DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCITES Công ước Quốc tế về Kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã quý hiếm BTVNNĐ Bảo tồn vùng nước nội địa HST ĐNN Hệ sinh thái đất ngập nước IUCN Tổ chứ
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Báo cáo tổng hợp
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN
VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
Vũng Tàu – tháng 12/2012
Trang 2UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN
VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN BÀ RỊA - VŨNG TÀU
CƠ QUAN TƯ VẤN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Tùng
Vũng Tàu – tháng 12/2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Hệ thống các văn bản pháp lý lập quy hoạch 3
3 Phạm vi, nội dung và mục tiêu nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Sản phẩm của dự án 7
PHẦN THỨ NHẤT:ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘITỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 8
1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 8
1.1.1.Vị trí địa lý và đơn vị hành chính 8
1.1.2 Khí hậu, thời tiết 8
1.1.3 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng 10
1.1.4 Chế độ thủy văn 11
1.1.5.Nguồn lợi và ngư trường 12
1.1.6 Chất lượng môi trường các vùng nước 14
1.2.Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh BR-VT 16
1.2.1 Dân số 16
1.2.2 Lao động 17
1.2.3 Tăng trưởng kinh tế 18
1.2.4 Vốn đầu tư 19
1.2.5 Hiện trạng phát triển rừng phòng hộ Bà Rịa-Vũng Tàu 20
PHẦN THỨ HAI:CÁC TÁC ĐỘNG VÀ THÁCH THỨC BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊATỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 21
2.1 Các khái niệm cơ bản 21
2.1.1 Vùng nước nội địa 21
2.1.2 Khu bảo tồn vùng nước nội địa 21
2.2 Những kinh nghiệm thiết lập khu bảo tồn vùng nước nội địa 24
2.2.1 Những kinh nghiệm Thế giới về xây dựng các khu BTVNNĐ 24
2.2.2 Tình hình các khu BTVNNĐ trong khu vực Đông Nam Á 25
2.2.3 Kinh nghiệm trong nước về xây dựng các KBTVNNĐ 29
2.2.4 Tiêu chí lựa chọn khu BTVNNĐ theo luật ĐDSH và Nghi định 65 31
2.3 Hiện trạng tình hình kinh tế xã hội vùng RNM Bà Rịa - Vũng Tàu 34
2.3.1 Vai trò giá trị của Rừng ngập mặn 34
2.3.2 Tình hình kinh tế-xã hội vùng RNM ven biển 37
2.3.3 Thực trạng hệ sinh thái RNM ở vùng nghiên cứu 40
2.3.4 Một số giải pháp của cộng đồng về việc bảo vệ RNM và các hệ sinh thái có liên quan đến RNM ở địa phương 45
2.4 Thách thức, đe doạ làm suy giảm nguồn lợi và HST vùng nước nội địa 46
2.4.1 Biến đổi khí hậu và thiên tai 46
2.4.2 Môi trường, dịch bệnh 48
2.4.3 Tác động của hoạt động kinh tế xã hội 50
Trang 42.4.4 Tác động của ô nhiễm môi trường đến hệ sinh thái thủy vực 51
PHẦN THỨ BA: HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 54
3.1 Đa dạng sinh học thực vật nổi 54
3.1.1 Thành phần loài thực vật nổi 54
3.1.2 Mật độ thực vật nổi 55
3.2 Đa dạng sinh học động vật nổi 56
3.2.1 Thành phần loài động vật nổi 56
3.2.2 Mật độ động vật nổi 57
3.3 Đa dạng sinh học động vật đáy 58
3.3.1 Đa dạng thành phần loài 58
3.3.2 Khu hệ động vật đáy lớp giáp xác 58
3.3.3 Khu hệ động vật thân mềm lớp chân bụng và lớp hai mảnh vỏ 59
3.4.Đa dạng sinh học cá 60
3.4.1 Đa dạng khu hệ cá sông suối tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 60
3.4.2 Đa dạng khu hệ cá cửa sông, RNM và các bầu nước ngọt 64
3.5.Tổng hợp đa dạng sinh học thủy sinh 70
PHẦN THỨ TƯ:QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒNVÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 72
4.1 Quan điểm, mục tiêu và phạm vi và nhiệm vụ của quy hoạch 72
4.1.1 Quan điểm phát triển 72
4.1.2.Mục tiêu phát triển 73
4.1.3 Phạm vi quy hoạch 73
4.1.4 Nhiệm vụ quy hoạch 73
4.1.5 Tiêu chí lựa chọn khu BTVNNĐ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 74
4.2 Phân hạng các khu bảo tồn vùng nước nội địa ở Bà Rịa Vũng Tàu 74
4.2.1 Quan điểm 74
4.2.2 Phân hạng 75
4.3 Xây dựng danh mục các khu bảo tồn 77
4.3.1 Xây dựng danh mục các khu đề xuất 77
4.3.2 Khu bảo tồn Lộc An- Phước Thuận: (Khu bảo tồn loài và sinh cảnh - Ưu tiên 1) 79
4.3.3 Khu bảo tồn cửa sông Đồng Nai (sông Thị Vải-Tân Hải-Tân Hòa-Phước Hòa: (Khu bảo tồn loài và sinh cảnh - Ưu tiên 2) 80
4.3.4 Khu bảo tồn đảo Long Sơn: (Khu bảo tồn loài và sinh cảnh – Ưu tiên 3) 81
4.3.5 Khu bảo tồn Phước Cơ - Cửa Lấp (Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh - Ưu tiên 3) 83
4.4 Giải pháp thực hiện quy hoạch 84
4.4.1 Giải pháp thể chế và chính sách 84
4.4.2 Giải pháp khoa học công nghệ 85
4.4.3 Giải pháp nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng 86
4.4.4 Quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa 87
4.4.5 Giải pháp về vốn đầu tư 88
4.4.6 Lập quy hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch quản lý các KBTVNNĐ 89
Trang 54.4.7 Giải pháp về tổ chức quản lý 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 101
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khí hậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàugiai đoạn 2003 - 2010 9
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2009-2011 10
Bảng 3: Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản vùng biển Nam Bộ(Đvt: tấn) 12
Bảng 4: Hiện trạng dân số Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2007-2011 16
Bảng 5: Hiện trạng lao động Bà Rịa-Vũng tàu giai đoạn 2007-2011 17
Bảng 6: Hiện trạng năng suất lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu 2007-2011 17
Bảng 7: Hiện trạng GDP Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2007-2011 18
Bảng 8: Hiện trạng vốn đầu tư Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2007-2011 19
Bảng 9: Hiện trạng phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2005-2011 20
Bảng 10: Các tiêu chí để xác định các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế nhằm đề xuất khu Ramsar 32
Bảng 11: Kiểm tra và sàng lọc các khu thuỷ vực dự kiến đề xuất 33
Bảng12: Hiện trạng nghề và thu nhập các hộ trong vùng nghiên cứu 38
Bảng 13: Kết quả thảo luận PRA với cộng đồng người dân có sinh kế phụ thuộc vào hệ sinh thái RNM tại xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc năm 2011 41
Bảng 14: Kết quả thảo luận PRA với cộng đồng người dân có sinh kế phụ thuộc vào hệ sinh thái RNM tại xã Tân Hải huyện Tân Thành năm 2011 42
Bảng 15: Kết quả thảo luận PRA với cộng đồng người dân có sinh kế phụ thuộc vào hệ sinh thái RNM tại xã Tân Hải huyện Tân Thành năm 2012 44
Bảng 16: Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi vùng nghiên cứu 54
Bảng 17:Tổng hợp loài cá ở các thủy vực nội địa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 67
Bảng 18:Tổng hợp các loài cá có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở BR-VT 68
Bảng 19: Các loài cá bị nguy cấp ở các thủy vực nội địa BRVT 69
Bảng 20: Tổng hợp số loài thủy sinh vật tại các thủy vực 70 Bảng 21: Danh mục đề xuất các khu bảo tồn vùng nước nội địa của Bà Rịa Vũng Tàu 89
Trang 7DANH MỤC HÌNH (BIỂU ĐỒ)
Biểu đồ 1: Cơ cấu dân số 6 xã/phường được lựa chọn xây dựng KBT năm 2011 37
Biểu đồ 2: Cơ cấu nghề NTTS trong RNM tại 6 xã/phường nghiên cứu năm 2011 39
Biểu đồ 3: Cơ cấu nghề KTTS trong RNM tại 6 xã/phường nghiên cứu năm 2011 39
Biểu đồ 4: Cơ cấu kinh tế 6 xã phườngnghiên cứu năm 2011 39
Biểu đồ 5: Một số nguyên nhân làm suy giảm RNM ở tỉnh 40
Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011 40
Biểu đồ 6: Một số nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản trong 43
RNM ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011 43
Biểu đồ 7: Một số nguyên nhân làm suy giảm sản lượng NTTS có liên quan 43
đến RNM ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011 43
Biểu đồ 8: Một số nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản trong 44
RNM ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011 44
Biểu đồ 9: Thành phần thực vật nổi ở các thủy vực tiêu biểu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 56
Biểu đồ 10: Thành phần loài động vật nổi ở các thủy vực tiêu biểu tỉnh BRVT 57
Biểu đồ 11: Thành phần loài giáp xác ở các thủy vực tiêu biểu tỉnh BR-VT 59
Biểu đồ 12: Thành phần loài nhuyễn thể ở các thủy vực tiêu biểu tỉnh BR-VT 59
Biểu đồ 13:Tổng hợp loài cá ở các thủy vực nội địa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 68
Trang 8DANH MỤC BẢN ĐỒ
1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2 Bản đồ địa hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
3 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2010
5 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2011
6 Bản đồ đa dạng sinh học các thủy vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
7 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020
8 Bản đồ quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh BàRịa Vũng Tàu đến năm 2020
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CITES Công ước Quốc tế về Kiểm soát buôn bán động vật, thực vật
hoang dã quý hiếm
BTVNNĐ Bảo tồn vùng nước nội địa
HST ĐNN Hệ sinh thái đất ngập nước
IUCN Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
UNESCO Tổ chức Văn hoá, Giáo dục, Khoa học Liên hiệp quốc
WMO Tổ chức Khí tượng Thuỷ văn Thế giới
WWF Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Bà Rịa Vũng Tàu có hai thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện, với dân số là994.837 người Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.982,2 Km², hiện nay diện tíchrừng và đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2012 là 34.505,6ha, trong đó đất có rừng26.006,7ha Rừng Bà Rịa – Vũng tàu có khoảng 700 loài thực vật gỗ và thân thảo,
có nhiều loại gỗ quý hiếm Trong rừng có 200 loài động vật, có nhiều loài quýhiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng Rừng nguyên sinh hiện nay chỉ còn 2 khu vực
ở Bình Châu (Xuyên Mộc) và huyện Côn Đảo
Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh ven biển có hệ thống sông hồ dày đặc và hệ sinhthái đặc trưng có thể kết hợp đa chức năng như bảo tồn với du lịch, giao thôngnhư: Sông Dinh, sông Thị Vải, sông Cái mép, sông Cỏ May, sông Chà Vá, , sông
Hà Lú, rạch Cây khế và rạch Bà Dài, rạch Bến Đình, hồ Sông Ray, hồ Suối Sậy,
hồ Đá Đen, hồ Châu Pha, hồ Đá Bàn, hồ Châu Pha, hồ sông Hỏa, bàu Ngựa, bàuSình Trong đó, Sông Dinh là con sông lớn nhất, sông bắt nguồn từ núi Dinh,chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất1000m chỗ hẹp nhất 300m, nơi sâu nhất 25m; Sông Cái Mép làm ranh giới giữa xãThạnh An (Cần Giờ) và xã Phước Hòa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), từ sông Thị Vảiđến cửa Cần Giờ trong vịnh Gành Rái, dài độ 8.500m Ngoài cửa sông có cù laoPhú Lợi Tắt ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, dài độ 500m; SôngThị Vải bắt nguồn từ vùng rừng núi của tỉnh Đồng Nai, đoạn hạ lưu chảy quahuyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, rồi đổ ra biển ở vịnh Gành Rái, dàikhoảng 13.400m Sông là ranh giới hai huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) vàhuyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh)
Hệ thống sông hồ của Bà Rịa Vũng Tàu chứa đựng nhiều chức năng nhưchứa nước, giao thông thủy, đặc biệt là chứa đựng khu hệ động thực vật thủy sinh
và nguồn lợi thủy sản phong phú, chứa đựng những giống loài quý hiếm và các hệsinh thái đặc thù, các bãi đẻ, bãi ương dưỡng cần được bảo vệ
Theo Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 thì tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu bước đầu xác định được 1 khu bảo tồn các vùng nước nội địa,thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đây là một trong những khu vựcthể hiện nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực ĐôngNam Bộ Việt Nam
Cùng với những nghiên cứu về ĐNN trên toàn thế giới và ở Việt Nam, ĐNNcửa sông ven biển Đông Nam bộ với những hệ sinh thái ĐNN quan trọng như hệthống sông, cửa sông ven biển: Sông Đồng Nai, sông Bé, các bàu thuộc khu bảotồn thiên nhiên Vĩnh Cửu cũng được chú trọng hơn nhưng nhìn chung nhữngcông trình nghiên cứu vẫn còn chưa nhiều và phần lớn chưa đánh giá tổng quátđược hết những đặc trưng cũng như vai trò của các hệ sinh thái ĐNN này Đặcbiêt, vùng cửa sông Đồng Nai thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được xác định là khuvực có độ đa dạng sinh học cao và mức độ ưu tiên bảo tồn là rất cao Tuy nhiên,
Trang 11vùng này còn ít công trình nghiên cứu đề cập và các hoạt động bảo tồn còn hạnchế, chưa được chú trọng ưu tiên.
