Cơ học lượng tử đã giải thích được nhiều hiện tượng mà Cơ học cổ điển không thể giải thích được như sự gián đoạn năng lượng; cấu trúc nguyên tử, phân tử và quang phổ của chúng; các hiện
Trang 1KHOA VẬT LÝ
ĐẶNG THỊ XUÂN DIỄM
Thành ph ố Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
ĐẶNG THỊ XUÂN DIỄM
Trang 3L ời cảm ơn
Để có được những kết quả trong khóa luận này, tôi xin chân thành gởi lời tri ân sâu sắc đến thầy PGS.TSKH Lê Văn Hoàng Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong tổ Vật lý lý thuyết đã giúp đỡ tôi trong việc đưa ra những nhận xét, góp ý để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Xin cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh đã truyền thụ những kiến thức khoa học cho tôi trong suốt thời gian tôi
học tập ở đây
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên và khích lệ tinh
thần cho tôi, giúp tôi an tâm và tập trung hoàn thành khóa luận
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27tháng 4 năm 2015
Đặng Thị Xuân Diễm
Trang 4M ục lục
Trang Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các hình vẽ iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hằng số vật lý vii
Mở đầu 1
Chương 1 Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển Cơ học lượng tử 5
1.1 Phổ bức xạ vật đen và lý thuyết Planck 6
1.2 Hiện tượng quang điện và lý thuyết Einstein 8
1.3 Quang phổ vạch nguyên tử hydro và lý thuyết Bohr – Sommerfeld 11
1.4 Giả thuyết lưỡng tính sóng – hạtde Broglie 15
1.5 Phương trình Schrödingervà bài toán nguyên tử hydro 16
1.6 Nguyên lý bất địnhHeisenberg 19
1.7 Spin – Thí nghiệm Stern-Gerlach 20
1.8 Lý thuyết nguyên tử hydro khi đặt trong trường ngoài 22
1.8.1 Hiệu ứng Stark 22
1.8.2 Hiệu ứng Zeeman 24
1.9 Lý thuyết cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro 25
Trang 51.9.1 Theo lý thuyết nhiễu loạn của Darwin 25
1.9.2 Theo lý thuyết lượng tử tương đối tính Dirac 27
1.10 Ước lượng phạm vi sử dụng Cơ học lượng tử 29
1.10.1 Ước lượng ranh giới giữa vi mô và vĩ mô 29
1.10.2 Ước lượng phạm vi sử dụng Cơ học lượng tử phi tương đối tính và tương đối tính 34
Chương 2 Tổng quan lịch sử phát triển kĩ thuật đo phổ nguyên tử 35
2.1 Vài nét về kĩ thuật trong đo phổ nguyên tử 36
2.2 Quang phổ của vật đen 37
2.3 Quang phổ của nguyên tử hydro 40
2.3.1 Vùng ánh sáng khả kiến 41
2.3.2 Vùng tử ngoại 45
2.3.3 Vùng hồng ngoại 47
2.4 Quang phổ của nguyên tử hydro khi có trường ngoài 57
2.4.1 Hiệu ứng Zeeman 57
2.4.2 Hiệu ứng Stark 58
2.5 Cấu trúc tinh tế của quang phổ nguyên tử hydro 59
2.6 Quang phổ tia X 63
2.7 Detector photon 66
2.7.1 Tế bào quang điện 67
2.7.2 Nhân quang điện 67
2.7.3 Photodiode 68
Trang 6Chương 3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kĩ thuật đo phổ nguyên
t ử và sự phát triển Cơ học lượng tử 69
3.1 Thực nghiệm về quang phổ vật đen đem đến sự hình thành Cơ học lượng
tử 703.2 Sự phát triển Cơ học lượng tử và thực nghiệm về quang phổ nguyên tử hydro 71 3.3 Quang phổ tia X trong quá trình phát triển Cơ học lượng tử 80 3.4 Hiệu ứng quang điện thúc đẩy sự phát triển kĩ thuật đo phổ nguyên tử 83
Kết luận 85 Hướng phát triển 86 Tài liệu tham khảo 87
Trang 7Danh m ục cáchình vẽ
Trang
Chương 1
Hình 1.1 Sơ đồ khảo sát hiện tượng quang điện 9
Hình 1.2 Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của nguyên tử hydro 11
Hình 1.3 Mô hình thí nghiệm Stern – Gerlach 21
Hình 1.4 Mô hình thí nghiệm Einstein – de Haas 22
Chương 2 Hình 2.1 Mô hình chung cho các phép đo phổ nguyên tử 36
Hình 2.2 Mô hình của một máy quang phổ 37
Hình 2.3 Mô hình đo quang phổ vật đen 38
Hình 2.4 Phổ phân bố cường độ bức xạ của vật đen 39
Hình 2.5 Phổ Mặt Trời với các vạch Fraunhofer 41
Hình 2.6 Phổ Mặt trời với các nguyên tố tạo ra 42
Hình 2.7 Nguồn sáng trong thí nghiệm của Ångström 43
Hình 2.8 Vòng tròn Rowland 47
Hình 2.9 Mô hình đo bước sóng ở vùng hồng ngoại của Paschen 48
Hình 2.10 Sơ đồ đo bước sóng của Brackett 50
Hình 2.11 Máy đơn sắc Wadworth 51
Hình 2.12 Các vạch mà Brackett đo được 51
Hình 2.13 Mô hình đo phổ của Pfund 53
Hình 2.14 Cực đại có bước sóng mà Pfund đo được 53
Hình 2.15 Mô hình thiết kế ống phóng điện tử Geissler và khe hở Hopfield 55
Hình 2.16 Vạch Humphrey - α được quan sát ở những điều kiện tốt nhất 56
Trang 8Hình 2.17 Các vạch Humphreys xác định được 56
