1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGÀNH TÀI CHÍNH TIỀN GIANG ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1986 - 2015)

96 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 7,35 MB

Nội dung

Với những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội lần thứ IV tỉnh Đảng bộ quyết định đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện 5 chương trình kinh tế có m

Trang 1

CHƯƠNG BỐN

NGÀNH TÀI CHÍNH TIỀN GIANG ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,

HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1986 - 2015)

I - NGÀNH TÀI CHÍNH TIỀN GIANG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI VỀ TÀI CHÍNH.

Tháng 1/1985 và tháng 10/1986, Đảng bộ tỉnh

Tiền Giang tổ chức vòng 1 và vòng 2 Đại hội đại biểu lần thứ IV Đại hội đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III tỉnh Đảng bộ, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện 5 chương trình phát triển kinh tế có mục tiêu của tỉnh trong 2 năm 1985,

1986 và đề ra đường lối đổi mới của địa phương theo tinh thần Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

Từ năm 1985, Tiền Giang tập trung toàn bộ sức lực vào công cuộc tổ chức lại sản xuất, phát triển giao

Trang 2

thông, thuỷ lợi, đẩy mạnh khai hoang, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc thâm canh tăng vụ Đại hội đánh giá rất cao việc đề ra 5 chương trình kinh tế có mục tiêu: vùng lúa cao sản; vùng cây công nghiệp; vùng cây ăn trái; vùng chăn nuôi công nghiệp; nuôi trồng - đánh bắt - chế biến thuỷ sản Sau

2 năm thực hiện 5 chương trình kinh tế có mục tiêu, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang có bước phát triển vượt bậc:

- Diện tích canh tác lúa đạt 100.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt 600 - 700 ngàn tấn, huy động được 40

- 50 ngàn tấn lương thực và là một trong số ít tỉnh có sản lượng và mức huy động lương thực cao ở đồng bằng sông Cửu Long

- Công nghiệp có bước phát triển, một số cơ sở sản xuất công nghiệp ra đời như Liên hiệp xí nghiệp Chăn nuôi, Liên hiệp Rau quả đông lạnh, Xí nghiệp Dầu dừa…

- Về cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp

đã cơ bản hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp với hai hình thức là hợp tác xã và tập đoàn sản xuất So với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là tỉnh đầu tiên hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp Kinh tế hợp tác phát huy được tính tích cực và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thâm canh tăng vụ

Trang 3

Với những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội lần thứ IV tỉnh Đảng bộ quyết định đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện 5 chương trình kinh tế có mục tiêu.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Tiền Giang tiến hành đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, đẩy mạnh hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh

- Đối với hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, thực hiện cung cấp sinh hoạt phí bằng tiền thay vì bằng hiện vật, từng bước thu thuế nông nghiệp bằng tiền thay

vì bằng lúa Xác định và hình thành 5 tiểu vùng kinh

tế nông nghiệp (vùng lúa xuất khẩu, vùng cây ăn trái, vùng biển, vùng ngọt hoá Gò Công và vùng khai hoang Đồng Tháp Mười) để tập trung đầu tư, nâng độ tăng trưởng, tỷ suất hàng hoá và hiệu quả sinh lợi, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của 5 tiểu vùng gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng dịch vụ nông thôn như xay xát gạo, chế biến thực phẩm, sửa chữa cơ khí, pha chế thuốc trừ sâu …

- Để thúc đẩy trao đổi, lưu thông hàng hoá trên thị trường phù hợp với quy luật của nền kinh tế hàng hoá, tỉnh đã tiến hành dỡ bỏ các trạm kiểm soát thuế trên hầu hết các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh

Trang 4

đó giao lưu hàng hoá từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường trong nước và ngược lại được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, góp phần ổn định giá cả, giải quyết được tình trạng khan hiếm giả tạo về hàng hoá và dịch vụ, đẩy nhanh quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường

- Thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, từng bước thực hiện trao quyền

tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp

Kết quả bước đầu thực hiện đổi mới thể hiện trên các mặt sau:

Về xây dựng cơ bản.

Thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng có trọng điểm, nhiều công trình xây dựng cơ bản đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng

và phát huy hiệu quả cao như công trình Ngọt hoá Gò Công, khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, cải tạo duy

tu các tuyến giao thông thuỷ - bộ, tăng cường và nâng chất cung cấp nước sạch sinh hoạt, xây dựng và trải rộng mạng lưới điện 121/146 xã, nâng cấp điện thoại

tự động nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế, tăng

Trang 5

mở rộng đông lạnh thuỷ sản, nuôi tôm Cồn Cống, xây dựng nhà máy xay xát xuất khẩu, liên doanh xây dựng xưởng thuốc trừ sâu hiện đại Kết quả đầu tư xây dựng

cơ bản đã góp phần đáng kể vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội, khắc phục một bước những mất cân đối của nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, trong cơ cấu đầu tư, phần xây lắp còn chiếm tỷ trọng lớn, phần mua sắm trang thiết bị, máy móc trực tiếp tạo ra sản phẩm còn ít, chưa hợp lý

Về kinh tế.

