1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam

89 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 531,5 KB

Nội dung

Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng bước đầu của nền văn họcviết Tiểu thuyết chữ Hán của Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của nền vănhọc Trung Quốc từ nội dung đến thể loại, kế thừa lối chép sử ghi lại những sự kiệnquan trọng của các triều đại phong kiến, các danh nhân lịch sử văn hóa, những bướcngoặc trọng đại của một quốc gia một dân tộc Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam dầntách ra với tiểu thuyết Trung Quốc và có được nhiều thành tựu nhất định Bước vàothế kỷ XV và đến cuối thế kỷ XVII đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thểloại truyện ngắn nói chung và tiểu thuyết truyền kỳ nói riêng với hai tác phẩm để lại

tiếng vang là Thánh Tông di Thảo của Lê Thánh Tông và Truyền kỳ mạn lục của

Nguyễn Dữ Đã mở đầu cho sự manh nha phát triển của tiểu thuyết chữ Hán Việt

Nam giai đoạn này Với 7 tiểu loại của tiểu thuyết chữ Hán: bút ký, chí quái, truyền

kỳ, lịch sử, công án, diễm tình và du ký Mặc dù là thể loại tiểu thuyết không được

xem trọng trong nền văn học chính thống lúc bấy giờ nhưng tiểu thuyết truyền kỳ đãthu hút không chỉ sự quan tâm của độc giả đương thời mà cả những độc giả ở giaiđoạn sau Các tác giả giai đoạn này tập trung viết truyện truyền kỳ với số lượngnhiều nội dung vô cùng phong phú và đa dạng Có thể kể đến một số tập truyền kỳ

tiêu biểu như: Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích, Vân nang tiểu sử của Phạm Đình Dục…Viết truyện truyền kỳ các tác

giả hướng đến những điều mới lạ mà ở thực tại không tìm ra được vì thế bằng cáchvận dụng các yếu tố “kỳ” để hướng đến một thế giới mà mọi người có thể gửi gắmước vọng của mình vào đó Tiểu thuyết truyền kỳ hàm chứa được nhiều nội dung,các tác giả giai đoạn này có thể thể hiện nỗi niềm, tâm tư tình cảm của bản thân đặcbiệt là ở những tác giả nữ bởi dưới chế độ phong kiến khắc khe con người chưađược quyền thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách mạnh mẽ Không dừng ở đó,tiểu thuyết truyền kỳ với những tập truyện ra đời mấy trăm năm nhưng thể hiệnnhững nội dung vô cùng phong phú

Được tiếp xúc với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ qua một số tác phẩm tiểuthuyết kể trên người viết bị thu hút bởi nội dung phong phú, câu chuyện ngắn gọn

Trang 2

nhưng hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc Từ đó, đã thôi thúc người viết chọn đề tàinày để tiếp tục tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết truyền kỳ bởi thể loại truyền kỳ mangđến cho người đọc nhiều điều mới lạ về mặt nội dung lẫn thể loại Về nội dung vànghệ thuật, tìm hiểu một số tập truyền kỳ tiêu biểu qua đó có cái nhìn một cách tổngquan hơn về thể loại tiểu thuyết này Người đọc nhận thấy đây là vấn đề ít được đềcập đến và tiểu thuyết truyền kỳ chứa đựng nhiều vấn đề về văn hóa, chính trị củathời đại, nhiều vấn đề mới lạ của cuộc sống mà con người không tìm đến được nênmượn các câu chuyện truyền kỳ nhằm thể hiện ước mơ và quan điểm của mình Đã

có một số nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu các tác tập truyện của tiểu thuyếttruyền kỳ ở những phương diện khác nhau Nên cùng với việc tham khảo các côngtrình nghiên cứu đó người viết thấy được sự phong phú về nội dung, đa dạng vềnghệ thuật mà các nhà nghiên cứu trước đã chỉ ra từ các tác phẩm truyền kỳ, từ đóngười viết có thêm nguồn tư liệu để tiếp tục nghiên cứu hoàn thành đề tài của mình

Chọn đề tài “Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán

của Việt Nam”, người viết mong góp một phần công sức để bổ sung thêm những

vấn đề mà người viết tìm ra thông qua việc tìm hiểu đề tài này, đút kết và khái quátmột số vấn đề mà các nhà nghiên cứu trước đã nói đến hoặc chưa đề cập tới

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ra đời từ rất sớm, các tập tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán đã có những ảnhhưởng sâu rộng đến nền văn học Việt Nam nhất là giai đoạn văn học trung đại.Ngoài ra, trong lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học thì vấn đề tìm hiểu tiểuthuyết truyền kỳ bằng chữ Hán của Việt Nam cũng được các học giả trong và ngoàinước quan tâm

Đối với đề tài này, người viết nhận thấy tiểu thuyết chữ Hán và nhất là thể loạitiểu thuyết truyền kỳ là những vấn đề đã được giới nghiên cứu và các nhà phê bìnhtìm hiểu và khai thác Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu còn mang tính nhỏ

lẻ, hầu hết là những bài nghiên cứu về một tác phẩm nằm trong thể loại tiểu thuyếttruyền kỳ hoặc nhận định về một tác phẩm nào đó Ngoài ra, trên các tạp chí như là

Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí Văn học và trong các luận văn thạc sĩ, các bài viết của

các giáo sư, tiến sĩ cũng có những bài viết có đề cập đến các khía cạnh của đề tài màngười viết nghiên cứu Những bài viết nêu lên một cách khái quát nhận định chung

Trang 3

về một tác phẩm hoặc một tác giả nằm trong thể loại truyền kỳ Các công trìnhnghiên cứu hay các bài viết đều có giá trị riêng góp phần bổ sung lí giải các vấn đềliên quan đến đề tài nhất là các bài nghiên cứu về các tác phẩm trong thể loại tiểuthuyết truyền kỳ Bên cạnh đó, cùng với sự phổ biến của mạng internet ngày nay,người viết tìm được một số bài viết có liên quan trên các trang mạng, báo và tạp chíonline Nhìn chung, các bài viết đã đưa ra các nhận định về vấn đề ở một số khíacạnh nhất định Trên cơ sở đó, người viết tóm lược những nội dung, những nhậnđịnh mà các nhà nghiên cứu trước đã tìm hiểu, người viết trích dẫn những nhận địnhsau:

Trong Tạp chí văn học (1995), Jean Hyae Kyeong đã có bài viết So sánh thể loại tiểu thuyết truyền kỳ của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam (qua ba tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục) đã nói đến sự ảnh

hưởng của truyền kỳ Trung Quốc đến các quốc gia Đông Nam Á trong đó có ViệtNam và Hàn Quốc qua ba tác phẩm kể trên

Năm 1997, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã cho xuất bản cuốn Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam gồm bốn tập, trong đó ở tập một có đề cập đến thể loại

tiểu thuyết truyền kỳ, là một trong bảy loại nhỏ của tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam:

“Loại tiểu thuyết này ra đời và phát triển trên cơ sở tiểu thuyết chí quái, nhưng khác với chí quái ở chỗ tác giả truyền kỳ sử dụng “hư bút” một cách hoàn toàn chủ động, có ý thức Nếu công việc chủ yếu của chí quái là biên chép, nhằm lưu lại cho đời một chuyện lạ có ý nghĩa răn khuyên, thì công việc chủ yếu của truyền kỳ lại là

“sáng tác”, mượn câu chuyện hiếm thấy để gửi gắm tâm sự người cầm bút”.[13, tr

ở văn chương, rất gần với tiểu thuyết sau này”[5, tr 43].

