Nuôi dưỡng chăm sóc: Bò sữa phải được cung cấp thức ăn đầy đủ để bảo đảm sức khoẻ và khả năng sản xuất cho nên trong thành phần thức ăn phải đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết
Trang 1Nuôi Bò sữa
Bò sữa có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kết hợp nuôi nhốt với chăn thả Chuồng bò phải làm ở nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ Chuồng được chia ô để nhốt riêng từng con, mỗi
ô chiều rộng 1,5m, nền chuồng cao ráo, thoát nước, máng ăn máng uống bố trí nơi thích hợp cho bò ăn dễ dàng, không bị dính phân, nước tiểu vào thức ăn, nước uống, sau chuồng phải có rãnh thoát nước
Nuôi dưỡng chăm sóc:
Bò sữa phải được cung cấp thức ăn đầy đủ để bảo đảm sức khoẻ và khả năng sản xuất cho nên trong thành phần thức ăn phải đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu Nếu nuôi kết hợp chăn thả với nuôi chuồng, một ngày cho bò ăn thêm ngoài thức ăn rau xanh cỏ cứng trọng lượng 100kg cho ăn 0,4kg thức ăn tinh, nếu bò chửa cho ăn 0,6kg thức ăn tinh, khi tiết sữa cứ sản xuất ra một lít sữa cho ăn thêm 0,3kg thức ăn tinh
Những nơi có điều kiện cho bò ăn bã mía, bã ria, rỉ mật và các loại củ quả Mùa khô ta cần dự trữ và cho ăn thức ăn khô như rơm, cỏ khô, thức ăn ủ chua như cây ngô non, cỏ ủ chua… cho bò sữa uống nước đầy đủ
Khi bò có chửa phải chăm sóc chu đáo nhất là vừa chửa vừa cho sữa phải luôn luôn theo dõi khả năng tiết sữa của bò theo thời gian và sức khoẻ của bò
Khi bò đẻ phải đỡ đẻ cho bò, phụ kéo thai theo nhịn rặn của bò để bò đẻ nhanh, bê sau khi đẻ ra dùng khăn giẻ lau sạch nhớt ở mắt, mũi, mồm và trên mình, vuốt máu từ cuống rốn trở ra sau đó vặn nút để chừa 3 – 4cm rồi cắt rốn, rồi khử trùng bằng cồn Iốt, theo dõi nhau ra, nếu quá 6 giờ nhau không ra phải báo với cán bộ thú y để can thiệp
Bò mẹ đẻ xong phải cho uống nước muối 1% hoà với cám nhuyễn sau khi bò đẻ 20 – 30 phút tập cho bê bú mẹ, trong tuần đầu phải cho bú 1 ngày 4 – 5 lần, mỗi lần không quá 1,5 lít, cụ thể như sau:
1 – 2 tháng tuổi cho bú 4 – 5 lần và tập cho ăn cỏ
4 – 5 tháng tuổi cho bú 3 – 4 lần, cho ăn 4 – 5kg cỏ/ngày
6 – 7 tháng tuổi cho bú 3 lần, ăn 10kg cỏ/ngày
Cần cho bê tắm nắng và vận động
Vắt sữa:
Tuần đầu tuỳ theo sản lượng từng con mà định thời gian vắt sữa, từ ngày thứ 3 trở đi vắt hai ngày lần, lau bầu vú trước khi vắt 1 – 2 phút, thao tác nhẹ nhàng, vắt kiệt sữa mỗi lần
Phối giống:
hông được phối giống cùng dòng họ, tuổi phối giống của bò cái từ 15 – 16 tháng tuổi, bò đực 24 tháng tuổi, thời gian động dục từ 18 – 36 giờ thường phối giống sau khi động dục
12 giờ đến 24 giờ
Trang 2Thú y:
Giữ chuồng khô ráo luôn tắm trải cho bò, định kỳ 6 tháng tiêm phòng, tẩy giun sán 1 lần
Kinh nghiệm nuôi bò sữa từ Israel
Mới đây tại xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Tiến sĩ Solomon Ran - chuyên gia khuyến nông thuộc Bộ Nông nghiệp Israel đã có buổi giới thiệu với bà con nông dân và các cán bộ khuyến nông ngoại thành Hà Nội những kinh nghiệm về chăn nuôi bò sữa của Israel.Công nghệ hiện đại
Lần đầu tiên, những người nông dân nuôi bò sữa ở Sóc Sơn (Hà Nội) được giới thiệu về kinh nghiệm nuôi bò sữa hiện đại như vậy Từ phương thức chọn giống, chăn nuôi, chế biến thức ăn, vắt sữa, thụ tinh nhân tạo đều theo một quy trình khép kín và rất hiện đai Theo TS Solomon Ran, để có được thành quả như ngày hôm nay, nghề nuôi bò sữa ở Israel đã có hơn 70 năm vật lộn để tìm ra hướng đi thích hợp cho mình
