Qua 20 năm 1986 - 2006, nội dung và phương thức họat động của các tổ chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM NGỌC TRÂM
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
(1986 - 2006) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Thành phố HỒ CHÍ MINH, năm 2008
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM NGỌC TRÂM
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
(1986 - 2006)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số: 60.22.54.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
1 – PGS-TS VÕ VĂN SEN – Trường Đại học KHXH&NV TP HCM
2 – PGS-TS HUỲNH THỊ GẤM – Học viện Chính trị – Hành chính khu vực II
Thành phố HỒ CHÍ MINH, Năm 2008
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Ngọc Trâm
Trang 4MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .Trang 6
1.1 - Lý do chọn đề tài 6
1.2 - Mục đích nghiên cứu 7
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
4 Nguồn tài liệu 16
5 Phương pháp nghiên cứu 18
6 Đóng góp của luận án 18
7 Bố cục của luận án 19
Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM (1945 - 1986) 1.1 – Khái niệm và phương thức tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam .Trang 20 1.1.1 – Khái niệm chính trị và hệ thống chính trị 20
1.1.2 - Phương thức tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam 24
1.2 – Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống chính trị Việt Nam (1945 -1986) 29
Trang 51.2.1- Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân dân 1945-1954 29
1.2.2- Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954-1975) 38
1.2.3- Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản (1975-1986) 43
Kết luận chương 1 49
Chương 2 QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM (1986 - 1996) 2.1 – Những nhân tố tác động đến quá trình đổi mới chính trị và hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986-1996) 52
2.1.1 – Bối cảnh công cuộc đổi mới 52
2.1.2 – Một số nhân tố tác động đến quá trình đổi mới tư duy về chính trị và hệ thống chính trị ở Việt Nam 57
2.2 – Đổi mới, nâng cao chất lượng sự lãnh đạo của Đảng (1986 - 1996) 67
2.2.1 – Nâng cao chất lượng sự lãnh đạo của Đảng (1986 - 1991) 67
2.2.2 – Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng (1991 - 1996) 83
2.3 – Xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế – xã hội (1986 - 1996) 99
2.3.1 – Đổi mới hoạt động của Nhà nước (1986 - 1991) 99
2.3.2 – Từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế – xã hội (1991 - 1996) 107
2.4 – Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (1986 - 1996) 117
Trang 62.4.1 – Từng bước đổi mới hoạt động của Mặt trận
và các đoàn thể nhân dân (1986 - 1991) 117
2.4.2 – Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (1991 - 1996) 125
Kết luận chương 2 134
Chương 3 QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM ( 1996 – 2006) 3.1 – Xu thế khách quan thúc đẩy tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam 136
3.1.1 – Xu thế quốc tế 136
3.1.2 – Xu thế đổi mới ở Việt Nam 140
3.2 – Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng (1996 - 2006) 142
3.2.1 – Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng (1996 - 2001) 142
3.2.2 – Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng (2001 - 2006) 159
3.3 – Đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền (1996 - 2006) 171
3.3.1 – Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền (1996 – 2001) 171
3.3.2 – Đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền (2001 – 2006) 190
3.4 – Tăng cường vai trò của Mặt trận và các đoàn thể – phát huy dân chủ, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân (1996 - 2006) 204
3.4.1 – Đổi mới hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (1996 - 2001) 204 3.4.2 – Tăng cường vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, phát huy dân chủ,
Trang 7mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân (2001 - 2006) 213
Kết luận chương 3 225
KẾT LUẬN 228
1 - Đánh giá chung 228
2 - Nguyên nhân thành công 232
3 - Nguyên nhân hạn chế 232
4 - Một số bài học kinh nghiệm 234
5 - Đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam 239
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 250
TÀI LIỆU THAM KHẢO 254
PHỤ LỤC 1 HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 283
PHỤ LỤC 2 CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Từ năm 1986 đến năm 2006) 289
PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG KHÓA VI (12/1986 - 6/1991) 290
PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG VÀ HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU GIỮA NHIỆM KỲ KHÓA VII (6/1991 - 6/1996) 292
PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG VÀ HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU GIỮA NHIỆM KỲ KHÓA VIII (6/1996 - 4/2001) 294
PHỤ LỤC 6
Trang 8MỘT SỐ HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG KHÓA IX (4/2001 - 4/2006) 296
Các Luật được Quốc hội khố XI (2002 - 2007) thơng qua 335 PHỤ LỤC 11
Các Pháp lệnh được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khố XI (2002 - 2007) thơng qua 344 PHỤ LỤC 12
Các hiệp định, hiệp ước, cơng ước quốc tế được Quốc hội
khố XI (2002 - 2007) phê chuẩn 348
Trang 9DẪN LUẬN
1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1 - Lý do chọn đề tài
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước
Những năm ấy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Song bên cạnh những thành tựu, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn chồng chất và gay gắt về kinh tế và đời sống Vì do duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nên từ đầu những năm 80 (thế kỷ XX) đất nước
ta lâm vào khủng hoảng gay gắt về kinh tế - xã hội, sản xuất đình trệ, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế bị giảm sút, nhiều mặt cơ bản của nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng như xóa bỏ các thành phần kinh tế cần thiết cho phát triển kinh tế, hạn chế các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, xem nhẹ động lực lợi ích kinh tế Trong xây dựng hệ thống chính trị còn vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, tình trạng quan liêu, tham nhũng phát triển, chưa có quan điểm chiến lược và phương thức cụ thể để
mở rộng giao lưu quốc tế
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã tự phê phán nghiêm túc và đề ra đường lối đổi mới đất nước: tập trung đổi mới về kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị và hệ thống chính trị
Thực tiễn 20 năm (1986-2006) đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam cho thấy đây là một quá trình đầy thách thức, cam go, một sự xung đột giữa những lề thói cũ với những cái mới vẫn còn ẩn chứa nhiều bất trắc khó lường Nhưng để đưa đất nước vượt
Trang 10qua những thác gềnh, chông chênh trong thời kỳ khủng hoảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì, từng bước, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, bất chấp sự trì kéo của các thế lực bảo thủ, vững vàng đối phó với những xu hướng nóng vội, sao chép mô thức của xã hội phương Tây, giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, duy trì tình thế ổn định của đất nước
Qua 20 năm (1986 - 2006), nội dung và phương thức họat động của các tổ chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, củng cố Đảng đi đôi với việc cải tiến sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Đổi mới hệ thống chính trị đã góp phần giữ vững được sự ổn định chính trị, củng cố được thế trận quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh, từng bước phá thế bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nghiên cứu qúa trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn
1986-2006 nhằm dựng lại lịch sử của công cuộc đổi mới hệ thống chính trị trong thời kỳ này
là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích Do vậy, tôi chọn đề tài “Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam 1986-2006” làm luận án tiến sĩ lịch sử
1.2 – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ thực tế lịch sử công cuộc đổi mới của đất nước, mục đích nghiên cứu của luận án này nhằm:
- Phản ánh những thành tựu và hạn chế trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986-2006
Trang 11- Thông qua quá trình lịch sử vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới hệ thống chính trị với toàn bộ công cuộc đổi mới đất nước, nhất là đổi mới về kinh tế
- Trên cơ sở chọn lọc những vấn đề, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, luận án phản ánh quá trình chuyển biến tích cực, những mối quan hệ phụ thuộc, tác động lẫn nhau cũng như những mặt hạn chế, bất cập của quá trình đổi mới cả hệ thống chính trị và từng bộ phận của hệ thống
- Làm rõ những đặc điểm cơ bản và những vấn đề có tính qui luật của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986-2006
2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Lĩnh vực chính trị nói chung, hệ thống chính trị nói riêng là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, vì sự vững mạnh và hoạt động có hiệu quả cao của nó sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế – xã hội Chính vì vậy, trong 20 năm (1986-2006) thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, với những bước đi phù hợp; trong đó tập trung sức đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
Thực tiễn đổi mới hệ thống chính trị trong 20 năm qua (1986-2006) là đổi mới tổ chức và hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đổi mới hoạt động chung của cả hệ thống chính trị và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận án, trước hết, sẽ làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn và yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả họat động của hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phản ánh một cách sinh động bức tranh lịch sử quá trình đổi mới hệ thống chính trị, và những kết quả của quá trình đó đã phục vụ những lợi ích đa
Trang 12dạng và chính đáng của con người – bao gồm cả lợi ích vật chất và tinh thần Quá trình thực hiện thành công đổi mới hệ thống chính trị là quá trình nâng cao hiệu quả tác động của hệ thống chính trị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đó là điểm mấu chốt để hình thành chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, cái được xem vừa là động lực, vừa là mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị
Khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng ta chính thức sử dụng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa VI, tháng 3-1989 và sau đó trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội”, Văn kiện Đại hội VII của Đảng (6-1991) Mô hình tổng thể hệ thống chính trị của xã hội ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam Mô hình tổ chức này và các ban ngành được thành lập giống nhau ở 4 cấp tương ứng với các cấp hành chính địa phương Cho nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài có phạm vi rộng Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị có liên quan đến hầu như nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội
Do đó, trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ đi sâu vào một số vấn đề cơ bản trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2006
1 Qúa trình đổi mới tư duy về chính trị và hệ thống chính chính trị của Đảng
2 Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới
3 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
4 Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội
Trang 135 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
6 Đánh giá sự tác động của đổi mới hệ thống chính trị đối với kinh tế – xã hội
7 Ý nghĩa, thành tựu, hạn chế và xu thế đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
3 – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2006 là vấn đề nhạy cảm có liên quan trực tiếp đến sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng những thiết chế xã hội mới (thậm chí có những thiết chế chưa có tiền lệ trong lịch sử, như: pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân chủ xã hội chủ nghĩa…), quyết định sự phát triển đất nước với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Tiêu biểu có một số công trình sau:
“Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2004 Tác phẩm đã làm rõ tổ chức và sự vận hành của hệ thống chính trị ở cơ sở cũng như toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta và mối quan hệ, liên hệ tác động qua lại giữa nó với các bộ phận, thực thể khác nhau theo chiều dọc và chiều ngang; phản ánh mối quan hệ sâu xa và rộng lớn giữa hệ thống chính trị với dân, cụ thể là mối quan hệ qua lại giữa Đảng với dân, Nhà nước với dân, Mặt trận và các đoàn thể với dân, do dân tổ chức nên Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, công trình khẳng định những mối quan hệ máu thịt này quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước; đồng thời đề xuất việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, hướng tới phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân
Trang 14dân Tập sách đã cung cấp cho tác giả luận án nhiều cứ liệu quan trọng về đổi mới hệ thống chính trị ở cấp xã
Tác phẩm “Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp” của Viện Nghiên cứu Khoa học Tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ), do TS Chu Văn Thành (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2004 Công trình đã nghiên cứu nhiều tư liệu, đặc biệt là tổng hợp, phân tích kết quả dự án điều tra thực trạng hệ thống chính trị cơ sở ở 48 xã, phường, thị trấn thuộc 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm
2000 đến năm 2002 Công trình đã cung cấp nhiều số liệu phản ánh thực trạng tổ chức chính quyền cơ sởû, giúp cho tác giả luận án về cơ sở nghiên cứu, thấy được thực trạng,
xu hướng vận động của hệ thống chính trị trong hiện tại và tương lai
“Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do PGS.TS Lê Minh Thông chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – năm 2008 Tập sách đã cung cấp một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống chính trị của nước ta, qua đó nêu bật bước chuyển từ tư duy lý luận về chuyên chính vô sản và hệ thống chuyên chính vô sản sang tư duy về dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị; chuyển từ tư duy lý luận về Nhà nước chuyên chính vô sản sang tư duy lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
“Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Tài liệu tham khảo nội bộ) PGS.TS Tô Huy Rứa – PGS.TS Nguyễn Cúc – PGS.TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003 Tập sách đã phản ánh những mặt thành công và hạn chế của tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi nói riêng, hệ thống chính trị cả nước nói chung; đồng thời cung cấp cho tác giả luận án những luận giải về cơ sở lý luận và thực tiễn để đi sâu phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị và đề xuất các quan điểm,
