Khí nén được chứa trong 2 bình chứa áp lực có dung tích 2m3 cung cấp khí nén cho hệ thống phanh các tổ máy, chèn trục khi tổ máy ngừng sửa chữa và cung cấp cho các máy công cụ cầm tay ph
Trang 11 Phạm vi điều chỉnh:
Quy trình mô tả cách thức vận hành trạm bơm nhằm giúp cho việc quản
lý, vận hành trạm nén khí của Nhà máy được tốt hơn
Đây là qui trình vận hành tạm thời, qui trình sẽ được bổ sung đầy đủ khi các thiết bị được lắp đặt xong và được hiệu chỉnh trong quá trình vận hành làm căn cứ để ban hành qui trình chính thức
2 Đối tượng áp dụng:
Tài liệu được áp dụng cho trạm nén khí trong Nhà máy thủy điện Hồ Bốn Các chức danh cần nắm vững qui trình này :
− Giám đốc, Phó Giám đốc nhà máy
− Trưởng ca nhà máy
− Trực chính gian máy, Trực phụ gian máy, Trực cửa nhận nước
− Đơn vị sửa chữa, Công nhân sửa chữa thiết bị cơ khí thuỷ lực
− Trưởng, Phó Phòng Kỹ thuật Công ty
− Trưởng, Phó phòng KTVH nhà máy
− Kỹ sư an toàn
− Các kỹ sư, kỹ thuật viên phụ trách phần cơ khí
3 Trách nhiệm:
- Quy trình này quy định trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các nhân viên vận hành và sửa chữa cho công tác vận hành nén khí
- Quy trình này là tài sản của Công ty cổ phần thủy điện Hồ bốn Các tổ chức, cá nhân bên ngoài muốn sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Công ty Cán bộ công nhân viên trong Công ty khi sao chép phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm soát tài liệu Công ty không chịu trách nhiệm khi các tổ chức,
cá nhân sử dụng tài liệu không hợp lệ
- Trong quá trình vận hành nếu gặp phải những vấn đề không được điều chỉnh bởi quy trình này thì được xem là ngoại lệ Công ty không chịu trách nhiệm trong trường hợp tự ý áp dụng và để xảy ra hậu quả
Trang 24 Tài liệu liên quan, định nghĩa, các từ viết tắt:
4.1 Tài liệu liên quan:
[1] Tài liệu thiết kế
[2] Tài liệu hướng dẫn vận h à n h
[3] Tài liệu hoàn công
[4] Quy trình kỹ thuật an toàn điện, ban hành kèm theo quyết định số 1186/QĐ-EVN ngày 07/12/2011
4.2Thuật ngữ:
4.3Viết tắt :
- H1: Tổ máy số 1
- H2: Tổ máy số 2
- H3: Tổ máy số 3
Trang 35 Nội dung:
I Giới thiệu hệ thống.
Hệ thống nén khí Nhà máy thuỷ điện Hồ Bốn gồm 02 máy nén khí HW5507 mỗi máy có công suất nén 0,7m3/phút, áp lực định mức 0,8Mpa được đặt tại cao trình 577,90m Khí nén được chứa trong 2 bình chứa áp lực có dung tích 2m3 cung cấp khí nén cho hệ thống phanh các tổ máy, chèn trục khi tổ máy ngừng sửa chữa và cung cấp cho các máy công cụ cầm tay phục vụ các công việc sửa chữa
II Thông số kỹ thuật.
1 Máy nén khí.
a Thông số chung:
- Trọng lượng động cơ và máy nén khí 390 kg;
b Động cơ:
c Máy nén khí.
Trang 4- Model HW5507.
- Kiểu truyền động từ động cơ sang máy nén: Dây đai
- Công suất của mỗi máy nén khí 0,7 m3/phút;
- Độ ồn mỗi máy nén khí ở khoảng cách một mét 85dB(A);
- Áp suất tác động của van an toàn …….Mpa
- Thể tích bình khí tại máy nén 175 lít
2 Bình chứa khí.
- Áp suất tác động của van an toàn …….Mpa
- Nhiệt độ cho phép làm việc 50°C
III Vận hành.
