1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp của giáo viên để làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bổ sung vào đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí của trường

24 387 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Mặt khác,kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giánăng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗihọc sinh giỏi không chỉ là n

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đảng ta xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quanträng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉđạo dạy và học trong các nhà trường Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ:

“Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhàtrường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụphát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi” Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi

và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viêntrong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất luợng giáodục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấphọc cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều 1 – Quy chế thi chọnhọc sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ- BGD&ĐT ngày01/11/1997) Như vây, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết vàcấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết đất nước đang cần những con người tài năngđón đầu tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để phátminh ra những sáng kiến đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đấtnước hiện nay Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THPT là phát huy hết khả năngphát triển “tiềm tàng” của học sinh, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp họctiếp theo, thực hiện chiến lược “bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” Mặt khác,kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giánăng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗihọc sinh giỏi không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn làniệm tự hào của cả cộng đồng Tuy nhiên thực tế nhiều năm trước đây, việcbồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn ĐỊA LÝ nói riêng ở trườngTHPT Quảng Xương I chưa đạt được kết quả như mong muốn

Trang 2

Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trongcông tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ĐỊA LÝ ở trường THPT”.

2 Mục đích của đề tài

Thông qua việc với các đồng nghiệp đồng môn nhằm nâng cao hiệu

quả giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn ĐỊA LÝ ở trường THPT hiện

nay nghiên cứu đề tài với mong muốn góp một tiếng nói giúp học sinh, phụ

huynh thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nóichung và học sinh giỏi môn ĐỊA LÝ nói riêng Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm

Trang 3

II NỘI DUNG

1 Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ĐỊA LÝ THPT hiện nay

1.1 Thực trạng

Trong trường THPT, ĐỊA LÝ là một trong những môn học trang bị chohọc sinh thế giới quan nhân sinh quan khoa học, bồi dưỡng phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống nhân cách cho học sinh, hình thành ở thế hệ trẻ hệ thốnggiá trị chuẩn mực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội

Tuy nhiên, hiện nay công tác thành lập và bồi dưỡng đội tuyển họcsinh giỏi môn ĐỊA LÝ có nhiều khó khăn Bởi vì lâu nay trong quan niệm củakhông ít phụ huynh và học sinh thì môn ĐỊA LÝ vẫn bị coi là “môn phụ”, nênhầu như học sinh không có sự đầu tư cho môn học này

Thực tế trên đã không những làm giảm lòng nhiệt tình, tâm huyết và sựđam mê của giáo viên dạy ĐỊA LÝ nói chung và giáo viên bồi dưỡng độituyển nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự tự tin của một số rất

ít học sinh sẽ tham gia đội tuyển Cách đây nhiều năm, cũng giốngnhư đa số các trường THPT trong toàn tỉnh, mặc dù Ban giám hiệu trườngTHPT Quảng Xương I rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội tuyển họcsinh giỏi, nhưng kết quả của môn ĐỊA LÝ hàng năm không cao, có nămkhông có giải Thông thường bước vào năm học lớp 12, cuối học kỳ I mớichính thức thành lập đội tuyển môn ĐỊA LÝ Vì thế giáo viên phụ trách trựctiếp lên kế hoạch phụ đạo cho các em một số buổi để đi thi Từ thực tế trên,Ban giám hiệu đã thay đổi cách chỉ đạo, không để cho việc bồi dưỡng tự pháttrong giáo viên, học sinh mà giao khoán hẳn cho giáo viên có kế họach chọnđội tuyển ngay từ đầu năm học lớp 12 Với cách làm này chất luợng và sốlượng đã có thay đổi nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, tỷ lệ học sinhđạt giải ít, chưa đủ chỉ tiêu và đặc biệt không có giải cao

1.2 Kết quả của thực trạng trên

Trang 4

Bản thân tôi bắt đầu được Ban giám hiệu phân công phụ trách đội tuyển

từ năm học 2008- 2009 liên tục cho đến 2011 - 2012 Đứng trước thực tế đó,tôi luôn trăn trở để trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì và làm như thế nào?