Và gần đây nhất vào năm 2011, bài viết của Bùi Thanh Truyền được in trong

Tạp chí văn học số 3 với nhan đề Hành trình của nhân vật ma trong văn học Việt

Trang 4

Nam đã đưa ra những quan niệm về hồn ma trong văn học cũng như trong đời sống

tâm linh con người thông qua một số tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ Đồng thời

ông cũng nhận định: “Ma quỷ thần quái là nét đặc trưng cơ bản của truyền kỳ trung đại Nếu xếp các truyện Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo, Lan trì kiến văn lục, Vân nang tiểu sử, Truyền kỳ tân phả…cạnh nhau, người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên trước một thế giới ma phong phú, nhiều màu vẻ”.[26, tr 15]

Đây là các nhận định của một số nhà nghiên cứu về thể loại tiểu thuyếttruyền kỳ Liên quan đến các tác phẩm người viết tìm hiểu trong đề tài này thì còn

có một số các bài viết, nhận định của các nhà nghiên cứu về các tác phẩm cụ thể màngười viết có đề cập đến trong đề tài của mình

Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm đặt nền móng cho truyện truyền kỳ Việt

Nam có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như:

Công trình nghiên cứu đầu tiên là bài nghiên cứu của Bùi Duy Tân có tựa đề

Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán được in trong quyển Văn học Việt Nam (thế kỷ thứ X nửa đầu thế kỷ thứ XVIII) đã đánh giá:

“Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị Giá trị ấy chủ yếu là ở sức mạnh

tố cáo những tệ lậu của chế độ phong kiến, ở sự tin tưởng vào phẩm giá con người

và ở tấm lòng thông cảm với nỗi đau khổ và niềm mơ ước của nhân dân Giá trị ấy lại còn là ở những thành tựu của thể loại tự sự nói riêng, của văn học dân tộc viết bằng chữ Hán.”[16, tr 273]

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (1980), các nhà nghiên cứu đã đánh giá: “Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được nhiều tác gia ngày xưa ca ngợi là

“thiên cổ kỳ bút”, “thiên cổ kỳ thư” Xét cho kỹ thì Truyền kỳ mạn lục quả là một thành công xuất sắc, một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của thể loại

tự sự trong văn học.”[28, tr 270]

Tập truyện Truyền kỳ mạn lục được đánh giá cao, có giá trị trong tiến trình

phát triển của nền văn học viết Việt Nam “Truyền kỳ mạn lục là kết quả của quá

trình phát triển lâu dài của thể loại tự sự trong văn học Việt Hán Truyền kỳ mạn lục đã nảy sinh trên nền tảng của những thành tựu đạt được trong văn hóa, văn học dân gian Nhưng nguyên nhân sâu xa mà lại trực tiếp của sự xuất hiện Truyền kỳ mạn lục là nhu cầu phản ánh của văn học trong thời kỳ lịch sử này”[28, tr 271]

Trang 5

Ngoài các bài viết tập trung nghiên cứu về nội dung của tác phẩm thì công

trình nghiên cứu của Trần Ích Nguyên với nhan đề : Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục” chủ yếu đề cập đến mối tương đồng và dị biệt giữa các truyện trong hai tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Tiễn đăng tân thoại của Cừu Hựu Bài nghiên cứu đã nêu lên tác dụng phản ánh hiện thực của tác phẩm “thông qua tác phẩm, chúng ta biết được Việt Nam cũng từng có một thời không yên ổn và một xã hội loạn li”

Luận văn thạc sĩ của Đinh Văn Sự với đề tài Đặc điểm nghệ thuật trong

truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh giá: “Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh

hưởng của những sáng tác dân gian và văn xuôi lịch sử dân tộc Do được sáng tác theo thể truyền kỳ, tập truyện này chịu ảnh hưởng bởi những đặc trung của thể loại truyền kỳ thời trung đại trong văn học Trung Quốc nói riêng và văn học Đông Nam

Á nói chung.”[21, tr 84]

Một luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến tập truyện Truyền kỳ mạn lục ở khía cạnh tâm linh là thạc sĩ Lê Thành Trung, với đề tài “Yếu tố tâm linh trong Truyền

kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”đã đề cập đến vấn đề tâm linh thông qua tác phẩm từ đó

rút ra những bài học giáo dục nhân cách, đem đến cho con người niềm tin vào thếgiới thiêng liêng, tâm linh luôn tồn tại xung quanh con người, nhắc nhở con ngườisống có đạo lí vì ở đời có luật nhân quả

Một số các công trình nghiên cứu về các tác phẩm khác nằm trong thể loạitiểu thuyết truyền kỳ mà người viết có đề cập đến sau:

Tập Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông được Nguyễn Sĩ Cần và Hoàng Ngọc Trí đề cập đến trong quyển Văn học Việt Nam (Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ

XVIII) là: “Riêng truyện văn xuôi chữ Hán, tập Thánh Tông di thảo tương truyền

của ông nhưng vì là “di thảo” do người đời sau sưu tập, sắp xếp nên có thể lẫn lộn một số truyện của người khác nên giới nghiên cứu sử dụng rất dè dặt, sợ nhầm truyện người khác hoặc là truyện của nhà vua mà do người đời sau ghi chép lại có sửa chữa cho hiện đại hơn.”[16, tr 447]

Bên cạnh những tác phẩm kể trên thì tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam còn có sựđóng góp vô cùng quan trọng của một văn tài là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với

tập truyện Truyền kỳ tân phả, tập truyện được giới nghiên cứu đương thời đánh giá

Trang 6

cao và có giá trị mãi đến ngày nay Không chỉ có đóng góp trong nền thơ văn chữ

Nôm với Chinh phụ ngâm mà bà còn có tác phẩm bằng chữ Hán là tập truyện Truyền kỳ tân phả, đây là tập truyện được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến tuy nhiên

các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào nội dung của tác phẩm chưa nói nhiềuđến giá trị của tác phẩm so với nền văn học chữ Hán nói chung và thể loại tiểu

thuyết truyền kỳ nói riêng Trong quyển Tổng tập văn học Việt Nam đã đề cập đến

nội dung của tập truyện này: “Truyền kỳ tân phả là tập truyện có chủ đề nhất quán

ca ngợi tình yêu và đề cao đạo đức, tài năng của người phụ nữ Chủ đề tư tưởng như vậy đã làm cho tác phẩm này mang ý nghĩa xã hội đậm nét Đây là thành công căn bản của tập truyện”[24, tr 454]

Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Mỹ Xuyên Tìm hiểu Truyền kỳ tân phả của Đoàn thị Điểm đã rút ra nội dung chính của tác phẩm là ca ngợi nhân vật người phụ nữ

với những phẩm chất tiêu biểu như chung thủy, hi sinh, chịu đựng và đặc biệt là tàinăng Qua đó phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời mà người phụ nữphải gánh chịu đồng thời thể hiện ước mơ về hạnh phúc cá nhân của con người nhất

là đối với người phụ nữ

Như vậy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về các tác phẩmtiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam ở những phạm vi và mức độ khác nhau Nhìn chungcác công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khai thác, đào sâu nội dung của từngtác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết truyền kỳ một cách riêng lẻ chưa có các bàinghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về thể loại này Từ việc tham khảonhững công trình nghiên cứu trước người viết có được những gợi ý quý báo về cácmặt như nội dung, nghệ thuật, thể loại…để qua đó người viết tổng hợp và mạnhdạng nghiên cứu hoàn thành đề tài của mình

3.Mục đích nghiên cứu

Ở mỗi công trình nghiên cứu nào mục đích nghiên cứu cũng có vai trò vô cùngquan trọng Việc xác định mục đích nghiên cứu giúp người viết có hướng đi đúngđắn, xác định rõ được vấn đề cần nghiên cứu từ đó đi sâu vào tìm hiểu một cách

tường tận nhất Với đề tài Nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán

Việt Nam người viết hướng đến những mục đích sau:

Trang 7

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài người viết tìm hiểu về nội dung, cácvấn đề hiện thực xã hội Việt Nam thời phong kiến được phản ánh trong tác phẩm,vấn đề tình yêu đôi lứa, hình ảnh người phụ nữ và những danh nhân lịch sử văn hóacũng được đề cập đến một cách rõ nét.

Tìm hiểu về khía cạnh nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ để thấyđược những thành tựu độc đáo mà thể loại tiểu thuyết này mang lại Khảo sát một

số tiểu thuyết truyền kỳ tiêu biểu để làm nổi bật lên nghệ thuật của thể loại tiểuthuyết truyền kỳ và những đóng góp của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ đối với nềnvăn học trung đại Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của một đề tài đóng một vai trò không kém quan trọngđến việc thành công của một công trình nghiên cứu Việc xác định và giới hạn đúngphạm vi nghiên cứu sẽ giúp người viết tránh sự lang man dài dòng, không đi đúng

vào nội dung của đề tài cần nghiên cứu Với đề tài Nội dung và nghệ thuật tiểu

thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán của Việt Nam người viết tập trung tìm hiểu về

nội dung và nghệ thuật qua một số tiểu thuyết truyền kỳ tiêu biểu như :Truyền kỳ mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ 阮嶼, Truyền kỳ tân phả 傳奇新譜 của ĐoànThị Điểm 团氏點, Thánh Tông di thảo 聖宗遺草 của Lê Thánh Tông 黎聖宗

Nguồn tư liệu để người viết làm cơ sở văn bản của tác phẩm là quyển Tổng tập tiểu

thuyết chữ Hán Việt Nam gồm 4 tập do Trần Ngĩa dịch và Viện nghiên cứu Hán

Nôm phát hành Tuy nhiên do hạn chế về kến thức chữ Hán và không tiếp cận đượcvới nguyên văn bản gốc của các tác phẩm nên người viết chỉ khảo sát tìm hiểu dựatrên bản dịch phổ biến nhất hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Mỗi thể loại văn học có những đặc trưng khác nhau nên góp phần vào sự thànhcông của đề tài nghiên cứu là có được phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài và thể

loại văn học đó Vì vậy, với đề tài “Nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết

bằng chữ Hán của Việt Nam” này người viết sử dụng những phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp so sánh – đối chiếu: đây là một phương pháp quan trọng trong suốtquá trình nghiên cứu đề tài Bằng việc so sánh đối chiếu các tác phẩm giúp người viết đisâu tìm hiểu từng khía cạnh của vấn đề

Trang 8

Phương pháp phân tích - tổng hợp: đây là một phương pháp không kém phần quantrọng Dựa vào một số nhận xét đánh giá của các nhà phê bình, nghiên cứu và phân tíchtrên văn bản tác phẩm mà người viết đưa ra những nhận xét đánh giá của mình để bàiviết mang tính khoa học và thuyết phục hơn.

Song song đó, người viết cũng sưu tầm các tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ tiêu biểu,đọc và rút ra những nội dung được thể hiện thông qua tác phẩm Phân tích để tìm hiểuchi tiết về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ đó có cái nhìn khách quan hơn

để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình nghiên cứu đề tài này

Trang 9

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIỂU THUYẾT CHỮ

HÁN VÀ TIỂU THUYẾT TRUYỀN KỲ 1.1 Khái quát tiểu thuyết và tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam

1.1.1 Giới thuyết về tiểu thuyết

Tiểu thuyết (小說) theo văn tự Hán được hiểu là lấy lời nói để giải thích rõ

sự vật gì ra, hay lấy lời nói để thuyết phục người ta theo mình Tiểu thuyết là mộtthể loại đã xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc, ở Việt Nam và các nước phươngĐông chịu ảnh hưởng sâu sắc thể loại tiểu thuyết của nước này Theo Phương Lựu

thì “Ở Trung Quốc, chữ “tiểu thuyết” xuất hiện lần đầu tiên trong Ngoại thiên, sách Trang Tử, mang hàm nghĩa như một học thuật chứ chưa phải là sáng tác văn học”[9, tr 251] Và Ban Cố cho rằng: “Loại tiểu thuyết gia xuất thân từ hạng quan nhỏ, nghe các lời nói nơi thôn cùng ngõ hẻm, khắp các nẻo đường mà viết nên thể loại tiểu thuyết vì thế vào thời kỳ này thể loại tiểu thuyết không được xem trọng”.

