1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bài Giảng Bệnh Sốt (Febris)

25 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 207,5 KB

Nội dung

Khái niệm: Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt, trước tác dụng của các yếu tố có hại, thường gặp nhất là yếu tố nhiễm khuẩn.. Trong trường hợp nhiễm kh

Trang 1

Chương 5- sốt (Febris)

Sốt là trạng thái bệnh lý gặp trong rất nhiều bệnh, gây

ra nhiều rối loạn quan trọng cho các chức phận của cơ thể

1 Khái niệm: Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt, trước tác dụng của các yếu tố có hại, thường gặp nhất là yếu tố nhiễm khuẩn

Đó là một phản ứng thích ứng toàn thân của động vật máu nóng Phản ứng đó được hình thành trong quá

trình tiến hoá của động vật

Khác với say nóng và say nắng, thân nhiệt tăng là do nhiệt độ bên ngoài tăng; còn trong sốt, thân nhiệt tăng

Trang 2

2 Nguyên nhân gây sốt

Người ta chia nguyên nhân sốt ra làm hai

nhóm:

2.1 Sốt do nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa

số các bệnh nhiễm vi khuẩn và vi rút đều có

sốt Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhiễm

khuẩn không sốt như lỵ amip; thậm chí có khi

thân nhiệt lại giảm như trong bệnh tả.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt xuất hiện

chủ yếu là do tác dụng của độc tố vi khuẩn;

ngoài ra bản thân vi khuẩn và các sản phẩm

hoạt động sống của chúng, cũng như các sản phẩm của huỷ hoại mô bào, đều có khả năng gây sốt

Trang 3

Gần đây người ta đã tinh chế được các chất gây sốt rất mạnh từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn

(cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương), từ mủ

và dịch rỉ viêm Đó là những chất polysaccarit

hay lipo - polysaccarit có tác dụng gây sốt rất

mạnh nhưng độc tính lại rất thấp, không gây tác hại cơ thể Ví dụ chất pyrlexa (lấy từ môi trường nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella Aborlus Equi)

đem tiêm vào tĩnh mạch thỏ với lưu lượng rất

nhỏ: 0,003 microgam cho 1 kg cơ thể, đã có thể gây sốt kéo dài hàng giờ (Westplate, 1955)

Những chất gây sốt do vi khuẩn sinh ra có thể

Trang 4

2.2 Sốt không do nhiễm khuẩn

Sốt do protit lạ

Có hai loại protit lạ: + Protít từ ngoài đưa vào cơ thể

như kháng huyết thanh, vacxin, truyền máu và một số loại protit được dùng gây sốt để điều trị

+ Protit nội sinh do sản phẩm phân huỷ protit của cơ thể, protít bị biến tính Gặp trong xuất huyết nội, hoại

tử tổ chức (bỏng chấn thương, huỷ hoại bạch cầu, gãy xương, dung huyết,v.v )

Sốt do muối

Khi tiêm vào cơ thể dung dịch muối ưu trương, nhất là khi tiêm vào tổ chức dưới da hay bắp thịt, có thể gây ra sốt Người ta cho rằng, trong trường hợp này có lẽ

dung dịch muối làm hoại tử tế bào sinh ra những protit lạ khác

Trang 5

Sốt do tác dụng của dược chất

Một số chất có tác dụng kích thích trung tâm điều

nhiệt, hạn chế thải nhiệt như cafein, phenamin,

adrenalin, tetra -hydronaphlylamin

Sốt do thần kinh

Sốt do thần kinh có thể xuất hiện khi tổn thương hệ

thần kinh như u não, chảy máu não

Sốt còn xuất hiện do phản xạ đau đớn, sợ hãi…

Tuy phân chia ra các loại nguyên nhân có tính chất

khác nhau như vậy nhưng trong thực tế thì các nguyên nhân ấy lại luôn luôn phối hợp với nhau Chẳng hạn

sốt do nhiễm khuẩn, đứng về bản chất mà nói, nó rất giống sốt do protit lạ hoặc muối

Trang 6

Tách riêng sốt do thần kinh chẳng qua cũng là để

nhấn mạnh vai trò của thần kinh trong cơ chế sốt mà thôi, vì thực sự như trong phần cơ chế bệnh sinh, thì

trong sốt nào cũng có rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt của thần kinh

3 Các giai đoạn của quá trình sốt

Qua thực nghiệm cũng như trên lâm sàng, quá

trình sốt có thể chia làm ba giai đoạn, biểu hiện của

thay đổi sản nhiệt và thải nhiệt có khác nhau, nhưng

liên tiếp nhau tạo thành một cơn sốt thống nhất

Giai đoạn sốt tăng.

Trong giai đoạn này, sản nhiệt tăng và thải nhiệt giảm,

do đó tỷ số SN/TN > 1 Phản ứng tăng nhiệt đầu tiên là run rẩy, sởn da gà, rung cơ

Trang 7

Mặt khác phản ứng giảm thải nhiệt là co mạch dưới da,

da tái nhợt, tư thế co quắp, không tiết mồ hôi Vì máu dồn vào trong nên mới đầu bệnh súc có thể đái nhiều hơn bình thường

Giai đoạn sốt đứng.

Giai đoạn này sản nhiệt vẫn cao hơn bình thường,

song thải nhiệt tăng do giãn mạch toàn thân: da trở

nên đỏ và nhiệt độ ngoại vi tăng Một thăng bằng mới xuất hiện, nhưng ở mức cao Khi này nếu tạo điều kiện cho tăng thải nhiệt bằng cách chườm lạnh, dùng thuốc hạ nhiệt sẽ đem lại nhiều kết quả

Mặc dù trung tâm điều hoà nhiệt có rối loạn nhưng nó vẫn còn hoạt động và duy trì thân nhiệt ở mức độ cao

Trang 8

Giai đoạn sốt lui

Thải nhiệt chiếm ưu thế qua mồ hôi, hơi thở mạnh Mạch ngoại biên giãn tạo điều kiện cho sự bốc

nhiệt tăng lên Như vậy thải nhiệt mạnh hơn sản nhiệt, nhiệt độ hạ xuống cho đến khi cân bằng lúc

đầu được lặp lại và thân nhiệt trở lại bình thường Cũng cần chú ý là có thể có những bệnh súc thân nhiệt giảm đột ngột do đái nhiều, ra mồ hôi nhiều làm mất nước, huyết áp hạ gây trụy tim mạch lúc hết sốt.

với các KT lạnh Nhiệt độ của máu tỏ ra quá lạnh đối “ ”

với các KT lạnh Nhiệt độ của máu tỏ ra quá lạnh đối “ ”

với TTĐHN, do đó gây phản ứng làm tăng SN và giảm

TN, thân nhiệt tăng lên - sốt tăng

Trang 9

Khi sốt ở mức độ cao, nhiệt độ cao của cơ thể sẽ làm cho phản ứng của TTĐHN đối với lạnh giảm xuống có tác dụng ức chế SN và tăng TN sốt đứng.–

Trang 10

Vai trò của vỏ n o trong quá trình sốt ã

Vai trò của vỏ n o trong quá trình sốt ã

Phản ứng sốt được quyết định bởi các trung tâm dưới vỏ là chủ yếu Nhưng quá trình rối loạn

điều nhiệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của vỏ não Bình thường vỏ não điều hoà hoạt động của

các trung tâm dưới vỏ theo hình thức kìm hãm các hoạt động đó trong đó có trung tâm điều –

các hoạt động đó trong đó có trung tâm điều – hoà nhiệt Trên thực nghiệm thấy rằng, ở súc

vật phá vỏ não, phản ứng sốt phát sinh rất

mạnh Đem tiêm cùng một liều chất gây sốt cho

ba thỏ tương tự như nhau về khối lượng và trạng thái cơ thể nhưng trước đó, một thỏ được tiêm

cafein - sốt mạnh nhất, và sốt chậm nhất là thỏ uống bromua, vì chất này ức chế toàn bộ thần kinh kể cả trung tâm điều hoà nhiệt.

Trang 11

Trên lâm sàng, loại hình thần kinh ở trạng thái

ức chế (lầm lì, u sầu) thì phản ứng sốt yếu Ngư

ợc lại, loại hình thần kinh hưng phấn (thể hung dữ) thì phản ứng sốt rất mạnh hoặc ở động vật non do vỏ não phát triển chưa đầy đủ nên sốt cao và dễ có co giật và hôn mê.

Vai trò nội tiết

Nếu cắt bỏ một số tuyến như hạ não, tuyến

giáp, v.v thì thấy phản ứng sốt giảm Ngược lại, nếu tiêm adrenalin, noradrenalin, lại có thể gây được cơn sốt điều đó chứng tỏ nội tiết có tham gia vào phản ứng sốt.

Trang 13

Theo đường biểu diễn nhiệt độ, lại chia ra bốn loại:

- Sốt liên tục: nhiệt độ giữ ở mức cao trong một thời

gian, sáng chiều thay đổi không quá 10, thường gặp

trong viêm phổi, phó thương hàn bê

- Sốt dao động: nhiệt độ sáng chiều chênh nhau quá 1o, gặp trong nhiễm khuẩn huyết, trong lao phổi, viêm

Trang 14

- Sốt cách quãng: có sự luân phiên giữa cơn sốt và thời kỳ không sốt, gặp trong các bệnh ký sinh trùng

đường máu, sốt rét ở người.

- Sốt hồi quy: khác loại cách quãng ở chỗ khoảng thời gian không sốt kéo dài hơn, gặp trong bệnh

xoắn khuẩn.

Ngoài ra còn có loại sốt không điển hình, là dạng sốt không tuân theo quy luật gặp trong bệnh tỵ thư ngựa.

6 Rối loạn chuyển hoá trong sốt

Tăng chuyển hoá trong sốt xảy ra do đặc tính của các chất gây sốt, do tăng thân nhiệt và do tình

trạng đói của cơ thể Rối loạn chuyển hoá trong sốt tuy biểu hiện ở từng loại bệnh, từng cá thể có khác nhau, song nói chung có một số quy luật diễn biến nhất định giống nhau.

Trang 15

Rối loạn chuyển hoá năng lượng

Trong đa số trường hợp sốt, đều có tăng

chuyển hoá, do đó hấp thụ oxy tăng Khả năng này tăng mạnh nhất ở giai đoạn đầu và giảm

dần ở các giai đoạn sau của sốt.

Rối loạn chuyển hoá Gluxit.

Tăng chuyển hoá gluxit, lượng dự trữ glycogen giảm, glucoza huyết tăng, có thể có glucoza

niệu, lượng axit lactic tăng.

Rối loạn chuyển hoá Lipit.

Chuyển hoá lypit chỉ tăng mạnh trong sốt cao

và kéo dài, lượng dự trữ glycogen giảm làm cho lipit huyết tăng, xuất hiện thể xêton trong máu.

Trang 16

Rối loạn chuyển hoá protit

Chuyển hoá protit tăng mạnh trong sốt do nhiễm độc, nhiễm khuẩn và đói ăn của cơ thể, lượng nitơ đào thải qua nước tiểu tăng Chính vì vậy trong các trường hợp sốt cao và kéo dài, cần phải cung cấp nhiều thức ăn

dễ tiêu có nhiều chất bổ Nhất là phải tiêm huyết thanh ngọt ưu trương, nhằm hạn chế quá trình tự thực protit của cơ thể khi nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể

giảm sút

Rối loạn chuyển hoá vitamin

Do tăng chuyển hoá nói chung nên nhu cầu vitamin

cũng tăng, nhất là vitamin C và B1 Khi sốt, cần thiết phải cung cấp nhiều vitamin loại này cho bệnh súc

Trang 17

Rối loạn chuyển hoá nước và muối.

Trong giai đoạn đầu, chuyển hoá nước và muối hơi

tăng Sang giai đoạn hai nước bị giữ lại trong cơ thể, tiểu tiện ít Nguyên nhân của hiện tượng này là do tăng nội tiết có tác dụng giữ muối và nước, quan trọng nhất

là aldosteron của thượng thận và ADH của thuỳ sau

tuyến yên Ngoài ra còn do tăng các sản phẩm của rối loạn chuyển hoá và do chức phận lọc của cầu thận

giảm Sang giai đoạn ba, sự bài tiết nước tiểu lại tăng, bài tiết mồ hôi tăng, làm tăng quá trình thải nhiệt

Về muối thấy bài tiết natri clorua giảm, bài tiết kali

sulfat và phosphat tăng lên, nhất là trong giai đoạn sốt tăng Khi sốt lui, ngược lại, vì tăng đào thải natri nên

bệnh súc có thể bị nhiễm axit do mất nhiều muối kiềm

Trang 18

7 Rối loạn chức năng các cơ quan trong sốt

Do bị nhiễm độc tố vi khuẩn và các sản phẩm rối loạn chuyển hoá, do thân nhiệt cao mà gây ra rối loạn của nhiều chức phận trong cơ thể

Rối loạn thần kinh.

Trong sốt, thần kinh ở trạng thái hưng phấn rồi ức chế, bệnh súc thường khó chịu, không yên tĩnh, ủ rũ, mệt mỏi, nếu nặng hơn có thể bị co giật

Rối loạn tuần hoàn

Khi sốt, tim đập nhanh; Nguyên nhân gây tăng tuần

hoàn có thể do thần kinh giao cảm bị hưng phấn, do nhiệt độ cao tác động trực tiếp vào thần kinh tự động của tim và do nhu cầu oxy của tăng chuyển hoá

Trang 19

Tăng hoạt động của tim còn phụ thuộc vào đặc tính của các yếu tố nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Như trong viêm màng não, thân nhiệt tăng cao nhưng mạch lại chậm, ngược lại trong sốt thư

ơng hàn, mạch tăng nhanh nhưng thân nhiệt lại tăng ít Do độc tố của vi khuẩn ức chế hệ thần kinh, trong dó trung khu điều hoà nhiệt.

Rối loạn tuần hoàn còn thể hiện ở sự thay đổi huyết áp Trong giai đoạn đầu huyết áp có thể hơi tăng do co mạch quản ngoại vi Sang giai

đoạn 2 và nhất là giai đoạn 3, huyết áp hạ do giãn mạch quản ngoại vi, đôi khi giảm quá

Trang 20

Rối loạn hô hấp

Rối loạn hô hấp trong sốt thường diễn ra song song

với rối loạn tuần hoàn nguyên nhân tăng hô hấp là do tăng nhiệt độ, tăng nhu cầu oxy và tăng axit của máu Tăng hô hấp có tác dụng điều hoà thân nhiệt

Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá thường đến sớm với các triệu chứng chán ăn, giảm tiết dịch tiêu hoá, trắng lưỡi, khô miệng, tiêu hoá và hấp thu giảm, giảm nhu động ruột gây táo bón Tăng quá trình lên men trong ruột gây chướng hơi

và nhiễm độc Vì vậy khi sốt cần cho con vật ăn các

thức ăn dễ tiêu hoá Nguyên nhân gây giảm nhu động ruột là do rối loạn của thần kinh giao cảm và do rối

loạn chuyển hoá, thiếu năng lượng cung cấp cho hoạt

động của cơ

Trang 21

Rối loạn chức phận của thận

Do tác động của độc tố vi khuẩn và do rối loạn tuần

hoàn nên hoạt động của thận cũng bị ảnh hưởng; giai

đoạn đầu tăng bài tiết nước tiểu, sang giai đoạn 2 sẽ giảm bài tiết nước tiểu do tích nước ở mô bào, giai

đoạn hạ sốt lại tăng bài tiết nước tiểu Chất lượng nước tiểu cũng thay đổi, tăng lượng albumin, tăng amoniac

và nhiều chất khác trong nước tiểu

Rối loạn nội tiết

Trong sốt, hoạt động nội tiết tăng, đặc biệt là hạ não

và thượng thận Sự tăng tiết ACTH và cortison trong

máu có tác dụng chống viêm, chống dị ứng Tăng nội tiết còn có tác dụng tăng giữ nước và muối trong cơ

Trang 22

Tăng chức phận gan

Trong sốt, chức phận chuyển hoá tại gan tăng lên rất nhiều Theo một số tác giả, có thể tăng tới 30 40%, –

nhiều Theo một số tác giả, có thể tăng tới 30 40%, –

phospholipit trong gan cũng được đổi mới nhanh,

chuyển hoá năng lượng tăng lên, tăng chức năng

chống độc, tăng khả năng tạo urê, tạo fibrinogen,

chuyển hoá nitơ , tăng chức năng gan có tác dụng tăng sức đề kháng chung của cơ thể

Tăng chức phận miễn dịch

Khi bị sốt, thành phần máu có nhiều biến đổi, đặc biệt

là sự thay đổi về bạch cầu và kháng thể Lượng bạch cầu tăng, khả năng thực bào của nó tăng lên, tổ chức võng mạc nội mô cũng tăng sinh và phì đại Lượng

kháng thể và bổ thể trong máu đều tăng

Trang 23

8 ý nghĩa của phản ứng sốt

Về cơ bản sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, ảnh hưởng tốt trong diễn biến của quá trình nhiễm khuẩn, vì sốt có tác dụng:

Tăng số lượng bạch cầu và khả năng thực bào của bạch cầu.

Tăng sản xuất kháng thể và bổ thể.

Tăng khả năng chống độc và khử độc của gan Tăng chức phận tạo máu.

Tăng khả năng phân huỷ vi khuẩn.

Tăng các chức năng sinh lý.

Tăng sức đề kháng chung.

Trang 24

Tác hại của sốt: Khi sốt quá cao, chức năng

của các cơ quan bị rối loạn nghiêm trọng, cơ

thể không thể kiểm soát, điều chỉnh được tạo ra vòng xoắn bệnh lý làm nghiêm trọng các triệu chứng bệnh, có thể gây hôn mê và gây chết.

Trong thực hành thú y, khi điều trị bệnh chúng

ta cần tôn trọng phản ứng sốt, nhất là trong các trường hợp sốt nhẹ Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt trong những trường hợp cần thiết Mặt khác, có thể tạo ra phản ứng sốt nhân tạo để điều trị một

số bệnh mãn tính, như viêm khớp, loét dạ dày

Ngày đăng: 24/02/2016, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w