Israel là đất nước có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai ít (tổng diện tích Israel là 28.000km2, trong đó một nửa là bán sơn địa), chỉ có mưa ở miền Bắc vào mùa đông, miền Nam mưa rất hiếm Chính điều kiện đó đã khiến cho việc chăn nuôi bò sữa không thể chăn thả ở đồng cỏ tự nhiên Tuy nhiên, nhờ áp dụng nhiều biện pháp lai tạo giống hiện đại và quy trình chăn nuôi tiên tiến, được vi tính hóa khiến ngành chăn nuôi bò sữa của Israel luôn đứng vị trí hàng đầu thế giới Những con bò sữa của Israel cho lượng sữa rất cao, trung bình khoảng 11.000 lít/năm, cá biệt có con cho tới 19.000 lít/năm
Giống và thức ăn quyết định thành bại
Theo TS Solomon Ran, trong chăn nuôi bò sữa, công tác lai tạo giống và thức ăn chăn nuôi mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đối với israel, các nhà khoa học nước này đã thành công lớn trong việc tạo ra giống bò sữa Holsstein cao sản, chống chịu được bệnh tật và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở đây Đây là giống bò được kết hợp giữa bò cái Friesian của Israel và tinh bò đực được nhập từ Mỹ và Canada Giống bò sữa Holsstein cao sản không chỉ cho năng suất sữa cao nhất thế giới mà còn cho độ đạm và
độ béo bơ rất cao Những con bò cho sữa thấp hơn 18 lít mỗi ngày đều bị loại bỏ
Ngoài việc tạo được giống bò tốt, việc cung cấp thức ăn đầy đủ cũng là yếu tố quan trọng giúp bò luôn cho lượng sữa cao Với Israel, đồng cỏ hầu như không có, thức ăn phần lớn đều dựa vào khẩu phần ăn trộn tổng hợp được sản xuất tại các nhà máy gần các khu chăn nuôi Đây là một hỗn hợp thức ăn đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho bò như thức ăn xanh, đạm, năng lượng, khoáng chất và vitamin theo một công thức đã được các nhà dinh dưỡng tính toán rất kỹ Trong khẩu phần thức ăn, ngoài lúa mì, yến mạch và các bột ngũ cốc chiếm thành phần chính, nhiều loại phụ phẩm khác cũng được tận dụng tối đa để chế biến như: cây họ đậu, thân cây bông, rơm lúa mì, thân cà chua, hướng dương, cám lúa, bã bia, rau quả thừa
Ngoài ra, việc làm mát cho bò bằng hệ thống làm bay hơi tự động và thiết kế chuồng trại hợp lý giúp giảm "sốc nhiệt" cho bò khi thời tiết có độ nóng, ẩm cao là kỹ thuật độc đáo của Israel
Chăn nuôi gia đình và hợp tác xã
ở Israel, chăn nuôi bò sữa được thực hiện chủ yếu ở hai mô hình hợp tác xã là Kibbutz và Moshav Kibbulz được coi là một đơn vi kinh tế độc lập mang tính hợp tác xã, ở đó người chăn nuôi làm việc cùng nhau, nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau Mỗi Kibbutz thường nuôi từ 300 con bò trở lên, mỗi năm sản xuất ra hơn 60% lượng sữa bò của Israel Moshav là một hình thức liên hiệp các hộ chăn nuôi tại một vùng nhất định, các thành viên
ở đây làm việc trong một đơn vị đơn lẻ Lượng sữa ở các Moshav thấp hơn do số lượng nuôi ở đây cũng ít hơn so với các Kbbutz Ngoài ra, còn có một số nhỏ các hộ chăn nuôi
Trang 3cá thể ở các trang trại biệt lập Những con bò nuôi ở Kibbutz và Moshav có chế độ chăm sóc và vắt sữa đồng đều như nhau Chất lượng sữa tại các Kibbutz và Moshav luôn cao hơn so với nuôi tại trang trại riêng biệt Do đó, phần lớn người chăn nuôi thường tham gia các mô hình hợp tác để giảm bớt chi phí và rủi ro
Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với VN
Hiện trong chương trình hợp tác với VN, ngành nông nghiệp Israel đang cử nhiều chuyên gia tới Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương để tổ chức những khóa đào tạo tại chỗ cho các hộ chăn nuôi bò sữa Theo TS Solomon Ran, chăn nuôi bò sữa là một công cụ hiệu quả để nông dân VN xoá đói giảm nghèo, tuy nhiên để có được thành công, nông dân VN cần được trang bị những kiến thức chăn nuôi hiện đại Tại các khóa đào tạo, chuyên gia israel sẽ giúp người chăn nuôi và cán bộ khuyến nông VN tiếp cận nhanh với những kiến thức chăn nuôi bò sữa hiện đại, phương pháp chăm sóc bò trong thời tiết nóng bức, công nghệ chế biến thức ăn và nhập khẩu tinh bò đông lạnh chất lượng cao từ Israel
Cách chọn giống Bò Sữa
Khi một số tỉnh ở ĐBSCL chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi và nhà máy chế biến sữa của Vinamilk tại Cần thơ hoạt động, nhiều nông dân bắt đầu nghĩ tới việc chăn nuôi
bò sữa Nhưng chọn giống bò nào, làm chuồng trại và chăm sóc như thế nào không phải
là điều đơn giản Báo NNVN xin giới thiệu bài viết này để bà con tham khảo
Các giống bò sữa:
Bò Hoslsteni Friesian (HF) Thường gọi là bò Hà Lan, gốc ở Hà Lan là giống bò chuyên dụng sữa có sản lượng sữa cao hơn các giống bò sữa khác Bò có màu lông lang trắng đen Thân hình tam giác trước nhỏ, sau to bầu vú phát triển Khối lượng bò cái trưởng thành 450 - 650kg Sản lượng bình quân 5.000 - 6.000 lít sữa chu kỳ 305 ngày Tỷ lệ bơ 3,2 - 3,7%
Bò Sahival:
Giống bò sữa nhiệt đới gốc ấn Độ (giống như bò Sind nhưng sản lượng sữa cao hơn) Bò
có lông màu đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ Ngoại hình giống như bò Sind nhưng u vai ở con đực thể hiện rõ hơn ở bò cái bầu vú phát riển hơn sản lượng sữa bình quân 1.600 - 2.700kg/ chu kỳ 300 ngày Tỷ lệ bơ 4 - 4,5% Bò đực trưởng thành nặng 550 - 650kg thường được nuôi thuần ở các nước nhiệt đới hoặc dùng làm nền cho lai với bò ôn đới kiêm sủ dụng sữa thịt
Bò Jersey:
Là giống bò chuyên dụng sữa được tạo ra bằng cách lai giữa bò Normandie với bò địa phương ở đảo Jersi (Anh quốc) Bò Jersey có màu nâu xám, có con lông xám sậm hoặc đen nâu, đôi khi có đốm trắng ở bụng và chân Thân hình nhỏ, mình dài, bụng to, đầu thanh, mắt lồi, sừng nhỏ, có màu ngà, cổ thanh và dài, yếm lớn nhưng mỏng Bò cái trưởng thành nặng trung bình 360 - 400kg, bò đực nặng 650 - 700kg năng suất sữa tung bình của bò Jersey thuần 2.800 - 3.500lít/ chu kỳ cho sữa 300 ngày Tỷ lệ bơ rất cao: 5,6 - 6% nên thường được sử dụng cho lai để nâng cao tỉ lệ mỡ sữa cho các giống bò sữa khác
Bò nâu Thụy Sĩ:
Được tạo ra tại vùng núi Alpes ( Thuỵ Sĩ) do nhân thuần từ gốc bò địa phương theo hướng kiêm dungj sữa thịt Bò có lông màu nâu xám ở mõm quanh mũi và mắt hơi trắng sáng, phía lưng từ u vai đến gốc đuôi có vệt lông sáng Bò có tầm vóc lớn con, cao ráo đầu ngắn, trán rộng , sừng ngắn, gốc sừng màu ngà thân dài, bụng to vừa phải Trọng lượng trưởng thành bò cái nặng 550 - 650kg, bò đực nặng tới 900kg Bò Brown Swiss có năng suất sữa tương đương bò Jersey, tuy nhiên thời gian cho sữa ngắn hơn và tỷ lệ bơ
Trang 4trong sữa cũng thấp hơn.