Hình 2.18 Mô hình quan sát hiệu ứng Zeeman 58
Hình 2.19 Thí nghiệm quan sát hiệu ứng Stark 59
Hình 2.20 Cấu trúc tinh tế của vạch Hαquan sát vào năm 1935 60
Hình 2.21 Mô hình thí nghiệm đo cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro 60
Hình 2.22 Mặt cắt của bộ máy 61
Hình 2.23 Các mức năng lượng của cấu trúc tinh tế chịu sự tách vạch Zeeman 62
Hình 2.24 Mô hình nhiễu xạ tia X trên tinh thể 64
Hình 2.25 Mô hình thí nghiệm đo quang phổ vạch của tia X 65
Hình 2.26 Biểu đồ quang phổ liên tục và quang phổ vạch của tia X 66
Hình 2.27 Nguyên tắc hoạt động của nhân quang điện 67
Hình 3.1 Mô hình thí nghiệm Franck - Hert 73
Hình 3.2 Kết quả thí nghiệm Franck – Hertz 74
Chương 3 Hình 3.3 Quá trình Bremsstrahlung 81
Trang 11mới nhằm giải thích các hiệu ứng trên.Vì lẽ đó, Cơ học lượng tửra đời
Cơ học lượng tử đã giải thích được nhiều hiện tượng mà Cơ học cổ điển không
thể giải thích được như sự gián đoạn năng lượng; cấu trúc nguyên tử, phân tử và quang
phổ của chúng; các hiện tượng trong vật lý chất rắn; vô tuyến lượng tử; v.v.v.Tuy nhiên, trước khi ra đời một lý thuyết lượng tử hoàn chỉnh, một số ý tưởng được đưa ra
để giải thích các hiệu ứng mới Các ý tưởng này mang tính đột phá và giải thích trọn
vẹn thực nghiệm dù chưa đi vào được bản chất vật lý của thế giới vi mô như lý thuyết
của Planck, Einstein và Bohr – Sommerfeld
Vào giữa thập niên 1920 là thời kì Cơ học lượng tử phát triển như vũ bão với sự
ra đời của Cơ học ma trận và Cơ học sóng Vì hai nền cơ học này đã được chứng minh
là tương đương với nhau và vì sự dễ hiểu của Cơ học sóng nên nó được chấp nhận rộng rãi bởi cộng đồng các nhà vật lý Cơ học sóng được hình thành từ giả thuyết sóng – hạt
de Broglie, sau đó được phát triển bởi Schrödinger khi đưa ra phương trình mô tả hành
trạng của sóng vật chất và Heisenberg khi đưa ra nguyên lý bất định Cơ học sóng trở nên hoàn chỉnh hơn khi Dirac kết hợp nó với lý thuyết tương đối Có nhiều vấn đề của
Cơ học sóng vẫn được phát triển cho đến ngày nay
Cơ học lượng tử có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và kĩ thuật như
chế tạo máy tính lượng tử, thúc đẩy ứng dụng vật liệu nanô, viễn thông điện tử v.v.v
ụ phát triển các ngành khoa học khác như vật lý chất rắn, vật lý nanô,
Trang 12quang lượng tử, hóa lượng tử,v.v.v và các lý thuyết như lý thuyết trường lượng tử, Điện động lực học lượng tử,v.v.v Do đó, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển
Cơ học lượng tử giúp chúng ta biết được các ứng dụng dựa trên các nguyên lý nào,
hiểu được sự vận động của thế giới vi mô và là ngành học cơ bản khi chúng ta muốn tìm hiểu và phát triển các ngành khác
2 Quang phổ nguyên tử đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức của con người về nguyên tửvà cấu trúc hạt nhân.Nhờ sử dụng lăng kính, năm 1666,Newton
đã chứng minh rằng ánh sáng trắng không phải là đơn sắc mà là gồm các tia sáng có màu sắc khác nhau Các tia tím bị lệch nhiều nhất, các tia đỏ bị lệch ít nhất Do đó, chúng ta có khái niệm về “tia tử ngoại” và “tia hồng ngoại” Ông là người đưa ra khái
niệm quang phổlần đầu tiên Ông đã chế tạo máy quang phổ gồm nguồn sáng, một thấu kính, một lăng kính và một màn hứng ảnh [6] Ngành quang phổnguyên tử ra đời từ đây nhưng phải mãi đến thế kỉ 19 mới phát triển
Vào thế kỉ 19, nhờ các công trình nghiên cứu của Fraunhofer và Ångström về quang phổ mặt trời đã giúp hồi sinh và phát triển quang phổ nguyên tử mạnh mẽ Chính nhờ các nghiên cứu về quang phổ vật đen vào cuối thế kỉ 19 đã làm cho các nhà
vật lý có những tư tưởng đột phá, tạo dựng cuộc cách mạng trong nghiên cứu cơ học
của hệ vi mô, thúc đẩy Cơ học lượng tử hình thành và phát triển Nhờ cải tiến các dụng
cụ quang học, các nhà quang phổ học đã có thể đo đạc được bước sóng của quang phổ nguyên tử ở các vùng khác nhau trong thang quang phổ điện từ
Khi Cơ học lượng tử phát triển, các nhà quang phổ học đã ứng dụng các nguyên
lý trong Cơ học lượng tử vào việc cải thiện các kĩ thuật đo, nâng cao năng suất phân ly,
do đó có thể đo đạc được các vùng bước sóng nhỏ hơn của các nguyên tử phức tạp hơn
và cấu trúc tinh tế của các vạch phổ Rõ ràng, có một mối quan hệ tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển giữa quang phổ nguyên tử và Cơ học lượng tử
