Thiên nhiên rất đặc trưng, nhưng cái gợi nhiều nhớ nhung nhất chính là những ngày gian nan, đắng cay mà tình nghĩa với miếng cơm chấm muối, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng, củ sắn lùi
Trang 1TRƯỜNG THPT ĐỊNH THÀNH
TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I 2014- 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12
Phần I: Đọc- hiểu ( Kiểm tra kiến thức Văn-tiếng Việt)
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh
và sinh viên (như Quang Dũng) Họ chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội Tuy vậy, họ vẫn sống lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác Rời xa đơn vị cũ chưa
bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến Khi được in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986).
c Nội dung
Bao trùm bài thơ là một nỗi nhớ Theo dõi mạch cảm xúc, có thể thấy dòng hồi
ức được mở đầu là những cuộc hành quân gian khổ mà hào hùng (khổ 1), tiếp đến là những kỉ niệm về con người miền Tây nồng ấm mà trữ tình, về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ mà thơ mộng(khổ 2) Nhưng hằn sâu trong tâm trí tác giả vẫn là hình ảnh đoànquân Tây Tiến trẻ trung và ngang tàng, đa cảm, hào hoa,… (khổ 3) Phần kết, có thể coi là khúc vĩ thanh vừa nhắc nhỡ lời hẹn ước thưở đoàn quân Tây Tiến hăm hở lên đường vừa nhắc nhỡ một đoạn đời không thể nào quên của những người trẻ tuổi và không chỉ riêng những người trẻ tuổi mà còn là của chung dân tộc
* Việt Bắc
a Tác giả
Tố Hữu là lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam thế kỉ XX Thơ ông mang đậm chất trữ tình- chính trị, giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, Thơ ông cóảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ bạn đọc
b Tác phẩm
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi Tháng 7/ 1954, Hiệp định Giơ- ne- vơ về Đông Dương được kí kết Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải
Trang 2phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới Một trang sử mới của đất nước được mở ra.
Tháng 10/ 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi,Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô Nhân sự kiện
thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc Bài thơ được in trong tập
thơ cùng tên (1954)
c Nội dung
- Việt Bắc ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Trung
ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về Hà Nội Cuộc sống yên vui dễ làm người ta quên đi những tháng năm kháng chiến gian khổ, dễ quên đi nơi đã đùm bọc chở che cho mình Vào đúng thời điểm nhạy cảm ấy, bài thơ như một lời nhắn gửi chân thành về tình nghĩa và sự thủy chung
- Đoạn trích nằm trong phần một của bài thơ- niềm hoài niệm về một Việt Bắc gian khó và nghĩa tình trong kháng chiến
+ Tám câu đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người
* Bốn câu trên là lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian cội nguồn, nghĩa tình; qua đó thể hiện tâm trạng của người ở lại
* Bốn câu tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng, lưu luyến
+ Tâm trạng bao trùm phần đầu của bài thơ là nỗi nhớ Những kỉ niệm kháng chiến hiện về tươi rói trong hồi tưởng của nhà thơ Niềm hồi tưởng được hình thành từ những câu hỏi- đáp Theo đó, Việt Bắc hiện lên với tất cả những nét đặc trưng, tuy gian nan, vất vả, hi sinh nhưng vẫn ấm nòng tình nghĩa, thủy chung
Với tác giả, nhớ về Việt Bắc điều dễ nhớ nhất là những ngày mưa nguồn suối
lũ, những mây cùng mù Thời gian, không gian mờ trong sương khói hoài niệm Thiên
nhiên rất đặc trưng, nhưng cái gợi nhiều nhớ nhung nhất chính là những ngày gian
nan, đắng cay mà tình nghĩa với miếng cơm chấm muối, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng, củ sắn lùi,…
Đáp lại nghĩa tình của người ở lại, mượn lời của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung
- Bài thơ mang dáng dấp hình thức đối đáp ta- mình của ca dao Tuy nhiên việc
sử dụng hai từ này trong bài thơ là khá linh hoạt Mình có khi chỉ người cán bộ về xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc:
Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Nhưng cũng có khi ta lại chỉ người đi, mình chỉ kẻ ở:
Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Trong trường hợp khác, sự vận dụng hình thức biểu đạt của ca dao còn linh hoạthơn:
Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Có thể nói, việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là
một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối
đáp thực sự giữa người đi và kẻ ở, có khi chỉ là sự phân thân tự vấn của người đi để
Trang 3biệt dùng dằng thương nhớ Sau nữa, nó góp phần làm cho cả một bài thơ dài không bịnhàm chán.
Việt Bắc là một câu chuyện lớn, một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một
cảm nhận mang tính riêng tư Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhỡ sự thủy chung của con người đối với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung
* Đất Nước
a Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam
b Tác phẩm
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu
Trị- Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Đoạn trích
Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề
tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại
c Nội dung
- Đất Nước có thể coi là chương hay nhất trình bày cảm nhận và lí giải của tác
giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của cả bản trường ca, đó là
tư tưởng “Đất nước của nhân dân” Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của
tác giả là khá chặt chẽ nhưng cũng lại rất phóng túng Đoạn thơ mở đầu bằng những lời độc thoại say sưa định nghĩa về đất nước Tiếp đó là sự hình dung về đất nước qua chiều dài thời gian- lịch sử, qua bề rộng của không gian- lãnh thổ địa lí và chiều sâu văn hóa- phong tục, lối sống, tính cách của người Việt Nam, với một niềm tự hào sâu
sắc Từ ba bình diện này, nhà thơ hướng đến tư tưởng chủ đạo: “Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” Mạch cảm xúc và suy tư trôi chảy một cách tự nhiên, vừa chặt chẽ
vừa đầy nhiệt hứng, đồng thời có những vang động sâu xa
- Trong phần đầu của đoạn trích, bằng hình thức trữ tình- chính luận, nhà thơ đãtìm cách định nghĩa, tìm cách cảm nhận về đất nước bằng cổ tích, bằng ca dao Lời thơthoát khỏi những khái niệm khô khan để trở thành một cuộc chuyện trò gần gũi, than mật mà bay bổng Mức độ đậm đặc của các chất liệu lấy từ cổ tích, truyền thuyết, ca dao, dân ca, huyền thoại,… tạo cho đoạn thơ một âm hưởng đầy quyến rũ Những câu thơ như:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”
gần gũi biết bao!
Đoạn thơ làm mờ đi khái niệm đất nước là của các vương triều Ngay từ lúc sơ khai, nó đã là của Nhân dân Định nghĩa đất nước bằng các chất liệu văn hóa dân gian,
đó là một dụng ý của Nguyễn Khoa Điềm bởi văn hóa dân gian là của nhân dân Cách
Trang 4định nghĩa là một sự khám phá mới mẻ, độc đáo tạo ra sự cuốn hút thật hấp dẫn và thú
vị đối với người đọc
Định nghĩa về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã chạm được vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhất nhưng cũng lại gần gũi và than thiết nhất đối với mỗi người Nó gợi cho ta những suy ngẫm về quá khứ, về long tự hào dân tộc Và cũng bởithế, nó thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, nhân dân trong mỗi chúng ta
- Phần sau của đoạn trích, từ “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết, tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” Trong phần này, tư tưởng
ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả vềđịa lí, lịch sử và văn hóa của đất nước:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chin mươi chin con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng song xanh thẳm
Những học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên”
Quả là những phát hiện rất mới về thiên nhiên đất nước Trong cách nhìn của nhà thơ, thiên nhiên, tạo hóa không phải chỉ là xuất phát điểm của những câu chuyện đầy chất huyền thoại, mà chính những câu chuyện về tâm hồn, số phận của con người trong quá khứ làm cho những danh thắng kia có hồn, làm cho chúng sống mãi Cái nhìn rất thơ của tác giả đi đến một khái quát đầy thấm thía:
“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời hóa núi sông ta…”
Tiếp nối những câu thơ khám phá độc đáo về thiên nhiên là những câu thơ khám phá vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Việt Nam, cũng như vai trò, vị trí của con người Việt Nam trong lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước Đó là những con người yêu thương sâu sắc, thủy chung, tình nghĩa; những con người cần cù trong lao động,
anh hùng trong chiến đấu; là những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng chính
họ đã làm ra Đất Nước Họ là những người âm thầm làm nên lịch sử, âm thầm gìn giữ
những nét văn hóa của dân tộc
Từ những khái quát giản dị nhưng đầy tính nhân văn, tác giả khẳng định:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Đó là một chân lí Một chân lí đã được nhận thức trong suốt quá trình phát triểnlâu dài của lịch sử nhưng chỉ đến văn học Việt Nam hiện đại, nó mới đạt đến đỉnh cao, mới cất lên thành tuyên ngôn đầy nhiệt hứng và vang động sâu xa