Những năm gần đây, ngành Thuỷ sản của Bà Rịa Vũng Tàu phát triển mạnh.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là quản lý, khaithác chưa có sự quy hoạch tổng thể, sự phối kết hợp giữa các Bộ, ban ngành địaphương chưa có sự gắn kết, dẫn tới nguồn lợi thuỷ sản giảm sút, tính đa dạng sinhhọc và các hệ sinh thái tiêu biểu như: rừng ngập mặn, vùng cửa sông, hồ, đầm,sông, rạch bị khai thác và tác động mạnh, gây bất lợi cho sự phát triển, sinh trưởngcủa các loài thuỷ sinh vật Một số loài trước đây cho sản lượng khai thác lớn nay
đã bị tuyệt chủng hoặc giảm sản lượng, sản lượng cá giống còn quá ít Trên cácsông suối khác, hiện tượng suy kiệt nguồn lợi cũng tương tự Vùng cửa sông venbiển bị tác động mạnh và một số khu vực phá để chuyển đổi mục đích sử dụng,làm mất nơi sinh sống của giống loài thuỷ sản chưa trưởng thành
Bên cạnh sự phát triển kinh tế, các hoạt động thuỷ sản và những hoạt độngkinh tế khác của cộng đồng dân cư ở khu vực như: Sử dụng xung điện làm tê liệthoặc làm chết hàng loạt để khai thác thuỷ sản;Xả các chất độc hại được thải ratrong nông nghiệp có nồng độ vượt quá giới hạn quy định; Phá rừng ngập mặn,rừng đầu nguồn, các bãi thực vật ngầm và các sinh cảnh đặc biệt khá Đắp bờ, lấnđất đã làm thay đổi vùng nước và môi trường sống nguồn lợi thuỷ sản Khai thác ởcác khu vực bãi đẻ, mùa vụ, nơi sinh sống tập trung của các loài thuỷ sản thời kỳcòn bé, có sức bổ sung lớn nguồn lợi thuỷ sản ở khu vực; Dùng các công cụ khaithác mang tính huỷ diệt như loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, các loại đáy,đăng, mành ; Đánh bắt và tiêu thụ các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, quýhiếm hoặc có nguy cơ diệt chủng nằm trong danh mục cần được bảo vệ Các hoạtđộng của cộng đồng dân cư và tác động của phát triển kinh tế xã hội; sự tự phátcủa các loại hình nghề nghiệp không phù hợp và một số người vì lợi ích nhỏ nhen
đã sử dụng xung điện để khai thác triệt để các loài thuỷ sản cùng với sự biến đổicủa các yếu tố sinh thái ở khu vực này đã làm cho môi trường vùng nước bị ônhiễm, các loài thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao như: các loài tôm thuộc họ
(Penaeidae), cua biển (Scylla serrata), ghẹ (Portunus pelagicu), bị suy giảm
nghiêm trọng đặc biệt là các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ diệt chủng
Nhiều văn bản, chính sách của Trung ương, địa phương nhằm ngăn chặn vànghiêm cấm không cho phép khai thác thuỷ sản bằng các loại nghề xung điện, chấtđộc hại, chất nổ, các loại nghề có kích thước mắt lưới nhỏ; cấm khai thác cá ChìnhMun (Là loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam) nhưng tình trạng trên vẫn liêntục xảy ra trên vùng
Đặc biệt, theo Quyết định 192/2003/QĐ - TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Namđến năm 2010; Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2010 vàCông văn số 7570/UBND-VT ngày 24 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc triển khai thực hiện “Quy hoạch hệ thống các khu
bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” để đảm bảo cho kế
Trang 12hoạch bảo tồn một cách toàn diện và có hệ thống cũng như góp phần phát triển kinh
tế - xã hội cho cư dân trong vùnglà việc cấp thiết
2 Hệ thống các văn bản pháp lý lập quy hoạch
* Các văn bản của Trung ương:
(1)Luật thuỷ sản năm 2003
(2) Luật đất đai năm 2003
(3) Luật khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi) số 03/1998/QH10 đượcQuốc hội nước CHXHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5năm 1998
(4) Luật bảo vệ Môi trường năm 2005
(5)Công ước RAMSAR, 1971, IRAN, Công ước Quốc tế về các vùng đấtngập nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chimnước
(6) Công ước Đa dạng sinh học, 1992, BRAXIN “Chương trình hànhđộng thế kỷ 21 về bảo vệ Đa dạng sinh học” cam kết sử dụng có hiệu quả hệ thốngcác khu đất ngập nước, trước hết bảo tồn các loài chim nước tránh nguy cơ bị tuyệtchủng tiếp đến các loài động, thực vật khác
(7) Nghị định số 109/2003/NĐ - CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 củaChính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước và khoản 2 điều 11 củaNghị định giao trách nhiệm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyhoạch, bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước chuyên ngành trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt
(8)Nghị định của Chính phủ số 27/ 2005/NĐ - CP ngày 08/03/2005 quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuỷ sản đã quy định:Khu bảo tồn vùng nước nội địa là nơi được khoanh vùng thuộc các vùng đất ngậpnước để bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái đặc thù, có tầm quan trọng quốc gia,quốc tế, có giá trị đa dạng sinh học cao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống,loài đang sinh sinh sống, cư trú; khu bảo tồn vùng nước nội địa được quản lý theoquy định của Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chínhphủ về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước
(9)Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006, về việc lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
(10) Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP
(11) Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàugiai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020
(12) Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý
Trang 13quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
(13) Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP
(14) Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN, ngày 17/07/2008 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc công bố danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy
cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển
(15) Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
(16) Quyết định số 1690/QĐ-TTg, ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020
(17) Quyết định số 346/QĐ-TTg, ngày 15/03/2010 của Thủ tướng Chínhphủ v/v phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướngđến năm 2030
(18) Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/06/2010 của Chính phủ vềChính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
(19) Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, ngày 13/07/2010 của Thủ tướngChính phủ về Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản
và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa
(20) Quyết định số 332/QĐ-TTg, ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020
(21) Quyết định số 1349/QĐ-TTg, ngày 09/08/2011 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cáđến năm 2020, định hướng đến năm 2030
(22) Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020
(23) Quyết định số 188/QĐ-TTg, ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chínhphủ v/v phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm2020
* Các văn bản của địa phương
(24) Quyết định số 2002/QĐ-UBND, ngày 14/09/2011 của UBND tỉnh BàRịa-Vũng Tàu ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Bà Rịa-VũngTàu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V nhiệm kỳ 2011-
2015 (NQ26)
(25) Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 02/8/2010 của Ban Thường Vụ Tỉnh
Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015
(26) Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh BR-VT ban hànhChương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 02/8/2010 củaBan Thường Vụ Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015
Trang 14(27) Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của UBNDtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt đề cương và kinh phí thực hiện quyhoạch lập quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020;
(28) Căn cứ Quyết định số 3575/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBNDtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu lập quy hoạch hệthống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020
(29) Căn cứ Quyết định số 194 /QĐ-SNN-TS, ngày 25/4/2011 của SởNông nghiệp và PTNT v/v phê duyệt kết quả chỉ định thầu lập quy hoạch hệ thốngcác khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020
(30) Căn cứ vào Hợp đồngsố 02/HĐVTV ngày 26 tháng 5 năm 2011 về
thực hiện gói thầu tư vấn: “Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội
địa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2020”giữa Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu với Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản
(31) Quyết định số 1548/QĐ-UB ngày 10 tháng 08 năm 2012 của UBNDtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủysản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020
3 Phạm vi, nội dung và mục tiêu nghiên cứu
* Tên dự án:
Theo Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của UBND tỉnh BàRịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt đề cương và kinh phí thực hiện, tên dự án là:Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đếnnăm 2020
* Phạm vi nghiên cứu
- Theo không gian: Quy hoạch được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh, baogồm Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa và huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ,huyện Châu Đức, huyện Tân Thành, huyện Xuyên Mộc Tập trung khảo sát quyhoạch khu bảo tồn thuỷ sản ven biển, khu bảo tồn thuỷ sản nước ngọt (sông, suốilớn, hồ tự nhiên, rạch, bàu tự nhiên)
- Theo thời gian: Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địađến năm 2020;
* Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên, tình hình bảo tồngiống loài thuỷ sản nội địa, các vùng sinh thái tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Điều tra khảo sát xác định thành phần và mức độ đa dạng giống loài thủysinh, các hệ sinh thái và thủy vực điển hình tại Bà Rịa Vũng Tàu
- Xác định vị trí, vai trò của hệ thống bảo tồn trong kinh tế thuỷ sản và kinh tế
xã hội
Trang 15địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Quan điểm quy hoạch
- Các luận chứng phương án quy hoạch hệ thống bảo tồn thuỷ sản nội địa tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu
- Xây dựng tiêu chí, quy chế khu bảo tồn nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch thuỷ sản nội địa
- Danh mục các dự án đầu tư phát triển
* Mục tiêu của quy hoạch
Hình thành hệ thống các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa nhằm bảo tồn, tái tạonguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020
* Đối tượng của quy hoạch
- Bảo tồn các vùng nước nội địa nơi chứa đựng các loài thuỷ sản, đặc biệt là cácloài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, các loài có giá trị kinh tế, có ý nghĩa khoahọc, giống loài thuỷ sản bản địa có nguy cơ tuyệt chủng; các bãi đẻ, bãi giống thuỷsản, nguồn gen và một số hệ sinh thái tiêu biểu tại các vùng đất ngập nước nội địa
- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, quy chế quản lý bảo tồn thuỷ sản nội địa
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận
- Đã tiếp cận các phương pháp điều tra nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học,loài quí hiếm, loài đặc hữu, các loài có giá trị kinh tế và các loài có các giá trị bảotồn khác Trên cơ sở đó đề xuất bảo tồn các loài
- Đã tiếp cận phương pháp Quy hoạch xây dựng khu bảo tồn vùng nước nội địatrên cơ sở 9 tiêu chí đã được xây dựng dựa vào điều 9 của luật Thủy sản, bám sátcác mục tiêu và hướng dẫn của Công ước đa dạng sinh học mà Việt Nam là mộtthành viên, theo định hướng bảo tồn đa dạng sinh học nhưng không mâu thuẫn với
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Tiếp cận theo nguyên tắc quản lý dựa vào cộng đồng
- Tiếp cận theo phương pháp sinh thái học
Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật đã sử dụng
- Tổng quan, kế thừa các tài liệu đã có
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện hành về sinh học, sinhthái học, đa dạng sinh học và phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường (baogồm các phương pháp điều tra, thu mẫu và phân tích định tính, định lượng ngoài
tự nhiên và trong phòng thí nghiệm dựa trên các quy trình và tài liệu hướng dẫnchuẩn theo từng nhóm chuyên môn)
- Áp dụng các phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra kinh tế-xã nhân văn dựa vào cộng đồng
Trang 16hội Sử dụng các phần mềm thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích tươngquan và phân tích hệ thống.
