.2.2.2 Số lượng phương án xin vay vốn được thẩm định, doanh số cho vay 35

2.2.2.3 Nội dung thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh 36

2.2.2.4 Ví dụ về phương án cho vay một doanh nghiệp đã được thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng tại chi nhánh 39

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh Đống Đa 48

2.3.1 Chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh 48

2.3.1.1 Về xây dựng và tuân thủ quy trình, nội dung thẩm định tín dụng 48

2.3.1.2 Thời gian thẩm định tín dụng 49

2.3.1.3 Chi phí thẩm định tín dụng 49

2.3.1.4 Chất lượng tín dụng và hiệu quả của việc thực hiện thẩm định tín dụng 50

2.3.2 Thành tựu đạt được 52

2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân 53

CHƯƠNG 3: 56

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 56

3.1 Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Đống Đa 56

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 56

3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 57

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh 58

3.2.1 Giải pháp về tổ chức – nhân lực 58

3.2.2 Hoàn thiện về quy trình và kỹ thuật thẩm định tín dụng 59

3.2.3 Đầu tư, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ tin học trong quá trình thẩm định tín dụng 60

Trang 7

3.2.4 Tăng cường thu thập xử lý và khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho

công tác thẩm định tín dụng 60

3.2.5 Một số giải pháp khác 61

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh .62

3.3.1 Đối với chính phủ, nhà nước 62

3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 64

3.3.3 Đối với chi nhánh ngân hàng 65

3.3.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 65

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đất nước ta đang trên đà phát triển của quá trình Công nghiệp hoá - Hiệnđại hoá và hội nhập, ngày càng có nhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế,mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực Thông thường các phương án, dự án đầu tư cầnlượng vốn lớn hơn rất nhiều so với vốn mà chủ đầu tư có Làm thế nào đảm bảođược nguồn vốn đầu tư để thực hiện được các dự án này là vấn đề hết sức quantrọng Do đó chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài Có rấtnhiều cách để huy động vốn đầu tư, trong đó, sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàngthương mại vẫn là cách huy động chủ yếu và tối ưu mà các doanh nghiệp lựa chọn.Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, hoạt độngcủa ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ Hoạt động tín dụng đối với ngânhàng thương mại mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng lại hàm chứa nhiều rủi ro hơn

so với các hoạt động khác Trong hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp, cáckhoản vay thường lớn, trong khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của chúngngày càng nhỏ do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng Do đó, chỉ cần mộtkhoản vay không thu được không chỉ làm giảm cho lợi nhuận của khoản vay đó mất

đi mà còn có thể ảnh hưởng đến các khoản vay khác Để ngăn ngừa và hạn chế rủi

ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng tới mức thấp nhất, đòi hỏi công tác tíndụng nói chung và hoạt động TĐTD nói riêng phải được xem xét, nghiên cứu kỹhơn và toàn diện hơn phù hợp với điều kiện của nền kinh tế của mỗi ngân hàng

Trong thời gian thực tập tại MaritimeBank Đống Đa em thấy nhu cầu tíndụng của KHDN rất lớn và vấn đề TĐTD được đặc biệt quan tâm và chú trọng Mặc

dù đã có nhiều cố gắng song công tác TĐTD của chi nhánh vẫn còn nhiều vấn đề

bất cập.Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng TĐTD đối với KHDN tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- chi nhánh Đống Đa”

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

- Đối tượng của đề tài là chất lượng TĐTD đối với KHDN tại một ngân hàng

Trang 9

thương mại cụ thể, trên giác độ nhà quản trị ngân hàng.

- Mục đích nghiên cứu của đề tài:

 Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về TĐTD, nghiên cứu các chỉ tiêuphản ánh chất lượng TĐTD cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chấtlượng TĐTD

 Phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng TĐTD tạiMaritimeBank Đống Đa

 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TĐTD tạiMaritimeBank Đống Đa

3 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt lý luận, chuyên đề chủ yếu tập trung vào vấn đề TĐTD trên góc độmột NHTM và chỉ đi sâu nghiên cứu phương pháp và chỉ tiêu liên quan đến đánhgiá chất lượng công tác TĐTD

Về mặt thực tiễn, chuyên đề sử dụng các số liệu, tài liệu do MaritimeBank Đống Đa cung cấp, giai đoạn 2010 – 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện đề tài, cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, thu thập dữliệu như: phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp phân tích dữ liệu, thống kê, tổng hợp – so sánh, dự báo … kết hợp với những ý kiến đóng góp của chuyên gia cũng như giáo viên hướng dẫn thực tập

5 Kết cấu của luận văn

Không kể phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 phần:

Chương 1: cơ sở lý thuyết về thẩm định tín dụng và chất lượng thẩm định tíndụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Chương 2: thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàngdoanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Đống Đa

Chương 3: giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàngdoanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Đống Đa

Trang 10

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – PGS.TS Đinh Xuân Hạng

đã tận tình chỉ bảo; em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại MaritimeBankĐống Đa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chương trình thực tập, giúp

em nâng cao kiến thức trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luậnvăn này Vì thời gian và kinh nghiệm có hạn nên luận văn của em không thể tránhkhỏi những hạn chế và sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tìnhcủa các thầy cô, toàn thể các bạn giúp em có kiến thức lý luận và thực tế để hoànthiện chuyên đề tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Tín dụng thường được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó chính là sự vaymượn trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau của người cho vay và người đi vay Định

nghĩa đầy đủ thì “tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả”

Cụ thể hơn, tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định, theo thoả thuận bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Căn cứ theo chủ thể tín dụng ta có tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng

và tín dụng nhà nước Trong phạm vi bài luận văn này ta chỉ xét đến tín dụng ngânhàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanhnghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội Tín dụng đối với KHDN là quan hệ tín dụng giữangân hàng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế

1.1.2 Đặc điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp: Là loại tín dụng có thời hạn khôngquá 12 tháng, thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanhnghiệp

Trang 12

cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựatrên tài sản bảo đảm, bảo lãnh chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vìvậy rủi ro mang đến thường thấp

- Lãi suất thấp: lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trảcho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác Chính vì rủi ro mang lại củakhoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ

-Vốn tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng thường đượckhách hàng dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên sốvốn vay thường là nhỏ

-Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều: Vốn tín dụngngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn như đảmbảo cân bằng ngân quỹ, đối phó với chênh lệch thu chi trong ngắn hạn Thôngthường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính thời điểm, sau đókhoản thiếu hụt này sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn

sẽ nhanh

Tín dụng trung hạn đối với doanh nghiệp là các khoản vay có thời hạn chovay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Tín dụng dài hạn là các khoản vay có thời hạncho vay từ trên 60 tháng trở lên Mục đích của tín dụng trung và dài hạn là nhằmđầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp Đặc điểm của hình thức tín dụng này là:

- Khối lượng tín dụng lớn, thời gian hoàn vốn chậm: do mục đích cảu hoạtđộng tín dụng trung và dài hạn là để đầu tư dự án, xây dựng mới, mua tài sản cốđịnh,mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ… do đó, để tài trợ cho nhữnghoạt động này cần có khối lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài Những khoản tíndụng trung và dài hạn này thường sử dụng khấu hao và lợi nhuận của dự án đầu tư.Trong khi đó, ngân hàng phải bỏ vốn trong suốt thời gian xây dựng dự án và chỉtiến hành thu hồi vốn đầu tư khi dự án đi vào hoạt động và đạt kết quả Dẫn đến thờigian thu hồi vốn chậm

- Rủi ro tín dụng cao: do khối lượng vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, thuhồi vốn chậm nên độ rủi ro của một khoản tín dụng trung, dài hạn là rất cao Hơn

Trang 13

nữa, kết quả của một dự án đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốcủa sự thay đổimôi trường kinh tế: cơ chế, chính sách, thị trường, điều kiện tự nhiên… khiến chocác dự án bị thua lỗ hoặc không có khả năng thu hồi vốn.

- Lãi suất tín dụng cao: do phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao, khối lượngtín dụng lớn nên lãi suất tín dụng trung và dài hạn thường cao hơn so với lãi suất tíndụng ngắn hạn

1.1.3 Các hình thức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Các hình thức cấp tín dụng ngày càng đa dạng phong phú đối với tín dụngngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng,phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, cácngân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình thức cấp tín dụng của mình

Tín dụng ngắn hạn : chủ yếu là cho vay kinh doanh để đáp ứng nhu cầu vốnkinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp Theo tính chất của việc cấp vốn, cho vaykinh doanh bao gồm cho vay bổ sung vốn lưu động và cho vay trên tài sản Cho vay

bổ sung vốn lưu động của ngân hàng nhằm tài trợ them vốn lưu động cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng Cho vay trên tài sản là việc ngân hàngcho vay dựa trên một loại tài sản của khách hàng, việc cho vay làm thay đổi hìnhthái vốn của khách hàng sang tiền, như chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay trên bộchứng từ hàng xuất, bao thanh toán, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theohạn mức tín dụng dự phòng…

Tín dụng trung và dài hạn:

Bao gồm các hình thức:

- Cho vay theo dự án đầu tư, cho thuê tài chính, cho vay hợp vốn cho vaytheo dự án đầu tư là việc cấp tín dụng trên cơ sở xem xét, nghiên cứu, đánh giá,thẩm định dự án đầu tư về mục đích, phương tiện kỹ thuật, tính khả thi, hiệu quả tàichính…

- Cho thuê tài chính: là một hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việccho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sởhợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy

Trang 14

móc thiết bị, phương tiện vận chuyển của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tàisản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thờihạn thuê được hai bên thoả thuận.

- Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay trong đó có từ hai hay nhiều tổ chứctín dụng tham gia vào một dự án đầu tư hoặc một PASXKD của một khách hàngvay vốn

1.1.4 Đối tượng cấp tín dụng

Nhìn chung, khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguyêntắc:

Thứ nhất là sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín

dụng: Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàngthoả thuận và ghi trong hợp đồng tín dụng Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đíchthoả thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay saunày Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốncủa khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúngnhư mục đích đã cam kết hay không Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúngmục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệpđảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng Từ đó nâng cao uy tín của khách hàngđối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng saunày

Thứ hai là nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả

thuận trong hợp đồng tín dụng: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắckhông thể thiếu trong hoạt động cho vay Điều này xuất phát từ tính chất tạm thờinhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay Đại đa số nguồn vốn màngân hàng cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền do đó, sau khi cho vaytrong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng đểngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền Hơn nữa bản chất của quan hệ tíndụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thờigian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi

Trang 15

1.1.5 Vai trò của hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Nhờ nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp không những đảm bảo quá trìnhsản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổimới trang thiết bị và công nghệ, đảm bảo cho sự phát triển liên tục của sản xuất vàtiêu thụ hàng hoá

Thông qua hoạt động tín dụng, vốn trong nền kinh tế được luân chuyểnnhanh Vốn tín dụng được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp, làm choquá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, chu kỳ sản xuất được rút ngắn lại.Đây là một yếu tố góp phần làm giảm tổn thất khi doanh nghiệp thiếu vốn liên quanđến cơ hội kinh doanh

Giảm chi phí sản xuất, lưu thông của chính doanh nghiệp nhận vốn vay.Nguyên tắc của tín dụng buộc trách nhiệm hoàn trả, thúc đẩy người vay vốn ý thức

sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả hơn

Bản thân chủ thể các quan hệ tín dụng phải tính toán để hoạt động tín dụngđem lại lợi ích cao nhất và an toàn nhất Động lực cạnh tranh trong nền kinh tế thịtrường thúc đẩy họ giảm đến mức thấp nhất chi phí kinh doanh, kể cả chi phí xử lýrủi ro

