ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II ( Lớp 11) Phần I: VĂN HỌC Bài1: VỘI VÀNG ( Xuân Diệu) - Nội dung: + Nhà thơ phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp kỳ diệu, rạo rực, đắm say của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là: hương sắc của hoa đồng nội, lá non tơ trên cành, ong bướm dập dìu, tiếng chim hót khúc tình si… + Nhà thơ nhận thức được : con người không thể sống mãi để hưởng lạc thú nên phải vội vàng tận hưởng mùa xuân và tình yêu + Nhà thơ thực hành cho lẽ sống “vội vàng”: chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, toàn tâm, toàn trí, toàn hồn để hưởng thụ cuộc đời - Nghệ thuật: + Kết hợp cảm xúc và lí luận + Hình ảnh thơ độc dáo, sáng tạo + Ngôn từ mới lạ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt Bài 2: ĐÂY THÔN VỸ DẠ ( Hàn Mặc Tử) - Nội dung: + Cảnh ban mai ở thôn Vỹ thơ mộng, tinh khôi, thanh khiết hài hòa với vẻ đẹp phúc hậu. duyên dáng của người con gái xứ Huế khiến nhà thơ khát khao được trở về thắm chốn cũ, khát khao được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hữu tình của thôn Vỹ trong khoảnh khắc hừng đông ( Khổ 1) + Cảnh hoàng hôn nhuốm màu sắc chia lìa, hắt hiu vừa như trong cõi thực, vừa như trong cõi mộng khiến nhà thơ đau đớn, khắc khoải mong ước tìm được tri âm, trông chờ có vị cứu tinh để giải thoát cho thi nhân khỏi cuộc chia lìa với cuộc đời đang đến rất gần ( Khổ 2) + Bóng dáng người xa ngày càng xa vời khiến thi nhân ngày càng hoài nghi về tình yêu, tình đời nhưng vẫn cháy bỏng niềm hy vọng gắn kết với cuộc đời dù đầy nỗi mặc cảm, xót xa. ( Khổ 3) - Nghệ thuật: + Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, từ phiếm chỉ + Nghệ thuật so sánh, bút pháp lấy động tả tĩnh. + Hình ảnh thi vị, độc đáo, hòa quyện thực và ảo. Bài 3: CHIỀU TỐI ( Hồ Chí Minh) - Nội dung: + Cảnh thiên nhiên miền sơn cước khi chiều xuống mang vẻ mệt mỏi, cô đơn nhưng rất ung dung, tự do. Cảnh vừa tương đồng vừa tương phản vói cảnh ngộ và tâm trạng của nhà thơ → Chứng tỏ bản lĩnh, phong thái ung dung, tự tại và tâm hồn yêu thiên nhiên của người chiến sĩ CM ( 2 câu đầu) + Cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây rất bình dị. khỏe khắn, tự tin đã đem đến cho người tù hơi ấm, niềm vui → Thể hiện sự quan tâm , gắn bó với nguồi lao động của HCM. ( 2 câu sau) + Sự vận động tự nhiên của thời gian ( Chiều chuyển dần vào tối và xuất hiện ánh sáng của lò than hồng) → Khẳng định quan điểm CM và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước của HCM. - Nghệ thuật: + Bút pháp chấm phá cổ điển kết hợp với tinh thần “thép” của thơ CM + Từ ngữ cô đọng, hàm súc + Thủ pháp đối lập, điệp ngữ liên hoàn… Bài 4 : TỪ ẤY ( Tố Hữu) - Nội dung: + Diễn tả niềm vui lớn khi nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng, sự chuyển biến lớn trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.( Khổ 1) + Nhà thơ nhận thức đúng về lẽ sống của ngườ cánh mạng, tự nguyện sống chan hòa với mọi người để chia sẻ, đồng cảm hợp thành sức mạnh tập thể. ( Khổ 2) + Tự nhận mình là thành viên của đại gia đình cần lao để giác ngộ, giáo dục quần chúng đấu tranh giải phóng kiếp lầm than, giải phóng đất nước. ( Khổ 3) - Nghệ thuật: + Hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng ( Nắng hạ, mặt trời chân lí …) + Động từ mạnh ( Bừng, chói , buộc …) nhấn mạnh sự chuyển biến lớn trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm. + Nhịp điệu thơ, giọng thơ sảng khoái, hăm hở. Bài 5: VỀ LUÂN LÝ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA ( Trích “ Đạo đức và luân lý Đông Tây – Phan Châu Trinh) - Cần trả lời đúng: + Nguyên nhân khiến nước ta chưa có luân lí xã hội + Giải pháp để xây dựng luân lý xã hội Bài 6: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA ( Trích – Hoài Thanh) - Cần hiểu được: + Nguyên tắc xác định tinh thần của thơ mới và thơ của Hoài Thanh + Nguyên nhân để Hoài Thanh xác định các nguyên tắc đó Phần II: TIẾNG VIỆT Bài1: NGHĨA CỦA CÂU - Thế nào là nghĩa sự việc, nghĩa tình thái? - Nhận biết và phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu - Đặt câu có 2 thành phần nghĩa Bài 2: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT - Khái niệm loại hình ngôn ngữ - Đặc điểm loại hình tiếng Việt - Nhận biết và phân tích đặc điểm loại hình tiếng Việt qua một số ví dụ. - Đặt câu biểu thị đặc điểm loại hình tiếng Việt CẤU TRÚC ĐỀ THI Câu 1 ( 1,5 điểm) Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt - Kiểm tra kiến thức ( Khái niệm, đặc điểm) - 0,75 điểm - Bài tập vận dụng - 0,75 điểm Câu 2 ( 1,5 điểm) Kiểm tra kiến thức văn học ( Nội dung kiểm tra nằm trong các văn bản đã giới hạn) Câu 3 ( 7 điểm) Làm văn: Cảm nhận, phân tích đoạn trích, tác phẩm văn học. - Yêu cầu: + Học thuộc các văn bản thơ đã giới hạn. + Nắm vững những đặc sắc về ND và NT trong đoạn thơ hoặc bài thơ. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II ( Lớp 11) Phần I: VĂN HỌC Bài1: VỘI VÀNG ( Xuân Diệu) - Nội dung: + Nhà thơ phát hiện và. điểm) - 0,75 điểm - Bài tập vận dụng - 0,75 điểm Câu 2 ( 1,5 điểm) Kiểm tra kiến thức văn học ( Nội dung kiểm tra nằm trong các văn bản đã giới hạn) Câu 3 ( 7 điểm) Làm văn: Cảm nhận, phân tích. về thắm chốn cũ, khát khao được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hữu tình của thôn Vỹ trong khoảnh khắc hừng đông ( Khổ 1) + Cảnh hoàng hôn nhuốm màu sắc chia lìa, hắt hiu vừa như trong cõi thực, vừa như