- Sử dụng các phần mềm và kỹ thuật phân tích ảnh viễn thám
Phương pháp chuyên gia
- Tiến hành hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia của các sở, ngành, cơ quanđịa phương có liên quan
5 Sản phẩm của dự án
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch, báo cáo tóm tắt (kèm theo các bảng biểu, sốliệu điều tra khảo sát, danh sách thành phần các loài sinh vật, danh sách các loàiquý hiếm, loài có giá trị kinh tế, hiện trạng các hệ sinh thái)
- Các báo cáo chuyên đề (kèm theo)
- Bản đồ số hoá GIS bao gồm:
Tập bản đồ phân bố hệ thống khu bảo tồn, vùng bảo tồn thuỷ sản nội địa, bản
đồ tỷ lệ tỷ lệ 1/50.000 ( 10 bộ) khổ A0 (01 bộ) và khổ A3 (10 bộ)
- Ý kiến bằng văn bản của các chuyên gia, các Sở, Ban Ngành liên quan
- Dự thảo tờ trình UBND tỉnh và dự thảo quyết định phê duyệt “Quy hoạch
hệ thống các khu bảo tồn vung nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020”
- Báo cáo thẩm định của hội đồng nghiệm thu quy hoạch cấp cơ sở
- Đĩa CD ghi toàn bộ các số liệu nói trên
- Phần thứ ba:Hiện trạng đa dạng sinh học vùng nước nội địa tỉnh BRVT
- Phần thứ tư:Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh BRVT đến năm 2020
Trang 17PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý và đơn vị hành chính
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểmkinh tế phía Nam Lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo
Phần đất liền: phía Đông giáp với Bình Thuận, đường ranh giới dài 29,26
km thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc; phía Tây giáp với Tp.HCM, đường ranhgiới dài 16,33 km thuộc địa phận huyện Tân Thành; phía Bắc giáp với Đồng Naidài 116,5 km thuộc địa phận các huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc;phía Nam và Tây Nam giáp biển Đông, chiều dài bờ biển là 305,4 km, trong đóchiều dài bờ biển phần đất liền 100 km
Phần biển và hải đảo: Thềm lục địa với trên 100.000 km2 tiếp giáp với quầnđảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu
mỏ và hải sản, có huyện đảo Côn Đảo là một quần đảo gồm 14 hòn đảo lớn nhỏnằm giữa đại dương cách Tp Vũng Tàu 185 km, cách Tp.HCM 230 km, cách cửasông Hậu khoảng 83 km Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 75,15 km2, trong
đó hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52 km2 gọi là Côn Lôn hay Côn Đảo Côn Đảo
có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm sát với đường hàng hải quốc tế từ Âusang Á, ngay giữa ngư trường lớn của vùng biển Đông Nam Bộ
Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố VũngTàu, Thành phố Bà Rịa; các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, LongĐiền, Đất Đỏ và huyện đảo Côn Đảo với tổng số 82 xã, phường, thị trấn Tổngdiện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2010 là 1.989,5 km2, dân số 1.011.971 người, mật
độ 509người/km2
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển,mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi Là đầu mối giao thương quan trọngcủa vùng Đông Nam Bộ, với các nước trong khu vực và trên thế giới
1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng củađại dương Nhiệt độ trung bình năm khá cao (27,8oC) và tương đối ổn định, nhiệt
độ trung bình năm 2010 là 28,1oC Sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong nămkhông lớn, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 - tháng 2 (25 – 27 oC), cao nhất là vàotháng 4 - tháng 5 (28,6 – 29,5 oC)
Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.344 – 2.694 giờ và phânphối tương đối đều ở các tháng trong năm Số giờ nắng cao tập trung vào cáctháng 3, 4 và 5 (265 – 307 giờ/tháng) và ít nhất vào tháng 12 (104 – 204giờ/tháng)
Trang 18Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (930,9 – 1.519,8 mm) và phân bốkhông đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, với lượng mưa lớn chiếm 90% lượng mưa cả năm; lượng mưa còn lại phân bốvào các tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Độ ẩm trung bình năm không cao, dao động từ 77,42 – 79,75% và tương đối
ổn định, chênh lệch giữa tháng có độ ẩm cao nhất với tháng thấp nhất chỉ khoảng 5%
Bảng 1:M ộ t s ố ch ỉ ti êu v ề khí h ậ u t ỉ nh Bà Rịa – Vũng Tàugiai đoạn 2003
- 2010
Danh mục Đvt T/bình 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nhiệt độ trung bình o C 27,8 27,5 27,5 27,6 28,0 27,8 27,7 27,8 28,1 Giờ nắng giờ 2.557,5 2.665 2.694 2.530 2.613 2.344 2.508 2.580 2.526 Lượng mưa năm mm 1.294,1 1.147,5 1.271,7 930,9 1.513,8 1.519,8 1.389,5 1.157,9 1.421,9
Độ ẩm tương đối TB % 78,7 79,2 78,8 79,3 77,4 77,9 77,6 79,75 79,58
(Nguồn: NGTK tỉnh BR-VT các năm 2004, 2008, 2010)
Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc, và gióBắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1 – 5 m/s; Gió Chướngxuất hiện vào mùa khô với tốc độ 4 – 5 m/s; Gió Tây và Tây - Nam với tốc độ 3 –
4 m/s thường xuất hiện vào khoảng từ Tháng 5 đến Tháng 11
Vùng biển chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 loại gió mùa Đông Bắc và TâyNam theo mùa rõ rệt, cường độ gió không cao, ít có bão xảy ra (tần suất4,2%/năm), hàng năm cho phép các tàu thuyền đánh cá hoạt động khoảng 250ngày Tuy nhiên, vùng biển này có nhiều dông nhất trong năm, trung bình 100 -
140 ngày dông/năm
Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch,thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su,
cà phê), cây nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản,
Các tai biến thiên nhiên:
* Bão:Bà Rịa – Vũng Tàu là khu vực rất ít khi có bão (tần suất 4,2%/năm),
tuy nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu cũng chịu ảnh hưởng của những cơn bão hoạt động
ở khu vực Trung Bộ và Nam Trung Bộ Thời kỳ bão hoạt động trên biển NamTrung Bộ rất muộn, chủ yếu là từ tháng 9 - 12 Bão có sức gió yếu và phần lớn cáctrận bão không gây thiệt hại đáng kể Khi có bão xảy ra thường đi kèm hiện tượngnước biển dâng cao 2 - 3 m, có hại tới các công trình ven biển Biển Vũng Tàu ítbão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt chocác thuyền bè đánh bắt thủy sản
* Hiện tượng xâm nhập mặn: phụ thuộc vào thủy triều của biển Đông, biến
đổi mực nước, lưu lượng vùng cửa sông, địa hình khu vực, khí hậu và tác động củacon người: do địa hình cao và tương đối dốc nên ảnh hưởng trên diện rộng củaxâm nhập mặn không nhiều Tuy nhiên do nằm trong khu vực biển có độ mặn cao,biên độ dao động triều tương đối lớn nên vào các tháng mùa khô, nước mặn cũngxâm nhập vào các khu vực cửa sông ven biển làm cho độ mặn ở các khu vực nàytăng cao, có thời điểm đạt 28 - 35‰
Trang 191.1.3 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
1) Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cátchạy vòng theo bờ biển Phần đất liền khá cao và có xu hướng dốc ra biển Phầnsát biển lại có một số núi chắn lại Núi có độ cao không lớn, lớn nhất chỉ khoảng
500 m Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núicao 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo Độcao trên 400 - 500 m có núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá Địa hình tậptrung vào 4 loại đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa)
Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên DiLinh – vùng Đông Nam Bộ, hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biểnĐông Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ,trong đó đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180
km, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2, nền đáy tương đối bằng phẳng, độ dốcthấp, nền đáy chủ yếu là cát và cát sỏi
2) Thổ nhưỡng
Với diện tích 198.740 ha, chia thành 4 loại: đất rất tốt là loại đất có độ phìrất cao, chiếm 19.60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất xám; đất tốtchiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm phèn,mặn, đất xói mòn
Đánh giá các loại đất của Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: Nhóm đất phù sa, đấtxám, đất đen và đất đỏ vàng có ý nghĩa lớn cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệpchiếm 60,4%, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều tỉnh trong cả nước Ngoài ra,còn một tỷ trọng lớn đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bao gồm đấtcát, đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn,…
3) Hiện trạng sử dụng đất
Tại thời điểm tháng 01/01/2011, trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là198,95nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp là 147,47nghìnha, chiếm 74,12% Diệntích đất nuôi trồng thủy sản là 6,08 nghìn ha, chiếm 4,12% diện tích đất nôngnghiệp và có xu hướng giảm dần (năm 2005 là 7,79 nghìn ha, năm 2009 là 6,21nghìn ha) do chuyển sang nhóm đất chuyên dùng
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2009-2011
Diện tích (nghìn ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (nghìn ha)
Cơ cấu (%)
Trang 20- Rừng sản xuất 5,9 16,76 6,03 17,99
- Rừng phòng hộ 12,03 34,17 11,16 33,30
- Rừng đặc dụng 17,23 48,93 16,32 48,70 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 6,21 4,18 6,08 4,12 1.4 Đất làm muối 1,15 0,77 1,14 4,12 1.5 Đất nông nghiệp khác 0,04 0,03 0,7 0,47
2.1 Đất ở 4,89 10,19 5,64 11,36 2.2 Đất chuyên dùng 30,2 62,90 33,08 66,63 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,43 0,90 0,44 0,89 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,43 0,90 0,44 0,89 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 12,01 25,02 10,01 20,16 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,04 0,08 0,04 0,08
- Đất bằng chưa sử dụng 0,96 47,52 0,76 41,99
- Đất đồi núi chưa sử dụng 1,06 52,48 0,95 52,49
- Núi đá không có rừng cây - - 0,10 5,52
(Nguồn: NGTK tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009, 2011)
Sông Dinh có lưu vực rộng 300 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện ChâuĐức và Thành phố Bà Rịa dài 30 km; Sông Ray dài 120 km, lưu vực 770 km2,đoạn chảy qua tỉnh thuộc các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và Đất Đỏ dài 40km.Ngoài ra còn có một hệ thống các con sông suối nhỏ khác như: Sông Bà Đáp, sông
Lồ Ô Nhỏ
Đặc điểm nổi bật của các sông suối của tỉnh là lòng sông nhỏ hẹp, dòngchảy ngắn Vì vậy khả năng cung cấp nước cũng như bồi lắng phù sa không nhiều.Dưới tác động của dòng chảy và hoạt động của sóng, gió, thủy triều nên có một sốkhu vực đang bị đe dọa bởi hiện tượng xói lở hai bên bờ sông
Trên địa bàn tỉnh cũng có một số hồ chứa, đập thủy lợi: Hồ Đá Đen diệntích 487 ha với dung tích khoảng 33 triệu m3, hồ Suối Dao dung tích khoảng 1triệu m3 thuộc huyện Châu Đức; hồ Sông Ray, hồ xuyên Mộc, thuộc huyện Xuyênmộc; hồ Châu Pha , hồ Gia Kèo thuộc huyện Tân Thành; hồ Đá Bàng dung tích11,35 triệu m3, hồ Bút Thiềng (2,4 triệu m3) thuộc huyện Long Điền…
2) Chế độ thủy văn
Do ảnh hưởng của chế độ mưa mùa nên chế độ dòng chảy trong các sông
Trang 21suối trong tỉnh cũng có tính phân mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa (lũ).Trong mùa lũ lượng nước trong các lưu vực sông tăng dần theo chế độ mưa mùa(từ tháng 5 đến tháng 10) Đỉnh lũ thường rơi vào tháng 10, lưu lượng dòng chảyvẫn còn lớn cho đến tháng 11 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau,mực nước trên các sông suối xuống thấp, gần như khô kiệt Nguyên do là vì sôngngắn, có độ dốc lớn, địa chất thường là dễ thấm mất nước, thảm thực vật đầunguồn các hồ chứa do tác động của con người đang ngày càng thu hẹp, khả nănggiữ nước hạn chế.