Bò Zebu giống RedSindhi:
Bò Zebu ( bò u) chủ yếu có nhiều ở ấn Độ và Pakistan Giống bò này có khả năng chống chịu tốt với điều kiện và môi trường nuôi dưỡng nhiệt đới, do đó cũng phù hợp với điều kiện và môi trường nuôi dưỡng ở nước ta Bò có lông màu đỏ, cánh dán, tai to và sụp, con đực có u vai nổi cao, trán gồ, bò cái có âm hộlớn và có nhiều nếp nhăn Sản lượng sữa biến động từ 1.400 - 2.100kg/chu kỳ vắt sữa Tỷ lệ bơ sữa trên 5%
Chọn giống:
Bò sữa được nuôi ở Việt Nam thường là giống bò lai giữa bò Hol - stein Friesian (HF) và
bò Red sindhi hoặc có thể là bò lai Sind (cái lai F1 giữa bò vàng Việt Nam lai bò Sind) cũng có thể là Holstein với sind và Jersey? Nên chọn giống bò cho sữa phù hợp với điều kiện chăn nuôi, bò càng có nhiều máu bò HF thì năng suất sữa càng cao nhưng rất khó nuôi dưỡng vì nhiều máu bò ôn đới Trong điều kiện chăn nuôi tại nước ta nên chọn bò lai giữa bò HF và bò lai sind ở thế hệ F1 hoặc F2 ( 1/2 hoặc 3 - 4 máu bò HF) là phù hợp nhất
Chọn ngoại hình:
Vóc dáng tổng quát của bò: Dáng thanh, nở chiều ngang, dáng đi đẹp, các góc cạnh rõ nét, miệng rộng, mắt lanh lợi trong sáng, vai tương đối liền lạc, lưng thẳng phẳng, xương chân dẹp thẳng góc với thân mình Một cách tổng quát bò cái sữa có dạng hình tam giác vuông góc, mà góc vuông nằm ở phần mông, phần thân sau phải phát triển rộng chiều ngang để tạo điều kiện phát triển của bầu vú
- Cổ dài lép liền lạc với vai và ức, khoảng cách chính giữa các xương sườn phải rộng, hai đùi phải cách xa nhau
- Da mềm mại lông bóng mịn
- Ngực phát triển tương đối, thông thường bò sữa có dạng thanh
- Bộ phận nhũ tuyến: Bầu vú là bộ phận quan trọng sau kết cấu toàn thân, bầu vú phải lớn
để có khả năng tích trữ nhiều sữa, nó thể hiện ở chiều dài, chiều rộng và chiều sâu Bầu
vú phải được kết hợp chặt vào sàn bụng, phải gọn để bò di chuyển được dễ dàng Tránh trường hợp bò có vú dài xệ xuống dễ bị tổn thương do di chuyển hoặc do các vật lạ phía dưới Bốn ngăn của bầu vú phải đều, núm vú phải nở rõ để dễ dàng vắt sữa Thường núm
vú hình trụ không bị thương tật Kết cấu của bầu vú phải mềm, đàn hồi không có vú đeo, tĩnh mạch vú phải nổi rõ ngoằn ngoèo
Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa
Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa, số lượng thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần của bò sữa?(Hoàng Minh Tuấn và các bạn ở tổ 7, xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)
Trả lời:
Bò sữa có khối lượng lớn, cho sữa nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò sữa
có khối lượng nhỏ, cho sữa ít hoặc không cho sữa Khẩu phần thức ăn (KPTA) hợp lý và khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bò sữa là khẩu phần thức ăn đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Duy trì sự sống bình thường: Cứ 100 kg thể trọng cần 1 đơn vị thức ăn (ĐVTĂ) Mỗi loại
nguyên liệu thức ăn đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau, qui ra ĐVTĂ khác nhau Ví dụ: 1
kg cám loại 1 là 1 đơn vị, 1 kg cỏ voi tươi là 0,13 đơn vị Nhu cầu dinh dưỡng của bò rất
phong phú và đa dạng bao gồm các chất bột đường, đạm, khoáng, sinh tố Ngoài ra, mỗi loại nguyên liệu đều có độ cồng kềnh, thể tích to nhỏ, tính ngon miệng khác nhau cho
Trang 5nên cần phối hợp nhiều loại nguyên liệu thức ăn khác nhau để cân đối đầy đủ giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn cho bò
+ Sinh trưởng, phát triển và mang thai: Cần 0,5 ĐVTĂ
+ Sản xuất (sản xuất sữa): Để sản xuất 1 lít sữa cần 0,5 ĐVTĂ từ lít sữa thứ 6 trở đi, mỗi lít sữa tăng lên cần bổ sung 0,5 kg TĂHH
Trong mỗi ĐVTĂ cần 60 gr protein thô, trong toàn bộ KPTĂ hàng ngày cần 50-60 gr can
xi 30-40 gr phốt pho, 10-20 gr muối Nên để sẵn hỗn hợp khoáng có tỷ lệ Ca/p= 2/1, như
đá liếm cho bò ăn tự do Trong tổng số ĐVTĂ hàng ngày nên cân đối 40-50% TĂHH (khoảng 1 - 1,5% trọng lượng cơ thể) và 50- 60% thức ăn thô xanh khác (khoảng 10% trọng lượng cơ thể)
Lượng cám hỗn hợp cho bò sữa trong một ngày đêm phụ thuộc vào sản lượng sữa và chất lượng cỏ xanh, các loại thức ăn thô và phụ phế phẩm khác trong khẩu phần
Khi có đủ cỏ xanh chất lượng tốt thì lượng thức ăn tinh hỗn hợp cho mỗi bò sữa là: 0,5 kg cho 1 lít sữa, tính từ lít sữa thứ 6 trở đi Ví dụ: Bò cho 15 lít sữa/ngày cần: (15-5) x 0,5 kg
= 5 kg cám hỗn hợp
Khi không có đủ cỏ xanh, hoặc cỏ xanh chất lượng kém thì lượng thức ăn tinh hỗn hợp cho mỗi bò sữa phải cao hơn (có thể tính bình quân 0,4 kg cám hỗn hợp cho 1 lít sữa
được sản xuất ra) Ví dụ: Bò cho 15 lít sữa/ngày cần: 15 x 0,4 kg = 6 kg cám hỗn hợp
Thức ăn nên chia làm nhiều lần/ngày cho bò ăn, tối thiểu cũng phải 2-3 lần/ngày
Nếu KPTĂ tinh quá cao thì chi phí thức ăn cao, sản lượng sữa có thể có tăng nhưng chất lượng sữa giảm (sữa bị chua, tỷ lệ bơ trong sữa thấp dưới 3%) Bò dễ bị rối loạn tiêu hóa, bệnh axít dạ cỏ làm giảm khả năng tiêu hoá chất xơ Nguy hiểm hơn axít vào máu gây nên nhiều bệnh sản khoa, sinh đẻ khó khăn, bại liệt trước và sau khi sinh, yếu chân,
hư móng, sứt móng Nếu KPTĂ thô xanh quá cao thì không bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng
Một khẩu phần ăn chỉ đảm bảo tiêu chuẩn ăn (cân đối dinh dưỡng) chưa đủ Cần phải quan tâm đến tính ngon miệng, khả năng bò sữa ăn hết khẩu phần, dạng vật lý (thể tích, kích cỡ thức ăn) của khẩu phần, tỷ lệ thức ăn tinh thô, giá nguyên liệu của khẩu phần Khẩu phần thức ăn hợp lí và khoa học là khẩu phần thoả mãn các yêu cầu trên
Cho bò sữa ăn khẩu phần thức ăn hợp lí và khoa học sẽ phát huy được phẩm chất giống, tăng năng suất và chất lượng sữa, giảm bệnh tật, khai thác sữa lâu dài, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Để đạt được điều đó người chăn nuôi phải biết những nhu cầu dinh dưỡng cơ bản, nguyên tắc xây dựng khẩu phần, chế độ dinh dưỡng, những kinh nghiệm sử dụng nguyên liệu thức ăn
Thức ăn cho bò sữa
Bò sữa là loại động vật nhai lại, có dạ dày bốn túi, có khả năng tiêu hoá và sử dụng nhiều loại thức ăn Nhìn chung, thức ăn dùng nuôi bò sữa đều rẻ tiền, dễ kiếm, đa dạng hơn so với thức ăn nuôi lợn và gia cầm
1 Các loại thức ăn cho bò sữa
Được chia thành 3 nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung
Thức ăn thô, bao gồm một số nhóm: thức ăn xanh (cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, vỏ đọt dứa, ), thức ăn ủ chua (được tạo ra thông qua ủ chua thức ăn xanh), cỏ khô và rơm lúa, thức ăn củ quả (khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí, ), phế phụ phẩm công nghiệp chế biến (bã đậu nành, bã bia, bã sắn, rỉ mật đường, )
Thức ăn tinh, gồm các loại hạt ngũ cốc và bột từ hạt ngũ cốc (như ngô, sắn, mì, gạo, cám gạo ), bột và khô dầu đậu tương, lạc ; các loại hạt cây họ đậu và thức ăn tinh hỗn hợp
Trang 6được sản xuất công nghiệp.
Thức ăn bổ sung (urê và hỗn hợp khoáng - vitamin, )
2 Với một số loại thức ăn dùng nuôi bò sữa, việc sử dụng phải theo kỹ thuật (không thể tuỳ tiện)
Với thức ăn ủ chua: chỉ cho bò sữa ăn sau khi vắt sữa để tránh cho sữa nhiễm mùi cỏ ủ
Bã bia: mỗi bò không cho ăn quá 15kg mỗi ngày, cho ăn nhiều bã bia, sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá chất xơ, các chất chứa nitơ và làm giảm chất lượng sữa
Rỉ mật đường: Cho mỗi con chỉ ăn 1- 2kg mỗi ngày vì rỉ mật đường nhuận tràng, bò ăn nhiều bị ỉa chảy