1.2 Thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng

thương mại

1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

TĐTD là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giámức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trìnhnhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng Khác với lập dự án đầu tư, TĐTD cốgắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứngtrên góc độ của ngân hàng Khi lập dự án, khách hàng mong muốn được vay vốnnên có thể thổi phồng và quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án Do vậy, TĐTDcần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án Tuy nhiên, không phải vì thế

mà TĐTD ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị giảmsút dẫn đến quyết định không cho vay

Trang 16

1.2.2 Mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng

Mục đích của TĐTD là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năngtrả nợ của khách hàng để làm quyết định cho vay TĐTD là một trong những khâurất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng Tầm quan trọng của nó thể hiện ởnhững điểm sau:

- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu

tư mà khách hàng lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn

- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay

- Giúp cán bộ tín dụng là lãnh đạo ngân hàng mạnh dạn quyết định cho vay

và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay: thông tin bấtđối xứng và lựa chọn đối nghịch

1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

TĐTD chỉ là một khâu trong quy trình phê duyệt tín dung nói chung, nhưng

nó là khâu thực sự quan trọng vì nó giúp ngân hàng đánh giá chính xác và trungthực khả năng thu hồi nợ trước khi quyết định cho vay Chi tiết thành một quy trìnhchung gọi là quy trình TĐTD Toàn bộ quy trình được thức hiện theo các bước nhưsau:

 Bước 1: Xem xét hồ sơ tín dụng của khách hàng

 Bước 2: Thu thập và bổ sung thông tin cần thiết

 Bước 3: Thẩm định về khả năng thu hồi nợ vay

 Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng

 Bước 5: Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay

Quy trình TĐTD được minh hoạ bằng sơ đồ sau:

Trang 17

1.2.4 Nội dung công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Mục tiêu của TĐTD là cung cấp thông tin để quyết định cho vay và giảm xácsuất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất của PASXKD hoặc DAĐT vàước lượng hay kiểm soát rủi ro ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ khi cho vay Khảnăng thu hồi nợ vay phụ thuộc vào các yếu tố như: Tư cách pháp nhân của doanhnghiệp, năng lực quản lý và tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của DA/PASXKD, uy tín của doanh nghiệp…

Do đó, để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, TĐTD cần tập trung vào cácnội dung chính sau:

1.2.4.1 Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn

Mục tiêu của thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách phápnhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà kháchhàng phải tuân thủ Việc đánh giá khách hàng tập trung vào làm rõ các vấn đề: tư

Trang 18

cách pháp nhân và địa vị pháp lý (hồ sơ pháp lý); cách thức, khả năng, kinh nghiệm

tổ chức quản lý điều hành, uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chínhkhác: quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng…

a Thẩm định điều kiện vay vốn : xem xét kỹ xem khách hàng có thoả mãncác điều kiện vay vốn hay không Trong đó quan trọng nhất là thẩm định mục đích

sử dụng vốn vay, thẩm định khả năng tài chính bảo đảm nợ vay và thẩm định tínhchất khả thi của DA/PASXKD

b Thẩm định hồ sơ vay: xem xét tính trung thực, hợp lý và mức độ tin cậycủa những tài liệu, thông tin mà doanh nghiệp cung cấp khi làm hồ sơ vay vốn

1.2.4.2 Thẩm định năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp

Thẩm định năng lực quản trị doanh nghiệp đi vay là một khâu không kémphần quan trọng trong công tác TĐTD Các ngân hàng thường đánh giá năng lựcquản trị điều hành của doanh nghiệp thông qua các tiêu chí như: hiện trạng và triểnvọng kinh doanh của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự; quản trị chiếnlược và tầm nhìn xa trong tương lai; trình độ điều hành của ban doanh nghiệp

a) Phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh trong tương lai:

Phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánhgiá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và xu hướng,triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai Bao gồm phân tích tìnhhình sản xuất, tình hình tiêu thụ và uy tín sản phẩm

b) Cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự và cần chú ý đánh giá chiều sâu quản lýthể hiện ở việc phân cấp uỷ quyền và đào tạo đội ngũ quản lý kế cận

c) Quản trị chiến lược, tầm nhìn trong tương lai: việc lựa chọn chiến lượcphát triển có phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với nguồn lực, văn hoádoanh nghiệp hay không

d) Trình độ của ban điều hành doanh nghiệp: trình độ chuyên môn, kinhnghiệm công tác trước đây và hiện tại, và quan trọng nhất là sự chính trực

1.2.4.3 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp

Trang 19

Do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, bản thân khách hàng cũngkhông thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình Do vậy thẩm địnhkhả năng tài chính của doanh nghiệp là điều cần thiết Để làm điều này, khi làm thủtục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của các kỳgần nhất Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp cần tập trung vào các nộidung sau đây:

a) Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính (BCTC) mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là

do bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiệp soạn thảo Vì vậy mức độ tin cậy củacác BCTC này là chưa đảm bảo Do đó, ngân hàng cần phải thẩm định mức độ tincậy của các báo cáo này để có những đánh giá, kết luận khách quan về tình hình tàichính của doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp các BCTC này chưa được kiểmtoán Muốn vậy, cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ lưỡng BCTC và bản thuyếtminh BCTC, vận dụng những kiến thức chuyên ngành kế toán, kiểm toán để pháthiện những điểm còn nghi vấn

b) Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu của việc phân tích BCTC là để thẩm định tình hình tài chính củadoanh nghiệp Do đó không nhất thiết phải tiến hành tất cả các kỹ thuật phân tíchnhư thường thấy trong phân tích báo cáo tài chính mà chỉ cần sử dụng kỹ thuật phântích tỷ số tài chính để đánh giá, thẩm định lại xem tình hình tài chính doanh nghiệp

có thực sự lành mạnh hay không

Các tỷ số tài chính thường được sử dụng bao gồm: tỷ số đánh giá khả năngthanh khoản, tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản, tỷ số đánh giá khả năngtrả nợ và lãi, tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi

Trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, có thể kết hợp phân tíchkhái quát tình hình tài chính và phân tích hệ số