3 Mục tiêu của đề tài này là đi tìm mối quan hệ biện chứng giữa lý thuyết lượng tử
và kĩ thuật đo phổ nguyên tử Cụ thể là xem xét các mốc thời gian và lý thuyết lượng tử
Trang 13được xây dựng dựa trên kĩ thuật đo phổ nguyên tử nào và khi ra đời lý thuyết đó đã thúc đẩy kĩ thuật đo phổ nguyên tử phát triển như thế nào và ngược lại
Mục tiêu trên được thực hiện thông qua các nội dung nghiên cứu sau:
− Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Cơ học lượng tử, đi sâu vào các lý thuyết có liên quan đến phổ nguyên tử;
− Tìm hiểu vài nét về kĩ thuật đo phổ nguyên tử, đi sâu vào kĩ thuật đo phổ nguyên tử có liên quan đến các lý thuyết trên;
− Dựa vào các mốc thời gian, tìm ra các mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các lý thuyết lượng tử và kĩ thuật đo phổ nguyên tử;
− Ước lượng ranh giới giữa vi mô và vĩ mô, phạm vi sử dụng giữa Cơ học lượng tử phi tương đối tính và tương đối tính
4 Cấu trúc của khóa luận:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận này gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển Cơ học lượng tử
Chương này gồm mười phần Ba phần đầu trình bày về các hiện tượng và lý thuyết tiền lượng tử như bức xạ vật đen và lý thuyết Max Planck, hiện tượng quang điện và lý thuyết Einstein, quang phổ vạch của nguyên tử hydro và lý thuyết Bohr – Sommerfeld Các phần sau trình bày về các lý thuyết lượng tử như giả thuyết lưỡng tính sóng – hạt de Broglie, phương trình sóng Schrödinger và nguyên lý bất định Heisenberg, spin – thí nghiệm Stern-Gerlach, lý thuyết cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro.Phần cuối, tôi ước lượng ranh giới giữa vi mô và vĩ mô và phạm vi sử dụng lý thuyết lượng tử phi tương đối tính và tương đối tính
Chương 2: Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của kĩ thuật đo phổ nguyên
t ử
Trang 14Chương này gồm bảy phần Phần một giới thiệu vài nét về kĩ thuật đo phổ nguyên tử Phần hai trình bày kĩ thuật đo quang phổ vật đen Phần ba trình bày kĩ thuật
đo phổ nguyên tử hydro trong vùng ánh sáng khả kiến, vùng tử ngoại,vùng hồng ngoại
Phần tư giới thiệu kĩ thuật đo phổ nguyên tử hydro đặt trong trường ngoài gồm hiệu ứng Zeeman và hiệu ứng Stark Phần năm trình bày kĩ thuật đo cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro Phần sáu trình bày kĩ thuật đo phổ tia X và phần bảy giới thiệu về detector photon
Chương 3: Mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kĩ thuật đo phổ nguyên tử
và s ự phát triển lý thuyết lượng tử
Chương này gồm bốn phần Phần một phân tích thực nghiệm về quang phổ vật đen đã dẫn đến sự hình thành Cơ học lượng tử Phần hai phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển Cơ học lượng tử và thực nghiệm về quang phổ nguyên tử hydro Phần ba phân tích quang phổ tia X trong quá trình phát triển Cơ học lượng tử và phần tư phân tích hiệu ứng quang điện thúc đẩy sự phát triển kĩ thuật đo phổ nguyên tử
Phần kết luận nêu các kết quả thu được trong khóa luận và hướng phát triển đề tài
Phần tài liệu tham khảo gồm có 41 công trình khoa học cũng như các sách liên quan đến đề tài khóa luận
Trang 15Chương 1
T ổng quan lịch sử hình thành và phát triển Cơ học
lượng tử
Chương này, tôi tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển Cơ học lượng tử
Đầu tiên, tôi trình bày về các hiệu ứng mới xuất hiện mà vật lý cổ điển không thể giải
thích được như phổ bức xạ vật đen, hiệntượng quang điện, quang phổ vạch nguyên tử,
thí nghiệm Stern – Gerlach Song song, tôi trình bày các lý thuyết mới ra đời nhằm đưa
ra lời giải thích thỏa đáng cho các hiệu ứng tương ứng như lý thuyết của Max Planck
giải thích phổ bức xạ vật đen, lý thuyết Einstein giải thích hiện tượng quang điện và lý
thuyết Bohr – Sommerfeld giải thích quang phổ vạch của nguyên tử hydro.Ngoài ra, tôi
trình bày các lý thuyết lượng tử hoàn chỉnh góp phần vào việc xây dựng và phát triển
Cơ học lượng tử hiện đại đó là giả thuyết lưỡng tính sóng – hạt de Broglie, phương
trình Schrödinger mô tả chuyển động của sóng vật chất và việc giải bài toán nguyên tử
hydro dựa vào phương trình Schrödinger, nguyên lý bất định Heisenberg, khái niệm
spin của Uhlenbeck – Goudsmit để giải thích thí nghiệm Stern – Gerlach Sau đó, tôi
tìm hiểu lý thuyết cấu trúc tinh tế của phổ nguyên tử hydro dựa trên cách giải của