- Nông nghiệp

Năm 1990 lần đầu tiên Tiền Giang đạt sản lượng

1 triệu tấn lương thực trên diện tích 100.000 ha, so với năm 1986 tăng 24%, vượt chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội

IV của tỉnh Đảng bộ đề ra là 13% và bắt đầu có xuất khẩu gạo(1) Đây là kết quả tổng hợp của quá trình thực hiện chủ trương thâm canh, tăng năng suất và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên toàn bộ diện tích gieo trồng Kết quả của dự án “Ngọt hoá Gò Công” đã đưa khoảng 10.000 ha ở khu vực này

từ sản xuất 1 vụ lên sản xuất 2 vụ/năm, tình trạng

đi làm thuê ở các huyện phía Tây, các tỉnh khác của một bộ phận bà con nông dân vùng Gò Công 6 tháng

(1) Từ năm 1990 Tiền Giang xuất khẩu gạo ra nước ngoài bình quân 150 tấn/năm

Trang 6

Kinh tế vườn kịp thời thay đổi giống cây trồng, cải tạo vườn tạp, thay đổi vụ mùa thích hợp đáp ứng được nhu cầu thị trường nên đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là các loại trái đặc sản Vùng cây công nghiệp - cây khóm trên đất mới Đồng Tháp Mười phát triển mạnh Các loại rau quả tăng đáng kể về số lượng và chất lượng Vùng kinh tế vườn đã khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Tiền Giang

Chăn nuôi gia súc gia cầm được duy trì và có bước phát triển, nhưng chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, chăn nuôi tập trung chưa được phát triển

- Về lâm nghiệp: Diện tích trồng tràm và rừng ven biển liên tục tăng và được bảo vệ chặt chẽ hơn trước Việc trồng tràm tuy chưa có qui mô lớn nhưng đang trở thành ngành kinh doanh đầy triển vọng trong vùng Đồng Tháp Mười Phong trào trồng cây trong nhân dân được phát động hàng năm, mỗi năm có hàng trăm ngàn cây được trồng thêm

- Về nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản xuất khẩu được đẩy mạnh(1) Phong

(1) Năm 1990 tăng 81% khai thác nội địa, tăng 8% khai thác biển và tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu so năm 1986

Trang 7

trào nuôi trồng thuỷ sản ven biển (nghêu, cua, tôm, sò…) bắt đầu phát triển, đang trở thành vùng kinh tế đầy tiềm năng.

- Về công nghiệp: Một số ngành nghề công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp phát triển như xay xát gạo, chế biến thực phẩm, sửa chữa cơ khí … Giá trị sản lượng công nghiệp năm

1990 tăng 19% so với năm 1986

- Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 tăng gấp 3 lần

so với năm 1986, chủ yếu là các mặt hàng: thuỷ hải sản, lúa gạo, nông sản…đáp ứng một phần nhu cầu nhập, xuất vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu

Văn hoá - xã hội.

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ chủ yếu hướng vào các lĩnh vực nông nghiệp như cải tạo các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, kháng được sâu bệnh; ứng dụng qui trình thâm canh, sử dụng hiệu quả các loại phân bón, các thực nghiệm về nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao chất lượng chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc trừ sâu, quản lý chặt chẽ trong xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội… đem lại những kết quả nhất định đối với sản xuất và đời sống

- Giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện: đủ

Trang 8

- Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm hơn trước Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, chăm sóc sức khoẻ bà

mẹ và trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình được triển khai sâu rộng trong nhân dân và đạt được những kết quả nhất định Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y dược học dân tộc, bảo vệ môi trường …có những bước tiến đáng kể Chất lượng hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện ngày càng được nâng cao

- Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật ngày càng phong phú hơn về nội dung và thể loại, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân Các hoạt động sáng tác nghệ thuật về các đề tài ở địa phương, các hoạt động nghệ thuật chuyên và không chuyên, hoạt động văn hoá dân gian được khuyến khích góp phần mở rộng giao lưu văn hoá trong và ngoài tỉnh Đội ngũ hoạt động văn hoá, nghệ thuật có bản lĩnh chính trị vững

Trang 9

Trong nhân dân đã tự trang bị các phương tiện nghe, nhìn ngày càng đa dạng, phong phú, nâng mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật ngày càng cao kể cả

ở vùng xa xôi hẻo lánh Các hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình và xuất bản được mở rộng, thông tin kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, tham gia đấu tranh chống các thói hư tật xấu và tiêu cực trong

xã hội, kiên quyết và dũng cảm chống lại các luận điểm xuyên tạc, phá hoại của các thế lực phản cách mạng

- Phong trào thể dục - thể thao được duy trì, từng bước đào tạo và bồi dưỡng lực lượng vận động viên trẻ nâng cao thành tích một số bộ môn có thế mạnh ở địa phương

Công tác quốc phòng - an ninh.

Quốc phòng - an ninh được giữ vững, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, trật tự an toàn

xã hội

Lực lượng vũ trang nhân dân và công an nhân dân thường xuyên được củng cố, phát triển và luyện tập để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo

an toàn tuyệt đối sự ổn định chính trị, trật tự xã hội,

cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội Hệ thống chính trị

Trang 10

không ngừng được tăng cường, củng cố và kiện toàn

để đáp ứng kịp thời những yêu cầu do tình hình mới đặt ra trên tinh thần quán triệt sâu sắc phương châm

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

II - CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI CHÍNH (1986 - 1995).

1 Củng cố, kiện toàn bộ máy Ngành Tài chính Giai đoạn từ 1986 - 1989.

Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện

cơ chế kinh tế, tổ chức bộ máy Ngành Tài chính Tiền Giang được củng cố, kiện toàn và nâng chất Theo Quyết định số 956/QĐ-UB ngày 23/9/1986 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, bộ máy Ngành Tài chính Tiền Giang được kiện toàn như sau:

- Sở Tài chánh là đơn vị quản lý nhà nước gồm các phòng, ban sau:

Trang 11

+ Đồng chí Nguyễn Thị Nhơn (được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở năm 1989)

Trang 12

Giai đoạn từ 1990 -1995.

Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, toàn bộ cơ chế chính sách, công

cụ quản lý tài chính đòi hỏi phải được đổi mới để phù hợp phương thức quản lý mới Tổ chức bộ máy Ngành Tài chính từ trung ương đến địa phương được sắp xếp,

tổ chức, hoàn thiện theo hướng quản lý toàn diện và có chiều sâu các lĩnh vực thuộc phạm vi ngành

a) Thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước và thuế

Cơ quan Kho bạc và Thuế địa phương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, chịu sự lãnh đạo song trùng của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng Cục Thuế

- Thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước:

Thực hiện Quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập

hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, ngày 01/4/1990 Chi cục Kho bạc Nhà nước Tiền Giang chính thức ra đời Hệ thống Kho bạc địa phương gồm:+ Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh (sau này được đổi tên là Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang);

+ Tám chi nhánh Kho bạc cấp huyện là Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công Năm 1994

Trang 13

+ Cục Thuế tỉnh;

+ Tám Chi cục Thuế cấp huyện là Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công Chi cục Thuế cấp huyện được thành lập trên cơ sở Phòng Thuế

(1) Đồng chí Nguyễn Thị Nhơn sau được Kho bạc Trung ương điều động làm Giám đốc Kho bạc thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 14

Đồng chí Phan Minh Thanh, Phó Giám đốc thường trực Sở Tài chánh được điều động giữ chức vụ Cục trưởng

Các Phó Cục trưởng:

- Đồng chí Đỗ Cường;

- Đồng chí Bùi Ngọc Hướng

b) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý giá: Ban Vật giá tỉnh Tiền Giang được thành lập từ tháng 3 năm

1976 (sau đổi thành Ủy ban Vật giá, Phòng Vật giá) trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nhiệm

vụ của Ban Vật giá khi thành lập chủ yếu tập trung: định giá (tính toán giá thành, giá bán buôn, bán lẻ các mặt hàng do địa phương sản xuất); kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách giá, mức giá qui định của Nhà nước; theo dõi diễn biến giá cả thị trường, và thực hiện các chế độ báo cáo…đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, tháng 12/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã có ý kiến chỉ đạo về việc Ủy ban Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể chuyển thành Ban Vật giá hoặc sáp nhập với Sở Tài chính Năm 1991, thực hiện Chỉ thị số 09/

CT ngày 07/01/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,

Trang 15

tổ chức bộ máy quản lý giá ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 197/QĐ-UB ngày 25/3/1991 về việc đổi tên Sở Tài chánh thành Sở Tài chánh - Vật giá Trên cơ sở Quyết định này, Phòng Vật giá thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được sáp nhập về Sở Tài chánh, thành Ban Vật giá thuộc Sở Tài chánh - Vật giá Nhiệm vụ của Sở Tài chánh - Vật giá ngoài việc quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách còn đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá cả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Trong năm này đồng chí Huỳnh Văn Phước, Giám đốc Sở Tài chánh - Vật giá được điều chuyển sang Ủy ban nhân dân tỉnh giữ chức vụ Phó Chủ tịch; đồng chí Huỳnh Hữu Kha, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng được điều động về giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chánh

- Vật giá; đồng chí Nguyễn Huỳnh Tịnh được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài chánh - Vật giá

c) Thành lập Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh

Sau hơn 10 năm hoạt động (5/1979 - 12/1989) Ban Điều hành Xổ số Kiến thiết tỉnh được nâng lên thành Công ty Xổ số Kiến thiết, là loại hình đơn vị sự nghiệp có thu; ngày 29/10/1992, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành

Trang 16

d) Thành lập Cục Đầu tư phát triển

Ngày 10/12/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/CP về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Đầu tư phát triển thuộc Bộ Tài chính Trên cơ sở Nghị định số 187/CP của Chính phủ, ngày 10/12/1994 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1198 TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Cục Đầu tư phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cục Đầu tư phát triển Tiền Giang được thành lập theo Quyết định của Bộ Tài chính

Cục Đầu tư phát triển đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển Cụ thể:

- Quản lý và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp phát và thanh toán vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư của Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương);

- Quản lý việc thực hiện tín dụng ưu đãi đối với các dự án, chương trình mục tiêu được Nhà nước chỉ định

Từ năm 1995 đến 1999, Cục Đầu tư phát triển

đã quản lý và cấp phát vốn cho 1.061 dự án của trung

Trang 17

Lãnh đạo Cục Đầu tư phát triển Tiền Giang gồm các đồng chí:

- Cục Trưởng: Đồng chí Lê Thanh Phong

- Phó Cục Trưởng: Đồng chí Lê Thị Thanh Bình.đ) Thành lập Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp

Ngày 27/5/1995, Chính phủ ban hành Nghị định

số 34/CP về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Tổng Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính Ngày 28/6/1995, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 673TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Tiền Giang chính thức ra đời vào tháng 10/1995

Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Cụ thể:

- Thống nhất quản lý nhà nước về tài chính đối với vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

Trang 18

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài chính và

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang giao

Lãnh đạo Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp gồm các đồng chí:

- Cục trưởng: Đồng chí Hồ Kinh Kha

- Phó Cục Trưởng: Đồng chí Phan Minh Tùng.Với sự ra đời Cục Đầu tư phát triển và Cục Quản

lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, tổ chức bộ máy của Sở Tài chánh - Vật giá có sự thay đổi lớn Toàn

bộ lực lượng cán bộ Phòng Tài vụ - Xây dựng cơ bản

và một số cán bộ chủ chốt của Phòng Tổ chức - Hành chính thuộc Sở được bố trí sang hai đơn vị này

e) Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động Sở Tài chánh - Vật giá:

Từ năm 1994, Sở Tài chánh - Vật Giá dời trụ sở làm việc về địa chỉ số 38, đường Hùng Vương, phường

7, thành phố Mỹ Tho

Để phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, tỉnh Tiền Giang nói riêng, năm 1995 Ngành Tài chính Tiền Giang tiếp tục được củng cố và hoàn thiện Đồng chí Huỳnh Hữu Kha được Tỉnh ủy điều động giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh

Trang 19

ủy Tiền Giang Đồng chí Trần Thanh Trung, Tổng Giám đốc công ty Thuỷ sản được Tỉnh ủy điều động và

bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài chánh - Vật giá(1), tại Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ V, đồng chí được bầu vào Tỉnh ủy viên

Tháng 8/1995, Sở Tài chánh - Vật giá thành lập thêm 02 phòng nghiệp vụ là phòng Quản lý Công sản

và phòng Ngân sách huyện, xã trên cơ sở tách bộ phận quản lý huyện, xã từ Phòng Ngân sách; thành lập một doanh nghiệp nhà nước là Công ty Khách sạn Hùng Vương

và Đầu tư, đầu năm 2002 đồng chí được HĐND tỉnh bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch

Ủy ban nhân dân tỉnh

Trang 20

Lãnh đạo Sở Tài chánh - Vật giá giai đoạn này gồm các đồng chí:

đề có ý nghĩa quyết định là năng lực, trình độ của cán

bộ Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Trong chiến tranh ác liệt, hay trong xây dựng khôi phục kinh tế, Ngành Tài chính Tiền Giang luôn đảm bảo lực lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu của ngành

và tăng cường cán bộ quản lý tài chính cho các ngành khác

Năm 1986, Sở Tài chánh xây dựng đề án nâng cấp Trường Tài chánh - Kế toán từ sơ cấp lên trung cấp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Vụ Trung học chuyên nghiệp thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp

và Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính Cuối năm

1986, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận cho thành lập Trường

Trang 21

Trung học Kinh tế Tiền Giang do tỉnh quản lý, trực thuộc Sở Tài chánh - Vật giá.

Từ năm 1986 đến năm 1990, Trường Trung học Kinh tế Tiền Giang đào tạo hệ trung cấp chính quy, thời gian học 2 năm theo chương trình đào tạo do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quy định Thời gian này đội ngũ giáo viên của Trường được bổ sung tương đối đầy đủ: 09 giáo viên tốt nghiệp đại học tài chính - kế toán hệ chính quy các chuyên ngành; 01 giáo viên chính trị được đào tạo đại học chính quy Trong giai đoạn này Trường tổ chức đào tạo được

3 khoá trung học tài chính - kế toán:

- Khoá V (1986 - 1988): Tiếp theo các khoá của trường Trung cấp Tài chính Kế toán IV thành phố Hồ Chí Minh Đào tạo gần 200 học sinh thuộc 3 chuyên ngành: tài chính - kế toán công nghiệp, tài chính - kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán ngân sách

- Khoá VI (1987 - 1989): Đào tạo 250 học sinh thuộc ba chuyên ngành: tài chính - kế toán công nghiệp, tài chính - kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán ngân sách

- Khoá VII (1988 - 1990): Đào tạo gần 200 học sinh thuộc ba chuyên ngành: tài chính - kế toán thương nghiệp, tài chính - kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán ngân sách

Trang 22

vụ mới đáp ứng được yêu cầu về quản lý thuế Trên cơ

sở chương trình đào tạo trung học chuyên ngành thuế tập trung 1 năm do Tổng cục Thuế xây (1), từ năm 1991 đến năm 1995, Trường Trung học Kinh tế Tiền Giang

tổ chức liên tiếp 6 khoá đào tạo hệ trung cấp thuế cho trên 600 cán bộ thuế từ Cục Thuế tỉnh và các Chi cục Thuế Kết quả đào tạo này đã đưa công tác quản lý thuế của ngành Thuế Tiền Giang lên một tầm cao mới.Lãnh đạo Trường giai đoạn trước năm 1986 gồm các đồng chí:

- Giám đốc Sở kiêm Hiệu trưởng trường: Đồng chí Huỳnh Văn Phước

- Các Phó Hiệu trưởng:

+ Đồng chí Nguyễn Tiết

+ Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng

+ Đồng chí Phạm Văn Phước Năm 1988, đồng chí được điều chuyển về giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra huyện Cai Lậy

(1) Tập trung những môn nghiệp vụ chính.

