Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung răng sữa dưới trên ba mặt phẳng với các đám mây điểm ở từng điểm mốc của trẻ Nam 3 tuổi.... Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung ră
Trang 1ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o -
NGUYỄN THỊ KIM ANH
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌC PHÁT TRIỂN
CUNG RĂNG SỮA HÀM DƯỚI
Ở TRẺ TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o -
NGUYỄN THỊ KIM ANH
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌC PHÁT TRIỂN
CUNG RĂNG SỮA HÀM DƯỚI
Ở TRẺ TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI
Chuyên ngành : RĂNG HÀM MẶT
Mã số : 3 01 29
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
GS.TS HOÀNG TỬ HÙNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Ký tên,
NGUYỄN THỊ KIM ANH
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa ……… i
Lời cam đoan ……… ii
Mục lục ……… iii
Các chữ viết tắt và ký hiệu ……… v
Bảng ký hiệu tên răng và múi răng ……… vi
Danh mục bảng ……… vii
Danh mục biểu đồ ……… ix
Danh mục hình ……… xi
Danh mục sơ đồ ……… xii
Bảng đối chiếu một số thuật ngữ Việt – Anh ……… xiii
MỞ ĐẦU ……… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……… 4
1.1 Tổng lược các nghiên cứu về hình dạng cung răng theo ba chiều trong không gian ……… 5
1.1.1 Các nghiên cứu hình dạng cung răng trên mặt phẳng ngang … 5
1.1.2 Các nghiên cứu hình dạng cung răng trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang ……… 11
1.1.3 Tình hình nghiên cứu hình thái cung răng tại Việt Nam ……… 15
1.2 Đặc điểm hình thái bộ răng sữa ……… 17
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của bộ răng sữa ……… 17
1.2.2 Hình thể cung răng sữa ……… 20
1.2.3 Kích thước cung răng sữa ……… 26
Tóm tắt tổng quan tài liệu ……….……… 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 33 2.1 Mẫu nghiên cứu ……… 33
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu ……….……… 34
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu hàm ……… 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu ……… 35
2.2.1 Phương pháp xác định kích thước và hình dạng cung răng theo ba chiều trong không gian ……… 35
2.2.2 Dụng cụ đo đạc ……… 36
2.2.3 Kỹ thuật đo đạc ……… 38
2.2.4 Các đặc điểm được khảo sát của cung răng sữa dưới ………… 40
2.3 Xử lý số liệu ……… 44
Trang 52.3.1 Xác định tọa độ các điểm mốc theo hệ tọa độ Descartes …… 44
2.3.2 Thống kê mô tả ……… 47
2.3.3 Thống kê suy lý ……… 47
2.3.4 Xây dựng đồ thị biểu diễn hình dạng cung răng ……… 51
2.3.5 Cách tính chu vi cung răng ……… 54
Sơ đồ quy trình nghiên cứu ……… 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……….……… 57
3.1 Đặc điểm hình thái của cung răng sữa hàm dưới theo ba chiều trong không gian ở trẻ 3 và 5 tuổi ……… 58
3.1.1 Kích thước cung răng sữa dưới ở trẻ 3 tuổi và 5 tuổi ………… 59
3.1.2 Hình dạng cung răng sữa dưới theo ba chiều trong không gian
70 3.2 Những thay đổi hình thái cung răng sữa hàm dưới trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi ……… 65
3.2.1 Các thay đổi về kích thước cung răng sữa dưới……… 65
3.2.2 Thay đổi về hình dạng cung răng sữa dưới……… 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……… 92
4.1 Phương pháp nghiên cứu hình thái cung răng ……… 92
4.1.1 Về các đặc điểm hình thái cung răng ……… 92
4.1.2 Vấn đề xác định điểm mốc ……… 95
4.1.3 Về phương tiện nghiên cứu ……… 97
4.1.4 Vấn đề tuổi trong nghiên cứu ……… 98
4.1.5 Sai lầm phương pháp ……… 99
4.2 Về các kết quả nghiên cứu ……… 102
4.2.1 Đặc điểm hình thái của cung răng sữa dưới của trẻ 3 và 5 tuổi, so sánh giữa nam và nữ ……… 103
4.2.2 Những thay đổi về kích thước và hình dạng cung răng sữa dưới trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi Nhận xét về xu hướng tăng trưởng của cung răng sữa dưới ……… 112
4.3 Ý nghĩa và ứng dụng của công trình ……… 121
4.4 Một số hạn chế của đề tài ……….……….…… 124
KẾT LUẬN ……… 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6CÁC CHỮ VIẾT TẮT
III-III : Rộng răng nanh
V-VG : Rộng răng cối sữa II gần
V-VX : Rộng răng cối sữa II xa
I-V : Chiều dài cung răng
III-III / V-VX : Tỉ số rộng trước / rộng sau (Tỉ số rộng cung răng)
I-V / V-VX : Tỉ số dài / rộng cung răng
LSpee : Độ dài dây chắn cung
RSpee : Bán kính đường cong Spee
SSpee : Độ sâu đường cong Spee
Đ/c hoặc đ/c : Đường cong
ĐLC : Độ lệch chuẩn
HSBT : Hệ số biến thiên
TB : Kích thước trung bình (tính bằng mm) của đặc điểm nghiên cứu
KÝ HIỆU
Về ý nghĩa thống kê :
NS ( non significant ) : Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
* : Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05
** : Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01
*** : Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001
, , : Tọa độ trung bình (tính bằng mm) của các điểm mốc theo ba chiều trong không gian
x: hoành độ, y: tung độ, z : cao độ
: Độ lệch chuẩn (tính bằng mm)
SE : Sai số chuẩn
n : Số cá thể trong mẫu nghiên cứu
Trang 7BẢNG KÝ HIỆU TÊN RĂNG VÀ MÚI RĂNG
TÊN MÚI RĂNG ĐỊNH DANH THEO OSBORN
(Danh pháp quốc tế về tên múi răng)
KÝ HIỆU
m1 Múi gần - ngoài
Múi xa - ngoài
Protoconid Hypoconid
P2
h2
h*2
Trang 8DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 1.1 : Kết quả của các nghiên cứu về đường cong cắn
khớp ở bộ răng vĩnh viễn ……… 14
2 Bảng 3.1 : Tọa độ trung bình các điểm mốc của đường Rìa
cắn – Đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới ở trẻ Nam 3 tuổi ……… 60
3 Bảng 3.2 : Tọa độ trung bình các điểm mốc của đường Rìa
cắn – Đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới ở trẻ Nữ 3 tuổi ……… 61
4 Bảng 3.3 : Tọa độ trung bình các điểm mốc của đường Rìa
cắn – Đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới ở trẻ
3 tuổi (Chung cho Nam và Nữ) ……… 62
5 Bảng 3.4 : Tọa độ trung bình các điểm mốc của đường Rìa
cắn – Đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới ở trẻ Nam 5 tuổi ……… 63
6 Bảng 3.5 : Tọa độ trung bình các điểm mốc của đường Rìa
cắn – Đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới ở trẻ Nữ 5 tuổi ……… 64
7 Bảng 3.6 : Tọa độ trung bình các điểm mốc của đường Rìa
cắn – Đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới ở trẻ
5 tuổi (Chung cho Nam và Nữ) ……… 65
8 Bảng 3.7 : So sánh tọa độ trung bình của các điểm mốc
giữa bên trái & bên phải cung răng(3 tuổi)…… 66
9 Bảng 3.8 : So sánh tọa độ trung bình của các điểm mốc
giữa bên trái & bên phải cung răng(5 tuổi)…… 67
10 Bảng 3.9 : Các kích thước cung răng sữa của trẻ 3 tuổi, so