2 Giải pháp thực hiện

Trong quá trình thực hiện tôi chú trọng vào các giải pháp cơ bản sau đây:

2.1 Thành lập đội tuyển

2.1.1 Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn ĐỊA LÝ

Châm ngôn có câu: “Có bột mới gột nên hồ” Quả đúng như vậy, trong

công tác bồi dưỡng học sinh giỏi người thầy đóng vai trò quan trọng nhưnghọc sinh là yếu tố quyết định sự thành công Thông thường những em có tốchất thông minh, học lực khá - giỏi bao giờ cũng đăng ký vào đội tuyển cácmôn học theo khối như: Toán, lý, hoá, sinh, văn, sử, ngoại ngữ… rồi cuốicùng mới đến ĐỊA LÝ Đó cũng là điều dễ hiểu Ngoài ra xu thế hiện nay, họcsinh học theo ban xã hội ngày càng ít và thậm chí không có Vậy làm thế nào

để học sinh say mê, thích học môn ĐỊA LÝ? Điểm xuất phát phải bắt đầu từngười thầy Thầy phải thực sự coi bộ môn mình dạy như cái nghiệp của mình

để chuyên tâm gắn bó và sáng tạo không ngừng Ngoài năng lực truyền thụ trithức lí luận khoa học, thầy phải nhập vai là minh chứng sống động trong thựctiễn để học sinh thấy được sự thú vị cũng như ý nghĩa của bộ môn có tínhđịnh hướng và tính giáo dục cao Niềm say mê ấy phải được bộc lộ qua từngbài giảng, trong từng câu chuyện đời thường và giải quyết những tình huốngxảy ra trong thực tế cuộc sống

Trang 5

Vì thế tôi nhận thấy, giáo viên dạy đội tuyển môn ĐỊA LÝ phải làngười truyền được “lửa” cho học sinh Tức là phải khơi dậy ở các em sự yêuthích môn học, niềm tin và lòng say mê để các em tự giác tham gia với động

cơ đúng đắn và có quyết tâm thi đạt kết quả cao Có thể nói, đây là khâu quantrọng nhất tác động đến tâm lý học sinh thực sự có hiệu quả vì nó quyết địnhviệc các em sẽ học và thi như thế nào Để làm được điều này, theo tôi giáoviên vừa đóng vai trò là người thầy đồng thời cũng là người bạn lớn của các

em, để phân tích và chỉ ra cho các em thấy được những lợi thế khi tham giađội tuyển học sinh giỏi Đó chính là phương pháp học như thế nào để nhớnhanh, nhớ kỹ và nhớ chính xác nhất Điều này đặc biệt quan trọng và cầnthiết đối với kiến thức các môn xã hội Ngoài ra, còn giúp các em kỹ năng xácđịnh đề, phân tích đề, khả năng lập luận tư duy, vận dụng kiến thức để giảiquyết vấn đề trong các môn khoa học tự nhiên Và điều quan trọng hơn đó làcác em được trải nghiệm phương pháp học tập cũng như tâm lý khi bước vào

kỳ thi, từ đó có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp kịp thời… Có thể nói, đó chính

là những bước đi ngắn giúp các em tiến đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đạihọc vững chắc hơn

Ngoài phương pháp truyền thống là cho học sinh tự đăng ký, quatừng tiết học, từng bài kiểm tra đánh giá, giáo viên cần phát hiện những họcsinh có khả năng trình bày bài, khả năng vận dụng và giải quyết vấn đề, giảiquyết tình huống và thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giớithiệu để lựa chọn, động viên các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấptrường tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Vì thế, có những em họclực còn rất hạn chế, song các em cũng hăng hái đăng ký dự thi với mongmuốn được học hỏi nhiều hơn Kết quả là số luợng học sinh đăng ký ngàycàng tăng, năm sau cao hơn năm trước Năm học 2008-2009 là 35 em, nămhọc 2009-2010 là 40 em, năm học 2011-2012 là 47 em… Từ nguồn học sinhnhư trên, sau khi thi học sinh giỏi cấp trường tôi tiến hành lựa chọn danh sáchđội tuyển, theo thang điểm từ cao xuống thấp và lấy từ 10 ->12 em