Phân tích khái quát tình hình tài chính thực hiện thông qua việc phân tíchkhái quát tình hình tài sản và nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh; phân tích diễnbiến nguồn vốn và sử dụng vốn; phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn lưu

Trang 20

động ròng Việc phân tích này có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính, sự hợp

lý trong việc tạo ra các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn

Phân tích các hệ số tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanhnghệp thông qua việc xem xét mối liên hệ giữa các chỉ số và ý nghĩa của chúng

c) Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp:

Bước tiếp theo sau khi tính toán và phân tích là đánh giá tình hình tài chínhdoanh nghiệp Muốn vậy, các cán bộ TĐTD thường so sánh các tỷ số tài chính nàytheo thời gian để thấy được mức độ biến động của từng chỉ tiêu; so sánh với các chỉ

số của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc với các tiêu chuẩn của ngành,đặc biệt xem xét trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, có như vậy mới kết luận mộtcách đầy đủ, chính xác và toàn diện

1.2.4.4 Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn

Mục đích của việc thẩm định tính khả thi của PASXKD là để ngân hàngđánh giá khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng và từ đó có kế hoạch giải ngân

và thu hồi nợ gốc và lãi cho phù hợp Nội dung thẩm định bao gồm:

Thứ nhất, đánh giá sơ bộ PASXKD/DAĐT về: tính hợp pháp của mục đích

sử dụng vốn, cơ cấu sản phẩm/dịch vụ, nhu cầu vốn, nguồn vốn sử dụng, thời gianthực hiện

Thứ hai, đánh giá thị trường tiêu thụ nhằm xem xét tính khả thi của phương

án tiêu thụ sản phẩm, qua đó đưa ra các dự tính về doanh số bán hàng Để phân tíchtốt tình hình thị trường đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có những hiểu biết nhất định

về nhu cầu thị trường, giá cả và thị phần của khách hàng mình đang xem xét cấp tíndụng Bên cạnh đó, cần thẩm định dự báo các khoản chi phí, thẩm định kết quả kinhdoanh của DAĐT để có những ý kiến đánh giá hiệu quả tài chính một cách kháchquan, chính xác, trung thực

Cuối cùng, phân tích rủi ro của dự án:

Phân tích các loại rủi ro thể phát sinh trong từng dự án sản xuất, kinh doanhcủa khách hàng vay vốn Đối với một dự án có thể phát sinh những rủi ro khácnhau: rủi ro thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước, rủi ro phát sinh từ khách

Trang 21

hàng, rủi ro thị trường: giá cả, tiền tệ, lãi suất, cung cầu hàng hoá, dịch vụ … Phântích rủi ro để chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, dự liệu trướcnhững phương án đối phó nhằm làm giảm thiệt hại do rủi ro gây ra.

1.2.4.5 Thẩm định biện pháp bảo đảm tín dụng:

Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi

ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàngvay Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay là đi thẩm định tính hợp pháp, đầy đủ củatài sản bảo đảm tiền vay; chất lượng và khả năng chuyển đổi thành tiền; xác địnhgiá trị tài sản bảo đảm; khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của ngân hàng vềtài sản đảm bảo tiền vay

Đứng trên quan điểm của ngân hàng thì có thể hiểu chất lượng TĐTD nhưsau: “Chất lượng TĐTD là mức độ tin cậy của các kết quả thẩm định của PASXKDtrên cơ sở các nguồn thông tin cung cấp tin cậy, các giả định có căn cứ thuyết phụccùng với việc áp dụng các phương pháp thẩm định, quy trình thẩm định, nội dungthẩm định phù hợp trong điều kiện thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất” Chấtlượng thẩm định còn là sự phù hợp giữa các kết quả tính toán khi thẩm định với cáckết quả thực tế đạt được sau khi triển khai PASXKD Chính các yếu tố này sẽ tạonên một kết quả thẩm định có tính khoa học và thực tiễn khiến cho dù đứng dưới

Trang 22

góc độ khác nhau nhưng cán bộ thẩm định đều có được những kết luận tương tựnhau về mặt hiệu quả PASXKD.

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

a Tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều quan tâm đếnviệc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Để thực hiện quản lý chất lượng theotiêu chuẩn này, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng các quy trình riêng cho lĩnh vựchoạt động của mình Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, bên cạnh việc tuân thủquy trình TĐTD chung do NHNN đặt ra, các ngân hàng còn xây dựng các quy địnhriêng về thẩm định Nếu ngân hàng xây dựng được một quy trình thẩm định thốngnhất, trong đó quy định cụ thể và rõ ràng về nội dung công việc thì sẽ phân định rõtrách nhiệm, quyền hạn giữa các cá nhân, bộ phận tham gia vào quy trình, đồng thời

có căn cứ để kiểm tra và đánh giá chất lượng của từng khâu trong quá trình thẩmđịnh Và quan trọng hơn, khi đã ban hành quy trình thống nhất, cán bộ thẩm định sẽ

có căn cứ quan trọng để xác định được nội dung, yêu cầu, mục tiêu; do đó sẽ tiếtkiệm được thời gian và chi phí thẩm định Chỉ tiêu này có thể đánh giá bằng việc trảlời các câu hỏi:

 Ngân hàng có hay chưa quy trình TĐTD?

 Quy trình thẩm định có quy định cụ thể, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệmcủa cán bộ thẩm định không?