d Nghệ thuật
Làm nên sự thành công của đoạn trích Đất Nước, ngoài sự độc đáo đầy phóng
túng của thể thơ tự do còn phải kể đến tài năng của Nguyễn Khoa Điềm trong việc tiếpthu và sử dụng những chất liệu văn hóa, văn học dân gian Bài thơ là sự hòa hợp một cách thật là nhuần nhuyễn giữa hình thức thơ tự do với các chất liệu từ ca dao, cổ tích, huyền thoại,…
e Chủ đề
Bằng sự vận dụng đầy sáng tạo hình thức thơ tự do và vốn văn hóa dân gian, tác
giả đoạn trích Đất Nước quy tụ mọi cảm nhận, mọi cái nhìn, vốn tri thức cũng như
Trang 5những trải nghiệm cá nhân của người nghệ sĩ để làm nên một tuyên ngôn về tư tưởng
“Đất Nước của Nhân Dân”
* Sóng
a Tác giả
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại Người yêu thơ mệnh danh chị là “Nữ hoàng của thi ca tình yêu” Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường
b Tác phẩm
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền
(Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Quỳnh Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)
- Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu Có thể hình dung rất
rõ điều đó qua các cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình được biểu hiện trực tiếp
bằng hình tượng sóng.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
giúp người đọc hình dung về hình ảnh một người con gái đang yêu tự bộc bạch tình
cảm một cách táo bạo Từ chuyện của sóng, câu thơ chuyển tự nhiên sang chuyện tình yêu, từ chỗ là đối tượng để cảm nhận, sóng giờ đây trở thành đối tượng để người con
gái đang yêu giãi bày suy tư Dòng suy tư bắt đầu bằng nỗi băn khoăn, trăn trở, khát khao tìm đến ngọn nguồn của tình yêu Nhưng thiên nhiên bí ẩn đôi khi còn có thể cắt nghĩa được chứ
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng ý nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”
(Vì sao- Xuân Diệu) Không tìm được ngọn nguồn, nguyên nhân của tình yêu, em tìm về để vừa trăn
trở, vừa say sưa với những cung bậc tình yêu muôn thuở, đó là nỗi nhớ, là sự thủy chung Phần hai của bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc và tinh tế tình yêu của một trái tim phụ nữ Ở đó, có sự đam mê, khao khát nhưng đẹp nhất là sự dâng hiến- vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ đang yêu
- Bốn câu thơ:
“ Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa”
nói về một quy luật: Cuộc sống tuy là “dài”, là “rộng”, nhưng thời gian không ngừng trôi còn đời người thì hữu hạn và mỗi người phải ý thức được sự hữu hạn của mình Thế nhưng đó là cuộc sống, là vấn đề của cuộc sống Còn tình yêu đích thực thì trong hoàn cảnh nào, nó cũng vượt qua mọi trở ngại để đi đến đích:
“ Như biển kia dẫu rộng
Trang 6Mây vẫn bay về xa”.
d Nghệ thuật
Sóng được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ngắt khổ không đều nhau, nhịp thơ
cũng khá đa dạng và linh hoạt, nhờ thế mà bài thơ có những nét hồn nhiên Tuy vậy, giọng điệu chủ đạo của bài thơ là giọng điệu tha thiết, chân thành, có ít nhiều sự phấp phỏng, lo âu Bài thơ là nhịp trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng của Xuân Quỳnh
b Tác phẩm
Bài thơ Đàn ghita của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích là một trong
những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: P G Lor-ca
- Trong nửa cuối bài thơ, tác giả suy tưởng về sức sống kì diệu của thơ Lor- ca nói riêng và sự trường tồn của nghệ thuật chân chính nói chung
- Hình tượng cây đàn, tiếng đàn trong bài thơ gắn liền với hình tượng Lor- ca vàmang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc Nó nói lên tiếng lòng của Lor- ca trước cuộc sống, trước thời đại, đồng thời thể hiện tâm hồn, số phận của người nghệ sĩ Tiếng đàn bất tửnhư sức sống kì diệu của thơ Lor- ca
d Nghệ thuật
- Về mặt cấu trúc: Bài thơ có cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc Dòng thơ
“li- la li- la li- la” là một sự kết hợp trực tiếp âm nhạc với thơ Nhất là khi dòng thơ ấy
đặt vào chỗ kết thúc bài thơ, như là một sự ngân vang
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa lãng mạn trữ tình và bi tráng, giữa âm thanh và màu sắc, giữa liền mạch và đứt quãng,… để diễn
tả cảm xúc
- Nghệ thuật tượng trưng được sử dụng với tần số cao Tác giả sử dụng những hình ảnh tượng trưng của đất nước Tây Ban Nha làm bối cảnh cho sự xuất hiện của
Trang 7Lor- ca (áo choàng đỏ gắt, đàn ghita), những hình ảnh tượng trưng về khát vọng tự do,
về nỗ lực cách tân nghệ thuật và cuộc đời bi tráng của Lor- ca:
“bầu trời cô gái ấy tiếng ghita nâu giọi nước mắt vầng trăng đường chỉ tay đã đứt,…”
e Chủ đề
Qua hình tượng Lor- ca và tiếng đàn ghita, tác giả diễn tả cái chết bi tráng đột ngột của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật, đồng thời bày tỏ nỗi tiếc thương, sự đồng cảm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi
và sự nghiệp Lor- ca
2 Văn chính luận: Tuyên ngôn độc lập
a Quan điểm sáng tác
- Coi văn nghệ là một vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng;
Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
- Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm
b Phong cách nghệ thuật
- Văn chính luận:
+ Ngắn gọn, tư duy sắc sảo
+ Lập luận chặt chẽ, lí luận đanh thép
+ Bằng chứng xác thực giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp
- Tuyện và kí:
+ Hiện đại, giàu tính chiến đấu
+ Nghệ thuật trào phúng sắc bén, thâm thuý (phương Đông), hài hước, hóm hỉnh (phương Tây)
d Nội dung
* Cơ sở pháp lí:
- Khẳng định quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con
người và các dân tộc
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp:
+ Nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo
Trang 8+ Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra quyềnbình đẳng, tự do của các dân tộc.
* Cơ sở thực tế:
- Tội ác 80 năm:
+ Đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
+ Vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt, man rợ của Pháp.
- Tội ác trong vòng 5 năm (1940 - 1945)
+ Bán nước ta hai lần cho Nhật
+ Thẳng tay khủng bố Việt Minh
* Tuyên bố độc lập
- Tuyên bố thoát li hẳn quạn hệ thực dân với Pháp
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam
- Nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc
e Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm
- Giọng văn linh hoạt (hùng biện, trữ tình)
f Chủ đề
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị
luận bất hủ: Tuyên bố xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, chấm dứt hơn
80 năm cai trị của thực dân Pháp ở nước ta và mở ra kỉ nguyên tự do, độc lập của dân tộc
g Câu hỏi
Câu hỏi 1 Giải thích vì sao mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh lại
trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự
do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp.
Câu hỏi 2 Việt Minh và thực dân Pháp, ai trung thành, ai phản bội Đồng minh,
ai xứng đáng là chủ nhân chân chính của Việt Nam? Bản Tuyên ngôn Độc lập đã làm
sáng tỏ những câu hỏi ấy bằng những lời lẽ vừa đanh thép, hung hồn, vừa thấu tình đạt
lí như thế nào?
Gợi ý trả lời.
- Trong bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự phản bội Đồng minh của thực dân Pháp Cụ thể là Pháp đã đầu hàng phát xít Nhật, Pháp đã từ chối liên kết với Việt Minh chống Nhật Không những thế, Pháp còn khủng bố Việt Minh
- Trong khi đó Việt Minh lãnh đạo nhân dân chống Nhật Chúng ta đã giành lại độc lập từ tay Nhật, chúng ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ để lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa
Trang 9- Với lập luận chắc chắn và dẫn chứng cụ thể, Hồ Chí Minh thuyết phục Đồng
minh công nhận quyền tự do, độc lập của Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
3 Tùy bút: Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
* Người lái đò sông Đà.
a Tác giả
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời
kì xây dựng chủ nghĩa xã hội Ông là một trong số các nhà văn giàu cá tính Những trang văn của ông bao giờ cũng mang một màu sắc riêng rất dễ nhận, đó là nét tài hoa, uyên bác
b Tác phẩm
Người lái đò sông Đà được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960) Viết trong
thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958 vừa để thỏa mãn thú phiêu lãng, vừa tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên
và chất vàng mười “thứ vàng mười được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động
và chiến đấu vùng Tây Bắc trong thực tiễn cuộc sống mới Người lái đò Sông Đà đã
khẳng định: ông lái đò Lai Châu là hình tượng trung tâm của bài viết
Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, 1982 khi cho in lại trong tập hai bộ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên bài thành Người lái đò sông Đà.
c Nội dung
- Sông Đà hung bạo với những thác nước độc dữ, nham hiểm, những cái hút nước sẵn sang nuốt chửng thuyền bè và nhất là thạch trận sông Đà với bao nhiêu tướng
dữ, quân tợn rình rập “tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ”.