Do cấu trúc địa hình và phân bố dòng chảy nên vào mùa mưa lũ thường gây
ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại các khu vực có địa hình thấp, ven các sông suối.Vào mùa khô lại có nguy cơ thiếu nước tại một số khu vực
Các sông trong vùng đều thông ra biển đông nên chịu ảnh hưởng của chế độbán nhật triều không đều, biên độ triều 2 – 3,5 m; ảnh hưởng của thủy triều sâuvào đất liền 170 km đối với hệ thống sông Đồng Nai
Vùng biển chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 loại gió mùa Đông Bắc và TâyNam theo mùa rõ rệt, cường độ gió không cao, ít có bão, nhưng có nhiều dông.Khi có bão xảy ra thường đi kèm hiện tượng nước biển dâng cao 2 - 3 m, có hại tớicác công trình ven biển
1.1.5.Nguồn lợi và ngư trường
Nguồn lợi:Hoạt động khai thác hải sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu trên
vùng biển Nam Bộ, đặc biệt vùng Đông Nam Bộ là nơi có nguồn lợi rất phong phú
và đa dạng với tổng trữ lượng các loài hải sản chủ yếu (cá, tôm, mực…) là1.256.682 tấn, khả năng khai thác 582.110 tấn Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồnlợi hải sản thấp hơn, trữ lượng hải sản đạt 504.222 tấn, khả năng khai thác 202.557tấn Trong đó thềm lục địa của Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng khai thác tối đahàng năm từ 150.000 - 170.000 tấn, tuy nhiên hiện nay sản lượng khai thác hải sảncủa tỉnh đạt trên 250.000 tấn mỗi năm (trong đó khoảng 30% sản lượng được khaithác ở các vùng biển ngoài tỉnh, tương đương 175.000 tấn), đã vượt ngưỡng chophép trên 5.000 tấn, đây là cơ sở quan trọng phục vụ công tác quy hoạch sắp xếplại cơ cấu đội tàu KTHS phù hợp với nguồn lợi hiện có của tỉnh
Nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa của tỉnh không nhiều, khả năngkhai thác hàng năm khoảng 300 – 500 tấn Sản lượng thủy nội địa tự nhiên có xuhướng giảm dần trong thời gian qua do thu hẹp diện tích thủy vực khai thácnhường chỗ cho các hoạt động kinh tế khác
Bảng 3: Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản vùng biển Nam Bộ(Đvt: tấn)
Vùng biển Loại cá Trữ lượng Tỉ lệ (%) Khả năng KT Tỉ lệ (%) Đông Nam
Bộ
Trang 22Ngư trường:Theo tài liệu “nghiên cứu về đặc điểm nguồn lợi cá biển Việt
Nam, trữ lượng và khả năng khai thác – Viện hải sản Hải Phòng", vùng biển Nam
Bộ và vịnh Thái Lan có 7 ngư trường, hầu hết các ngư trường này nằm dọc theocác vùng nước ven bờ, gần các đảo, có độ sâu dưới 200 mét
* NT9- vùng gò nổi ngoài khơi Phan Rang, có độ sâu 280 mét, với đốitượng đánh bắt chính là cá đỏ môi, chiếm 62% tổng sản lượng các loài cá đánh bắttại ngư trường này
* NT10- nằm phía Đông Phan Thiết, mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 12 đếntháng 2 năm sau Có loài cá mối vạch (có thể đánh bắt được chúng quanh năm), cátrác đuôi dài, cá nục sồ, cá mối thường
* NT11- nằm ở phía Nam Cù Lao Thu, có độ sâu 50-200 mét Mùa khô (từtháng 11 đến tháng 3 năm sau) là mùa đánh bắt chính, nhưng có thể khai thácquanh năm(vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 năng suất giảm) Các loài đánh bắtchính là cá mối vạch, cá trác ngắn, cá mối thường, cá hồng và cá phèn khoai
* NT12- nằm quanh khu vực đảo Côn Sơn, đáy cát mịn và vỏ sò Có độ sâu25-40 mét Mùa khai thác chính là giai đoạn giao thời giữa thu sang đông, với cácloài cá đánh bắt được là cá nục sồ, cá hồng, cá mối thường, cá chỉ vàng, cá phèn,
cá lượng
* NT13- nằm ở cửa sông Hậu, có độ sâu 10-12 mét, có thể khai thác quanhnăm Mật độ cá tập trung cao nhất là khu vực cửa sông Hậu Có cá sạo, cá nhụ, cátrích, cá khế, cá đù nanh, cá hồng đỏ
* NT14- nằm ở vùng ven bờ biển Tây Nam Việt Nam Chỉ sâu khoảng
10-15 mét, có thể đánh bắt với năng suất cao quanh năm Có các loài cá chính là cáliệt (chiếm 70% sản lượng đánh bắt hàng năm), cá chỉ vàng, cá hồng, họ cá căng,
cá lượng
* NT15- nằm phía Tây Nam đảo Phú Quốc, sâu 10-15 mét, cũng có thể khaithác quanh năm với sản lượng cao Ở đây có các loài cá chủ yếu là cá liệt (chiếm
Trang 23Nhìn chung nguồn lợi thủy sản trong những năm trở lại đây đang có xuhướng giảm dần, nhất là nguồn lợi nội địa và nguồn lợi hải sản ven bờ Các đốitượng chủ yếu đã khai thác tới ngưỡng, riêng đối với sản lượng tôm đã khai thácquá mức Trong thời gian tới chỉ có thể tăng thêm sản lượng ở khu vực xa bờ ởmột số loài cá đáy và cá nổi đại dương.
1.1.6 Chất lượng môi trường các vùng nước
1) Chất lượng môi trường nước ngọt
và dầu mỡ…
- Nguồn nước Sông Dinh và sông Ray bị ô nhiễm nhẹ một số yếu tố nhưchất rắn lơ lửng lửng, vượt mức cho phép từ 27-127mg/l (tiêu chuẩn cho phép là20mg/l) Một số khu vực bị ô nhiễm sắt, dinh dưỡng và vi sinh (theo tiêu chuẩnnước sinh hoạt) Hiện tại và tương lai, Sông Dinh và Sông Ray là nguồn nước chủyếu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt Các khảo sát bước đầu đãchỉ ra rằng trên 2 con sông này có thể xây dựng được trên 20 công trình thuỷ lợivới tổng dung tích khoảng 250 triệu m3 phục vụ tưới tiêu, cấp nước cho sinh hoạt,sản xuất công nghiệp
- Nguồn nước Sông Thị Vải - Cái Mép: Từ những năm trước đây (2009) bị
ô nhiễm nặng không thể dùng cho sinh hoạt cũng như sản xuất công nghiệp, nôngnghiệp và NTTS Các chỉ tiêu phân tích đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép (kết quảkhảo sát đợt 2 năm 2009 của trung tâm quan trắc môi trường tỉnh tại điểm cáchkhu xả thải của nhà máy Vedan 1 km cho thấy: hàm lượng chất rắn lơ lửng SS:10mg/l – 5,6mg/l; chất hữu cơ BOD5: 519mg/l – 5,4mg/l; kim loại nặng (T-
Fe :0,62mg/l - 0,18 mg/l, Zn: 0,187mg/l - 0,077mg/l, Cd: 0,047mg/l- KPH, Pb :0,313 - KPH); amoni NH4+: 6,20mg/l – 0,78mg/l; nitrat N-NO3: <0,1 mg/l – 0,433mg/l, nitrit N-NO2: 0,011 mg/l – 0,267 mg/l; dầu mỡ T-dầu: 0,5mg/l – 4,5mg/l và
vi sinh T-coliform: 45 MPN/100ml – 460MPN/100ml)
Tuy nhiên, trong những năm gần đây chất lượng môi trường nước tại cácsông đã được cải thiện đáng kể do việc quản lý tốt hơn nguồn nước thải từ các nhàmáy chế biến, các khu công nghiệp Đây chính là cơ sở cho việc xây dựng các khubảo tồn vùng nước nội địa
- Tại sông Băng Chua cũng đã bị ô nhiễm chất hữu cơ vượt quá mức chophép nhiều lần
- Chất lượng nước hồ nhìn chung còn tốt, chỉ có một số hồ bị ô nhiễm chấtdinh dưỡng, vi sinh… (nếu tính theo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt) Vớitrên 30 hồ lớn nhỏ, là nguồn dự trữ nước quan trọng cho mục đích tưới tiêu phục
Trang 24vụ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp cũng như cấp nước cho sinh hoạt Các hồlớn như: Hồ Đá Đen (trên sông Dinh) dung tích 24,5 triệu m3, có khả năng cấp110.000m3/ngày - đêm; Hồ Sông Ray (trên sông Ray) có dung tích 130 - 140 triệu
m3, có khả năng cung cấp 450.000 - 600.000 m3/ngày - đêm; Hồ Châu Pha (trênsông Dinh) có khả năng cấp 15.000m3/ngày-đêm,…
* Nước ngầm
- Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là70.000 m3/ngày-đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000 m3/ngày-đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày-đêm; Long Điền 15.000 m3/ngày-đêm.Ngoài 3 vùng trên khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày -đêm
- Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60 - 90m, có dung lượng trung bình từ10-20m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng
Kết quả quan trắc nước ngầm tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh năm 2009(đặt tại TX Bà Rịa và các huyện Tân Thành, Long Điền và Châu Đức) cho thấychất lượng nước ngầm đã bị ô nhiễm vi sinh với mức độ cao ở hầu hết các điểmtiến hành quan trắc và bị axit hóa nhẹ ở một vài vị trí Các thông số còn lại biếnđộng không đều nhưng vẫn nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép
Nguồn nước ngọt của Bà Rịa – Vũng Tàu có thể cho phép khai thác tối đa500.000 m3/ngày đêm (trong đó từ nước ngầm là 70.000 m3) Hiện tại nguồn nướccăn bản đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt Tuynhiên trong tương lai với mức độ sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất ngàycàng tăng, nguy cơ thiếu nước có thể xảy ra Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm nguồnnước ngày càng tăng mà nguyên nhân được xác định là do các hoạt động côngnghiệp gây nên Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 khu công nghiệp tập trung, hầu hếtđều nằm dọc sông Thị Vải và sông Dinh là những khu vực khá nhạy cảm về môitrường nước Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương cũngnằm gần các đập nước, nguồn nước… Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp chưa
có hệ thống xử lý nước thải và chất thải hoặc chưa đồng bộ nên chất thải từ đâyđược đổ thẳng xuống sông
2) Chất lượng môi trường nước mặn
- Nước biển ven bờ nơi tiếp nhận nước thải của các khu vực đô thị, dân cưnhư: xã Lộc An, cảng cá Phước Tỉnh, khu vực Sao Mai Bến Đình vẫn còn tiếp tục
bị ô nhiễm mức độ nhẹ một số yếu tố như: ô nhiễm dầu mỡ (khu vực Sao Mai –Bến Đình); vi sinh (khu vực cảng cá Phước Tỉnh); chất dinh dưỡng (khu vực cảng
cá Phước Tỉnh và xã Lộc An)
- Nước biển ven bờ tại các khu vực du lịch, phục vụ cho bãi tắm như: khuvực Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi tắm Long Hải, khu vực Hồ Cốc nhìn chungchất lượng nước có chuyển biến theo chiều hướng tốt Tại thời điểm tiến hànhquan trắc (năm 2009) ở khu vực này hầu hết các chỉ tiêu còn trong giới hạn chophép, chỉ có một số chỉ tiêu bị ô nhiễm nhẹ như: khu vực bãi Trước, Bãi Dâu bị ô
Trang 25nhiễm chất rắn lơ lửng (TSS), Bãi Sau bị ô nhiễm vi sinh.