 Có sự phân định rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận tham giaquá trình TĐTD hay không?

b Sự tuân thủ nội dung và quy trình thẩm định của cán bộ thẩm định

Việc xây dựng một quy trình TĐTD khoa học, phù hợp là quan trọng, nhưng

nó chỉ phản ánh đúng chất lượng công tác TĐTD khi các cán bộ thẩm định tuân thủnghiêm túc các nội dung và quy trình thẩm định Một quy trình thẩm định được xây

Trang 23

dựng dù có chuẩn đến đâu nhưng nếu không được cán bộ thẩm định áp dụng thì nó

sẽ trở nên vô nghĩa và không thể phản ánh chất lượng TĐTD Do đó ta cần phảixem xét đồng thời cả 2 loại chỉ tiêu này

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

a Thời gian thẩm định tín dụng

Đối với khách hàng, khi nộp hồ sơ xin vay vốn tại ngân hàng, bên cạnh mongmuốn được chấp nhận tài trợ cho phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bao giờ

họ cũng mong muốn có được câu trả lời của ngân hàng một cách sớm nhất, cho dù

đó là sự chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng Bởi thời gian cũng là một yếu tố quantrọng quyết định tới thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh, nó cũng đượcxem như một loại chi phí cơ hội Và trong nhiều trường hợp, chi phí này rất lớn đốivới cả hai bên: về phía doanh nghiệp, khi thời gian thẩm định kéo dài sẽ phát sinhthêm chi phí do thực hiện chậm phương án, kế hoạch sản xuất hay mất đi cơ hội tìmđược nguồn tài trợ khác; với ngân hàng thì sẽ mất đi cơ hội cho vay, mất đi kháchhàng và làm giảm uy tín ngân hàng

Cụ thể hơn, thời gian thẩm định quá dài cũng có thể dẫn đến dù phương án

có được đánh giá là có hiệu quả và được tiến hành cấp vốn thì cũng không đạt đượchiệu quả dự tính ban đầu hay chất lượng TĐTD thấp them vào đó, với sự phát triểnnhanh chóng về số lượng các NHTM, trong một khu vực địa bàn hoạt động thường

có nhiều NHTM tham gia cạnh tranh nên ngoài việc tư vấn thì thời gian thẩm địnhcũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng tài trợ vốn

Đối với hoạt động TĐTD, thông thường mỗi NHTM cũng đều có quy địnhriêng về yêu cầu thời gian cụ thể cho hoạt động này theo nguyên tắc thời gian thẩmđịnh là ngắn nhất nhưng phải đảm bảo đủ để thẩm định một cách kỹ lưỡng và đầy

đủ các nội dung thẩm định Vì vậy, đối với chỉ tiêu này ta có thể so sánh, thamchiếu giữa thời gian thẩm định thực tế với quy định của NHTM đó

b Chi phí thẩm định tín dụng

Như đã nói ở phần trên, TĐTD là nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy vàrủi ro của một phương án hoặc kế hoạch kinh doanh mà khách hàng đã xuất trình;

Trang 24

do đó, chi phí thẩm định chính là khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có đượcnguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ công tác thẩm định Chi phí thẩm định khôngphải là một con số cố định đối với mọi PA/KHSXKD mà phụ thuộc vào tính chấtphức tạp của từng phương án cũng như sự sẵn có của nguồn thông tin Chi phí thẩmđịnh cao có thể cho thấy công tác thẩm định được thực hiện rất kỹ lưỡng ,do đó chấtlượng TĐTD là tốt, nhưng cũng có thể do sự lãng phí trong các khâu Vì vậy, chiphí TĐTD hợp lý xét trong điều kiện cụ thể của khoản vay là mục tiêu các ngânhàng luôn hướng tới

c Chất lượng tín dụng và hiệu quả của việc thực hiện thẩm định tín dụng

Đây là một trong những chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất chất lượng TĐTD bởi

nó là sự kiểm nghiệm trên thực tế của PA/KHSXKD và sử dụng vốn nó được cụthể hoá bằng chỉ tiêu dư nợ quá hạn:

Thông qua các khoản nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn có thể đánh giá đượcmức độ an toàn của các khoản vay Theo đó, nếu thu nhập từ hoạt động tín dụng vàchỉ tiêu dư nợ quá hạn cao và tăng lên thì chất lượng TĐTD chưa tốt và ngược lại,nếu thu nhập từ hoạt động tín dụng ngắn hạn tăng lên còn chỉ tiêu trên có xu hướnggiảm dần nghĩa là chất lượng TĐTD của ngân hàng được nâng lên Chỉ tiêu trênđược áp dụng trong trường hợp ngân hàng chấp thuận tài trợ vốn cho khách hàng.Trong trường hợp ngân hàng từ chối tài trợ cho khách hàng, chất lượng TĐTD cóthể xác định qua tỷ trọng các PA/KHSXKD ngân hàng đã từ chối cho vay nhưngdoanh nghiệp vẫn triển khai hoạt động và phát huy hiệu quả; nếu tỷ trọng này cao

và có xu hướng tăng lên có nghĩa là chất lượng TĐTD của ngân hàng chưa tốt, dẫntới bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt

Trang 25

1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với

khách hàng doanh nghiệp

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTD, mỗi nhân tố có sự tácđộng khác nhau theo những chiều hướng khác nhau Nhìn chung có thể chia nhữngnhân tố này thành 2 nhóm chính: nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố kháchquan

1.3.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Yếu tố thuộc về Ngân hàng

 Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định

Cán bộ thẩm định là những người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, thu thập và khaithác thông tin khách hàng để phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính, đánh giá vàđưa ra kết luận phê duyệt tín dụng Công việc này không những đòi hỏi cán bộTĐTD phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kinh ngiệm, những hiểubiết thị trường và hiểu biết ở các lĩnh vực liên quan Mặt khác, các kết luận của cán

bộ TĐTD dựa trên sự đánh giá chủ quan của họ, vì vậy đòi hỏi ngoài kiến thức,kinh nghiệm còn phải có đạo đức nghề nghiệp Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quytrình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi pham đạo đức nghề nghiệp…sẽdẫn đến các quyết định sai lầm không những gây tổn thất cho Ngân hàng mà cònảnh hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội của quốc gia

 Quy trình và phương pháp thẩm định

Quy trình và phương pháp thẩm định phải khoa học Hiện nay các Ngânhàng không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệtiên tiến nhất giúp cho CBTD đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanhchóng và hiệu quả Không những tiết kiệm về thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảoviệc ra quyết định đúng đắn Nếu quy trình và phương pháp TĐTD không khoa học,thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí vàthậm chí có thể làm mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tình trạng Ngânhàng đầu tư vào một dự án không thích đáng

