Khái niệm - Marketing địa phương: là những hoạt động nhằm trình bày, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của một địa phương nhằm thu hút nhà đầu tư, các doanh nghiệp, khách du lịch, cư dân đến
Trang 1MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
2. Vũ Việt Hoàng
Trang 2I. Marketing địa phương
I.1. Khái niệm
- Marketing địa phương: là những hoạt động nhằm trình bày, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của một địa phương nhằm thu hút nhà đầu tư, các doanh nghiệp, khách du lịch, cư dân đến địa phương đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh, làm việc và sinh sống hoặc để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
I.2. Mục tiêu của marketing địa phương
- Thu hút dân cư và nguồn nhân lực từ địa phương khác hoặc từ nước ngoài vào địa phương
- Thu hút đầu tư vào địa phương
- Phát triển xuất khẩu của địa phương
- Phát triển du lịch và thu hút khách du lịch
*Phần chủ thể thực hiện, các hình thức và giải pháp marketing địa phương được trìn bày thông qua việc vận dụng vào hoạt động marketing của tỉnh Thanh Hóa
II. Nội dung các hoạt động marketing địa phương ở Thanh Hóa
II.1. Các hoạt động marketing chung
II.1.1. Thiết kế kiến trúc đô thị
Khi nhắc đến Sydney người ta sẽ nghĩ ngay đến nhà hát Opera, hay khi nhắc đến Kuala Lumpur sẽ nghĩ tới tháp đôi Petronas, nhưng khi nhắc đến Thanh Hóa, người ta hầu như sẽ nghĩ ngay đến biển Sầm Sơn, chứ không nhớ đến được bất kỳ một kiến trúc đô thị đặc sắc nào, đến mức nghĩ tới Thanh Hóa thì kiến trúc đó sẽ hiện lên ngay trong đầu Có lẽ đây có vẻ là một thiếu sót đối với Thanh Hóa Nhưng nói như vậy không có nghĩa là Thanh Hóa không có các kiến trúc đô thị, một số kiến trúc đô thị mà Thanh Hóa có được như:
Trang 3Quảng trường Lam Sơn
Cầu Hàm Rồng
Trang 4Thành Nhà Hồ Bên cạnh đó, dù chưa có công trình quá nổi bật, nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa đang từng bước cải thiện, xây dựng đô thị hóa cho tỉnh Thanh Hóa Bằng cách xây dựng các đô thị mới như vậy, Thanh Hóa có thể thu hút thêm khách du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương đến các tỉnh khác.
loại 1 trước năm 2015, thành phố Thanh Hóa đã quy hoạch xây dựng khu đô thị Xanh đầu tiên Khu đô thị Xanh có tổng diện tích 110.100m2, thuộc địa giới hành chính của các phường Đông Sơn, Lam Sơn và Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa Khu đô thị Xanh không chỉ là điểm nhấn của riêng thành phố mà còn là khu đô thị Xanh đầu tiên của cả tỉnh, bởi vậy UBND tỉnh rất tập trung cho việc đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc mới phải vừa mang kiến trúc hiện đại vừa mang bản sắc dân tộc
Trang 5Tổng quan dự án khu đô thị Đông Sơn Thanh Hóa
Từ đó có thể thấy, Thanh Hóa đang từng bước đẩy mạnh marketing địa phương bằng các thiết kế, xây dựng các khu đô thị để gây ấn tượng với khách
du lịch trong và ngoài nước.
II.1.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng
Cùng với sự quan tâm của Trung ương, tỉnh và các sở, ban, ngành, bộ mặt đô thị TP Thanh Hóa đã có nhiều đổi thay nhanh chóng từ đô thị loại 3 năm 1994, trở thành đô thị loại 2 năm 2004 và chính thức trở thành đô thị loại 1 vào năm 2014 đánh dấu những thay đổi mạnh mẽ diện mạo tỉnh Thanh.