- Sông Đà không chỉ dữ dằn, hung bạo mà còn tràn đầy vẻ thơ mộng, trữ tình
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
- Người lái đò sông Đà là một lao động bình thường, nhưng là nghệ sĩ trong lao động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thủy chiến thường xuyên với thác nước sông Đà Đó là một con người bình thường, hiền lành Đó là một con người dũng cảm, say mê sông nước Ông luôn luôn bình tĩnh, ung dung đối đầu với những khó khăn nguy hiểm Ông khôn ngoan, vượt qua mọi cảm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền
về đích an toàn Khi chở đò, ông là nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba Kết thúc công việc, ông lại là một người bình thường, làm công việc bình thường là chở đò trên sông
d Nghệ thuật
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…
e Chủ đề
Qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và thơ mộng, người lái đò bình dị mà dũngcảm, tài hoa, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc của Tổ quốc
f Câu hỏi
Trang 10Câu hỏi 1 Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà?
Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện ấy?
+ Nghệ thuật trùng điệp và bút pháp trữ tình đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ
nét trữ tình của con sông “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”
+ Sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác, con thuyền, người lái đò,… Qua ngòi bút của nhà văn, cuộc vượt thác như một trận thủy chiến,…
* Ai đã đặt tên cho dòng sông?
a Tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp
từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…Tất cả được thể hiện trong lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa
b Tác phẩm
Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là tác phẩm xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc
Tường được viết năm 1981, in trong tập sách cùng tên Bài kí gồm ba phần, đoạn trích trong SGK nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm
c Nội dung
Thủy trình của Hương giang
- Ở nơi khởi nguồn: Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản
trường ca của rừng già, là cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, là người mẹ phù
sa của một vùng văn hóa xứ sở
- Đến ngoại vi TP Huế: Sông Hương như người gái nằm ngủ mơ màng giữa
cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến dánh thức Thủy trìnhcủa Sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu
cổ tích
- Đến giữa TP Huế: Sông Hương như tìm được chính mình vui hẳn lên…mềm
hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu Nó có những đường nét tinh
tế, đẹp như điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…
- Trước khi từ biệt Huế: Sông Hương giống như người tình dịu dàng và chung
thủy Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lờithề trước lúc đi xa…
Dòng sông của lịch sử và thi ca
- Trong lịch sử: Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao
chiến công oanh liệt của dân tộc
Trang 11- Trong đời thường: Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái
dịu dàng của đất nước
- Trong thi ca: Là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
d Nghệ thuật
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa
- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm
- Câu văn giàu nhạc điệu
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả
e Chủ đề
- Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương;
- Bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương
có thể tác giả muốn khẳng đinh: chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông”
- Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm
mục đích:
+ Lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông: sông hương, sông thơm + Nói lên khát vọng của con người muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắpvăn hóa và lịch sử cho quê hương đất nước
+ Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này, niềm tự hào về quê hương Mặt khác không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông
Câu 2 Đa tình và mê đắm là một nét riêng trong cách viết kí của Hoàng Phủ
Ngọc Tường Anh (chị) hãy dẫn ra hai chỗ tác giả ví von khi tả sông Hương ở thượng
nguồn và sông Hương chảy qua thành phố Huế ở bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”
Gợi ý trả lời.
Đa tình và mê đắm là một nét riêng trong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường Ta thử lắng nghe tác giả ví von khi tả sông Hương ở thượng nguồn và sông
Hương chảy qua thành phố Huế ở bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
- “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”.(Thượng nguồn).
- “Giáp mặt thành phố ….sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ …dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” (khi vào thành phố).
Câu 3 Thông qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường muốn nhắn gửi đến bạn đọc điều gì?
Gợi ý trả lời.
- Khi đứng trước một dòng sông văn hoá rất cần đến một tư thế và tâm thế văn hoá của con người Hãy biết đánh động tình yêu trong tâm hồn mình trước dòng sông