sánh giữa Nam và Nữ ……… 68
11 Bảng 3.10: Các kích thước cung răng sữa của trẻ 5 tuổi, so
sánh giữa Nam và Nữ ……… 68
12 Bảng 3.11: Các kích thước cung răng sữa dưới của trẻ 3 và
5 tuổi (chung cho nam và nữ) ……… 69
13 Bảng 3.12: Tỉ số hình dạng cung răng ở trẻ 3 tuổi, so sánh
giữa Nam và Nữ ……… 72
14 Bảng 3.13: Tỉ số hình dạng cung răng ở trẻ 5 tuổi, so sánh
giữa Nam và Nữ ……… 72
Trang 915 Bảng 3.14: Mẫu tăng trưởng của cung răng sữa dưới từ 3
đến 5 tuổi……… 77
16 Bảng 3.15 So sánh mức độ thay đổi của các kích thước
cung răng từ 3 đến 5 tuổi giữa Nam và Nữ …… 78
17 Bảng 3.16 Phần trăm tăng trưởng của các kích thước cung
răng từ 3 đến 5 tuổi ……… 79
18 Bảng 3.17: Sự thay đổi tỉ số hình dạng cung răng từ 3 đến
5 tuổi ……….………… 81
19 Bảng 4.1 : Hệ số tin cậy của các đặc điểm nghiên cứu về
kích thước cung răng ……… 111
20 Bảng 4.2 : Kết quả về kích thước chu vi cung răng sữa
dưới của các nghiên cứu ……… 113
21 Bảng 4.3 : Hệ số biến thiên của đường cong Spee trong
các nghiên cứu ……… 115
22 Bảng 4.4 : Các đặc trưng cơ bản của đường cong Spee ở
bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn (chung cho nam và nữ) ……… 116
23 Bảng 4.5: So sánh tọa độ trung bình của các điểm mốc
trên mặt phẳng ngang giữa 3 và 5 tuổi …….… 130
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 1.1 Đồ thị biểu diễn hình dạng cung răng sữa trên
mặt phẳng ngang của Tsai H.H ……… 22
2 Biểu đồ 2.1 Chu vi cung răng là độ dài S của đồ thị của
hàm đa thức bậc 4 y = f(x) ……….… 55
3 Biểu đồ 3.1 Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung
răng sữa dưới trên ba mặt phẳng với các đám mây điểm ở từng điểm mốc của trẻ Nam 3 tuổi
83
4 Biểu đồ 3.2 Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung
răng sữa dưới trên ba mặt phẳng với các đám mây điểm ở từng điểm mốc của trẻ Nữ 3 tuổi … 84
5 Biểu đồ 3.3 Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung
răng sữa dưới trên ba mặt phẳng với các đám mây điểm ở từng điểm mốc của trẻ 3 tuổi (chung cho nam & nữ) ….……… 85
6 Biểu đồ 3.4 Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung
răng sữa dưới trên ba mặt phẳng với các đám mây điểm ở từng điểm mốc của trẻ Nam 5 tuổi
86
7 Biểu đồ 3.5 Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung
răng sữa dưới trên ba mặt phẳng với các đám mây điểm ở từng điểm mốc của trẻ Nữ 5 tuổi … 87
8 Biểu đồ 3.6 Đồ thị đường hồi qui biểu diễn hình dạng cung
răng sữa dưới trên ba mặt phẳng với các đám mây điểm ở từng điểm mốc của trẻ 5 tuổi (chung cho nam & nữ) ……….……… 88
9 Biểu đồ 3.7 Đường cong thực nghiệm đường rìa cắn – đỉnh
múi ngoài cung răng sữa dưới trên ba mặt phẳng của trẻ 3 tuổi (chung cho Nam và Nữ).………… 89
10 Biểu đồ 3.8 Đường cong thực nghiệm đường rìa cắn – đỉnh
múi ngoài cung răng sữa dưới trên ba mặt phẳng của trẻ 5 tuổi (chung cho Nam và Nữ).………… 90
11 Biểu đồ 3.9 So sánh hình dạng cung răng sữa dưới trên ba
mặt phẳng của Nam với Nữ ở 3 tuổi ……… 91
12 Biểu đồ 3.10 So sánh hình dạng cung răng sữa dưới trên ba
mặt phẳng của Nam với Nữ ở 5 tuổi ……… 92
13 Biểu đồ 3.11 Đường cong Spee của trẻ 3 tuổi ……… 93
Trang 1114 Biểu đồ 3.12 Đường cong Spee của trẻ 5 tuổi ……… 94
15 Biểu đồ 3.13 So sánh đường cong Spee của Nam với Nữ ở
từng lứa tuổi (3 và 5 tuổi) …….……… 95
16 Biểu đồ 3.14 So sánh hình dạng cung răng sữa dưới trên
ba mặt phẳng của trẻ Nam ở 3 tuổi với 5 tuổi
…
96
17 Biểu đồ 3.15 So sánh hình dạng cung răng sữa dưới trên
ba mặt phẳng của trẻ Nữ ở 3 tuổi với 5 tuổi
…
97
18 Biểu đồ 3.16 So sánh hình dạng cung răng sữa dưới trên
ba mặt phẳng của trẻ 3 tuổi với trẻ 5 tuổi (chung cho Nam và Nữ)……… 98
19 Biểu đồ 3.17 So sánh đường cong thực nghiệm đường rìa
cắn – đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới trên 3 mặt phẳng của trẻ 3 tuổi với 5 tuổi (chung cho Nam và Nữ) ……….……… 99
20 Biểu đồ 3.18 So sánh đường cong Spee của trẻ 3 tuổi với
5 tuổi ……… 100
21 Biểu đồ 4.1 So sánh đường cong thực nghiệm đường rìa
cắn – đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới trên mặt phẳng ngang của trẻ 3 tuổi với trẻ 5 tuổi
131
22 Biểu đồ 4.2 So sánh đường cong thực nghiệm đường rìa
cắn – đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới trên mặt phẳng đứng dọc của trẻ 3 tuổi với trẻ 5 tuổi ……… 132
23 Biểu đồ 4.3 So sánh đường cong thực nghiệm đường rìa
cắn – đỉnh múi ngoài cung răng sữa dưới trên mặt phẳng đứng ngang của trẻ 3 tuổi với trẻ 5 tuổi ……… 133
Trang 12DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1.1 : Các dạng cung răng ……… 07
2 Hình 1.2 : Các điểm mốc được chọn đại diện cho cung
răng vĩnh viễn và đường cong nội suy bậc ba của BeGole ……… 10
3 Hình 1.3 : Đường cong Spee trên ảnh chụp sọ nghiêng
của Von Spee, 1890 ……… 12
4 Hình 1.4 : Đường cong Wilson ……….…… 12
5 Hình 1.5 : Hình chụp sọ nghiêng của trẻ em ……… 24
6 Hình 1.6 : Mặt phẳng nhai bộ răng sữa khi chiếu trên mặt
phẳng đứng dọc ……….……… 24
7 Hình 1.7 : Sự thay đổi về độ nghiêng trục của các răng
cối: từ trục thẳng đứng ở bộ răng sữa (T) sang trục nghiêng ở bộ răng vĩnh viễn (P) ………… 25
8 Hình 1.8 : Mặt phẳng nhai phẳng ở động vật ăn thịt …… 26
9 Hình 2.1 : Thước trượt điện tử ……… 37
10 Hình 2.2 : Mâm định hướng ……….…… 37
11 Hình 2.3 : Song song kế gắn đồng hồ đo độ cao …….…… 37
12 Hình 2.4 : Bước 1 – Xác định các điểm mốc và điểm mốc
13 Hình 2.5 : Bước 2 – Định vị mặt phẳng tham chiếu song
song với mặt phẳng ngang ……… 39
14 Hình 2.6 : Bước 3 – Đo 3 khoảng cách tại mỗi điểm
mốc
39
15 Hình 2.7 : Hình dạng cung răng sữa dưới ……… 43
16 Hình 2.8 : Hình minh họa hệ trục tọa độ ba chiều của
cung răng ……….……… 46
17 Hình 4.1 : Đường cong Spee và dây chắn cung theo
Posselt ……… 118
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 Cung răng sữa nhìn từ phía nhai (so sánh với
cung răng vĩnh viễn) ………….……… 21
2 Sơ đồ 1.2 Sự thay đổi kích thước của cung răng sữa ở
cuối giai đoạn bộ răng sữa thuần túy …….………… 29
3 Sơ đồ 1.3 Chu vi cung răng sữa theo Moorrees ………… 30
4 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ mô tả 20 điểm mốc được chọn trên
đường rìa cắn – đỉnh múi ngoài đại diện cho cung răng sữa dưới ……… 35
5 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ minh họa các kích thước cung răng:
chiều rộng (III-III, V-VG, V-VX) và chiều dài (I-V) …
41
6 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ minh họa chu vi cung răng sữa dưới …… 41