- Nước biển khu vực huyện đảo Côn Đảo không có số liệu quan trắc thườngxuyên nên không thể đáng giá chính xác chất lượng nước tuy nhiên do dân cư còn
ít, lượng chất thải thải ra không nhiều trong khi khả năng trao đổi nước lại rất caonên có thể sơ bộ đánh giá là chưa bị ô nhiễm
1.2.Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh BR-VT
1.2.1 Dân số
Theo thống kê của tỉnh, năm 2011 toàn tỉnh có trên 1 triệu người tăng5,56% so với năm 2007 Trong đó, dân số nam chiếm 49,98%, nữ chiếm 50,02%,dân số thành thị chiếm 49,85%, dân số nông thôn chiếm 50,14% tổng dân số toàntỉnh
Về tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2007-2011, bình quân toàn tỉnh tăng1,36%, trong đó dân số nam tăng 1,29%/năm, nữ tăng 1,43%/năm, nông thôn tăng0,84%/năm, dân số thành thị tăng 1,9%/năm Như vậy tỷ lệ đô thị hóa ở tỉnh BàRịa-Vũng tàu rất nhanh, điều này cũng đồng nghĩa với việc diện tích rừng ngậpmặn bị suy giảm nghiêm trọng do phải mở rộng quỹ đất để phát triển các khu đôthị, khu công nghiệp, cảng biển… Kết qủa tính toán cho thấy, bình quân cứ dân sốtăng trưởng 1% thì diện tích rừng ngập mặn trong tỉnh giảm tương ứng 22,8%, rõràng tốc độ đô thị hóa càng cao thì diện tích RNM càng có nguy cơ bị suy giảmmạnh và ngược lại
Bảng 4: Hiện trạng dân số Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2007-2011
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, người ta đã tìm ra quy luật kinh tế sau: Cứ
Trang 26bình quân dân số tăng trưởng 1% thì nền kinh tế phải tăng trưởng tương ứng 4%mới đảm bảo duy trì ổn định nền kinh tế, trong khi đó thực tế giai đoạn 2007-2011bình quân dân số Bà Rịa-Vũng Tàu tăng trưởng 1,36%, trong khi đó kinh tế tăngtrưởng 4,21%/năm Rõ ràng điều này tiềm ẩn nhiều mối nguy phát triển không bềnvững đối với nền kinh tế của Bà Rịa-Vũng tàu hiện tại cũng như trong tương lai.
1.2.2 Lao động
Theo Niên giám thống kê, năm 2011 toàn tỉnh có khoảng trên 438 nghìn laođộng chiếm 42,64% dân số toàn tỉnh, tăng 6,06% so với năm 2007 Trong đó, laođộng khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm 39,02% lao động toàn tỉnh, lao độngcông nghiệp-xây dựng chiếm 26,55%, lao động ngành dịch vụ chiếm 34,43% laođộng toàn tỉnh Riêng lao động thủy sản chiếm 22,12% lao động toàn ngành nông,lâm, thủy sản và 8,63% lao động toàn tỉnh Về tốc độ tăng trưởng lao động tỉnh BàRịa-Vũng Tàu giai đoạn 2007-2011 cho thấy xu hướng tăng mạnh lao động lĩnhvực công nghiệp-xây dựng, và dịch vụ (công nghiệp-xây dựng tăng 2,88%/năm,dịch vụ tăng 5,6%/năm) Trong khi đó lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản lại có xu hướng giảm (lao động nông, lâm nghiệp giảm 2,35%/năm, thủy sảngiảm 2,26%/năm) Thực tế cho thấy hầu hết ngư dân sống và có sinh kế liên quanđến thủy sản nói chung và hệ sinh thái RNM trong thời gian 2-3 năm trở lại đâylàm ăn không có hiệu quả đã chuyển sang làm ở các lĩnh vực khác như công nhântại các KCN, đi làm thuê ở các thành phố khác trong và ngoài tỉnh
Bảng 5: Hiện trạng lao động Bà Rịa-Vũng tàu giai đoạn 2007-2011
Đvt: Người
T
TĐTB Q
Toàn tỉnh 413.00 5 417.56 1 433.89 7 438.02 1 1,48%
1 Nông, lâm và thủy sản
187.94 4
179.98 9
175.13 5
127.79 7
139.52 3
150.82
2 5,60%
Tỷ trọng so với toàn tỉnh % 29,36 30,61 32,16 34,43
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011
Về năng suất lao động nhìn chung ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sovới các lĩnh vực khác thì vẫn còn ở mức thấp chỉ bằng 0,36 lần so với bình quântoàn tỉnh, bằng 0,06 lần so với lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, và bằng năng suất
Trang 27lĩnh vực dịch vụ Riêng thủy sản cao gấp 3,8 lần so với lĩnh vực nông, lâm nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011
1.2.3 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế của Bà Rịa-Vũng Tàu tính đến năm 2011 tổng sảnphẩm toàn tỉnh đạt 192,3 nghìn tỷ đồng, tăng 52,95% so với năm 2007 Trong đótrên 85% phụ thuộc vào ngành công nghiệp-xây dựng, trong khi đó các ngànhkhác còn lại chiếm 15% (nông nghiệp chiếm 2,75%, thủy sản 2,86%, dịch vụchiếm 9,14%) Rõ ràng đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển công nghiệp làmột hướng đi đúng trong gian đoạn sắp tới Tuy nhiên, bài toán phát triển côngnghiệp ngoài lợi ích về mặt kinh tế phải đảm bảo hài hòa lợi ích về mặt xã hội vàmôi trường thì tỉnh thực sự chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này Kết qủa tínhtoán cho thấy, bình quân kinh tế tăng trưởng 1% thì diện tích rừng ngập mặn trongtỉnh giảm tương ứng 25%
Theo Liên Hợp Quốc ước tính rằng các loài thủy sản có liên quan đến rừngngập mặn chiếm tới 30% sản lượng thuỷ sản toàn cầu và gần như 100% sản lượngtôm ở Đông Nam Á Hệ sinh thái RNM ven biển có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của sóng, bão, sói lở bờ biển/đê biển,bảo vệ môi trường, cung cấp gỗ, là nơi cú trú và sinh sản của nhiều loại thủy hảisản Ngoài ra RNMcòn là nơi tạo sinh kế chính cho một bộ phận không nhỏngười nghèo ven biển thu nhặt các loại thủy hải sản có liên quan đến RNM Với vịtrí và vai trò quan trọng trên của hệ sinh thái RNM đối với cảnh quan môi trường
và nguồn lợi thủy sản thì Bà Rịa-Vũng Tàu phải cân nhắc kỹ các phương án quyhoạch phát triển kinh tế-xã hội có liên quan đến hệ sinh thái RNM, giảm tối đaviệc quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất RNM ở địa phương
Bảng7: Hiện trạng GDP Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2007-2011
Trang 28kế hoạch sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh sao cho đạt mục tiêu đề ra
và đặc biệt chú ý đến việc phải đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế-xã hội-môi trườngtrong thời gian tới đến năm 2020, và tầm nhìn 2030
Như vậy có thể nói rằng, đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thủy sản quá ít,với số tiền chiếm khoảng 0,7% vốn đầu tư toàn tỉnh không đủ để phát triển kinh tế
Trang 29thực trạng đáng buồn không riêng gì của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và chung cho cáctỉnh ven biển hiện nay Nếu Nhà nước và địa phương không xem đầu tư bảo vệ vàphục hồi hệ sinh thái RNM là đầu tư cho tương lai, cho thế hệ mai sau thì nguy cơ
lệ lụy từ tự nhiên tác động ngược trở lại đến nền kinh tế là khó tránh khói như tácđộng của triều cường, bão, các hiện tượng thời tiến khí hậu cực đoan Điều này đãđược chứng minh trong thực tế mỗi khi bão về hầu hết các địa phương ven biểnkhông có RNM đều bị tàn phá nặng lề cả về kinh tế-xã hội-môi trường…
Bảng 8: Hiện trạng vốn đầu tư Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2007-2011
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011
1.2.5 Hiện trạng phát triển rừng phòng hộ Bà Rịa-Vũng Tàu
Theo thống kê, toàn tỉnh năm 2011 còn khoảng 11 ngìn ha, giảm 15,8% sovới năm 2005, trong đó TP Vũng Tàu giảm nhiều nhất, bình quân giai đoạn 2005-
2011 giảm 4,81%/năm, huyện Tân Thành giảm 4,83%/năm, huyện Xuyên Mộcgiảm 1,04%/năm, huyện Châu Đức giảm 0,86%/năm, các địa phương khác có xuhướng tăng lên trong khoảng từ 0,32%-3,91%/năm Nguyên nhân gây suy giảmrừng phòng hộ có đến trên 90% là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất (như pháttriển các KCN, cảng biển, du lịch, hạ tầng giao thông…) 10% còn lại là do cácyếu tố khác từ bên ngoài như chặn phá rừng, làm đầm nuôi tôm, rừng tự chết do ônhiễm nguồn nước, nước mặn không lưu chuyển…
Riêng rừng ngập mặn theo thống kê tính đến năm 2011 toàn tỉnh cònkhoảng 1,88 nghìn ha, giảm 762 ha so với năm 2008, bình quân giai ðoạn 2008-
2011 giảm 16%/nãm Nếu tốc ðộ này vẫn ðýợc duy trì trong thời gian tới thì chỉsau 5-10 năm RNM sẽ không còn Cái nôi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản, bảo vệ
đa dạng sinh học trên biển, giảm tối đa các thiệt hại không đáng có do triều cưỡng,bão và áp thấp nhiệt đới, sạt lở đất… sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế củatỉnh, đây là điều mà tỉnh cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới, thời điểm đượccho là chịu tác động nhiều của BĐKH và nước biển dâng
Bảng 9: Hiện trạng phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2005-2011
Trang 31PHẦN THỨ HAI CÁC TÁC ĐỘNG VÀ THÁCH THỨC BẢO TỒN VÙNG NƯỚC
NỘI ĐỊATỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Vùng nước nội địa
Vùng nước nội địa bao gồm tất cả các hệ sinh thái vùng nước nội địa được
mô tả trong định nghĩa đất ngập nước của Công ước Ramsar Các vùng nước nộiđịa bao gồm các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nước chảy và nước đứng,nước mặt và nước ngầm Cụ thể hơn, các vùng nước nội địa bao gồm sông, suối,
hồ, hồ chứa, tầng nước trong núi đá vôi (hang nước ngầm), đầm nước mặn, vùngnước cửa sông, vùng nước lợ ven bờ Trong đó, ba kiểu thuỷ vực sau cùng đượcxem chịu ảnh hưởng rất lớn của dòng chảy lục địa đổ ra
Như vậy, các vùng nước nội địa hết sức đa dạng về độ lớn, hình thái, đặctính thủy lý hóa học, tiềm năng nguồn lợi Điều quan trọng là chế độ nướcthường xuyên có biến động theo thời gian (mùa), có khi khô cạn, nhưng lại có khingập lụt lớn, khiến cho ranh giới của các vùng nước cũng luôn biến đổi, không ổnđịnh Đặc điểm này khiến cho hình thái cấu trúc một vùng nước nội địa có thế códạng tập trung, nhưng cũng có khi có dạng phân tán, rải rác, nối với nhau bằngnhững đường hành lang phức tạp Do vậy, việc phân các vùng chức năng trongmột khu bảo tồn cũng cần linh hoạt, sao cho phù hợp với sự biến động này
Khác với các vùng biển, với vị trí nằm trên đất liền, theo kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội ở địa phương, có thể có yêu cầu xây dựng các công trình thủy lợi,thủy điện, xây dựng các đập ngăn sông, hình thành các hồ chứa nước lớn, hoặc nạovét lòng sông, xây dựng cầu cảng, phá bỏ các ghềnh thác trên các dòng sông Cácvùng nước nội địa thường có mối quan hệ mật thiết, chịu tác động thường xuyên,trực tiếp từ các vùng dân cư, nông nghiệp, lâm nghiệp ở vùng lưu vực, thông quacác hoạt động khai thác rừng, xói mòn đất, thải chất ô nhiễm Những hoạt động
đó có thể gây những biến đổi lớn đối với chế độ thủy học, ảnh hưởng xấu tới môitrường của vùng nước, tác động tới hoạt động sống của các sinh vật sống trongthuỷ vực
Các sinh vật sống trong các vùng nước nội địa (môi trường nước ngọt, nước
lợ, lợ mặn) được xem là thuỷ sinh vật nội địa Dưới góc độ sinh thái, trong thànhphần thuỷ sinh vật nội địa, về cơ bản, có một tập hợp các loài nước ngọt thực thụ,một tập hợp các loài nước lợ và một tập hợp các loài phân bố rộng có khả năngthích ứng chịu mặn hoặc chịu ngọt Trong thuỷ sinh vật nội địa, những loài có giátrị sử dụng làm thực phẩm, hoặc cho các nhu cầu khác của con người và thườngđược khai thác được xem là nguồn lợi thuỷ sản
2.1.2 Khu bảo tồn vùng nước nội địa
Theo Công ước Đa dạng sinh vật (1992), mục tiêu của việc thành lập cáckhu BTTN nhằm bảo vệ và bảo tồn lâu dài các quần thể sinh vật có giá trị và cácHST Bảo tồn đa dạng sinh vật bao gồm cả đa dạng thuỷ sinh vật, đòi hỏi phải bảo
Trang 32vệ các hình mẫu đại diện của tất cả các kiểu HST, đồng thời kết hợp với sự quản lýcác HST ở bên ngoài những khu bảo vệ đó Đòi hỏi này được tái xác nhận tại Hộinghị Bảo tồn Thế giới vào năm 2004.
Khu BTTN theo định nghĩa được chấp nhận rộng rãi của IUCN (1994) lànhững vùng đất/nước được sử dụng để bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học, tàinguyên thiên nhiên và giá trị văn hoá, được quản lý thông qua luật pháp hoặc cácphương tiện khác Định nghĩa này có ba yếu tố then chốt: 1/ Khu vực bảo vệ phảiđược đặt dưới sự quản lý đã được xác định 2/ Sự quản lý phải có hiệu quả là làmgiảm ít nhất một mối đe doạ lớn tới những giá trị của vùng bảo vệ (những giá trịnày sẽ được giám sát và báo cáo thường xuyên) 3/ Vùng phải được bảo đảm về sởhữu
Khu bảo tồn vùng nước mang tính đại diện là một trong những kiểu vùngnước quan trọng nhất và được lựa chọn để bảo vệ các mẫu đại diện của HST, cácđặc trưng hoặc hiện tượng tự nhiên Tổng quát nhất, các khu bảo tồn vùng nướcđược xây dựng với các mục tiêu:
Bảo vệ ĐDSH thông qua sự bảo tồn, gìn giữ các mẫu đại diện của các HST
và bảo vệ các loài và kiểu gen trong HST đó;
Bảo vệ các quần xã sinh vật và loài bị đe doạ;
Bảo tồn đặc trưng thực vật học, động vật học hoặc địa chất học có tính độcnhất hoặc quý hiếm hoặc nổi tiếng;
Thiết lập các chuẩn sinh thái, để đánh giá những thay đổi lâu dài trong HST(môi trường nước, thu hoạch thực vật, động vật);
Bảo vệ những cảnh quan đặc biệt, sự hoang sơ, các giá trị tái tạo, nghiêncứu khoa học, văn hoá, giáo dục và sử dụng phù hợp với môi trường tựnhiên
Định nghĩa về khu bảo tồn vùng nước nội địa (BTVNNĐ) theo điều 5 Nghịđịnh 27/2005/NĐ - CP ngày 08 tháng 03 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của luật thủy sản thì Khu bảo tồn vùng nước nội địa là nơiđược khoanh vùng thuộc các vùng đất ngập nước để bảo vệ nghiêm ngặt các hệsinh thái đặc thù, có tầm quan trọng Quốc gia, Quốc tế, có giá trị đa dạng sinh họccao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống loài đang sinh sống, cư trú Khubảo tồn vùng nước nội địa được quản lý theo quy định của Nghị định số 109/2003/
NĐ - CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và khai thác bềnvững các vùng đất ngập nước
Khu BTVNNĐ có nét đặc trưng cơ bản khác với khu BTTN trên cạn ở chỗ nếukhu BTTN trên cạn với các kiểu HST trên cạn mà ở đó, giới sinh vật tồn tại trongmôi trường tiếp xúc chỉ với môi trường đất và môi trường không khí thì khuBTVNNĐ với các kiểu HST vùng nước đa dạng mà giới sinh vật sống chủ yếutrong môi trường nước/nước lợ ven biển và phụ thuộc nhiều vào khả năng chuyểnđộng của khối nước, dòng chảy Ngoài ra, trong khu BTVNNĐ còn có một số
Trang 33nhóm sinh vật có một phần đời sống ở nước (lưỡng cư, thú-Rái cá) hoặc trong đờisống cần thức ăn từ quần xã thuỷ sinh vật trong thuỷ vực (chim nước)
Bên cạnh sự giống nhau giữa khu BTVNNĐ với khu BTB là giới sinh vậtđều sống trong môi trường nước nhưng khu BTVNNĐ cũng có nét khác biệt vớikhu BTB ở chỗ khu BTVNNĐ còn bao hàm cả yếu tố vùng lưu vực và vùng lưuvực có tác động lớn tới sự tồn tại và phát triển của vùng nước Mặt khác, do đặctrưng về điều kiện địa hình (chướng ngại tự nhiên tạo nên đặc tính địa sinh vật) vàchế độ khí hậu (đặc trưng chế độ thuỷ văn/dòng chảy) nên không có tính đồng nhấtcủa các vùng nước nội địa giữa các vùng lãnh thổ
Các vùng nước nội địa rất đa dạng về loại hình như sông, suối, hồ ao, đầmlầy, sông ngầm trong hang động, đồng bằng ngập lụt, nước lợ-mặn cửa sông…vàthuật ngữ “Đất ngập nước” thường được sử dụng để mô tả một số kiểu vùng nướcnội địa Chính bởi sự đa dạng các loại hình vùng nước nội địa cho nên giới sinhvật ở đây rất đa dạng về thành phần loài Tuy nhiên, cũng thấy những thách thứcrất lớn đối với các vùng nước nội địa, thể hiện ở chỗ tốc độ suy giảm ĐDSH củavùng nước nội địa là nhanh hơn so với rừng và biển Theo đánh giá của WWF(2002), số lượng quần thể nước ngọt nội địa đã bị suy giảm 50% trong 30 năm qua
kể từ 1970 Hơn nữa, từ 1900, khoảng 50% vùng đất ngập nước trên thế giới đã bịmất đi
So với giới sinh vật sống trong rừng và dưới biển, các sinh cảnh cũng nhưnhững nơi cư trú của các quần thể thuỷ sinh vật trong vùng nước nội địa phụ thuộcnhiều hơn về các quá trình sinh thái học có nguồn gốc từ bên ngoài, thậm chí rất
xa ranh giới của khu bảo tồn
Dòng chảy trong toàn bộ vùng lưu vực bao giờ cũng được xem là cần thiết
để duy trì thảm thực vật cho những vùng đất ngập nước và sự di cư, kiếm ăn vànuôi dưỡng các loài thuỷ sinh vật trong khu bảo tồn Dòng chảy môi trường dễdàng bị ngắt bởi xây dựng các đập nước, làm suy giảm thể tích, thời gian và chấtlượng dòng chảy, gây ảnh hưởng tới khu hệ thuỷ sinh vật và các sinh cảnh vùng hạlưu
Các HST vùng nước có thể tiếp nhận sự bảo tồn dưới các hình thức quản lýnhư quản lý các khu bảo tồn tự nhiên, các khu Di sản hoặc các khu rừng dự trữ.Cũng như với các khu BTTN khác, trong phạm vi khu BTVNNĐ, việc bảo vệđược đưa ra bởi cách thức quản lý mang tính toàn diện, tính tương xứng hoặc tínhđại diện như Hệ thống BTTN quy định
Đối với các vùng nước nội địa được lựa chọn là khu bảo tồn vùng nước nộiđịa, các đe doạ thường nằm bên ngoài hệ thống bảo vệ Nếu không lồng ghép giữaquản lý các khu bảo tồn thuỷ sản với các yếu tố bên ngoài có nhiều tác động qualại với vùng nước thì rất khó thực hiện được công tác bảo tồn Bởi vậy, quy hoạch
hệ thống BTVNNĐ không chỉ tập trung duy nhất vào chính vùng nước được bảotồn mà cần nhấn mạnh tới các vấn đề rộng lớn hơn đang tồn tại liên quan như cáchoạt động trên vùng lưu vực
2.2 Những kinh nghiệm thiết lập khu bảo tồn vùng nước nội địa
Trang 342.2.1 Những kinh nghiệm Thế giới về xây dựng các khu BTVNNĐ
Trên thế giới, có nhiều kiểu khu BTTN đã hỗ trợ bảo tồn các hệ sinh tháithuỷ vực và loài thuỷ sinh vật Một số khu BTTN đã định hướng bảo tồn các hệsinh thái thuỷ vực như vùng đất ngập nước theo Công ước Ramsar và các dòngsông Di sản Tuy nhiên, nếu so sánh với việc quy hoạch và xây dựng các khuBTTN ở trên cạn và khu BTB đã được thực hiện từ lâu và đang tiến tới hoàn chỉnhcác công đoạn thì thấy việc quy hoạch và xây dựng các khu bảo tồn vùng nước nộiđịa dường như chưa được nhiều và chưa thấy có dẫn liệu đề cập cụ thể Dưới đâychỉ liệt kê một số kinh nghiệm thu nhận được từ các văn liệu liên quan tới bảo tồnvùng nước nội địa bao gồm cả bảo tồn đa dạng thuỷ sinh vật và nguồn lợi cá ởÔstrâylia, Hoa Kỳ và khu vực Đông Nam Á
Kinh nghi m Ô-strây-li-a ệm ở Ô-strây-li-a ở Ô-strây-li-a
Mặc dầu tất cả các bang của Ô-strây-li-a đã có những thoả thuận về chínhsách xây dựng hệ thống các khu bảo tồn vùng nước ngọt nội địa nhưng hầu hếtchưa được thực hiện
Ô-strây-li-a có hàng trăm con sông, sông có mối quan hệ mật thiết với vùnglưu vực, bởi vậy bảo vệ sông không thể hiện thực nếu không bảo vệ vùng lưu vựccũng như bảo vệ chế độ dòng chảy bán tự nhiên Vì thế, ở Ô-strây-li-a, trong khihầu hết các HST vùng nước đang bị suy thoái kéo dài thì công tác bảo vệ các hệthống sông được xem là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả nhất
Trong chính sách xây dựng các khu bảo tồn vùng nước ở Ô-strây-li-a, các hệsinh thái vùng nước ngọt, nước lợ-mặn ven biển như sông, hồ, suối, đất ngậpnước, đồng bằng ngập lụt, nước ngầm trong các sinh cảnh đá vôi, hang độngngầm, thác nước, cửa sông liên quan tới dòng chảy nước ngọt là những đối tượnglựa chọn đưa vào hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa
Tại Ô-strây-li-a, các hệ sinh thái nước ngọt nội địa đang có nhiều nguy cơsuy thoái Sự mở rộng và phát triển nông nghiệp kèm theo hệ thống tưới tiêu đãlàm thay đổi chế độ thuỷ văn của các HST vùng nước Phức hệ các kiểu HST suối,các vực sâu, nền đáy đá tảng đã biến mất dần do sự lắng đọng trầm tích từ xói mòntrên vùng lưu vực Chính vì vậy, Ô-strây-li-a đã tiến hành xác định những khu bảotồn vùng nước nội địa Các yếu tố quan trọng được xem là những tiêu chí để lựachọn và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa như sau:
a Tiêu chí cho các khu bảo tồn thuỷ vực
Khu bảo tồn thuỷ vực sẽ cần có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
Là một kiểu đại diện trong một miền địa sinh vật;
Đóng một vai trò sinh thái và thuỷ văn quan trọng trong chức năng tự nhiêncủa một HST vùng nước;
Là một nơi cư trú quan trọng cho các loài thực vật, động vật quý hiếm cómột giai đoạn trong chu kỳ sống của chúng bị đe doạ hoặc đó là một nơi ẩnnáu khi có điều kiện bất lợi xảy ra như hạn hán;
Trang 35 Hỗ trợ 1% hoặc nhiều hơn nữa cho quần thể tự nhiên của bất kỳ các loàithực vật, động vật bản địa nào;
Hỗ trợ các loài hoặc quần xã thực vật, động vật bản địa mà đang trong tìnhtrạng bị đe doạ ở cấp quốc gia;
Có tầm quan trọng văn hoá, lịch sử nổi tiếng
