Kinh nghiệm từ Singapore

Một phần của tài liệu Marketing địa phương thanh hóa (Trang 28 - 34)

Dựa vào sự cải thiện marketing Singapore đã đạt được uy tín toàn cầu là một trung tâm sản xuất, vận tải và kinh doanh tạo giá trị gia tăng – đặc biệt là công nghệ. Singapore khai thác triệt để hình ảnh CNC thông qua tiếp thị mạnh với ngành công nghệ thông tin quốc tế. Nơi này tự do hóa ngành viễn thông và dịch vụ internet với mục tiêu nâng cao dịch vụ và hạ thấp chi phí

Năm 1999, Singapore bắt đầu tự do hóa khu vực ngân hàng nhằm phát huy thành công của những khu vực khác để trở thành trung tâm tài chính châu Á. Không như Hồng Kông, Singapore cũng mở cửa cho các tổ chức giáo dục quốc tế trong một nỗ lực tăng chất lượng và số lượng giáo dục hiện có, không chỉ dành riêng cho người dân Singapore mà còn cho những tài năng ở ngoài Singapore.

Khi lợi thế cạnh tranh của một nền kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tri thức, thì Singapore hy vọng thu hút được những người giỏi nhất và thông minh nhất ở khắp nơi trong khu vực, và giữ họ lại sau khi tốt nghiệp.

Singapore Airlines là một ví dụ điển hình về vai trò quan trọng đối với marketing lãnh thổ của các doanh nghiệp. Singapore Airlines đã làm tăng thêm giá trị cho công cuộc quảng bá và tiếp thị mạnh mẽ của đảo quốc này như điểm đến hiện đại và hữu nghị, mang lại hiệu quả tầm cỡ thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia như Intel cũng quảng bá các địa phương khi công bố những cam kết của họ đối với một quốc gia, khu vực hay cộng đồng.

Kinh nghiệm: Singapore tuy là đất nước bé, song đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Chính những điều này đã xây dựng nên hình ảnh Singapore uy tín và phát triển trong mắt mọi người, và nguồn nhân lực tài giỏi cũng từ đó đến với Singapore để phát triển. Hình ảnh đất nước đẹp, con người đẹp và phát triển đã thu hút rât nhiều khách du lịch đến đây để thấy sự phát triển mạnh mẽ và trong sạch của Singapore

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn song chưa tận dụng được diện tích đó để đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho cải thiện cơ sở hạ tầng, chính vì vậy chưa xây dựng được hình ảnh đẹp và mở ra nhiều cơ hội phát triển để thu hút nguồn tài lực cho tỉnh. Chưa xác định rõ điểm mạnh của tỉnh để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, thu hút khách du lịch nước ngoài.

V. Đánh giá và đề xuất giải pháp cho hoạt động marketing địa phương ở Thanh Hóa

V.1. Đánh giá

Ưu điểm

Là thành phố du lịch, Thanh Hóa tập trung marketing hình ảnh địa phương đến du khách, việc thực hiện các hoạt động marketing diễn ra rất tốt, những điểm tốt có thể được kể đến:

- Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào, dân số thuộc tháp dân số trẻ, cơ cấu dân số vàng. Đây là điều kiện cơ bản để thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh.

- Với nhiều khu di tích lịch sử khu du lịch nghỉ dưỡng chưa khai thác, nguồn tài nguyên về du lịch dồi dào là tiềm năng cho việc phát triển ngành du lịch và dịch vụ trên toàn địa bàn tỉnh.

- Vị trí địa lí đẹp, đường bờ biển dài, tiếp giáp với nhiều tỉnh và các nước trong khu vực, nơi đây là chiếc cầu nối cho giao thương, thương mại và phát triển ngành sản xuất thủy hải sản cho xuất khẩu.

- Được nhà nước và các đơn vị nước ngoài đầu tư nhiều nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các khu vực công nghiệp, tạo nguồn thu lớn cho tỉnh và tạo khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.

- Nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú như tài nguyên rừng, biển, khoáng sản… làm tiền đề cho phát triển đa dạng các ngành nghề trên toàn địa bàn.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm đó, Thanh Hóa rất còn khá nhiều mặt hạn chế: - Về kiến trúc đô thị: Chưa có kiến trúc nào nổi bật, đại diện cho thành phố, nhắc đến Thanh Hóa người ta sẽ chỉ ngay đến biển, nhưng bên cạnh đó, nếu có kiến trúc đô thị nổi bật thì sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn

- Về phát triển du lịch:

+ Chưa quy hoạch hết các tiềm năng địa phương, với đường bờ biển dài, vẫn còn nhiều địa điểm mà địa phương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng phát triển của nó

+ Việc áp dụng bảng giá ở các địa điểm du lịch mới chỉ quán triệt ở Sầm Sơn, cần tích cực và nghiêm khắc hơn ở các bãi biển khác, dẫn đến vẫn còn tình trạng chạt chém giá cả

- Về hoạt động xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn chưa tương xứng.

+ Công tác đầu tư xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến hàng xuất khẩu còn bộc lộ nhiều bất cập.

+ Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa đầu tư nghiên cứu thị trường, tạo sản phẩm mới, chưa ý thức được đầy đủ về đầu tư xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

+ Các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng tài chính để tham dự các hội chợ lớn về các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở nước ngoài do vậy không nắm được thông tin về tình hình thị trường, giá cả

- Về phát triển các điểm hấp dẫn:

+ Hoạt động tuyên truyền, quảng bá - xúc tiến du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa phát huy được nguồn lực từ xã hội hóa, đặc biệt là từ các doanh nghiệp du lịch, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn hiện nay. + Hiệu quả tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến chưa cao, còn những hạn chế nhất định, nhất là đối với công tác tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.

Nguyên nhân một phần là do tâm lý lo ngại tốn kém của đa số các doanh nghiệp du lịch và thiếu kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

+ Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, việc đầu tư dàn trải khiến một số điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn như: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, thành nhà Hồ, Pù Luông… cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu để thu hút du khách. - Về thu hút đầu tư:

+ Cơ sở vật chất - hệ thông kết cấu hạ tầng vẫn chưa phát triển đồng bộ nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư chủ yếu vào KKT Nghi Sơn và các Khu CN.

+ Các dự án đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp chưa có dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ. Đó là: khu lọc hóa dầu Nghi sơn, nhà máy nhiệt điện Nghi sơn, công ty TNHH Nghi Sơn, nhà máy đường Lam Sơn. Định hướng phát triển ngành chưa xúc tiến đẩy mạnh được tiểm năng khu vực, đang bỏ ngõ thị trường lớn trong ngành dịch vụ - ngành đem lại nguồn thu lớn nhất.

+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Nguồn nhân lực dồi dao xong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn thấp, chưa có chính sách thu hút nhân tài từ nơi khác về cũng như giữ nhân tài của tỉnh.

V.2. Đề xuất giải pháp

- Đối với xuất khẩu:

+ Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện đồng bộ cả ở tầm vĩ mô và vi mô, vừa đẩy mạnh khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, tiếp xúc với các đoàn doanh nghiệp, các hội thảo khoa học để tìm kiếm và thu hút liên kết, hợp tác đầu tư du nhập giống mới, công nghệ mới…, đồng thời doanh nghiệp nâng cao năng lực thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả trong công tác thu thập thông tin, dự báo thị trường.

+ Tăng cường quan hệ trao đổi với Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước có nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản, để thu thập và cung cấp thông tin về tình hình cung cầu hàng thủy sản của các thị trường truyền thống, thị

trường tiềm năng có khả năng tiêu thụ số lượng lớn, những rào cản của các nước nhập khẩu để tránh rủi ro thiệt hại đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu đạt tăng trưởng cao, ổn định lâu dài.

+Hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, làng nghề, các sản phẩm tiềm năng có thế mạnh của tỉnh và tăng cường kết nối, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.Đầu tư có định hướng, có tập trung để xây dựng nên các sản phẩm đặc sắc thể hiện bản sắc vừng miền, không dàn trải và đơn điệu

+ Cần phải tiến hành xây dựng, nâng cao và phát triển thương hiệu. Xây dựng hình ảnh đẹp ở cả con người lẫn cơ sở vật chất, kiến trúc… đồng bộ và gắn liền với nhau trong quá trình phát triển.

- Đối với thu hút đầu tư:

+ Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư sang lĩnh vực dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực hơn. Theo định hướng phát triển của cả nước, tạo nguồn thu lớn cho tỉnh cũng như tận dụng nguồn lực của tỉnh một cách triệt để.

+ Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trên địa bàn. Thủ tục hành chính cần nhanh gọn và linh hoạt để tăng cường sự hỗ trợ cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Tỉnh Thanh Hoá cần hoàn chỉnh và công bố rộng rãi quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Quy hoạch có quy mô và mục đích sử dụng hợp lí tránh lãng phí đất đai, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên mọi địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế một cách đồng đều. Phát triển cơ sở hạ tầng tập trung song đồng đều để tỉnh phát triển rộng và đều trên toàn địa bàn, tránh sự chênh lệch lớn trong phát triển kinh tế vùng

+ Chú trọng tăng cường công tác cán bộ và đào tạo cán bộ làm công tác đối ngoại, đồng thời nâng cao năng lực đào tạo nghề. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tận dùng nguồn lao động dồi dào hiện có của tỉnh, và thu hút được nhân tài giúp phát triển nền kinh tế tỉnh.

+ Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và hoàn chỉnh danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, dự án lĩnh vực dịch vụ, các dự án của các đối tác thuộc địa bàn trọng điểm Châu Âu, Châu Mỹ, lựa chọn những dự án đảm bảo tính khả thi.

- Đối với phát triển du lịch và các điểm hấp dẫn của địa phương

+ Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành chức năng cũng như sự đồng hành của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh, nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá - xúc tiến trong hoạt động du lịch.

+ Nhà nước cần có một số chính sách caỉ thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ ở khu du lịch. Đưa ra các quy định về xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ cũng như tạo nên hình ảnh đẹp về con người nơi đây. + Cần tận dụng hết các nguồn lực đặc biệt là từ doanh nghiệp bằng cách cho doanh nghiệp thầu các khu du lịch để khai thác tiềm năng dưới sự quản lí của nhà nước. Tăng cường sử dụng và quy hoạch khu du lịch phát triển tiềm năng sẵn có của tỉnh

- Đối với việc xây dựng hình ảnh con người địa phương

+ Cần có các biện pháp chặt chẽ hơn nữa để giảm thiểu tình trạng tình trạng chặt chém, nói thách giá các hàng hóa dịch vụ. Đưa ra các quy định về sử dụng và niêm yết giá dịch vụ trên các khu du lịch, nghỉ dưỡng

+ Tiếp tục xây dựng hình sự mến khách, hình ảnh con người thân thiện, giúp đỡ khách du lịch. Tuyên truyền gióa dục người dân về văn hóa đẹp, văn minh và phát triển

+ Khuyến khích người dân học tiếng Anh để thân thiện và giao tiếp được với người nước ngoài. Phủ sóng ngôn ngữ quốc tế giúp đẩy mạnh giao thông và chất lượng phục vụ, nhất là đối với du khách nước ngoài

- Đối với cơ sở hạ tầng:

+ Hoàn thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng để thu hút nhân lực cũng như nhà đầu tư vào địa phương

+ Tăng cường thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cụ thể, có quy mô và đồng bộ trên toàn địa phương

Một phần của tài liệu Marketing địa phương thanh hóa (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w