Là đô thị loại 1 cũng là dấu mốc điểm rằng Thanh Hóa đã có một cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh
Với 1535 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích xếp hạng cấp tỉnh với nhiều di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Lam Kinh, Bà Triệu, Lê Hoàn, Ba Đình, thành nhà Hồ, Hàm Rồng,
Để có thể marketing địa phương một cách hiệu quả, tận dụng lợi thế của địa phương, thì cải thiện cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng UBND tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh các dự án để hoàn thiện xây dựng cơ sở để quảng bá địa phương.
Các hành động mà Thanh Hóa đã thực hiện để cải thiện sơ sơ hạ tầng phải kể đến:
Trang 6- Xây dựng nhiều các cơ sở cư trú du lịch, thu hút đầu tư để xây dựng, hay khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ở các địa điểm dụ lịch
Kết quả đạt được của tỉnh: Đến nay, trong toàn tỉnh đã có 476 cơ sở lưu trú
du lịch với 8.953 phòng ngủ và 19.900 giường, trong đó có 46 khách sạn, resort được xếp hạng từ 1 đến 4 sao
Kể từ đó, số lượng khách du lịch của tỉnh cũng tăng lên rất nhiều, trong 5 năm (2006 -2010) du lịch Thanh Hóa đã đón được 10,695 triệu lượt khách, tăng bình quân 22%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 98.537 lượt khách, đạt 90%
so với chương trình mục tiêu đề ra; phục vụ trên 20 triệu ngày khách; doanh thu từ du lịch đạt 3.753 tỷ đồng, tăng bình quân trên 35%/năm, tăng gấp 4,29 lần so với giai đoạn 2001-2005; nộp ngân sách Nhà nước hơn 213 tỷ đồng, đạt 92% so với mục tiêu đề ra,
- Xúc tiến đầu tư kinh doanh du lịch ở các địa điểm du lịch như: Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Lam Kinh, Bà Triệu, Lê Hoàn, Ba Đình, thành nhà Hồ, Hàm Rồng, hay các bãi biển nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hải Tiến
Kết quả đạt được: Như năm 2011, tại các khu, điểm du lịch mới hiện có 48 dự
án đã và đang xúc tiến đầu tư kinh doanh du lịch với tổng số vốn đã đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng; điển hình là các dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm khu vực và quốc tế như dự án đầu tư
du lịch sinh thái tại Sầm Sơn của Tổng công ty Sông Đà có tổng số vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng; dự án đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái Vạn Chài của Công
ty cổ phần ABM Việt Nam có vốn đầu tư 112 tỷ đồng; dự án tổ hợp nghỉ dưỡng Hải Hòa của Công ty Hiền Đức với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 498 tỷ đồng;
Từ đó có thể thấy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết đối với tỉnh Thanh Hóa, không những giúp phát triển du lịch tỉnh mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một tỉnh thành có cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện, ngày càng văn mịnh hiện đại trong lòng khách du lịch
II.1.3. Cung cấp các dịch vụ cơ bản
• Dịch vụ du lịch
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 620 cơ sở lưu trú du lịch với trên 20.000 phòng, trong đó có 121 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-4 sao.
Trang 7Thanh Hóa là một thành phố du lịch, nên các dịch vụ du lịch luôn được đẩy mạnh ở địa phương này, các hoạt động marketing nổi bật trong dịch vụ
du lịch bao gồm:
- Xây dựng các chốt an ninh, trật tự; các bãi trông giữ xe tại các tuyến đường dẫn đến phố đi bộ Quy hoạch, sắp xếp, tổ chức các dịch vụ phục vụ khách trong tuyến phố; tôn tạo cảnh quan cây xanh, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí, ghế đá xung quanh thành phố Thanh Hóa phục vụ du khách.
- Thanh Hóa tiếp tục xây dựng môi trường du lịch Thanh Hóa xanh-sạch-an toàn-thân thiện-hấp dẫn tại nơi có danh lam, thắng cảnh, nhất là thành phố Thanh Hóa, các thị xã, những địa phương có trục đường giao thông chính chạy qua
- Đảm bảo các khu, điểm du lịch không có tình trạng ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo, ép giá, ép khách du lịch nhất là những khu trọng điểm như Lam Kinh, thị xã Sầm Sơn và một số lễ hội dân gian
- Đảm bảo các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn, lao động cộng đồng được tập huấn về văn hóa giao tiếp ứng xử
- Đầu tư các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh trên biển, trên bờ và trên không tại các khu du lịch biển; đầu tư sân golf, casino.