7 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ minh họa đường cong Spee với 3 đặc
trưng cơ bản: độ sâu (SSpee), độ dài dây chắn cung (LSpee), bán kính đường cong Spee (RSpee)
41
8 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ minh họa tỉ số rộng trước / rộng sau cung
răng ……….………… 42
9 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ minh họa tỉ số dài / rộng cung răng …… 42
10 Sơ đồ 2.7 Sơ đồ minh họa các khoảng cách được đo đạc
trên mẫu hàm: d, d1, d2 và h để tính tọa độ ba chiều (x, y, z) của điểm mốc M ……… 46
11 Sơ đồ 4.1 Ba bộ điểm mốc đại diện cung răng dưới của
Currier ……… 105
Trang 14BẢNG ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Chương trình “làm khớp” đường cong: Curve-fitting program
Cung răng: Dental arch
Cung răng sữa hàm dưới: Deciduous lower dental arch
Chu vi cung răng: Arch perimeter
Hình dạng cung răng: Arch shape / Arch form
Kích thước cung răng: Arch size
Dụng cụ định vị mặt phẳng nhai: Device to orient occlusal plane
Đặc điểm hình thái: Morphological characteristics
Điểm mốc: Landmark
Điểm tham chiếu: Reference point
Điểm trung tâm mặt nhai: Occlusal centroid point
Đường cong (cắn khớp) bù trừ: Compensating curvature
Đường cong Spee: Curve of Spee
Bán kính: Radius of curve
Độ sâu: Depth of curve
Độ dài dây chắn cung: Length of arch chord
Đường cong Wilson: Curve of Wilson
Đường cắn khớp chung : Common line of occlusion
Đường trũng giữa: Central fossa line
Đường cong của hàm đa thức: Curve of polynominal equation
Đường cong dạng dây chuỗi: Catenary curve
Đường cong hồi qui (lý thuyết): Curve of the regression equation
Đường cong thực nghiệm đường rìa cắn - đỉnh múi ngoài: Observed curve of anatomic landmarks on the buccal cusp tips and incisal edges
Trang 15Góc cắn gần: Mesio-incisal angle
Góc cắn xa: Disto-incisal angle
Mặt phẳng ngang: Horizontal plane
Mặt phẳng đứng dọc: Sagittal plane
Mặt phẳng đứng ngang: Frontal plane
Mặt phẳng nhai: Occlusal plane
Mặt phẳng tham chiếu: Reference plane
Máy đo tọa độ ba chiều: 3-D coordinate measuring machine Múi chịu: Supporting cusp
Ngoại phần chức năng: Functional outer aspect
Phân tích theo ba chiều: Three-dimentional analysis
Phép nội suy : Interpolation
Phương pháp bình phương bé nhất : The least square error method Sai lầm phương pháp : Error of method
Sự dịch chuyển sinh lý (của răng): Physiologic migration
Tọa độ ba chiều (x,y,z): Three-dimensional coordinate (x,y,z)
Trang 16MỞ ĐẦU
Sự sắp xếp của các răng trên cung hàm không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà tuân theo những qui luật nhất định Chính sự sắp xếp và ăn khớp tinh tế của bộ răng là một trong những yếu tố hàng đầu đưa lại sự hài hòa về hình thái và chức năng cho toàn bộ hệ thống nhai
Cho đến cuối thế kỷ XIX, cung răng chỉ được mô tả khi quan sát từ phía nhai, tức trên mặt phẳng ngang Theo đó, hình dạng cung răng được qui xấp xỉ với những đường cong hình học như cung tròn, elip, parabol… [47]
Năm 1890, hình ảnh cung răng khi quan sát từ phía bên lần đầu tiên được
Spee mô tả, mà sau này được mọi bác sĩ Nha khoa biết đến dưới tên gọi “Đường cong Spee” Sự phát hiện đường cong này đã đưa việc nghiên cứu bộ răng người sang một giai đoạn mới: giai đoạn nghiên cứu về giải phẫu chức năng của bộ răng trong tổng thể hệ thống nhai Chính nhờ phát hiện của Spee, các nghiên
cứu về cắn khớp đã có những thành tựu vượt bậc từ đầu thế kỷ XX và còn có giá trị đến ngày nay (Christensen-1905, Bennet-1908, Gysi-1929, Hanau-1930…) Các quan niệm cắn khớp của các tác giả trên đã có đóng góp quyết định đối với phục hình toàn hàm, trên nền tảng lý thuyết khớp cắn thăng bằng
Tiếp theo Spee, Wilson (1917) đã mô tả hình ảnh cung răng khi quan sát từ phía trước, tức trên mặt phẳng đứng ngang: “đường cong Wilson” Thuật ngữ
“mặt phẳng nhai” ra đời, mô tả bề mặt tưởng tượng chạm các bờ cắn răng cửa và đỉnh múi mặt nhai của các răng sau Mặt phẳng nhai chính là tập hợp của các đường cong cắn khớp (đường cong Spee, đường cong Wilson và đường cong của bờ cắn các răng cửa) Các đường cong cắn khớp hay mặt phẳng nhai của cung
răng hình thành và diễn ra sự thay đổi trong suốt quá trình tăng trưởng và phát
triển của cơ thể cũng như quá trình tồn tại của bộ răng để luôn đảm bảo cho sự thích ứng tốt nhất của hệ thống nhai đối với những yêu cầu chức năng
Trang 17Từ hơn một thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đi sâu phân tích những đặc điểm hình thái mặt phẳng nhai của cung răng vĩnh viễn và tìm hiểu ý nghĩa chức năng của các yếu tố hình thái học đặc trưng này, nhất là trong khoảng 30 năm trở lại đây (Van Der Linden [106]; Marseillier [25]; BeGole [31]; Ferrario [53],[54],[55]; Hoàng Tử Hùng [1],[7]; Orthlieb [87]; Kobayashi [72]…) Bộ răng sữa còn chưa được nghiên cứu nhiều nhưng ngày càng thu hút sự quan tâm Tầm quan trọng của bộ răng sữa đối với chức năng và thẩm mỹ nói chung và đối với bộ răng vĩnh viễn đã được chứng minh Nhiều nét đặc trưng bình thường cũng như những bất thường về khớp cắn của bộ răng sữa ở mỗi cá thể thường được thể hiện lại trên khớp cắn của bộ răng
vĩnh viễn Chính vì vậy, Wheeler đã khẳng định “một nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển khớp cắn cần bắt đầu bằng khớp cắn của bộ răng sữa” [107]
Trong hơn hai thập niên vừa qua, nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước đã đi sâu nghiên cứu về nhiều đặc điểm hình thái của bộ răng sữa: hình dạng các răng sữa, kích thước cung răng sữa (Hoàng Tử Hùng [6], [11]; Meredidth [80]; Moorrees [81],[82]…), tương quan giữa các răng cối sữa
II (Foster [58]; Nanda [85]; Otuyemi [90]; Ravn [95],[96]…), khe hở giữa các răng sữa (Baume[29]; Foster[58]…), độ cắn phủ – cắn chìa (Chapman [45];
Clinch [46]; Foster [57]; Farsi [52]…) Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến việc đo đạc và xác định chính xác hình thể cung răng sữa theo ba chiều trong không gian Hình ảnh mặt phẳng nhai của cung răng sữa thường được các tác giả cho là một mặt phẳng chứ không phải là một mặt cong như ở
bộ răng vĩnh viễn (Crétot [22],[23]; Izard [24]; Orthlieb [87] …) Câu hỏi cơ
bản: “Ở bộ răng sữa có đường cong Spee hay không?” được đặt ra và trở thành
mục đích chính của công trình nghiên cứu cho luận án này
Chúng tôi chọn cung răng sữa hàm dưới làm đối tượng nghiên cứu vì cả hai cung răng trên và dưới đều là những thành phần quan trọng của hệ thống
Trang 18nhai, nhưng trong đó cung răng dưới giữ vai trò quyết định đối với sự ổn định cắn khớp (Wheeler [107]; Dawson [48]); các múi chịu và rìa cắn của cung răng này tạo thành hai nhóm múi chịu quan trọng nhất (Abjean và Korbendau
[20]) mà đường nối của chúng hợp thành “đường rìa cắn - đỉnh múi ngoài” và cấu thành dải ngoại phần chức năng của cung răng dưới (Kraus [73])
Đề tài “Đặc điểm hình thái học phát triển cung răng sữa hàm dưới ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1 Xác định đặc điểm hình thái của cung răng sữa dưới theo ba chiều trong không gian ở 3 tuổi và 5 tuổi, gồm:
- Các đặc điểm đo đạc thể hiện qua những số liệu thống kê cơ bản (số trung bình, độ lệch chuẩn) của các kích thước và các tỉ số cung răng
- Xác lập các phương trình đường hồi qui và mô tả đồ thị biểu diễn hình dạng cung răng sữa dưới trên ba mặt phẳng trong không gian (chú trọng các số liệu đo đạc và hình ảnh của đường cong Spee ở cung răng sữa dưới trên mặt phẳng đứng dọc)
2 Xác định những thay đổi và xu hướng tăng trưởng của cung răng sữa dưới trong quá trình phát triển từ 3 đến 5 tuổi, gồm:
- Sự thay đổi về các kích thước, tỉ số cung răng và hình dạng cung răng
- Nêu ra những nhận xét về xu hướng tăng trưởng của cung răng sữa dưới theo ba chiều trong không gian ở giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi
Trang 19CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong lịch sử nghiên cứu hình thái cung răng loài người, Bonwill (1884), Spee (1890), Broomell (1902) và Hawley (1905) là tác giả của những tác phẩm đầu tiên nhận xét về hình dạng cung răng và lý giải sự tạo thành các đặc điểm hình thái này [47] Những nhận thức ban đầu này đã đặt nền móng cho các nghiên cứu ngày càng tỉ mỉ và có hệ thống về hình thái – chức năng răng và bộ răng
Các phương pháp nghiên cứu hình thái cung răng đi từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những mô tả hình dạng cung răng chủ yếu dựa vào sự quan sát (mô tả định tính), sau đó việc đo đạc kích thước cung răng theo chiều ngang và chiều trước sau được thực hiện (phân tích định lượng) Các tác giả sử dụng những trang thiết bị ngày càng tinh vi để xác định tọa độ các điểm mốc đại diện cung răng theo ba chiều trong không gian, ứng dụng những nguyên lý của thống kê học và toán học cao cấp thiết lập các phương trình đa thức biểu diễn hình dạng cung răng (phương trình các đường cong elip, parabol, đường cong dạng dây chuỗi và các đường cong nội suy theo ba chiều trong không gian…) Cơ sở của những phân tích thống kê xác định kích thước và hình dạng cung răng chủ yếu dựa vào việc đo đạc các góc, khoảng cách và tỉ lệ giữa các khoảng cách của những điểm mốc tham chiếu trên cung răng Các tác giả với những phương pháp, cách chọn điểm mốc, cách xử lý số liệu và giải thích kết quả khác nhau đã minh họa ngày một chi tiết hình ảnh cung răng người khi nhìn từ những chuẩn nhất định, góp phần rất quan trọng cho các thầy thuốc Nha khoa trong điều trị phục hồi, chỉnh hình và phẫu thuật
Trang 20Tuy nhiên, cho đến nay hầu như tất cả các nghiên cứu về hình dạng cung răng đều được tiến hành trên bộ răng vĩnh viễn ở người trưởng thành Các nghiên cứu về đặc điểm hình dạng của cung răng sữa vẫn còn ít Theo những tài liệu đã được công bố, phần tổng quan này sẽ lần lượt điểm qua:
(1) Các nghiên cứu xác định hình dạng cung răng theo ba chiều trong không gian, và
(2) Những đặc điểm hình thái của bộ răng sữa
1.1 TỔNG LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH DẠNG CUNG RĂNG THEO BA CHIỀU TRONG KHÔNG GIAN
Khi nói đến vấn đề hình dạng cung răng, người ta thường liên tưởng ngay đến hình dạng chữ “ U ” hay “V”… Thực ra, dạng chữ U hay V chỉ là một trong những dạng của cung răng khi nhìn từ phía nhai, tức trên mặt phẳng ngang mà thôi Nếu xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng hơn, hình dạng của một cung răng phải được quan sát trong không gian ba chiều, tức trên ba mặt phẳng: ngang, đứng dọc và đứng ngang
1.1.1 Các nghiên cứu hình dạng cung răng trên mặt phẳng ngang:
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đã xuất hiện những tác phẩm đầu tiên nhận xét về hình dạng cung răng khi nhìn từ phía nhai Theo Bonwill (1885)(*) và Hawley (1905)(*), các răng cối nhỏ và cối lớn sắp xếp theo một đường thẳng từ một điểm ở phía xa răng nanh Broomell (1902)(*) cho rằng hai cung răng trên và dưới sắp xếp tạo thành hai đường cong parabol Stanton (1922)(*) đưa
ra nhận xét: bộ răng người không giống với bộ răng các động vật có vú khác
do đặc điểm các đỉnh múi ngoài và bờ cắn các răng cửa tạo thành một đường cong đều đặn, liên tục, không gãy khúc; ông cũng nhận thấy có sự thay đổi rất lớn về hình dạng cũng như về kích thước cung răng giữa các cá thể
Năm 1927, Izard đã qui các dạng cung răng về ba dạng chính [24]:
(*) Dẫn theo Currier [47]
Trang 211 Dạng Elip: là dạng thường gặp nhất, chiếm 85% các trường hợp
Dạng này gặp ở mọi chủng tộc và có thể được chia làm 2 dạng nhỏ :
- Elip thuôn dài (có ở người mặt dài)
- Elip ngắn hay dạng bầu dục được xem là biến thể của dạng elip (có
ở người mặt ngắn)
2 Dạng Parabol: chiếm khoảng 10%
Theo Izard, người ta có thể nhận dạng nhầm cung răng là dạng parabol, trong khi thực sự nó là dạng elip, nhất là khi quan sát ở hàm dưới
3 Dạng Hyperbol: là dạng ít gặp nhất và là dạng bất thường
Ngoài ra, còn có dạng (Pi) hay U, là những dạng hiếm gặp
Hình dạng cung răng có thể biến đổi tùy theo chủng tộc và cá thể Các dạng cung răng ở người hiện đại là do sự biến đổi từ dạng tổ tiên và có khuynh hướng trở thành dạng elip, là dạng được coi là hoàn hảo nhất Mọi biến đổi trong giới hạn bình thường khác cũng đều chỉ xoay quanh dạng hoàn hảo này (Izard) Ủng hộ quan điểm của Izard, Comte (1941) [21] cho rằng dạng elip không phải là dạng bất biến, chỉ đơn thuần thay đổi về độ lớn, mà nó có vô số biến thể tùy theo sự thay đổi hỗ tương giữa hai trục của elip với nhau Dạng elip ngắn và rộng thì gần với dạng hình cung, dạng elip dài và hẹp giống với một parabol (Hình 1.1)
Theo Burdie và Lillie (1966), có sự thay đổi dần hình dạng cung hàm trong giai đoạn phôi thai Đường cong dạng dây chuỗi được dùng như một đường cong tham chiếu Ở giai đoạn sớm của phôi, “cung hàm” còn khá thẳng theo chiều trước – sau (nghĩa là gần như nằm ngang); từ khoảng tuần thứ 8, bắt đầu có sự uốn và kéo dài của cung hàm về phía sau, đến tuần thứ 12 thì cung hàm mới đạt được đường cong dạng dây chuỗi [40]
