1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC Ở RẠCH GIÁ

31 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 612 KB

Nội dung

Hạ tầng xã hội ngày thêm đổi mới: các ngành y tế, giáo dục đào tạo, du lịch,dịch vụ đã chú trọng phát triển thêm chiều sâu, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạonâng cao trình độ chuyê

Trang 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

THỊ XÃ RẠCH GIÁ1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Rạch Giá là một đô thị nằm sát biển ở phía đông của vịnh TháiLan Tọa độ địa lý 100 vĩ Bắc, 1050 kinh độ Đông Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyệnTân Hiệp và Hòn Đất; Đông Nam và Nam giáp huyện Châu Thành; Phía Tây làvịnh Rạch Giá

Theo quy hoạch của viện Quy Hoạch Tổng Hợp - Bộ Xây Dựng thì Thànhphố Rạch Giá nay trải dài từ thị xã Rạch Giá cũ ở phía Bắc tới thị trấn Rạch Sỏiphía Nam chiều dài khoảng 10 km Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là97,74km2 chiếm 1,00% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số Thành phố có 199.896người, chiếm 12,0% dân số toàn tỉnh (số liệu thống kê năm 2002) mật độ dân số

2045 người/km2, lớn gấp 8,1 lần so với mật độ dân số toàn tỉnh

Là thủ phủ của tỉnh Kiên Giang, nằm giữa các vùng kinh tế trọng điểm củatỉnh: Phía Bắc giáp khu kinh tế Kiên Lương - Hà Tiên, phía Nam giáp vùng lúa caosản Tân Hiệp - Giồng Riềng - Gò Quao và khu công nghiệp Minh Lương - Tắc Cậu,Phía Tây là vùng hải sản Phú Quốc-Kiên Hải Thành phố Rạch Giá còn là đầu mốigiao thông quan trọng của tỉnh, có quốc lộ 80 chạy qua, nằm tiếp giáp sân bay RạchSỏi

Với vị trí địa lý thuận lợi, thị xã Rạch Giá giữ vai trò trung tâm văn hoá, kinh

tế, chính trị của tỉnh Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Thành phốRạch Giá chiếm 40% so với toàn tỉnh GDP bình quân đầu người thuộc khu vực nộithị đạt gần 500 USD cao gấp hơn 1,4 lần so với mức bình quân toàn tỉnh

1.1.2 Địa hình

Thành phố Rạch Giá có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 0,2m - 0,4mthấp dần về phía Tây Nam Do địa hình lại nằm tiếp giáp biển nên khu vực này bịảnh hưởng của nước mặn, nguồn nước bị nhiễm mặn, mùa lũ thường bị úng lụt

Trang 2

Hình 2.1: Bảng đồ hành chính Thị xã Rạch Giá

Trang 3

( Nguồn: Niên giám thống kê 2002-Cục Thông Kê Kiên Giang)

Bảng 1.2: Số giờ nắng các tháng trong năm

Trang 4

SỐ GIỜ NẮNG TRONG NĂM

NUMBER OF ANNUAL SUNSHINE HOURS (Trạm Rạch Giá - RachGia Station)

( Nguồn: Niên giám thống kê 2002-Cục Thống Kê Kiên Giang)

Qua bảng 1.2 cho thấy nhiệt độ bình quân hàng năm của Thị xã Rạch Giá từ

27 - 27,50C, số giờ nắng trung bình xấp xỉ 2400 giờ/năm Với nhiệt độ này thì đây

là điều kiện tốt để vi sinh vật sinh sống và phát triển, từ đó giúp phân huỷ nhanh cácchất ô nhiễm đặt biệt là các chất hữu cơ

b Chế độ mưa

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều nhất là tháng 8, mùakhô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau

Bảng 1.3: Tổng lượng mưa trung bình các tháng trong các năm

LƯỢNG MƯA TRONG NĂM

Annual rainfall (Trạm Rạch Giá - RachGia Station)

mm

Trang 5

( Nguồn: Niên giám thống kê 2002-Cục Thống Kê Kiên Giang)

Lượng mưa trung bình trong các năm giao động từ 1826,2mm - 3055,6mm,lượng mưa cao thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10 hàng năm

c Độ ẩm

Độ ẩm không khí là thông số có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ không khí vàchế độ mưa hàng năm Trong những năm có lượng mưa tương đối nhiều thì độ ẩmkhông khí cao và ngược lại

Bảng 1.4: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm

ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH

Average relative humidity (Trạm Rạch Giá - RachGia Station)

Trang 6

Các hướng gió trong năm của Thành phố Rạch Giá nói chung và của

ĐBSCL nói riêng điều chịu ảnh hưởng bởi 3 hướng gió chính: Tây-Tây Nam, ĐôngBắc và Đông Nam Hướng gió Tây-Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10,gió thổi từ vịnh Thái Lan mang nhiều hơi nước, gây nhiều mưa Hướng gió ĐôngBắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, gió thổi từ lục địa gây khô và lạnh.Hướng gió Đông Nam hoạt động từ tháng 2 đến tháng 4, thời gian này không khíkhô và nóng

e Đặc điểm Kênh Rạch Giá, kênh Ông Hiền, Rạch Sỏi và Vịnh Rạch Giá

- Vịnh Biển Rạch Giá:

Biển Vịnh Rạch Giá có chế độ bán nhật triều khá điều hoà Chế độ mực nướcbiển đặc trưng trung bình theo quan trắc: Cao nhất +0,95m; Thấp nhất: -0,55m;Chênh lệch giữa đỉnh triều và chân triều là 1,14m

- Kênh Rạch Giá-Long Xuyên:

Nằm ở phía Bắc dài 60km, chiều rộng khoảng 50m, chiều sâu H= 3-5m; lưulượng mùa mưa khoảng 125m3/s và lưu lượng mùa khô khoảng 47m3/s

- Kênh Rạch Sỏi:

Nằm phía Nam dài 60km, chiều rộng khoảng 50m; lưu lượng mùa mưakhoảng 100m3/s và lưu lượng mùa khô khoảng 47m3/s

- Kênh Ông Hiền- Xáng Mới:

Chạy dọc từ bắc xuống Nam nối liền hai kênh nói trên, rộng khoảng 30m

Trang 7

Nhìn chung khí hậu Thành phố Rạch Giá có những thuận lợi cơ bản cho việcxây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh như: nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao thích hợpcho vi sinh vật sinh sống và phát triển giúp phân giải nhanh chất ô nhiễm Tuynhiên, do ở cuối nguồn nên về mùa lũ thường xảy ra úng ngập, về mùa khô bị mặntràn vào sâu trong đất liền.

1.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ

1.2.1 Hiện trạng dân số

Thành phố Rạch Giá có 9 phường, 1 xã Theo báo cáo thống kê năm 2002 thị

xã Rạch Giá có 39.195 hộ, 199.896 người Trong đó số hộ khu vực nội thị khoảng31.500 hộ, 160.660 người chiếm 80%, số hộ khu vực ngoại thị 7.695 hộ, 39.236người chiếm 20%

Nội thị

Ngoại thị

142.98533.697

146.36935.041

152.72537.021

155.37037.898

158.01538.431

160.66039.236

Tỷ lệ tăng tự nhiên 11,7 11,68 11,64 11,6 11,55 11,5

( Nguồn: Niên giám thống kê 2002-Cục Thống Kê Kiên Giang)

Dự báo dân số của Thành phố Rạch Giá giai đoạn 2005-2015 như sau:

Bảng 1.6: Dự báo dân số Thị xã Rạch Giá 2005-2015

Trang 8

Khu vực nội thị 160.660 167.900 180.000 193.000Khu vực ngoại thị 39.236 41.007 43.980 50.168

1.3 ĐIỆU KIỆN KINH TẾ

1.3.1 Hiện trạng kinh tế Thị xã Rạch Giá

Phát huy thế mạnh của Thành phố, tiếp tục tăng cường chính sách đổi mớicủa tỉnh, trong những năm gần đây Thị xã Rạch Giá đã có những biến đổi trên nhiềulỉnh vực kinh tế - xã hội

GDP trên địa bàn Thành phố năm 1994 đạt 752 tỷ đồng, năm 1996 đạt 937 tỷđồng, năm 1997 đạt 975 tỷ đồng, năm 1998 đạt 1184 tỷ đồng, năm 1999 đạt1126,12 tỷ đồng, năm 2000 đạt 1400 tỷ đồng (giá năm 1994) Nhịp độ tăng trưởngkinh tế tính theo GDP trên địa bàn Thị xã tăng bình quân hàng năm gần 10% (cáckhối cao như công nghiệp, hải sản và xây dựng) Một số ngành kinh tế mũi nhọnnhư: đánh bắt và chế biến thuỷ sản sẽ tạo cơ hội thuận lợi để các ngành dịch vụphục vụ công nghiệp đánh bắt và chế biến thuỷ sản phát triển nhanh Đáng chú ý làcác ngành cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp sản xuất nước đá,các dịch vụ cung cấp công cụ lao động trong đánh bắt hải sản và dịch vụ phục vụđời sống hằng ngày của người đi biển

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố có sự chuyển đổi theo hướng tăng tỷtrọng của ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng của ngành dịch vụ Tuy nhiên, mức

độ thay đổi không lớn lắm nhưng đã làm cơ cấu kinh doanh có hướng quy hoạch lại

để có hiệu quả cao hơn

Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa, mởrộng nâng cấp phù hợp sử dụng trước mắt và lâu dài Hệ thống giao thông đường

bộ, đường thuỷ phát triển cả về số lượng và chất lượng 97 đường phố, gần 60 kmđường bộ đã được sửa chữa, có thêm những chuyến tàu chở khách cao tốc Thànhphố đi Phú Quốc, đi Kiên Hải, đi các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận Sân bayRạch Sỏi đã được sửa chữa tăng thêm các chuyến bay, bưu chính viễn thông pháttriển với tốc độ nhanh, xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới bưu chính viễn thông hiện

Trang 9

đại phục vụ thông tin, bưu chính nhanh chính xác của Thành phố và toàn tỉnh, hệthống cấp điện, cấp nước đã và đang được sửa chửa nâng cấp, hệ thống lưới điệntrung thế quốc gia 15kV lên 30kV, mở rộng hệ thống cung cấp nước từ 15.000m3

/ngày lên 30.000m3/ngày

Hạ tầng xã hội ngày thêm đổi mới: các ngành y tế, giáo dục đào tạo, du lịch,dịch vụ đã chú trọng phát triển thêm chiều sâu, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạonâng cao trình độ chuyên môn, giải quyết khó khăn bức xúc trong đời sống sinhhoạt của nhân dân, của cộng đồng và phục vụ du khách đến Thành phố Rạch Giá vàtỉnh Kiên Giang

1.3.2 Dự báo sự phát triển kinh tế của Thành phố Rạch Giá đến năm 2010

- Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng sảnphẩm trên địa bàn đạt mức tăng trưởng trung bình 10 - 12% thời kỳ 2000-2005 và

ổn định ở mức 10% trong giai đoạn 2005 - 2010

- GDP năm 2000 đến 2010 đạt mức bình quân đầu người từ 600 - 850 USD

và 1200 - 1600 USD sau năm 2010

- Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng với nhịp độ tăng trung bình hàngnăm từ 20 - 25% trong năm và 15 - 20% trong 10 năm tiếp theo

- Tích cực các biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp,thương mại, khai thác hải sản, dịch vụ và du lịch

1.3.3 Qui hoạch phát triển Thành phố Rạch Giá đến sau năm 2010

Theo tài liệu qui hoạch chung Thành phố Rạch Giá do xí nghiệp thiết kế quihoạch xây dựng Công ty Tư vấn xây dựng Tổng hợp Bộ Xây dựng lập năm 1991 vàđiều chỉnh năm 1997 bao gồm việc qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch đầu tư cho hạtầng kỹ thuật và dịch vụ công ích đến 2015 thì qui hoạch của Thành phố Rạch Giáđược chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn I (đến năm 2005) hoàn thiện đô thị trên khu vực hiện trạng gần1917,86ha, trong đó thực hiện cải tạo và phát triển nhà ở, nâng cấp và hoàn thiện hệthống hạ tầng kỹ thuật đô thị, bổ sung các công trình công cộng phục vụ đáp ứngnhu cầu đời sống cho dân cư thị xã

- Thực hiện dự án lấn biển

Trang 10

- Thực hiện giải tỏa bờ sông.

- Mở rộng và nâng cấp tuyến đường Ngô Quyền, đường An Hoà, đường LạcHồng, xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường theo qui hoạch để đáp ứng nhu cầugiao thông đô thị

- Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng cho các khu dân cưđang phát triển ở các phường

- Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng cho các khu côngnghiệp tập trung: Bắc Vĩnh Thanh, An Hoà, Rạch Sỏi để tạo điều kiện thu hút đầu

tư khuyến khích phát triển sản xuất

+ Giai đoạn II (đến năm 2015) xây dựng hoàn chỉnh đô thị có qui mô đất đai2420ha, qui mô dân số ≥ 250.000 người với đầy đủ các khu vực chức năng, cáctrung tâm và hệ thống kỹ thuật hạ tầng đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3

Trang 11

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI

THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ2.1 HIỆN TRẠNG RÁC THẢI

2.1.1 Nguồn gốc và thành phần rác thải

a Nguồn gốc rác thải

Theo báo cáo của Công ty công trình đô thị Rạch Giá (2002), rác thải củaThị xã được thải ra từ các hộ gia đình (160.660 người), các chợ hàng ngày, nhàhàng, khách sạn, các cơ quan, trường học, bệnh viện, đường, hè phố và các hộ kinhdoanh Nguồn gốc rác thải được tổng hợp theo bảng 3.1:

Trang 12

kiện sống Song thành phần định tính hầu như không thay đổi và bao gồm các thànhphần sau:

- Chất hữu cơ (thức ăn thừa, rau, củ, quả, lá cây…) chiếm tỷ lệ 72,52%

- Chất thải có thể tái chế lại (giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, ) chiếm tỷ lệ17,89%

- Vật liệu trơ (gạch, cát, đá, gỗ, vải, cao su, ) chiếm tỷ lệ 9,59%

Tỷ trọng của rác: + Khoảng 0,566 T/m3 vào mùa mưa

+ Khoảng 0,518 T/m3 vào mùa khô

2.1.2 Hiện trạng bãi đổ rác Thành phố Rạch Giá

Hiện tại Thành phố Rạch Giá chỉ có một bãi đổ rác Lộ Thiên rất thô sơ để lấnbiến với diện tích 1,5ha, khối lượng đổ hàng ngày là 200m3/ngày Bãi đổ rác nằm ởphường Vĩnh Quang, phía Tây Nam Thành phố cách Thành phố khoảng 2 km Dobãi đổ lộ thiên lấn biển, nền và thành xung quanh hoàn toàn không được xử lý kỹthuật để làm một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Toàn bộ lượng rác của Thành phố từnăm 1988 đến nay được thu gom đổ tại đây với khối lượng rất lớn và theo cán bộphòng kỹ thuật Công ty công trình đô thị Rạch Giá cho biết thì hiện tại bãi rác đãquá tải hơn hai năm

Rác thải sau khi được thu gom được vận chuyển đến đổ tại bãi rác, sau đócông nhân vệ sinh dùng máy ủi D z42 san ủi xuống biển theo ngày và dùng xe tướiphun chế phẩm sinh học EM hoặc hóa chất Bokashi lên các lớp rác để chống ruồimuỗi, khử mùi hôi của rác và giúp tăng tốc độ rác phân hủy nhanh

Nước do rác phân hủy chảy tràn lan ra biển, vào mùa mưa nước rác và nướcmưa ứ đọng lại bốc mùi rất khó chịu, gây ô nhiễm nặng nề cho các khu vực xungquanh, nhất là khu dân cư sống quanh bãi rác phải gánh chịu bầu không khí ngộtngạt nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sức khỏe hàng ngày của họ

Thành phố Rạch Giá nằm trong vùng lũ, mực nước ngầm nông, khu vực đổrác lấn biển không thể áp dụng được các thiết bị chống thấm cũng như thu gom,

Trang 13

chiết suất nước rác, nên hiện tượng lây nhiễm nước ngầm và không khí do đổ rácthô sơ gây ra Chính vì thế mà việc nghiên cứu, thiết kế, lựa chọn địa điểm thíchhợp xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh xử lý rác thải cho Thị xã Rạch Giá làviệc làm rất cần thiết và cấp bách.

