Các nghiên cứu đã tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học đổi mới căn bản chính sách về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm; cải cách chính sách tiền lương
Trang 175
Lời giới thiệu
Lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội là lĩnh vực có tính tổng hợp về kinh tế-chính trị-xã hội, tính đa ngành nên công tác nghiên cứu khoa học luôn coi trọng
cả hướng nghiên cứu cơ bản và hướng nghiên cứu ứng dụng nhằm cung cấp các luận
cứ khoa học vững chắc phục vụ cho công tác quản lý Các kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 2011-2012 đã góp phần quan trọng vào việc thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chính sách lao động xã hội Các nghiên cứu đã tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học đổi mới căn bản chính sách về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm; cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công; phát triển thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà lợi ích các bên; xoá đói giảm nghèo bền vững; chăm sóc và bảo vệ trẻ em; hoà nhập xã hội đối với nhóm đối tượng yếu thế, phòng chống tệ nạn xã hội…Công tác nghiêncứu khoa học lao động - xã hội đã và đang phát huy vai trò tích cực trong thực tiễn Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, song cũng có không ít khó khăn thách thức Nhiều vấn đề mới về lĩnh vực Lao động-xã hội đặt ra cần nghiên cứu tiếp tục trong giai đoại tới
Với mong muốn những thành tựu nghiên cứu khoa học đã đạt được ứng dụng
rộng rãi trong thực tiễn, tập “Kỷ yếu các đề tài cấp Bộ giai đoạn 2011-2012” được
biên soạn trên cơ sở tuyển chọn, tóm tắt những kết quả nghiên cứu chủ yếu nhất của các đề tài với mục tiêu thông tin tới các cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy những
tư liệu tham khảo hữu ích
Những công trình này đã được lưu giữ tại Thư viện Khoa học lao động và Xã hội Thông tin trong ấn phẩm được rút ra từ cơ sở dữ liệu thư mục về kết quả nghiên cứu do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Bạn đọc có nhu cầu cung cấp thông tin chi tiết về KQNC xin liên hệ theo địa chỉ:
Trang 22
Thư viện Khoa học Lao động và Xã hội
Số 2 Đinh lễ Hà Nội
ĐT: 84-4-39387384; Fax: 84-4-38269733; Email: thuvien@ilssa.gov.vn
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Trang 31 Bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp là sự
đảm bảo, thay thế, bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong trường
hợp bị mất việc làm, đang có nhu cầu tìm việc làm, đồng thời có một số biện pháp để họ nhanh chóng quay trở lại với thị trường lao động
2 Người thất nghiệp
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người thất nghiệp là người đang
đóng bảo hiểm thất nghiệp bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
3 Người sử dụng lao động
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi,
có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động
4 Doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
a Khái niệm về doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 về giải
thích từ ngữ thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ
Trang 4b Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Để thống nhất cách hiểu, trong phạm vi chuyên đề này, đề xuất quan điểm
về doanh nghiệp ngoài quốc doanh như sau: “theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hiểu là toàn bộ các doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước từ 50% trở xuống”
1.1.1 II VAI TRò, đặc điểm, phân loại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1.2 1 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.3 Do phạm vi của đề tài, trong phần này chúng ta chỉ nghiờn cứu vai trũ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thu hỳt và sử dụng lao động
1.1.4 - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo nhiều nhiều việc làm và thu thu hút nhiều lao động:
1.1.5 - Xu hướng tăng việc làm gắn với sự phát triển tăng số lượng doanh
nghiệp
1.1.6 - Tăng vốn đầu tư góp phần tăng việc làm cho người lao động
1.1.7 - Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội việc làm cho người lao động
1.1.8 2 Đặc điểm, phân loại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.9 a Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên):
- Công ty cổ phần:
- Công ty hợp danh:
- Doanh nghiệp tư nhân:
- Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Trang 55
b Căn cứ vào chế độ trách nhiệm
- Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn
- Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
c Căn cứ vào tư cách pháp nhân
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ
III CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1 Các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp:
- Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 trong đó quy định chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009;
- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/05/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
- Thông tư số 113/2009/TT-BQP ngày 07/12/2009, hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm thất nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
2 Việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng (tổ chức họp báo, trả lời trực tiếp trên đài phát thanh, truyền hình, chuyên đề trên báo viết); xuất bản tờ rơi và
Trang 66
đĩa DVD tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng cuốn Sổ hướng dẫn
nghiệp vụ; sỏch tỡm hiểu về bảo hiểm thất nghiệp và sách hỏi đáp về bảo hiểm thất nghiệp
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp được tổ chức sâu rộng từ Uỷ ban nhân dân đến các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp thông qua rất nhiều các hình thức như: tờ rơi, áp phích, sách, báo, ảnh và các buổi họp Công
đoàn công ty, họp Hội đồng quản trị công ty,
3 Việc tổ chức triển khai và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước
- Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện; các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn
- Các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã khẩn trương thành lập Phòng Bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm; thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh và các điểm tiếp nhận đăng ký thất nghiệp và giải quyết các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại một số quận, huyện hoặc cụm quận, huyện, đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác bảo hiểm thất nghiệp.4 Trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
4 Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Trách nhiệm của cơ quan lao động
- Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Trách nhiệm của tổ chức công đoàn
- Trách nhiệm của đại diện là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
5 Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm hành chính về bảo hiểm thất nghiệp
- Tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo
hiểm thất nghiệp quy định Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm thất nghiệp
Trang 77
- Tại Nghị định số 86/2010/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội quy
định rõ các hành vi vi phạm và mức xử phạt, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, các
biện pháp để khắc phụ hậu quả; thẩm quyền xử phạt và trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức về bảo hiểm thất nghiệp
IV CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI
1 Mối liên hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và thu nhập của người lao động
Chế độ trợ cấp thất nghiệp đã góp phần bù đắp một phần thu nhập hoặc thay thế hoàn toàn thu nhập của người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động giải quyết các khó khăn tạm thời trước mắt, ổn định cuộc sống của họ và gia đình họ Qua đó, nhằm củng cố niềm tin và tạo điều kiện cho người lao động sớm tìm được việc làm, có thu nhập và ổn định cuộc sống
2 Mối liên hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc làm
Giữa bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết việc làm dù cách thức tổ chức thực hiện khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là hướng về người lao
động, tạo lập an sinh xã hội thông qua bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống
của người lao động
3 Mối liên hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và đào tạo nghề
Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người thất nghiệp nhằm trang bị và nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao
động để người thất nghiệp tìm việc làm mới
4 Mối liên hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp gặp khó khăn về kinh tế và tâm lý cần có sự hỗ trợ, quan tâm của chính sách trong việc khám chữa bệnh, giảm bớt khó khăn cho người thất nghiệp
V KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
1 Bảo hiểm thất nghiệp tại Cộng hòa Liên bang Đức
Năm 2004, nước Đức ban hành Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định 5 chế độ bảo hiểm đối với người lao động, bao gồm:
Bảo hiểm thất nghiệp;
Bảo hiểm hưu trí;
Bảo hiểm y tế;
Bảo hiểm tai nạn lao động;
Trang 88
Bảo hiểm chăm sóc
Các loại bảo hiểm trên đều do các cơ quan khác nhau quản lý và thực hiện chế độ chi trả Quản lý các quỹ bảo hiểm này đều do Hội đồng quản lý thực hiện
2 Bảo hiểm thất nghiệp tại Mông cổ
Trợ cấp thất nghiệp được chi trả theo những điều kiện sau đây: Đóng góp bảo hiểm thất nghiệp không thấp hơn 24 tháng và có ít nhất 9 tháng đóng góp liên tục trước khi bị thất nghiệp; người hưởng trợ cấp thất nghiệp phải tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng bắt đầu công việc không muộn hơn ngày tiếp theo
Trợ cấp bằng 45% đến 70% mức thu nhập bình quân của 3 tháng cuối cùng Sau khi hết quyền nhận trợ cấp, người lao động có thể được hưởng lại bằng cách đóng góp 6 tháng cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp
3 Bảo hiểm thất nghiệp tại Nhật Bản
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Nhật Bản có từ năm 1947, chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nhật Bản không chỉ trợ cấp thất nghiệp mà quan trọng
là hạn chế thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp, gồm có: trợ cấp tìm việc làm là trợ cấp cơ bản dành cho người thất nghiệp; trợ cấp khuyến khích tìm việc làm nhanh chóng là dành cho người thất nghiệp tìm việc làm sớm; trợ cấp đào tạo nghề nghiệp dành cho người thất nghiệp và người đang làm việc để phòng chống thất nghiệp; trợ cấp tiếp tục làm việc là dành cho phụ nữ sinh con và người đã nghỉ hưu để họ tiếp tục làm việc
Thu bảo hiểm thất nghiệp: Từ doanh nghiệp và người lao động thông qua việc đăng ký với trung tâm giới thiệu việc làm
4 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Hàn Quốc
Chính sách bảo hiểm việc làm không chỉ thực hiện chức năng truyền thống
là cung cấp trợ cấp thất nghiệp đối với người thất nghiệp mà còn thực hiện chức năng xúc tiến điều chỉnh cơ cấu các ngành, ngăn ngừa thất nghiệp, xúc tiến các hoạt động bảo đảm việc làm để tăng việc làm và xúc tiến các hoạt động phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 50% thu nhập của người lao động của tháng trước khi họ mất việc làm Mức hưởng tối thiểu là 70% mức tiền lương tối thiểu
Trang 99
Hệ thống chính sách Bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc gồm bốn cấu phần chính: chương trình bảo đảm việc làm, chương trình phát triển kỹ năng nghề, trợ cấp thất nghiệp
5 Hệ thống thống bảo hiểm thất nghiệp Thái Lan
-Mức đóng góp: Người sử dụng lao động và người lao động hàng tháng
đóng một mức như nhau cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 0,5% mức tiền lương,
Nhà nước đóng 0,25% quỹ tiền lương
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:Người lao động có đóng bảo hiểm bị
sa thải được hưởng 50% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp không quá 180 ngày trong vòng 1 năm; Người lao động có đóng bảo hiểm tự nguyện bỏ việc được hưởng 30% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp không quá 90 ngày trong vòng 1 năm và tổng số ngày hưởng bảo hiểm thất nghiệp vì thất nghiệp tự nguyện không quá 180 ngày
6 Bảo hiểm việc làm ở Canada
Các khoản trợ cấp:
- Trợ cấp thường xuyên
-Trợ cấp đặc biệt- Ngoài ra các chính quyền địa phương phải có các biện pháp tích cực để hỗ trợ người thất nghiệp hoặc phòng ngừa thất nghiệp cho người lao động, cụ thể như các chính sách:
+ Thông tin ngân hàng việc làm và thị trường lao động
Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm quốc tế:
Nghiên cứu chính sách bảo hiểm thất nghiệp của các nước rút ra kinh nghiệm cho chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam tập trung ở một số nội dung sau: -Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Các nước đều mong muốn mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp càng nhiều càng tốt, tuy nhiên các nước đều tính toán các đối tượng này liên quan
Trang 1010
đến quỹ bảo hiểm thất nghiệp, thu đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo an
toàn quỹ, nhiều nước khi mới thực hiện quy định các đối tượng ít bị thất nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp sau khi quỹ đã đảm bảo thì mở ra các đối tuợng khác và đến nay có nước cứ tham gia quan hệ l là thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp,
có nước đối tượng áp dụng là người lao động có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên với người sử dụng lao động có sử dụng từ
01 lao động trở lên
Tuy nhiên, chúng ta cần có các phương án tài chính Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
cụ thể nhằm bảo toàn quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp vì người lao động giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng dễ bị thất nghiệp, người sử dụng lao động dưới
10 lao động thường là những tổ chức, doanh nghiệp nhỏ
- Về đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động: Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến vấn đề quỹ bảo hiểm thất nghiệp, kinh nghiệm các nước quỹ bảo hiểm thất nghiệp đi theo hai hướng hoặc là phát triển quỹ bảo hiểm thất nghiệp hoặc là cân bằng quỹ bảo hiểm thất nghiệp Nếu theo hướng phát triển quỹ thì thường quy định mức đóng cố định đủ để chi và tăng trưởng quỹ; nếu là cân bằng quỹ thì sẽ căn cứ vào mức chi của năm trước để định mức thu của năm sau
- Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Kinh nghiệm các nước quy
định rất chặt chẽ vấn đề này chỉ những người lao động bị mất việc làm, chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà không do lỗi của người lao động mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: chính sách bảo hiểm thất nghiệp cần
được xây dựng một cách toàn diện không chỉ hỗ trợ người lao động sau khi bị mất
việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà còn có các biện pháp hỗ trợ người lao động để đảm bảo việc làm, duy trì việc làm trong thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp (chính sách bảo hiểm việc làm)
- Về mức hưởng, thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Cần nghiên cứu để điều chỉnh về mức đóng, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nhằm giảm thiểu các hành vi trục lợi và đảm bảo cân bằng quỹ
- Về trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp: cần quy định khi nào
người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì đăng ký thất nghiệp
và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp; không quy định người lao động trực tiếp đến đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động và thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp,… để tạo điều cho người lao
động trong việc hưởng chính sách
Trang 1111
- Về tổ chức, bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp: Cơ quan thực hiện cần được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương; thực hiện thu, chi và quản lý Bảo hiểm thất nghiệp
- Ngoài ra cần gắn công nghệ thông tin liên ngành trong vấn đề quản lý việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt việc quản lý lao động các doanh nghiệp
Trang 1275
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
I ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
a Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
- Người lao động: Là công dân Việt Nam giao kết
các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động: Hợp đồng lao động xác
định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu
tháng; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các
đơn vị sự nghiệp nhà nước
- Người sử dụng lao động: Có sử dụng từ 10
người lao động trở lên tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo quy định
Trang 13b Đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần
c Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Người thất nghiệp được hưởng các chế độ bảo
hiểm thất nghiệp khi có đủ 3 điều kiện sau:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;
- Đã đăng ký với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang làm việc khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký với Trung tâm Giới thiệu việc làm
d Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Trang 14- Trợ cấp thất nghiệp:
+ Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật
3 tháng Từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng
6 tháng Từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng
9 tháng Từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng
+ Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người
đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ
cấp thất nghiệp khi không thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc bị tạm giam
+ Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người
đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ
cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây: Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu; sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không thông báo
Trang 15hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp trong ba tháng liên tục; ra nước ngoài để định cư; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ
sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; bị chết
+ Hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần: Người
đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có việc làm hoặc thực
hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần
- Hỗ trợ học nghề
+ Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề Không hỗ trợ bằng tiền để người lao động tự học nghề;
+ Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động bằng mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy
định của pháp luật dạy nghề;
+ Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và của từng người lao động nhưng không quá 6 tháng
- Hỗ trợ tìm việc làm
+ Người thất nghiệp được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thực hiện thông qua Trung tâm Giới thiệu việc làm ;
Trang 16+ Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian
mà người lao động được hưởng trợ cấp theo quy
định
- Bảo hiểm y tế
+ Người thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế;
+ Tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế
cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
e Phát hiện và xử lý các vi phạm:
- Trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức được quy định
cụ thể quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định
số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng12 năm 2008 của Chính phủ
- Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực bảo
hiểm thất nghiệp là cảnh cáo và phạt tiền Mức phạt
tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 30.000.000 đồng
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một (01) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện Nếu quá thời hạn nêu trên thì người vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.
Trang 172 Các chính sách khác có liên quan
- Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn
+ Nghị định số 44/2002/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về hợp đồng lao động, quy định các
chức danh không ký hợp đồng lao động
+ Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày
26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư
21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 /9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP nêu trên
+ Thông tư 39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2009 hướng dẫn thi hành Điều 12
NĐ/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm
- Luật Công chức và các văn bản hướng dẫn
+ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày
25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức
- Các quy định về viên chức
+ Luật Viên chức
+ Nghị định số 116/2003/NĐ-CPngày
10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong đơn vị
sự nghiệp của Nhà nước
Trang 18+ Thông tư số 10/2004/TT-BNVngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP nêu trên
II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1 Đánh giá tình hình tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
a Những mặt được
- Có thể nói có công tác triển khai được thực hiện đồng bộ, kịp thời và có sự phối hợp tốt giữa các ban, ngành trong việc tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cán bộ, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc trong thực tế phát sinh Việc tổ chức thực hiện các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp
được thực hiện đúng pháp luật, trước hết là công tác
thu bảo hiểm thất nghiệp đạt kết quả cao, công tác tiếp nhận và giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo phương châm 3 đúng:
“đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn”
- Kịp thời ban hành chính sách mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện
b Những hạn chế:
- Thời hạn đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp: tuy đã được nới rộng
Trang 19hơn nhưng vẫn còn khá ngắn, gây khó khăn cho người lao động
- Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên và người lao động giao kết hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trên 12 tháng mới thuộc đối tượng xem xét để tham gia bảo hiểm thất nghiệp gây bất bình đẳng trong việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Thu, chi bảo hiểm thất nghiệp: việc xác định chính xác số doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tận thu bảo hiểm thất nghiệp
là rất khó khăn.
- Hỗ trợ học nghề: tỷ lệ số người được hỗ trợ học nghề trên số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp rất thấp; Mức hỗ trợ học nghề thấp (tương
đương với trình độ sơ cấp), thời gian học nghề ngắn
(không quá 6 tháng)
- Quy định về trách nhiệm của các bên: Chưa
có chế tài xử lý trong trường hợp các đơn vị trên
không thực hiện đúng theo quy định
- Chính sách thông tin tuyên truyền: Hình thức tuyên truyền này chưa đến được với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do đó nhận thức về quyền và trách nhiệm trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất hạn chế
- Hiện tượng lợi dụng chính sách để hưởng bảo hiểm thất nghiệp: chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Trang 20hiện nay vẫn còn kẽ hở để nhiều đối tượng có thể lợi dụng
2 Kết quả tham gia bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Số đơn vị tham gia BHTN
Số người tham gia BHTN
Số tiền BHTN thu
Trang 213%) Trong đó, số người ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 5,5 triệu người, tăng trên 100 nghìn người so với thực hiện năm 2010
- Số lượng doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nay, đơn vị chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn rất lớn (riêng khu vực doanh nghiệp, nhất
là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ước còn
khoảng gần 60% đơn vị chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp)
Số nợ bảo hiểm thất nghiệp tính đến hết quý II/2010 là 250 tỷ đồng bằng (chưa gồm số tiền 1% bảo hiểm thất nghiệp mà ngân sách trung ương hỗ trợ
- Đánh giá về tình hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Qua 2 năm chính sách bảo hiểm thất nghiệp
được triển khai thực hiện trong thực tiễn, đã đáp ứng được những mục tiêu cơ bản của chính sách, vận động được người sử dụng lao động và người lao động tham
Trang 22gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng đông (năm 2010 tăng 17,7% so năm 2009)
3.Việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động
- Nhờ công tác tuyên truyền chính sách đến
từng người lao động, người sử dụng lao động, nhận thức của họ đã tăng lên một cách rõ rệt
- Đối tượng là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với một số ngành (như ngành Y
tế, Giáo dục) chưa đồng thuận về quy định đối tượng tham gia
- Một số trường hợp người lao động lợi dụng thất nghiệp giả để hưởng quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp
- Một số doanh nghiệp chậm đóng và nợ đóng bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng không chốt Sổ bảo hiểm xã hội được đã làm
ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động thất
nghiệp và vấn đề an sinh xã hội
- Mức độ nhận thức quan tâm đến việc được tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm và học nghề của người lao
động đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp còn
hạn chế, đa số chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp còn việc tìm việc làm mới và tham gia học nghề thì chưa được chú trọng.
Trang 23- Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách mới cho nên trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề nảy sinh mà qui định của pháp luật chưa bao quát hết
- Số lượng lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng nhanh
- Đã xuất hiện tình trạng thất nghiệp “ảo”, số lượng người thất nghiệp có nhu cầu học nghề rất ít do nhiều nguyên nhân
4 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân đối với việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
sơ hưởng BHTN chưa rõ như các giấy tờ chứng minh
về việc chấm dứt hợp đồng lao động, làm các thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
+ Các cơ quan, tổ chức chưa có nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng của chính sách nên công tác
thông tin, tuyên truyền, phổ biến ở một số địa phương còn chậm, hình thức thông tin, tuyên truyền còn nghèo nàn
Trang 24- Khó khăn trong công tác thu bảo hiểm thất
nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tình hình sử dụng lao động, tiền lương và thu nhập cũng nhiều biến động, khó khăn cho công tác thu bảo hiểm thất nghiệp
Tình trạng khai báo thiếu lao động hoặc không khai báo để trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động diễn ra khá phổ biến, chủ doanh nghiệp từ chối, né tránh tiếp đón các đoàn kiểm tra, thanh tra làm cản trở việc thực thi pháp luật của
cơ quan nhà nước
- Còn một số lượng lớn người lao động chưa
được tham gia bảo hiểm thất nghiệp do quy định của
pháp luật
- Tình trạng lạm dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã xảy ra ở một số doanh nghiệp, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu công nghiệp sử dụng nhiều lao động
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp do 2 cơ quan thực hiện: nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2
ngành thì quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí còn gây phiền
hà cho người lao động
- Thiếu bình đẳng trong hỗ trợ doanh nghiệp
“lớn và nhỏ”
Trang 25Xét trên khía cạnh trách nhiệm tài chính doanh nghiệp thì doanh nghiệp dưới 10 lao động, không
thuộc phạm vi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang bị
“thiệt thòi” so với doanh nghiệp có quy mô lao động
lớn
CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP THAM
GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
I XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH ĐẾN NĂM 2020
Dự kiến số doanh nghiệp ngoài quốc doanh
doanh nghiệ
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 270.719 710.511 1.853.651 97%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8.123 18.418 41.760 2%
- Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh và chiếm chủ yếu trong các loại hình doanh
nghiệp của cả nước, đến năm 2020 số doanh nghiệp ở
Trang 26Việt Nam có thể lên tới gần 1,9 triệu doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ yếu, chiếm tới 97%
- Thu nhập bình quân đầu người thời kỳ 2011 –
2020 tăng khoảng 20%/năm, đến năm 2020 mức sống chung toàn xã hội tăng lên khoảng 2,8 – 3 lần so với năm 2010, kết quả này là nhờ tốc độ tăng bình quân tiền lương và thu nhập của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn
- Quan hệ phân phối trong các loại hình doanh nghiệp thay đổi theo hướng tăng đầu tư cho đảm bảo
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của doanh nghiệp, khi đó người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cơ hội tiếp cận tốt hơn và được hưởng lợi nhiều hơn
- Mặc dù vậy, sự bất bình đẳng về phân phối tiền lương và thu nhập giữa các loại lao động, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các ngành kinh tế tiếp tục gia tăng, phân hóa giàu nghèo trong các loại lao động diễn ra mạnh hơn giai đoạn 2001-2010
II CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020
Trang 271 Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Yêu cầu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để ngày càng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh và người lao động trong các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp
2 Về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Yêu cầu về tăng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và thay đổi các quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp,
hỗ trợ học nghề… để thuận lợi cho việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người lao động dễ dàng chuyển đổi ngành nghề khác
mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tránh được hiện tượng lạm dụng chính sách gây ảnh hưởng đến Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
3 Về trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Yêu cầu về trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải được đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục hành chính, cũng như việc đi lại của người lao
động tại 2 cơ quan này nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho người lao động trong việc thụ hưởng chính sách
và phát hiện được các vi phạm trong hưởng bảo hiểm thất nghiệp được dễ dang kiểm soát
Trang 28III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI
1 Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
- Tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Khẩn trương nghiên cứu để trình Quốc hội ban hành Luật Việc làm, trong đó có nội dung về bảo hiểm việc làm nhằm bổ sung các quy định về đối tượng tham gia, các chế độ về bảo hiểm việc làm, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, quản lý lao
động Hoặc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội về bảo
hiểm thất nghiệp để các quy định được thuận tiện hơn cho người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện chính sách
- Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Hoàn thiện hơn nữa quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Hoàn thiện hơn nữa quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện chính sách
Trang 29- Hoàn thiện hơn nữa các quy định về thanh tra, kiểm tra, rà soát tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có các biện pháp mạnh nhằm nghiêm trị các hành vi chậm
đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp
2 Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Công tác thông tin, tuyên truyền
+ Ở Trung ương: cần có kế hoạch phối hợp
thường xuyên với các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương phổ biến, giải thích các chế độ chính sách
về bảo hiểm thất nghiệp
+ Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố:
Cần phối hợp thường xuyên với các cơ quan ở địa phương tổ chức tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp
+ Đối với Bảo hiểm xã hội quận, huyện: cần
chú trọng tuyên tuyền phổ biến chính sách BHXH trên
hệ thống đài phát thanh địa phương
+ Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền chế
độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình
thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp
+ Tổ chức các lớp tập huấn về bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động
Trang 30+ Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các câu lạc bộ tìm hiểu về pháp luật tại các đơn vị nơi người lao động làm việc
+ Đẩy mạnh kết hợp liên ngành trong công tác tuyên truyền bảo hiểm thất nghiệp
+ Cần gắn công tác tuyên truyền bảo hiểm thất nghiệp với công tác rà soát đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đào tạo, tập huấn việc thực hiện chính sách
+ Xây dựng quy trình quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
+ Đổi mới phương pháp quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
+ Tăng cường hơn nữa các khóa tập huấn về bảo hiểm thất nghiệp
- Công tác khác
+ Hoàn thiện và thực hiện quy trình tư vấn, giới
thiệu việc làm và cung ứng lao động tại các Trung tâm Giới thiệu việc làm; tổ chức tốt các hoạt động của Sàn giao dịch, Thông tin thị trường lao động và Dạy nghề
để hỗ trợ người lao động thất nghiệp sớm tìm được
việc làm
Trang 31+ Tiến tới thành lập một hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
+ Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
3 Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và phát hiện các vi phạm, xử lý các vi phạm
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp
- Cần có các chế tài xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp nghiêm khắc
4 Các giải pháp khác
- Có chính sách hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy
sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ việc đào tạo nhân lực ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
+ Đối với người quản lý doanh nghiệp: Nhà
nước hỗ trợ cùng với các hiệp hội doanh nghiệp mở các khoá đào tạo về các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hiện đại, kỹ thuật xúc tiến thị trường, chuyển giao công nghệ, kỹ năng ký kết hợp đồng thương mại,
Trang 32luật pháp quốc tế về thương mại, cách thức xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và hệ thống quản lý tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế Đặc biệt, ý thức chấp hành các quy định về bảo hiểm thất nghiệp
+ Đối với người lao động: Nhà nước và các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phối hợp đào tạo
và đào tạo lại trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động Bên cạnh đó, còn phải
đào tạo và giáo dục về ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong làm việc chính quy, hiện đại Các
hình thức đào tạo cần đa dạng, phù hợp như: đào tạo chính quy tại các trường dạy nghề, đào tạo tại công ty,
xí nghiệp, gửi đi đào tạo tại các công ty khác hoặc ở nước ngoài
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp để quản
lý lao động
- Dự báo tình hình phát triển cũng như quản lý việc tham gia bảo hiểm thất nghiệpcủa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Đẩy mạnh kết hợp các ngành liên quan trong việc phát hiện nguồn thu bảo hiểm thất nghiệp
Trang 33VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LÀNG NGHỀ
1.1 Môi trường lao động
1.1.1 Khái niệm
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ
chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo điều kiện cho hoạt động của con người trong quá trình lao động, sản xuất (TCVN
3153 -79 ban hành kèm theo Quy_định số_858/TC-QĐ)
Môi trường Lao động (MTLĐ) là môi trường nơi
đó/tại đó con người tiến hành các hoạt động lao động sản
xuất và phục vụ sản xuất Theo đó, MTLĐ là một đặc trưng quan trọng của điều kiện lao động (ĐKLĐ), bao gồm toàn bộ các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học có tại
Trang 34nơi làm việc, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe thể lệ và tâm thần của người lao động (NLĐ)
1.1.2 Các nội dung và vấn đề chủ yếu của môi trường lao động
Môi trường lao động nảy sinh trong điều kiện lao động nhất định làm phát sinh các yếu tố nguy hiểm từ các hoạt
động lao động sản xuất làm cho MTLĐ ẩn chứa hoặc tiềm
ẩn yếu tố nguy hiểm và có hại
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ
bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao
động có hại của nghề nghiệp đối với lao động
Nội dung chủ yếu của MTLĐ là các yếu tố cấu thành MTLĐ ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ có thể phân theo 3 nhóm gồm nhóm các yếu tố vật lý, nhóm các yếu tố hóa học và nhóm các yếu tố sinh học:
a Nhóm các yếu tố vật lý:
Hiện nay có đến 28 yếu tố vật lý, tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài chỉ quan tâm đến một số yếu tố chủ yếu sau:
Trang 351.2 Khái niệm và các nội dung chủ yếu về tiêu chuẩn lao động
1.2.1 Khái niệm về tiêu chuẩn lao động
Tiêu chuẩn lao động là những thỏa thuận chính thức
về các nguyên tắc và quyền tại nơi làm việc không bị phụ thuộc vào các yếu tố mang tính thị trường (như tiền lương)
Nội dung của tiêu chuẩn lao động bao gồm các vấn
đề sau: lao động cưỡng bức, lao động đặc biệt, tuyển
dụng, phân biệt đối xử, tự do hiệp hội, thương lượng tập thể, thời giờ làm việc nghỉ ngơi, tiền lương thu nhập, an toàn và vệ sinh lao động, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội
1.2.2 Tiêu chuẩn lao động quốc tế
Pháp luật lao động quốc tế bao gồm một hệ thống TCLĐ được thông qua ở cấp độ quốc tế Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organisation – ILO), các TCLĐ quốc tế được chia thành
22 nhóm khác nhau Trong đó, có những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi như: (i) gắn chặt với quyền của người lao động; (ii) làm nền tảng cho việc bảo đảm, thực thi các TCLĐ quốc tế khác; (iii) mọi quốc gia thành viên của ILO phải tôn trọng và thúc đẩy thực hiện… Những TCLĐ quốc
tế đó được gọi là những TCLĐ quốc tế cơ bản
Năm 1998, ILO khẳng định 4 nhóm TCLĐ quốc tế cơ bản gồm:
+ Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em;
+ Xoá bỏ phân biệt đối xử trong công việc;
+ Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao
động bắt buộc;
+ Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
Trang 36Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện các TCLĐ quốc tế
cơ bản là một xu hướng tiến bộ phát triển tất yếu đối với mỗi thành viên của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) Hiện đã có những tiêu chuẩn bổ sung nhằm phát triển các khía cạnh của các TCLĐ quốc tế cơ bản Một số TCLĐ khác bao gồm:
+ An toàn vệ sinh lao động (OSH);
+ Xúc tiến việc làm, quan hệ lao động;
+ Mức lương tối thiểu và việc thanh toán tiền lương; + Bảo trợ xã hội/ bảo hiểm xã hội;
+ Quản lý lao động (bao gồm cả thanh tra lao động);
và
+ Một số ngành nghề/ thành phần kinh tế cụ thể (người
đi biển, công nhân bốc vác, điều dưỡng viên, lao động tại
nhà, lao động trồng trọt, v.v…)
Trong khi các công ước chính là những điều ước quốc
tế, phải được phê chuẩn và thực thi thì các Khuyến nghị lại là những văn kiện không bắt buộc nhằm hướng dẫn và
định hướng cho việc xây dựng chính sách và hành động
đẳng giữa lao động nam và lao động nữ; Công ước số 111
về chống phân biệt đối xử trong công việc; Công ước số
138 về độ tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc; Công
ước số 182 về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ
nhất Ngoài ra, Việt Nam hiện đang chịu ràng buộc nghĩa
vụ với 17 công ước khác của ILO Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật để nội luật hóa
Trang 37một số qui định của các công ước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam
1.2.3 Các tiêu chuẩn lao động ở Việt Nam
a Bộ Luật lao động năm 1995 có bổ sung sửa đổi năm 2002, 2004, 2009
Bộ Luật lao động được đưa vào áp dụng từ năm 1995
và đang được sửa đổi, bổ sung đã tạo ra khung khổ pháp
lý quan trọng cho xây dựng các TCLĐ trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay dự thảo
Bộ Luật lao động (DT BLLĐ) sửa đổi được chia thành 2 nhóm: Nhóm các quy định về tiêu chuẩn lao động và một nhóm về quan hệ lao động Nhóm quy định về tiêu chuẩn lao động bao gồm:
b Các văn bản pháp lý khác có liên quan đến TCLĐ bao gồm: Luật Công đoàn Việt Nam năm 1990,
(đang trong quá trình sửa đổi), Quyết định số 310-TTg năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Quyết
định 75/2005-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11
tháng 4 năm 2005 về việc thành lập Liên minh Hợp tác
xã Việt Nam; các nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện các Bộ luật, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc làm, điều kiện lao động
c Hệ thống các văn bản dưới luật về TCLĐ
+ Quy định về hợp đồng lao động, tuyển lao động,
thỏa ước lao động tập thể;
+ Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; + Quy định về mức lương tối thiểu, lương hưu, trợ cấp
BHXH và trợ cấp hàng tháng;
+ Quy định chung về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động;
Trang 38+ Quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và
chế độ bồi thường, bồi dưỡng, trợ cấp;
+ Quy định về tổ chức, hoạt động công đoàn;
+ Quy định về việc làm, dạy nghề;
+ Quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật
chất
1.2.4 Nội dung một số tiêu chuẩn lao động liên quan
Các khái niệm dưới đây được trích dẫn từ tài liệu:
“Thuật ngữ về ATVSLĐ”, xuất bản bởi Bộ Lao động Thương binh Xã hội- Công hòa Liên bang Đức- Viện FES- Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
a Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động
An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo
cho người lao động làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khỏe
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương
tiện về tổ chức, vệ sinh và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với người lao động
An toàn vệ sinh lao động là hệ thống các giải pháp về
pháp luật, khoa học, kỹ thuật tổ chức, kinh tế- xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động sản xuất
Tiêu chuẩn an toàn lao động: Các quy đinh an toàn
được đặt ra làm chuẩn bắt buộc phải thỏa mãn nếu không
Trang 39Hệ thống tiêu chuẩn được bao gồm:
i) Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, đề nghị thẩm định và công bố;
ii) Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) do các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp xây dựng và ban hành ;
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế
định của Luật lao động bao gồm những quy phạm pháp
luật qui định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao
động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của
người lao động Thực hiện an toàn lao động tốt để giảm thiểu tai nạn lao động, thực hiện vệ sinh lao động tốt để giảm thiểu các nhân tố gây ra bệnh nghề nghiệp
b Tiêu chuẩn về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
b1 Tiêu chuẩn về thời gian làm việc
- Độ dài thời gian làm việc:
- Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày được xác định theo điều kiện lao động:
+ Điều kiện lao động bình thường (Ngày làm việc bình thường)
+ Điều kiện lao động đặc biệt (Ngày làm việc rút ngắn)
b2 Tiêu chuẩn về thời gian làm thêm, làm việc ban
đêm
- Thời giờ làm thêm: Khoảng thời gian mà người lao
động làm việc cho người sử dụng lao động quá thời giờ
làm việc thông thường do pháp luật quy định
- Thời giờ làm việc ban đêm: Thời giờ làm việc được tính là làm việc ban đêm quy định theo tính chất vùng
Trang 40miền Từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc được tính từ 22 giờ
đến 6 giờ; Từ Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21
giờ đến 5 giờ
b3 Tiêu chuẩn về thời giờ nghỉ ngơi
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì ít nhất
được nghỉ 30 phút tính vào giờ làm việc
- Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc Trong 6 giờ hoặc 7 giờ liên tục làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (đã được rút ngắn
2 giờ hoặc 1 giờ làm việc) thì người lao động vẫn được nghỉ ít nhất 30 phút nếu làm việc ban ngày và 45 phút nếu làm việc ban đêm
- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác
- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) có thể vào ngày chủ nhật hoặc một ngày
cố định khác trong tuần Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm cho người lao
động nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày/1 tháng
- Các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định người lao động
được nghỉ tất cả là 9 ngày/1 năm Nếu những ngày nghỉ
nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì NLĐ được nghỉ
bù vào ngày tiếp theo Trong những ngày nghỉ lễ, nghĩ tết nói trên, NLĐ được hưởng nguyên lương Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà NLĐ phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ
được bố trí nghỉ bù thì NSDLĐ chỉ phải trả phần tiền
chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường Ngoài ra, nếu là NLĐ là người nước ngoài thì họ
được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ
truyền dân tộc (nếu có)