Trang 22Theo sau những mô tả định tính, với sự tiến bộ ngày càng cao của các dụng cụ đo đạc, kỹ thuật tính toán và phân tích hình ảnh bán tự động, tự động, việc đánh giá hình thể cung răng ở người bình thường được thực hiện trên những phương diện rộng hơn và sâu hơn
McConail và Sher (1949) qua nghiên cứu trên 50 mẫu hàm bằng
phương pháp chụp ảnh “đường cong cắn khớp” của cung răng với mặt phẳng
nhai được định vị song song với mặt phẳng ngang đã đi đến kết luận: “đường cong cắn khớp” tự nhiên của cung răng có dạng một dây chuỗi với chiều dài và khoảng cách giữa hai điểm treo dây chuỗi được xác định theo chiều dài và chiều rộng cung răng [78]
Năm 1962, lần đầu tiên Hayashi đã áp dụng phân tích toán học cho đường cong cung răng Dựa trên các điểm mốc giải phẫu được chọn là các đỉnh múi ngoài và bờ cắn các răng cửa, ông đã thiết lập phương trình có dạng
y = axn e (x-) để biễu diễân hình dạng cung răng trên mặt mặt phẳng ngang Tuy nhiên, phương pháp của Hayashi đòi hỏi một quá trình phức tạp để xác định 5 thông số (, , n, a và dấu của số mũ) [65]
Sau đó, Lu (1966) cho rằng một phương trình đa thức bậc bốn là thích hợp nhất cho hình dạng cung răng trên mặt phẳng ngang [75]
Hình 1.1: Các dạng cung răng: (a) Cung răng dạng elip,
(b) Cung răng dạng hyperbol, (c) Cung răng hình chữ U “Nguồn: Hoàng Tử Hùng, 2003” [5]
(c)
Trang 23Năm 1969, Currier sử dụng kỹ thuật điện toán xây dựng các đường cong thích hợp với hình dạng cung răng người Hai đường cong dạng parabol và elip được chọn để biểu diễn cho các điểm mốc trên hình chụp X quang của mẫu hàm tương ứng với các đường cong ngoài, giữa và trong của cung răng trên và dưới [47]
Từ năm 1970, đã có nhiều phát triển về mặt kỹ thuật trong việc phân tích mẫu hàm như việc áp dụng các kỹ thuật tái tạo hình ảnh bằng vi tính (Biggerstaff-1972 [35]) và thu thập trực tiếp dữ liệu hai chiều (Savara và Sanin-
1972 [100]) Van Der Linden (1972), một bác sĩ chỉnh hình răng mặt thuộc trường Đại học Nymegen – Hà Lan, đã xây dựng một phương pháp cho phép thu thập các dữ liệu trong không gian ba chiều và khảo sát mẫu hàm trên và dưới như một khối thống nhất [106] Dụng cụ chính trong phương pháp này được gọi là hệ thống Optocom gồm một kính hiển vi có độ phóng đại 10 lần được gắn trên một bàn di chuyển được hai chiều trên một mặt phẳng, bộ phận chuyển đổi dữ liệu, máy đánh chữ, tháp định hướng, dụng cụ định vị mặt phẳng nhai và một đầu quay có gắn kim để đo tọa độ z Hệ thống Optocom là một phương tiện hữu ích, chính xác để thu thập và xử lý một số lớn các điểm đo đạc trong một thời gian ngắn bằng phương pháp bán tự động Kết quả thu được qua việc đo đạc tọa độ các điểm mốc của 3000 mẫu hàm bằng hệ thống Optocom của Van der Linden đã trở thành nguồn tài liệu quí giá cho các nghiên cứu về khớp cắn của bộ răng người Năm 1976, Chuyên khảo số 5 của Trung tâm
Nghiên cứu về Tăng trưởng và Phát triển người đã khẳng định: “Việc đo đạc trực tiếp trên mẫu hàm có nhiều ưu điểm hơn là phân tích ảnh chụp mẫu hàm đã được chuẩn hóa vì tránh được những thay đổi liên quan đến quá trình sao chép ” [83]
Pepe (1975), đã thực hiện một nghiên cứu so sánh các đường cong của các phương trình đa thức từ bậc 2 đến bậc 8 và đường cong dạng dây chuỗi
Trang 24trên 7 cá thể với bộ răng vĩnh viễn có khớp cắn tốt Bằng phương pháp đo trên ảnh chụp, tác giả đã đánh dấu các điểm mốc trên mẫu hàm bằng mực và chiếu các điểm này lên một mặt phẳng song song với mặt phẳng nhai của mỗi mẫu hàm sao cho tương quan tỉ lệ về kích thước của mẫu và âm bản của ảnh chụp là 1:1 Kỹ thuật bán tự động sẽ ghi nhận vị trí các điểm trên hình chiếu và chuyển sang hệ tọa độ Descartes; từ các dữ liệu này hệ số tương quan của các phương trình đa thức từ bậc 2 đến bậc 8 được tính theo phương pháp sai số bình phương bé nhất Gauss-Seidel (sai số 1.010–10) Hệ số A và B của phương trình đa thức cho đường cong dạng dây chuỗi ( y = A + B cos x/B ) cũng được tính theo phương pháp sai số bình phương bé nhất Qua kết quả so sánh độ chính xác của các đường cong biểu diễn hình dạng cung răng từ các phương trình đa thức so với tọa độ thật của các điểm mốc, Pepe đã đi đến kết luận: đường cong của các phương trình đa thức chính xác hơn đường cong dạng dây chuỗi và phương trình đa thức bậc càng cao được làm khớp (*) tốt hơn với các dữ liệu Tuy nhiên, các đường cong như vậy thường uốn lượn nhiều hơn Nghiên cứu này đã nhận được giải thưởng Hatton trong hội nghị lần thứ 53 của Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế (IADR) năm 1975 [91]
Năm 1980, BeGole – một bác sĩ chỉnh hình thuộc trường Đại học Nha Illinois, Chicago – đã xây dựng các đường cong nội suy spline bậc ba cho 27 cung răng vĩnh viễn hàm trên ở người có tương quan khớp cắn hạng I [31]
Ông dùng bút chì mềm để đánh dấu các điểm mốc trên mỗi mẫu hàm, gồm đỉnh múi gần - ngoài của răng cối lớn I, đỉnh múi ngoài của răng cối nhỏ và điểm giữa bờ cắn các răng cửa giữa và cửa bên; tọa độ các điểm mốc được tính bằng phương pháp kỹ thuật số qua ảnh chụp của mẫu hàm đã được đánh
Trang 25dấu Từ dữ liệu thu được, BeGole dùng phần mềm vi tính Fortran để vẽ đường cong nội suy spline bậc ba cho mỗi cá thể
Dựa trên cơ sở phát triển của toán học và sự đúc kết kinh nghiệm của các tác giả đi trước; năm 1981, Paul D Sampson đã đề nghị một phương pháp xác định hình dạng “trung bình” của cung răng và mô tả tính đa dạng về mặt hình thái của cung răng trong cộng đồng Ông đã dùng thuật toán của Bookstein có biến đổi để vẽ các thiết diện cắt ngang qua một khối hình nón, biểu diễn cho hình dạng của cung răng (bao gồm các hình parabol, hyperbol, elip, cung tròn… tùy theo độ nghiêng của lát cắt) Đây là một phuơng pháp kết hợp thống kê và hình học khá phức tạp trong nghiên cứu hình dạng cung răng Chương trình phần mềm vi tính sử dụng trong nghiên cứu được chính tác giả viết dựa trên cơ sở thuật toán của Bookstein (1978) và dưới sự giúp đỡ của giáo sư Edward Rothman thuộc trường Đại học Michigan [99]
Cho đến nay có thể nói đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cung răng vĩnh viễn ở người trưởng thành trên mặt phẳng ngang được thực hiện Một số công trình gần đây bắt đầu quan tâm đến những thay đổi hình thái của cung răng vĩnh viễn theo thời gian như “Nghiên cứu dọc sự thay đổi hình dạng và kích thước cung răng từ 20 đến 55 tuổi” của Harris (1997) Hình 1.2 : Các điểm mốc được chọn đại diện cho cung răng vĩnh viễn và đường cong nội suy bậc ba của BeGole “Nguồn: BeGole E.A., 1980” [31]