1 Quy định chung.
Điều 1 Hệ thống khí nén có sơ đồ như sơ đồ hiện hành Chỉ khi có những
cải tiến hay có một sự thay đổi nào đó về yêu cầu kỹ thuật đã được Giám đốc phê duyệt, sau khi nghiệm thu đưa vào vận hành, thì sơ đồ đó mới được sửa đổi hoặc thay thế sơ đồ này
Trang 5Điều 2 Hệ thống khí nén bao gồm: Các máy nén khí, các bình chứa áp
lực, các đường ống dẫn khí, van và các các thiết bị khác trong toàn nhà máy được quy định sơn màu trắng
Điều 3 Các nhân viên trực ban vận hành tại trạm nén khí, đều phải qua
học tập kiểm tra về quy phạm vận hành các bình chịu áp lực và được cấp thẻ “ vận hành các bình chịu áp lực” của cơ quan thẩm định
Điều 4 Các bình chứa khí nén, các thiết bị thuộc bình chứa cũng như hệ
thống dẫn khí nén phải được thử áp lực trước khi đưa vào vận hành theo áp suất thử đã được quy định của quy phạm là 1MPa
Điều 5 Trạm nén khí phải đảm bảo các yêu cầu và quy định sau:
- Phải có biển cấm “Cấm lửa” treo trước cửa trạm hoặc vị trí dễ thấy
- Không được để các nguyên vật liệu dễ cháy trong trạm
- Phải có đầy đủ các dụng cụ, phương tiện chữa cháy và hệ thống báo cháy luôn làm việc tốt
- Ánh sáng phải đảm bảo đủ cho việc kiểm tra thiết bị trong trạm
Điều 6 Phương thức vận hành của các máy nén khí là làm việc tự động,
được quy định như sau:
Hai máy làm việc ở chế độ tự động bằng rơ le áp lực lắp tại máy nén khí
- Làm việc khi áp suất giảm xuống……….Mpa
- Ngừng làm việc khi áp suất đạt …….Mpa
Khi áp suất vượt mức ngừng làm việc mà máy nén không ngừng được thì các van an toàn phải làm việc và phải xả hết lưu lượng khí nén, áp suất trong các bình chứa không được tăng vượt quá áp suất thử của bình chứa là 1MPa
Điều 7 Bình thường các van của trạm nén khí ở vị trí sau:
- Các van thường mở: 4A, 5A, 6A, 8A, 4B, 5B, 6B, 8B
- Các van thường đóng: 1A, 2A, 3A, 7A, 1B, 2B, 3B, 7B
Điều 8 Khi có bất cứ bảo vệ hoặc những nguyên nhân nào khác làm cho
máy ngừng làm việc, nhân viên vận hành phải cắt máy không cho máy hoạt động trở lại, đồng thời phải kiểm tra tìm rõ nguyên nhân, xử lý nguyên nhân, chỉ
Trang 6khi thấy thực sự máy hoạt động trở lại không gây nguy hiểm gì cho thiết bị mới được đưa máy vào làm việc
Điều 9 Khi các van an toàn làm việc sai thông số phải được hiệu chỉnh
lại theo đúng qui định, công việc do nhân viên sửa chữa thực hiện và được xác nhận cho phép đưa vào làm việc của Lãnh đạo nhà máy
Điều 10 Cấm tiến hành mọi công việc sửa chữa như xiết thêm êcu, bu
lông, hàn, sửa chữa van và các công việc khác trên hệ thống đang mang áp lực Không được tiến hành kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu của cácte, trong khi các máy đang đặt ở vị trí làm việc tự động và dự phòng Khi tiến hành kiểm tra bình thường trong lúc máy đang làm việc phải thả tay áo cài khuy, tránh bỏng và không được để rơi đồ vật vào trong máy
Điều 11 Tất cả các trường hợp lấy khí ngoài mục đích phục vụ vận hành
thuộc hệ thống khí nén trên sơ đồ hiện hành, đều phải được xin phép và được sự đồng ý của Trưởng ca nhà máy và trực ban quản lý vận hành hệ thống phải được biết
Điều 12 Các công việc sửa chữa máy nén khí, các mạch tự động, thiết bị
đo lường v.v trong trạm nén khí đều phải thực hiện theo phiếu, lệnh công tác, trừ trường hợp xử lý sự cố và công việc xử lý có nhân viên trực ban vận hành trực tiếp giám sát
2 Vận hành hệ thống.
Điều 13 Kiểm tra trạm nén khí trước khi nhận ca.
- Kiểm tra các máy nén khí đặt phù hợp với phương thức vận hành
- Cắt khoá điều khiển máy nén khí, mức dầu, chất lượng dầu trong cácte
- Nếu máy đang làm việc, kiểm tra độ rung tiếng kêu của máy nén, động
cơ, độ rò dầu, khí, các mặt bích mối nối, sự phát nhiệt của máy, áp suất khí trong phạm vi cho phép, dòng điện động cơ ở định mức
- Các thiết bị chữa cháy đầy đủ, để đúng nơi qui định
- Các thiết bị và trạm được vệ sinh sạch sẽ
Điều 14 Cuối ca trực ban vận hành kiểm tra tình hình làm việc của các
thiết bị trạm nén khí
Trang 7- Khi kiểm tra và vệ sinh phải cắt điện máy nén khí.
- Mở các van 1A, 1B, 7A, 7B để xả ẩm các bình PA, PB, P1, P2
- Vệ sinh sạch dầu nước trên nền nhà
Điều 15 Thao tác đưa máy nén khí N1 ra sửa chữa
- Cắt áptômát lực, treo biển ''Cấm đóng điện''
- Đóng van đầu đẩy máy nén khí 4A, 5A treo biển ''Cấm mở, có người đang làm việc ''
- Mở van 1A xả áp lực bình nén khí phụ PA về 0 Kg/cm2
Điều 16 Thao tác đưa máy nén khí N2 ra sửa chữa.
- Cắt áptômát lực, treo biển ''Cấm đóng điện''
- Đóng van đầu đẩy máy nén khí 4B, 5B treo biển ''Cấm mở, có người đang làm việc ''
- Mở van 1A xả áp lực bình nén khí phụ PA về 0 Kg/cm2
Điều 17 Kiểm tra chuẩn bị chạy máy nén khí sau sửa chữa
- Thiết bị và hiện trường sạch sẽ
- Kiểm tra sự bắt chặt cuả máy nén và động cơ
- Mức dầu trong các-te ở vạch chuẩn
- Quay thử rôto máy nén vài vòng xem độ trơn trượt
Điều 18 Chạy máy nén khí N1 để kiểm tra nghiệm thu.
- Kiểm tra cách điện động cơ ≥ 0,5MΩ
- Kiểm tra, đóng van 1A, 4A, 5A
- Đóng áptômát lực, áptômát điều khiển máy nén khí sẽ chạy ở chế độ tự động bằng rơ le áp lực lắp tại đầu đẩy máy nén khí
- Kiểm tra động cơ của máy đúng với mũi tên trên vỏ máy
- Nghe tiếng kêu của máy, kiểm tra độ rung của máy và động cơ, các mặt bích, rắc co không rò khí, rò dầu
- Kiểm tra dòng điện động cơ máy nén ở giá trị định mức
- Khi kiểm tra mà thiết bị không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, cho ngừng
máy nén khí và làm biện pháp an toàn đưa máy ra sửa chữa như Điều 17, 18.
- Nếu máy nén khí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tiến hành:
Trang 8+ Nạp khí vào bình khí nén phụ PA đến áp lực định mức.
+ Mở van đầu đẩy 4A, 5A
+ Thu hồi tất cả các biển báo
+ Ký kết thúc phiếu, lệnh công tác
+ Đưa máy nén khí vào vận hành
Điều 19 Chạy máy nén khí N2 để kiểm tra nghiệm thu.
- Kiểm tra cách điện động cơ ≥ 0,5MΩ
- Kiểm tra, đóng van 1B, 4B, 5B
- Đóng áptômát lực, áptômát điều khiển máy nén khí sẽ chạy ở chế độ tự động bằng rơ le áp lực lắp tại đầu đẩy máy nén khí
- Kiểm tra động cơ của máy đúng với mũi tên trên vỏ máy
- Nghe tiếng kêu của máy, kiểm tra độ rung của máy và động cơ, các mặt bích, rắc co không rò khí, rò dầu
- Kiểm tra dòng điện động cơ máy nén ở giá trị định mức
- Khi kiểm tra mà thiết bị không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, cho ngừng
máy nén khí và làm biện pháp an toàn đưa máy ra sửa chữa như Điều 17, 18.
- Nếu máy nén khí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tiến hành:
+ Nạp khí vào bình khí nén phụ PB đến áp lực định mức
+ Mở van đầu đẩy 4B, 5B
+ Thu hồi tất cả các biển báo
+ Ký kết thúc phiếu, lệnh công tác
+ Đưa máy nén khí vào vận hành
Điều 20 Những trường hợp phải ngừng khẩn cấp máy nén khí:
- Máy rung mạnh hoặc động cơ có tiếng kêu
- Mức dầu trong cácte thấp dưới vạch chuẩn
- Khi có tiếng va đập cơ khí trong máy
- Van an toàn tác động xả khí
- Sự phát nhiệt lớn của máy và động cơ
- Khi có mùi khét từ máy nén hoặc động cơ
Trang 9- Khi có hoả hoạn trong phòng nén khí.