Vỏ và đọt dứa: không sử dụng thay thế hoàn toàn cỏ, mỗi con chỉ cho ăn 10 - 15kg mỗi ngày, chia làm nhiều bữa, vì trong vỏ dứa có men bromelin, bò ăn nhiều bị rát lưỡi
Bã đậu nành sống: sử dụng chung với các loại thức ăn có chứa urê thì phải chia nhỏ lượng bã đậu nành ra, vì trong bã đậu nành có men phân giải urê Sử dụng cùng lúc hai loại thức ăn này và với số lượng lớn, urê sẽ bị phân giải nhanh, dễ gây ngộ độc cho bò sữa
3 Việc thay thế các loại thức ăn dùng cho bò sữa
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho bò sữa thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn thu hoạch, thời gian và quá trình bảo quản, công nghệ chế biến Trong thực tế, không chỉ sử dụng một số loại thức ăn nhất định mà phải thay đổi, và phải cho thay thế nhau Về cơ bản, như sau:
1kg thức ăn tinh = 4,5kg bã bia
1kg cám gạo = 0,9kg cám mì
1kg bột sắn = 1kg rỉ mật đường
35kg cỏ tự nhiên = 35kg cây ngô ủ chua hoặc 35kg cây ngô xanh ngay sau khi thu hạt 35kg cỏ tự nhiên: 25 kg cỏ tự nhiên + 2kg rơm lúa
35kg cỏ tự nhiên: 35kg cây ngô tỉa non + 1,5kg rỉ mật đường
Chăm sóc và quản lý đàn bò sữa
1 Chăm sóc bò cạn sữa:
Mục đích cạn sữa:
- Cạn sữa nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng để nuôi thai trong giai đoạn cuối
- Có thời gian để cho tuyến vú nghỉ ngơi, phục hồi
- Có thời gian để cho con mẹ phục hồi cơ thể, có thể trạng tốt chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa tiếp theo
Kỹ thuật cạn sữa:
Phương pháp 1: Trước khi đẻ 2 tháng giảm các loại thức ăn tinh, thức ăn kích thích tạo
sữa để giảm sản lượng sữa, giảm số lần vắt trong ngày Làm như vậy trong vòng 3-5 ngày sau đó vắt lần cuối, vệ sinh bầu vú và cho ăn với chế độ như vậy trong 3 ngày tiếp theo Nếu quan sát thấy bầu vú không căng do tích sữa thì chuyển sang nuôi với chế độ
Trang 7bò cạn sữa
Phương pháp 2: Dùng hỗn hợp kháng khuẩn bơm vào bầu vú bò nhằm tăng áp suất bầu
vú và tiêu diệt các loại vi khuẩn Trong quá trình thực hiện như vậy, phải giảm thức ăn kích thích tạo sữa, lần vắt cuối cùng phải vệ sinh sạch sẽ
Chăm sóc và nuôi dưỡng bò trong thời gian cạn sữa có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của con bê đồng thời ảnh hưởng đến sản lượng sữa của chu kỳ tiếp theo Nếu thang điểm về trạng thái cơ thể là 5 thì trước khi đẻ bò phải ở mức 3.5 (không được quá béo), sau đó giảm chút ít, vào khoảng 2.5 trong thời gian khai thác và tăng lên 3-3.5 trong giai đoạn cạn sữa
Trong thời gian cạn sữa, thường xuyên cung cấp các loại khoáng (Ca, P và Natri), nhưng trước khi đẻ khoảng 1 tuần cần giảm lượng Ca trong thức ăn để tránh bò mắc bệnh sốt sữa
Chuyển bò về khu hộ sinh trước khi đẻ ít nhất 10 ngày và có chế độ theo dõi đặc biệt Chuồng trại khu hộ sinh phải thoáng, mát, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y
Trước khi đẻ, nếu có sữa chảy ra thì tuyệt đối không được vắt, không được xoa bóp kích thích tuyến vú Có thể dùng mỡ kháng sinh để bịt lỗ thông đầu núm vú
2 Chăm sóc đàn bò vắt sữa:
- Cần phải tắm chải thường xuyên cho bò vắt sữa
- Kiểm tra móng định kỳ
- Chú ý chế độ vận động đối với đàn nuôi nhốt, đặc biệt là càng gần ngày đẻ càng chú ý vận động
- Định kỳ phun ve, tẩy ký sinh trùng
- Định kỳ cắt lông ở phần sau và cắt lông đuôi để đảm bảo vệ sinh trong quá trình vắt sữa
- Không để nhiệt độ chuồng nuôi quá cao
- Định kỳ kiểm tra chất lượng sữa để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường đối với gia súc
Những thức ăn cần thiết cho bò sữa
Thức ăn cho bò sữa gồm 3 nhóm chính Mỗi nhóm có đặc điểm dinh dưỡng riêng và có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất, chất lượng, sức khỏe của bò sữa cũng như lợi tức của người chăn nuôi
Thức ăn thô
Gồm các loại cỏ, rơm, phụ phẩm nông nghiệp, rau, củ, quả, Đây là nhóm thức ăn chính, chiếm 60 -70% chất khô trong khẩu phần
Trang 8Thức ăn thô có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng lại nhỏ; hàm lượng chất xơ thô lớn hơn 18% (theo chất khô)
Thức ăn thô có tác dụng làm đầy dạ cỏ, đảm bảo chức năng của dạ cỏ hoạt động bình thường, làm tăng tỷ lệ bơ trong sữa Nếu cung cấp đủ thức ăn thô xanh chất lượng tốt, bò sữa sẽ sản xuất được 4-5 lít sữa/ngày
Thức ăn tinh
Gồm các loại khô dầu, hạt ngũ cốc, tấm, cám, hèm bia, bã đậu, bã sắn , góp phần cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khi bò cho nhiều sữa (trên 4-5 lít/con/ngày) Thức ăn tinh là phần bổ sung vào khẩu phần cơ bản
Nhóm thức ăn tinh tuy chiếm lượng nhỏ trong khẩu phần ăn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1kg thức ăn lại lớn, hàm lượng xơ thấp dưới 18% (theo chất khô)
Căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng, thức ăn tinh được chia thành hai loại: thức ăn cung cấp năng lượng (giàu chất bột đường, hàm lượng protein thô dưới 20%) và thức ăn bổ sung đạm (hàm lượng protein thô trên 20%)
Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung được thêm vào khẩu phần với khối lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như đạm, khoáng, vitamin, Quan trọng nhất trong số thức ăn bổ sung cho bò sữa là urê và hỗn hợp khoáng vitamin
Thức ăn bổ sung có tác dụng cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần, giúp cải thiện năng suất sữa, duy trì tình trạng sức khỏe và hoạt động sinh sản tốt cho bò
Các bệnh thường gặp ở bò sữa
Bệnh chướng hơi dạ cỏ
a Triệu chứng:
- Hõm hông trái của bò to và căng phồng lên
- Dùng tay ấn hay gõ thấy như quả bóng bơm căng
Ngoài ra còn thấy một số biểu hiện khác như con vật bỏ ăn, không nhai lại, miệng chảy dãi, đứng nằm không yên,
b Điều trị
Có rất nhiều phương pháp nhưng tất cả các phương pháp nhằm mục đích thoát hơi và giảm sự lên mem trong dạ cỏ
Có thể dùng một số cách sau
- Dùng ống thông và thông thực quản cho hơi thoát ra ngoài
- Dùng tay moi phân hay bơm nước vào trực tràng để đưa phân ra
- Dùng nước dưa chua (3-5lít) hoặc bia hơi (3-5lít) hoặc dung dịch thuốc tím 0.1% (3-5lít) cho uống
- Cho uống magiê sulfat 200g pha với 3 lít nước
- Và có thể dùng ống Trôca để thọc thủng dạ cỏ để thoát hơi trong trường hợp chướng hơi cấp tính Ngoài các biện pháp trên chúng ta cần phải trợ sức, trợ lực và phòng kế phát các bệnh khác
Bệnh cảm nắng
a Triệu trứng:
- Sốt cao 41- 42 độ C
- Da khô, niêm mạc xung huyết (đỏ)
Trang 9- Nhịp tim, nhịp hô hấp tăng
- Con vật có biểu hiện co giật
b Điều trị
- Đưa con vật vào chỗ râm mát, sau đó thụt nước lạnh vào trực tràng và tháo ra liên tục
- Vẩy nước mát lên thân và quạt nhẹ
- Nếu con vật co giật, điên loạn và khó thở thì trích máu tĩnh mạch cho chảy ra để tránh xung huyết
mô và phù phổi
- dùng thuốc:
+ Truyền Nat-ri-bi-Các- bon- nát (NaHCO3) 500ml
+ Cho uống nước hoà lẫn Nat-ri-bi-Các- bon- nát (NaHCO3) vào mùa nóng
- Cho uống 5 lít trà xanh pha đường (Cách pha: hãm 100 gam chè khô hoặc 500 gam chè tươi với 1 lít nước sôi Dùng 500 gam đường hoặc mật pha với 4 lít nước sạch, trộn vào nhau cho uống) sẽ giúp con vật hồi phục nhanh
Bệnh cảm nóng
a Triệu chứng
Con vật ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 40-42 độ C
b Điều trị
- Đưa con vậtt tới nơi thoáng mát
- Có thể phun nước lạnh để làm mát bên ngoài cơ thể con vật
- Cho Con vật uống thuốc điện giải Orezon, dung dịch đường Glucoza đẳng trương… càng nhiều càng tốt
- Tiêm thuốc hạ sốt và thuốc trợ tim, trợ sức , trợ lực :
Anagin 1 ml/20kgP
Cafein 1 ml/20kgP
B-comlex, Vitamin C
Ngoài ra có thể truyền dung dịch NaHCO3 (500-1000 ml)
4 Ngộ độc ở bò sữa
a Triệu chứng
Tùy theo loại hóa chất, chất độc hay liều lượng khác nhau mà bò ăn hay uông phải mà mức độ biểu hiện khác nhau nhưng thường các chất độc này khi vào cơ thể sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương, hệ thống tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể
- Trường hợp ngộ độc cấp bò thường có biểu hiện chảy rớt rãi, nước mắt chảy ra liên tục, mắt đỏ ngàu và có thể gây ra ỉa chảy, ỉa ra máu tươi Chất độc tác động lên hệ trung khu vận động làm Con vật mất phương hướng, chạy nhảy
lung tung, đi vòng tròn, siêu vẹo Chất độc tác độc tác động lên trung khu hô hấp, tuần hoàn, làm cho con vật thở dốc, thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp, trụy tim mạch và chết nhanh sau 3-6 giờ
- Trong trường hợp ngộ độc trường diễn:
Bò liên tục được tiêp nhận chất độc với số lượng nhỏ nhưng liên tục trong thời gian dài Các chất độc sẽ tích luỹ trong cơ thể gây biến đổi bệnh lý chậm, khó phát hiện ngay nhưng tthường gan sẽ là
co quan dâu tiên b tác độngvà gan sẽ bị thoái hóa gây rối loạn tiêu hóa sinh ra ỉa chảy kéo dài
b Điều trị
Tìm ra nguyên nhân gây ra ngộ độc tránh cho bệnh nặng hơn
- Đưa con vật vào nơi thoáng mát vào mùa hè, âm áp vào mùa dông
- Dùng Cafein, long lão để trợ tim
- Dùng thuốc an thần để giảm hưng phấn thần kinh
- Chống xuất huyết bằng Vitamin K, Vitamin C
Trang 10- Giải độc cho bò:
Truyền tĩnh mạch dung dịch huyết thanh mặn hoặc đường đẳng trương với liều 2lít/100kgP
Cho uống chất điện giải Orezon: 1ngói 20g pha với 1 lít nước và cho uống càng nhiều càng tốt Ngoài ra cần điều trị các biểu hiện kế phát như:
-Bò bị chướng hơi thì tìm mọi biện pháp đỏ thoát hơi
-Bò bị i ỉa chảy thì dùng kháng sinh, chất chát
5 bệnh viêm bao tim do ngoại vật
a Triệu chứng
- Tĩnh mạch cổ sưng (Triệu chứng đặc trưng)
- Ức ngực và thậm trí cả bụng có hiện tượng phù thũng (Triệu chứng đặc trưng)
- Nhịp tim nhanh và không rõ ràng (tiêng động xa và như có nước ở trong, lẫn tạp âm)
- Sốt nhẹ
- Bò kém ăn hoặc bị ăn, đứng khom lưng
b Điều trị
-Cho uống nam châm đỏ hút và cố định dị vật, không cho chúng phá hỏng dạ tổ ong và bao tim -Tiêm kháng sinh: Penicilin 15.000 UI/1kgP + Streplomycin 5-10mg/kgP liên tục trong 7 ngày
6 bệnh ký sinh trùng đường máu
6.1 Bệnh tiêm mao trùng
a Triệu chứng
- Bò tthường có hiện tượng sốt cách nhật, sốt về sáng và chiều hoặc sốt 1 -2 ngày rôi lại bình tthường và sau 2-6 ngày lại sốt trở lại
- Do tiên mao trùng tiết ra độc tố nên có thể có một số Triệu chứng thần kinh như run rẩy, quay cuống,
-Bò nhiễm bệnh ngày càng gây yếu, thiếu máu, giảm sản lượng sửa khi bò đang tiết sữa
b Điều trị
Dùng thuốc Azidin 1,18g pha với nước cất (5-7ml nước pha với 1 lM)
Tiêm bắp thịt với liều 1 lọ /150-200kgP
Tiêm 1 ngày/1 lần và lien tục 2-3 ngày
6.2 Bệnh biên trùng
a Triệu chứng
- Do Anaplas sống ký sinh ở rìa hồng cầu nên khi bò mắc bệnh thường có các triệu chứng sau:
- Biên trùng hút chất dinh dưỡng, phá hủy hồng cầu làm cho con vật gầy yếu và thiếu máu trầm trọng
- Do thiếu máu nên niêm mạc mắt và niêm mạc âm hộ có màu sắc nhợt nhạt - Ngoài ra, biên trùng tiết ra độc tố tác động lên hệ thần kinh trung ương gây cho con vật sốt cao kéo dài và đôi khi có biểu hiện thần kinh
b Điều trị
- Dùng Rivanol 0,2-0,4g pha với 150 ml nước sau đó hấp cách thuỷ , lọc qua giấy lọc và để nguội khoảng 40-450C pha với 60-70ml cồn 90 độ
Truyền vào tĩnh mạch khi nhiệt độ dung dịch pha khoảng 35-37độ C
- Truyền máu: 1-2 lít máu, 2 ngày/lần và liên tục 3-4 lần
6.3 bệnh lê dạng trùng và Theleria
a Triệu chứng
Do Babesia và theleria ký sinh trong hồng cầu, phá vỡ hồng cầu , hút dinh dưỡng nên con vật thường có một sẽ biểu hiện sau: