1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách cho người việt nam ở nước ngoài mua nhà ở trong thị trường bất động sản việt nam

34 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 330 KB

Nội dung

Đối tượng đươc mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam + Đối tượng được mua nhà ở không hạn chế số lượng Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng dưới đây

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường bất động sản nước ta phát triển từ năm 1993 sau khi Luật Đất đai rađời cho đến thời điểm hiện tại đã đạt được những thành tựu nhất định, tạo động lực đểphát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế Trong đó thị trường nhà ở là một phânkhúc trong thị trường bất động sản đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng,với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay thì nhu cầu về nhà ở trong thời gian tới là rấtlớn Với các chính sách khuyến khích xây dựng và tạo lập thêm nhà ở cho người dân vàngoài những yêu cầu về phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật… để đáp ứng nhu cầu pháttriển, mỗi năm Việt Nam cần phải xây dựng mới hơn 15 triệu m2 nhà ở Bên cạnhlượng dân số đông của nước ta hơn 20 triệu hộ gia đình với 86 triệu dân đến năm 2009,

là số lượng rất lớn người Việt Nam ở nước ngoài muốn trở về quê hương sinh sống,làm ăn và có nhu cầu về sở hữu nhà tại Việt Nam Chỉ tính trong năm 2008 số lượngkiều bào về nước là 400000 người với lượng kiều hối là 8 tỷ USD, gần 4 triệu kiều bàosinh sống ở nước ngoài trong đó có đội ngũ trí thức đông đảo với hơn 300.000 ngườiđược đào tạo ở các trường đại học danh tiếng ở những nước công nghiệp tiên tiến.Nhiều chính sách, biện pháp đã và đang được rà soát, sửa đổi hoặc ban hành mới theohướng ngày càng thuận lợi hơn cho bà con kiều bào, đặc biệt là ban hành những chínhsách về quyền sở hữu nhà ở cho người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng thông thoánghơn Như nghị định 90/2006/NĐ-CP tiếp sau đó là nghị định 71/2010/NĐ-CP được quyđịnh rõ ràng và chi tiết hơn, mở rộng thêm các đối tượng được sở hữu nhà nhà gắn liềnvới quyền sử dụng đất, tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp kiều bào cóthêm cơ hội để sở hữu nhà ở tại quê hương

Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại những bất cập, vướng mắc trong quá trình xemxét cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở trong nước, do thủ tục phiền hà,nhiêu khê gây mất thời gian, những quy định mới vẫn chưa rõ ràng, chưa có thông tưhướng dẫn đầy đủ chi tiết, đối tượng được mua nhà còn hạn chế Vì vậy khi áp dụngvào thực tế gây rất nhiều khó khăn cho kiều bào, dẫn đến các giao dịch mua bán sửdụng tên người thân, bạn bè để đăng ký thay, rất dễ gây ra tranh chấp, kiện tụng Chính

Trang 2

vì vậy mà em lựa chọn đề tài “ Chính sách cho Người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở trong thị trường bất động sản Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu.

3 Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp duy vật biện chứng

-Phương pháp so sánh

-Phương pháp phân tích tổng hợp

-Phương pháp logic

4 Kết cấu của đề tài

+ Lời nói đầu

+ Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:

- Chương I: Cơ sở khoa học của chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng của vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

+ Kết luận

Do hạn chế về kiến thức và tài liệu tham khảo nên việc nghiên cứu đề tài này khôngnhiều và đầy đủ, vì thế bài làm còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự chỉ bảo vàgóp ý của quý thầy cô để bài làm của em tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Phạm Lan Hương đã tận tình hướng dẫn giúp

em hoàn thành đề án này!

Trang 3

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ Ở VIỆT NAM

I Khái niệm và sự cần thiết cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà

ở Việt Nam

1 Khái niệm về người Việt nam ở nước ngoài

Theo Luật quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc ViệtNam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốctịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyếtthống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

Ngoài ra Việt kiều là cách gọi ngắn gọn khác của người Việt Nam ở nước ngoài.Khái niệm “Gốc Việt” hay “ Việt Kiều” là khẳng định và phát huy tư tưởng lớn: “Đoànkết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội vàdân tộc, quá khứ và ý thức hệ, tôn giáo và tín ngưỡng, miễn là tán thành công cuộc đổimới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnhthổ”

2 Sự cần thiết cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách liênquan đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài quán triệt tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị khẳng định "Người Việt Nam ởnước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc ViệtNam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước

ta với các nước" Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều đóng góp to lớncho sự nghiệp giải phóng, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Tất cả những ai

là người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xuất thân, mong muốn gópphần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh đều đứng trong khối đại đoàn kết dân tộc.Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn coi trọng và đánh giá cao sự đóng góp

Trang 4

thống nhất đất nước và xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, từ đó đã có nhiều chủtrương, chính sách cởi mở đối với đồng bào, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạncách mạng Đặc biệt, các chủ trương, chính sách ban hành trong thời kỳ đổi mới nhữngnăm gần đây đã từng bước đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của dồng bào

ở người nước về các vấn đề quốc tịch, hồi hương, cấp phát hộ chiếu và những quyền lợithiết thân khác của đồng bào Người mang hộ chiếu Việt Nam và người gốc Việt Nam

có công với đất nước nay đã được hưởng chính sách gần hoàn toàn như công dân trongnước

Để khuyến khích đồng bào tham gia xây dựng đất nước, nhiều luật và văn bản dướiluật đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi chođồng bào trong các hoạt động đầu tư, buôn bán, gửi tiền về giúp đỡ thân nhân và đónggóp cho đất nước Thời gian qua, cùng với tác động của những thành tựu trong côngcuộc đổi mới cũng như trên lĩnh vực đối ngoại, những chính sách và biện pháp nói trên

đã góp phần tạo nên xu hướng trở về nguồn ngày càng phát triển trong kiều bào Trongcộng đồng đang diễn ra sự chuyển hóa tích cực, ngày càng có nhiều người về thăm đấtnước, hồi hương, hoặc về tìm cơ hội kinh doanh, đầu tưu, hợp tác khoa học kỹ thuật

Kể từ năm 1987 mới có 8.000 lượt người về thăm quê hương, đến năm 2.000 đã có360.000 lượt người Số lượng kiều hối gửi về nước cũng gia tăng đáng kể trong vàinăm trở lại đây Về lĩnh vực đầu tư, đến nay kiều bào đã có 50 dự án trị giá 200 triệu đô

la Mỹ theo Luật Đầu tư nước ngoài; 483 dự án với 763 tỷ đồng theo Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước Hiện có trên 100 công ty và văn phòng đại diện của kiều bàohoạt động tại Việt Nam Riêng người Việt Nam ở Đông Âu đã giúp xuất khẩu trên 200triệu đô la hàng hóa hằng năm sang các nước này Hằng năm có chừng 200 nhà khoahọc, trí thức về nước làm công tác giảng dạy, tư vấn Phong trào quyên góp hỗ trợ đồngbào các vùng bị thiên tai và tham gia các dự án xóa đói giảm nghèo trong nước pháttriển mạnh

Một trong các chính sách khuyến khích của nhà nước đối với NVNONN là chínhsách về đất đai và nhà ở, ngày càng được bổ sung, mở rộng và thông thoáng hơn Banhành các chính sách về việc cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở và cấpgiấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tại Việt Nam như nghị định 81/2001/NĐ-CP ngày

Trang 5

05/11/2001, 90/2006/NĐ-CP tiếp sau đó là nghị định 71/2010/NĐ-CP đang từng bướcđược hoàn thiện là điều rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam

và người gốc Việt Nam cư trú làm ăn sinh sống ở nước ngoài có chỗ ở khi về nước đầu

tư kinh doanh, hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật hoặc về sinh sống ổnđịnh tại Việt Nam, khai thác triệt để nguồn lực về con người của cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài, mang tính chất ổn định chính trị, việc mở rộng đối tượng Việt kiềuđược mua nhà ở Việt Nam là thực thi sự thống nhất chính sách đối với người Việt Nam

ở nước ngoài nhằm thu hẹp tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa người Việt Nam ở nướcngoài và người Việt Nam ở trong nước

II Quy định pháp luật về vấn đề cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

1 Đối tượng đươc mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam

+ Đối tượng được mua nhà ở không hạn chế số lượng

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng dưới đây thì cóquyền sở hữu (không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam) thông qua hình thức mua,nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở hoặc được nhận chuyển nhượng quyền sử dụngđất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đốivới dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thứcbán nền theo quy định của pháp luật về đất đai) để người mua xây dựng nhà ở cho bảnthân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam:

a) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66: người có quốc tịch ViệtNam

Trang 6

b) Các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66: người gốc Việt Namnhưng phải thuộc một trong các diện:

- Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư có Giấy chứngnhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam cấp;

- Người có công đóng góp với đất nước, bao gồm: người được hưởng chế độ ưuđãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có giấy tờ chứngminh được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người cóthành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủtịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương, được Thủ tướng Chính phủ tặngBằng khen; người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị – xã hội của ViệtNam; của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xácnhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, người là nòng cốt cácphong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước và người có những đónggóp, giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của ViệtNam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơquan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận;

- Nhà văn hóa, nhà khoa học, bao gồm: người được phong học hàm, học vị vềkhoa học, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao của Việt Nam hoặc củanước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – xã hội đang làm việc tại Việt Nam.Các đối tượng này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủtrưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam mời vềlàm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của cơ quan, tổ chức mời vềviệc đối tượng này đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;

- Người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn, kỹnăng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnhvực chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do

cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải

Trang 7

có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của ViệtNam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề);

- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước có giấy

tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoàicấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặcchồng là công dân Việt Nam ở trong nước

Đối với trường hợp có các giấy tờ do nước ngoài cấp thì phải dịch ra Tiếng Việt

và có chứng nhận của cơ quan công chứng của Việt Nam

+ Đối tượng được mua một nhà ở

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gốc Việt Nam nhưng không thuộc cácđối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 nếu có giấy tờ quy định tại điểm bkhoản 1 Điều này và Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấpthì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam

Trường hợp đối tượng này đang có sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà được thừa kếhoặc được tặng cho nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở; đối với nhà ở cònlại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ởtại Việt Nam để hưởng giá trị theo quy định tại Điều 72 của Nghị định này

1.1 Giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được

sở hữu nhà ở tại Việt Nam

+ Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giátrị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứngminh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

+ Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xácnhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh cógốc Việt Nam

1.2 Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam thìphải có một trong các giấy tờ sau đây do công an phường, xã, thị trấn (sau đây gọi

Trang 8

- Sổ tạm trú;

- Giấy tờ xác nhận về việc đăng ký tạm trú tại địa phương

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam phải có đơn đềnghị và xuất trình hộ chiếu tại cơ quan công an cấp phường khi đề nghị cấp giấy tờ quyđịnh tại khoản này Trong thời hạn tối đa là ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị,công an cấp phường có trách nhiệm cấp một trong các giấy tờ quy định tại khoản nàycho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài thìphải có một trong các giấy tờ sau đây do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Namcấp:

- Thẻ tạm trú;

- Có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tạiViệt Nam từ ba tháng trở lên

2 Điều kiện để được mua nhà ở tại Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điều 66 Nghịđịnh 71/2010/NĐ- CP phải là người về thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam và có đủcác giấy tờ sau :

+ Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ của nước ngoàicấp Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ của nước ngoài thì phải cóGiấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Namhoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân

+ Giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thuộc các đối tượngtheo quy định

3 Các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trích nghị định 81/2001/NĐ- CP

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau khi hoàn tất thủ tục mua nhà ở, được

ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy bannhân dân cấp huyện) cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

Trang 9

Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải nộp cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận cácgiấy tờ sau :

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.+ Hợp đồng mua bán nhà ở có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứngthực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Biên lai nộp thuế và lệ phí

+ Bản sao có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của cơ quannhà nước có thẩm quyền các giấy tờ quy định đối với các đối tượng được phép muanhà Đối với giấy tờ không thuộc danh mục được công chứng, chứng thực thì nộp bảnsao nhưng phải mang bản gốc để cơ quan cấp Giấy chứng nhận đối chiếu

3.1 Trách nhiệm lập hồ sơ, thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

và quyền sử dụng đất ở

Theo nghị định 81/2001/NĐ - CP

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được mua nhà ở theo quyđịnh tại Nghị định này tự mình đứng ra làm các thủ tục hoặc có thể thoả thuận với bênbán nhà ở hoặc người được ủy quyền hợp pháp đại diện cho mình làm các thủ tục đểđược cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở Việc ủy quyềnphải thể hiện bằng văn bản

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cấp cho ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài sau khi mua nhà ở theo quy định tại Nghị định này sửdụng theo mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cấp chongười Việt Nam

+ Thời gian cấp Giấy chứng nhận chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày người đề nghịcấp Giấy chứng nhận nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định cho ủy ban nhân dân cấphuyện

3.2 Thủ tục quản lý việc sở hữu một nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữumột nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng

Trang 10

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải thựchiện các quy định sau đây:

+ Trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kiểm tra thông tin về tìnhtrạng sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam đăng trênWebsite của Bộ Xây dựng

+ Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không có tên trên Website của Bộ Xây dựngthì Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận và làm thủ tục trao giấy chứngnhận cho chủ sở hữu; trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận đang có tên đăngtrên Website của Bộ Xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trả lại hồ sơ và có vănbản trả lời để đương sự biết rõ lý do;

+ Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày ký Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Ủy ban nhân dân cấphuyện phải có văn bản gửi Bộ Xây dựng thông báo các thông tin về họ tên, số hộ chiếu,nơi cấp, ngày cấp hộ chiếu của người mua, được tặng cho, được thừa kế nhà ở, địa chỉnhà ở được cấp giấy chứng nhận, số giấy chứng nhận và ngày cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để Bộ Xâydựng đăng tải các thông tin này trên Website của Bộ;

+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở quy định tại Điều này đã bán, tặng cho hoặc làmthủ tục để thừa kế nhà ở cho người khác thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có vănbản thông báo cho Bộ Xây dựng biết để xóa tên khỏi danh sách đăng trên Website củaBộ;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm về việc chậm thôngbáo hoặc không thông báo cho Bộ Xây dựng biết khi các đối tượng quy định tại Điềunày có chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc chuyển quyền sở hữu nhà ở cho ngườikhác

+ Bộ Xây dựng ban hành mẫu báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi BộXây dựng theo quy định tại Điều này

Trang 11

4 Quyền lợi của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có sở hữu nhà tại Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, sau khi mua nhà ở và được cấp Giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật, cócác quyền như sau :

+ Được sử dụng để ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình

+ Được bán, tặng cho các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc các đối tượng là ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được mua nhà ở quy định tại Điều 66 Nghịđịnh 71/2010/NĐ- CP

+ Thế chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam

+ Thừa kế theo quy định sau đây :

a) Đối với tổ chức, cá nhân trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nướcngoài thuộc diện được mua nhà ở quy định tại Nghị định 71 được hưởng thừa kế theoquy định tại Bộ Luật Dân sự;

b) Đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài khôngthuộc diện được quy định tại Nghị định 71 nếu nhận thừa kế thì chỉ được hưởng về giátrị của nhà ở đối với các đối tượng sau:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam cư trú có thờihạn dưới ba tháng

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện chỉ được sở hữu một nhà ở vàtại thời điểm được tặng cho, được thừa kế đang có sở hữu nhà ở tại Việt Nam

5 Nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, sau khi mua nhà ở và được cấp Giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của Nghị địnhnày, có nghĩa vụ :

+ Kê khai, đăng ký nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam

+ Thực hiện quy định về quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở; sửa chữa, cải tạo nhà ở;mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trang 12

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về cư trú, quản lý trật tự đô thị; các nghĩa vụ tàichính, thuế và các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhà ở đã mua theo quy định của Nghịđịnh này có thể ủy quyền quản lý nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc đối tượngthuộc diện quy định tại Điều 66 NĐ 71 quản lý Việc ủy quyền quản lý phải thể hiệnbằng văn bản và có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của cơ quannhà nước có thẩm quyền.

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGƯỜI VIỆT NAM Ở

NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

1 Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến vấn đề mua nhà ở của người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam

1.1 Hiện trạng sử dụng đất ở và thống kê diện tích nhà ở

Loại đất Tổng diện tích Đất đã giao và cho thuê

Đất ở đô thị 106.7 108.5 112.5 103.5 105.3 109.5

Đất ở nông thôn 496.0 503.4 507.9 493.6 500.7 504.7

( Hiện trạng sử dụng đất trong cả nước - Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Theo số liệu được thống kê từ đầu năm đến hết ngày 30/9, diện tích nhà ở toànquốc hiện đã tăng thêm khoảng 85,2 triệu m2, trong đó, diện tích nhà ở đô thị chiếmtrên 50% với 46,1 triệu m2, diện tích nhà ở nông thôn tăng khoảng 39,1 triệu m2 Tínhđến thời điểm này, bình quân diện tích nhà ở tính theo đầu người trên toàn quốc đạtkhoảng 17,2 m2/người Đáng lưu ý, diện tích bình quân nhà ở đô thị là 20m2/người,lớn hơn tỷ lệ 16,1 m2/người tại khu vực nông thôn

Qua số liệu 6 năm cho thấy diện tích sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở ngàymột tăng lên do quá trình đô thị ngày một ra tăng, mỗi năm số lượng diện tích nhà ởđược xây mới ngày một nhiều, tạo nên nguồn cung dồi dào cho thị trường nhà ở đápứng ngày một cao hơn nhu cầu của thị trường

Địa phương xây dựng 515382 742764 1094210 947064 1327818 1170992

( Diện tích nhà ở xây dựng mới trong mỗi năm đv:m2 - Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Đây là điều kiện tốt cho người Việt Nam ở nước ngoài muốn tìm mua một cănnhà ở trong nước, có thể tìm các căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ do tư nhân hoặccác doanh nghiệp xây dựng

1.2 Giá bất động sản và biến động chỉ số giá ở thị trường Việt Nam

Trang 14

Biến động giá bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2010 (Vietnam Report)

( Giá bán chung cư cao cấp tại thị trường thứ cấp trên thị trường Hà Nội năm 2009)

Trên biểu đồ là xu hướng biến động giá chung cư cao cấo trên thị trường HàNội, trong quý 4/2009 đã có khoảng hơn 31.000 căn hộ được chào bán Giá chào thứcấp bình quân ở 11 trong số 12 quận tại Hà Nội đều tăng trung bình 5,4% so với quý3/2009 Trên thị trường này, giá chào bình quân dao động từ 700 USD đến 4.200 USD/m2 Có thể thấy trong năm 2009, giá căn hộ cao cấp có xu hướng giảm nhưng vẫn đang

ở mức rất cao đối với sức mua chung

Đón đầu chính sách cho phép Việt kiều mua nhà, nhiều năm qua hàng loạt các

dự án nhà đất thuộc dòng cao cấp ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã ra đời Tuy nhiên lạirơi vào tình trạng rất khó khăn, không ít các dự án đã hạ giá đến 40- 50% nhưng vẫn ế

ẩm Tại các trung tâm môi giới địa ốc, nhiều kiều bài đến nhờ tư vấn về thủ tục muanhà đất Tuy nhiên sau khi thăm dò thị trường và nghe ngóng tình hình, nhiều Việt kiều

đã chùn bước trước bức tường giá quá cao Giá nhà đất tại TP Hồ Chí Minh dù đã sụtgiảm mạnh so với thời điểm 2007 những vẫn được đánh giá là rất cao so với các nướcAustralia, Mỹ, Canada, Pháp Với giá nhà đất đắt đỏ như hiện nay và không điều chỉnh

Trang 15

hợp lý hơn sẽ là thách thức rất lớn cho nhiều kiều bào muốn trở về định cư lâu dài tạiViệt Nam.

Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế cũng làm cho dòng tiền kiều hối sụt giảm, ảnhhướng nhiều đến kế hoạch mua nhà của kiều bào vào dịp cuối năm Năm 2009, lượngkiều hối về Việt Nam ước đạt 6,3 tỷ USD, giảm 12,8% so với năm 2008 Riêng tại TP

Hồ Chí Minh, kiều hối năm 2009 chỉ đạt 3,2 tỷ USD, so với con số gần 5 tỷ USD năm

2008

Bên cạnh đó qua mỗi năm, do tác động của lạm phát giá cả các mặt hàng lại ngày mộttăng thêm, đặc biệt thời gian vừa qua giá nhà ở vật liệu xây dựng tăng nhanh chóng cùng vớigiá vàng và giá USD tăng mạnh một cách chóng mặt cũng là nguyên nhân khiến cho giá bấtđộng sản ngày một tăng cao hơn trước

2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nhà ở và vật

liệu xây dựng

104.5 108.01 106.43 107.05 108.9 111.02 120.5 103.5

Vàng 102.21 119.01 116.37 107.8 136.09 113.65 131.9 119.2

USD 101.66 101.69 101.57 100.56 100.95 100.62 102.4 109.2

( Chỉ số giá tiêu dung một số mặt hàng đv: % - Tổng cục Thống kê Việt Nam )

Giá bất động sản quá cao không chỉ gây tác hại tới người dân đô thị mà còn cóảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô Ngoài ra, tại các đô thị đang phát triển nhanh như Hà Nội,giá nhà đất quá cao sẽ là rào cản rất khó vượt qua đối với việc chỉnh trang và phát triển

đô thị, đặc biệt là phát triển hạ tầng giao thông đô thị

Đây là điều cản trở việc tiếp cận thị trường của phần đông dân cư và cũng gâyảnh hưởng không nhỏ đến sức mua của một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoàimuốn mua nhà trong nước Không phải Việt Kiều nào cũng có đủ khả năng tài chính để

có thể mua một căn nhà ưng ý tại các đô thị lớn hiện nay, bên cạnh đó họ cũng có xuhướng so sánh giá bất động sản tại Việt Nam với giá bất động sản tại một số quốc gia

họ sinh sống cao hơn nhiều so với giá trị và lợi ích mà bất động sản đó mang lại nênngần ngại trong việc ra quyết định mua nhà tại Việt Nam

1.3 Đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài đối với đất nước

Trang 16

Con số tổng hợp được về tổng số lượng kiều dân VN năm 20042005 là 3.078.143trên lãnh thổ của 108 nước và vùng lãnh thổ trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệpphát triển (Hoa kỳ khoảng 1,3 triệu người; Pháp, Ôt-xtrây-lia mỗi nước khoảng 250nghìn; Ca-na-đa 200 nghìn; Căm-pu-chia, Thái Lan, Đức, Nga – mỗi nước khoảng 100nghìn; Đài Loan 65 nghìn; Anh 35 nghìn; Séc 25 nghìn; Lào 18 nghìn; Trung Quốc, BaLan, Bỉ, Thuỵ Điển – mỗi nước trên dưới 10 nghìn ) Phần đông bà con ngày càng ổnđịnh cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sốngkinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan

hệ giữa các nước đó với Việt Nam Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm nghìnngười Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hìnhthành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới như Hàn Quốc, Đài Loan,Nhật bản, Malaysia

Đặc biệt, đã có nhiều trí thức NVNONN về nước làm việc trong các trung tâmnghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo hoặc đóng góp tri thức cho sựphát triển của đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau Ngay cả những trí thức kiềubào vốn trước đây có những quan điểm, chính kiến khác nhau nay cũng dần dần thayđổi nếp nghĩ Với họ, quê hương và dân tộc là thiêng liêng nhất Điều tâm nguyện lớnnhất trong phần cuối đời của họ là được quay trở về Việt Nam để đóng góp những gì cóthể cho quê hương

Qua thực tiễn, trí thức NVNONN ngày nay đang tham gia đóng góp tích cực chocông cuộc phát triển đất nước theo các kênh hoạt động như sau:

Tư vấn hoạch định chính sách phát triển đất nước, các ngành kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và các giải pháp thực hiện;

Trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến nhằm pháttriển kinh tế-xã hội và bảo vệ đất nước;

- Tham gia hoạt động giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứngnhững đòi hỏi của đất nước;

- Làm cầu nối cho các hoạt động hợp tác về khoa học – công nghệ, giáo dục và đàotạo, giữa các nhà khoa học trong nước và ngoài nước;

Trang 17

- Cung cấp thông tin cập nhật cho các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế;

- Tìm kiếm các nguồn đầu tư, hoặc tham gia đầu tư trực tiếp vào phát triển kinh tế,khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo…

Theo thống kê, phần lớn trí thức NVNONN về Việt Nam tham gia vào các kênhhoạt động này là từ những nước kinh tế phát triển, như: Mỹ chiếm 30,31%, Pháp -19%, Úc - 12,23%, Canada - 7,97% v.v… Hằng năm, trung bình có khoảng 200 lượtchuyên gia, trí thức NVNONN về làm việc với các cơ quan quản lý, tổ chức nghiên cứukhoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, y tế v.v…, trong đó có 55% lượt về làm việc với

cơ quan quản lý, và 45% - với tổ chức KH&CN, y tế, GD&ĐT …

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một cộng đồng trẻ nhưng năng động vàphát triển, là nguồn nội lực quý báu của đất nước, trong đó bao gồm nguồn vốn và conngười, đặc biệt là tài nguyên trí thức Hàng trăm nghìn nhà trí thức, khoa học, kỹ thuật,kinh tế, doanh nghiệp được đào tạo và bươn trải tại các nước công nghiệp phát triển,tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm tiến tiến, trong đó có một thế hệ mới(người nước ngoài gốc Việt) đang lớn mạnh, từng bước thay thế lớp lớn tuổi, thay đổi

cơ cấu cộng đồng, có cái nhìn đúng mực khách quan hơn về tình hình đất nước và đangtrở thành đối tác đầy tiềm năng của chúng ta trong một tương lai không xa

2 Thực trạng chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào gắn bó với quê hương, gópphần xây dựng đất nước Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, nhiều chủ trương, chínhsách của Nhà nước đã được ban hành, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng và sự mong đợicủa những người con đang sống xa Tổ quốc Chính phủ ban hành nhiều chính sáchkhuyến khích cho người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam,trong đó có chính sách cho phép Việt Kiều có quyền được mua nhà ở trong nước

2.1 Nghị định 81/2001/NĐ-CP - Chính sách đầu tiên cho phép NVNONN được mua nhà trong nước

Ngày đăng: 24/02/2016, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w