2.1.3 Tình hình quản lý rác thải của Thành phố Rạch Giá

Đơn vị chủ quản, quản lý rác thải của Thành phố Rạch Giá là Công ty côngtrình đô thị Rạch Giá Tính đến tháng 12-2002 Công ty có 195 cán bộ công nhânviên Trong đó số lao động thu gom rác là 84 người, rút hầm cầu và phục vụ côngcộng là 70 người, xây dựng 8 người Số lao động trên được chia làm 6 đội như sau:

+ Đội vệ sinh công cộng: 51 người (trong đó quét rác đường là 37 người)

Trang thiết bị của công ty được thống kê theo bảng 3.2:

Bảng 3.2: Thiết bị công ty công ty công trình đô thị Rạch Giá

STT Loại phương tiện thiết bị Số lượng Ghi chú

1 Ô tô vận chuyển

Trong đó: + Loại trọng tải 7 tấn

82

Trang 14

+ Loại trọng tải 4 tấn + Loại trọng tải 2,5 tấn + Loại trọng tải 11 tấn

231

Trong đó : + Loại Cômax xô + Loại D z42

211

0,24m3- 0,66m3

(Nguồn: Công ty công trình đô thị Rạch Giá)

Do tình hình thiết bị thiếu, lại cũ không đủ sức để mua mới và kinh phí cấp giảmnên vào thời gian cao điểm, rác vẫn phải lưu trữ nhiều giờ tại các điểm đổ rác côngcộng hay hố rác cơ quan, khu tập thể và một số lề đường, vỉa hè làm mất mỹ quan, ônhiễm môi trường Một số công nhân vệ sinh bị mắt bệnh nghề nghiệp, tuổi thọ laođộng bị giảm Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng của Thị xã đang quyết tâmgiải quyết

Phương thức thu gom rác

Hiện tại việc thu gom rác được tiến hành theo kiểu nửa thủ công, nửa cơ giới

Rác các khu dân cư do nhân dân tự đem đổ vào các thùng chứa rác ở venđường, hàng ngày công nhân vệ sinh chia làm 2 ca(sáng từ 5 giờ đến 10 giờ, chiều

từ 16 giờ 30 đến 22 giờ) chuyển rác đem đổ ra bãi rác lộ thiên của Thị xã

Rác của các xí nghiệp, đơn vị sản xuất, chợ, bệnh viện được xe ô tô định kỳvào lấy đem đổ thẳng ra bãi rác

Theo báo cáo thống kê của Công ty công trình đô thị Rạch Giá năm 2003lượng rác thu gom chỉ đạt 60% - 70%, phường có tỷ lệ thu gom cao nhất là phườngVĩnh Thanh Vân (70% - 80%), các phường khác như: Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh…

Trang 15

chỉ thu gom được ở vùng chợ, các vùng ngoại thị và các hẻm sâu rác không đượcthu gom do không có điều kiện về đường xá nên xe thu gom không thể vào được.

Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế cho thấy đa phần những hộ dân sống vencác sông, rạch có thói quen thải rác thẳng xuống các sông, rạch này mặc dù vẩn có

xe thu gom Điển hình như các hộ dân sống dọc theo Kinh Ông Hiền-Xáng Mớiphía trên là đường Ngô Quyền Không chỉ có rác thải mà ngay cả phân gia súc,người cũng được thải thẳng ra sông, rạch do các hộ dân cất chuồng trại chăn nuôi,làm hố xí không hợp vệ sinh trên sông

2.2 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG RÁC PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI 2.2.1 Khối lượng rác hiện tại

Theo báo cáo của Công ty công trình đô thị Rạch Giá, rác thải của Thànhphố năm 2002 khoảng 100-105 tấn/ngày Trong đó thành phần và khối lượng cácloại phế thải trong rác như sau:

Bảng 2.3: Khối lượng rác thải Thị xã Rạch Giá năm 2002

Ngày đăng: 04/03/2016, 22:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w