Darwin sử dụng lý thuyết nhiễu loạn và cách giải của Gordon sử dụng lý thuyết tương
đối tính của Dirac.Khi khảo sát đến cấu trúc của các nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử
sẽ xuất hiện Do đó, tôi ước lượng ranh giới giữa vĩ mô với vi mô Khi khảo sát đến cấu
trúc của các hạt nhân, các hiệu ứng trường lượng tử sẽ xuất hiện Vì thế, tôi ước lượng
phạm vi sử dụng giữa Cơ học lượng tử phi tương đối tính và tương đối tính
Trang 161.1 Ph ổ bức xạ vật đen và lý thuyết Planck
Vật đenlà vật có khả năng hấp thụ hoàn toàn tất cả các bức xạ điện từ chiếu tới
bề mặt của vật Nó luôn bức xạ trở lại môi trường xung quanh các bức xạ điện từ tạo nên quang phổ đặc trưng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, được gọi là bức xạ vật đen [3].Những nghiên cứu về bức xạ vật đen đã góp phần hé mở ra cho các nhà vật lý cánh
cửa để đến với một lý thuyết hoàn toàn mới – Cơ học lượng tử.Riêng những kết quả về
thực nghiệm quang phổ của vật đen sẽ được trình bày ở mục 2.2
Từ thực nghiệm, năm 1896, Wilhelm Wien (1864 – 1928) đưa ra công thức của cường độ bức xạ đơn sắc của vật đen như sau
Năm 1900, Lord Rayleigh (1842 – 1919) vàJames Jeans (1877 – 1946) đãsử
dụng lý thuyết bức xạ điện từ cổ điển kết hợp với vật lý thống kê nhằm mô tả cường độ
bức xạ của vật đen ở toàn miền thay đổi bước sóng Các ông đã đưa ra công thức Rayleigh – Jeans
Trang 17Đây là một sự vô lý không thể chấp nhận được Chính vì những lý do này, các nhà vật
lý đã vô cùng hoang mang khi các lý thuyết cổ điển mà Laplace tự tin rằng có thể mô tả
mọi hiện tượng trong tự nhiên lại thất bại trước việc mô tả quang phổ của vật đen Sự phân kỳ của cường độ bức xạ tổng cộng trong (1.3) còn được các nhà vật lý gọi là“khủng hoảng miền tử ngoại” trong lý thuyết cổ điển[3]
Vào thời điểm đó, một nhà vật lý người Đức tên là Max Planck (1858 – 1947) cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của lý thuyết bức xạ cổ điển trong
việc giải thích các kết quả thực nghiệm bức xạ vật đen là quan niệm sai lầm về độ lớn
của năng lượng mà một nguyên tử hay phân tử có thể trao đổi ra bên ngoài trong mỗi
lần bức xạ hay hấp thụ bức xạ[4].Nhằm khắc phục sai lầm trên, năm 1900, Planck đưa
ra giả thuyết rằngcác nguyên tử hoặc phân tử chỉ có thể hấp thụ hoặc bức xạ năng lượng một cách gián đoạn, theo từng lượng nhỏ nguyên vẹn gọi là lượng tử năng lượng1
h
=
trong đó,ν là tần số dao động của nguyên tử và h là một hằng số vật lý mà sau này các
nhà vật lý gọi là hằng số Planck.Từ giả thuyết trên,Planck đã đưa ra công thức biểu
diễn cường độ bức xạ vật đen
2 5
Trang 18trong đó, λ là bước sóng của bức xạ và T là nhiệt độ của vật đen Công thức (1.5)hoàn toàn phù hợp với đường cong thực nghiệm và thoát được“khủng hoảng miền tử ngoại”[40]
mạng, thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ cổ điển Đây cũng chính là cơ sở đầu tiên cho
việc hình thành Cơ học lượng tử Sau này, Albert Einstein (1879 – 1955) cho rằng lý thuyết của Planck không chỉ là một biện pháp toán học thuần túy mà có một ý nghĩa
vật lý nhất định,ông đã vận dụng nó để giải thích thành công hiệu ứng quang điện vào năm 1905 Khi đó, lý thuyết của Planck mới được công nhận rộng rãi Nhờ vào khám phá của mình về lượng tử năng lượng, Planck đã được nhận giải thưởng Nobel vật lý vào năm 1919[3]
1.2 Hi ện tượng quang điện và lý thuyết Einstein
Hiện tượng quang điện là hiện tượng các electron được phát ratừ một tấm kim
loại khi chiếu vào tấm kim loại đó một bức xạ điện từ thích hợp.Các electron phát ra trong hiện tượng trên được gọi là các quang electron[3] Hiện tượng này được phát
hiện bởi nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz (1857 – 1894) vào năm 1887 Hiện tượng quang điện có thể được khảo sát với sơ đồ như Hình 1.1
Trang 19Hình 1.1Sơ đồ khảo sát hiện tượng quang điện2
Các kết quả thực nghiệm đã được Hertz đúc kết lại dưới dạng ba định luật quang điện như sau[3]
1 Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng ánh sáng tới nhỏ hơn
xạ điện từ đã dự đoán thì chính ônglại là người khám phá ra hiệntượng quang điệnmà
lý thuyết bức xạ điện từ không thể giải thích được[29]
Năm 1905, Einsteincông bố bài báo giải thích hiện tượng quang điện một cách
trọn vẹn Einstein đã kế thừa ý tưởng của Planck và đưa ra giả thuyết lượng tử ánh
Trang 20sáng Ông cho rằng ánh sáng là tập hợp của các photon3 Photon của bức xạ điện từ có bước sóng λ, tần số ν là các hạt có khối lượng nghỉ bằng không vàcó năng lượng
hc h
Để giải thích định luật còn lại, Einstein cho rằng số quang electron bức ra phải tỉ lệ với
số photon chiếu tới Số quang electron bức ra lại tỉ lệ với cường độ dòng quang điện bão toàn còn số photon chiếu tới thì tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu tới Do đó, cường độ dòng quang điện bão hòa phải tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu tới[10]
Dễ dàng nhận thấy, lượng tử ánh sáng mà Einstein đưa ra là vật chất thật sự chứ không phải là một biện pháp toán học như lượng tử năng lượng của Planck Nhờ ý tưởng đột phá này, Einstein được trao giải thưởng Nobel vật lý vào năm 1921
3
Trang 211.3 Quang ph ổ vạch nguyên tử hydro và lý thuyết Bohr – Sommerfeld
Trong một giai đoạn đầy biến động của vật lý học cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20,
một trong những vấn đề mà vật lý cổ điển không thể giải thích nổi đó chính là quang
phổ vạch của nguyên tử Những lý thuyết cổ điển về cấu trúc nguyên tử của JosephThomson (1856 – 1940) và Ernest Rutherford (1871 – 1937) không giải thích được vấn đề này mà còn mâu thuẫn với lý thuyết bức xạ điện từ của Maxwell.Tìm hiểu
về cấu trúc nguyên tử và giải thích được hiện tượng quang phổ vạch của nguyên tử trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các nhà vật lý lúc bấy giờ[10]
Nguyên tử đơn giản nhất là nguyên tử hydro – gồm một hạt nhân mang điện tích dương và một electron mang điện tích âm Quang phổ vạch của nguyên tử hydro đã được các nhà vật lý thực nghiệm đo đạc và thu được kết quả như Hình 1.2
Hình 1.2Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của nguyên tử hydro4
Quy luật của các vạch trong quang phổ nguyên tử hydro ngay sau đó được các nhà vật lý tìm ra Năm 1888, Johannes Rydberg (1854 – 1919) tìm ra công thức tổng quát[29]
Trang 22trong đó,n1 , n2 là hai số nguyên dương thỏa mãn điều kiện n1 <n2
Năm 1913, Niels Bohr (1885 – 1962)đã đưa ra mẫu nguyên tử Bohr dựa trên
mẫu nguyên tử hệ mặt trời của Rutherford, trong đó có đưa thêm hai tiên đề sau:
1 Electron chuyển động theo một số quĩ đạo tròn xung quanh hạt nhân gọi
là quĩ đạo dừng Khi ở trên quĩ đạo dừng này, electron không bức xạ sóng điện từ và có năng lượng xác định
2 Electron phát xạ hay hấp thụ năng lượng khi nó chuyển từ quĩ đạo dừng này sang quĩ đạo dừng khác Nếu electron chuyển từ quĩ đạo dừng tương ứng với mức năng lượngE isang mức năng lượngE f thì electron bức xạ hoặc hấp thụ năng lượng
Áp dụng các tiên đề trên vào bài toán nguyên tử hydro, Bohr đã thu được công
thức bán kính quĩ đạo dừng là đại lượng gián đoạn [10]
2 0 2
Trang 23và năng lượng của electron khi ở trong trạng thái dừng[10]
2 22
trong đó, Z là số hiệu nguyên tử
Lý thuyết Bohr đã đem đến sự lượng tử hóa quĩ đạo và năng lượng của electron trong nguyên tử là các đại lượng gián đoạn Lý thuyết này hoàn toàn giải thích định lượng quang phổ vạch nguyên tử hydro và giải thích được tính bền vững của nguyên
tử Tuy đây chỉ là lý thuyết tiền lượng tử, nhưng nó có một tầm quan trọng trong phát triển tư duy và hiểu biết của nhân loại về thế giới nguyên tử Bohr được trao giải thưởng Nobel vật lý vào năm 1922 cho lý thuyết này[10]
Mẫu nguyên tử Bohr vẫn chưa phải là một mẫu hoàn chỉnh vì nó chưa giải thích được cấu trúc tinh tế của các vạch phổ cũng như sự tách vạch của quang phổ hydro khi
có trường ngoài (điện trường và từ trường) Do đó, năm 1916, Arnold Sommerfeld(1868 – 1951) đã đưa ra mẫu nguyên tử Sommerfeld Theo mẫu nguyên tử Sommerfeld, một electron điện tích − e chuyển động tương đối tínhtrên các quĩ đạo( )
r =r β xung quanh hạt nhân+Ze Các quĩ đạo dừng thỏa mãn điều kiện lượng tử hóa Wilson – Sommerfeld
với n i =0, 1, 2, 3, ứng với tọa độ suy rộng q i và động lượng suy rộng p i[38]
Dựa vào điều kiện (1.15) và phương trình động lực học tương đối tính của nguyên tử hydro trong không gian ba chiều, Sommerfeld đã xác định được các trạng thái dừng ứng với các quĩđạo dừng và phổ năng lượng tương ứng.Mỗi trạng thái dừng
phụ thuộc vào ba số lượng tử , , n k m là các số nguyên thỏa [38]
Trang 241, 2, 3, .