Trang 6

Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng tôi còn tiếp tục thi khảo sát ít nhấthai lần để đánh giá chính xác khả năng của từng em Từ đó có thể lấy bổ sungthêm hoặc loại bớt một số em không tiến bộ trong đội tuyển Với cách làmnày, trong nhiều năm liên tục đội tuyển do tôi phụ trách đều có số lượng tối đa

Tuy nhiên để làm được điều đó, trước hết đòi hỏi người giáo viên phảithực sự nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy và điều quan trọng hơn đó làtính bền bỉ, kiên trì, không lùi bước trước khó khăn để thuyết phục và khích lệđược các em tự nguyện tự giác tham gia Giáo viên phải là người có uy tín vớihọc sinh được các em tin tưởng quý mến Ngoài ra, kết quả thi đội tuyển đãđạt được của những năm trước chính là minh chứng để củng cố niềm tin đóvới đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh trong những năm học tiếp theo

2.1.2 Giúp đỡ, động viên khích lệ các em trong đội tuyển thường xuyên, kịp thời

Do số học sinh trong đội tuyển phân tán ở nhiều lớp khác nhau, lịchhọc thêm của các em thường lệch nhau, cho nên để chọn được 1 buổi khôngtrùng với lịch học của tất cả các em là điều rất khó khăn Trước đây, để đảm

Trang 7

bảo cho các em không phải nghỉ học các môn khác, tôi đã chọn phương án làdạy vào các buổi chập tối (khoảng từ 18h->20h30) Đối với các em đây làkhoảng thời gian không học thêm ca nào, nên sau khi học xong các môn kháccác em ở lại học tiếp Dù bụng đói và rất mệt nhưng các em vẫn tham gia vớitinh thần rất vui vẻ và hào hứng Chính điều đó đã làm tôi thực sự cảm động

và là động lực giúp tôi kiên trì quyết tâm hơn, với mong muốn làm được điều

mà mình tâm huyết Có nhiều hôm trong giờ nghỉ giải lao tôi đã mua bánh

mỳ, bánh quy … để thầy trò cùng ăn cho đỡ đói Thấy vậy, một số em địnhgóp tiền để tự mua nhưng tôi không đồng ý Và để các em không thể thựchiện được ý định đó, những lần sau tôi thường đưa ra các lý do đại loại như:

“Hôm nay có có tin vui nên khao các em”…

Thấu hiểu những khó khăn đó bước sang năm học 2010-2011, BanGiám hiệu nhà trường đã lên thời khoá biểu cho các đội tuyển được học vàocác buổi sáng chủ nhật hàng tuần Trong các buổi dạy, lãnh đạo nhà trườngthường xuyên quan tâm, xuống lớp trao đổi động viên cả thầy và trò Điều đó

đã tạo thêm động lực, niềm tin cho chúng tôi nỗ lực cố gắng nhiều hơn

Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phải thực sự là người có “Tâm”với học sinh đội tuyển của mình Sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở thái

độ, lời nói, kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt cho các em mà còn bằng tất cảtấm lòng, không đơn thuần là tình thầy trò mà như một người thân thực sự củacác em Vì thế, các em sẵn sàng chia sẻ với tôi về mọi vấn đề trong cuộc sống.Tôi thường đến thăm gia đình học sinh trong đội tuyển vào các dịp nghỉ lễ,sinh nhật… đặc biệt là khi các em bị ốm phải nghỉ học, qua đó để hiểu hơn vềhoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập cũng như sự quan tâm của các bậc phụhuynh Nhờ vậy, nhiều phụ huynh đã có cái nhìn đúng hơn về vai trò của bộmôn, hiểu được lợi thế khi các em được tham gia đội tuyển học sinh giỏi mônĐỊA LÝ

Trang 8

2.2 Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả

Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, trước hết giáo viênphải lập được kế hoạch tổng thể, có được “chương trình khung” và kế hoạchcho từng giai đoạn Chẳng hạn, trong năm học kế hoạch là 30 buổi dạy, thờigian dạy trong hè là 10 buổi thì giáo viên phải cụ thể hoá về thời gian, nộidung ôn luyện, từ đó giúp học sinh hiểu, định hình được những việc cần làm

để các em chủ động hơn trong quá trình ôn tập kiến thức cũ và lĩnh hội trithức mới Đồng thời qua đó các em sẽ thấy được tầm quan trọng của việc nắmvững kiến thức trọng tâm trong mỗi bài, mỗi phần và mỗi chương trình cũngnhư toàn cấp Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi trên

cơ sở những kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích yêu cầu cần bồi dưỡng vềkiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy cho học sinh giỏi Hệ thống hoá kiếnthức và mở rộng kiến thức trong các buổi dạy là điều rất quan trọng Tuynhiên không có nghĩa là dạy lại kiến thức một cách đơn thuần mà giáo viênphải hệ thống kiến thức theo từng chủ đề cụ thể Mục tiêu chính của việc bồidưỡng học sinh giỏi là giúp các em trở thành người kiến tạo tri thức thay vì lànhững người sử dụng tri thức Ôn tập đến đâu, kiểm tra đến đó Khi ôn tập lýthuyết bao giờ cũng gắn với bài tập vận dụng bằng hình thức bài tập trắcnghiệm giải thích hoặc bài tập thực tế để học sinh làm quen với kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời có thể lý giải các hiện tượng trong tựnhiên cũng như trong đời sống xã hội…

Qua đó cho thấy, đối với học sinh giỏi các em vừa phải có cái nhìn cụthể vừa có cái nhìn khái quát, tổng thể để giải quyết vấn đề đã học một cáchsâu sắc nhất

Ngoài ra để giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu giáo viên cần có những ví dụliên hệ thực tế bằng các đồ dùng dạy học như tranh ảnh minh hoạ, lược đồ,biểu đồ, đặc biệt có thể sử dụng chương trình Powpoint để hỗ trợ… Bên cạnh

đó giáo viên thường xuyên cập nhật các số liệu, thông tin mới để minh hoạ

Trang 9

cho bài dạy Tài liệu tham khảo cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trìnhbồi dưỡng: Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, các tài liệu hướng dẫn ôn thi họcsinh giỏi, ôn thi đại học cao đẳng, tài liệu hướng dẫn các kỹ năng làm cácdạng câu hỏi và bài tập, cập nhật niên giám thống kê… đều có thể cung cấpcho học sinh những dẫn chứng chính xác khi vận dụng vào bài làm.

2.3.Rèn luyện kỹ năng tự học, đọc tài liệu, khai thác kiến thức, sử dụng Atlat, kênh hình cho học sinh

Để rèn luyện kỹ năng tự học, đọc tài liệu khai thác kiến thức ở từng bàitrong SGK, giáo viên cần chỉ rõ cách khai thác từng nội dung cụ thể bằngphương pháp đi từ khái quát đến cụ thể và từ đó có sự liên hệ vận dụng trongcuộc sống, sau đó giao nhiệm vụ để các em tự học và kiểm tra bằng các bàiviết

Ví dụ: Khi dạy bài thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa GV giao nhiệm

vụ cho học sinh tìm hiểu tính chất nhiệt đới, tính chất gió mùa, tính chất ẩmcủa thiên nhiên nước ta qua các thành phần tự nhiên, các vùng lãnh thổ nước

ta Giải thích sự phân hóa theo mùa của thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ

Hoặc yêu cầu HS dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trình bày đặc điểmkhí hậu vùng Bắc Trung Bộ

2.4 Coi trọng khâu ra đề, ra đáp án, chấm chữ và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh

2.4.1 Ra đề và đáp án

Để rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, giáo viên cần hiểu đây làmột công việc không dễ, đòi hỏi nhiều thời gian công sức của cả thầy và tròmới đem lại kết như mong muốn Bởi đa số các em sau khi được chọn vào đôịtuyển thì điểm yếu nhất đó chính là kỹ năng làm bài, một phần là do các emhọc theo khối C, D có thế mạnh Vì thế giáo viên chỉ nói hoặc nhắc nhở thôithì chưa hẳn các em đã hiểu và khắc phục được Do đó cần phải có thời giankiểm định qua các bài kiểm tra viết mới thấy được sự tiến bộ rõ rệt của từng

em

Trang 10

Để việc luyện tập có hiệu quả và học sinh không thấy chán, tôi đãchuẩn bị nguồn đề, như sau :

- Các đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm trước

- Đề thi học sinh giỏi các tỉnh khác sưu tầm qua đồng nghiệp hoặc truycập trên mạng

- Đề tôi soạn cho các em từ các nguồn tư liệu và bám sát SGK, theo cấutrúc định lượng giữa phần tự luận và phần trắc nghiệm, bài tập tình huống,lượng kiến thức, số câu hỏi ở chương trình lớp 10,12 một cách hợp lý

- Sử dụng các câu hỏi khó trong tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, sáchgiáo khoa và sách bài tập, những câu hỏi giải thích suy luận… đòi hỏi họcsinh phải hiểu vấn đề mới làm được

- Muốn có nguồn tư liệu đó, trong nhiều năm qua tôi phải sưu tầm tàiliệu, bảo quản có hệ thống các đề thi, các kiến thức mới trong mỗi đề thi vàcác nội dung khác minh thu thập được qua đồng nghiệp, qua các đợt tập huấn,đóng thành tập lưu trữ để tạo nguồn tư liệu cho bản thân

Trong quá trình thực hiện tôi luôn chú ý cách ra đề sao cho có hiệuquả và gây được hứng thú cho học sinh Mỗi đề thi đều phủ khắp kiến thứccủa chương trình đã học và có cấu trúc như một đề thi chính thức Các bài tập

và câu hỏi đảm bảo đủ 3 mức độ: nhớ; hiểu và vận dụng Trong quá trình thựchiện, cần hiểu tâm lý học sinh là nếu đề ra không hay thì học sinh sẽ khôngthích làm và chán Vì vậy, giáo viên phải có đầu tư thực sự cho việc ra đề.Thực tế tôi đã cho các em làm không dưới 20 đề thi tại lớp

Ví dụ sau khi các em đã ôn tập lại kiến thức lớp 12 tôi ra câu hỏi kiểm tra nhưsau:

Đề số 1: Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I(2.0 điểm)

1 Nêu đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?

Trang 11

2 Phân tích ảnh hưởng của qua trình đô thị hóa ở nước ta đối phát triển kinh tế- xã hội ? Vì sao trong những năm gần đây gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ?

Câu II(3.0 điểm)

1 Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta đang có sự phân hóa về mặt lãnh thổ? Tại sao Tây Nguyên có tỉ trọng công nghiệp không đáng kể

so với tỉ trọng công nghiệp của cả nước ?

2 Hãy phân tích điều kiện tự nhiên để hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ ?

Câu III(3.0 điểm)

1 Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện

cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước năm 2000 và 2010

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 58 626 370 800 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011)

2 Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ

Đề số 2: Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2đ): Đô thị hoá là một quá trình kinh tế xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ

đến việc phát triển kinh tế xã hội nước ta Anh (chị) hãy:

a) Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đến việcphát triển kinh tế xã hội

Trang 12

b) Hãy kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đô thị đặc biệt ởnước ta.

Câu 2: (3đ) Điện lực là 1 trong những ngành công nghiệp quan trọng của

nước ta Anh (chị) hãy:

a) Phân tích các thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực

b) Xác định tên, công suất, địa điểm xây dựng (tỉnh, thành phố) của 5 nhàmáy thuỷ điện lớn của nước ta đã đi vào hoạt động

Câu 3: (3đ) Cho bảng số liệu sau đây

CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2005

Câu 4: (2đ) Du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi

nhọn của nước ta Anh (chị) hãy :

a) Nêu ý nghĩa của việc phát triển ngành du lịch ở nước ta

b) Nêu các trung tâm du lịch quốc gia và các tài nguyên du lịch chính củacác trung tâm này

Tóm lại, tuỳ theo từng mốc thời gian và lượng kiến thức đã ôn tập đểđưa ra các bài kiểm tra cụ thể Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu tôi thường ra câuhỏi kiểm tra trong khoảng thời gian là 90 phút, sau đó tăng dần lên 120 phút,

Ngày đăng: 08/06/2015, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w