Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm: Học sinh Lớp 6A - đầu cấp THCS... NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIVới nhiều năm được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 đạt kế
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Cơ sở lý luận
Văn học là một môn nghệ thuật giàu tính hình tượng, tính biểu cảm Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống con người, đồng thời có tác dụng phục vụ cuộc sống con người Ở mỗi tác phẩm, người đọc có thể tiếp thu cái hay cái đẹp để vận dụng vào cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn Văn học giúp con người biết yêu, biết ghét, buồn, vui, biết nghĩ, biết vươn tới ước mơ, hy vọng, biết rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, biết căm giận cái tàn ác, bất công, biết đấu tranh vì công bằng và lẽ phải…nói tóm lại, muốn hiểu được một tác phẩm văn học cần phải biết cảm thụ
Việc hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt một tác phẩm văn học là một trách nhiệm nặng nề đối với người giáo viên dạy văn Công việc đó đòi hỏi công phu, phức tạp thì học sinh có thể cảm thụ từ nhiều hướng được Ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cách gieo vần, nghệ thuật tạo tình huống, nghệ thuật xây dựng hình tượng, biện pháp tu từ
Người giáo viên muốn hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt phải khai thác tất cả các khía cạnh của tác phẩm văn học để học sinh nắm bắt một cách hài hòa, chu đáo tác phẩm Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải nâng cao kiến thức cho học sinh, chúng ta không chỉ hiểu nội dung văn bản mà cần cho học sinh theo một hướng cảm thụ chính là khai thác biện pháp tu từ Chính các biện pháp tu từ là cơ sở để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của tác phẩm
Cơ sở thực tiễn
Văn học là nhân học Học văn là học để làm người có hiểu biết, có tri thức là biết cách đối nhân xử thế làm cho xã hội có giá trị chuẩn mực đạo đức Tức là để có một tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho tâm hồn ngày càng tràn đầy tình cảm thì ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được cảm thụ văn học qua những tác phẩm giàu tính nhân văn Những biện pháp tu từ giúp cho các em điều đó Muốn vậy, một trong những phương pháp của thầy cô là khai thác các biện pháp tu từ để giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn học một cách tốt nhất Trong chương trình lớp 6, các em được học 4 biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ Từ việc nắm bắt lý thuyết đến vận dụng trong từng bài tập cụ thể học sinh có thể phát hiện và phân tích biện pháp tu từ, từ đó các em vận dụng vào việc cảm thụ tác phẩm văn học Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 6 tôi nhận thấy:
Trang 2Học sinh nắm các biện pháp tu từ chưa chuẩn xác, còn bị nhầm lẫn, việc vận dụng phân tích các biện pháp tu từ trong việc cảm thụ tác phẩm, khả năng cảm thụ văn học còn hạn chế.
Trong quá trình viết văn, các em chưa biết vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ vào bài viết nên bài văn còn khô khan, chưa có hình ảnh sinh động, bài viết chưa có sức lôi cuốn
2 Mục đích nghiên cứu:
Chính vì vậy tôi làm đề tài này với mục đích giúp các em hệ thống hóa kiến thức về các biện pháp tu từ Giúp các em một vài dấu hiệu dễ nhận biết để các em tránh nhầm lẫn các biện pháp tu từ với nhau Từ đó các em dễ dàng cảm thụ tác phẩm văn học
3 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh Lớp 6A - đầu cấp THCS
4 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Học kì II - Năm học 2014-2015
Trang 3NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
Với nhiều năm được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 đạt kết quả cao, tôi rút ra một hướng đi cho bản thân về hướng dẫn học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi giao lưu học sinh giỏi, đó là:
Bồi dưỡng học sinh giỏi theo 2 vòng:
Vòng 1: Học bài nào, ôn luyện ngay bài đó trong chính tuần dạy bài ấy.
Vòng 2: Bồi dưỡng theo từng mảng: Biện pháp tu từ, Cảm nhận, Hướng dẫn viết
bài văn ( Văn tự sự, văn Miêu tả) theo nhiều hướng khác nhau
Ở đây tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ Văn 6
1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Tôi tiến hành khảo sát tình hình của học sinh đầu học kì của năm học như sau:
* Đề bài: Hãy phát hiện và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa,Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
Yêu cầu trả lời:
Viết một đoạn văn với nội dung:
- Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ
+ Biện pháp so sánh: “ mồ hôi” với “ mưa ruộng cày”
+ Biện pháp hoán dụ: “ mồ hôi”
- Tác dụng: Câu ca dao sử dụng hình ảnh hoán dụ “ mồ hôi” kết hợp với biện pháp so sánh để chỉ công việc của người nông dân Ở đây, cái cụ thể là mồ hôi đã được dùng để chỉ cái trừu tượng, chính là công việc lao động vất vả, nặng nhọc của người nông dân để làm ra hạt lúa, hạt gạo Mỗi tấc đất nơi cây lúa trổ bông đều thấm đẫm vị mặn của những giọt mồ hôi giữa trưa hè nóng bức của người lao động
Kết quả khảo sát:
- Học sinh phát hiện được biện pháp tu từ so sánh nhưng chưa phát hiện được biện pháp hoán dụ Rõ ràng học sinh chưa phát hiện được hết biện pháp tu từ trong câu ca dao
- Học sinh còn nhầm lẫn giữa biện pháp hoán dụ và so sánh, bởi hình ảnh “ mồ hôi “ trong câu ca dao vừa là biện pháp so sánh vừa là biện pháp hoán dụ
Có em chưa hình thành được đoạn văn cảm thụ mà trả lời theo kiểu tìm ý
Cụ thể:
Trang 4Lớp Sĩ số Điểm 0-3 Điểm 3,5-4,5 Điểm 5-7,5 Điểm 8-10
2 Những biện pháp thực hiện
Ở lớp 6 các em được học 4 biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ, ngoài ra các em còn được tìm hiểu về cách sử dụng ngôn từ đạt tới độ chuẩn, mà không từ ngữ nào thay thế được ( mà ta quen gọi là từ “ đắt” ), bởi thay thế sẽ làm giảm đi giá trị cuả ngôn từ và giảm đi cảm xúc của tác giả trước hình ảnh đó
Trong quá trình hướng dẫn các em cảm thụ văn học, tôi sẽ vừa cho các em cảm thụ biện pháp tu từ vừa cho các em cảm nhận khả năng sử dụng ngôn từ của nhà văn
Với việc nêu trên, tôi đã tiến hành vận dụng cụ thể cảm thụ biện pháp tu từ và ngôn từ của nhà văn theo lần lượt từng văn bản để đi sâu và mở rộng những biện pháp tu từ đã học từ lớp 6
Tôi lần lượt cho học sinh tìm hiểu và nắm chắc phần lý thuyết của từng biện pháp tu từ sau đó mới áp dụng làm bài tập thực hành Cụ thể như sau:
A Lý thuyết:
? Em hãy trình bày khái niệm biện pháp so sánh?
Yêu cầu học sinh:
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
- Vế A
( nêu tên sự vật,
sự việc được so
sánh )
Từ ngữ chỉ
phương diện so sánh
Từ ngữ chỉ ý so sánh ( từ so sánh )
Vế B ( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc nói ở vế A)Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng từ so sánh
Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
( Lê Anh Xuân )
Hoặc:
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất
( Thép mới)
Trang 5? Em hãy phân loại biện pháp so sánh?
Yêu cầu học sinh:
- Có 2 kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng;
+ So sánh không ngang bằng ( hơn kém )
- Tác dụng: so sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc
? Em hãy trình bày khái niệm biện pháp nhân hóa?
Yêu cầu trả lời:
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
? Xác định các kiểu nhân hóa:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
- Tác dụng: làm cho thế giới của loài vật gần gũi quen thuộc với loài người
Chẳng hạn:
Trâu ơi, ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
( Ca dao- trang 57 SGK Ngữ văn 6, tập 2 )
? Em hãy trình bày khái niệm ẩn dụ?
Yêu cầu học sinh:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
? Trình bày các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Chẳng hạn:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
( Ca dao- trang 70/ SGK ngữ văn 6 tập 2)
Trang 6Hoặc :
Ngoài thềm rơi chiếc lá đaTiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
( Trần Đăng Khoa- trang 70/ SGK ngữ văn 6 tập 2)
- Tác dụng: diễn tả khả năng sử dụng ngôn từ, liên tưởng, tưởng tượng của nhà văn khiến cho các hình ảnh, sự vật hiện lên đẹp đẽ, ý nghĩa hơn, diễn tả sâu sắc tâm hồn của sự vật
? Hoán dụ là gì?
Yêu cầu học sinh:
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vậ
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
- Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
Giống nhau:
- Đều gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- Đều có một vế ẩn, một vế hiện ra
- Đều có tác dụng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Khác nhau:
- Có mối quan hệ ý nghĩa của các sự
vật được chuyển đổi là mối quan hệ
tương đồng ( giống nhau): về hình
thức, phẩm chất, cách thức, chuyển đổi
cảm giác
- Mối quan hệ ý nghĩa của các sự vật được chuyển đổi làm mối quan hệ tương cận ( gần gũi với nhau): lấy dấu hiệu của sự vật, cái cụ thể với cái trừu tượng, vật bị chứa đựng với vật chứa
Trang 7Ví dụ:
Anh đội viên nhìn bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
“ Người Cha” chính là Bác Hồ kính
yêu của dân tộc Việt Nam Bác như
người cha ruột thịt của các chiến sĩ
Người cha ấy có mái tóc bạc, chăm sóc
chân tình, chu đáo cho các anh chiến
B Thực hành:
1 Biện pháp tu từ so sánh:
Bài tập:
Tìm và phân tích biện pháp tu từ:
Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
( Tế Hanh- Trang 43/SGK ngữ văn 6 tập 2)
Yêu cầu trả lời:
- Phát hiện biện pháp tu từ Phân tích làm nổi bật sự vật được so sánh
- Hình thành một đoạn văn cảm thụ hoặc một bài văn
( bằng cách nêu câu hỏi: tìm những câu thơ có nội dung tương tự Điểm giống và khác nhau trong những câu thơ, câu văn có cùng nội dung? Phân tích sơ lược)
- Học sinh trả lời, giáo viên khái quát nâng cao
- Nghệ thuật đoạn: nhân hóa- so sánh- từ gợi tả
Bước 2: phân tích làm 2 ý nhỏ.
Ý 1: 2 câu đầu
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Trang 8Nước gương trong soi tóc những hàng treTiêu đề ý 1: nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.
-“ Điểm sáng nghệ thuật’’ cần khai thác
+ Từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc”
+ Động từ “ có”
+ Ẩn dụ “ nước gương trong”
+ Nhân hóa “ soi tóc những hàng tre”
Ý 2: 2 câu cuối đoạn
Tiêu đề ý 2: tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương
-“ Điểm sáng nghệ thuật’’ cần khai thác:
+ So sánh khẳng định: “ tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
+ Hình ảnh “ buổi trưa hè” nóng bỏng
+ Động từ ( rất gợi hình)
+ Từ láy “ lấp loáng” ( gợi hình)
Bước 3: dàn ý đoạn
Ý 1: nhà thơ giới thiệu con sông quê ( phân tích câu 1 câu 2)
- Động từ “ có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào
- Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát cảnh sông trong ấn tượng ban đầu Xanh biếc là xanh đậm, đẹp hơi ánh lên dưới mặt trời ( do có vần
“ iếc” ở “ biết” )
- Mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ ( ẩn dụ ); những hàng tre hai bên bờ như những cô gái đang nghiêng mình soi tóc trên mặt nước sông trong như gương ( nhân hóa )
- Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương xinh đẹp, dịu dàng, thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông
Ý 2: tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương (câu 3 và câu 4)
- “ Tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng ) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể), làm rõ nét tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương
- “ Buổi trưa hè” nhiệt độ cao, nóng bỏng đã cụ thể hóa tình cảm của nhà thơ Từ
“ là” đã khẳng định “ tâm hồn tôi” và “ buổi trưa hè” có sự hòa nhập thành một
- Động từ “ tỏa” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan tỏa khắp sông, bao trọn dòng sông
- Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy mà con sông quê hương đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông “ lấp loáng” Từ láy “ lấp loáng” khiến dòng sông lúc sáng, lúc tối liên tiếp thay đổi như dát bạc, như trong cổ tích
Bước 4: Viết thành đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh.
Trang 9Trong 4 câu thơ mở đầu bài thơ Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế
Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê Ngay từ 2 câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu “ xanh biết” Tính từ gợi tả “ xanh biết” giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần “ iếc” trong “ biếc” gợi ánh sáng Động từ “ có” vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông và hai bên bờ
“ nước gương trong, soi tóc những hàng tre” Với sự kết hợp khéo léo nghệ thuật nhân hóa những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với mặt soi là một tấm gương khổng lồ ( nghệ thuật ẩn dụ) Con sông quê hiện lên mới sinh đẹp, hiền hòa gần gũi biết bao! Trước một dòng sông quê hương như thế, làm sao mà không yêu, không nhớ được! Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng nghệ thuật so sánh khẳng định “ tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” Tâm hồn tôi là một khái niệm cụ thể Mà buổi trưa hè thì độ nóng cao như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy Chính lúc tác giả dùng động từ “ tỏa” lan rộng khắp kết hợp với từ láy “ lấp loáng” ( dòng sông chỗ sáng lên, chỗ tối
đi, thay đổi liên tục) đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê đẹp rực rỡ lên biết bao nhiêu
* Một số câu thơ, văn chứa biện pháp so sánh trong các văn bản Ngữ văn 6 tập 2
a) Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần như mặc áo gi lê
( Bài học đường đời đầu tiên- Trang 4/ SGK Ngữ văn 6)
b) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càn bủa răng chi chít như mạng nhện…
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen chũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng Thuyền xuối giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như 2 dãy trường thành vô tận Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái dụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này trồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đặp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai
( Sông nước Cà Mau- Trang 19/SGK Ngữ văn 6)
c) Thuyền cố lấn lên Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn xào giống như một hiếp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ
Trang 10( Vượt thác- Trang 36/SGK Ngữ văn 6 tập 2)
d) Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mông
Bóng bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng
( Đêm nay Bác không ngủ- Trang 63/ SGK Ngữ văn 6)
e) Ca nô đội lệch
Mồm huýt sao vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
( Lượm- Trang 75/SGK Ngữ văn 6)
f) Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên dầy đặn Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông
( Cô Tô- Trang 89/ SGK Ngữ văn 6)
2 Biện pháp tu từ nhân hóa.
Trang 11( Mưa- Trang 79/SGK Ngữ văn 6)
Yêu cầu trả lời:
- Phát hiện biện pháp tu từ Phân tích hình ảnh nhân hóa trong những câu thơ trên
- Hình thành một đoạn văn cảm thụ
- Mở rộng bằng cách nêu câu hỏi: tìm những câu thơ, câu văn có nội dung tương tự
- Học sinh trả lời, giáo viên khái quát nâng cao
Đoạn thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về hiện tượng thiên nhiên trước và trong cơn mưa ở làng quê Bắc Bộ
Những câu thơ trực tiếp miêu tả một loạt hoạt động của các hình ảnh: mối, gà, trời, mía, kiến, cỏ, bụi tre, bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi Cơn mưa làm sống lại hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cỏ trước và trong cơn mưa bằng những hình ảnh độc đáo Trước cơn mưa, phản ứng của các con vật rất khác nhau:
Mối- bay ra- mối trẻ – bay cao- mối già – bay thấp;
Trang 12Gà còn – rối rít tìm nơi – ẩn nấp;
Kiến – hành quân – đầy đường;
Còn cây cỏ cũng có trăm nghìn ngàn vẻ:
Cỏ gà rung tai – nghe;
Bụi tre – tần ngần- gỡ tó;
Hàng bưởi – đu đưa – bế lũ con – đầu tròn – trọc lốc;
Cây dừa – sải tay – bơi;
Ngọn mùng tơi – nhảy múa
Cách miêu tả cảnh vật trong cơn mưa cũng trở lên sống động, các hoạt động là của con người nay gắn cho con vật bằng các động từ, tính từ ( hành quân, rung tai, nghe, đu đưa, rối rít, trọc lốc)
Đoạn văn:
Biện pháp nhân hóa được sử dụng triệt để và rất chính xác khiến cho các
con vật, cây cỏ cũng hoạt động như người “ ông trời – mặc áo giáp đen – ra
trận” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như cái áo giáp của một
dũng tướng khi xông trận; còn “ muôn nghìn cây mía” lá nhọn, sắc quay cuồng
trong gió được nhà thơ thiếu nhi hình dung như những lưỡi gươm trong tay hàng
ngàn chiến binh đang vươn lên “ kiến – hành quân – đầy đường” trong cơn mưa như đội quân hùng dũng trong chiến trận Càng sinh động hơn khi “ cỏ gà rung
tai – nghe” như một hoạt động tự nhiên, vô tư của con người trước một sự việc
vui nhộn, tiếu lâm…những hình ảnh được nhân hóa đó cho thấy khả năng quan sát tinh tế của thần đồng thơ Các loài vật, cây cỏ, sự vật được nói đến đều đúng nhưng hết sức ngộ nghĩnh, chứng tỏ sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng của nhà thơ là vô cùng mạnh mẽ Đây là nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật miêu tả khiến cho bức tranh thiên nhiên trong mưa sống động, người đọc có thể cảm nhận ngay và vô cùng thích thú
* Những câu thơ câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa có trong chương trình Ngữ văn 6.
a) Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
( Trần Đăng Khoa- Trang 56 SGK Ngữ văn 6)
b) Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
( Ca dao- Trang 56 SGK Ngữ văn 6)
c) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù Tre xung phong vào
xe tăng, đại bác Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
Trang 13( Thép mới- trang 57/ SGK ngữ văn 6 tập 2)
d) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngầm lặng nhìn xuống nước…nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống, quay đầu chạy về lại hòa phước
( Võ Quảng- trang 59/ SGK ngữ văn 6 tập 2)
e) Nước đầy và nước mới và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mòi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào
( Tô Hoài- trang 59/ SGK ngữ văn 6 tập 2)
3 Biện pháp tu từ ẩn dụ
Bài tập:
? Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
( Mưa- Trần Đăng Khoa/ trang 80 / SGK ngữ văn 6 tập 2)
Yêu cầu trả lời:
- Phát hiện biện pháp tu từ Phân tích hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ ản dụ
- Hình thành một đoạn văn cảm thụ
- Mở rộng bằng cách nêu câu hỏi: tìm những câu thơ văn có sử dụng biện pháp
tu từ ẩn dụ
- Học sinh trả lời, giáo viên khái quát nâng cao
Đây là bốn câu thơ cuối bài Mưa của Trần Đăng Khoa sách ngữ văn 6 tập
2 Với cách dùng hình ảnh ẩn dụ, khoa trương, con người trở thành tâm cảnh của bức tranh mưa:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Con người mà nhà thơ Trần Đăng Khoa nói ở đây là bố em Đây là một hình ảnh đẹp, xuất hiện sau nhưng tạo nên nét độc đáo bất ngờ Hình ảnh người
bố “ đi cày về” là hình ảnh quen thuộc của thôn quê, nhất là với tác giả, nhưng đi