Trang 26

 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định.Với các trang thiết bị, các phần mềm phân tích chuyên dụng cho thẩm định, quátrình thẩm định sẽ được rút ngắn về thời gian và công sức, đồng thời tăng độngchính xác trong phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính

 Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát TĐTD doanh nghiệp: Thẩm địnhđòi hỏi phải chính xác nên công tác tổ chức, kiểm soát phải nghiêm ngặt để kịp thờiphát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời, xác đáng Trong điều kiệnkhoa học công nghệ phát triển, thông tin đã trở thành một nhân tố quan trọng tácđộng đên sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào nắmbắt được thông tin, khai thác và xử lý thông tin nhanh nhạy thì doanh nghiệp đó hầunhư nắm chắc phần thắng Trong lĩnh vực ngân hàng, với sự cạnh tranh ngày cànggay gắt giữa các ngân hàng, thông tin là yếu tố nguyên liệu đầu vào của quá trìnhTĐTD, nếu cán bộ thẩm định nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời sẽcàng làm tăng sự chính xác trong phân tích, dự báo, tăng chất lượng TĐTD

 Trình độ tổ chức quản lý công tác TĐTD TĐTD là tập hợp nhiều hoạtđộng có liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy, nó cần được tổ chức và quản lý theoquy trình thống nhất, hợp lý Có như thế mới làm giảm được thời gian và chi phíthẩm định, nâng cao chất lượng TĐTD

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan

Doanh nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu đối với hầu hết các NHTM, nhucầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài Vì vậy mà những thông tin điều tra, xácminh về hồ sơ khách hàng không đầy đủ và chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới chấtlượng của công tác TĐTD và quyết định cho vay của Ngân hàng Để tạo mối quan

hệ tốt đẹp và lâu dài với Ngân hàng cũng như giúp cho công tác thẩm định đượcdiễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạch hoạt động, khách hàng nên cung cấp đầy đủcác yêu cầu theo quy định của Ngân hàng

 Các yếu tố khác:

Trang 27

 Môi trường pháp lý: bao gồm hệ thống pháp luật, cơ chế chínhsách

Đây là hành lang pháp lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động chocác chủ thể trong nền kinh tế Nếu cơ chế chính sách hợp lý, đồng bộ và có tính hiệulực cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế Công tác thẩm địnhcũng không nằm ngoài thông lệ đó, công tác TĐTD chịu sự điều khiển và chi phốicủa các văn bản pháp lụât do các cơ quan có thẩm quyền ban hành Hệ thống cácvăn bản luật và dưới luật trong việc quy định TĐTD và cho vay của NHTM đượcquy định chặt chẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay,đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng và Ngân hàng, thúc đẩy nềnkinh tế phát triển

 Môi trường kinh tế:

Mục đích của khâu phân tích kinh tế là đánh giá PASXKD/ DADT từ quanđiểm của toàn bộ nền kinh tế nhằm xác định xem thực hiện phương án, dự án cóảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế cũng như xem xét và phân tích tình hìnhkinh tế của đất nước, khu vực và thế giới có tác động như thế nào tới quá trình hoạtđộng, sản xuất kinh doanh và tiến độ thực thi của phương án, dự án từ đó tác độngtới khả năng trả nợ của doanh nghiệp

 Môi trường chính trị và chính sách của Nhà nước:

Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sách củaNhà nước Bởi vậy trong suốt quá trình hoạt động tài trợ đều bám theo những chủtrương và hướng dẫn của Nhà nước Do đó nó cũng ảnh hưởng tới kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp và công tác TĐTD của ngân hàng

Trang 28

Tên gọi : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Maritime Commercial Stock Bank Tên viết tắt ; MARITIMEBANK hoặc MSB

Hội sở chính : MaritimeBank Tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (84.4) 3771 8989 – Fax: (84.4) 3771 8989

Website : www.msb.com

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MaritimeBank) chính thức thành lậptheo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam Ngày 12/07/1991, MaritimeBank chính thức khai trương và đi vàohoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàngThương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực Khi đó, nhữngcuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và MaritimeBank

đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam

Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sánglập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, CụcHàng không Dân dụng Việt Nam…

Ban đầu, MaritimeBank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vàichi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM Cóthể nói, sự ra đời của MaritimeBank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX

Trang 29

đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách,cam go nhất của MaritimeBank Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnhcủa mình, MaritimeBank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từnăm 2005 Đến nay, MaritimeBank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phầnphát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng Vốn điều lệ củaMaritimeBank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ Mạng lướihoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đãlên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc

Hiện nay, MaritimeBank đã là thành viên của các tổ chức sau:

- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

- Hiệp hội Ngân hàng Đông Nam Á

- Hiệp hội Ngân hàng Châu Á

- Tổ chức Thanh toán Toàn cầu SWIFT MASTER CARD

- Đại lý Chuyển tiền nhanh Toàn cầu Money Gram

Ngoài ra, MaritimeBank đã được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong

6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệthống thanh toán Đây là Ngân hàng Thương mại cổ phần duy nhất của Việt Namđược World Bank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án trên

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnhthương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng…đến nay, MaritimeBank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ,đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhấtViệt Nam

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của MaritimeBank Đống Đa

Trang 30

MaritimeBank Đống Đa là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam, được thành lập theo quyết định số 56/ HĐQT do hội đồng quản trị Ngânhàng TMCP Hàng Hải cấp ngày 17/8/1991 Chi nhánh được đặt tại số 47AHuỳnhThúc Kháng, Hà Nội.