Trang 15giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức thành viên và toàn bộ hệ thống chính trị
Đối với các công trình nghiên cứu lịch sử thời kỳ đổi mới, tiêu biểu có tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập”, từ thời nguyên thủy đến năm 2000, do
GS Trương Hữu Quýnh, GS Đinh Xuân Lâm, PGS Lê Mậu Hãn (đồng chủ biên); Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2001 Tác phẩm đã dành một phần giới thiệu bối cảnh và những mốc lịch sử căn bản trong thời kỳ đổi mới, như quá trình Việt Nam thực hiện đổi mới, đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Về đổi mới hệ thống chính trị, tác phẩm đã nêu được các bước chuyển biến căn bản của bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo; hệ thống chính trị được kiện toàn qua từng giai đoạn; hệ thống pháp luật được phát triển đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới; triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá Tác phẩm đã cung cấp cho tác giả luận án một cái nhìn căn bản về quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000
Một tác phẩm có liên quan đến đề tài được xuất bản gần đây là tập “Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” – PGS.NGND Lê Mậu Hãn – PGS.TS Trình Mưu – GS.TS Mạch Quang Thắng (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2006 Tập giáo trình phản ánh lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi hình thành (năm 1930) đến năm 2006 Tác phẩm đã nêu những mốc lịch sử chính trong thời kỳ đổi mới như các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, khái quát những kết quả đã đạt được theo sự tổng kết của từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, phản ánh một số sự kiện lịch sử trong quá trình tiến hành đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, giai đoạn 1986-2006 Tập giáo trình giúp cho tác giả luận án đối chiếu, tham khảo, nhất là trong việc đánh giá các sự kiện chính
Trang 16Liên quan đến đề tài, một số tạp chí nghiên cứu nước ngoài đã có nhiều bài viết của nhiều tác giả, tiêu biểu có:
“Dân chủ là gì và thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam", Thời Đại Mới, số 8 tháng
7 năm 2006 - http://www.thoidai.org/ThoiDai8/2006 của Cao Huy Thuần (GS Đại học Amiens, Giám đốc Centre de recherche universitaire sur la construction europenne (CRUCE) - Pháp) Trên cơ sở tổng kết những quan niệm và tình hình thực hiện dân chủ ở một số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa ra một số vấn đề liên quan đến dân chủ và con đường dân chủ hoá ở Việt Nam Tác giả đã thẳng thắn nêu ra nhiều chi tiết phê phán tình trạng không có dân chủ ở Việt Nam và đề nghị con đường “dân chủ hoá” của Việt Nam trong thời gian đến, như cơ quan Mặt trận nên “độc lập” trong việc tổ chức ứng cử, bầu cử; vai trò lãnh đạo của Đảng cần thể hiện thông qua “trách nhiệm luật định” (phải theo đúng Hiến pháp và luật pháp) “trách nhiệm chính trị” (chịu phán quyết của dân) Bài viết đã giúp cho tác giả luận án có một cái nhìn tham chiếu về con đường dân chủ hoá và những nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
Không nhẹ nhàng và hài hước như Cao Huy Thuần, tác giả Vũ Quang Việt đã phân tích sự chuyển động của cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam từ năm
1975 đến năm 2006, qua bài: Chuyển biến trong lãnh đạo về hệ thống lãnh đạo Đảng
và Nhà nước Việt Nam từ sau 1945: Khả năng cải cách thể chế quyền lực để chống tham nhũng, Thời đại – tháng 11-2006, http://www.thoidai.org/ThoiDai11/2005 Vũ Quang Việt cho rằng Việt Nam đã khá thành công trong việc hình thành và phát triển một nền kinh tế thị trường, được điều hành bởi qui luật cung cầu và quyền tự do trong sản xuất kinh doanh; quyền tự do cá nhân ngày càng được tôn trọng Từ sự phát triển của tình hình, Đảng Cộng sản Việt Nam - người lãnh đạo đất nước Việt Nam - đã điều chỉnh về nguyên tắc và thực chất, như không chỉ áp dụng “chuyên chính vô sản” mà
Trang 17còn vì mục tiêu lơn hơn “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, cho phép đảng viên được “bóc lột thặng dư”; bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Đảng (Chủ nghĩa Mác – Lê nin) “là một quyết định logic… đưa tới sự mở rộng hơn cho tự do tư tưởng” Theo tác giả để chống tham nhũng cần minh bạch ngân sách và cải cách thể chế quyền lực theo hướng xây dựng một “thể chế kiểm soát và cân bằng quyền lực trong hệ thống nhà nước, chứ không phải phê bình, tự phê bình” và sự lãnh đạo của Đảng cần được Luật hoá Đây là một bài viết được xuất bản từ nước ngoài, nhưng thể hiện rất rõ cái nhìn giàu thiện chí về công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam Tác giả luận án đã tham khảo cách luận giải, cũng như những đề xuất của Vũ Quang Việt trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án
Bên cạnh, những bài viết, những công trình nghiên cứu đầy tâm huyết và thiện chí, trên các báo, đài, tạp chí, diễn dàn nghiên cứu khoa học ở nước ngoài cũng xuất hiện không ít những công trình nghiên cứu phê phán khá gay gắt tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam và đưa ra nhiều giải pháp khác nhau; thậm chí có những đề xuất khó được dư luận chấp nhận Tham khảo những tài liệu này, giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đề tài, để có sự so sánh đối chiếu, đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học hơn Tiêu biểu trong số này có bài:
“Phát triển và hội nhập phi dân chủ hoá ?” của Nguyễn Quốc Cường (Houston, Hoa Kỳ) – http://www.bbc.com – cập nhật ngày 25-8-2005 Nguyễn Quốc Cường đưa
ra những lập luận về vấn đề dân chủ hoá, là sự thách thức đối với chính trị trên cả hai lĩnh vực đối nội và đối ngoài; “một Việt Nam tiến quá nhanh trên con đường dân chủ hóa sẽ gia tăng đe doạ cho sự ổn định chính trị của Trung Quốc” Do đó, chỉ có thực sự tiến vào con đường dân chủ hoá, Việt Nam mới thoát khỏi thế “kềm toả” của Trung Quốc, để đưa Việt Nam hội nhập cộng đồng dân chủ quốc tế Việt Nam cần “nhận diện thứ tự ưu tiên cho những lãnh vực sinh hoạt chính trị cần cải tổ, và ấn định một
Trang 18tốc độ cải tổ khả dĩ bảo đảm được một tiến trình dân chủ hoá trong ổn định” Theo Nguyễn Quốc Cường, Việt Nam “cũng chưa dứt khoát bước hẳn vào con đường dân chủ hoá tích cực” Theo tác giả sự “dùng dằng” này rất dễ “tạo điều kiện cho một phong trào chống đối bộc phát” Cuối cùng tác giả kết luận, mục tiêu hướng đến của con đường dân chủ hoá ở Việt Nam là “đa nguyên về chính trị” và “sẽ tuỳ thuộc vào cường độ của nổ lực tranh đấu từ phía các phong trào quần chúng”
Ngoài những tập sách, bài viết nêu trên, còn có một số bài viết khác của các tác giả trong và ngoài nước in trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Đảng, Cộng sản, Công tác tư tưởng lý luận, Thông tin công tác tư tưởng lý luận, Xây dựng Đảng, Lý luận chính trị, Thông tin lý luận, Thông tin khoa học xã hội, Nghiên cứu lý luận, Nghiên cứu kinh tế; Nghiên cứu Lập pháp… trên các web site: Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội; Chính phủ; bbc; World Band, Thời Đại, Vietstudies, chungta, diendan, vietnamnet, tiasang… Đây là những công trình rất có giá trị trong việc tham khảo về phương pháp luận sử học, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, là cơ sở để đối chiếu các sự kiện, vấn đề lịch sử mà luận án đang nghiên cứu
Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về lịch sử quá trình tiến hành đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986-2006 Đây sẽ là mặt mạnh về tính mới của đề tài, nhưng cũng là một thử thách đối với tác giả khi nghiên cứu đề tài này
4 – NGUỒN TÀI LIỆU
Để thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, Nghị quyết các hội nghị, văn bản chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ từ 1986 cho đến nay Loại tài liệu này, một số đã được xuất bản, như Văn kiện Đảng từ tập 47 đến tập 51, tương ứng từ năm 1986 đến 1991; Văn
Trang 19kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X; Kỉ yếu hoạt động của Quốc hội; Kỉ yếu hoạt động của Chính phủ… Số khác chưa được xuất bản, tác giả trực tiếp sưu tầm ở các cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Viện Thông tin (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
- Báo cáo của một số cơ quan ban ngành Trung ương; tài liệu điều tra khảo
sát của một số đề tài cấp nhà nước – có liên quan, như: Báo cáo cải cách hành chính, Báo cáo kết quả nghiên cứu của các đoàn công tác đi các nước
… của Bộ Nội vụ từ 1986 đến 2006 Tài liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho Báo cáo Tổng kết 20 năm đổi mới và một số đề tài cấp nhà nước (“Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”; “Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp ”; “Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay”; “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay”…) của Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – đang lưu tại Viện Thông tin (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) Tài liệu điều tra khảo sát về tổ chức bộ máy nhà nước của Viện nghiên cứu Nhà nước – Bộ Nội vụ Tài liệu điều tra, khảo sát đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí
Minh, do PGS.TS Võ Văn Sen Chủ nhiệm (nghiệm thu năm 2006): Một số
vấn đề cấp bách đặt ra trong quá trình đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa Kết quả Điều tra và trưng
cầu ý kiến cán bộ chủ chốt cấp huyện, thuộc đề tài cấp Bộ “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, năm 2005 – 2006, do PGS.TS Huỳnh Thị Gấm (chủ biên) Tài liệu điền dã của tác giả thực hiện trong quá trình nghiên cứu
Trang 20biên soạn luận án và các đề tài khoa học (trong danh mục những công trình
khoa học của tác giả đã công bố)
- Một số Báo cáo của Uûy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp … có liên quan đến đề tài
- Những tác phẩm, công trình nghiên cứu về những lĩnh vực có liên quan đến đề tài đã được xuất bản Những bài viết nghiên cứu về đổi mới ở Việt Nam được đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Đảng, Cộng sản, Công tác tư tưởng lý luận, Thông tin công tác tư tưởng lý luận, Xây dựng Đảng, Lý luận chính trị, Thông tin lý luận, Thông tin khoa học xã hội, Nghiên cứu lý luận, Nghiên cứu kinh tế; Nghiên cứu Lập pháp… trên các web site: Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội; Chính phủ; bbc; World Band, Thời Đại, Vietstudies, chungta, diendan, vietnamnet, tiasang…
- Những kiến thức trong các tác phẩm kinh điển, chuyên khảo về lịch sử, các tài liệu thống kê có liên quan … đều được sử dụng thích hợp vào việc nghiên cứu đề tài này
- Hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn thể … có liên quan đến đề tài
Trang 215 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu của đề tài, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logích, so sánh… nhằm tiếp cận quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam thời kỳ 1986-2006 Đồng thời trong quá trình thu thập tài liệu viết luận án, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát thực tế, trực tiếp tiếp xúc với thực tiễn, nắm bắt các sự kiện, biến động đang diễn ra để nghiên cứu, đối chiếu, cảm nhận được mức độ bức xúc, tế nhị trong các khía cạnh đa dạng của quá trình đổi mới hệ thống chính trị Tổ chức tốt các cuộc phỏng vấn các đối tượng tiêu biểu là cán bộ nghiên cứu lý luận, cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp và các chuyên gia, cán bộ tham mưu, tổng hợp
Trong khi trình bày vấn đề tác giả còn sử dụng một số bảng thống kê, hình ảnh… để minh họa khi cần thiết
6 – ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Thực tiễn 20 năm đổi mới (1986-2006) cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã tiến lên những bước mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế Nghiên cứu đề tài này sẽ đóng góp một số vấn đề sau:
- Luận án này đã tập hợp, hệ thống hóa được một khối lượng lớn tư liệu có liên quan đến đề tài
- Dựng lại bức tranh lịch sử quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trên nhiều mặt căn bản từ 1986 đến 2006
- Góp phần làm rõ những vấn đề có tính qui luật của quá trình đổi mới hệ thống chính trị; những tiền đề căn bản cho sự ổn định tình hình chính trị - xã
Trang 22hội; làm sáng tỏ vai trò của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp đổi mới
7 – BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần dẫn luận (18 trang), kết luận (23 trang), phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương (207 trang):
Chương 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống chính trị ở Việt Nam (1945 - 1986); có 32 trang, từ trang 20 đến trang 52
Chương 2: Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 - 1996); có 84 trang, từ trang 53 đến trang 137
Chương 3: Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1996 - 2006); có 92 trang, từ trang 138 đến trang 229
Trang 23Chương 1
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM (1945 - 1986)
1.1 - Khái niệm và phương thức tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị
ở Việt Nam
1.1.1 – Khái niệm chính trị và hệ thống chính trị
Chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ về mặt nhà nước giữa các nước với nhau”[281; tr.174] Lĩnh vực chính trị bao hàm các vấn đề về chế độ nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, đấu tranh đảng phái… Những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị
Chính trị là những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước Chính trị còn là hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng đề nhằm giành, bảo vệ hoặc duy trì quyền điều khiển Nhà nước Để thực hiện mục tiêu đó, nhiều hoạt động chính trị phải tiến hành để lôi kéo, tranh thủ lực lượng quần chúng, nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện một đường lối, những nhiệm vụ chính trị nhất định Muốn những hoạt động chính trị có hiệu quả cao, đòi hỏi những người thực hiện phải khéo léo đối xử để đạt mục đích mong muốn
Chính trị bắt nguồn từ kinh tế, địa vị kinh tế của mỗi giai cấp Theo V.I Lê Nin:
“Chính trị là biểu hiện tập trung nhất của kinh tế”[184; tr.83] Tương ứng với những tư
Trang 24tưởng chính trị và những thể chế chính trị là kiến trúc thượng tầng, bên trên cơ sở hạ tầng kinh tế
Tuy nhiên, chính trị không phải là hệ quả thụ động của kinh tế Chính trị có thể trở thành lực lượng cải tạo xã hội khi nó phản ánh một cách đúng đắn những nhu cầu phát triển của đời sống vật chất xã hội Chính trị phải được bảo đảm bằng một cơ chế
“Hệ thống chính trị được quan niệm là cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, gắn với một hình thái kinh tế-xã hội, một kiểu nhà nước nhất định Sự vận động của hệ thống chính trị vừa là sự phản ánh, vừa là tác nhân và động lực của những biến đổi và phát triển xã hội” [195; tr.419]
Hệ thống chính trị là hệ thống công cụ tổ chức đắc lực để giai cấp lãnh đạo trong xã hội tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Hệ thống chính trị bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trong sự tương tác qua lại với những yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; là sản phẩm tất yếu của xã hội có giai cấp
Khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng ta chính thức sử dụng từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa VI (3-1989) và sau đó Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII của Đảng (năm 1991) xác định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”[74; tr.19]
Về mặt pháp lý, khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam được đề cập đầu tiên vào năm 1992, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Từ đó đến nay trong các sách báo, tài liệu của Đảng và Nhà nước đều đề cập đến những khái niệm khác nhau về hệ thống chính trị nước ta
Theo Đỗ Nguyên Phương trong bài “Vấn đề hệ thống chính trị và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”: “Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm Nhà nước, các đảng phải,
Trang 25các đoàn thể, các tổ chức xã hội – chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào quá trình kinh tế – xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó”[186;tr.108]
Trong đề tài khoa học cấp nhà nước, theo Chương trình KX05: “Hệ thống chính trị là một chỉnh hợp bao gồm một thiết chế quyền lực với một bộ đỡ tư tưởng xác định, những chế định bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của nó Đồng thời còn bao gồm cả những ứng xử chính trị (những mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành quyền lực với khách thể tiếp nhận sự thống trị) Trong hệ thống chính trị, chính quyền nhà nước là yếu tố có vị trí đặc biệt quan trọng Tất cả các yếu tố khác của thiết chế quyền lực và các mối quan hệ chính trị đều hoạt động chung quanh nó”[124;tr.22]
Một “định nghĩa” khác về hệ thống chính trị được đưa ra trong “Thông tin chính trị học” của Viên Khoa học chính trị – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội; bao gồm các tổ chức và thể chế có tính đại diện, hoạt động hợp pháp, có chức năng hoặc mục đích tham gia vào quyền lực chính trị, nghĩa là tham gia vào việc lãnh đạo xã hội, hoạt động nhà nước và ra các quyết định ở tầm quốc gia”[125;tr.25]
Từ một số “định nghĩa” trên, có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống chính trị là một bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền chính trị; bao gồm các tổ chức chính trị, hoạt động vì mục đích chính trị Nền chính trị đó bao gồm các thiết chế chính trị; cơ chế chính trị; quyền lực chính trị; các hoạt động chính trị của các tổ chức, đoàn thể, các nhân vật chính trị; các quyết sách chính trị và ý thức, văn hóa chính trị
Hệ thống chính trị nước ta được xem như một hệ thống về mặt tổ chức và chức năng của các cơ quan, các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân
Trang 26dân, thể hiện quyền lực chính trị của nhân dân, thông qua nội dung của nền dân chủ,
cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực Nhà nước
Do đó để phản ánh, đánh giá quá trình đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam cần đánh giá phương thức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị trong một bối cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể, nhất định Chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng bộ phận hợp thành và sự phối hợp giữa chúng với nhau Đồng thời còn xem xét (một cách chọn lọc) những nhân tố khác nhau, như sự ảnh hưởng của quốc tế, tâm lý cộng đồng, văn hóa làng xã… tác động đến quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam Quá trình đổi mới này phải đảm bảo sự phát triển xã hội, được tiến hành có căn cứ khoa học dựa trên sự hiểu biết các quy luật phát triển xã hội và sử dụng những quy luật đó vì lợi ích xã hội, đáp ứng những lợi ích căn bản của nhân dân, thường xuyên được đại đa số người lao động ủng hộ
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới hệ thống chính trị, vì mong muốn xây dựng một hệ thống chính trị phù hợp với sự phát triển xã hội và đáp ứng những lợi ích căn bản của nhân dân
Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trên phạm
vi cả nước cũng như từng bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, với các mối quan hệ đan xen, chi phối giữa các bộ phận ở từng cấp, từng ngành, từ trung ương đến cơ sở Qua thực tiễn 20 năm (1986-2006) đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là đổi mới tổ chức và hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động chung của cả hệ thống chính trị và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cả hệ thống chính trị
Trang 271.1.2 - Phương thức tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam
Cho đến nay, hệ thống chính trị ở Việt Nam được các văn bản của Đảng và Nhà nước chính thức thừa nhận, gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Năm đoàn thể nhân dân (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam) vừa tồn tại độc lập, vừa là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hệ thống chính trị này được thành lập giống nhau ở 4 cấp tương ứng với các cấp hành chính địa phương
Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương xuống cơ sở Do chức năng và tính chất hoạt động của mình, từng tổ chức có mô hình tổ chức riêng Trong đó, hệ thống tổ chức Đảng và các đoàn thể nhân dân bên cạnh hệ thống dọc theo cấp hành chính từ Trung ương đến cơ sở, còn có các cơ quan chức năng và đơn vị sự nghiệp
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và thông qua tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, đảng viên tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông qua việc bố trí cán bộ, sử dụng cán bộ trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng; tiến hành công tác kiểm tra các đảng viên và phối hợp các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng
Trang 28Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại vừa với tư cách một tổ chức độc lập, thống nhất, vừa có các tổ chức và cá nhân đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, hình thành nên các tổ chức Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng bộ, Chi bộ Tổ chức đảng vừa “nằm ngoài”, vừa nằm ngay trong cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị – xã hội Riêng ở Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không có Đảng đoàn Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ thống tổ chức bộ máy cũng tương tự như Trung ương Ở cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn không có tổ chức Đảng đoàn và Ban cán sự đảng
Các cơ quan chức năng của Đảng, về tổ chức là cơ quan đảng, nhưng về quản lý nhà nước, các cơ quan này là những pháp nhân, được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước và thực hiện chế độ kế toán như các cơ quan nhà nước Đội ngũ cán bộ công nhân viên của cơ quan đảng cũng là cán bộ, công chức nhà nước, hưởng lương và các chế độ, chính sách như công chức Các cơ quan chức năng của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện cũng tương tự
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là cơ sở của chính quyền nhân dân Mặt trận có nhiệm vụ củng cố, tăng cương khối đại đoàn kết toàn dân nhằm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân chủ, phồn vinh, xã hội chủ nghĩa Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật; tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân và hòa giải ở cơ sở; tham gia công tác bầu cử; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổng hợp, nghiên cứu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước Hoạt động giám sát của Mặt trận là hoạt động giám sát mang tính nhân dân, thực hiện bằng các hình thức động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát, tổng hợp và phản ánh ý kiến của nhân dân Mặt trận Tổ quốc từ cấp
Trang 29huyện trở lên thực chất là Ủy ban Mặt trận Ủy ban này do hiệp thương dân chủ lập ra, chứ không phải do đại hội cùng cấp bầu ra
Các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam Các tổ chức này có trách nhiệm giáo dục hội viên của tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Trách nhiệm của các đoàn thể này được quy định trong điều lệ và một số văn bản quy phạm pháp luật
Các tổ chức Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động, ngoài hệ thống dọc theo hệ thống hành chính – lãnh thổ còn có tổ chức ở các ngành, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp… Trong quận đội và ngành công an có Công đoàn ngành và Ban công tác thanh niên thuộc cơ quan chính trị Ở các cơ quan Trung ương không lập Hội phụ nữ mà chỉ có Ban công tác nữ (Ban nữ công) nằm trong Công đoàn cơ quan, do ban chấp hành công đoàn cơ quan lập ra
Ngoài các tổ chức ổn định, thường xuyên, ở các cấp hành chính, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị còn có thể lập ra một số tổ chức không thường xuyên, khi có yêu cầu và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ, như các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng, tổ công tác … Cán bộ tham gia vào các tổ chức này chủ yếu là kiêm nhiệm Giữa các tổ chức đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị –xã hội cũng có thể lập ra các tổ chức liên hợp để phối hợp công tác trong một lĩnh vực hay thực hiện một nhiệm vụ chung nào đó
Phương thức hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị là tổng hợp các biện pháp: xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, phân công công việc, điều hành, quản lý, kiểm tra, đánh gia, rút kinh nghiệm … nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức năng của tổ chức, cơ quan đó Phương thức hoạt động của các tổ chức, cơ
Trang 30quan gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ chính trị dài hạn hoặc trước mắt của tổ chức,
cơ quan đó với các điều kiện về tổ chức bộ máy, cán bộ, các nguồn lực vật chất … và đặc điểm của môi trường hoạt động
Phương thức hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị phụ thuộc vào nội dung hoạt động – nhiệm vụ chính trị – được đánh giá thông qua chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức, từng cơ quan, từng cấp và của cả hệ thống chính trị trong từng thời kỳ Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị thể hiện thông qua giá trị, tác dụng và tác động từ phía chủ thể lãnh đạo của Đảng cầm quyền, sự quản lý của Nhà nước đối với các đối tượng
Hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam là hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị và sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; trong đó hoạt động của tổ chức và cấp ủy đảng có vai trò quyết định Tổ chức đảng là hạt nhân chính trị, là lực lượng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối hệ thống chính trị Qua thực tiễn 20 năm đổi mới (1986-2006) cho thấy, tổ chức đảng chính là người cầm trịch, khởi xướng, điều hòa, phối hợp… là người chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng đối với hoạt động chung của cả hệ thống chính trị
Khái niệm “hệ thống” của hệ thống chính trị bao gồm cả trật tự theo chiều dọc, quan hệ theo chiều ngang và sự lồng ghép, đan xen Đây là một tập hợp những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhất định Theo chiều dọc, cao nhất là cấp trung ương, thấp nhất là cấp cơ sở; cấp càng cao thẩm quyền càng lớn Theo chiều ngang, mỗi tổ chức tồn tại và hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức Trong hệ thống chính trị ở mỗi cấp, mỗi đơn vị, tổ chức đảng là người lãnh đạo thường xuyên và trực tiếp Trong những hoạt động lồng ghép, đan xen, quan hệ giữa các tổ chức là phối hợp, hiệp quản, nhưng tổ chức đảng giữ vai trò lãnh đạo
Trang 31Nhìn chung, về mặt tổ chức, bao gồm bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức và cơ chế vận hành trong quan hệ giữa các tổ chức là rất đa dạng, đan cài lẫn nhau, hết sức phức tạp, như quan hệ lãnh đạo – chấp hành (trên - dưới), quan hệ phối hợp, hiệp đồng (bình đẳng), quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ vừa trực tiếp vừa gián tiếp… Ví như, ở một cấp hành chính, cấp ủy đảng vừa lãnh đạo trực tiếp Ủy ban nhân dân, vừa lãnh đạo gián tiếp Ủy ban nhân dân thông qua Hội đồng nhân dân; cấp ủy đảng lãnh đạo trực tiếp cả Mặt trận Tổ quốc và từng tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc; đồng thời cấp ủy đảng cũng lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc thông qua Mặt trận Tổ quốc và các ban tham mưu của đảng hoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp
Các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị quan hệ, phối hợp với nhau theo chức năng của từng tổ chức, cơ quan để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với tổ chức khác Tất cả mối quan hệ đó đều theo sự lãnh đạo của đảng, xoay quanh hạt nhân chính trị là tổ chức đảng, cụ thể và thường xuyên là cấp ủy đảng, mà trực tiếp là thường trực cấp ủy
Vì thực tế, trong điều hành hoạt động cụ thể, hàng ngày của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị chủ yếu là thường trực của các tổ chức, cơ quan đó
Sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở từng cấp chính là quan hệ giữa tổ chức đảng với vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối các tổ chức nhà nước, mặt trận, đoàn thể nhân dân cùng cấp với tính cách là các tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của tổ chức đảng Cấp ủy đảng mỗi cấp là người khởi xướng, tổ chức, điều hòa, là người chịu trách nhiệm chính, cuối cùng và cao nhất về những trục trặc, lệch lạc nếu có trong quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị
ở cấp đó
Trang 32Bên cạnh đó, từng cơ quan nhà nước, từng đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được luật pháp quy định, phải chủ động, tích cực quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác, xem đó là một trong những phương thức chủ yếu để làm tròn trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ Song sự nỗ lực chủ động, tích cực ấy chỉ đúng hướng, có hiệu quả cao, tránh được sự chồng chéo, lấn sân… khi chúng có được sự chỉ đạo, điều phối của cấp ủy đảng, tuân thủ nghị quyết của tổ chức và cấp ủy đảng Trong khái niệm Đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để bao hàm cả nội dung phát huy tính chủ động của từng tổ chức, cá nhân trong phối hợp hoạt động với các tổ chức khác và tổ chức sự phối hợp đó
Tóm lại, hệ thống chính trị ở Việt Nam là toàn bộ những thiết chế chính trị bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân Phương thức tổ chức, hoạt động của hệ thống này theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
1.2 – Quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống chính trị
Việt Nam (1945 -1986)
1.2.1- Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân dân 1945-1954
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhưng bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt
Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra bản Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”, nêu cao khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết” xác định cuộc cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Những nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của nhân dân Việt Nam lúc này là củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân
Trang 33Trong đó bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ bao trùm, khó khăn, nặng nề nhất của nước ta lúc bấy giờ
Muốn hoàn thành các nhiệm vụ đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải củng cố và tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, tức là xây dựng nền chuyên chính nhân dân Trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng hiến pháp, pháp luật và hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân
Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Trước, chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống.v.v…”[167; tr.8] Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định Tổng tuyển cử là bước đầu thực hiện xây dựng một nền dân chủ tiến bộ Mọi công dân Việt Nam không phân biệt trai, gái, giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo đều có quyền ứng cử, bầu cử Tổng tuyển cử cũng là dịp cho toàn thể nhân dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức đứng ra gánh vác công việc đất nước
Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử diễn ra sôi nổi trong cả nước, bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái dân chủ khác nhau, 43% đại biểu không đảng phái; có 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu là dân tộc thiểu số
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đánh dấu mốc phát triển đầu tiên trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ trên đất nước Việt Nam
Trang 34Ngày 2-3-1946, kỳ họp Quốc hội lần thứ nhất được tổ chức Tại kỳ họp này Quốc hội đã thành lập Ban Thường trực Quốc hội, Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn, Kháng chiến ủy viên hội
Thành phần Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch và
10 bộ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp, được Quốc hội ủy nhiệm đứng
ra lập chính phủ mới theo nguyên tắc đoàn kết và tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái
Để bảo vệ quyền tự do dân chủ của mọi công dân Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng: Sắc lệnh số 35/SL, ngày 20-9-1945, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng; Sắc lệnh số 41/SL, ngày 29-3-
1946 về bảo vệ quyền tự do cá nhân; Sắc lệnh số 52/SL, ngày 22-4-1946, quy định chế độ tự do lập hội
Ngày 22-11-1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 63/SL, quy định về tổ chức, quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban hành chính các cấp (kỳ, tỉnh, huyện xã) Chính quyền nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới của dân, do dân, vì dân
Những văn bản nêu trên là những văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được ban ban hành trong một hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt, lúc chính quyền cách mạng non trẻ mới ra đời, phải đối phó với muôn vàn khó khăn của đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Điều đó, chứng tỏ tầm quan trọng của việc ban hành kịp thời những quy định pháp luật về tổ chức bộ máy chính quyền, về quyền tự do dân chủ của nhân dân, thể hiện tư duy, tầm nhìn tiến bộ và sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về những quyền cơ bản của con người, định hướng hoạt động của hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, đặt nền móng xây dựng một thiết chế xã hội dân chủ tiến bộ, một “xã hội dân sự” – như cách gọi sau này
Trang 35Đặc biệt tại kỳ họp lần thứ hai, Quốc hội đã thông qua dự án Luật lao động và Hiến pháp đầu tiên của nước ta
Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 9-11-1946 với 240/242 phiếu tán thành Bản Hiến pháp [109;tr.13-30]
gồm có: Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều; trong đó có nhiều điều thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng hệ thống chính trị đất nước
Hiến pháp (năm 1946) xác định chế độ chính trị của đất nước, đặt nền móng cho xây dựng chính quyền mới của đất nước Điều 1 của Hiến pháp quy định rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”
Việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước cũng được Hiến pháp xác định: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”(Điều 22) Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội được xác định: “Nghị viên nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ kí với nước ngoài” (Điều 22) Quốc hội do nhân dân bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm Theo Hiến pháp, “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Điều 43), hệ thống hành chính thống nhất trong toàn quốc “Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Ủy ban hành chính Ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính Ủy ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra”(Điều 55)
Hiến pháp dành hẳn một chương (chương 2), với 13 điều quy định về nghĩa vụ và quyền lợi công dân Trong đó có 2 điều (Điều 4 và 5) quy định về nghĩa vụ, có 11 điều
Trang 36(từ Điều thứ 6 đến 16) đề cập quyền lợi công dân Hiến pháp khẳng định một cách dứt khoát: tất cả công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng trước pháp luật; “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam” (Điều 11) “; Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10)
Ngoài ra, Hiến pháp còn khẳng định về quyền tư hữu, quyền được đi học, quyền bình đẳng nam nữ… của công dân Đối chiếu với những Hiến pháp sau này: Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (kế cả sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 2001), quyền của công dân Việt Nam được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946 vẫn đầy đủ, tiến bộ hơn, nhất là những giá trị lịch sử và thời đại; giá trị nhân văn và nhân đạo Đến nay, những giá trị này vẫn được tiếp tục kế thừa và phát huy
Sau cách mạng tháng Tám, do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thù trong, giặc ngoài lăm le bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ, Đảng Cộng sản Đông Dương buộc phải tuyên bố tự giải thể; thực chất là rút vào hoạt động bí mật Trên thực tế, trong thời kỳ 1945-1954, Đảng ta luôn thể hiện vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, nhưng trong các văn bản pháp luật không phản ánh sự lãnh đạo đó Thời kỳ sau này, sự lãnh đạo của Đảng được đưa vào Hiến pháp (Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992) Những năm 1945-1954, Đảng ta đã lãnh đạo công tác mặt trận, mở rộng thành phần Chính phủ, mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp lực lượng chống thù trong giặc ngoài Lực lượng nòng cốt của Mặt trận do Đảng lãnh đạo là công nhân, nông dân, trí thức Tại Thông tri số 61 TT-TƯ, ngày 14-12-1945, Đảng ta đã chủ trương, yêu cầu các cấp ủy đảng trong cả nước nắm vững và thực hiện đúng chính sách của Đảng,