Trang 26[62], “ Sự tăng trưởng của cung răng ở trẻ em người Mỹ da đen từ 3 đến 18 tuổi” - Ross-Powell (2000) [97], “ Tính ổn định về hình dạng cung răng với khớp cắn bình thường từ 13 đến 31 tuổi” – Henrikson (2001) [66] v.v…
1.1.2 Các nghiên cứu hình dạng cung răng trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang
Hình dạng cung răng trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang thường được các tác giả mô tả qua hình ảnh của các đường cong cắn khớp bù trừ: đường cong Spee và đường cong Wilson
Năm 1890, lần đầu tiên hình ảnh cung răng khi nhìn từ phía bên được Von Spee [102] mô tả là một đường cong lõm hướng lên trên dọc theo cung răng dưới và là một đường cong lồi hướng xuống dưới dọc theo cung răng trêân (hình 1.3) Theo Spee, nếu mặt nhai các răng sắp xếp theo một mặt phẳng, do có sự hiện diện của lồi khớp, sự trượt giữa hai cung răng theo chiều trước sau để thực hiện chức năng nhai – nghiền không thể diễn ra được
Sau Von Spee 27 năm, Wilson (1917)(*) đã có nhận xét về sự sắp xếp mặt nhai của các răng trên cung hàm khi nhìn từ phía trước Theo ông, đường nối liền các đỉnh múi ngoài và trong của các răng cùng tên ở hai bên hàm tạo thành một đường cong lõm xuống dưới đối với hàm trên và cong lõm lên trên đối với hàm dưới (Hình 1.4)
(*) Dẫn theo Harris [62]
Trang 27Hình 1.3 : Đường cong Spee trên ảnh chụp sọ nghiêng của Spee, 1890
“Nguồn: Von Spee F.G., 1890, JADA 1980” [102]
Hình 1.4 : Đường cong Wilson
“Nguồn: Harris E.F., 1997” [62]
Trang 28Đường cong này chính là đường cong cắn khớp của cung răng trên mặt phẳng đứng ngang hay còn gọi là đường cong Wilson Đường cong Wilson cho phép sự trượt sang bên của hàm dưới được thực hiện một cách hài hòa, không bị
cản trở
Trải qua hơn một thế kỷ, hình ảnh của cung răng với những đường cong cắn khớp bù trừ đã trở thành kiến thức nền tảng và từng bước được ứng dụng rất nhiều trong giảng dạy cũng như trong thực hành nha khoa
Trong y văn Nha khoa hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề đường cong cắn khớp, sự liên quan của những đường cong này đối với các thành phần cấu trúc khác của hệ thống nhai, ý nghĩa chức năng của chúng trong hoạt động sinh lý của cơ thể và những ứng dụng trong các điều trị phục hình, chỉnh nha, phẫu thuật… Trong số đó có 7 công trình trực tiếp đánh giá các đặc điểm hình thái cơ bản của đường cong Spee và đường cong Wilson trên các nhóm cư dân khác nhau và ở những lứa tuổi khác nhau:
Nghiên cứu của Hitchcock (1983): Tính toán lý thuyết phương trình đường cong Spee trên phim sọ nghiêng của người cổ thời kỳ đồ đá [68]
Nghiên cứu của Ferrario (1992): Định nghĩa toán học của đường cong Spee ở bộ răng vĩnh viễn lành mạnh [54]
Nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn thị Kim Anh (1994): Xác định những thông số cơ bản của đường cong Spee trên người Việt [1]
Nghiên cứu của Ferrario (1997): Đánh giá thống kê chỏm cầu Monson
ở bộ răng vĩnh viễn lành mạnh [53]
Nghiên cứu của Orthlieb (1997): Hiểu biết về sự sắp xếp các răng trên mặt phẳng đứng dọc [87]
Nghiên cứu của Kobayashi (1998): Phân tích đường cong Spee ở người Nhật có khớp cắn bình thường theo 3 chiều trong không gian [72]
Trang 29 Nghiên cứu của Ferrario (1999): Đường cong cắn khớp của cung răng dưới theo 3 chiều trong không gian ở thiếu niên và người trưởng thành [55] Nhìn chung trong các nghiên cứu về đường cong cắn khớp ở cung răng vĩnh viễn, các tác giả đã sử dụng vật liệu nghiên cứu là phim đo sọ (Hitchcock, Orthlieb), mẫu hàm hàm dưới (Hoàng Tử Hùng, Kobayashi) hoặc ảnh chụp của mẫu hàm hàm dưới (Ferrario) Bằng phương pháp đo trực tiếp trên mẫu hàm, trên phim hay sử dụng phương pháp phân tích hình ảnh trong không gian ba chiều bằng kỹ thuật số, các nghiên cứu đã chứng minh sự tồn tại của đường cong Spee trên bộ răng vĩnh viễn, ngay cả trên bộ răng đã bị mòn rất nhiều ở người cổ (nghiên cứu của Hitchcock) và xác định được các số liệu thống kê cơ bản của đường cong Spee và đường cong Wilson Kết quả cụ thể của bảy công trình được trình bày qua bảng 1.1
Bảng 1.1 : Kết quả của các nghiên cứu về đường cong cắn khớp ở bộ răng vĩnh viễn
Tác giả Năm Đường cong Spee Đ/c Wilson
Hitchcock 1983 Đặc điểm và phương trình đ/c Spee của người cổ thời kỳ đồ đá Ferrario 1992 Thiết lập phương trình đ/c Spee là hàm đa thức bậc 2
Nam: 75,01 Nữ: 84,01
Nữ : 100
Nam: 105 Nữ : 100
101 (người trưởng thành)
Trang 301.1.3 Tình hình nghiên cứu hình thái cung răng tại Việt Nam:
Việc nghiên cứu hình thái cung răng, cung hàm nói riêng và hệ thống sọ-mặt-răng nói chung trên người Việt đã được tiến hành từ thập niên 60 của thế kỷ XX Vũ Khoái (1963, 1978) đã công bố những kết quả nghiên cứu về chỉ số Pont trên người Việt, mũi tên trương cung, chỉ số Răng – Mặt, kích thước của cung răng… Ông đã đi đến kết luận rằng hàm người Việt thuộc loại hàm ngắn, đó là nguyên nhân làm răng mọc khấp khểnh [8],[9] Nguyễn Quang Quyền (1967) đã đề nghị một phương pháp mới để đánh giá độ vẩu đo được trên sọ lẫn trên người sống và kết luận rằng người Việt Nam thuộc loại không vẩu [17]
Từ 1978, Hoàng Tử Hùng và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống những đặc điểm hình thái của răng, cung xương ổ răng, cung răng, phức hợp sọ mặt và khuôn mặt của người Việt Nam [1], [2], [3], [7], [13], [18]… Kết quả những nghiên cứu này đã cho phép hiểu biết sâu hơn những đặc điểm cơ bản về hình thái và hình thái nhân chủng của hệ thống đầu mặt - cung răng người Việt Về vấn đề hình thái cung răng có thể kể một số công trình tiêu biểu như sau :
Hoàng Tử Hùng và Trần Mỹ Thúy (1991) [18] nghiên cứu hình thái cung xương ổ răng người Việt trên 107 xương hàm dưới và 82 sọ với cung xương ổ răng hàm trên Kết quả nghiên cứu xác định phương trình đường hồi qui cho cung xương ổ răng hàm dưới là một đa thức bậc 3 và phương trình dạng elip cho cung xương ổ răng hàm trên
Hoàng Tử Hùng và Huỳnh Kim Khang (1992) [7] đo trên mẫu hàm kích thước ngang và kích thước theo chiều trước – sau của cung răng hàm trên ở
169 người Việt trưởng thành Kết quả cho thấy cung răng hàm trên có dạng elip Cung răng của nam lớn hơn của nữ có ý nghĩa thống kê Đây có thể được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về hình thái cung răng người Việt
Trang 31Kết quả của hai nghiên cứu trên bổ sung và kết hợp chặt chẽ với nhau, giúp hiểu rõ hơn mối quan hệ vốn có của cung răng và cung xương ổ răng
Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Thị Kim Anh (1994) [1] đã tiến hành
nghiên cứu xác định đặc điểm hình thái đường rìa cắn – đỉnh múi ngoài cung răng dưới người Việt trưởng thành theo 3 chiều trong không gian Mẫu nghiên
cứu gồm 40 mẫu hàm hàm dưới của các đối tượng nghiên cứu có tuổi từ 18 đến 25 có bộ răng lành mạnh Các điểm mốc được chọn bao gồm đỉnh múi ngoài các răng cối nhỏ và cối lớn, đỉnh múi răng nanh, góc cắn gần và góc cắn xa của các răng cửa Bằng phương pháp đo khoảng cách giữa các điểm mốc và xác định vị trí của chúng trong hệ trục tọa độ Descartes, kết quả đã xây dựng được các phương trình đường hồi qui biểu diễn hình thể của cung răng trên 3 mặt phẳng trong không gian, xác định được điểm sâu nhất của đường cong Spee nằm ở đỉnh múi gần – ngoài của răng cối lớn I với độ sâu trung bình là 2,02 0,16mm ở Nam và 1,79 0,16mm ở Nữ; bán kính của đường cong Spee là 75,01mm ở nam và 84,01mm ở nữ
Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng (1994) thực hiện nghiên cứu trên 73 người trưởng thành và đã xác lập được chỉ số Pont cho người Việt [13] Kết quả nghiên cứu khẳng định chỉ số Pont có tính đặc trưng chủng tộc : người Việt lớn hơn người Âu có ý nghĩa, không thể áp dụng chỉ số Pont của người Âu cho người Việt Điều này cũng giải thích cho đặc điểm người Việt có xu hướng hô (hoặc khấp khểnh) vì không đủ chỗ mọc răng trong khi xương hàm không hô Tác giả đã nhấn mạnh chỉ số Pont được tính toán ngay cho người Việt cũng không có giá trị áp dụng cao trong chẩn đoán và điều trị đối với từng cá thể
Trang 32Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng (2000) [14] nghiên cứu so sánh đặc điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc, đã đưa ra nhận xét: cung răng người Việt rộng hơn đáng kể so với cung răng người Ấn Độ và gần với kích thước cung răng người Trung Quốc Cung răng người Việt có loại hàm rộng chiếm đa số và phần trước cung răng lớn hơn người Trung Quốc nên hàm người Việt hô nhẹ hơn hàm người Trung Quốc ở vùng răng trước
Ngô Thị Quỳnh Lan (2001) [11] đã thực hiện nghiên cứu dọc đầu tiên về sự phát triển hình thái của cung răng sữa ở giai đoạn từ 3 đến 5,5 tuổi trên
117 trẻ em Kết quả của công trình cho thấy: các kích thước chiều rộng cung răng sữa tăng có ý nghĩa trong giai đoạn 3 đến 5,5 tuổi; các kích thước chiều dài cung răng sữa không thay đổi có ý nghĩa và nhìn chung có xu hướng ngắn lại Sự tăng trưởng chiều rộng cung răng ở phía trước nhiều hơn phía sau
Lê Đức Lánh (2002) [12] đã xác lập mẫu hình thái và mẫu tăng trưởng của cung răng ở trẻ tử 12 đến 15 tuổi với phương pháp đo trực tiếp trên mẫu hàm Kết quả cho thấy chiều rộng của cung răng hàm trên và hàm dưới ở trẻ
15 tuổi đã đạt được kích thước của người trưởng thành, chiều dài cung răng
ở nam đa số đạt được kích thước ở người trưởng thành lúc 12 tuổi, chiều dài cung răng ở nữ đa số đạt được kích thước ở người trưởng thành lúc 12 tuổi đối với hàm trên và 15 tuổi đối với hàm dưới Nhìn chung trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, có sự tăng nhẹ về chiều rộng và giảm nhẹ về chiều dài cung răng
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI BỘ RĂNG SỮA
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của bộ răng sữa:
Các quá trình sinh học phát triển không phải chỉ có giới hạn trong thời kỳ phôi thai của mỗi cá thể: sự phát triển của răng bắt đầu ở tuần thứ 5 của phôi và quá trình phát triển của cung răng diễn ra liên tục trong suốt đời sống
Trang 33[4] Sự hình thành và phát triển của cung răng từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành một cách tổng quát được chia làm 4 giai đoạn:
(1) Giai đoạn từ khi sinh ra đến khi mọc đầy đủ các răng sữa (từ 0 đến 2,5 tuổi)
(2) Giai đoạn từ khi mọc đầy đủ các răng sữa đến khi mọc răng cối vĩnh viễn thứ nhất (từ 2,5 đến 6 tuổi)
(3) Giai đoạn bộ răng hỗn hợp, tính từ lúc răng cối vĩnh viễn thứ nhất mọc lên đến khi chiếc răng sữa cuối cùng được thay (từ 6 đến khoảng
12 tuổi)
(4) Giai đoạn từ khi mọc răng cối vĩnh viễn thứ hai và tiếp theo sau đó
Ở mỗi giai đoạn, cung răng có những đặc trưng riêng biệt về hình thái, chức năng, về mức độ tăng trưởng và sự tương quan với các thành phần khác của hệ thống đầu – mặt
Quá trình hình thành và phát triển bộ răng sữa là giai đoạn đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển và hoạt động của toàn bộ hệ thống nhai sau này Quá trình này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất mà còn có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ [16]
Khi mới sinh, hàm trên phát triển nhiều hơn hàm dưới, điều này làm cho mặt trẻ có vẻ cong lồi hơn khi nhìn nghiêng Các phim X quang đo sọ cho thấy mức độ xương hàm dưới ít hơn và hàm trên ở về phía trước hơn so với hàm dưới Trong quá trình phát triển, hàm dưới sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, nhất là trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của thiếu niên, làm tăng tỷ lệ xương hàm dưới và làm cho mức độ cong lồi của mặt khi nhìn nghiêng giảm xuống
Trang 34Ở trẻ mới sinh, mào ổ răng được phủ bởi lớp đệm nướu khá rắn chắc Đệm nướu hàm trên có khuynh hướng phủ ngoài so với đệm nướu hàm dưới Ở tư thế nghỉ, hai lớp đệm nướu cách nhau bởi lưỡi Khi lớp đệm nướu hàm trên và hàm dưới chạm nhau thì cung hàm trên nằm ở phía trước cung hàm dưới
Leighton ghi nhận rằng ở phía trước, đệm nướu hàm trên rộng hơn đệm nướu hàm dưới và nhô ra trước hơn khoảng 5mm Đệm nướu phía trước hàm trên cũng thường có độ phủ so với hàm dưới khoảng 0,5mm [74]
Khoảng 6 tháng đầu sau sanh, có sự tăng đáng kể chiều rộng khẩu cái, đồng thời độ nhô ra trước của hàm trên so với hàm dưới giảm nhanh Để cung cấp chỗ cho bộ răng sữa, khoảng cách được tạo ra nhờ sự tăng trưởng của hàm trên và hàm dưới theo chiều đứng Sự tăng trưởng này đồng thời cũng góp phần làm thay đổi độ cắn phủ và cắn chìa giữa 2 cung hàm
Bộ răng sữa thường bắt đầu với sự mọc của răng cửa giữa hàm dưới khoảng
6 tháng tuổi Tiếp theo là các răng cửa giữa và các răng cửa bên hàm trên Hai đến
3 tháng sau, răng cửa bên hàm dưới mọc Các răng cửa sữa mọc ở vị trí trục răng thẳng hơn so với các răng cửa vĩnh viễn Sau khoảng 3 đến 4 tháng, răng cối sữa I hàm trên và hàm dưới mọc; các răng nanh trên và dưới mọc trễ hơn các răng khác khoảng 3 đến 4 tháng Bốn đến 6 tháng sau, răng cối sữa II hàm dưới mọc và tiếp theo là răng cối sữa II hàm trên Bộ răng sữa thường hoàn tất ở khoảng từ 24 đến
36 tháng tuổi Thứ tự mọc răng sữa quan trọng hơn thời gian mọc răng vì sự mọc sớm hay trễ của răng sữa trong vòng 6 tháng được xem là trong giới hạn bình thường
Tuổi lớn nhất được ghi nhận chưa có răng sữa là 13 tháng và tuổi nhỏ nhất có đầy đủ các răng sữa cũng là 13 tháng [77] Hiện tượng mọc răng trễ thường gặp hơn mọc răng sớm và răng cối sữa II là răng có thay đổi nhiều nhất về thời gian mọc [60] Toàn bộ bộ răng sữa hoàn tất sự tạo thành chân răng vào khoảng 3 tuổi [56]
Trang 35Khớp cắn sơ khởi của bộ răng sữa bắt đầu khi răng cối sữa I mọc Trước
đó, mặc dù các răng cửa giữa và cửa bên sữa mọc đầu tiên nhưng nó không đóng vai trò ăn khớp nhau để nhai mà chủ yếu là để cắn và xé thức ăn Sự ăn khớp hoàn chỉnh của răng cối sữa I là một sự kiện quan trọng trong sự thành lập khớp cắn của bộ răng sữa vì đây là lần đầu tiên chiều cao khớp cắn và sự lồng múi của các răng được thực hiện [34]
Khoảng 3 tuổi, khớp cắn của bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh [79], [92] Khớp cắn này sẽ duy trì và phát triển liên tục cho đến khoảng 5 tuổi, ở thời điểm này, các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc [98] Khoảng thời gian từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn tương đối ổn định nhất của bộ răng sữa và đây cũng là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế [59]
Sanin và Savara (1972) [100] cho rằng một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng sữa sẽ cho phép dự đoán về một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng vĩnh viễn khi trưởng thành
1.2.2 Hình thể cung răng sữa:
Về mặt lý thuyết, hình thể cung răng sữa thường được nhắc đến một cách khá sơ lược và ngắn gọn trong các sách giáo khoa về giải phẫu răng, răng trẻ em, cắn khớp học Tuy vậy, vấn đề này cũng được nhiều tác giả đặt trở lại và nghiên cứu trong thời gian gần đây
1.2.2.1 Nhìn từ phía nhai : hình ảnh điển hình của một cung răng sữa
thường được mô tả là cực lớn của một hình trứng [24], [34], [82]
Crétot (1983) mô tả mười răng sữa của một cung hàm tạo nên hình ảnh gần như hoàn chỉnh của một nửa đường tròn (Sơ đồ 1.1) [23]
Trang 36Banker (1984) [27] trong một nghiên cứu xác định đặc điểm cung răng sữa ở trẻ em Mỹ gốc Mêxicô đã chia cung răng sữa ra làm 3 dạng :
(1) Hình oval : gồm dạng elip hay hình trứng;
(2) Hình thuôn : là dạng có sự giảm kích thước ngang cung răng từ sau ra trước; (3) Hình vuông : là dạng cung răng rộng ở phía trước, tạo một góc gần vuông ở vùng răng nanh
Theo Pinkham (1999) [92], cung răng sữa có 2 dạng chính là dạng chữ
“U” và chữ “V” Cung răng dưới thường có dạng chữ U và cung răng trên có thể hoặc dạng này hay dạng kia Ngoài ra, Pinkham cũng ghi nhận cung răng sữa thường cân xứng về hình dạng theo chiều ngang và chiều trước – sau
Năm 2001, nghiên cứu đo đạc đầu tiên xác định hình dạng cung răng sữa trên mặt phẳng ngang đã được Hung Huey Tsai [104] thực hiện Đối tượng của nghiên cứu gồm 60 trẻ (30 nam và 30 nữ) có bộ răng sữa lành mạnh, đầy đủ 20 răng, không có răng sâu và cung răng không có sự mất cân xứng về mặt hình thái Qua phân tích ảnh chụp mẫu hàm bằng kỹ thuật số, tác giả đã mô tả hình dạng cung răng sữa bằng 8 phương trình đa thức bậâc 3: Y =
a + bX + cX2 + dX3 biểu diễn riêng các đường cong phần trước và phần sau của cung răng trên từng giới
Sơ đồ 1.1: Cung răng sữa nhìn từ phía nhai (so sánh với cung răng vĩnh
viễn)
Trang 37Kết quả nghiên cứu cho thấy cung răng nữ nhỏ hơn cung răng nam và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa bên phải và bên trái cung răng ở trẻ nam lẫn nữ; về mặt kích thước, các số đo ở nam lớn hơn nữ từ 2 đến 5%, đặc biệt ở vùng răng nanh và răng cối sữa hàm trên (Biểu đồ 1.1)
Đoạn cung răng trước hàm trên:
A (đường liên tục, nam):
Y = 2,786 – 0,0174 X - 0,406 X2 – 0,0158 X3 (R = 0,992)
B ( đường gạch ngang dài, nữ):
Y= 2,719 + 0,0612 X – 0,430 X2 – 0,0062 X3 (R = 0,985)
Đoạn cung răng trước hàm dưới:
C (đường liên tục, nam):
Y = 2,510 – 0,016 X – 0,363 X2 + 0,0157 X3 (R = 0,982)
D ( đường gạch ngang dài, nữ):
Y= 2,469 + 0,00224 X – 0,404 X2 – 0,00583 X3 (R = 0,977)
(cm) (cm)
Biểu đồ 1.1: Đồ thị biểu diễn hình dạng cung răng sữa trên mặt phẳng ngang
của Tsai H.H “Nguồn: Tsai H.H., 2001” [104]
Trang 38Đoạn cung răng sau hàm trên:
E (đường gạch ngang-chấm, nam):
Y = 3,666 + 0,015 X – 0,582 X2 – 0,00398 X3 (R = 0,991)
F ( đường chấm chấm, nữ):
Y= 3,571 + 0,0118 X – 0,614 X2 – 0,00121 X3 (R = 0,995)
Đoạn cung răng sau hàm dưới:
G (đường gạch ngang-chấm, nam):
(*) The gliding path of the mandible along the skull - JADA, Vol.100, May 1980 (do H.P Hitchcock viết lại bản gốc của Spee dựa theo 2 bản dịch : một từ tiếng Đức cổ đại sang tiếng Đức hiện đại của M.A.Biedenbach và một từ tiếng Đức hiện đại sang tiếng Anh của Margaret Hotz) [102]
Trang 39Hình 1.5: Hình chụp sọ nghiêng của trẻ em
“Nguồn: Von Spee F.G., 1890, JADA 1980” [102]
Hình 1.6: Mặt phẳng nhai bộ răng sữa khi chiếu trên mặt phẳng
đứng dọc “Nguồn: Crétot M., 1983” [23]
Trang 401.2.2.3 Nhìn từ phía trước: Izard (1943) mô tả “nếu đặt một tấm kính
phẳng lên cung răng sữa, chúng ta sẽ nhận thấy tấm kính tiếp xúc gần như với tất cả các răng” (Hình 1.7) [24] Theo Izard và Crétot, trục các răng cối sữa thẳng đứng theo chiều gần – xa lẫn ngoài – trong nên mặt phẳng nhai của cung răng sữa là một mặt phẳng nằm ngang: không có đường cong Wilson ở bộ răng sữa
Cho đến nay, một số tác giả trên thế giới như Ohnishi (1972)(*), Suzuki (1976)(*), Furusawa (1979)(*), Jean-Daniel Orthlieb (1997) [87] … cũng cho rằng sự sắp xếp mặt nhai của các răng sữa tạo thành một mặt phẳng chứ không phải là một mặt cong như ở bộ răng vĩnh viễn
Theo Orthlieb, nguyên nhân của sự khác nhau này là do ở động vật ăn thịt và ở trẻ em, cành lên xương hàm dưới ngắn, mặt phẳng nhai của cung răng nằm ở vị trí gần như ngang mức với lồi cầu; để thực hiện chức năng nhai-nghiền, các điểm tiếp xúc cắn khớp chỉ cần sắp thẳng hàng từ trước ra sau, trục các răng song song với nhau và như vậy mặt phẳng nhai được tạo thành là một mặt phẳng (Hình 1.8) [87]
(*) Dẫn theo Hayasaki H., 1998 [63]
Hình 1.7 : Sự thay đổi về độ nghiêng trục của các răng cối : từ trục thẳng đứng ở bộ răng sữa (T) sang trục nghiêng ở bộ răng vĩnh viễn (P)
“Nguồn: Izard G., 1943” [24]