1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRONG THỜI KỲ MỚI

41 995 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 390,5 KB

Nội dung

Những kết quả mà Chương Mỹ đạt được trong thời gian qua là đáng ghinhận, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế: sự phát triển của huyện chưa tươngxứng với vị thế và tiềm năng trí tuệ, t

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG – TP HÀ NỘI

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - K3B - 09

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN

CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRONG THỜI KỲ MỚI

*******

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy

Chức vụ: Chuyên viên

Đơn vị công tác: Ban Dân vận Huyện ủy Chương Mỹ

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hương

Chức vụ: Giảng viên Khoa Dân vận

Hà Nội, tháng 06 năm 2011

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cỏch mạng là sự nghiệp của quần chỳng, vỡ vậy cụng tỏc vận động và tổchức quần chỳng luụn là vấn đề chiến lược trong mọi thời kỳ cỏch mạng Ngay từkhi mới ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đó đặt lờn hàng đầu nhiệm vụ tập hợp tất

cả lực lượng quần chỳng nhõn dõn tạo nờn sức mạnh to lớn để thực hiện thắng lợinhững mục tiờu cỏch mạng

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân, tiến hành công tácdân vận, thành công lớn nhất của Đảng là đã phát động nhân dân đứng lên giànhchính quyền thắng lợi vào Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập mới chodân tộc Việt Nam Tiếp đó, dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thực hiệnthắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài 30 năm(1945-1975), bảo vệ hòa bình độc lập, thống nhất Tổ quốc Đất nớc thống nhất, cảnớc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Một thành công nữa của Đảng trong giai

đoạn này là bớc đầu lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đa đất nớc thoát khỏikhủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bớc hội nhập kinh tế quốc tế

Chương Mỹ là một huyện của thành phố Hà Nội Trong cỏc thời kỳ cỏchmạng, Chương Mỹ đó cú những đúng gúp rất to lớn vào thắng lợi của đất nước.Ngày nay, cựng với nhõn dõn cả nước, dưới sự lónh đạo của Đảng bộ huyện, nhõndõn Chương Mỹ đang hăng hỏi thi đua xõy dựng cuộc sống mới, đẩy mạnh sựnghiệp CNH, HĐH tiến lờn CNXH

Kể từ khi Trung ương ban hành Nghị quyết TW 8B (khúa VI) 27/3/1990Đảng bộ huyện Chương Mỹ đó cú nhiều chủ trương, biện phỏp để đổi mới cụng tỏcdõn vận, nhằm khơi dậy, phỏt huy tiềm năng và sức mạnh to lớn của cỏc tầng lớpnhõn dõn trong huyện gúp phần thực hiện thắng lợi những mục tiờu kinh tế- xó hội

mà Đảng bộ huyện lần thứ XIX, XX, XXI, XXII đề ra

Trang 3

Những kết quả mà Chương Mỹ đạt được trong thời gian qua là đáng ghinhận, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế: sự phát triển của huyện chưa tươngxứng với vị thế và tiềm năng trí tuệ, tài lực, vật lực của huyện; mối quan hệ giữaĐảng, chính quyền với nhân dân có nơi còn chưa vững chắc; kỷ cương pháp luật cólúc, có nơi không nghiêm, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp; một số điểm nóngxảy ra chậm được giải quyết, tình trạng đơn thư khiếu kiện còn nhiều, quản lý đấtđai lỏng lẻo, xử lý vi phạm chưa kịp thời, việc giải phóng mặt bằng còn chậm vàphức tạp…những tồn tại đó đều có liên quan mật thiết với chất lượng và hiệu quảcủa công tác vận động quần chúng.

Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Chương Mỹ lãnh đạo công tác dân vận thời kỳ2005-2010 chính là làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Chương Mỹ đối với côngtác vận động tầng lớp nhân dân trong huyện, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác này và đề xuất những giải pháp nhằm tăngcường công tác dân vận của Đảng bộ Chương Mỹ hiện nay Đó là lý do để tôi quyết

định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường công tác dân vận của Đảng bộ

Chương Mỹ trong thời kỳ mới” làm tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị

của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

* Mục đích: Trên cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn, tiểu luận đề xuất những

giải pháp cùng những kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác dân vận của Đảng bộhuyện Chương Mỹ trong thời kỳ 2010-2015 và những năm tiếp theo

* Nhiệm vụ:

- Trình bày cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận

- Đánh giá đúng thực trạng công tác dân vận của Đảng bộ huyện Chương Mỹhiện nay

- Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả công tác dân vận của Đảng bộ huyện Chương Mỹ đến năm 2015 và nhữngnăm tiếp theo

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác dân vận của Đảng bộ huyện

Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác dân vận của Đảng bộ huyện

Chương Mỹ từ năm 2005 đến năm 2010 và phương hướng, giải pháp đến năm 2015

và những năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được thực hiện chủ yếu dựa vào các phương pháp của chủ nghĩaduy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; trong đó chú trọng các phương pháp

cụ thể như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp kế thừa, phươngpháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp…

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, tiểuluận được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác dân vận của Đảng

- Chương 2: Công tác dân vận của Đảng bộ Chương Mỹ - thực trạng, nguyênnhân và kinh nghiệm

- Chương 3: Một số giải pháp tằng cường công tác dân vận của Đảng bộChương Mỹ trong thời kỳ mới

Mặc dù rất cố gắng song do hạn chế về trình độ, thời gian nên tiểu luậnkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Kính mong nhận được sự chỉ dạycủa các thầy cô giáo, sự góp ý của các bạn Xin trân trọng cảm ơn Cô Nguyễn ThịHương - giảng viên khoa Dân vận Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Thànhphố Hà Nội; trân trọng cảm ơn Ban Dân vận Huyện ủy Chương Mỹ và các đồngnghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận này

*

Trang 5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN VỀ CễNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG

1.1 Một số khỏi niệm

1.1.1 Khỏi niệm quần chỳng

Theo quan điểm chủ nghĩa Mỏc - Lờnin, quần chỳng nhõn dõn là những cộngđồng xó hội bao gồm cỏc giai cấp, cỏc tầng lớp nhõn dõn Đõy là khỏi niệm thuộcphạm trự lịch sử, bởi vỡ quần chỳng nhõn dõn cú thể thay đổi qua cỏc thời kỳ lịch sửkhỏc nhau Tuy nhiờn, thành phần cơ bản của quần chỳng nhõn dõn ở mọi giai đoạnphỏt triển lịch sử là người lao động, nhõn tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất

Quan niệm của Hồ Chớ Minh về quần chỳng rất rộng lớn và sõu sắc TheoNgười: quần chỳng là đồng bào Việt Nam gồm cỏc giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, cỏc dõntộc, cỏc tụn giỏo Quần chỳng là toàn thể chiến sỹ trong quõn đội, toàn thể cụng nhõntrong phõn xưởng, toàn thể nhõn viờn trong cơ quan…rồi đến toàn thể nhõn dõn

1.1.2 Khỏi niệm dõn vận

Về thuật ngữ, Hồ Chớ Minh dựng cả 2 cụm từ “dõn vận” và “cụng tỏcquần chỳng” Người định nghĩa: “Dõn vận là vận động tất cả lực lượng của mỗingười dõn, khụng để sút một người nào, gúp thành lực lượng toàn dõn, để thihành những cụng việc nờn làm, những cụng việc mà Chớnh phủ và đoàn thể đógiao cho”

Như vậy, đối tượng của cụng tỏc dõn vận là con người, phỏt huy nhõn tố conngười Mục tiờu của cụng tỏc dõn vận là nhằm mục tiờu chung của cỏch mạng: Đẩymạnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa, vỡ mục tiờu “Dõn giàu, nước mạnh, xó hộicụng bằng, dõn chủ, văn minh” Nội dung cơ bản của cụng tỏc dõn vận là tổ chứclực lượng nhõn dõn trong khối đại đoàn kết dõn tộc để thực hiện mục tiờu chung đú

Từ khỏi niệm dõn vận của Bỏc, cú thể hiểu công tác dân vận của Đảng là toàn

bộ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hớng dẫn, tập hợp tổ chức của tổ chức đảng

Trang 6

đối với quần chúng nhân dân, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy độngtối đa lực lợng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mỏc – Lờnin, Tư tưởng Hồ Chớ Minh và quan điểm của Đảng ta về cụng tỏc dõn vận

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mỏc- Lờnin

Nghiờn cứu lịch sử thế giới, C.Mỏc và Ph.Ăng ghen chỉ rừ: những cuộc cỏchmạng xó hội muốn thắng lợi phải do cỏc chớnh đảng cú lý luận tiền phong của cỏcgiai cấp lónh đạo Cỏc đảng phải biết thuyết phục, giỏc ngộ và tập hợp được đụngđảo quần chỳng, huấn luyện quần chỳng xả thõn đấu tranh thỡ mới giành đượcthắng lợi vỡ cỏch mạng là sự nghiệp của quần chỳng nhõn dõn

Động lực của cuộc cải tiến, những cuộc cỏch mạng ấy lại là lợi ớch Mỏc núi:

“…tất cả cỏi gỡ mà con người đấu tranh để giành lấy, đều gắn liền với lợi ớch củahọ” Lợi ớch gắn liền với cỏc cuộc đấu tranh, là động lực của cỏc cuộc đấu tranh,trong đú lợi ớch kinh tế thiết thõn của cỏ nhõn là động lực trực tiếp rất mạnh mẽ Vỡvậy, muốn vận động quần chỳng nhõn dõn thỡ phải quan tõm đến lợi ớch thiết thõncủa họ Lợi ớch là một động lực của sự phỏt triển

Sức mạnh của quần chỳng nhõn dõn là vụ địch, nhưng chỉ cú thể phỏt huyđược sức mạnh ấy khi họ được tổ chức lại Trong Tuyờn ngụn của Đảng cộng sản,Mỏc - Ăng ghen viết: “Mục đớch trước mắt của những người cộng sản cũng nhưmục đớch trước mắt của tất cả cỏc đảng vụ sản khỏc: tổ chức những người vụ sảnthành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp vụ sản, giai cấp vụ sản giành lấychớnh quyền” Cuối bản Tuyờn ngụn cộng sản, Mỏc - Ăng ghen kờu gọi: Vụ sảntoàn thế giới đoàn kết lại” Phỏt triển tư tưởng đú, Lờnin nờu khẩu hiệu: “Vụ sản tất

cả cỏc nước, cỏc dõn tộc bị ỏp bức đoàn kết lại”

Về phương phỏp cụng tỏc quần chỳng nhõn dõn, Ăng ghen căn dặn phảidựng phương phỏp nờu gương và giỳp đỡ Như vậy, ta thấy trong cụng tỏc dõn vậnthỡ những tấm gương, những mụ hỡnh thực tiễn…cú tỏc dụng cổ vũ, động viờn,

Trang 7

hướng dẫn quần chúng rất lớn Những tư tưởng này nhắc nhở chúng ta rằng đối vớiquần chúng nếu dùng lối mệnh lệnh, áp đặt, buộc quần chúng tuân theo sẽ không cókết quả Lênin khuyến khích mở rộng dân chủ, công khai làm cho mọi người biếtcông việc của Đảng, của Nhà nước Đó là một phương pháp quần chúng có tácdụng nâng cao tính chủ động, tích cực sáng tạo cách mạng của quần chúng.Lênin cọi trọng ý kiến của quần chúng, Người coi đó là tâm tư, nguyện vọngcủa quần chúng nhân dân, là nguồn thông tin cực kỳ quý báu để hình thànhchính sách Vì vậy, Người yêu cầu phải tập hợp, tổng kết những ý kiến củaquần chúng.

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận

Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vềquần chúng và công tác quần chúng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ ChíMinh cho rằng:

“…Cách mệnh là việc chung của cả dân tộc chứ không phải việc riêng của một hai người” Đây là tư tưởng lớn, xuyên suốt cuộc hoạt động của người Hồ Chí

Minh chỉ rõ: Nhân dân lao động bị áp bức là lực lượng cách mạng, trong đó, “người chủcách mạng”, “gốc cách mạng” là công, nông tức là công nhân và nông dân là lực lượngnòng cốt, đội quân chủ lực của cách mạng Khi nói về nguyên nhân thắng lợi của cáchmạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả những thắng lợi

đó không phải là công lao riêng của Đảng ta Đó là công lao chung của toàn thể đồngbào ta trong cả nước Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là của cánhân anh hùng nào Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã biết tổ chức và phát huylực lượng cách mạng vô tận của nhân dân…” Người khẳng định: “Làm việc gì cũngphải có quần chúng, không có quần chúng thì không thể làm được”

Tất cả vì lợi ích của quần chúng là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Người nói: “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và người lao động, Đảng ta không

có lợi ích gì khác” Người đã hy sinh cả cuộc đời để phấn đấu cho mục tiêu cao cả là

Trang 8

nước nhà độc lập, nhân dân được tự do, hạnh phúc Người nói: “Nếu được độc lập

mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì”.Theo Người, Đảng và Chính phủ phải luôn luôn vì lợi ích của nhân dân, lợi ích củanhân dân phải được thể hiện ở đường lối, chính sách, pháp luật Trong di chúc,Người đã dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa,nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”, đồng thời phải đi đôi vớichống quan liêu, tham ô, lãng phí

§oµn kÕt lµ néi dung cèt lâi cña c«ng t¸c d©n vËn. Hồ Chí Minh đã tổngkết: Lịch sử trong những năm qua đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết của nhân dân ta là vôđịch” Người kêu gọi: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công,đại thành công” Biểu hiện cụ thể của khối đại đoàn kết là Mặt trận dân tộc thốngnhất (nay là Mặt trận Tổ quốc) lấy liên minh công, nông, trí thức làm nòng cốt

Dân chủ là tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh Người đánh giá cao về dân chủ và thực hành dân chủ Người cho rằng: “Dân

chủ là của quý báu nhất”, “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giảiquyết mọi khó khăn” Người tôn trọng và đề cao địa vị, quyền lợi và trách nhiệmcủa nhân dân Người nói: “Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Người chỉ rõ:

“Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhândân đưa cách mạng tiến lên”

Coi trọng phương thức và tác phong công tác quần chúng Người thường

xuyên giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên, các tổ chức phải đi sâu sát quầnchúng, liên hệ mật thiết với quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, họchỏi và lắng nghe ý kiến quần chúng; tiếp thu sự phê bình của quần chúng và tự phêbình trước quần chúng Đặc biệt cán bộ, đảng viên phải chú ý làm gương cho quầnchúng; gần gũi kiên trì giải thích cho quần chúng hiểu rõ đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 9

Lùc lîng lµm d©n vËn lµ lùc lîng cña c¶ hÖ thèng chÝnh trÞ - tríc hÕt lµ cña chÝnh quyÒn Trong bµi b¸o D©n vËn, Chñ tÞch Hå ChÝ Minh chØ râ: “Tất cả cán bộ

chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân(Liên việt, Việt minh…) đều phải phụ trách dân vận”

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho lý luận vàhành động của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng nói chung và trong công tác dânvận nói riêng

1.1.3 Quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận

Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ta đã rất coi trọng công tác dân vận,thường xuyên chăm lo và tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân Lịch sửĐảng ta gắn liền với lịch sử các tổ chức quần chúng cách mạng do Đảng sáng lập

và lãnh đạo Hội nghị TW Đảng tháng 10 năm 1930 ra Nghị quyết về nhiệm vụcách mạng nước ta, trong đó có công tác vận động quần chúng của Đảng Từ đóđến nay, rất nhiều Nghị quyết, chỉ thị của Đảng về dân vận dưới dạng nghị quyếtriêng hoặc lồng vào các vấn đề chung đã góp phần quan trọng trong việc động viênnhân dân lập nên những chiến công và thành tựu to lớn

Trước Đại hội Đảng lần thứ VI, tư tưởng coi công tác dân vận có ý nghĩachiến lược đã được khẳng định Văn kiÖn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đãchỉ rõ: “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Vì vậy ở thời kỳ nào công tác vậnđộng quần chúng làm cách mạng cũng có ý nghĩa chiến lược” và nhấn mạnh:

“Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa… tầm quan trọng của công tác quần chúngchẳng những không giảm bớt mà còn tăng thêm”

Đại hội VI của Đảng đã tổng kết bài học kinh nghiệm số một của cách mạngnước ta là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấydân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”; yêucầu thực hiện có nền nếp khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Trang 10

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng hội Đảng lần thứ VI, Hội nghị lần thứtám Ban chấp hành TW Đảng khoá VI đã ra Nghị quyết số 08B/NQ - HNTW ngày

27 tháng 3 năm 1990 “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mốiquan hệ giữa Đảng và nhân dân” với bốn quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác dânvận trong thời kỳ mới như sau:

Quan điểm thứ nhất: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân

Quan điểm thứ hai: Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi

ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi vànghĩa vụ công dân

Quan điểm thứ ba: Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng.

Quan điểm thứ tư: Công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, chính

quyền và các đoàn thể nhân dân

Trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 8B (khóa VI) và xuấtphát từ đặc điểm, yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới, Chỉ thị 69-CT/TW ngày20/6/1996 của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đẩy mạnh thựchiện Nghị quyết TW 8B, đã nêu ra 6 phương hướng về công tác quần chúng trongthời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Ngoài những Nghị quyết, Chỉ thị chung về công tác dân vận, Đảng ta còn cónhiều Nghị quyết chuyên đề trên các lĩnh vực và các đối tượng như Nghị quyết vềĐại đoàn kết dân tộc, về Thanh niên, Phụ nữ, Công nhân, Nông dân, Cựu chiếnbinh, các hội quần chúng, về công tác tôn giáo, dân tộc

Sau khi triển khai và tổng kết thực tiễn phương châm: “Dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra”, ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị (khóa VIII) có Chỉ thị số 30-CT/TW “Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, đây là bước tiến mới

về phát huy dân chủ, là một nội dung quan trọng trong công tác dân vận của Đảng

ta Từ chủ trương đó, Chính phủ đã ra các Nghị định về xây dựng và thực hiện quy

Trang 11

chế dân chủ ở 3 loại hình cơ sở xã, phường, thị trấn; cơ quan hành chính sự nghiệp

và doanh nghiệp Nhà nước Đến nay đang đi vào cuộc sống, từng bước phát huy và

mở rộng quyền làm chủ của nhân dân

Xác định rõ vai trò quan trọng của chính quyền đối với công tác dân vận,Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg về tăng cường công tác dânvận của các cấp chính quyền, đây là sự đổi mới quan trọng trong nhận thức và chỉđạo thực hiện về công tác dân vận

Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa IX ra 4 Nghị quyết quantrọng, trong đó có 3 Nghị quyết về công tác dân vận đó là:

+ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/03/2003 của Ban chấp hành Trung ương,

về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh” với 4 quan điểm, 5 chủ trương và giải pháp chủ yếu

+ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 14/06/2006 của Ban chấp hành Trungương, về công tác dân tộc đề ra 5 quan điểm và 5 nhiệm vụ về công tác dân tộc

+ Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban chấp hành Trung ương,

về công tác tôn giáo đề ra 5 quan điểm và 6 nhiệm vụ về công tác tôn giáo

Đây là những định hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta về công tác dânvận và thực hiện nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới

1.2.4 Những chủ trương của Đảng bộ huyện Chương Mỹ về công tác dân vận

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Chương Mỹ đã vận dụng sáng tạo quanđiểm, đường lối, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của huyện

Ngay sau khi có Nghị quyết TW 8B (khóa VI), Nghị quyết số 03-NQ/TU củatỉnh Hà Sơn Bình (cũ) Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra Chỉ thị số 09-CT/HU vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng để quántriệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW 8B và đề ra những chủtrương, nhiệm vụ sát hợp

Trang 12

Sau khi tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 8B (khóa VI) và Nghịquyết số 03-NQ/TU của Thành ủy; Chỉ thị số 09 của Huyện ủy cùng với việc triểnkhai thực hiện Chỉ thị 69-CT/TW ngày 20/06/1996 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 9/07/1996 của tỉnh ủy Hà Tây (cũ) Ban Thường vụ Huyện ủy đã raChỉ thị số 06-CT/HU ngày 23/07/1996 “Về tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh công tácdân vận và công tác Thanh niên trong tình hình mới” Chỉ thị nêu rõ 7 nhiệm vụ vàbiện pháp đẩy mạnh công tác Dân vận và công tác Thanh niên trong thời kỳ mới là:

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của TW, của cấp ủyĐảng về công tác dân vận Trước mắt làm tốt việc triển khai thực hiện Chỉ thị số

66, 69 của Ban Bí thư (khóa VII)

- Tổ chức, khơi dậy và đẩy mạnh phong trào của quần chúng, thực hiệnthắng lợi các nhiệm vụ do Đảng bộ huyện đề ra

- Gắn công tác xây dựng Đảng với công tác dân vận, nâng cao vai trò lãnhđạo thường xuyên của tổ chức Đảng, tính gương mẫu tiên phong của đảng viên đốivới công tác dân vận

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 8B (khóa VII) “Về cải cách một bước nềnhành chính Nhà nước”, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh

tế, xã hội, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong sản xuất và đời sống

- Mặt trận và các đoàn thể, các hội quần chúng tiếp tục thực hiện đổi mới về

tổ chức và nội dung phương thức hoạt động

- Các cấp ủy Đảng thường xuyên chăm lo giáo dục về truyền thống cáchmạng, đạo đức lối sống cho thanh niên

- Làm tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, đảm bảoquyền tự do, tín ngưỡng và không tín ngưỡng trong quần chúng tín đồ

Thực hiện chủ trương của Đảng về thực hiện phương châm “Dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” và “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”

Trang 13

Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra Chỉ thị số 22-CT/HU ngày 14/12/2007 “Về xâydựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.

Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Đảng

bộ huyện còn có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tri, Công văn về lãnh đạo đối vớitừng đối tượng như: Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ, Công nhân, Nông dân, cựuchiến binh, các hội quần chúng, về công tác tôn giáo, dân tộc…

Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2010-2015) chỉ rõ:

“Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm về công tác quần chúngcủa Đảng, củng cố hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở, tăng cường mối quan hệgiữa Đảng và nhân dân Tăng cường lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục đổimới nội dung, phương thức hoạt động, thông qua đó tập hợp rộng rãi các tầng lớpnhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát động phong trào thi đua yêunước, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến”

Sau khi có các Nghị quyết 23, 24, 25 của hội nghị lần thứ 7 BCH Trungương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, vì “Dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”

Huyện ủy đã đề ra định hướng chính sách cụ thể để vận dụng đoàn kết cũngnhư khơi dậy tiềm năng, sức mạnh trong mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội, trongđồng bào dân tộc, tôn giáo nhằm đẩy mạnh các phong trào cách mạng của quầnchúng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốcphòng của huyện

*

* *

Trang 14

Chương 2 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ CHƯƠNG MỸ - THỰC TRẠNG,

NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

2.1 Khái quát về huyện Chương Mỹ và Đảng bộ Chương Mỹ

2.1.1 Vài nét về huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ là huyện thuộc vùng bán sơn địa, liền kề quận Hà Đông Vớinhiều đường giao thông chiến lược: quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, đường 419,

429 và 421; có 3 con sông chảy qua là sông Tích, sông Bùi, Sông Đáy và nhiều ditích lịch sử thắng cảnh nổi tiếng như chùa Trăm gian, chùa Trầm…Chương Mỹ làđịa bàn có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và giao lưu phát triển kinh tế

Tổng diện tích tự nhiên của Chương Mỹ là 230 km2 , huyện có 02 thị trấn và

30 xã; dân số trên 29 vạn người trong đó có 01 thôn dân tộc Mường, với 540 khẩu

Có 2 tôn giáo: Đạo phật, Thiên chúa giáo, với tổng số gần 4 vạn tín đồ chiếm12,6% dân số toàn huyện Toàn huyện có 46 cơ quan của Trung ương, của Thànhphố; Trên địa bàn có 15 doanh nghiệp Nhà nước, 398 doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác

Chương Mỹ là đất trăm nghề, toàn huyện hiện nay có 70% số làng có nghềtrong đó có 22 làng có nghề đã được Thành phố công nhận Huyện có nhiều thắngcảnh nổi tiếng cả nước như Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm…Nhân dân Chương Mỹ

có truyền thống yêu nước, chiến đấu chống giặc ngoại xâm rất kiên cường, anhdũng nhưng lao động cũng rất cần cù, thông minh sáng tạo

2.1.2 Khái quát về Đảng bộ huyện Chương Mỹ

Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Chương Mỹ được thành lập ngày 26/11/1938đến nay qua XXII nhiệm kỳ Đảng bộ đã xây dựng được 64 tổ chức cơ sở Đảng với8.059 đảng viên Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Đảng bộ Chương Mỹ đãlãnh đạo nhân dân trong huyện vượt qua những khó khăn, không ngừng phát triển về

Trang 15

kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và ngày càngđược cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, an ninh quốc phòng được giữvững, hệ thống chính trị không ngừng được xây dựng và củng cố.

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước.Năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15%, trong đó: Công nghiệp - TTCN -XDCB: 22%; Thương mại - dịch vụ - du lịch: 17%; Nông, lâm, ngư nghiệp: 0,8%.Tổng thu ngân sách (huyện, xã): 965.887 triệu đồng = 263,5% dự toán năm Tổngchi ngân sách (huyện, xã): 812.840 triệu đồng = 221,7% dự toán năm Thu nhậpbình quân đầu người 11 triệu đồng/người/năm Giá trị sản xuất ngành trồng trọt/1

ha canh tác đạt 805 triệu đồng

Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã triển khai kế hoạch thực hiện các chươngtrình giảm nghèo giai đoạn 2009 – 2013; đã có 205 hộ được xây dựng nhà ở, 710người được trợ cấp theo quyết định 41, hơn 200 người nghèo được học nghề miễnphí, 100% người ngheo được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; kết quả giảm nghèo đạt100% kế hoạch, giải quyết tốt chính sách trợ cấp, trợ giúp cho người nghèo

2.2 Thực trạng công tác dân vận của Đảng bộ Chương Mỹ

2.2.1 Những ưu điểm và nguyên nhân

* Công tác dân vận của cấp ủy Đảng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Chương Mỹ lần thứ XXII, cùng vớiviệc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cấp ủy Đảng đã quantâm lãnh đạo, từng bước nâng cao về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

về công tác dân vận Hàng năm cấp ủy đã lãnh đạo tổng kết công tác dân vận vàduyệt chương trình nhiệm vụ công tác năm sau của Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể

và duy trì tốt việc giao ban định kỳ về công tác dân vận

Triển khai nghiên cứu, quán triệt và xây dựng chương trình hành động thựchiện các Nghị quyết hội nghị TW 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc; về công tác dân tộc, công tác tôn giáo Đồng thời triển khai học tập,

Trang 16

thực hiện Nghị quyết TW 8 về chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hìnhmới và các chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh Chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết,Chỉ thị của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải phóng hành langgiao thông, đê điều và công trình thủy lợi, tạo nên sự đồng thuận và niềm tin trongcác tầng lớp nhân dân về thực thi pháp luật.

Đề ra các Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề công tác dân vận theo từng đốitượng: Chỉ thị số 03-CT/HU ngày 14/02/2002 “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp

ủy Đảng đối với hoạt động của Hội nông dân trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệpnông thôn”; Chỉ thị số 09-CT/HU ngày 22/06/2002 “về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với việc xây dựng và củng cố Công đoàn cơ sở thuộc các thành phần kinhtế”; Chỉ thị số 23-CT/HU ngày 17/03/2001 “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp

ủy Đảng đối với công tác Cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới”; Chỉ thị

số 09-CT/HU ngày 20/09/2004 “về tăng cường lãnh đạo công tác Đoàn và phongtrào Thanh niên đến năm 2010 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết số 05 và 07-NQ/TU ngày 24/5/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vì “dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; Chỉ thị số 17-CT/HU ngày06/10/2006 của Ban Thường vụ huyện ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩymạnh cải cách hành chính; về công tác dân tộc, tôn giáo Đồng thời chỉ đạo tổ chứcthành công các hội thi kiến thức bí thư chi bộ và hội thi cán bộ “Dân vận khéo”.Góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tácxây dựng Đảng nói chung và đối với công tác dân vận nói riêng

Cấp ủy Đảng đã chỉ đạo thực hiện tốt việc tổng kết 12 năm thực hiện Nghịquyết TW 8B (khóa VI) “về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cườngmối quan hệ giữa Đảng với nhân dân”; tổng kết Nghị quyết TW 4 (khóa VI) vềcông tác Thanh niên; Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/07/1993 của Bộ Chính trị vềcông tác vận động phụ nữ và Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/05/1994 của Ban Bíthư về công tác cán bộ nữ; Nghị quyết số 07 của Bộ chính trị về đại đoàn kết dân

Trang 17

tộc; sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị (khóaVIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệ thống chínhtrị ở cơ sở; sơ kết 2 năm thực hiện các Nghị quyết hội nghị TW 7 (khóa IX) và cácNghị quyết của Thành ủy, chương trình hành động của Huyện ủy.