Trang 37đưa các đồng chí trong cấp ủy vào phụ trách các ngành dân vận, mặt trận và kiện toàn Đảng đoàn các tổ chức quần chúng từ trên xuống dưới Thông tri cũng đặt biệt chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, và nêu rõ thực trạng ở các cấp ủy cấp xã hoặc một số chi bộ cơ sở “chưa chú ý đặt Đảng đoàn trong các tổ chức quần chúng” Lúc này tuy chưa sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” nhưng tính chất giai cấp của các tổ chức chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò Mặt trận và các đoàn thể quần chúng đã được xác định Đứng trên lập trường giai cấp của chính đảng Mác – xít, Đảng ta đã chủ trương thành lập các tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân… nhằm tạo tiềm lực, chỗ dựa, sự hậu thuẫn cho Đảng trong công cuộc lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân “Về tổ chức thanh niên và phụ nữ, công nhân và nông dân phải lấy những hình thức tổ chức có tính giai cấp (công đoàn và Hội nông dân cứu quốc) làm hình thức tổ chức cốt yếu”[274;tr.135]
Tại Đại hội lần thứ II (tháng 2-1951), trong Báo cáo chính trị của Đại hội, do đồng chí Trường Chinh trình bày đã nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với mặt trận, chính quyền, quân đội Trong phong trào cách mạng, mặt trận dân tộc, quân đội giải phóng và chính quyền nhân dân, đều phải đặt dưới sự lãnh đạo Đảng, đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp quyết tâm nhất và trung thành nhất với sự nghiệp giải phóng dân tộc Về xây dựng, củng cố nền chuyên chính nhân dân - hệ thống chính trị lúc bấy giờ - Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng khẳng định vấn đề cơ bản của chính trị dân chủ nhân dân nước ta hiện nay là củng cố Nhà nước nhân dân, củng cố cơ sở chính trị của chính quyền là Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế Đảng nắm vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân thì đảm bảo được kháng chiến thắng lợi và đưa nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội
Đại hội II của Đảng xác định chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “chính quyền dân chủ của nhân dân”, nghĩa là của công nhân, nông dân, tiểu tư
Trang 38sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước tiến bộ… Chính quyền đó dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo
Quan hệ giữa Đảng và Mặt trận thời kỳ này được xác định: Đảng lãnh đạo Mặt trận và tất cả các tổ chức thành viên của Mặt trận Đảng lãnh đạo và chỉ đạo Mặt trận thực hiện những chủ trương của Đảng Trên cơ sở chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, Mặt trận xây dựng kế hoạch, giải pháp vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng Song, đứng về tổ chức thì Đảng cũng là một bộ phận trong Mặt trận; Đảng sinh hoạt công khai và đứng trong Mặt trận Do đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận trong thời kỳ này là dùng Đảng đoàn lãnh đạo, vận động hoặc lấy danh nghĩa Đảng công khai lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận
Quan hệ giữa Mặt trận và chính quyền đều là những tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, do Đảng trực tiếp lãnh đạo Đảng lãnh đạo Mặt trận và chính quyền thông qua hai hình thức trực tiếp và gián tiếp Đảng cầm quyền dùng quyền lực chính trị của mình lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Mặt trận và chính quyền Đối với những lĩnh vực, những vấn đề có tính chất nội bộ, hay cần có sự phát huy tính dân chủ, sáng tạo, độc lập và những quyền hạn theo luật định của chủ thể thì Đảng lãnh đạo thông qua Đảng đoàn Với công tác Đảng đoàn, đã làm cho các mối quan hệ trong hệ thống thêm phong phú, đan xen Nhờ vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng được phổ biến và thực hiện nhanh chóng
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chủ trương của Đảng ta là tăng cường đoàn kết toàn dân, thực hiện quân dân nhất trí, củng cố bộ máy nhà nước theo hướng tập trung thống nhất để điều hành chiến tranh Các đoàn thể quần chúng như Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân,
Trang 39Đoàn Thanh niên được củng cố chặt chẽ hơn về mặt tổ chức, đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động và tổ chức đoàn viên, hội viên phục vụ kháng chiến
Yêu cầu chỉ đạo và quản lý trong kháng chiến đòi hỏi phải có bộ máy chính quyền có tính tập trung, thống nhất chặt chẽ mới giải quyết mọi công tác kháng chiến nhanh chóng, kịp thời Bộ máy chính quyền Trung ương là Chính phủ, có Ban Thường trực Quốc hội ở bên cạnh; cấp khu, cấp tỉnh có Ủy ban kháng chiến
Tháng 2-1950, Hội nghị kháng chiến hành chính toàn quốc được tổ chức nhằm chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy Ngày 20-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76/SL ban hành Bản quy chế công chức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đây là một bước tiến khá lớn về hành chính và kiện toàn, xây dựng bộ máy các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân
Lịch sử Việt Nam từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954 là lịch sử kháng chiến và kiến quốc Trong quá trình kháng chiến, Đảng và Chính phủ ta đã xây dựng, củng cố nền dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công – nông, tạo dựng sức mạnh để đưa kháng chiến đến thắng lợi Đảng là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và toàn thể xã hội Trong một hoàn cảnh đặc biệt, do chiến tranh và một thời kỳ khá dài Đảng ta rút vào hoạt động bí mật (1945-1951), nhưng Đảng ta vẫn phát huy tốt vai trò lãnh đạo chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội Hàng vạn tổ chức cơ sở của Đảng đã ăn sâu bám rễ trong nhân dân Đảng đã được nhân dân thừa nhận là đội tiên phong của mình
Trong sự nghiệp kháng chiến, Đảng và Chính phủ đã xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, một chính quyền của dân, do dân, vì dân ngày càng lớn mạnh, là công cụ tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới Chính quyền dân chủ nhân dân có cơ sở chính trị vững mạnh là khối đoàn kết toàn dân tập hợp trong mặt trận Liên Việt, có một công cụ sắc bén là lực lượng vũ trang và công an nhân dân Cơ quan
Trang 40nhà nước tối cao là Quốc hội và Hội đồng Chính phủ, ở các địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến và kiến quốc Bộ máy chính quyền được tổ chức thích hợp với thực tiễn, đội ngũ cán bộ nhân viên được sáng lọc, thử thách qua lò lửa kháng chiến Đội ngũ cán bộ nhân viên cơ sở làm việc với tinh thần “cơm nhà áo vợ” những vẫn nhiệt tình, năng nổ Nhờ vậy, bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân ngày càng mạnh mẽ, liêm khiết, đoàn kết, tận tụy phục vụ kháng chiến, phục vụ Tổ quốc và nhân dân, được dân tin, dân phục và dân yêu
Thắng lợi của việc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc đã góp phần mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc ta trên con đường hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất dân chủ và giàu mạnh theo con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
* * * Tóm lại, trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), mặc dù khái niệm “hệ thống chính trị” chưa xuất hiện, nhưng tính chất của hệ thống chính trị đã định hình Đảng, thông qua chủ trương đường lối đúng đắn của mình đã lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động xã hội Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện thông qua tổ chức cơ sở Đảng và cá nhân từng đảng viên Mọi quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều tập trung trong tay Quốc hội và Chính phủ liên hiệp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Chính vì có sự tổ chức và hoạt động phù hợp nên Đảng, Chính phủ, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đã tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến thắng lợi
Thành tựu nổi bật trong thời kỳ này là tổ chức Tổng tuyển cử, ban hành Hiến pháp, đặt nền tảng đầu tiên của thiết chế dân chủ nhân dân ở nước ta, là cơ sở để củng