- Quảng bá tiềm năng du lịch Thanh Hóa trên đài truyền hình: Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương và địa phương xây dựng nội dung các chuyên mục, phóng sự, clip, phim tài liệu, chuyên đề quảng bá về du lịch Thanh Hóa theo từng chủ đề và sự kiện cụ thể;
- Sản xuất quà tặng lưu niệm mang biểu trưng du lịch Thanh Hóa
- Tổ chức cuộc thi và in sách “Ảnh đẹp du lịch Thanh Hóa”: Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức và triển khai cuộc thi “Ảnh đẹp du lịch Thanh Hóa” trên toàn quốc Những tác phẩm đạt giải sẽ in thành sách ảnh phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá Du lịch Thanh Hóa trên các hệ thống thông tin du lịch (04 năm/01 lần).
• Dịch vụ y tế:
Dịch vụ y tế những năm gần đây của Thanh Hóa càng ngày càng hoàn thiện.Đặc biệt, năm 2014, mô hình tiếp cận Điều trị 2.0 được triển khai mở rộng tại tỉnh Thanh Hóa Một trong những điểm mới trong mô hình này là phân cấp và lồng ghép dịch vụ HIV từ tuyến huyện xuống xã phường để tăng
sự tiếp cận với dịch vụ cho các quần thể có nguy cơ cao từ đó thúc đẩy việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm HIV nhằm giảm gánh nặng cho bệnh nhân cũng như ngành y tế
• Dịch vụ hỗ trợ việc làm
Trang 8Giai đoạn 2012 – 2015, trong 4 năm qua, các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm và kết nối cung – cầu lao động đã đạt nhiều kết quả tốt như: đã hỗ trợ tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động, đầu tư hiện đại hóa 4 trung tâm dịch vụ việc làm, nâng cao năng lực cho 49 trung tâm dịch vụ việc làm; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 8,17 triệu lượt người; cơ sở dữ liệu cung – cầu lao động được cập nhật hàng năm…
• Dịch vụ giáo dục
Thanh Hóa xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng tính đến nay đã mở được 320.712 lớp với trên 20 triệu lượt người tham gia học tập ở cả 5 nhóm nội dung Đến nay, mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng
đã được phủ khắp 637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
Tạo mọi cơ hội và điều kiện cho đông đảo người dân, trước hết là người lao động được học tập thường xuyên, học tập suốt đời để thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao đời sống người dân; sáng tạo thêm nhiều mô hình mới trong hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, qua đó, khẳng định vị thế của đơn vị dẫn đầu cả nước trong xây dựng xã hội học tập
II.1.4. Phát triển các điểm hấp dẫn của địa phương
Hệ sinh thái và nhân văn xứ Thanh đã phú cho miền đất này có nhiều loại hình văn hóa, du lịch phong phú và đặc sắc không thua kém bất cứ địa phương nào trong cả nước Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thiên nhiên, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hóa dân tộc Từ khi đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, với chiến lược phát triển văn hóa gắn với kinh tế du lịch, hoạt động văn hóa và du lịch tỉnh Thanh đã và đang đẩy mạnh việc gắn kết giữa hoạt động văn hóa với
du lịch, trong đó lấy văn hóa làm động lực để phát triển du lịch và thông qua hoạt động du lịch để quảng bá hình ảnh hấp dẫn của Thanh Hóa với những tiềm năng phát triển mọi mặt của nền kinh tế đến người dân cả nước đặc biệt
là các nhà đầu tư.
Thời gian qua, với sự quan tâm, nỗ lực của các ngành, các cấp, hoạt động xúc tiến du lịch của Thanh Hóa đã có những bước tiến mới, từ đó đem lại những lợi ích thiết thực cho ngành du lịch, đặc biệt là các điểm đến hấp dẫn.
Trang 9Hoạt động marketing nổi bật nhất để phát triển các địa điểm hấp dẫn
du lịch này có lẽ phải nói đến các chương trình quảng bá xúc tiến mà Thanh Hóa đã áp dụng cho các địa điểm du lịch.
Nhờ thực hiện tốt chương trình quảng bá, xúc tiến này mà hàng loạt các hoạt động như: lễ hội kỷ niệm 100 năm du lịch Sầm Sơn (năm 2007) và khai trương mùa du lịch thường niên, lễ hội Lam Kinh thường niên và lễ đón bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (9/2013), lễ hội kỷ niệm
45 năm Hàm Rồng chiến thắng (năm 2010), lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (6/2012), đã góp phần khẳng định vị thế và hình ảnh du lịch Thanh Hóa đối với du khách trong và ngoài nước.
Cùng với đó, công tác xúc tiến du lịch đã được chú trọng đẩy mạnh cả
về bề rộng lẫn chiều sâu Tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thanh Hóa được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Đồng thời, tỉnh cũng đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động quảng bá - xúc tiến du lịch tại các liên hoan, lễ hội, hội chợ trong nước và quốc tế, như: hội chợ quốc tế thương mại Việt Nam tại Hà Nội, liên hoan văn hóa ẩm thực Bắc Trung Bộ tại Nghệ
An, hội chợ giao lưu kinh tế Bắc - Trung - Nam… Năm 2013, Thanh Hóa cũng
đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình khảo sát và giới thiệu tiềm năng du lịch Thanh Hóa với các tỉnh; tổ chức đón đoàn của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, T.p Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hải Dương đến khảo sát các điểm du lịch tại Thanh Hóa và ngược lại; tổ chức và thực hiện thành công diễn đàn xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn và vùng phụ cận cùng một số hội nghị, hội thảo với các doanh nghiệp nước ngoài… Các ấn phẩm quảng bá du lịch được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau phát đến du khách.
Điển hình nhất cho chương trình xúc tiến quảng bá ở tỉnh Thanh Hóa phải kể đến Lễ hội du lịch biển Thanh Hóa năm 2015
Là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện của NDLQG
2015 – Thanh Hóa, Lễ hội du lịch biển Thanh Hóa năm 2015 sẽ được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, từ ngày 28/4 đến 5/5/2015, tại thị xã Sầm Sơn và các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Nga Sơn Riêng lễ khai mạc được tổ chức tại sân khấu B, thị xã Sầm Sơn vào 20h ngày 29/4/2015 Với chủ đề
“Ngọt ngào tình biển xứ Thanh”, chương trình lễ khai mạc tập trung khắc họa
vẻ đẹp đa dạng, hấp dẫn của biển, gắn với tình đất và tình người xứ Thanh; qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng to lớn tạo động lực phát
Trang 10triển du lịch biển Thanh Hóa Chương trình gồm 3 phần: Phần khai hội từ “Đi dưới trời xứ Thanh”; phần nghi lễ và khánh tiết; phần nghệ thuật “Ngọt ngào tình biển xứ Thanh” (với 3 chương: Hát cùng sóng biển Việt Nam; Ngọt ngào tình biển xứ Thanh; Sầm Sơn nơi điểm hẹn).
Trong khuôn khổ Lễ hội du lịch biển Thanh Hóa năm 2015 sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, gồm: Lễ khai trương du lịch biển Hải Tiến (ngày 28/4, tại huyện Hoằng Hóa); Lễ hội đường phố (ngày 30/4, tại thị xã Sầm Sơn); Lễ khai trương du lịch biển Hải Hòa (ngày 1/5, tại huyện Tĩnh Gia); Lễ hội Lê Hoàn năm 2015 (diễn ra trong 3 ngày 25, 26, 27/4, tại huyện Thọ Xuân); Lễ hội Mai An Tiêm năm 2015 (diễn ra trong 3 ngày, từ 29/4 đến 1/5, tại huyện Nga Sơn); Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt hè Sầm Sơn (diễn ra từ
28 đến 30/4, tại thị xã Sầm Sơn); Giải cầu mây bãi biển toàn quốc năm 2015 Thanh Hóa (diễn ra từ ngày 1/5 đến 8/5, tại thị xã Sầm Sơn)
Lễ hội du lịch biển Thanh Hóa năm 2015 đã rất hiệu quả khi tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Thanh Hóa tới tất cả các khách du lịch trong và ngoài nước Kịch bản chương trình đã được xây dựng tương đối chi tiết, khoa học đã giới thiệu chung về du lịch Thanh Hóa, trong đó nhấn mạnh đến tiềm năng du lịch biển, với các điểm đến nổi tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cho lễ hội cũng diễn ra rất tốt, bên cạnh việc tuyên truyền trên báo chí, đồng chí giao Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa đấu mối liên hệ tiếp sóng trên các kênh của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, VTV9, VTC, Ninh Bình, Quảng Ninh
Lễ hội du lịch Thanh Hóa 2015 đã xúc tiến quảng bá du lịch Thanh Hóa đến tất cả các du khách, giới thiệu du khách thêm các địa điểm du lịch hấp dẫn khác trong tỉnh.
II.1.5. Xây dựng hình ảnh con người địa phương
Với điều kiện thuận lợi là có tài nguyên du lịch phong phú, từ nhiều năm nay, Thanh Hóa đã luôn khai thác đa dạng các loại hình du lịch và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm Để đạt được điều đó, ngoài việc đầu tư hạ tầng, xúc tiến, quảng bá… thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự “thân thiện” của cộng đồng dân cư đối với du khách đến du lịch ở địa phương.
Trang 11Sự văn minh, thân thiện đối với du khách không phải là điều gì đó quá khó khăn, lớn lao, mà chỉ là từ những cử chỉ, nụ cười, câu nói cảm ơn sau khi
du khách sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình
Trong những năm qua, người dân Thanh Hóa vẫn đang thể hiện tốt phẩm chất quý khách, mến khách của mình Ưu điểm lớn nhất của người Thanh Hóa đó là nhiệt tình, cởi mở trong giao tiếp với khách du lịch Với bất
kỳ khách du lịch nào đến Thanh Hóa khi muốn được giải đáp những câu hỏi cũng đều được trả lời rất nhiệt tình và cởi mở.UBND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện một cuộc khảo sát tại Sầm Sơn, theo đó 315/700 phiếu của khách du lịch (chiếm 45%) đã công nhận là cộng đồng dân cư Sầm Sơn nhiệt tình, cởi mở.Thêm một điểm cộng cho người dân tại các điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, đó là ý thức giúp đỡ người khác Và thực tế hiện nay đó là, với những lợi ích do hoạt động du lịch đem lại cho cộng đồng dân cư nên nhận thức về việc cần phải ứng xử văn hóa, thân thiện với khách đã bắt đầu
đi vào tiềm thức, suy nghĩ của người dân Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp trong việc triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa giao tiếp, ứng xử của cộng đồng dân cư tại các khu, điểm
du lịch trên địa bàn toàn tỉnh hướng tới xây dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh, thân thiện
Bên cạnh sự thận thiện đó, chính quyền địa phương tỉnh vẫn đang tiếp tục thực hiện các hoạt động để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hình ảnh con người địa phương Thanh Hóa Việc xây dựng hình ảnh này được thể hiện qua hai mặt, đó là sự mến khách, thân thiện, sắn lòng giúp đỡ của người dân đại phương và thái độ, tác phong, văn hóa của những người bán hàng, nhân viên khách sạn, các điểm du lịch, lái xe taxi
Một số hoạt động mà chính quyền địa phươngthực hiện:
- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 135 với mục đích tạo chuyển biến mạnh
mẽ trong việc xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, nhằm tạo dựng thương hiệu, thu hút khách du lịch đến với Thanh Hóa.
Do tỉnh đã xác định việc ứng xử có văn hóa và thân thiện với khách du lịch là hành vi không phải lúc nào cũng đến từ tinh thần tự nguyện, mà phải có áp lực từ phía các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương Vì vậy, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch này để cải thiện hình ảnh con người địa phương
- Về công tác tuyên truyền:
Trang 12+ Đối với khách du lịch: Tỉnh đã xây dựng và phát hành các ấn phẩm bằng Tiếng Việt và tiếng nước ngoài với nội dung về công tác xây dựng môi trường
du lịch an toàn, văn minh du lịch Cung cấp thông tin cần thiết cũng như khuyến cáo đối với người dân, du khách về những vấn đề cần lưu ý tại mỗi điểm đến
+ Đối với người dân trong địa bàn tỉnh, là đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách, quy định, văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành về công tác quản lý môi trường du lịch và việc đẩy mạnh xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện…
- Về công tác quản lý nhà nước
Tỉnh cũng đã có chủ trương thiết lập các số điện thoại đường dây nóng từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời phối hợp với các đơn vị như: Trung tâm cấp cứu
115, cảnh sát cơ động 113, quản lý thị trường, các lực lượng chức năng nhằm tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp mà du khách gặp phải.
- Về công tác đào tạo nhân lực
+ Thành lập trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho các đối tượng lang thang, bán hàng rong, ăn mày, ăn xin trên địa bàn Tập huấn công tác quản lý và nghiệp vụ cho công chức nhà nước, cán bộ quản
lý du lịch tại các địa phương, các khu, điểm du lịch
Các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư
+ Đối với cộng đồng dân cư - những người được hưởng lợi trực tiếp từ du lịch mang lại và trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch cũng cần có những cách làm tích cực nhằm để lại ấn tượng trong lòng du khách.
Trang 13• Cần chuyên nghiệp trong cách phục vụ, có thái độ, hành động, lời nói
thích hợp trong việc ứng xử
• Cần biết nói những câu “xin lỗi” trong những trường hợp cần thiết và
biết nói lời “cảm ơn” khi khách quan tâm, sử dụng dịch vụ của mình
• Mỗi người làm du lịch cần tự nâng cao vốn hiểu biết, kiến thức để tự
hoàn thiện bản thân… Và quan trọng nhất là luôn luôn nở nụ cười “hài
lòng” khi tiếp xúc với khách du lịch Nụ cười chính là sự phản chiếu và
bao hàm cho giá trị của sự thân thiện.
- Thêm một điều nữa, những năm gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra
bảng giá cho các loại hình dịch vụ du lịch, ví dụ như: giá thuê nhà nghỉ, giá
thuê phao, đồ bơi, bảng giá đồ hải sản bảng giá đó quy định giá trần cho mỗi
loại sản phẩm để trành tình trạng chặt chém giá, thách gá quá cao đối với
khách du lịch
Với việc thực hiện các chính sách này, Thanh Hóa đã và đang xây dựng
hình ảnh con người đang ngày càng đẹp hơn trong mắt khách du lịch, sẽ giúp
Thanh Hóa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch hơn, là địa điểm du lịch
đáng tin cậy đối với du khách
II.2. Các hoạt động marketing cụ thể
II.2.1. Marketing để thu hút và hấp dẫndân cư và nguồn nhân lực
tới địa phương
Ma trận SWOT
Điểm mạnh
dào.
- Chất lượng nguồn lao động ngày
càng được nâng cao
sống còn ở mức thấp
- Chưa thu hút được nhiều nguồn đầu tư đặc biệt trực tiếp từ nước ngoài.
- Sự bất hợp lí giữa khâu đào tạo và làm việc của lao động
Cơ hội
- Có nhiều ngành kinh tế có triển
vọng phát triển như du lịch, khai
khoáng, nuôi trồng thủy sản, cung
Trang 14- Hiện nay Thanh Hóa đang là điểm
thu hút vốn đầu tư vào các khu
Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển của Thanh Hóa, nó duy trì
cuộc song, hỗ trợ sự phát triển kinh tế, thu hút nhân tài Thiếu cơ sở hạ
tầng sẽ hạn chế sự lưu thông hàng hóa, cư dân, thông tin vì thế ngăn
cản sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Vì vậy lãnh đạo tỉnh
cần:
- Đánh giá nhu cầu về cơ sở hạ tầng và thiết lập ngân sách phù hợp
cho việc phát triển cơ sở hạ tầng.