Trải qua 7 năm hoạt động, từ một chi nhánh chỉ có 13 nhân viên, nay số nhânviên của chi nhánh là 42 người với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp,được đào tạo chính quy về tài chính – ngân hàng, có lòng đam mê nghề nghiệp, hếtlòng vì công việc

Là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong hệ thống Ngânhàng TMCP Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa đã có những bước phát triển vững chắcvới sự phát triển toàn diện cho mọi mặt: Huy động vốn, tăng trưởng đầu tư, nângcao chất lượng tín dụng, cho vay và các hoạt động khác

Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đống Đa là thành viên của hệ thốngtài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên có khả năng đáp ứng đầy

đủ các yêu cầu và dịch vụ Ngân hàng quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện,công nghệ ngân hàng hiện đại nhất Với khẩu hiệu “Tạo lập giá trị bền vững” cáchoạt động của chi nhánh ngân hàng luôn hướng tới khách hàng, luôn nâng cao hiệuquả phục vụ khách hàng, coi sự thành công của khách hàng như sự thành công củamình Trong những năm qua chi nhánh đã góp phần tạo nên hành ảnh thương hiệucủa Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam cả trong và quốc tế Những giải thưởng Ngânhàng Hàng Hải Việt Nam đạt được: “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007” do thờibáo Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn, “Quả cầu vàng 2007”, “Quản lý tiềnmặt và Thanh toán quốc tế tốt nhất” do Ngân hàng HSBC trao tặng, Top 10 của giảithưởng “Thương mại Dịch vụ Việt Nam - Top Trade Services Awards 2009” do BộCông thương tổ chức bình chọn Những giải thưởng này đạt được do có sự đónggóp không nhỏ của các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải Việt Namtrong đó có chi nhánh Đống Đa

2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của chi nhánh

Trang 31

Chi nhánh MaritimeBank Đống Đa có 4 phòng ban hoạt động theo 4 lĩnh vực

cụ thể và các phòng giao dịch trực thuộc địa bàn, đặt dưới sự lãnh đạo của ban giámđốc Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ban giám đốc gồm có Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt

động của chi nhánh và một phó giám đốc phụ trách mảng quỹ, dịch vụ khách hàng,phát triển mạng lưới và tín dụng

Trang 32

Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện các giao dịch với khách hàng, thực hiện

các nghiệp vụ nhận tiền gửi, thanh toán trong nước, trao đổi mua bán ngoại tệ,…với

16 nhân viên trong phòng

Phòng dịch vụ tín dụng có tất cả 9 nhân viên, thực hiện các nghiệp vụ tín

dụng như cho vay khách hàng cá nhân, KHDN, bảo lãnh trong nước và nước ngoài,chiết khấu giấy tờ có giá Ngoài ra, tại chi nhánh MaritimeBank Đống Đa, phòng tíndụng còn thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế như mở L/C, nhờ thu,…

Phòng Tài chính – Kế toán với 5 nhân viên, thực hiện hạch toán các nghiệp

vụ kế toán, hoạch định chính sách tài chính cho chi nhánh…

Cuối cùng là phòng Hành chính – Tổng hợp có 10 nhân viên thực hiện các

phần việc hành chính và dịch vụ khách hàng của chi nhánh

2.1.4 - Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

MaritimeBank Đống Đa được phân vùng hoạt động là địa bàn quận Đống Đa

và các vùng phụ cận Với tư cách là một đơn vị trực thuộc MaritimeBank, hạch toán

kế toán phụ thuộc, có con dấu và cân đối kế toán riêng, chi nhánh Đống Đa đượcphép thực hiện tất cả các hoạt động của một NHTM, với cá đối tượng khách hàngtrong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư theo luậtcác TCTD và theo sự phân cấp của MaritimeBank Cụ thể kết quả một số mặt hoạtđộng của chi nhánh Đống Đa qua các năm như sau:

2.1.4.1 – Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền kinh tếluôn được chi nhánh coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh củamình Vì thế chi nhánh luôn không ngừng áp dụng các sản phẩm huy động vốn đadạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫnngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với côngchúng Trong suốt những năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung vàchi nhánh Đống Đa nói riêng luôn tự hào là ngân hàng có nguồn vốn luôn đáp ứng

đủ nhu cầu phát triển tín dụng của mình

Trang 33

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, nguồn vốnhuy động từ khu vực dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh

tế và có xu hướng tăng Từ năm 2010 đến 2012 tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khuvực dân cư lần lượt là 46.6%, 54.7% và 56.1% Điều này cho thấy niềm tin của dânchúng vào ngân hàng ngày càng được nâng lên, ngân hàng đã và đang khẳng địnhđược uy tín và vị thế của mình trên thị trường Huy động từ các tổ chức kinh tế có

xu hướng giảm do ảnh hưởng chung của tình hình kinh kế huy động từ các tổ chứctín dụng chủ yếu phục vụ hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Trang 34

Hình 2.1: Tình hình huy động vốn chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2010 - 2012

Hoạt động tín dụng

Cũng như các NHTM khác, mục tiêu hoạt động tín dụng của MaritimeBankluôn là tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được để cho vay, lấy thu bù chi và cólãi Do đó, MaritimeBank đã không ngừng mở rộng quan hệ khách hàng, đẩy mạnhcông tác tín dụng và chất lượng tín dụng MaritimeBank đã đạt được một số thànhquả đáng khích lệ thông qua bảng tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2010 – 2012như sau:

(nguồn: Phòng kế toán NH Hàng Hải chi nhánh Đống Đa)

Năm 2011 và năm 2012 nền kinh tế quốc gia đều phải đối mặt với sự giatăng chóng mặt của lạm phát.Vì vậy chính sách tiền tệ thắt chặt hơn làm quy mô và

cơ cấu của hoạt động tín dụng có nhiều biến động: Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế,chính sách tín dụng khắt khe hơn do phải theo mục tiêu quốc gia, mặt khác chi phí

Trang 35

huy động vốn tăng cao do gặp khó khăn làm ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụnghướng tới mục tiêu an toàn và thanh khoản đồng thời điều chỉnh danh mục cho vaytheo hướng tập trung cho các lĩnh vực có mức ổn định cao như sản xuất, cho vayxuất khẩu, giảm bớt lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát như chứng khoán, bấtđộng sản, tiêu dùng Tổng dư nợ tín dụng tính đến thời điểm 31/12/2012 là 4232.7tr.đ, giảm 4,59% so với cùng kỳ năm 2011 Trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫnchiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh.

Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng là hoạt động gặp nhiều rủi ro nên trongquá trình cấp tín dụng, việc không thu hồi được đồng vốn bỏ ra là điều không thểtránh khỏi Nó có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan xuất phát từ kháchhàng và ngân hàng Cho dù là nguyên nhân nào thì nó đều ảnh hưởng đến hoạt độngchung của ngân hàng Điều này được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng theo quy mô của tổng dư nợ Tỷ lệ

nợ xấu các năm lần lượt là 1.5%, 1.1% và 1.7% Tỷ lệ nợ xấu các năm đều dưới 2%

và được duy trì tương đối ổn định chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu

Trang 36

nợ và quản trị tín dụng Riêng năm 2011 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1.1% là một thành quảđáng ghi nhận đối với chi nhánh cũng như toàn ngân hàng.

Hoạt động dịch vụ khác

Ngoài các hoạt động truyền thống trên, MaritimeBank còn triển khai nhiềusản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, đầu tưchứng khoán và công cụ phái sinh, kinh doanh ngoại hối, thanh toán trong nước,thanh toán quốc tế… các hoạt động dịch vụ được triển khai mạnh mẽ và đóng gópvới tỷ trọng lớn vào lợi nhuận của chi nhánh Tuy nhiên cơ cấu dịch vụ tại chinhánh vẫn tập trung chủ yếu vào dịch vụ truyền thống là thanh toán quốc tế và bảolãnh Thu từ hai dịch vụ này chiếm hơn 60% tổng thu dịch vụ của chi nhánh

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh MaritimeBank chi nhánh Đống Đa

2.2 Thực trạng hoạt động TĐTD đối với KHDN tại MaritimeBank Đống Đa

2.2.1 Hoạt động tín dụng KHDN tại chi nhánh

Cùng với toàn ngân hàng, ban lãnh đạo chi nhánh luôn nỗ lực thực hiện cácbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của chi nhánhtrong toàn ngân hàng và trên thị trường tài chính Đối với KHDN, MaritimeBanktập trung vào cung cấp các sản phẩm dịch vụ chính như: dịch vụ tài khoản thanh

Trang 37

toán, dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn, cho vay doanh nghiệp (ngắn hạn, trung hạn, dàihạn); các sản phẩm thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu,…); các sản phẩm tài trợthương mại…

Với các sản phẩm chính trên, MaritimeBank Đống Đa đã cung cấp tín dụngcho cả khách hàng cá nhân và KHDN, trong đó chủ yếu là KHDN vừa và nhỏ

2.2.1.1 Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh trong những năm gần đây

Cùng với sự phát triển của MaritimeBank, số lượng khách hàng của chinhánh Đống Đa không ngừng tăng lên

(nguồn: báo cáo tài chính MaritimeBank Đống Đa)

Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế vượtbậc mà sự xuất hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã, đang và sẽ là động lựcchính trong đà tăng trưởng đó Nhận thức được điều này, chiến lược kinh doanhcủa MaritimeBank tập trung vào phân khúc KHDN vừa và nhỏ sẽ mang lại những

cơ hội hấp dẫn cho ngân hàng

KHDN vừa và nhỏ được coi là khách hàng lõi của ngân hàng doanh nghiệpMaritimeBank và MaritimeBank Đống Đa cũng không phải ngoại lệ Khách hàngcủa chi nhánh là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, thuỷhải sản, phân bón hoá chất, dược phẩm, thuốc, thiết bị y tế, cao su, nhựa, lương thựcthực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thương mại xăng dầu, gas khí đốt và công nghiệpnhẹ, hàng tiêu dùng…

Trang 38

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp nhạy bén, năng động

dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường Được tạo lập đơn giản, dễ dàng, hoạtđộng có hiệu quả với chi phí cố định thấp nhưng có thể đảm bảo đồng vốn an toànhơn

2.2.1.2 Tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh

Bên cạnh công tác huy động vốn, chi nhánh luôn chú trọng đến hoạt động sử

dụng vốn và chất lượng tín dụng Trong 6 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động,MaritimeBank Đống Đa luôn đặt mục tiêu mở rộng khách hàng, nâng cao thị phầncho vay Từ năm 2010 – 2012 tổng dư nợ cho vay các năm có xu hướng tăng lên(lần lượt là 4048.2 tỷ đồng, 4436.3 tỷ đồng, 4232.7 tỷ đồng) trong đó dư nợ cho vayđối với KHDN luôn chiếm khoảng 90% tổng dư nợ của chi nhánh

-2.2.1.3.Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Tổng dư nợ cho vay đối với KHDN của chiếm phần lớn dư nợ cho vay củachi nhánh và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 Dư nợ cho vay đối vớiKHDN trong các năm lần lượt là 3602.9 tỷ đồng năm 2010, 4037 tỷ đồng năm 2011

và 3809.4 tỷ đồng năm 2012 Năm 2012, do ảnh hưởng của sự thay đổi chính sáchcho vay và tình hình kinh tế, dư nợ cho vay đối với KHDN giảm.Tuy nhiên, so vớinăm 2010, quy mô tín dụng KHDN vẫn tăng trưởng 5.7% Dưới đây là tình hình dư

nợ theo phân loại tín dụng đối với KHDN tại chi nhánh Đống Đa

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay

Ngày đăng: 14/03/2016, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính 2008 PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm TS. Bạch Đức Hiển Khác
5. Giáo trình Ngiệp vụ Ngân hàng thương mại – NXB Tài chính 2008 PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi Khác
6. Quy trình phê duyệt tín dụng, quy trình TĐTD, quy trình thẩm định TSBĐ, hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng TMCP Hàng Hải 7. Tạp chí Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ Khác
8. Các Website: msb.com.vn, cic.org.vn, sbv.gov.vn… Khác
9. Các BCTC của MaritimeBank Đống Đa các năm 2010, 2011, 2012 10. Hồ sơ vay vốn của Công ty CPĐT & CN Thanh Long Khác
11. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải 12. Báo cáo thường niên của MaritimeBank Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w