Kích thước, tính chất dòng chảy và khả năng liên kết của suối, sông và đấtngập nước cũng như tính cách ly và độ đặc hữu của các loài trong thuỷ vực lựachọn để bảo vệ (vực nước vùng khô hạn, suối trên núi, hồ trên núi cao) là điềukiện quan trọng cần cho bảo tồn có hiệu quả các loài thực vật, động vật
b Bối cảnh vùng lưu vực
Giữa vùng nước và vùng lưu vực có mối quan hệ rất khăng khít đồng thờicũng có mối liên hệ giữa nước mặt và nước ngầm Do đó, bảo vệ đa dạng sinh họccủa vùng nước còn phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý vùng lưu vực
c Bối cảnh văn hoá-xã hội
Giá trị và chức năng của HST vùng nước vượt ra khỏi phạm vi chỉ lưu giữtài nguyên đa dạng sinh vật, còn mở rộng tới bối cảnh môi trường văn hoá-xã hộicũng như vùng lưu vực Cộng đồng địa phương thường có quyền duy trì sự quản
lý tài nguyên theo phong tục của họ và sự tham gia của cộng đồng trong công tácbảo vệ vùng nước là quan trọng
Tóm lại, có thể thấy một khung thể chế và chính sách quốc gia của li-a được thiết lập bởi cộng đồng và chính phủ để phát triển một mạng lưới bảo tồnvùng nước theo hệ thống và có cơ sở khoa học nhằm bảo vệ, quản lý và phục hồi các HST vùng nước có giá trị bảo tồn cao
Ô-strây-2.2.2 Tình hình các khu BTVNNĐ trong khu vực Đông Nam Á
Việc xây dựng các khu BTTN trên đất liền, trong đó có các khu BTVNNĐ ởkhu vực Nam á và Đông Nam chỉ được đẩy mạnh từ những năm 80 thế kỷ trước,sau Hội Nghị về các Công viên Quốc gia lần thứ III ở Bali (Indonesia) năm 1982.Sau Hội nghị này chỉ trong khoảng 10 năm, đã có tới trên 500 khu bảo tồn đượcthành lập trong khu vực chiếm tới 13 triệu ha diện tích Cho tới những năm 90 đã
có tới trên 850 khu BTTN được xây dựng, trong đó nhiều nhất là các Công viênQuốc gia , Khu bảo tồn loài/nơi cư trú Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong số này,chủ yếu là các khu bảo tồn rừng trên cạn, các khu BTVNNĐ về nguồn lợi thuỷsản còn rất ít, hoặc chỉ là một bộ phận nằm chung trong các Công viên Quốc giavới thành phần rừng trên cạn là chủ yếu
Qua hơn 30 năm xây dựng và hoạt động bảo tồn thiên nhiên trong khu vực,trong đó có các Khu BTVNNĐ, để đạt hiệu quả của các hoạt động này, có thể rút
ra một số bài học sau
a) Phải tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng các địa phương
b) Việc thiết lập các KBT phải gắn với kế hoạch phát triển tổng thể về kinh
tế xã hội của quốc gia, khu vực Rất nhiều KBT ở ấn Độ, Srilanka được xây dựng
Trang 36theo tinh thần này Trong vùng hạ lưu sông Mekong, các khu BTTN thường đượcxây dựng gắn liền với các Chương trình phát triển, quản lý nguồn nước ở các quốcgia này.
c) Trong xây dựng, sử dụng và quản lý các khu BTTN, cần hết sức chú ý tớimặt tiêu cực của việc phát triển du lịch thiếu kiểm soát trong các khu BTTN Đã
có nhữngVQG bị suy thoái môi trường do phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịchthiếu quy hoạch
d) Sự tham gia của các tổ chức phi Chính phủ (NGO) kết hợp với cộng đồngdân cư vào xây dựng và hoạt động của các khu BTTN là một kinh nghiệm tốt,trong khi các Chính phủ thường không đủ khả năng bảo đảm nguồn kinh phí choxây dựng và hoạt động của các khu bảo tồn
đ) Cần chú ý tới việc đào tạo kịp thời nguồn nhân lực cần thiết để có thể sửdụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài
Các bài học trên đưa tới một kết luận chung là: Trong khu vực Nam Á vàĐông Nam Á hiện nay, hệ thống khu BTTN đang phát triển và dần trở thành một
bộ phận của sự phát triển các quốc gia Cần tạo mọi điều kiện để các khu BTTNthực hiện được vai trò này, trong đó điều quan trọng là sự liên kết chặt chẽ của khuBTTN với cộng đồng dân cư địa phương trong hoạt động
Tình hình các khu BTVNNĐ trong vùng hạ lưu sông Mê Kông
Để có được những ý tưởng và kinh nghiệm về xây dựng và quản lý các khuBTVNNĐ ở Việt Nam, có thể tìm hiểu vấn đề này ở vùng hạ lưu sông Mekong,
mà Việt Nam là một bộ phận
Thuỷ sản nước ngọt (cá và sinh vật ngoài cá) là nguồn thực phẩm động vậtquan trọng của dân cư vùng hạ lưu Mekong Thủy sản cùng với lúa gạo giữ vai tròchủ chốt bảo đảm an toàn lương thực cho cư dân vùng này (G Claridge, 2003).Mức độ sử dụng cá của dân Campuchia từ 10-30 kg/đầu người ở miền núi và tới
70 kg/đầu người ở vùng hồ lớn (Tonle sap) Ở Lào, thủy sản nội địa chiếm tới10%-90% nhu cầu protein của người dân ở vùng núi Thái Lan, tỷ lệ này là 50%.Hàng năm, khoảng 1,5 triệu tấn thủy sản được khai thác từ các thủy vực tự nhiên
và 240.000 tấn từ các thủy vực nhân tạo Sự tăng dân số ở vùng nông thôn, nơithủy sản là nguồn thực phẩm chủ yếu trong đời sống dẫn tới sự gia tăng khai thác
đã làm tăng áp lực lên nguồn lợi và do đó, đã nâng cao tầm quan trọng của việcthiết lập các KBT để bảo vệ trữ lượng cá
Theo nhận định của các chuyên gia, mối đe doạ chủ yếu đối với nguồn lợithủy sản ở vùng này là sự thay đổi chế độ thủy học, cả về lưu lượng và chất lượngnước do việc phá rừng và xây các đập chắn trên sông, ngăn đường di cư của cá (G.Claridge)
Trong khoảng 35 năm gần đây, hơn 30 hồ chứa lớn và khoảng 20.000 hồchứa nhỏ đã được xây dựng trên hệ thống sông Mekong vùng hạ lưu, sông còn rất
ít được đánh giá tác động đối với nguồn lợi thủy sản nội địa Việc đánh giá tácđộng thường mới chỉ thu hẹp ở vùng xây dựng đập, chưa chú ý tới tác động ở cả
Trang 37vùng dưới đập, đối với sản lượng cá và cả đối với nơi cư trú (nơi sinh sản, trú ẩn)của cá Trên thực tế, chưa có một sự phối hợp, một kế hoạch đồng bộ trong việcxây dựng đập với việc bảo tồn rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng Mộtnguyên nhân khác đe dọa nguồn lợi thủy sản nội địa vùng này là chính quyền cácquốc gia dường như quá chú trọng tới việc phát triển, quản lý nghề nuôi cá, màcòn ít chú ý tới tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản thiên nhiên ở địa phương vàquốc gia, ít quan tâm tới tình hình giảm sút nguồn lợi đang có nguy cơ ngày cànglớn Chính các khu BTVNNĐ có khả năng tạo ra nhiều nhân tố có ý nghĩa tích cựcđối với việc bảo vệ trữ lượng, duy trì sản lượng thủy sản nội địa trong khu vực,trong đó có hai nhân tố quan trọng: bảo đảm con đường di cư của cá trên sông vàbảo đảm các nơi cư trú quan trọng cho việc kiếm mồi, sinh sản cho cá trong mùa
lũ ở vùng này
- Bảo đảm đường di cư của cá trên sông
Do đặc tính sinh lý-sinh thái phải thay đổi điều kiện sinh thái môi trườngqua từng giai đoạn của đời sống, đặc biệt là giai đoạn sinh sản, nên nhiều nhóm cá
ở vùng này phải di cư đường ngắn hoặc đường dài dọc theo sông trong mùa lũ.Các loài cá có giá trị kinh tế lớn như Cá da trơn (Pangasius spp.) có khi đường di
cư xa tới 500-1.000 km, qua biên giới nhiều nước Nhóm cá này chiếm tới 60%sản lượng cá vùng này Từ tình hình này, cần có những biện pháp bảo vệ nguồn lợibằng những KBT được xây dựng ở những nơi xung yếu trên đường di cư của cá,cùng với những vùng cấm khai thác, do ngư dân và cộng đồng dân cư cùng phốihợp quản lý
- Bảo đảm nơi cư trú quan trọng
Sự di cư thực chất là sự liên kết sinh thái giữa các vùng cư trú quan trọngtrong đời sống của mỗi loài, bắt buộc phải được thực hiện theo thời gian Vùng lũ
có diện tích tới 700.000 km2, chiếm tới 11% diện tích vùng hạ lưu Mekong – lànơi cá kiếm ăn và sinh sản Sự thay đổi vùng lũ, do sự ngăn cản dòng lũ bởi cáccông trình thuỷ lợi, thủy điện trên sông, dễ ảnh hưởng tới sản lượng cá Theo tínhtoán, sản lượng cá ở vùng lũ trong một mùa lũ 4-5 tháng có thể nhiều gấp đôi sảnlượng cá trong một hồ nước thường trực có cùng diện tích, có khi còn cao hơn cảsản lượng cá trong cùng diện tích của một vùng biển có sản lượng cao trên thếgiới Các vũng sâu hình thành trên các phụ lưu sông là nơi trú ẩn của cá trong mùakhô và là nơi ương cá con rất quan trọng với nhóm cá chép và cá da trơn ở vùngnày Rất nhiều vũng sâu loại này trên sông Mê kông đang được bảo vệ bằng cáckhu bảo tồn Các thác nước cũng là nơi cư trú quan trọng cho nhiều loài cá, sinhsản, kiếm mồi và sống trong giai đoạn đầu của đời sống ở đây
Một số loại hình khác theo kiểu Vùng dự trữ nguồn lợi cá cũng đã hình
thành ở các vùng ngập lũ Năm 1989, Bộ Nông nghiệp Campuchia đã thành lậpvùng dự trữ nguồn lợi cá gồm các vũng sâu dọc sông Mekong các tỉnh Kratie vàStung Treng, ở đây cấm đánh cá để bảo vệ nơi sinh sản của cá: Những vùng dự trữtương tự cũng được hình thành ở các vùng sâu trong hồ Tonlesap ở Lào, các vùng
dự trữ nguồn lợi cá cũng được thành lập ở tỉnh Luang Prabang Ngoài ra, các khubảo tồn nhỏ còn được thành lập ở 59 bản ở Lào, phối hợp hoạt động với các vũng
Trang 38sâu trên sông Mêkong từ 1993 tới 1997 Các khu này được cơ quan nhà nước quản
lý, với sự hỗ trợ của các NGO
Một hình thái khu bảo tồn truyền thống đã có từ lâu đời ở Campuchia và cả
Thái Lan trước đây, đó là hệ thống các “Lô đánh cá có quản lý“ Đây là các khu
vực đánh cá với những qui định về việc bảo vệ nguồn lợi, do cộng đồng dân cư địaphương đặt ra và quản lý, như về điều kiện đánh cá và bảo vệ rừng ngập nướctrong khu vực Hình thức này đã tồn tại từ nửa cuối thế kỷ 19, gồm 5 kiểu lô, nằmtrong vừng hồ Tonlesap, vùng ngập lũ sông Mekong và sông Bassac, trong cáctỉnh Kongpongcham và Kratie Hình thức quản lý này rất có hiệu quả và được một
số chuyên gia đánh giá cao Đáng tiếc là hình thức này đã bị suy thoái trong nhữngnăm gần đây do tệ tham nhũng trong quản lý, do mâu thuẫn giữa các chủ lô vàcộng đồng dân cư địa phương Tháng 10/2000, chính phủ Campuchia đã quyếtđịnh thu lại 54% diện tích các lô khai thác giao cho các động đồng dân cư Năm
2001, Chính phủ Campuchia ban hành sắc luật về tổ chức cộng đồng nghề cá
Theo ý kiến của các chuyên gia, để duy trì được sản lượng thủy sản tự nhiên
ở vùng hạ lưu Mekong, cần có chiến lược phục hồi và bảo vệ nguồn lợi ở vùngnày Trọng tâm của chiến lược này là xây dựng một mạng lưới các KBT lớn ở đầunguồn, vùng ngập lũ và trên dòng chính sông Mekong Chiến lược này phải thừanhận rằng: tương lai của nghề cá vùng này gắn chặt với sự bền vững của nguồn lợithuỷ sản và nơi cư trú của cá trong một mạng lưới các khu bảo tồn đã và sẽ có.Chiến lược này phải bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1 Hướng dẫn việc xác định các khu vực nghề cá cần được bảo vệ
2 Thống kê và lập bản đồ các KBT đã có và các KBT khác có đóng gópcho việc bảo vệ nguồn lợi cá
3 Xây dựng các tiêu chuẩn cho những khu vực ưu tiên phải bảo vệ
4 Xác định các thứ hạng có thể được lựa chọn cho các KBT vùng này vàhướng dẫn việc quản lý cho từng thứ hạng
Kinh nghiệm quản lý Biển hồ Tonlesap-Khu dự trữ sinh quyển
Tonlesap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam á, nằm ở vùng ngập lũ miềnTrung Campuchia Đặc điểm chế độ thuỷ học của hồ này là hàng năm có một mùa
lũ làm nước hồ dâng cao từ 1m tới 8-9m diện tích mặt hồ tăng từ 2.500 km2 tới10.000km2, khối nước từ 1.300 triệu tới 70.000 triệu m3 Chế độ nước này tạo nênmột nguồn thuỷ sản phong phú cho nền kinh tế quốc gia, nuôi sống gần 1/5 số dânCampuchia, với khoảng 1 triệu dân làm nghề cá Có thể nói rằng, Tonlesap có mộtvai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đời sống và cả văn hoá của đất nướcCampuchia Do tính chất quan trọng này, chính phủ Campuchia đã xếp hạngTonlesap là một Khu dự trữ sinh quyển (Khu DTSQ) trong Chương trình MABcủa UNESCO từ tháng 10/1997
Dựa trên đặc điểm thảm thực vật, việc sử dụng đất và hiện trạng tài nguyênsinh vật Khu DTSQ Tonlesap được phân vùng như sau:
Trang 39a/ Vùng lõi: Gồm 3 khu vực trung tâm hồ, hợp thành một vùng đồng nhất
về sinh thái, có đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản có giá trị cao, nằm trongvùng rừng ngập nước dự trữ, với cả một hệ thống sông Trong vùng này có khoảng
100 loài chim nước sinh sống, với 12 loài có giá trị quốc tế Ngoài nguồn lợi cá,còn có các loại thủy sản có giá trị khác, như : cá sấu, rùa, trăn, rắn, tôm cua Trong vùng này, có khoảng 2.000 dân, khai thác cá, săn bắn và kiếm củi
b/ Vùng đệm: Nằm trong vùng rừng ngập nước rộng, có nguồn lợi sinh vậtcao, nhất là cá Vùng đệm được phân thành các lô khai thác cá, được bán đấu giátrong thời hạn 2 năm cho doanh nghiệp tư nhân Các hoạt động kiếm sống kháclà: trồng trọt, vận tải thuyền, nuôi cá, kiếm củi Số dân trong vùng này khoảng100.000 người
c/ Vùng chuyển tiếp: Là vùng nông nghiệp bao quanh hồ, với nghề trồng lúa
là phố biển Sự phát triển đô thị, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là những mối đedoạ cho rừng ngập nước và chất lượng môi trường nước vùng này
Có thể thấy nguồn lợi thuỷ sản bao gồm các quần thể thuỷ sinh vật có giá trịkinh tế và khoa học sống trong môi trường nước hoặc có từng thời kỳ sống trongnước hoặc có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với thuỷ vực Nguồn lợi thuỷ sảnnói riêng, quần xã thuỷ sinh vật nói chung sẽ tồn tại và phát triển trong môi trườngsống ở vùng nước được bảo đảm và cân bằng dưới các tác động của tự nhiên vàcon người Từ đó, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nội địa chỉ thực hiện được khi bảo vệtoàn bộ các giá trị sinh thái, môi trường sống của vùng nước phù hợp với điều kiệnkinh tế-xã hội ở địa phương Chính vì quan niệm như vậy cho nên hầu hết các quốcgia đều xây dựng hệ thống bảo tồn thuỷ vực nội địa mà trong đó, bảo tồn nguồn lợithuỷ sản được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu
Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như đã trình bày ởtrên thấy rằng công tác xây dựng các khu BTVNNĐ đã được thực hiện ở các mức
độ khác nhau nhưng nhìn chung đều có mục tiêu cơ bản là bảo tồn đa dạng thuỷsinh vật trong đó có phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản cũng như bảo vệ cácnơi sinh cư quan trọng, có ý nghĩa sống còn với đời sống thuỷ sinh Tất cả nhằmphục vụ lâu dài cho đời sống của cư dân địa phương nói riêng và phát triển bềnvững kinh tế-xã hội của đất nước nói chung
2.2.3 Kinh nghiệm trong nước về xây dựng các KBTVNNĐ
Để bảo tồn ĐDSV nói chung, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng rất nhiềuloại hình bảo tồn như hệ thống các vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên, cáckhu bảo tồn đất ngập nước Ramsar, các khu bảo tồn biển Một số các khu Dự trữsinh quyển, các khu Di sản thế giới của Việt Nam được tổ chức quốc tế UNESCOcông nhận
Ngày 13 tháng 10 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định
số 1479/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nướcnội địa đến năm 2020 Theo đó, quyết định ban hành thành lập 16 khu bảo tồn cấpquốc gia và 29 khu bảo tồn cấp tỉnh với mục tiêu: Từng bước hình thành hệ thốngcác khu bảo tồn nhằm bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các
Trang 40giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo vệ các hệ sinhthái thủy sinh tại các vùng nước nội địa; khuyến khích sự tham gia của cộng đồngtrong việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi, bảo đảm cân bằng sinhthái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng nước nội địa ở mức độ cao.
Cho đến nay đã có 5 khu bảo tồn được xây dựng cơ sở khoa học và căn cứtrình Chính phủ ban hành quy hoạch chi tiết cho các khu bảo tồn cấp Quốc gia:
Thứ nhất: Khu bảo tồn vùng nước nội địa Hồ Lắc
Thứ hai: Khu bảo tồn thủy sản nội địa Mũi Cà Mau
Thứ ba: Khu bảo tồn vùng nước nội địa ngã ba sông Đà – Lô – Thao
Thứ tư: Khu bảo tồn vùng nước nội địa Cửa sông Hồng
Thứ năm: Khu bảo tồn vùng nước nội địa cửa sông Hậu
Đồng thời nhiều địa phương cũng đã và đang triển khai xây dựng quy hoạch
hệ thống các khu bảo tồn và chi tiết các khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnhnhư: Thanh Hóa, Quảng Nam, Cà Mau, Đắc Lắc,
Bằng nỗ lực của các địa phương và Chính phủ đã thành lập 4 khu bảo tồnđất ngập nước có ý nghĩa Quốc tế(4 khu Ramsar): RAMSAR là tên viết tắt củaCông ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế công nhận cáckhu bảo tồn thiên nhiên là các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tếnhằm sử dụng bền vững chúng
Khu RAMSAR Xuân Thuỷ nằm trong Vườn quốc gia Xuân Thủy: Tháng01/1989 Vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xuân Thuỷ đượcUNESCO chính thức công nhận gia nhập công ước Ramsar (Công ước bảo vệnhững vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi di trúcủa những loài chim nước).Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên củaĐông Nam Á, độc nhất của Việt Nam suốt 16 năm (Tới năm 2005, Việt Nam mới
có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của VQG Cát Tiên ở tỉnh Đồng Nai)
Khu RAMSAR Bàu Sấu thuộc vườn quốc gia Cát Tiên: Ban Thư ký Côngước Ramsar tại Thụy Sĩ đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu (vườn quốc giaCát Tiên) có tầm quan trọng quốc tế thứ 1499 của thế giới theo danh sách Ramsarđồng thời là khu Ramsar thứ hai của Việt Nam Vùng đất ngập nước Bàu Sấu vàcác vùng đất ngập nước theo mùa của vườn quốc gia Cát Tiên (gọi tắt là hệ đấtngập nước Bàu Sấu) có diện tích 13.759ha, bao gồm 5.360ha đất ngập nước theomùa và 151ha đất ngập nước quanh năm Còn lại là các diện tích thấp hơn 115m
so với mặt nước biển Toàn bộ hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm ở vị trí trung tâmkhu Nam Cát Tiên, vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai)
Khu RAMSAR Hồ Ba Bể: Trước đó, Tổng thư ký Công ước Ramsar AnadTiega đã ký công nhận hồ Ba Bể là vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới
Sự kiện này đưa hồ Ba Bể (Bắc Kạn) trở thành khu Ramsar thứ 3 của ViệtNam.Khu Ramsar quốc gia Ba Bể có hồ rộng khoảng 500ha trên độ cao 178 m so