Trang 23

xã Gò Công

Lãnh đạo Trường giai đoạn 1988 - 1992 gồm các đồng chí:

- Hiệu trưởng: Đồng chí Nguyễn Tiết

- Phó Hiệu trưởng: Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng.Năm 1992, đồng chí Nguyễn Tiết nghỉ hưu, đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Hiệu trưởng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng cho đến tháng 9/1995(1).Tháng 9/1995, sau 14 khoá đào tạo hệ trung cấp Trường Trung học Kinh tế Tiền Giang giải thể theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Phần lớn giáo viên của Trường được điều động bổ sung cho các phòng nghiệp vụ đang thiếu cán bộ và các phòng nghiệp vụ mới thành lập của Sở

Đối với các cán bộ của ngành chưa đạt trình độ đại học lần lượt được bố trí đi học để nâng trình độ lên đại học; những cán bộ đủ điều kiện học tiếp sau đại học được lãnh đạo ngành quan tâm khuyến khích ôn tập, thi tuyển và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tham gia học tập Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ tiếp cận với ngành khoa học mới như tin học để phục vụ cho nhu cầu hiện đại hoá của ngành cũng rất được quan tâm(2)

(1) Từ năm 1992 – 1995 trường không có phó hiệu trưởng.

(2) Từ năm 1986 đến 1995, Ngành Tài chính đưa đi đào tạo 3 thạc sĩ, 03 trung cấp

vi tính

Trang 24

3 Ngành Tài chính Tiền Giang thực hiện công cuộc đổi mới cơ chế quản lý tài chính.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã khẳng định kinh tế cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng của nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được khẳng định là xoá bỏ tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá có nhiều thành phần kinh tế, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với nước ngoài, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó cơ chế tài chính cần phải được đổi mới cho phù hợp nhằm thúc đẩy nền kinh tế chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng và khai thác khả năng của kinh tế quốc doanh, khai thác các nguồn tài chính để phát triển, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; phấn đấu giảm bội chi, tiến tới thăng bằng thu - chi ngân sách

Trang 25

thu quốc doanh chính thức đối với các xí nghiệp quốc doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh vận tải, kinh doanh nghệ thuật, ăn uống, dịch vụ Ngoài ra, còn thực hiện chế độ thu quốc doanh bổ sung đối với xí nghiệp có yếu tố khách quan thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Lợi nhuận xí nghiệp được để lại từ 40% đến 60%; phần còn lại phải nộp hết vào ngân sách nhà nước.

Từ những sửa đổi trên đây, số thu trong khu vực quốc doanh của tỉnh ta thời kỳ 1986 đến 1990 (theo giá hiện hành) tăng bằng 143,96 lần so với thời kỳ

1981 đến 1985

- Thuế công thương nghiệp

Cuối năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Pháp lệnh điều chỉnh một số thuế suất thuế doanh nghiệp, thuế buôn chuyến, thuế lợi tức doanh nghiệp; phục hồi chế độ thuế hàng hoá do cơ sở tập thể, cá thể sản xuất gia công hoặc bán thu mua cho thương nghiệp quốc doanh, bảo đảm thu ngay thuế tại cơ sở sản xuất gia công; thay biểu thuế lợi tức luỹ tiến toàn phần sang luỹ tiến từng phần, khắc phục tình trạng thuế lợi tức tăng đột biến đối với phần lợi tức bản lề giữa 2 bậc thuế suất

Tuy nhiên, do biến động phức tạp của nền kinh tế thị trường, hệ thống chính sách thuế đã bộc lộ nhiều

Trang 26

nhược điểm Quốc hội kỳ họp thứ 4 - khoá VIII cuối tháng 12/1988 đề ra yêu cầu phải xúc tiến việc nghiên cứu hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế Bên cạnh đó, cần khẩn trương xem xét sửa đổi ngay những điểm bất hợp lý trong các Pháp lệnh thuế hiện hành.

Đầu năm 1989, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh điều chỉnh thuế suất thuế doanh nghiệp, thuế buôn chuyến; điều chỉnh biểu thuế hàng hoá thu vào

33 nhóm mặt hàng sang biểu thuế mới còn 22 nhóm mặt hàng, bỏ thuế hàng hoá đánh vào hàng nhập khẩu mậu dịch Qua thực hiện các sắc thuế được sửa đổi, bổ sung, thuế công thương nghiệp trên địa bàn trong 5 năm 1986-1990 tăng hơn 30,63 lần so với thời kỳ 1981 đến 1985

- Thuế nông nghiệp:

Đầu năm 1989, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế nông nghiệp đã mở rộng diện áp dụng đối với nông trường, trạm trại quốc doanh; điều chỉnh tỷ lệ thu đối với đất trồng cây ngắn ngày, cây dược liệu đặc biệt, đất vườn và cây lâu năm; bảo đảm mối tương quan về lợi nhuận tạo ra khác nhau giữa các loại cây; bãi bỏ phụ thu đối với hộ cá thể nông dân thuộc dân tộc ít người, nông dân nghèo các vùng căn cứ kháng chiến gặp khó khăn; dùng sản lượng lương thực bình

Trang 27

Mặt khác, thực hiện Nghị quyết Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 6, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định miễn thuế nông nghiệp trong 1 năm theo di chúc của Hồ Chủ tịch, áp dụng cho 2 năm 1990, 1991 (mỗi năm giảm 50% số thuế phải nộp theo quy định trong Pháp lệnh).Với những sửa đổi, bổ sung thuế nông nghiệp nêu trên và giá thóc tính thuế được quy định sát với thị trường vào thời điểm thu thuế, số thuế nông nghiệp thu được trong năm 1990 tăng hơn 79,53 lần so với năm 1986 Nhìn chung, số thu ngân sách nhà nước từ kinh

tế địa phương trong 5 năm 1986-1990 (theo giá hiện hành) tăng nhanh và bằng 76,12 lần so với thời kỳ

1981 - 1985 Về tỷ trọng thu giai đoạn 1986-1990 từ kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng 33,86%, thu ngoài quốc doanh chiếm 21,64%, thu xổ số kiến thiết chiếm 9,96%, các khoản thu khác chiếm tỷ trọng 34,54% tổng

số thu từ kinh tế địa phương

b) Về chi ngân sách địa phương

Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ 1986 - 1990, ngân sách tỉnh đã dành 38,29% cho chi đầu tư phát triển và 61,71% cho chi thường xuyên

Trang 28

- 1985 Đặc biệt trong giai đoạn này, ngoài vốn đầu tư

từ ngân sách cho đầu tư phát triển của địa phương còn được bổ sung từ các nguồn khác như nguồn vốn tự có của xí nghiệp; vốn khấu hao cơ bản để lại; vốn hợp tác, vốn tự vay, tự trả của các ngành, các cơ sở; vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Chi thường xuyên thời kỳ 1986 - 1990 đã phục vụ tốt hơn các chính sách xã hội, tăng cường quốc phòng,

an ninh Công tác quản lý kinh phí được cải tiến, vừa tiết kiệm, vừa đề cao tính chủ động tự tìm nguồn để chi, không dựa hoàn toàn vào ngân sách nhà nước Chi quản lý hành chính có xu hướng tăng nhưng tăng chậm hơn nhiều so với chi sự nghiệp, chiếm tỷ trọng 8,52% năm 1886 nâng lên chiếm tỷ trọng 8,65% năm 1990, biểu hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc sắp xếp lại

tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế Chi sự nghiệp từ chiếm tỷ trọng 33,99% năm 1986 nâng lên chiếm tỷ trọng 39,03% năm 1990, trong đó chi sự nghiệp văn xã không ngừng tăng lên về mặt tuyệt đối và tương đối, từ chiếm tỷ trọng 26,86% so tổng chi năm 1986 nâng lên chiếm 38,07% so tổng chi năm 1990, vừa bảo đảm hoạt động thường xuyên, vừa đáp ứng được một số mục tiêu cấp bách như giáo dục vùng sâu, xoá mù chữ, phòng

Trang 29

c) Về cân đối thu chi ngân sách

Trong 5 năm từ 1986 đến 1990, Nhà nước còn phải phát hành tiền để chi tiêu cho ngân sách nhà nước Tuy vậy, số thu ngân sách đã phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế hơn, giảm bớt “lãi giả, lỗ thật”, chi ngân sách bố trí phù hợp với khả năng thu, hạn chế bao cấp tràn lan Bội chi tuy còn lớn nhưng

đã giải quyết được nhiều khoản nợ nước ngoài, tăng được dự trữ nhà nước về lương thực, vàng, ngoại tệ, góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát

Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực phấn đấu để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách và góp phần làm nghĩa

vụ với Trung ương Tỷ trọng điều tiết bình quân tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương trong thời kỳ

1986 - 1990 là ngân sách trung ương 6,94%, ngân sách địa phương 93,06% Tuy nhiên số huyện và xã trong tỉnh chưa cân đối được ngân sách còn nhiều do hiệu quả kinh doanh thấp và thất thu; quản lý tài chính các doanh nghiệp chưa chặt chẽ; tệ chiếm dụng vốn, nợ khó đòi, bị lừa đảo có lúc nghiêm trọng và hậu quả kéo dài; tình trạng chi tiêu lãng phí tuy có được ngăn chặn nhưng chưa triệt để

d) Công tác quản lý ngân sách nhà nước

- Về phân cấp quản lý ngân sách:

Trang 30

Trong điều kiện chính sách quản lý kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, cơ chế quản lý ngân sách nhà nước cũng được đổi mới cho phù hợp Trong khâu lập kế hoạch ngân sách, chỉ tiêu pháp lệnh do Hội đồng Bộ trưởng quyết định được giảm bớt, chỉ tiêu hướng dẫn thực hiện tổng mức thu, chi ngân sách được phân cấp cho Bộ Tài chính nhiều hơn Ngày 27/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị quyết số 186/HĐBT về phân cấp quản

lý cho ngân sách địa phương nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền các cấp trong việc quản lý ngân sách nhà nước, tập trung các nguồn thu đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, phân phối, sử dụng công bằng hợp lý, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, năm 1988 Mục lục ngân sách nhà nước đã được cải tiến, số liệu thu chi ngân sách được tổng hợp, phân tích thống nhất đến Loại, Khoản, Hạng, Mục (theo phân ngành kinh

tế quốc dân cấp 1, cấp 2) Tuy nhiên do hệ thống chính sách, chế độ thu chưa được hoàn thiện, chưa bảo đảm tính tích cực và vững chắc; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi còn thiếu, cách vận dụng chưa thống nhất, mang tính chắp vá nên trong cả 3 khâu của quá trình quản lý ngân sách - lập, chấp hành và quyết toán ngân

Trang 31

- Về quản lý quỹ ngân sách nhà nước

Công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước giai đoạn này được giao cho Ngân hàng chuyên doanh đảm nhiệm Từ 01/4/1989, Ngân hàng Nhà nước thành lập Phòng đại diện tại Ngân hàng chuyên doanh cơ sở để tăng cường quản lý quỹ ngân sách nhà nước Nhờ đó, công tác thanh toán, thu nộp, cấp phát kinh phí ngân sách được cải thiện, công tác điện báo thu, chi, tồn quỹ hàng ngày từ cơ sở về Ngân hàng Nhà nước được kịp thời hơn

Trước yêu cầu tất yếu khách quan về đổi mới quan

hệ giữa Tài chính nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về phương diện quản lý quỹ ngân sách, từ 1/4/1990, Hội đồng Chính phủ đã có quyết định thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quản lý các tài sản quốc gia bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại, đá quý và các ngân quỹ khác của Nhà nước, quản lý các nguồn vay dân, trả nợ dân thông qua công tác phát hành các tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ Việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính đã giúp cho Nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ ngân sách

Trang 32

Giai đoạn từ 1991 đến 1995.

Ngân sách nhà nước giai đoạn này đã có những chuyển biến về chất Chính sách và cơ chế thu ngân sách nhà nước đã có sự đổi mới rất căn bản Hệ thống các luật, pháp lệnh về thuế từng bước được hình thành

và được áp dụng chung cho các thành phần kinh tế Nguồn thu được bao quát hơn, là tiền đề đảm bảo thu ngân sách nhà nước ổn định, tập trung kịp thời để giải quyết các nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư Bên cạnh đó, việc cải cách lại một bước cơ bản bộ máy thu theo hệ thống dọc (hình thành Tổng Cục thuế) thống nhất từ Trung ương đến địa phương đã góp phần cho công tác chống thất thu đạt hiệu quả hơn Cơ cấu chi ngân sách được điều chỉnh để giảm căng thẳng trong cân đối ngân sách Mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra là từng bước hợp lý hoá các khoản chi, loại bỏ những khoản chi mang tính bao biện và bao cấp bất hợp lý Từ đó hỗ trợ quá trình ổn định và phục hồi kinh tế vĩ mô, kiềm chế

Trang 33

+ Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi, bổ sung 3 lần: tháng 9/1991, tháng 7/1993, tháng 10/1995

+ Thuế nhà đất được sửa đổi, bổ sung tháng 7/1992

+ Thuế lợi tức được sửa đổi, bổ sung tháng 7/1993.+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được sửa đổi, bổ sung năm 1994

+ Thuế nông nghiệp được sửa đổi, bổ sung bằng việc ban hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thay thế cho Pháp lệnh thuế nông nghiệp đã ban hành ngày 30/11/1989 và chế độ thu tiền nuôi rừng đối với đất trồng rừng

Nhìn chung các sắc thuế được ban hành đã tạo điều kiện tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần điều tiết một phần thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, ổn định tình hình kinh tế- xã hội

- Kết quả đạt được

Trang 34

Tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa phương (giá hiện hành) tỉnh Tiền Giang năm 1991 là 102,602 tỷ đồng, năm 1995 là 545,275 tỷ đồng Trong những năm đầu mới áp dụng hệ thống thuế, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước rất cao Tính riêng số thu vào ngân sách nhà nước từ thuế và phí đạt đến 73,96% tổng thu ngân sách nhà nước Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân giai đoạn 1991-1995 là 50,14% Tỷ trọng động viên GDP vào ngân sách đạt 11,32% Các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách địa phương là thu xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế nông nghiệp, thu xổ số kiến thiết, thu doanh nghiệp nhà nước.

+ Từ năm 1990, Tiền Giang bước đầu đã thu hút các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thu xí nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là thu thuế tiêu thụ đặc biệt của Liên doanh BGI (nay là Công ty TNHH Foster) Số thu nộp ngân sách các xí nghiệp này phát sinh từ năm 1993, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách giai đoạn 1991-1995 (khoảng 22,34%), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1993-1995

là 20,92%

+ Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ kinh tế địa phương (đạt 22,30%) Thời kỳ này, chính sách thuế

Trang 35

có liên quan xem xét thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Công ty

và cấp giấy phép cho hộ kinh doanh cá thể, hướng dẫn các chủ doanh nghiệp kê khai đăng ký vốn hoạt động, thực hiện mở sổ sách kế toán thống kê và nộp thuế theo quy định Trong công tác quản lý thuế đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương quản lý các hộ kinh doanh; chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật, chống thất thu về doanh thu cũng như thất thu

về hộ…Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có nhiều biến động phức tạp, một bộ phận hộ sản xuất - kinh doanh luôn tìm mọi cách để trốn thuế nên vẫn còn thất thu về

số hộ và doanh số Từ đó, đặt ra cho ngành Thuế cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý đối với các hộ

+ Thuế nông nghiệp là một trong những nguồn thu chủ yếu giai đoạn 1991-1995, chiếm tỷ trọng 15,47% tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương, tốc

độ tăng bình quân hàng năm là 46,73% Thực hiện chủ trương đầu tư đồng bộ theo trình tự ưu tiên có trọng điểm cho vùng lúa xuất khẩu và các chương trình ngọt hoá, khai hoang Đồng Tháp Mười của tỉnh nên diện

Trang 36

+ Thu xổ số kiến thiết chiếm tỷ trọng 13,80% tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương, góp phần tăng vốn đầu tư của ngân sách địa phương hàng năm, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển Trong giai đoạn 1991-1995 thu xổ số kiến thiết đạt khá, doanh thu tiêu thụ đạt từ 85% đến 87% so với doanh thu phát hành Tốc độ tăng thu ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết bình quân giai đoạn 1991-1995 là 44,51%.+ Thu doanh nghiệp nhà nước (giá hiện hành) năm 1991 là 20,603 tỷ đồng, năm 1995 đạt 32,932 tỷ đồng, trong giai đoạn 1991-1995 chiếm tỷ trọng 8,55% tổng thu ngân sách, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10,04% Nguyên nhân số thu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 1991-1995 không cao là do chưa thực hiện việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp nhỏ hoạt động không hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh, hoạt động chưa thích nghi trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường

Trong giai đoạn này, lịch sử tài chính và phát triển doanh nghiệp nhà nước được khắc hoạ bởi hai dấu ấn đặc biệt gắn với hai quá trình, hai nhiệm vụ chủ yếu

Trang 37

và cải cách triệt để cơ chế tài chính cũ, từng bước tạo lập kinh tế tài chính mới cho doanh nghiệp nhà nước

Về chính sách và cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều đổi mới căn bản như Chỉ thị số 316/CT ngày 01/9/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn cho doanh nghiệp nhà nước, Chỉ thị số 138/CT ngày 24/5/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về mở rộng diện trao quyền sử dụng

và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước, Chỉ thị số 332/HĐBT ngày 23/10/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước, Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập giải thể và đăng ký lại doanh nghiệp nhà nước, Quyết định số 202/HĐBT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

b) Về chi ngân sách nhà nước

- Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chi trong giai đoạn này là điều chỉnh giảm và từng bước xoá bỏ các khoản chi mang nặng tính bao biện, bao cấp trên hầu hết các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đặc biệt là tiêu dùng xã hội

Trang 38

bù lỗ, bù giá, bù chênh lệch ngoại thương qua lương, qua tín dụng cho cả khu vực sản xuất và khu vực dịch

vụ Song cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp vẫn chưa được xoá bỏ triệt để, hoạt động của khu vực kinh

tế quốc doanh, bộ máy nhà nước, các hoạt động sự nghiệp chậm thích nghi với cơ chế mới nên chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước Hiệu quả sử dụng vốn nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất rất thấp; các hoạt động sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế…chưa có cơ chế huy động các nguồn ngoài ngân sách

- Tổng chi ngân sách địa phương trong cân đối ngân sách năm 1991 (giá hiện hành) là 90,111 tỷ đồng, năm 1995 là 324,899 tỷ đồng Tốc độ tăng chi ngân sách bình quân giai đoạn 1991-1995 là 39,31%

+ Chi đầu tư phát triển là khoản chi chiếm tỷ trọng tương đối lớn, chiếm 18,83% trong tổng chi ngân sách địa phương, tốc độ tăng bình quân là 39,31% Giai đoạn này, tỉnh tập trung cải tạo và xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình kinh

tế, các ngành mũi nhọn, trọng yếu để làm thay đổi và chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỉnh tiếp tục đầu tư dự án Ngọt hoá Gò Công, khai thác Đồng Tháp Mười, nuôi trồng thuỷ sản ven biển, ven sông, phát triển thuỷ lợi nội đồng, nâng cấp một số tuyến

Trang 39

+ Chi hành chính sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi ngân sách địa phương (54,37%), đã nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu của sự nghiệp kinh

tế, văn hóa, xã hội của địa phương Trong đó:

Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng 19,89% tổng chi ngân sách địa phương, đã góp phần quan trọng trong sắp xếp lại mạng lưới trường lớp và thực hiện phân cấp, nâng cấp hệ thống nhà trường, từng bước xoá bỏ lớp học ba ca, góp phần nâng cao đời sống giáo viên, số lượng học sinh ngày càng tăng.Chi sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng 6,97% tổng chi ngân sách địa phương, đã từng bước nâng cấp trang thiết bị ngành y tế, đảm bảo nâng chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, hoạt động theo hướng dự phòng là chủ yếu, kết hợp y học hiện đại với y học dân tộc, củng cố lại hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương

Chi quản lý hành chính về tương đối có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn là 10,29% trong tổng chi ngân sách địa phương mặc dù Nhà nước

có chủ trương ưu tiên cho đầu tư phát triển và thực hiện chính sách tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước.c) Về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Trang 40

Tiếp theo Nghị quyết số 186/HĐBT ngày 27/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết

số 168/HĐBT ngày 19/5/1992 đã phân giao và sửa đổi các nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ điều tiết cho chính quyền địa phương Một số thay đổi cụ thể như sau:

- Về phân cấp nguồn thu: Nguồn thu được phân thành 3 loại:

+ Những khoản thu cố định dành toàn bộ cho tất

cả các địa phương bao gồm: thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế sát sinh, thuế lợi tức (trừ lợi tức các đơn vị hạch toán toàn ngành), thu từ hoạt động

xổ số kiến thiết, thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch, lệ phí giao thông, thuế tài nguyên rừng, thuế khu vực ngoài quốc doanh ở địa phương, thuế vốn ngân sách của xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý, thu khấu hao của xí nghiệp địa phương, thu sự nghiệp…+ Những khoản thu được quy định để lại ngân sách địa phương theo tỷ lệ % tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chi của từng tỉnh hàng năm là thuế doanh thu và thuế nông nghiệp (tỷ lệ điều tiết được tính chung trên cơ

sở cả 2 khoản thu) Cơ sở xác định tỷ lệ điều tiết 2 khoản thu này là lấy số chi theo nhiệm vụ được giao trừ đi (-) số thu cố định đã để lại 100% cho ngân sách địa phương, chia cho tổng số thu về thuế doanh thu

và thuế nông nghiệp Tỷ lệ này có thể đến 100% tuỳ

Ngày đăng: 06/03/2016, 07:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w