- Khi bảo vệ làm việc mà máy không ngừng
Điều 21 Trong vận hành định kỳ kiểm tra sự hoạt động của các máy nén
và hệ thống:
- Kiểm tra phương thức vận hành của các máy nén khí, của hệ thống khí nén, các tín hiệu đèn báo đúng theo thực tế;
- Kiểm tra máy nén làm việc bình thường về áp suất các cấp, tiếng kêu, nhiệt độ Mức dầu bôi trơn đủ, dầu không bị biến chất;
- Phát hiện những thiếu sót, sự cố của thiết bị, kịp thời ngăn chặn và xử
lý theo phần “Xử lý sự cố”
Điều 22 Lịch kiểm tra, chuyển đổi thiết bị được quy định:
- Cứ 1 giờ, trực ban vận hành phải kiểm tra tình hình làm việc của các máy nén khí:
+ Nếu mức dầu trong cácte máy nén khí thấp, phải bổ sung bằng dầu sạch
+ Nếu dầu trong các te bẩn, biến chất phải cắt máy báo cáo trưởng ca
- Thử van an toàn vào ca chiều hàng ngày
Điều 23 Qui định những thao tác thực hiện trong ca vận hành:
- Thao tác tách máy nén, hệ thống ra đại tu sửa chữa theo yêu cầu;
- Vệ sinh các thiết bị, quét bụi vỏ ngoài các tủ bảng điện
- Vệ sinh dầu, nước trên sàn nhà
Lưu ý: Khi kiểm tra máy nén phải cắt điện máy nén khí
Điều 24 Ghi thông số theo quy định vào Sổ ghi thông số Ghi những
thiếu sót thiết bị vào Sổ ghi thiếu sót thiết bị Ghi nhật ký vận hành Sổ Nhật ký vận hành các thiết bị phụ Báo cáo Trưởng ca về những thiếu sót thiết bị, những
sự cố và biện pháp đã xử lý…
2 Thao tác đưa các bình áp lực ra sửa chữa.
Điều 25 Thao tác đưa bình chứa khí P1 ra sửa chữa khám nghiệm:
- Đóng các van vào 6A van ra 8A của bình và treo biển cấm mở
Trang 10- Mở từ từ van xả đáy 7A của bình để xả áp suất bình chứa (trong quá trình xả phải theo dõi áp suất của hệ thống không bị giảm theo)
- Khi áp suất bình chứa P = 0 kéo thử van an toàn, nếu không có khí xì ra tiến hành cho đội công tác vào làm việc
- Đội công tác khi vào làm việc với bình chứa khí phải tuân theo qui phạm về vận hành và sửa chữa bình chịu áp lực
- Trong thời gian sửa chữa, khám nghiệm bình các vị trí sử dụng khí ngoài nhiệm vụ phanh và chèn trục đều phải ngừng
Điều 26 Thao tác đưa bình chứa khí P2 ra sửa chữa khám nghiệm:
- Đóng các van vào 6B van ra 8B của bình và treo biển cấm mở
- Mở từ từ van xả đáy 7B của bình để xả áp suất bình chứa (trong quá trình xả phải theo dõi áp suất của hệ thống không bị giảm theo)
- Khi áp suất bình chứa P = 0 kéo thử van an toàn, nếu không có khí xì ra tiến hành cho đội công tác vào làm việc
- Đội công tác khi vào làm việc với bình chứa khí phải tuân theo qui phạm về vận hành và sửa chữa bình chịu áp lực
- Trong thời gian sửa chữa, khám nghiệm bình áp lực thì hệ thống khí nén chỉ làm nhiệm vụ cấp khí cho hệ thống phanh và chèn trục, các yêu cầu sử dụng khí nén khác đều phải ngừng
Điều 27 Việc khám nghiệm định kỳ bình chứa khí nén trong quá trình sử
dụng do cơ quan thẩm định tiến hành và được qui định như sau:
- Kiểm tra trong vận hành bình thường: 1 năm một lần
- Khám xét bên trong và ngoài bình: 3 năm một lần
- Khám nghiệm bên trong, bên ngoài, thử thuỷ lực: 6 năm một lần
Điều 28 Thao tác nạp khí vào bình chứa P1 sau sửa chữa khám nghiệm.