- Đầu tư mạnh trang thiết bị cho sự phát triển tương lai.
- Thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng, cấp vốn, nhân lực và vật lực cho
xây dựng cơ bản.
- Cải tạo một số con đường đã xuống cấp.
- Giảm chi phí vân hành giao thông xuống mức tối thiểu.
• Thông tin liên lạc: xây dựng hệ thống thông tin liên lạc thông suốt về
tận làng xã, dân tộc ít người.
- Nâng cấp một số nhà cửa có khả năng tu sửa và bán thanh lí cho người
dân.
- Xây thêm nhiều khu đô thị chung cư với dịch vụ đầy đủ phụ vụ nhu cầu
nhà ở cho người lao động có trình độ đến làm việc tại địa phương.
Hóa làm việc.
- Áp dụng khoa học công nghệ xây dựng hệ thống xử lí rác thải ô nhiễm.
gây ô nhiễm môi trường.
- Chiến lược xây dựng nơi cơ trú
• Cải tạo hệ thống giáo dục, y tế: yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan
trọng cho việc chọn lựa của người lao động
Trang 15• Hình thành môi trường sống văn minh
- Giá cả và thu nhập
Thanh Hóa được đánh giá là 1 tỉnh có chất lượng sống đảm bảo, kinh
tế có tiềm năng phát triển., cuộc sống cân bằng giữa thu nhập và chi phí sinh hoạt hàng ngày Thuy nhiên muốn thu hút được nhân tài, tỉnh cần bổ sung một số chính sách hỗ trợ về ăn ở đi lại, tăng lợi ích của người lao động.
- Chính sách nhân lực: mở các khóa đào tạo nâng cao cho người lao động hoặc đưa những người xuất sắc ra ngoài học tập.
II.2.2. Marketing để thu hút đầu tư vào địa phương
Thanh Hóa hiện đang là tỉnh thu hút FDI xếp 6/63 tỉnh, thành phố cả nước Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 8; Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) xếp thứ 6; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 9 cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa năm 2014 đã đạt 11,6%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra Trong đó, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm hơn 80% trong cơ cấu kinh tế, thu ngân sách ước đạt trên 7.5 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.365 USD
Thanh hóa là thị trường lao động lớn, có 3.5 triệu dân đứng thứ 3 cả nước.
Trang 16Mật độ dân sô khá đông so với cả nước tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp
(nghìn người) Mật độ dân số(người/km2)
• Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú:
- Tài nguyên đất: Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, chiếm 3.37% diện tích tòan quốc, đứng thứ 6 trong số 63 tỉnh -thành phố cả nước, và thứ 2 sau tỉnh Nghệ An ( 1649 km2 ) trong số các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
- Tài nguyên rừng: Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3
- Biển: Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn.
- Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
- Tài nguyên nước: Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông
Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3 Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện.
• Một số chính sách ưu đãi
Trang 17- Thuế : Thanh Hóa có nhiều chính sách ưu đãi như miễn tiền thuê đất đối với các dự án khuyến khích đầu tư, miễn từ 3-15 năm cho từng loại dự án Doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi 10% hoặc 20% trong 10 năm (hoặc suốt thời gian hoạt động), đồng thời được miễn thuế từ 2-4 năm và giảm 50% trong vòng 4-9 năm, ưu đãi về thuế quan.
- Tiền thuê đất:
+ Miễn tiền thuế đất, thuê mặt nước đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư trên địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp; dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hoá) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ.
+Giảm 70% tiền sử dụng đất; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư.
+Giảm 50% tiền sử dụng đất; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.
- Miễn thuế xuất nhập khẩu cho một số mặt hàng như:
+ Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài.
+ Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam.
+ hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.
• Hệ thống giao thông thuận lợi:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà
ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách
- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào