Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhập khẩu có vaitrò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước và nó thể hiện ở các lĩnh vực sau: + Nhập khẩu mở r
Trang 1mục lục
Trang Lời mở đầu
Chương I.
I Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế 1
2 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu 3
Trang 24.8 Thanh toán tiền hàng nhập khẩu 21
II Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian qua 32 1
Trang 3Bớc 1 Chuẩn bị giao dịch 38
Trang 42.2 Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh 59
2.3 Kế hoạch các chỉ tiêu tổng hợp 59
II Các giải pháp về phía xí nghiệp 60
1 Những giải pháp hoàn thiện khâu chuẩn bị tiến hành giao dịch 60
2 Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt
Kết luận
Trang 5CHƯƠNG I.
Cơ sở lý luận chung về quy trình nhập khẩu
I Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế
1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động quan trọng của thương mạiquốc tế, là một mặt không thể tách rời khỏi nghiệp vụ thương mại quốc
tế Có thể hiểu nhập khẩu là sự mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài vềphục vụ trong nước hoặc tái sản xuất để thu lợi nhuận, nhập khẩu thểhiện sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhập khẩu có vaitrò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước và nó thể hiện ở các lĩnh vực sau:
+ Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, chophép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trongnước, làm tăng mức sống của nhân dân
+ Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, quycách cho phép thoả mãn hơn nhu cầu trong nước
+ Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ do đó nó tạo ra sựphát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian,tạo ra sự đồng đều và phát triển trong xã hội
+ Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh của hàng hoá nội với hàngngoại tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất trong nước khôngngừng vươn lên
Trang 6+ Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền trên thế giới, phá vỡtriệt để nền kinh tế đóng, tự cấp tự túc.
+ Nhập khẩu bổ xung kịp thời những mất cân đối kinh tế, đảmbảo một sự phát triển ổn định, khai thác tối đa khả năng và tiềm năngcủa nền kinh tế
+ Nhập khẩu có vai trò thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng caochất lượng hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho môi trườngxuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là những nước cóquan hệ xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam
+ Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế tiên tiến trong vàngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tácquốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyênmôn hoá
Tuy nhiên để phát huy được hết những vai trò của nhập khẩu cònphụ thuộc vào đường lối của chính phủ lãnh đạo mỗi nước ở nước ta,trong cơ chế quan liêu bao cấp trước kia quan hệ quốc tế chỉ thu hẹptrong hệ thống xã hội chủ nghĩa dựa trên các khoản viện trợ và muabán theo nghị định thư Sự quản lý quá cứng nhắc của nhà nước đã ítnhiều làm mất đi tính linh hoạt của nhập khẩu Với các chủ thể tiếnhành nhập khẩu là những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền, thụ động,
cơ cấu tổ chức cồng kềnh nên công tác nhập khẩu rất trì trệ, máy móc
và kém hiệu quả Tất nhiên cái cũ không phù hợp với xu thế thời đại sẽ
bị diệt vong và thay thế vào đó là cái mới tiến bộ hơn, đó là nền kinh tế
Trang 7thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa
Tuy mới chỉ một thời gian ngắn từ khi chuyển sang cơ chế mới,các chính sách mở rộng nhập khẩu đã phát huy được vai trò to lớn của
nó, tạo ra thị trường sôi động, tràn ngập hàng hoá trong nước và tạo rađược sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự vươn lên ở các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế giúp nền kinh tế Việt Nam tiến vào thị trườngthế giới một cách vững chắc Thực tế này đã dẫn chứng một cách rõràng sự ưu việt của nền kinh tế thị trường cũng như khẳng định vai tròcủa nhập khẩu trong cơ chế mới
Để tiếp tục phát huy vai trò của nhập khẩu nói riêng và hoạtđộng thương mại quốc tế nói chung là :
+ Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt độngxuất nhập khẩu dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước
+ Đảm bảo nguyên tắc trong quan hệ thương mại quốc tế
+ Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong lĩnh vực nhập khẩu,phải biết kết hợp hài hoà giữa các lợi ích
+ Phải chú ý tạo uy tín với các nước trên cơ sở tôn trọng chủquyền, bình đẳng cùng có lợi
Các quan điểm này được cụ thể hoá bằng những nguyên tắc sau: + Sử dụng triệt để tiết kiệm ngoại tệ, hiệu quả kinh tế cao
+ Giành ưu tiên cho nhập khẩu tư liệu sản xuất đồng thời chú ýthích đáng nhập khẩu tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân
Trang 8+ Nhập khẩu phải thúc đẩy và bảo vệ sản xuất trong nước.
+ Phải kết hợp xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra sự cân đối kimngạch bù trừ cho nhau và tổng cộng có lãi
+ Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định lâu dài vững chắc Nhànước muốn đẩy mạnh nhập khẩu về mọi mặt, từng bước tiến kịp trình
độ quốc tế, kiểm soát được quy trình nhập khẩu là điều hết sức phứctạp và khó khăn, bởi sự biến động của nó không chỉ chịu sự tác độngcủa các yếu tố chủ quan mà cả yếu tố khách quan trong và ngoài nước
2 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu
Hiện nay có hai hình thức kinh doanh nhập khẩu chủ yếu mà cácđơn vị ngoại thương trong nước đang áp dụng, đó là nhập khẩu uỷ thác
và nhập khẩu tự doanh Việc lựa chọn hình thức nào là tuỳ thuộc vàođiều kiện kinh doanh của đơn vị cũng như yêu cầu của khách hàng.2.1 Nhập khẩu uỷ thác:
Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức uỷ thác là việc đơn vị ngoạithương (bên nhận uỷ thác) đóng vai trò trung gian để thực hiện nghiệp
vụ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam theo yêu cầu củabên uỷ thác với danh nghĩa của mình nhưng bằng chí phí của bên uỷthác
Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này đơn vị ngoại thươngkhông phải bỏ vốn của mình ra để nhập khẩu mà chỉ phải chịu các chiphí phát sinh trong quá trình tiến hành nhập khẩu cũng như chi phí liênlạc, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí cho các cuộc đàm phán
Trang 9Toàn bộ vốn cho hàng hoá nhập khẩu do bên uỷ thác cấp Bên uỷ thác
là những đơn vị có nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu , có vốn nhập khẩunhưng lại không có chức năng nhập khẩu hoặc không có đủ trình độnghiệp vụ để nhập khẩu hàng hoá Ngoài ra, các yêu cầu của hàng hoánhập khẩu cũng được thể hiện trong một số tài liệu mà đơn vị uỷ thácgửi cho đơn vị ngoại thương và trong hợp đồng kinh tế được ký kếtgiữa hai bên Đây là căn cứ để đơn vị ngoại thương tiến hành đàm phán
ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu với bên nước ngoài Sau khihoàn tất việc nhập khẩu hàng hoá cho bên uỷ thác, đơn vị ngoại thương
sẽ được bên uỷ thác cho hưởng một khoản gọi là chi phí uỷ thác,thường chiếm từ 0.5 - 1,5% giá trị hợp đồng Kinh doanh nhập khẩutheo hình thức này tuy lợi nhuận thấp (chỉ là phí uỷ thác) nhưng nhiệm
vụ của đơn vị ngoại thương chỉ là nhập khẩu hàng hoá theo đúng yêucầu của bên uỷ thác, đơn vị hoàn toàn không phải bỏ vốn ra để nhậpkhẩu, cũng không phải lo đầu ra cho hàng hoá nên độ an toàn cao
2.2 Nhập khẩu tự doanh
Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này là việc đơn vị ngoạithương trực tiếp nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam với danh nghĩa vàchi phí của mình, rồi sau đó tiến hành kinh doanh, bán hàng hoá nhậpkhẩu cho khách hàng trong nước có nhu cầu
Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này, đơn vị ngoại thương
sẽ phải tự bỏ vốn của mình để nhập khẩu hàng hoá, rồi sau đó lo đầu ra
để tiêu thụ số hàng hoá nhập khẩu thu lợi nhuận Theo hình thức này
Trang 10đơn vị ngoại thương phải tiến hành nghiên cứu thị trường trong nước
để nắm được nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của khách hàng trong nướcnhư thế nào, sau đó sẽ xem xét nguồn hàng, thị trường cung cấp vàphải tính toán ra sao cho hàng hoá mà mình nhập khẩu về phải tiêu thụđược và phải có lãi
Đây là hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả cao vì lợi nhuậnthu được do bán hàng hoá nhập khẩu lớn hơn chi phí uỷ thác nhập khẩuhàng hoá Đồng thời đơn vị còn chủ động được về nguồn hàng và bạnhàng trong kinh doanh
Tuy nhiên đây là hình thức kinh doanh mạo hiểm, rủi ro vì nhậpkhẩu tự doanh đòi hỏi đơn vị ngoại thương phải tự đầu tư vốn trongmột thời gian khá dài Hơn nữa, sau khi nhập khẩu hàng hoá về có thểlại không bán được hoặc chỉ bán được với giá thấp
II Quy trình nhập khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu:
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu được tổ chức thực hiện vớinhiều nhiệm vụ khác nhau, từ điều tra nghiên cứu thị trường trongnước, tìm kiếm thị trường cung ứng nước ngoài đến việc thực hiệnhợp đồng, bán hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước Các khâu cácnghiệp vụ cần phải đặt trong mối quan hệ hữu quan nhằm đạt đượchiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho nhu cầu trong nước Vì thếngười tham gia kinh doanh nhập khẩu hàng hoá phải nắm chắc các nộidung hoạt động nhập khẩu hàng hoá
Trang 11Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hoá.
Nghiên cứu thị trường
Lập phương án kinh doanh h ng nh à ập khẩu
Giao dịch đ m phán ký à kết hợp đồng nhập
g tiện
Mở L/C
Mua bảo hiểm
Trang 121 Nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặcbiệt trong lĩnh vực nhập khẩu là một loạt các thủ tục và kỹ thuật đượcđưa ra để giúp các nhà kinh doanh thương mại quốc tế có một hệ thốngthông tin đầy đủ chính xác, kịp thời làm cơ sở để cho ra những quyếtđịnh đúng đắn đáp ứng được tình thế của thị trường, đồng thời làm cơ
sở để doanh nghiệp lựa chọn đối tác giao dịch thích hợp và làm cơ sởcho quá trình giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện các hợpđồng sau này có hiệu quả Chỉ có thể phản ứng linh hoạt cho các quyếtđịnh đúng đắn cho quá trình giao dịch, đàm phán khi có thông tin đầyđủ
1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu thị trường trong nước hay còn gọi là nghiên cứu thịtrường nhập khẩu là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra để
L m à thủ tục thanh toán
Kiểm tra v à vận chuyển
Trang 13giúp các nhà kinh doanh thương mại quốc tế có đầy đủ những thông tin
về nhu cầu giá cả chất lượng của hàng hoá và dịch vụ Từ đó đề ra cáchướng hoạt động nhập khẩu bao gồm các bước sau:
a Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu:
Mục đích của việc nghiên cứu này là tìm ra mặt hàng nhập khẩu
mà nhu cầu trong nước đang cần nhưng phải phù hợp với điều kiện vàmục tiêu lợi nhuận của công ty Muốn biết mặt hàng nào đang là nhucầu cần thiết của thị trường trong nước thì doanh nghiệp phải tiến hànhnghiên cứu khảo sát các khía cạnh như:
+ Về mặt hàng: quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, bao bì, nhãnhiệu
+ Về tình hình tiêu dùng mặt hàng đó ra sao phải tìm hiểu rõ tậpquán tiêu dùng, thị hiếu và quy luật biến động của quan hệ cung cầu để
có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất
+Dự đoán chính xác về chu kỳ sống của sản phẩm: Doanh nghiệpphải tìm hiểu được mặt hàng mình đang nhập khẩu đang ở giai đoạnnào trong chu sống của sản phẩm để có quyết định chính xác nhằmnâng cao doanh số cũng như hiệu quả kinh doanh
+ Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu: Trong thương mại quốc tế,các nước có hệ thống tiền tệ khác nhau do vậy việc tính toán tỷ suấtngoại tệ cho hàng hoá nhập khẩu là rất quan trọng Tỷ suất ngoại tệhàng nhập khẩu là tổng số bản tệ thu được khi phải chi tiêu một đơn vịngoại tệ để nhập khẩu Doanh nghiệp phải tiến hành so sánh giữa tỷ
Trang 14suất ngoại tệ hàng nhập khẩu với tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam
và ngoại tệ lúc đầu để nhập hàng Nếu tỷ suất ngoại tệ lớn hơn thì tiếnhành nhập khẩu còn ngược lại thì không nên nhập khẩu vì không đạtđược mục đích lợi nhuận
b Nghiên cứu dung lượng thị trường và nhân tố ảnh hưởng:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịchtrên một phạm vi thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Nghiên cứu dung lượng thị trường nhằm tìm hiểu rõ hơn về quyluật của thị trường, xác định nhu cầu thật của khách hàng và khả năngcung cấp của nhà sản xuất Do đó giúp cho nhà nhập khẩu có thể giảiquyết hàng loạt các vấn đề về thị trường Dung lượng về thị trườngluôn luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nhân tốtrong thời gian nhất định Các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thịtrường có thể chia làm 3 nhân tố, căn cứ vào thời gian ảnh hưởng củachúng với thị trường:
+ Các nhân tố làm dung lượng thị trường biến đổi có tính chu kỳ:
Đó là sự vận động của tình hình kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt
là các nước tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất, lưuthông và phân phối hàng hoá
+ Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: với sự phát triển của khoa học kỹthuật, sản xuất và nhu cầu về hàng hoá cũng được mở rộng có nghĩa làdung lượng thị trường cũng thay đổi
Trang 15c Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh :
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng nắm vững về thông tin sốlượng các đối thủ cạnh tranh trong mặt hàng kinh doanh, tình hình hoạtđộng, tỷ trọng thị trường, thế mạnh, hạn chế của các đối thủ Đặc biệt
là nghiên cứu kỹ các chiến lược kinh doanh và khả năng thay đổi chiếnlược kinh doanh của đối thủ trong thời gian tới để đưa ra phương án đốiphó tối ưu hạn chế các điểm mạnh và tận dụng điểm yếu của đối thủcạnh tranh
1.2 Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường quốc tế cần xem xét những yếu tố cungcầu, giá cả cạnh tranh vì tham gia vào thương mại quốc tế với tư cách
là nhà nhập khẩu, doanh nghiệp đặc biệt phải chú trọng đến các thôngtin về nguồn hàng và các yếu tố giá cả hàng hoá
- Nguồn cung cấp hàng trên thị trường quốc tế mà doanh nghiệp
có khả năng giao dịch rồi từ đó nghiên cứu đặc điểm thị trường cácnước cung cấp trên các phương diện :
Trang 16+ Thái độ và quan điểm các nước cung cấp thể hiện qua các chínhsách ưu tiên xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu.
+ Tình hình của quốc gia đó có ổn định hay không, có tác độngđến nguồn cung cấp đó như thế nào
+Về vị trí địa lý có thuận tiện cho giao dịch mua bán, có đem lạihiệu quả kinh doanh hay không, có tiết kiệm được chi phí vận chuyển,bảo hiểm trong quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp không
- Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế:
Giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế luôn luôn biến động rấtphức tạp, doanh nghiệp cần phải dự đoán được xu thế biến động dựatrên những hiểu biết và kinh nghiệm về quy luật thị trường, đánh giáhiệu quả nghiên cứu tình hình biến động của từng thị trường, đánh giáhiệu quả nghiên cứu trên các nhân tố về cạnh tranh giá cả, cung cầu,lạm phát Từ kết quả đó doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp tốiưu
Nghiên cứu thị trường là công việc hết sức khó khăn, phức tạpxong kết quả của việc nghiên cứu lại có ý nghĩa rất quan trọng đối vớihoạt động nhập khẩu Vì vậy doanh nghiệp cần phải tổ chức tiến hànhkhâu này sao cho đạt được kết quả tốt nhất
1.3 Lựa chọn đối tác kinh doanh
Trên thị trường thế giới có rất nhiều hãng cung cấp sản phẩm mà
ta muốn nhập Việc nghiên cứu để lựa chọn hãng nào tối ưu nhất, đạtđược các tiêu chuẩn về giá cả, chất lượng tốt nhất với mức chi phí phù
Trang 17hợp với mục tiêu an toàn và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp thìcần thiết phải nghiên cứu các vấn đề:
+Tình hình sản xuất kinh doanh: lĩnh vực kinh doanh, phạm vihoạt động, chất lượng, giá cả và uy tín của đối tác trên thị trường
+ Khả năng về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác thểhiện ưu thế về sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khithoả thuận các điều kiện về giá cả và thời hạn thanh toán
+ Xem xét môi trường chính trị của nước đối tác: nếu bất ổn định
sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình nhập khẩu
+ Điều kiện địa lý cho phép ta đánh giá ưu thế địa lý của đối tác
để giảm thiểu các chi phí vận tải bảo hiểm
2 Lập phương án kinh doanh
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước ta tiếnhành lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu Phương án kinhdoanh là một kế hoạch hành động cụ thể của một giao dịch mua bánhàng hoá hoặc dịch vụ Muốn lập phương án giao dịch sát với thực tế
và có tác dụng chỉ đạo cụ thể cho hoạt động kinh doanh, nhà kinhdoanh phải tiến hành tốt công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường.Phương án kinh doanh sẽ là cơ sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiệncác nghiệp vụ được giao, nó phân đoạn mục tiêu lớn thành các mục tiêu
cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành doanh nghiệpliên tục chặt chẽ Phương án kinh doanh được lập đầy đủ và chính xác
Trang 18sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được những ruỉ ro và đạt hiệuquả cao trong doanh nghiệp.
Trình tự lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu bao gồm các
đó lường trước được các rủi ro tiềm ẩn
Ngoài ra, người lập phương án kinh doanh cũng phải phân tíchđược điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp để xem khảnăng tiến hành kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả cao haykhông Mọi cơ hội kinh doanh sẽ trở thành thời cơ hấp dẫn khi nó phùhợp với khả năng của doanh nghiệp
b Xác định giá cả mua bán trong nước:
Giá cả hàng hoá bán trong nước phải dựa trên cơ sở phân tích giá
cả quốc tế, giá chào hàng, điều kiện thanh toán hoặc giá cả các loạihàng trước đây cũng đã nhập Giá bán trong nước phải đảm bảo mụctiêu lợi nhuận đề ra sau khi trừ đi các chi phí Đồng thời phải căn cứvào từng loại hàng mà định giá bán trong nước Nếu như hàng hoá mà
Trang 19doanh nghiệp nhập về đã từng xuất hiện ở thị trường trong nước thìviệc đặt giá bán cao hơn mức giá cũ cũng là điều không thuận lợi chocông tác tiêu thụ Còn nếu là hàng hoá khan hiếm thì việc đặt giá caohơn một chút để tăng lợi nhuận là điều có thể chấp nhận được.
c Đề ra các biện pháp thực hiện:
Như ta đã biết trong phương án kinh doanh nhập khẩu hàng hoá
là kế hoạch hành động cụ thể hoặc một giao dịch mua bán hàng hoá vàdịch vụ Cho nên ta phải tiến hành các biện pháp để thực hiện được các
kế hoạch đó Mặt khác phương án kinh doanh là cơ sở để cán bộ thựchiện nhiệm vụ của mình, cho nên nó phải đưa ra các bước tiến hành cụthể để đạt những mục tiêu của phương án đó Đề ra các biện pháp cụthể phải dựa trên những phân tích của các bước trước đó Đồng thời,phải dựa vào hàng hoá, đặc điểm và khả năng của doanh nghiệp tronggiai đoạn cụ thể để đề ra các biện pháp thực hiện cho phù hợp ở bướcnày cần phải tránh xa rời thực tế, đề ra các biện pháp không sát với tìnhhình thị trường, hàng hoá và doanh nghiệp Bước này đề ra các biệnpháp thực hiện như:
+Tổ chức nhập khẩu hàng hoá
+Kiểm định chặt chẽ hàng hoá về chất lượng, số lượng và thờigian nghiên cứu
+Thực hiện công tác tiếp nhận
+Xúc tiến bán hàng và quảng cáo để đẩy mạnh tiêu thụ
Trang 20Từ việc đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể này mà doanhnghiệp có thể tiến hành kinh doanh hiệu quả, lấy được nguồn hàngnhập khẩu tốt nhất và việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu này cũng diễn
ra nhanh chóng, hiệu quả Từ đó doanh nghiệp có thể thu được lợinhuận và một kết quả kinh doanh như mong muốn
3 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
3.1 Giao dịch, đàm phán:
Sau khi nghiên cứu môi trường, thị trường, lựa chọn được đối táckinh doanh và lập phương án kinh doanh thì bước tiếp theo là phải tiếnhành tiếp cận với khách hàng để giao dịch mua bán Quá trình giaodịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại giữacác bên tham gia
Quy trình giao dịch gồm các bước sau:
- Hỏi giá: đây là bước khởi đầu để bước vào giao dịch Mục đích cơbản của hỏi giá là để nhận được các báo giá với thông tin đầy đủ nhất
Do đó nội dung cơ bản của một hỏi giá là yêu cầu nhà cung cấp chobiết các thông tin về hàng hoá quy cách phẩm chất, số lượng, bao bì,điều kiện giao hàng, giá cả, điều kiện thanh toán và các điều kiệnthương mại khác
Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người hỏi giácho nên người hỏi giá có thể gửi hỏi giá nhiều nơi.Trên cơ sở đó có thểlựa chọn ra báo giá tối ưu thích hợp nhất và chính thức lựa chọn nhàcung cấp
Trang 21- Chào hàng: chào hàng là một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hànghoá được chuyển cho một hay nhiều người xác định Chào hàng có thể
do người bán hoặc người mua đưa ra Nếu là của người mua đưa rađược gọi là chào mua hàng, nếu là của người bán đưa ra gọi là chàobán hàng Báo giá cũng là một loại chào hàng
Khi xây dựng chào hàng người chào hàng phải căn cứ vào cácđiều kiện cụ thể để cân nhắc các vấn đề: gửi cho ai, gửi vào lúc nào,loại chào hàng, thời gian hiệu lực của chào hàng, nội dung cơ bản đểsao cho thích hợp, tối ưu nhất
- Đặt hàng: sau khi nghiên cứu, lựa chọn được các chào hàng tối ưu,nhà nhập khẩu tiến hành đặt hàng Đó chính là lời đề nghị của nhà nhậpkhẩu gửi cho nhà xuất khẩu hiển thị muốn mua hàng hoá và dịch vụnhất định theo những điều kiện nhất định
- Hoàn giá: khi người nhận chào hàng không chấp thuận hoàn toànchào hàng đó mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá.Khi có hoàn giá thì chào hàng trước coi như hết hiệu lực
- Chấp nhận: một chấp nhận có hiệu lực phải đảm bảo các điều kiệnsau:
+Phải được người nhận hàng chấp nhận
+Phải chấp nhận hoàn toàn nội dung của chào hàng
+Phải chấp nhận trong thời gian hiệu lực của chào hàng
Trang 22- Xác nhận: sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giao dịch hai bênghi lại các kết quả đã đạt được rồi trao cho nhau Xác nhận thườngđược thành lập hai bản, được hai bên ký kết và mỗi bên giữ một bản.
Việc đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu thường đượctiến hành kết hợp giữa các hình thức sau:
- Giao dịch, đàm phán qua thư tín: đây là hình thức giao dịch gián tiếpcủa doanh nghiệp đối với các đối tác nước ngoài Sử dụng hình thứcnày có thể tiết kiệm được chi phí đồng thời tạo điều kiện cho cả hai bêncân nhắc suy nghĩ vấn đề một cách thấu đáo Bằng cách này cùng mộtlúc doanh nghiệp có thể giao dịch với nhiều đối tác ở nhiều nướckhác nhau Tuy nhiên đàm phán theo hình thức này thường mất nhiềuthời gian chờ đợi, có thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi qua và rất khó đoánđược ý đồ của đối phương và đặc biệt phải lưu ý khi viết thư
- Giao dịch, đàm phán qua FAX và điện thoại: hình thức này giúp choviệc đàm phán diễn ra nhanh chóng ngay khi có vấn đề xuất nảy sinh.Tuy nhiên thời gian dành cho đàm phán không nhiều do cước phí FAX
và điện thoại quốc tế rất đắt Bởi vậy điện thoại và FAX chỉ được dùngtrong trường hợp thật cần thiết, khẩn trương, hoặc trường hợp mà mọiđiều kiện đã thảo luận xong chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết
- Giao dịch, đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp: thực tế cho thấy do haibên gặp nhau trực tiếp nên có thể trao đổi mọi vấn đề liên quan đến hợpđồng và dễ dàng đi đến thống nhất, thậm chí còn tạo điều kiện cho việchiểu biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài Tuy nhiên
Trang 23đây cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất, để đạt được kết quả tốttrong đàm phán thì đòi hỏi người đàm phán phải nắm chắc nghiệp vụ
và ngoại ngữ, có khả năng xử lý nhạy bén, linh hoạt trong mọi tìnhhuống, bình tĩnh nhận xét nắm được ý đồ, sách lược của đối phương để
có biện pháp đối phó kịp thời Hơn nữa chi phí cho việc gặp gỡ trựctiếp là hết sức tốn kém
3.2 Ký kết hợp đồng nhập khẩu:
Hợp đồng nhập khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán ởnước ngoài trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyểngiao các giấy tờ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hànghoá.Còn bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng
Theo điều 81 của luật thương mại Việt Nam, hợp đồng nhập khẩu
có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện sau:
+ Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đầy đủ tưcách pháp lý
+ Hàng hoá của hợp đồng là hàng hoá được phép mua, bán theoquy định của pháp luật
+ Hợp đồng mua bán quốc tế phải có nội dung chủ yếu mà phápluật quy định
+ Hình thức của hợp đồng phải là văn bản
Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu:
+ Chủ thể của hợp đồng là các pháp nhân có các quốc tịch khácnhau
Trang 24+ Hàng được chuyển từ nước này sang nước khác.
+ Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ hay có nguồn gốc là ngoại tệđối với một trong hai bên ký kết hợp đồng
Những phương thức ký kết hợp đồng trong buôn bán ngoạithương:
+ Hai bên cùng ký vào hợp đồng mua bán
+ Người mua xác nhận bằng văn bản là đã đồng ý với các điềukiện và điều khoản của một chủ chào hàng tự do nếu người mua viếtđúng thủ tục cần thiết và trong thời gian hiệu lực của thư chào hàng
+ Người bán hàng xác nhận bằng văn bản đơn đặt hàng của ngườimua có hiệu lực
+ Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được những thoả thuận trongđơn đặt hàng trước đây của hai bên (nêu rõ các điều kiện được thoảthuận) Hợp đồng chỉ có thể coi như đã ký kết trong trường hợp hai bên
dã ký kết vào hợp đồng
Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu:
Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản như tên hàng, sốlượng, điều kiện vận chuyển tuy nhiên trong hợp đồng thì các điềukhoản sau đây là không thể thiếu được và cần phải ghi rõ ràng chínhxác tránh hiểu nhầm, hiểu sai
+ Tên hàng
+ Số lượng và cách xác định Đặc biệt lưu ý với từng loại hàng đểxác định số lượng mới chuẩn xác
Trang 25+ Quy cách phẩm chất và cách xác định.
+ Giá cả
+ Phương tiện, địa điểm giao hàng, điều kiện giao hàng
+ Phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán
4.Tổ chức thực hiện hợp đồng
4.1 Xin giấy phép nhập khẩu:
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nướcquản lý nhập khẩu, mà thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi nước làkhác nhau.Vì thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phảixin giấy phép nhập khẩu chuyến thực hiện hợp đồng đó Ngày naytrong xu thế tự do hoá mậu dịch, nhiều nước giảm bớt một số mặt hàngcần phải xin phép nhập khẩu và chỉ cấp đối với những mặt hàng bị cấm
từ đó sẽ tiến tới bỏ cấp giấy phép hoặc chỉ cấp ở từng thời điểm, thời
kỳ khác nhau để tránh những thủ tục rườm rà không cần thiết
ở Việt Nam mọi doanh nghiệp được thành lập hợp pháp có giấychứng nhận đăng ký kinh doanh đều có quyền nhập khẩu hàng hoá theongành nghề đã đăng ký Nếu hàng hoá không thuộc danh mục các hànghoá bị cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện thì doanh nghiệpđược quyền nhập khẩu mà không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.Ngược lại, doanh nghiệp phải xin hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩucủa các cơ quan có thẩm quyền
Mỗi quốc gia cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu làkhác nhau không quốc gia nào giống quốc gia nào, và ở Việt Nam cơ
Trang 26quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu là Bộ thượng mại hoặcTổng cục hải quan.
+ Bộ thương mại cấp giấy phép nhập khẩu hàng mậu dịch
+ Tổng cục hải quan cấp giấy phép hàng phi mậu dịch Hồ sơ xinphép gồm có:
Đơn xin phép
Phiếu hạn ngạch
Bản sao hợp đồng đã ký với nước ngoài hoặc bản sao L/C.Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhậpkhẩu một hoặc một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chởbằng một phương thức vận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định
4.2.Mở L/C
Nếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên mua phảilàm thủ tục mở L/C Thông thường L/C được mở trước 20 ngày đến 25ngày trước thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở châu âu )
L/C là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kếttrả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình được chứng từ thanh toán phùhợp với nội dung của L/C Căn cứ để mở L/C là các điều khoản tronghợp đồng
Để tiến hành mở L/C người nhập khẩu phải đến ngân hàng làmđơn xin mở L/C, đây cũng là cơ sở để ngân hàng tiến hành mở L/C chobên xuất khẩu
Bộ hồ sơ xin mở L/C gồm có:
Trang 27+Đơn xin mở thư tín dụng
+Giấy phép nhập khẩu do bộ thương mại cấp
+Hợp đồng thương mại ( bản sao )
Ngoài đơn xin mở L/C cùng với các chứng từ khác, nộp lệ phí mởL/C, người nhập khẩu phải tiến hành ký quỹ phụ thuộc từng mặt hàng.4.3 Thuê phương tiện vận tải
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việcthuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào căn cứ sau đây:
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng thương mại quốctế: nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CFR, CIP, CPT, DES, DDU, DDPtheo incoterm 2000 thì người xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải.Còn nếu trong điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thìngười nhập khẩu phải có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải
- Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá: khi thuê phương tiệnvận tải phải căn cứ vào số lượng hàng hoá để tối ưu hoá trọng tải củaphương tiện, từ đó tối ưu được chi phí Đồng thời phải căn cứ vào đặcđiểm cuả hàng hoá mà lựa chọn phương tiện vận tải để đảm bảo antoàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển
- Căn cứ vào điều kiện vận tải: đó là hàng hoá rời hay hàng hoá đóngtrong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt, vậnchuyển trên tuyến đường bình thường, vận chuyển một chiều hay haichiều, chuyên chở theo chuyến hay liên tục
Trang 28- Ngoài ra còn căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồngngoại thương như: quy định tải trọnh tối đa của phương tiện, mức bốc
dỡ, thưởng phạt bốc dỡ
4.4 Mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu
Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường chongười được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát, hư hỏng của đốitượng bảo hiểm so với những rủi ro đã được thoả thuận gây ra, với điềukiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó
và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm
Trong buôn bán quốc tế hàng hoá chủ yếu được chuyên chở bằngđường biển mà chuyên chở bằng hình thức này thừơng gặp rủi ro vàtổn thất lớn.Vì vậy bảo hiểm đường biển là loại hình bảo hiểm phổ biếnnhất hiện nay Các đơn vị sau khi mua bảo hiểm của hàng hoá phải làmhợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm Tuỳ thuộc vào tính chất vàđặc điểm của hàng hoá, điều kiện vận chuyển mà mua bảo hiểm chuyếnhay bảo hiểm bao
Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá được tiến hành theo các khâusau:
- Xác định nhu cầu mua bảo hiểm bao gồm:
+ Xác định giá trị mua bảo hiểm
+ Xác định điều kiện bảo hiểm
- Xác định loại hình bảo hiểm
- Lựa chọn công ty bảo hiểm
Trang 29- Đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm
và nhận giấy chứng nhận bảo hiểm
4.5.Làm thủ tục hải quan
Hàng hoá khi đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu, xuất khẩuđều phải làm thủ tục hải quan và chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày hàngnhập cảng Đây là một trong những công cụ để giúp nhà nước quản lýhoạt động nhập khẩu và ngăn chặn gian lận thương mại
Việc làm thủ tục hải quan bao gồm các bước chủ yếu sau:
- Khai báo hải quan: người nhập khẩu phải khai báo chi tiết lên tờ khai
để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục, giấy tờ Khi khai báo thì yêucầu người khai phải trung thực và chính xác Nội dung của tờ khai gồmcác mục như: loại hàng, tên hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng,nhập khẩu nước nào, áp mã thuế tờ khai hải quan được xuất trình kèmtheo giấy nhập khẩu, hoá đơn, bảng kê khai chi tiết hàng hoá, hợp đồngnhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác ( nếu có )
- Xuất trình hàng hoá cho hải quan kiểm tra: Hàng hoá phải được xếptrật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát, hải quan đối chiếu trong tờ khaivới hàng hoá thực tế xem có khớp với nhau không về chủng loại, quycách số lượng, đơn giá, tổng giá trị và xuất xứ hàng hoá
- Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ vàhàng hoá hải quan sẽ có quyết định sau:
+Cho hàng qua biên giới
Trang 30+Cho hàng qua biên giới nhưng với điều kiện phải sửa chữa khắcphục lại.
+Phải nộp thuế xuất nhập khẩu
+Không được phép xuất nhập khẩu
Trách nhiệm của chủ hàng là thực hiện các quyết định trên của hảiquan
4.6 Nhận hàng
Trong kinh doanh thương mại quốc tế có nhiều phương thức vậntải, ứng với mỗi phương thức vận tải là một quy trình giao nhận hànghoá khác nhau Đối với nghiệp vụ nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu chủyếu được thực hiện qua đường biển Khi hàng hoá đã về tới cảng hảiquan sẽ có thông báo cho người nhận Công ty khi tiến hành nhận hàngphải tiến hành một số công việc sau:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng
từ tàu nước ngoài về
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá từngquý, từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ,vận chuyển giao nhận
- Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng hoá ( vận đơn,lệnh giao hàng ) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơquan vận tải
- Tiến hành nhận hàng: nhận về số lượng, xem xét phù hợp về tênhàng, chủng loại, kích cỡ, thông số kỹ thuật, chất lượng, bao bì của
Trang 31hàng hoá so với yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng Người nhậpkhẩu phải kiểm tra, giám sát việc giao nhận, phát hiện các sai phạm vàgiải quyết các tình huống phát sinh.
- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận,bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu
- Thông báo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá.Khi nhận hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra,phát hiện thiếu hụt, tổn thất, sau đó yêu cầu công ty bảo hiểm lập biênbản giám định nếu tổn thất xảy ra bởi rủi ro đã được mua bảo hiểm.Trong trường hợp khác doanh nghiệp yêu cầu công ty giám địnhVINACONTROL tiến hành kiểm tra hàng hoá và chứng từ giám định
để đòi bồi thường
4.7 Kiểm tra và vận chuyển hàng về kho
Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra Mỗi cơquan tiến hành kiểm tra theo chức năng và quyền hạn của mình Nếuphát hiện thấy dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đếnlập biên bản giấm định có sự chứng kiến của cả hai bên, hãng vận tải,công ty bảo hiểm Biên bản giám định phải có chữ ký của các bên vàđây là cơ sở để bên mua khiếu nại, đòi bồi thường bên có liên quan
Sau khi tiến hành kiểm tra hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ vậnchuyển hàng hoá về kho của mình hoặc trực tiếp giao cho các đơn vịđặt hàng
4.8 Thanh toán tiền hàng nhập khẩu:
Trang 32Nghiệp vụ thanh toán là sự vận dụng tổng hợp các điều kiệnthanh toán quốc tế, là nghiệp vụ quan trọng và cuối cùng trong việcthực hiện hợp đồng nhập khẩu Do đặc điểm buôn bán với nước ngoàirất phức tạp nên thanh toán trong thương mại quốc tế phải thận trọng,tránh để xảy ra các tổn thất.
Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong thương mạiquốc tế như: phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, phươngthức tín dụng chứng từ, phương thức trả tiền mặt, phương thức ghi sổ.Nhưng trong thực tế hiện nay phương thức tín dụng chứng từ vàphương thức chuyển tiền là được sử dụng phổ biến nhất
- Phương thức tín dụng chứng từ ( thanh toán bằng L/C ):
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đóngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (ngườinhập khẩu) trả tiền cho người thứ ba hoặc cho bất kỳ người nào theolệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi ) hoặc sẽ trả chấp nhận, haymua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ chứng từ đã quy định và mọi điềukiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ
- Phương thức chuyển tiền: phương thức chuyển tiền là phương thứctrong đó người mua ( người nhập khẩu ) yêu cầu ngân hàng của mìnhchuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu tại một địa điểmnhất định sau khi đã nhận được đầy đủ bộ chứng từ do người xuất khẩuchuyển đến
4.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có )
Trang 33Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trìnhthực hiện hợp đồng bằng cách các bên thương lượng với nhau nhằmđưa ra các giải pháp mang tính chất pháp lý thoả mãn hay không thoảmãn các yêu cầu của bên khiếu nại.
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu pháthiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cầnlập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại Đối tượngkhiếu nại có thể là bên bán, bên mua, người vận tải, công ty bảo hiểm tuỳ theo tính chất của tổn thất Bên nhập khẩu phải viết đơn khiếu nại
và gửi cho bên bị khiếu nại trong thời hạn quy định, đơn khiếu nại phải
có kèm các bằng chứng về tổn thất
Cách khiếu nại tuỳ thuộc vào nội dung khiếu nại Trường hợpkhông tự giải quyết được thì làm đơn gửi lên trọng tài kinh tế theo quyđịnh trong hợp đồng
III CáC Nhân tố ảnh hưởng tới quy trình nhập khẩu
Sự biến động của mọi hiện tượng đều có nguyên nhân trực tiếphoặc gián tiếp tác động trong mối quan hệ hữu cơ với nhau Nhập khẩu
là một hoạt động liên quan đến nhiều yếu tố cả trong nước và ngoàinước, nó phải đương đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài
mà chủ thể tham gia nhập khẩu không dễ gì khống chế được Các nhân
tố ảnh hưởng bao gồm:
1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp:
Trang 341.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp: Trong kinh doanh nhập khẩu nguồnvốn là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xem xét khả năng thanhtoán của doanh nghiệp Nó đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năngthực hiện hợp đồng hay không.
Nguồn vốn dùng để nhập khẩu của doanh nghiệp có thể có từnhiều nguồn khác nhau như vốn uỷ thác của nhà uỷ thác, vốn các đơn
vị đặt hàng, vốn do nhà nước cấp, vốn đi vay Tuy nhiên để đảm bảocho người xuất khẩu về khả năng thanh toán của mình thì doanh nghiệpcần phải có một ngân hàng luôn luôn bảo lãnh về tài chính cho mình
1.2 Trình độ quản lý hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Đây là yếu tố giúp cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đạthiệu quả cao nhất Bởi vì nếu cán bộ của doanh nghiệp giỏi thì doanhnghiệp sẽ tận dụng được hết mọi khả năng của mình, nhạy bén trongviệc nhận biết các cơ hội từ nguồn hàng nhập khẩu Đồng thời, nóquyết định việc thực hiện quy trình nhập khẩu nhanh hay chậm, đảmbảo tiến độ kinh doanh của đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động nhậpkhẩu, đẩy nhanh vòng quay của vốn
1.3 Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
Việc nghiên cứu thị trường tốt giúp cho công ty có được nguồncung cấp ổn định, giá cả phải chăng Thông qua việc nghiên cứu thịtrường doanh nghiệp có thể nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu kỹ lưỡng
Trang 35hơn để khi dưa hàng hoá vào thị trường trong nước có khả năng bánchạy nhất Từ đó lập được phương án kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.1.4 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Trình độ của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp cũngảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu Nó đảm bảocho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro và quyết định việc kinh doanhcủa doanh nghiệp tốt hay xấu, đảm bảo hay không đảm bảo uy tín đốivới công tác giao dịch
2.Một số yếu tố khác:
2.1 Tỷ giá hối đoái và tỷ giá ngoại tệ của hàng nhập khẩu
Sự lên xuống của tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với ngoại
tệ mạnh có thể dẫn doanh nghiệp đến thất thu hay được lợi từ hoạtđộng nhập khẩu Thông qua nghiên cứu và dự đoán xu hướng biếnđộng của tỷ giá, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp nhập khẩuphù hợp, lựa chọn bạn hàng có lợi, lựa chọn nguồn hàng và đồng tiềnthanh toán Tỷ suất ngoại tệ cũng như chiếc gậy vô hình làm thay đổiquyết định nhập khẩu của doanh nghiệp Nếu tỷ suất ngoại tệ hàngnhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ thìtiến hành nhập khẩu còn ngược lại thì không nên vì doanh nghiệp sẽphải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn ban đầu
2.2 Yếu tố chính trị pháp luật
Đây là một yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nắmchắc, hiểu thấu đáo khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế
Trang 36Yếu tố chính trị luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhậpkhẩu, nó tạo ra khung pháp lý cho hoạt động nhập khẩu Yếu tố luậtpháp quy định về các điều khoản được ký kết trong hợp đồng như cầnnhập một số mặt hàng hay ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện hợpđồng như bỏ một số mặt hàng không phải xin giấy phép nhập khẩutrong khi bắt buộc phải xin đối với một số mặt hàng khác.
Ngay cả khi yếu tố luật pháp rất thuận lợi cho hoạt động nhậpkhẩu nhưng doanh nghiệp không thể thực hiện được hành vi đó khi có
sự bạo động, chiến tranh, xung đột diễn ra trong phạm vi quốc gia cũngnhư quốc tế Bởi vì sự bất ổn định về chính trị này sẽ gây ra nhiều rủi
ro và tổn thất cho việc nhập khẩu của doanh nghiệp Chính vì vậy cóthể nói chính trị và luật pháp là hai yếu tố đi cùng nhau và cùng ảnhhưởng sâu sắc đến hoạt động nhập khẩu
2.3 Yếu tố cơ sở hạ tầng
Yếu tố này gồm:
- Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại: cho phép giảm bớt thờigian bốc dỡ, thủ tục giao nhận, đảm bảo an toàn cho hàng hoá đượcmua
- Hệ thống ngân hàng: cho phép các ngà kinh doanh thuận lợi cho việcthanh toán, huy đọng vốn Ngoài ra, ngân hàng đảm bảo cho lợi ích chonhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
Trang 37- Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: cho phép các hoạt động muabán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn và giảm bớtđược mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp xảy ra rủi ro.
2.4 Yếu tố cạnh tranh
Trong cùng một thời kỳ nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp cùngnhập khẩu một mặt hàng cùng tiêu thụ ở thị trường nội địa hay nhậpkhẩu để sản xuất cùng một loại hàng thì việc cạnh tranh ảnh hưởng tớigiá cả hàng nhập khẩu, doanh số bán, sức tiêu thụ và do đó làm giảmhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 38CHƯƠNG IITHực TRạNG QUY TrìNH nhậP KHẩU máY MóC tại Xí NGHiệP
SÔNG Đà 12.6
I Tổng quan về xí nghiệp sông Đà 12.6
1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp
Trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, vấn đềđầu tiên tạo cơ sở tiền đề cho quá trình phát triển đó là cơ sở hạ tầng.Khi có cơ sở hạ tầng vững chắc thì các ngành nghề khác trong nền kinh
tế sẽ có cơ hội được đầu tư và phát triển Chính trên cơ sở lý luận đótổng công ty Sông Đà ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong quátrình phát triển đất nước
Trang 39Trước tình hình nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, đờisống nhân dân đang ngày càng được nâng cao đòi hỏi phải có một nềnkhoa học công nghệ tiên tiến cùng với những thiết bị máy móc thiết bịhiện đại Trong khi đó với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật nhưhiện nay, Việt Nam chưa thể sản xuất được những máy móc thiết bịhiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, do đó yêu cầu đặt ra làcần phải nhập khẩu những máy móc và thiết bị hiện đại của các nướcphát triển
Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội xí nghiệp Sông Đà 12.6 thuộccông ty Sông Đà đã được thành lập theo quyết định số 16/TCT - VPTHcủa Tổng Giám Đốc Tổng công ty xây dựng Sông Đà Trước đây xínghiệp chỉ là phòng vật tư và phòng kinh doanh XNK là đơn vị hạchtoán phụ thuộc công ty Sông Đà 12 Sự ra đời của xí nghiệp nhằm gópphần phục vụ việc cung ứng các máy móc thiết bị cho tổng công tycũng như cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty
Xí nghiệp Sông Đà 12.6 là một doanh nghiệp độc có tư cách phápnhân đầy đủ, có con dấu riêng và mở tài khoản, đăng ký mã số thuế tạitỉnh Hà Tây
Xí nghiệp Sông Đà 12.6 với trụ sở chính đặt tại KM số 10phường Văn
Mỗ, thị xã Hà Đông, Hà Tây
2 Tổ chức bộ máy của xí nghiệp
Trang 40Xí nghiệp Sông Đà 12.6 có bộ máy tổ chức quản lý theo mô hìnhtrực tuyến Các phòng ban có chức năng chuyên ngành riêng biệt, hoạtđộng đồng bộ dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc xí nghiệp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp được chia như sau:
* Giám đốc xí nghiệp: là đại diện pháp nhân của xí nghiệp, chịutrách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của xí nghiệp, đại diện cho toàn bộ nhân viên của xí nghiệptrước công ty
* Phó giám đốc thường trực: giúp Giám đốc điều hành các lĩnhvực như công tác tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, công tác kinh tế kếhoạch, báo cáo thống kê, công tác cơ giới vận tải sửa chữa, công tácvăn phòng và đời sống, công tác thu hồi công nợ và thay mặt Giám dốcđiều hành mọi hoạt động của xí nghiệp khi Giám đốc đi vắng
* Ban tổ chức hành chính: Ban có nhiệm vụ thực hiện các chứcnăng quản lý, tổ chức hành chính công tác tiền lương, công tác thi đuakhen thưởng, kỷ luật
*Ban hành chính kế toán: Ban có nhiệm vụ làm công tác kiểm tra,kiểm soát trực hiện các chế độ quản lý kinh tế Trực tiếp quản lý cáckhoản nợ của xí nghiệp, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán theo đúngđiều lệ, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và những quy địnhcủa công ty
*Ban kinh doanh tiêu thụ: theo dõi các hoạt động liên quan đếnnhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hoá,tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh vật