1, 2, 3, ., , 1, ., 0, ., 1,
Z
αα
Trang 25phụ thuộc vào hai số lượng tử , n k Dễ dàng kiểm chứng rằng nếu lấy gần đúng bậc
nhất (1.20) theo 2 2
Z α thì ta thu được phổ năng lượng (1.14) của mẫu Bohr
Mẫu Sommerfeld được đưa ra đã giải thích thành công cấu trúc tinh tế của các
vạch phổ cũng nhưsự tách vạch của quang phổ hydro trong điều kiện đặc biệt như khi đặt trong điện trường hoặc từ trường
Các lý thuyết trên mặc dù thành công trong việc giải thích một số thực nghiệm nhưng vẫn không được chứng minh một cách chặt chẽ về tính chất lượng tử.Những điều kiện lượng tử hóa (1.12) hay (1.15) mang nặng tính ràng buộc toán học hơn là một
bản chất vật lý nên các nhà vật lý đón nhận chúng một cách khiên cưỡng Tất cả các lý thuyết trên được gọi là lý thuyết tiền lượng tử.Đầu thập niên 1920, giới hạn của lý thuyết tiền lượng tử bắt đầu xuất hiện và các nhà vật lý lý thuyết bắt đầu đi tìm các phương pháp phù hợp hơn Vì thế, lý thuyết lượng tử nảy sinh vào giữa thập niên 1920 Các nhà vật lý đã đi tìm các phương pháp để phát triển lý thuyết và tất cả chúng đều được chứng minh là các dạng khác nhau của cùng một lý thuyết mới Werner Heisenberg (1901 – 1976), Max Born (1882 – 1970), Ernst Jordan (1902 – 1980) là
những người đầu tiên phát triển Cơ học ma trận Một lý thuyết khác dễ hiểu hơn đó là
Cơ học sóng được đưa ra bởi Erwin Schrödinger (1887 – 1961) vào năm 1926 dựa trên
đề xuất của Louis de Broglie (1892 – 1987)vào năm 1924 Vì Cơ học sóng được cộng đồng vật lý sử dụng rộng rãi nên sau đây, tôi sẽ trình bày các lý thuyết làm nền tảng cho nó[29]
1.4 Gi ả thuyết lưỡng tính sóng – hạtde Broglie
Năm 1924, xuất phát từ một số sự tương tự giữa cơ học – quang học, từ mối quan hệ giữa quang hình – quang sóng và trên cơ sở lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng
mà Einstein đưa ra, de Broglieđã đưa ra giả thuyết: chuyển động của hạt có năng lượng
Trang 26E và xung lượng p liên kết với một sóng phẳng đơn sắc tương ứng gọi là sóng vật chất
i
Et p r
r t Ae− −
Công thức (1.21)được gọi là hệ thức de Broglie và bước sóng λcủa sóng vật chất được
gọi là bước sóng de Broglie [1, 2] Lưỡng tính sóng – hạt là một thuộc tính cơ bản của
vật chất, mọi đối tượng vật chất khi chuyển động trong không gian đều có tính chất của các hạt chuyển động kèm theo sự lan truyền của sóng tương ứng với vật chất đó
De Broglie đã kế thừa tính sóng của ánh sáng trong lý thuyết bức xạ cũng như tính hạt của ánh sáng trong lý thuyết của Einstein và mở rộng cho tất cả các đối tượng
vật chất khác Khủng hoảng về bản chất của ánh sáng, vì thế, cũng chấm dứt Giả thuyết de Broglie là một cuộc cách mạng trong tư tưởng vật lý lúc bấy giờ Nó làm thay đổi quan niệm và tư tưởng của các nhà vật lý về vật chất Đến năm 1927, hai nhà
vật lý người Mỹ Clinton Davisson (1881 – 1958) và Lester Germer (1896 – 1971) đã
thực nghiệmthí nghiệm nhiễu xạ chùm electron trên tinh thể Niken và xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết[12] Nhờ vậy, năm 1929, de Broglie được trao giải Nobel vật
lý cho ý tưởng đột phá này
1.5 Phương trình Schrödingervà bài toán nguyên tử hydro
Câu hỏi gần như đặt ra ngay lập tức sau khi de Broglie đưa ra khái niệm sóng
vật chất thìlàm thế nào xác định hàm sóng của nókhi một hạt chuyển động dưới tác
Trang 27dụng của một trường lực.Năm 1926, Schrödinger đã đưa ra phương trình Schrödinger
mô tả sự biến đổi hàm sóng của hệ vi mô theo thời gian[1]
trong đó, ˆH là Hamiltonian của hệ
Cùng năm đó, Schrödinger đã áp dụng ngay phương trình(1.23)vào việc giải bài toán nguyên tử hydro và các ion tương tự hydro Hamiltonian của bài toán là[1]
2
ˆˆ
Schrödinger đã giải phương trình (1.25) cho bài toán (1.24) và mô tả được các
trạng thái dừng trong nguyên tử hydro và các ion tương tự hydro.Theo đó, mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào ba số lượng tử n l m, , l là các số nguyên thỏa [1]
1, 2, 3,
0, 1, 2, , 1, 1, , 0, , 1,
Trang 28Năng lượng ở trạng thái dừng (n l m, , l) là [1]
Cơ học sóng tỏ ra rất thành công và được ứng dụng rộng rãi trong các bài toán
vật lý về hệ vi mô cho đến tận ngày nay.Tuy nhiên, lý thuyết của Schrödinger vẫn là
một lý thuyết phi tương đối tính và cũng chưa tính đến spin (sẽ đề cập ở mục 1.7) Sau này, lý thuyết của Schrödingerđược tương đối tính hóa lần đầu tiên bởi Oskar Klein (1894–1977) và Walter Gordon (1893 – 1939) Tuy nhiên, lý thuyết của Klein – Gordon gặp phải một số mâu thuẫn và không áp dụng được cho những vi hạt có spin bán nguyên như electron Những nhược điểm này đã được khắc phục không lâu sau đó
bởi Paul Dirac (1902 – 1984) Lý thuyết lượng tử tương đối tính của Dirac đã tiên đoán được sự tồn tại của phản vật chất và là cơ sở để các nhà vật lý phát triển các lý thuyết trường lượng tử.Riêng vấn đề áp dụng lý thuyết của Dirac vào bài toán nguyên tử hydro sẽ được đề cập trong mục 1.9.2
Trang 291.6 Nguyên lý b ất địnhHeisenberg
Lưỡng tính sóng – hạt của vật chất đã đem đến một sự thay đổi sâu sắc tư tưởng
của con người, những thứ đã được xây dựng dựa trên những quan sát thông thường và các kinh nghiệm hàng ngày Cơ học cổ điển cho rằng vị trí và động lượng của một hạt
có thể được xác định lập tức với độ chính xác cao Nhưng chính lưỡng tính sóng – hạt
đã buộc chúng ta phải từ bỏ điều đó[29] Vào năm 1927, Heisenberg đưa ra nguyên lý
bất định Heisenberg:càng xác định vị trí chính xác bao nhiêu thì càng xác định động lượng kém chính xác bấy nhiêu và ngược lại Nếu ∆x là độ bất định vị trí, ∆p x là độ
Nguyên lý bất định Heisenberg cho biết giới hạn ứng dụng của Cơ học cổ điển
và những hạn chế trong nhận thức của con người về thế giới vi mô.Theo Cơ học cổ điển, nếu ta biết tọa độ và động lượng của hạt ở thời điểm ban đầu thì ta có thể xác định trạng thái của hạt ở các thời điểm sau Nhưng theo Cơ học lượng tử, tọa độ và động lượng của vi hạt không thể được xác định đồng thời Do đó,ta chỉ có thể đoán
nhận khả năng vi hạt ở một trạng thái nhất địnhnào đó Vậy, vi hạt vận động tuân theo quy luật thống kê[3]
Trang 30Khám phá của Heisenberg được đánh giá là cực kỳ vĩ đại trong vật lý thế kỉ 20, vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người Năm 1932, Heisenberg được trao giải Nobel
vật lý cho khám phá vĩ đại này
1.7 Spin – Thí nghi ệm Stern-Gerlach
Vào năm 1921, Otto Stern (1888 – 1969)cùng với Walter Gerlach (1889 – 1969)đã tiến hành nghiên cứu chuyển độngcủa các nguyên tửtrong từ trường, sau này được gọi là thí nghiệm Stern – Gerlach Hai ông đã thực hiện thí nghiệm như sau: một chùm nguyên tử bạc5được dẫn đi qua một dãy các lỗ như Hình 1.3 Sau đó, nó được cho đi qua một từ trường không đều Từ trường không đều này được tạo ra từ một nam châm với một cực tạo thành đỉnh nhọn và cực còn lại bằng phẳng Hình ảnh hiện ra được thu nhận trên một tấm kính ảnh Kết quả mà Stern và Gerlach thu được là hai
vạch riêng rẽ thay vì là một đốm tối trên tấm kính ảnh như vật lý cổ điển dự đoán [29]
Trang 31
Hình 1.3Mô hình thí nghiệm Stern – Gerlach6
Trước đó sáu năm, Einstein và Wander de Haas (1878 – 1960) đã thực hiện thí nghiệm nhưHình 1.4 Treo một thanh sắt từ vào một sợi dây thủy tinh Thanh này được
từ hóa nhờ có một dòng điện chạy qua cuộn dây bao quanh nó Trên sợi dây thủy tinh
có gắn một cái gương Ánh sáng đi vào gương từ một cái đèn cho tia phản xạtạo thành hình ảnh trên một tấm kính ảnh Khi dòng điện thay đổi thì momen từ µthay đổi, mà
µcó liên hệ với mômen động lượng L
.Do đó, mômen động lượng L
cũng thay đổi kéo theo dây thủy tinh bị dao động, hình ảnh thu được sẽ mở rộng thành một dải Độ
rộng của dải được xác định là gấp đôi độ lệch Như vậy, ta có thể xác định được L
Trang 321.8 Lý thuy ết nguyên tử hydro khi đặt trong trường ngoài
Trang 33nguyên tử, do đó, ta có thể xem điện trường ngoài như là một nhiễu loạn Xét điện
trường đặt theo chiều dương trục z
Hamiltonian của nguyên tử hydro khi đặt trong điện trường có dạng [10]
1 2
Trang 341.8.2 Hi ệu ứng Zeeman
Hiệu ứng Zeeman là hiệu ứng tách vạch phổ của nguyên tử khi đặt trong từ trường Có hai loại hiệu ứng Zeeman đó là thường và dị thường Hiệu ứng Zeeman thường xảy ra đối với các nguyên tử có spin bằng không Hiệu ứng Zeeman dị thường
xảy ra đối với các nguyên tử có spin khác không [29]
Trang 351, 2, 3, .
0, 1, 2, ., 1
21
, 1, ., 0, ., 1, 2
1.9 Lý thuy ết cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro
1.9.1 Theo lý thuyết nhiễu loạn của Darwin
Năm 1928, Charles Darwin (1887 – 1962) đã xây dựng lý thuyết giải thích cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro dựa trên lý thuyết nhiễu loạn Mô hình bài toán ông đưa ra như sau: một electron điện tích − e chuyển động xung quanh hạt nhân +Ze, tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulombcó tính đến nhiễu loạn do
hiệu ứng tương đối tính và tương tác spin – quĩ đạo8
Ngoài ra, trong thế nhiễu loạn còn tính đến nhiễu loạn Darwin.Hamiltonian của bài toán[11]
ˆˆ
rc
p H
Trang 36cùng với tương tác spin – quĩ đạo của electron
Áp dụng lý thuyết nhiễu loạn, Darwin đã xác định được cấu trúc tinh tế trong
phổ năng lượng của nguyên tử hydro Khi tính đến bổ chính bậc một thì phổ năng lượng của nguyên tử hydro là[11]
Trang 371.9.2 Theo lý thuyết lượng tử tương đối tính Dirac
Cũng vào năm 1928, Gordon đã giải chính xác phương trình Dirac của bài toán nguyên tử hydro.Phương trình Dirac của bài toán là[36]
00
,
00
I I
với σ =(σ σ σ1, 2, 3) là các ma trận Pauli và I2 là ma trận đơn vị 2 2×
Giải phương trình (1.49), Gordon mô tả được chính xác cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro Theo đó, mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào bốn số lượng tử
, , , j
Trang 381, 2, 3, .
0, 1, 2, ., 11
21
, 1, ., 0, ., 1, 2
khai triển (1.54)ta sẽ nhận được kết quả (1.48) Về hình thức, kết quả (1.54) tương tự
kết quả (1.20) của Sommerfeld Tuy nhiên, số lượng tử k trong lý thuyết của Gordon
được định nghĩa khác nên ở một số trạng thái nhất định, lý thuyết của Sommerfeld sai
lệch so với lý thuyết của Gordon như thể hiện trong Bảng 1.1 Chính vì thế, lý thuyết
của Gordon mô tả cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro chính xác hơn lý thuyết của Darwin và của Sommerfeld
Trang 39B ảng 1.1 So sánh các lý thuyết về cấu trúc tinh tế
1.10 Ước lượng phạm vi sử dụng Cơ học lượng tử
1.10.1 Ước lượng ranh giới giữa vi mô và vĩ mô
Khi các nhà vật lý nghiên cứu đến phạm vi vào cỡ A thì họ nhận thấy xuất hiện ocác hiệu ứng lượng tử, do đó, lúc này ta phải áp dụng Cơ học lượng tử vào việc giải quyết các vấn đề Vì lẽ đó, các nhà vật lý cho rằng ranh giới giữa vi mô và vĩ mô vào
cỡ A Ranh gio ới này không phải ngẫu nhiên mà có mà chính do Cơ học lượng tử quy định Ở đây, tôi dùng phương pháp phân tích thứ nguyên để tìm ra ranh giới đó
Các đại lượng động lực học cần xác định gồm kích cỡ R, thời gian t, năng lượng E, vận tốc electron v.Các hằng số vật lý có liên quan gồm lượng tử , khối
Trang 40lượng electron m evà tương tác điện từ có các hằng số e và
0
1
4πε .Các thứ nguyên xuất
hiện là khối lượng M , chiều dài L, thời gian T và cường độ dòng điện I
Đầu tiên, ta lấy logarit của các đại lượng động lực học
0
log loglog loglog log 2 log 2 log
log log 2 log log