Cấp ủy Đảng đã lãnh đạo thành công cuộc bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ

2004 - 2011, chỉ đạo chặt chẽ Đại hội của MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Nôngdân, Công đoàn và một số hội quần chúng Thường xuyên chú trọng việc kiện toàn

tổ chức Ban dân vận, lãnh đạo đổi mới hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhândân, các hội quần chúng Cấp ủy đã chú trọng chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết, qua đórút kinh nghiệm để từng bước củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận,các đoàn thể

Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận, Thường trực Huyện ủy vànhiều cấp ủy thực hiện định kỳ giao ban với Ban Dân vận, Mặt trận, các đoàn thểqua đó nắm bắt tình hình để kịp thời chỉ đạo sát với yêu cầu, nhiệm vụ trong từnggiai đoạn Lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể thực hiện tốt các Chỉ thị,Nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, động viên nhân dân thực hiện có hiệuquả các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng

* Công tác dân vận của chính quyền

Hội đồng nhân dân huyện đã phát huy được vai trò, vị trí của cơ quan quyềnlực Nhà nước ở địa phương, đã tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủtrương, chính sách pháp luật của Nhà nước Chất lượng các kỳ họp HĐND đượcnâng lên, có nhiều đổi mới trong tiếp xúc cư tri

Chính quyền huyện đã quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyếtcủa cấp ủy về công tác dân vận vào chương trình hoạt động của mình Phối hợp vớiBan Dân vận, MTTQ, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền giáo dục về chính sách,pháp luật của Nhà nước trong nhân dân Động viên nhân dân tham gia các phong tràothi đua thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa

Trang 18

phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Tạo điềukiện về kinh phí để MTTQ, các đoàn thể nhân dân hoạt động; đồng thời chỉ đạo cácngành ký kết, thực hiện tốt các chương trình phối hợp với MTTQ, các đoàn thểnhân dân.

Xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về công tác dân tộc

và tôn giáo Quản lý hướng dẫn các hoạt động tôn giáo, tổ chức các lễ hội theo đúngquy luật của pháp luật, tích cực giải quyết các vấn đề tôn giáo

Chú trọng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ củanhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nảy sinh trong đời sống Thựchiện bước đầu cải cách hành chính với cơ chế “Một cửa” theo quyết định của Chínhphủ Tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân,nhiều vụ việc phức tạp kéo dài đã được giải quyết góp phần ổn định tình hình địaphương Năm 2005, toàn huyện đã tiếp 963 lượt người (giảm 195 lượt so với2004), nhận 279 đơn, phải giải quyết 98 vụ và đã giải quyết được 79 vụ, đạt 80%.Năm 2006 tiếp 69 vụ việc, giải quyết 61 vụ, đạt 88% Năm 2007 tiếp nhận 65 vụviệc, giải quyết 59 vụ, đạt 90% Năm 2006 tiếp nhận 58 vụ việc, giải quyết được 54

vụ, đạt 93% Từ đó, trong giai đoạn 2005 - 2010 những vụ khiếu kiện đông người,kéo dài, vượt cấp đã giảm so với giai đoạn 2000 - 2010

* Hoạt động của Ban Dân vận

Thực hiện hướng dẫn liên ban số 01-HD/LB-TC-DVTW ngày 25/5/2000,Ban Dân vận huyện đã được củng cố và có nhiều cố gắng trong hoạt động, tích cựctham mưu cho cấp ủy lãnh đạo thực hiện có kết quả công tác dân vận

Phối hợp với MTTQ, các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền,giáo dục sâu rộng trong nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực giải quyết các đơnthư khiếu nại, tố cáo của công dân và những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân,tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh

Trang 19

Tham mưu để các cấp ủy ra Nghị quyết hoặc chương trình thực hiện Nghịquyết TW7 khóa IX và triển khai, quán triệt học tập trong cán bộ, đảng viên, tuyêntruyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân Đồng thời tham mưu giúp cấp ủy duy trìgiao ban hàng tháng, hàng quý, định hướng hoạt động và chỉ đạo Đại hội MTTQ,các đoàn thể Phối hợp với Huyện đoàn và Hội Cựu chiến binh huyện đánh giá thựctrạng và đề ra chủ trương, giải pháp về lãnh đạo công tác Thanh niên, công tác Cựuchiến binh trong giai đoạn cách mạng mới Tham mưu cho các cấp ủy sơ kết, tổngkết nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng của Thành ủy về công tác quần chúng Viếtchuyên luận tham gia đề tài khoa học của Ban Dân vận Thành ủy về “Đổi mới sựlãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác dân vận ở cơ sở”

Ban Dân vận huyện ủy đã tham gia các tổ công tác của huyện về kiểm tra thihành Điều lệ Đảng, về giải quyết các điểm nóng, các vụ việc phức tạp, củng cố một

số cơ sở Đảng yếu kém, việc kiểm tra lãnh đạo, chỉ đạo, thực hành tiết kiệm chốnglãng phí và tổ chức thẩm định đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vữngmạnh Phối hợp với Ban tổ chức Huyện ủy củng cố kiện toàn hệ thống dân vận cáccấp theo hướng dẫn liên ban 01-HD/LB-TC-DVTU ngày 18/06/2000

Tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo thực hiện tốt công tác tôn giáo, dân tộc, phốihợp với MTTQ, Ban tôn giáo chỉ đạo về các hoạt động tôn giáo lễ hội, ngăn chặn kịpthời các tà đạo du nhập vào huyện Góp phần tích cực vào việc quản lý có hiệu quảhoạt động tôn giáo và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn huyện

Phối hợp tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều hoạt động thiết thực chàomừng các sự kiện chính trị nổi bật, các ngày lễ lớn: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứXI; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấpnhiệm kỳ 2011-2016, kỷ niệm ngày truyền thống của công tác dân vận, kỷ niệmngày Bác Hồ viết bài báo “Dân vận” Động viên nhân dân đẩy mạnh các phong tràohành động cách mạng trên các lĩnh vực Tổ chức thành công hội thi “Cán bộ dânvận khéo” từ huyện tới cơ sở Thông qua hội thi đã góp phần nâng cao ý thức trách

Trang 20

nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên đối với công tácdân vận của Đảng.

* Hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng

- Về tổ chức: Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đều tiến hành tốt công tác quy

hoạch cán bộ giai đoạn 2005 - 2010 và những năm tiếp theo, tổ chức thành công đạihội nhiệm kỳ Qua đại hội thể hiện rõ tính dân chủ, trí tuệ, đoàn kết, chất lượngBCH của các tổ chức được nâng lên, tuổi bình quân thấp hơn, trình độ văn hóa,chính trị chuyên môn cao hơn khóa trước

Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở, phát triểnđoàn viên, hội viên, phát triển quỹ hội và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở đượccác đoàn thể, hội quần chúng tích cực thực hiện có kết quả Có nhiều cố gắng trongđổi mới nội dung, hình thức hoạt động nên tỷ lệ tập hợp quần chúng vào các tổchức đều tăng Tính đến 12/2010: Hội cựu chiến binh tập hợp được 10.685 hộiviên, đạt 96%, tăng 2,6%; Hội nông dân tập hợp được 27.014 hội viên, đạt 69%,tăng 18%; Hội LHPN tập hợp được 23.971 hội viên, đạt 74%, tăng 2,0%; Liênđoàn lao động tập hợp được 5.285 đoàn viên đạt 73%, tăng 2,3%; Đoàn TNCS HồChí Minh tập hợp được 12.748 đoàn viên đạt 64% tăng 17%

Chất lượng tổ chức cơ sở và đoàn viên, hội viên tăng lên, số cơ sở vữngmạnh tăng, không còn cơ sở yếu kém; cơ sở vững mạnh và khá của Hội phụ nữ đạt100% Hội nông dân đạt 87,5%, Đoàn thanh niên đạt 95%, Liên đoàn lao động đạt90% Hội cựu chiến binh đạt 100%, Mặt trận Tổ quốc đạt 100%

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đã phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chínhtrị huyện mỗi năm tổ chức tập huấn cho hàng ngàn cán bộ làm công tác Mặt trận,tập huấn công tác thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư của cộng đồng, đoàn thểtrong toàn huyện Qua đó đã nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất

là cán bộ dân vận cơ sở

Ngày đăng: 28/02/2016, 08:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ chính trị về " Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới" - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựuchiến binh trong giai đoạn cách mạng mới
Tác giả: BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
8. BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW (khóa IX) về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vìdân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Tác giả: BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2003
1. Giáo trình công tác Dân vận hệ trung cấp lý luận chính trị Khác
2. Ban Dân vận TW (1997), sơ thảo lịch sử công tác Dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam (1930-1996)-NXB chính trị Quốc gia - Hà Nội Khác
3. Ban Dân vận TW (2006), tập bài giải về công tác Dân vận - NXB chính trị Quốc gia - Hà Nội Khác
4. Ban Dân vận TW (1999), một số văn kiện của Đảng về công tác Dân vận (1976 - 2000) - NXB chính trị Quốc gia - Hà Nội Khác
5. BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng (khóa VI) về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân - Hà Nội Khác
6. BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 69-CT/TW (khóa VI) về"Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân-Hà Nội 1996 Khác
9. Ban Dân vận Huyện ủy chương Mỹ, báo cáo tổng kết công tác dân vận năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Khác
10. Đảng cộng sản Việt nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI - NXB chính trị Quốc gia - Hà Nội Khác
11. Hồ Chí Minh toàn tập (2000) tập 5, 8, 10, 12 - NXB chính trị Quốc gia - Hà Nội Khác
12. Huyện ủy Chương Mỹ, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII Khác
13. Huyện ủy Chương Mỹ báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w