- Kiểm tra xem xét xung quanh bình chứa khí, các mặt bích được bắt bằng bu lông chắc chắn, đồng hồ áp lực, van an toàn đã được kiểm tra chỉnh định đạt yêu cầu, có niêm phong cặp chì
- Đóng van xả 7A
- Mở dần van vào bình 6A để nạp khí vào bình P1
Trang 11- Trong khi mở dần van 6A phải quan sát áp suất của hệ thống nếu áp suất giảm thấp hơn 0,6Mpa thì phải ngừng ngay quá trình nạp khí vào bình P1 bằng cách đóng ngay van 6A chờ đến khi áp suất hệ thống đủ 0,8MPa mới tiếp tục mở van 6A để nạp tiếp khí vào bình P1
- Khi áp lực trong bình P1 đạt 0,8MPa thì mở van 8A của bình
- Ký khoá phiếu công tác kết thúc sửa chữa khám nghiệm bình áp lực
Lưu ý: Không mở van 8A khi áp lực khí trong bình chưa đạt 0,8MPa để tránh làm giảm áp lực hệ thống.
Điều 29 Thao tác nạp khí vào bình chứa P2 sau sửa chữa khám nghiệm.
- Kiểm tra xem xét xung quanh bình chứa khí, các mặt bích được bắt bằng bu lông chắc chắn, đồng hồ áp lực, van an toàn đã được kiểm tra chỉnh định đạt yêu cầu, có niêm phong cặp chì
- Đóng van xả 7B
- Mở dần van vào bình 6B để nạp khí vào bình P2
- Trong khi mở dần van 6B phải quan sát áp suất của hệ thống nếu áp suất giảm thấp hơn 0,6Mpa thì phải ngừng ngay quá trình nạp khí vào bình P2 bằng cách đóng ngay van 6B chờ đến khi áp suất hệ thống đủ 0,8MPa mới tiếp tục mở van 6B để nạp tiếp khí vào bình P2
- Khi áp lực trong bình P2 đạt 0,8MPa thì mở van 8B của bình
- Ký khoá phiếu công tác kết thúc sửa chữa khám nghiệm bình áp lực
Lưu ý: Không mở van 8B khi áp lực khí trong bình chưa đạt 0,8MPa để tránh làm giảm áp lực hệ thống.
Điều 30 Việc kiểm tra các đồng hồ áp lực của trạm nén khí phải được
tiến hành mỗi năm một lần Sau mỗi lần kiểm tra phải niêm chì hoặc gắn ký hiệu người kiểm tra Ngoài ra 6 tháng kiểm tra bổ sung bằng cách so sánh với áp kế mẫu và ghi kết quả kiểm tra vào sổ theo dõi
Điều 31 Phòng cháy cho trạm nén khí.
- Cấm hút thuốc trong trạm nén khí
Trang 12- Nếu tiến hành công việc có dùng ngọn lửa hàn trong trạm nén khí, thì phải có biện pháp chống cháy và có đầy đủ các phương tiện chữa cháy mới được phép tiến hành công việc
- Vệ sinh sạch sẽ, không để dầu mỡ chảy ra trên thiết bị, nên nhà, quản lý giẻ lau máy theo qui định
- Chỉ được sử dụng đèn có điện áp ≤ 36V để phục vụ cho công tác sửa chữa trong trạm nén khí
IV Xử lý sự cố.
Điều 32 Có tiếng va đập hay gõ trong máy.
Nguyên nhân:
- Có thể vỡ bạc biên hoặc gãy chốt ắc
Xử lý:
- Cắt khóa điều khiển dừng máy để ngừng máy khẩn cấp
- Báo cáo Trưởng ca tình hình sự cố
- Làm các biện pháp an toàn để tách máy ra sửa chữa
- Ghi sổ nhật ký và sổ Thiếu sót thiết bị
Điều 33 Khí phun mạnh tại máy đang làm việc.
Nguyên nhân:
- Hở mặt bích xilanh với ống khí
Xử lý:
- Cắt khóa điều khiển dừng máy để ngừng máy khẩn cấp
- Làm biện pháp an toàn tách máy ra sửa chữa;
- Kiểm tra tìm vị trí thủng hay rò khí;
- Báo cáo Trưởng ca cho người kiểm tra xử lý
- Ghi sổ nhật ký và sổ Thiếu sót thiết bị
Điều 34 Máy nén khí không nâng đủ áp suất.
Nguyên nhân:
- Các vòng séc măng bị mòn, gẫy
- Rò khí ở mặt bích mối nối, van an toàn
- Bầu lọc hút khí bị bẩn