Giai đoạn này thơ, từ, phú là văn học “chính thống” còn tiểu thuyết và kịch là “tàthống” Đến thế kỷ XV thì có nhiều bộ tiểu thuyết ra đời, cách nhìn nhận về thể

loại này cũng có nhiều thay đổi Phùng Mộng Long cho rằng “Ngoài lục kinh, quốc sử, phàm những trước thuật khác đều gọi là tiểu thuyết”, đến Hồ Ứng Lân khẳng định “Tiểu thuyết là sách của bọn tài tử”[9, tr 251] nhằm đề cao vai trò của

tiểu thuyết Có thể thấy rằng, thể loại tiểu thuyết dần được con người tiếp nhận và

có bước phát triển qua từng thời kỳ Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc xuấthiện khá sớm dưới dạng “chí quái”, “chí nhân” ghi chép những chuyện quái dị.Người Trung Quốc xưa chia tiểu thuyết thành ba loại là: đoản thiên tiểu thuyết,trung thiên tiểu thuyết và trường thiên tiểu thuyết Đây là ba loại tiểu thuyết cổ điểnTrung Quốc đã có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn Quanniệm tiểu thuyết của Trung Quốc có ảnh hưởng không chỉ đến Việt Nam mà cònđến các quốc gia ở Đông Nam Á như Nhật Bản, Triều Tiên

Trong giai đoạn sơ khai của thể loại tiểu thuyết Việt Nam, ta đã có một số

truyện ngắn viết bằng văn xuôi chữ Hán có thể xem đó là tiểu thuyết như Lĩnh nam

Trang 10

chích quái, Việt điện u linh, Thượng kinh ký sự, Hoàng Lê nhất thống chí Đó là

những câu chuyện văn xuôi viết về những nhân vật là anh hùng, liệt nữ, những conngười có tài đức phi thường nhằm mục đích giáo huấn đạo đức con người Theothời gian tiểu thuyết ngày càng có giá trị và dần phát triển thành một thể loại vănhọc Nước ta kế thừa thể loại tiểu thuyết từ đó và dần xác định được thể loại riêngcủa dân tộc Đến ngày nay thì tiểu thuyết được hiểu là một thuật ngữ chỉ thể loạitác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá

trình hình thành và phát triển của nó Biêlinxki gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư” [7, tr 1716] Giáo sư Trần Đình Sử quan niệm “Tiểu thuyết là hình thức tự sự

cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học hiện đại” [10, tr 225] Thể loại tiểu thuyết được hình thành qua một quá trình vận động

lâu dài Và trên cơ sở tổng hợp nhiều quan niệm về tiểu thuyết khác nhau, để phùhợp với vấn đề mà người viết nghiên cứu, có thể khái niệm tiểu thuyết theo nhận

định sau của Trần Nghĩa: “Ấy là một thể loại văn học lớn mà đặc trưng cơ bản là thông qua việc miêu tả các tình tiết câu chuyện và hoàn cảnh cụ thể để khắc họa tính cách nhân vật, nhằm phản ánh cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ Thế mạnh của tiểu thuyết so với các thể loại khác là ở chỗ bút pháp thường linh hoạt,

đa dạng và không bị hạn chế bởi không gian, thời gian”.[14, tr.5].

1.1.2 Nguồn gốc tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam

Sự hình thành của thể loại tiểu thuyết Việt Nam đặc biệt là thể loại tiểu thuyếtchữ Hán đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn chương của dân tộc Đây

là một thể loại mà nguời Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc nhưng cũng

có sự kế thừa chọn lọc và có những bước phát triển riêng, có nét riêng của thể loạinước nhà

Tiểu thuyết chữ Hán và nhất là thể loại tiểu thuyết truyền kỳ ra đời là sự kếthợp và kế thừa của nhiều thể loại khác và trải qua một quá trình vận động lâu dài,

do giao lưu văn hóa, văn học giữa các nước trong khu vực mang lại Nếu ta xét về

Trang 11

sự vận động bên trong thì các thể loại tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ và chương hồicủa Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích.Các thể loại văn học dân gian này được phổ biến do quá trình truyền miệng là chủyếu, không ghi chép nhiều vào sách vở nhưng đã ăn sâu vào lòng dân Hình thứctruyền miệng này đã cung cấp nhiều đề tài phong phú, nguồn cảm hứng cho tiểuthuyết và đặc biệt là tiểu thuyết truyền kỳ và chí quái Nhân vật trong các loại tiểuthuyết này là các nhân thần, yêu quái, người, động vật, sơn thần, thủy thần như

trong các tiểu thuyết Việt điện u linh, Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo…đã

là những hình thức nhân vật quen thuộc đối với người đời

Về mặt giao lưu giữa các nền văn học thì tiểu thuyết của ta chịu ảnh hưởng vàtiếp thu nhiều từ tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ và chương hồi của Trung Quốc.Bên cạnh các ảnh hưởng về nhiều mặt và sâu sắc của Trung Quốc, tiểu thuyết chữHán Việt Nam còn vay mượn các đề tài, cốt truyện và các môtíp Nếu một tácphẩm ra đời được phần đông con người quan tâm coi như chuẩn mực cho một thểloại nào đó thì tác phẩm ấy sẽ trở thành đối tượng để người sau bắt chước, học tập

Như trong quyển Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam có đề cập một số tác

phẩm được mô phỏng từ các tác phẩm trước đó, người viết trích dẫn một số tác

phẩm sau: “sau khi Công dư nghiệp ký, đỉnh cao của tiểu thuyết bút ký ra đời, liền

có Công dư nghiệp ký tục biên, Công dư nghiệp ký bổ di…; sau khi Lĩnh Nam chích quái, đỉnh cao của tiểu thuyết chí quái ra đời, liền có Lĩnh nam chích quái tăng bổ, Lĩnh Nam chích quái tục bổ…; sau khi Truyền kỳ mạn lục, đỉnh cao của tiểu thuyết truyền kỳ ra đời, liền có Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục…; và sau Hoàng Lê nhất thống chí, đỉnh cao của tiểu thuyết lịch sử ra đời, lần lược có Hoàng Việt long hưng chí, Việt Lam xuân thu…”[14, tr 22]

Vì thế sự tiếp thu và phát triển là điều tất yếu trong mỗi thể loại văn chương,nhưng trong đó sự tiếp thu có thể đến độ bão hòa thì các tác giả đời sau lại khaithác những đề tài nhỏ hơn trong tác phẩm chuẩn mực đó Như vậy, thể loại tiểuthuyết của Việt Nam luôn tồn phát triển và dần theo thời gian thì càng có nhiều đềtài, và số lượng trở nên phong phú và đa dạng hơn

1.1.3 Phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam

Trang 12

Theo như ghi nhận của quyển Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam thì

tiểu thuyết chữ Hán được chia làm các loại sau:

Tiểu thuyết bút ký ( 小說筆記)

Tiểu thuyết bút ký hay còn gọi là tiểu thuyết “chí nhân”, gồm những mẫu chuyệnngắn, những “di văn dật sự” liên quan đến các anh hung dân tộc, các danh nhânlịch sử, văn hóa được ghi lại không phải bằng “hư bút” mà bằng “tín bút” Nghĩa làthấy sao ghi vậy, nghe sao chép vậy, không thêm không bớt

Tiểu thuyết chí quái ( 小說摭怪)

Tiểu thuyết chí quái gồm những câu chuyện nghịch dị, khác đời về người, vật, thầnthánh…được ghi lại bằng “tín bút” theo sự cảm nhận của tác giả

Tiểu thuyết truyền kỳ ( 小說傳奇)

Tiểu thuyết truyền kỳ ra đời trên cơ sở tiểu thuyết chí quái, nhưng khác với tiểuthuyết chí quái là tiểu thuyết truyền kỳ sử dụng “hư bút” một cách hoàn toàn chủđộng, có ý thức Nếu công việc chủ yếu của chí quái là biên chép nhằm lưu lại chođời một chuyện lạ có ý nghĩa răng khuyên thì tiểu thuyết truyền kỳ lại là sáng tác,mượn câu chuyện hiếm thấy để gửi gắm tâm sự người cầm bút

Tiểu thuyết lịch sử ( 小說曆史)

Tiểu thuyết lịch sử gồm những tác phẩm viết về đề tài lịch sử, thông qua việc miêu

tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế pháttriển của lịch sử một thời, nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và

mỹ cảm văn học Về phương diện bút pháp thì tiểu thuyết lịch sử phải dựa vào lịch

sử khi miêu tả các nhân vật và sự kiện chủ yếu nhằm đạt đến sự chân thực lịch sử.Tuy nhiên, vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp nhằm phát huy trítưởng tượng làm cho sự chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệthuật

Tiểu thuyết công án ( 小說公按)

Tiểu thuyết công án nội dung phản ánh có thể là “thường”, là “quái” miễn nói lênmột sự thật, một lẽ phải nào đó cần được tôn trọng, bảo vệ trước pháp luật, làm chocái thiện được chiến thắng, cái các bị đẩy lùi Bút pháp của thể loại tiểu thuyết này

có thể là “thực”, cũng có thể là “hư”, hoặc là “thực” và “hư” kết hợp

Tiểu thuyết diễm tình ( 小說豔情)

Trang 13

Tiểu thuyết diễm tình hay còn gọi là truyện “tài tử giai nhân” Nội dung viết về traitài gái sắc, buta pháp sử dụng chủ yếu ở đây là hư cấu.

Tiểu thuyết du ký ( 小說遊記)

Tiểu thuyết du ký kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong một chuyến đi, cùngnhững tư tưởng tình cảm nảy sinh của tác giả Bút pháp sử dụng chủ yếu là “thựclục”, nhưng vẫn có sự sắp xếp cần thiết

1.2 Tìm hiểu tiểu thuyết truyền kỳ

1.2.1 Khái niệm truyền kỳ

Tiểu thuyết truyền kỳ là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốcthường được gọi là văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết, vốn bắt nguồn từ truyện kể dângian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng nhữngmôtíp kỳ quái hoang đường lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợihứng thú cho người đọc Truyền kỳ là một thể loại xuất hiện khá sớm ở TrungQuốc và dần dần phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng đến các nước khác trong đó cóViệt Nam Truyền kỳ có thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau, có khi được hiểu theotính chất câu chuyện, khi thì dựa vào đặc điểm thể loại ở một thời kỳ nào đó nhất

định Truyền kỳ (傳奇)có nghĩa là ý chuộng cái lạ, đặc điểm của truyền kỳ là chứa

đựng nhiều thể có thể nhận thấy tài viết sử, làm thơ, tài nghị luận trong tác phẩm

truyền kỳ Theo Trần Đình Sử thì “truyền kỳ” bao hàm hai ý nghĩa: “Một là có ý chuộng lạ (hiếu kỳ), như Hồ Ứng Lân đời Minh nói, kể những việc khác thường, kế thừa truyền thống truyện chí quái đời Ngụy Tấn Hai là, như tác giả đời Tống là Triệu Ngạn Vệ nói, đặc điểm của truyền kỳ là chứa đựng nhiều thể, có thể nhận thấy có tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận”[20, tr 349] Còn theo Từ điển Hán Việt từ nguyên thì:

Truyền 傳 (bộ nhân 亻人, 13 nét: trao): người này trao cho người khác Nơinày sang nơi khác.[8, tr 2262]

Truyền kỳ 傳奇: tên một loại truyện ghi chép những việc lạ lùng Khởi đầu từđời Đường do Bùi Hình soạn 6 quyển Qua đời Tống, đời Nguyên thì truyền kỳ lànhững khúc hát, những vở kịch chứ không phải những chuyện quái đản nữa Theoquan niệm thông thường của chúng ta thì truyền kỳ là những tiểu thuyết ghi lạinhững sự tích, những cuộc mạo hiểm lạ lùng.[tudienhanvjettunguyen;2263]

Trang 14

Gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thuyết truyền kỳ có dung lượng ngắn và kếtcấu không theo kiểu truyện dài thu ngắn, đã có dáng dấp của truyện ngắn cận hiệnđại Sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào câu truyện không phải do lực lượngsiêu nhiên như thần thoại hoặc các nhân vật có phép lạ như trời, bụt, thần tiên…màphần lớn ở sự thay đổi về hình thức của nhân vật Tuy nhiên, bao giờ trong truyệncũng có những nhân vật là người thật vì thế truyện truyền kỳ mang đậm yếu tốnhân bản, miêu tả trực tiếp thế thái nhân tình, phản ánh quan điểm của một số tácgiả và có giá trị nhân bản sâu sắc Những tác giả viết truyện truyền kỳ đều là cácnhà văn, các nhà sử gia nổi tiếng.

1.2.2 Tiểu thuyết truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam

Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ khi ra đời cho đến khi phát triển đỉnhđiểm đã trãi qua một quá trình lâu dài để hoàn thiện Từ những tác phẩm đầu tiêncòn mang âm hưởng của văn học dân gian đến khi thoát khỏi những ảnh hưởng đó,thể loại truyền kỳ này đã làm nên những thành công nhất định

Ở Việt Nam, khi nói đến thể loại truyền kỳ thì hầu hết các nhà nghiên cứuđều có chung nhận định rằng đây là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc Nhưngtrong cách phân chia thể loại văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam thì người Việt có

sự phân chia không giống nhau và có quá trình phát triển riêng Quá trình phát triểnriêng đó xuất phát từ nền văn hóa và sự vận động của nền văn học dân tộc làm chotiểu thuyết truyền kỳ của Việt Nam có sự khác biệt so với các nước trong khu vựcmặc dù vẫn tiếp thu, ảnh hưởng và hòa vào dòng chảy của thể loại truyền kỳ trongkhu vực Truyện truyền kỳ Việt Nam ra đời sau và chịu ảnh hưởng sâu sắc củatruyền kỳ Trung Quốc nên dễ dàng nhận thấy nó mang những đặc điểm của truyền

kỳ Trung Quốc và cả đặc điểm của thể loại truyền kỳ trong khu vực Nói truyệntruyền kỳ Việt Nam tiếp thu truyện truyền kỳ Trung Quốc là vì truyền kỳ Việt Namcũng bắt đầu từ u linh, chí quái rồi mới phát triển đỉnh cao thành truyện truyền kỳ

Truyện truyền kỳ Việt Nam là một bộ phận gắn liền với truyện ngắn trungđại Việt Nam, là một bộ phận góp phần làm phong phú thêm thể loại truyện ngắntrung đại Vì vậy, khi đề cập đến các giai đoạn phát triển của thể loại truyền kỳ thìngười viết đã dựa theo tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại để phân chiagiai đoạn phát triển cho thể loại truyền kỳ Tiếp nhận ý kiến nghiên cứu của phó

Trang 15

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Na thì truyện ngắn trung đại Việt Nam phát triển quabốn giai đoạn khác nhau để có quá trình phát triển riêng.

Giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ thứ X – XIV là giai đoạn đặt nền móng khởiđầu cho bước phát triển đầu tiên của truyện ngắn trung đại Giai đoạn này vẫn cònchịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học dân gian từ nội dung đến hình thức Vẫn cònxuất hiện các mô-típ dân gian như “thụ thai thần kỳ”, “xuống thủy phủ”, “lên trời”,

“diệt yêu quái” Nội dung chủ yếu là khẳng định một quốc gia độc lập, có nền vănhiến riêng, có lịch sử lâu đời, đâu đâu cũng có anh tài nhân kiệt

Giai đoạn thứ hai từ thế kỷ XV – XVII là giai đoạn thể hiện sự phát triển rực

rỡ nhất của thể loại truyện ngắn và cả thể loại truyền kỳ Văn xuôi tự sự giai đoạnnày không còn chịu sự ràng buộc của văn học dân gian, tự sáng tạo ra những thểloại mới vừa mang đậm bản sắc dân tộc lại vừa phản ánh sinh động hiện thựcđương thời Ở giai đoạn này cũng là bước phát triển rực rỡ nhất của thể loại truyền

kỳ Truyện truyền kỳ sử dụng hình thức kỳ ảo để chuyển tải nội dung phản ánh tạosức hấp dẫn cho mọi tầng lớp; thế giới vừa thực vừa ảo với con người, thần thánh,

ma quỷ…Và trong truyện truyền kỳ giai đoạn này các tác giả còn đề cập đến những

số phận khác nhau trong xã hội Các tác giả khắc họa các nhân vật thần thánh nhằmthể hiện các khía cạnh khác nhau của thế giới thần linh Sức mạnh của con ngườiđược thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau, không chỉ có sức mạnh làm chủ muônloài mà con người nhỏ bé còn dám nhìn thẳng vào sự thật chỉ ra sự giả nhân giảnghĩa của nhà cầm quyền đương thời Truyện truyền kỳ giai đoạn này đưa conngười vào thế giới tình yêu với những hương vị ngọt ngào và đắng cay, không chỉnhuốm màu bi thương mà còn nồng nàn hạnh phúc

Đến giai đoạn thứ ba từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX Đây là giai đoạnhoàn thiện các hình thức của thể loại truyện ký và chương hồi Sự ra đời của tiểuthuyết chương hồi đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự ViệtNam Văn xuôi tự sự giai đoạn này phản ánh những vấn đề lịch sử - xã hội rộng lớnvới tầm khái quát cao Đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp và biến động, văn xuôi

tự sự giai đoạn này phản ánh trực tiếp những điều mắt thấy tai nghe Quan niệm

“văn dĩ tải đạo” (文以載道), “thi ngôn chí”(詩言志)bị đẩy xuống hàng thứ yếu,quan niệm viết về “sở văn”(所文), “sở kiến”(所見) chiếm ưu thế Ở giai đoạn này,

Trang 16

thể loại truyện truyền kỳ được các tác giả “canh tân”(更新) như Đoàn Thị Điểm,

Phạm Quý Thích…đã đưa thêm chữ “tân” (新 ) vào ngay nhan đề tác phẩm để

người đọc biết được sự canh tân đó (Tân truyền kỳ lục 新傳奇錄 của Phạm Quý

Thích, Truyền kỳ tân phả 傳奇新譜 của Đoàn Thị Điểm) Sự canh tân của thể loạitruyền kỳ giai đoạn này về mặt nghệ thuật đây là một bước thục lùi bởi lẽ khi viết

về những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời càng thực bao nhiêu thì sự huyền ảo đặctrưng của truyền kỳ không còn nữa Truyện truyền kỳ giai đoạn này rơi vào sựkhủng hoảng Các tác giả đã chuyển sang sáng tác các truyện người thật việc thậthoặc truyền kỳ về người thật việc thật và truyện ngụ ngôn để đưa loại hình truyệnngắn giai đoạn này ra khỏi ngõ cụt

Giai đoạn cuối là giai đoạn chuyển giao giữa văn xuôi trung đại và văn xuôicận – hiện đại

Qua bốn chặng đường phát triển, văn xuôi Việt Nam trung đại dần chuyểnsang chủ nghĩa hiện thực đặc biệt là sự tích hợp của kí và tiểu thuyết chương hồi.Tuy nhiên ở thể loại truyền kỳ do không đáp ứng được nhu cầu của thời đại vì vậythể loại này dần mất đi những đặc trưng của truyền kỳ, có thể thể loại truyền kỳ sẽtồn tại dưới hình thức khác ở thời hiện đại

Có thể thấy,tiểu thuyết truyền kỳ văn học trung đại phát triển rực rỡ ở thế kỷ

XV – XVII với những tác phẩm để lại tiếng vang và những đặc điểm đặc trưng củatruyền kỳ được các tác giả khác họa một cách rõ nét Nhưng đến thế kỷ XVII –XIX thì tiểu thuyết truyền kỳ rơi vào tình trạng khủng hoảng và xuống dốc Các tácphẩm không còn đáp ứng được nhu cầu của thời đại, xu hướng hiện thực hóa dẫnđến các tác phẩm truyền kỳ không còn thể hiện được những “bản sắc” riêng của nó

Từ đó, các thể loại khác dần thay thế vai trò của truyền kỳ ở giai đoạn văn học thờihiện đại

1.3 Vấn đề văn bản và tác giả trong tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán

1.3.1 Tình trạng văn bản chữ Hán của tiểu thuyết truyền kỳ

Theo Trần Nghĩa, tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện khá sớm nên việc sưu tầm,

tổng hợp gặp không ít khó khăn Người viết chủ yếu dựa vào quyển Tổng tập tiểu

thuyết chữ hán Việt Nam để khảo sát nội dung của các tập truyện truyền kỳ Một

Trang 17

số truyện do quá trình lưu truyền bị thất lạc, kĩ thuật bảo tồn lưu giữ hoặc quá trìnhcải biên được người sau thêm bớt nên không xác định được bản gốc của tác giả.Nhưng nhìn chung các truyện của tiểu thuyết truyền kỳ vẫn giữ được những đặctrưng riêng của thể loại.

Tiểu thuyết chữ Hán của nước ta không nhiều nhất là ở thể loại truyền kỳ.Trong đề tài nghiên cứu này người viết có khảo sát một số tập truyện tiêu biểu củathể loại tiểu thuyết truyền kỳ sau:

Thánh Tông di thảo 聖宗遺草 (bản thảo cón sót lại thời Thánh Tông) là tậptruyện ký gồm 19 truyện, không đề tên tác giả, không ghi năm biên soạn Hình thức

ghi chép của Thánh Tông di thảo được thống nhất cho cả 19 truyện Mỗi truyện

chia làm 2 phần: phần truyện và phần lời bình, tác giả lời bình là Sơn Nam Thúc.Các truyện mang tính truyền kỳ, có truyện mang tính ngụ ngôn tạp kí Đây là tácphẩm được xem là mở đầu cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.Giá trị tập truyện được thể hiện cả ở nội dung và hình thức, đặc biệt là trong quátrình phát triển của truyện ngắn Việt Nam

Tập truyện Truyền kỳ mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ, đây là tập truyện

gồm 20 truyện Về văn bản Truyền kỳ mạn lục hiện có nhiều dị bản mang tên như Cựu biên Truyền kỳ mạn lục hoặc Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú Văn bản được khăc in và sao chép nhiều lần để đáp ứng nhu cầu của người

đọc

Nội dung phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, phê phán nhữngbiểu hiện sai trái, lệch lạc để xây dựng một xã hội phong kiến theo tư tưởng nhogia Tác phẩm phản ánh tình trạng tham nhũng đang hoành hành lúc bấy giờ, nạnchiến tranh phong kiến làm cho nhân dân khổ sở điêu đứng cùng với lối sống trụy

lạc của tầng lớp thị dân hư hỏng Qua Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ cũng phản

ánh số phận con người chủ yếu là người phụ nữ Tác phẩm nói lên một cách sâusắc khát vọng chân chính của người phụ nữ và những bi kịch mà người phụ nữ phảigánh chịu như bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình, bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm.Qua những số phận, những bi kịch ấy có thể thấy được chính cái thế lực xã hộicường quyền và thần quyền là nguyên nhân chính Tác phẩm cũng là những mâuthuẩn phức tạp trong tư tưởng của chính nhà văn vừa bảo thủ vừa nhân đạo.Về

Trang 18

nghệ thuật đây là một tác phẩm đánh dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự

chữ Hán Việt Nam Truyền kỳ mạn lục đã đạt được những thành tựu nghệ thuật nổi

bật ở các phương diện như: xây dựng tình tiết, kết cấu câu truyện, xây dựng nhânvật phong phú, sự kết hợp giữa các yếu tố thực và ảo làm cho tác phẩm lãng mạn,

trữ tình, tăng sức hấp dẫn và mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc Truyền kỳ mạn lục được người đời tôn vinh là “Thiên cổ kỳ bút” là “áng văn hay của bậc đại gia”.

[11, tr 389]

Truyền kỳ tân phả 傳奇新譜 của Đoàn Thị Điểm là tác phẩm viết bằng vănxuôi chữ Hán gồm 6 truyện Tập truyện hiện có nhiều bản in và chép tay được lưugiữ tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm Một số nhà nghiên cứu cho rằng

Truyền kỳ tân phả có tên gọi là Tục truyền kỳ gồm 6 truyện: Bích Câu kỳ ngộ, Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ, Hoành Sơn tiên cục, An Ấp liệt nữ và Nghĩa khuyển khuất miêu.

Các truyện đều mang tính huyền thoại, hoang đường nhưng các truyện đều cónguồn gốc từ các bản thần tích, thần phả hay các truyền thuyết dân gian, mượn cácyếu tố thần linh ma quái để qua đó gửi gắm thái độ của mình đối với hiện thực cuộc

sống Với tập truyện Truyền kỳ Tân phả Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã đề cập

sâu sắc đến vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội Trong

Truyền kỳ tân phả tác giả đã thể hiện một cái nhìn mới về khát vọng tình yêu và

hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống ở cõi trần quá ngắn ngủi vì thế con người có mongước lên cõi tiên để tận huởng cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng và phản ánh đúng

những vấn đề của thời đại mình thông qua tác phẩm

1.3.2 Vấn đề tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ

Thể loại tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện từ lâu đời nhưng số lượng tác giảtham gia sáng tác ở thể loại này chưa nhiều Có thể nói trãi qua mấy thế kỷ thì mớixuất hiện một tác phẩm để lại cho thế hệ sau học hỏi và đúc kết kinh nghiệm Cáctác giả của thể loại truyền kỳ xuất thân từ nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau như trihuyện, nho sĩ hay thậm chí là vua Chính dòng văn học truyền kỳ cũng có nhữngthăng trầm của nó và vì thế ở nước ta số các tác giả sáng tác thể loại này khôngnhiều, người viết xin được điểm qua một số tác giả sau:

Trang 19

Theo Bùi Duy Tân thì hoàng đế, nhà thơ Lê Thánh Tông lúc nhỏ tên là Hạo,sau đổi thành Tư Thành, sinh năm Nhâm Tuất (1442), niên hiệu Đại Bảo thứ 3,

thụy hiệu Sùng thiên Quảng vận Cao minh Quang chính Chí đức Đại công Thánh Văn Thần vũ Đạt hiếu Thuần hoàng đế là tác giả của tập Thámh Tông di thảo 聖宗

遗草 Ông là con trai út của Lê Thái Tông (1434 – 1442), mẹ là bà Ngô Thị NgọcDao con gái Ngô Từ, khai quốc công thần thời khởi nghĩa Lam Sơn Tư Thành sinhđược 14 ngày thì Lê Thái Tông đột tử ở Lệ Chi Viên, gây nên vụ tru di gia tộcthảm khốc cả nhà Nguyễn Trãi Ông lên ngôi 38 năm, 10 năm đầu với niên hiệu làQuang Thuận (1460 – 1469), 28 năm sau đổi niên hiệu là Hồng Đức (1470 – 1497)

Là người thông minh, tuấn tú, thông tuệ nên từ khi lên làm vua Lê Thánh Tông làmột ông vua anh minh, quyết đoán, hung tài, đại lược với việc củng cố, phát triểnnhà nước phong kiến quan liêu theo mô hình Nho giáo Xây dựng các chế độ, thiếtchế, chuộng văn, trọng võ, mở mang đất đai bờ cõi Lê Thánh Tông rất xem trọngnông nghiệp có nhiều chính sách khẩn hoang, khuyến nông làm cho nhân dân cơm

no áo ấm, xã hội thái bình thịnh trị Nhà vua cũng đề cao Nho giáo, mở rộng chế độkhoa cử, dựng bia Văn Miếu, ưu đãi nho thần và phát triển những truyền thống vănhiến lâu đời của dân tộc Là một tác gia lớn của văn học dân tộc, Lê Thánh Tôngsáng tác cả văn thơ chữ Nôm và chữ Hán:

Về chữ Nôm, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn viết theo thể biền ngẫu, gồm

đoạn mở đầu và 10 đoạn răn 10 loại cô hồn (thiền tăng, đọa sĩ, quan liêu, nho sĩ,tướng quân, lương y, thiên văn địa lý, hoa nương, thương cổ, đãng tử), thể hiệnkhuynh hướng chính thống của nhà nước phong kiến đối với 10 hạng người của xãhội với mục đích giáo huấn người sống

Về chữ Hán, Lê Thánh Tông có một số tập tập truyện như: Liệt truyện tạp

chí ghi chép những ý hay tứ lạ khi đọc sự tích, danh ngôn Trung Quốc, rút ra

những bài học về tu dưỡng đạo đức Tác phẩm thể hiện khá rõ tư tưởng sùng Nhocủa tác giả, đồng thời cũng cho thấy sự dung hòa Nho – Phật – Đạo ở những mặt

có lợi cho việc giáo dục tư tưởng và đạo đức phong kiến; Lam Sơn Lương thủy

phú viết về ngọn núi, dòng sông ở nơi căn cứ địa khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi sự

nghiệp khai quốc của Lê Thái Tổ, miêu tả khí thế hào hùng của non song kỳ vĩ vàcuộc kháng chiến chống quân Minh thần thánh

Trang 20

Nguyễn Dữ với tập truyện Truyền kỳ mạn lục (傳奇熳錄) Theo sự biên soạn

của Lã Nhâm Thình thì nhà văn Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ thứ XVI Ông

là người làng Đỗ Tùng, Gia Phúc, Hồng Châu (nay là tỉnh Hải Dương) Nguyễn Dữ

là con cả của tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) NguyễnTường Phiêu từng giữ chức Thượng thư Nguyễn Dữ từ nhỏ đã ham học, học rộngnhớ nhiều muốn theo nghiệp văn chương Ông từng thi đỗ Hương tiến, nhiều lầnthi Hội đỗ Tam trường, sau làm tri huyện huyện Thanh Tuyền Ông làm quan đượcmột năm thì lấy cớ xa nhà xin từ chức để về hầu cha mẹ Sau khi nhà Mạc cướp

ngôi, ông ở quê dạy học Ông viết Truyền kỳ mạn lục để gửi gắm tâm sự của mình

trước những biến động của thời cuộc và sự xuống cấp về đạo đức xã hội lúc bấygiờ Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu trước cho biết, Nguyễn Dữ còn để lại duy

nhất một tập tiểu thuyết bằng chữ Hán là Truyền kỳ mạn lục Gồm 20 truyện, chủ

yếu được viết bằng văn xuôi chữ Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn Ởcuối mỗi truyện có lời bình của tác giả về nội dung và ý nghĩa đạo đức của truyện

Theo quyển Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam của Viện nghiên cứu Hán Nôm do nhà xuất bản Thế Giới phát hành thì tập Truyền kỳ tân phả (傳奇新譜 )tương truyền do Đoàn Thị Điểm biên soạn Đoàn Thị Điểm có tên tự là Hồng Hà

nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, sinh năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) tại làng Giai Phạmsau đổi thành Hiến Phạm nay thuộc tỉnh Hưng Yên Đoàn Thị Điểm sinh ra trongmột gia đình có truyền thống hiếu học, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh Cha của bà

là Đoàn Doãn Nghi làm quan tới chức Điển hạ Anh trai bà là Đoàn Doãn Luântừng đỗ Giải nguyện trường thi Kinh Bắc Năm 16 tuổi bà được quan thượng thư

Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi, bà từ chối vào cung ở quê sống với cha và anhcùng nhau đàm luận văn chương bốc thuốc cứu người Năm 25 tuổi cha mất, vàinăm sau anh cũng mất bà phải gánh vác gia đình, nuôi mẹ già, chị dâu và đàn cháunhỏ Mãi đến năm 37 tuổi, bà mới kết hôn với tiến sĩ Nguyễn Kiều Lấy nhaukhông được bao lâu Nguyễn Kiều phải đi sứ sang Trung Quốc, bà ở nhà một mình

lo việc nhà chồng và việc nhà mình Khi Nguyễn Kiều trở về được nhậm chức ởNghệ An Theo chồng vào Nghệ An nhưng giữa đường bà lâm bệnh rồi mất ở tuổi

44 Một số tác phẩm tiêu biểu của bà như: Truyền kỳ tân phả, Chinh phụ ngâm…

Trang 21

Trên đây là một vài nét khái quát về một số tác giả đã góp phần vào sự thànhcông của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam mà người viết khảo sát Thôngqua tìm hiểu về cuộc đời giúp ta có thể hiểu rõ hơn về các tác giả này và biết được

tư tưởng của tác phẩm thông qua một số sự kiện quan trọng được đánh dấu trongcuộc đời của họ Qua đó, người viết nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm

mà tác giả muốn gửi gắm trong đó

1.3.3 Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam viết bằng chữ Hán

Các tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ xuất thân từ nhiều tầng lớp giai cấpkhác nhau vì vậy nội dung phản ánh ở nhiều góc độ và có cái nhìn khác nhau Thểloại tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán cũng được người đọc tiếp nhận ở nhiềukhía cạnh

Khi ra đời, các tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ chủ yếu phản ánh về hiệnthực, về con người với nhiều phương diện Điều khó khăn trong vấn đề tiếp nhậntiểu thuyết chữ Hán giai đoạn này là tư tưởng của con người còn bó hẹp trong lễgiáo Con người trung đại vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng phong kiến,Nho gia xưa cũ Những đổi mới về mặt tư duy nhận thức chưa được con người tiếpnhận, và một số còn bị loại trừ Những tiểu thuyết truyền kỳ đầu tiên ra đời chưađược tiếp nhận nhiều mà bị xếp vào dạng văn học không chính thống bởi còn vaymượn nhiều cốt truyện và những motip của văn học dân gian Lực lượng đọc vàhiểu được thể loại này phần nhiều là nho sinh, quan lại, vua chúa, còn những ngườithường dân hầu như chưa với tới thể loại này cho nên có thể nhận định rằng vào giaiđoạn manh nha ban đầu thể loại này chưa được phổ biến rộng rãi

Phản ánh hiện thực là một trong những nội dung quan trọng của nền văn họcgiai đoạn này Con người có thể nhìn thấy số phận của mình xuất hiện trong nhữngtác phẩm văn học và thể loại tiểu thuyết chữ Hán đã làm được điều đó một cáchxuất sắc, đã khắc hoạ một cách rõ nét những số phận đau khổ trong cuộc sống Vớidung lượng dài, các tác giả có thể thể hiện một cách rõ ràng hơn những số phận,những con người ấy và đồng thời bằng việc sử dụng hình thức chữ Hán – một lốichữ viết xuất hiện rất sớm ở nước ta từ những thiên niên kỷ thứ nhất trước côngnguyên được sử dụng phổ biến giai đoạn lúc bấy giờ Đến thế kỷ XI chữ Hán vẫncòn được sử dụng rộng rãi và đó còn là một phương tiện ghi chép, giao tiếp, giao

Trang 22

lưu kinh tế và là một phương tiện để phát triển văn hóa dân tộc quan trọng củangười Việt xưa Từ đó, các tác giả truyền kỳ đã chọn chữ Hán làm ngôn ngữ chính

để sáng tác thể loại tiểu thuyết của mình bởi đây là thể loại bình dân, gần gũi vớiđông đảo bộ phận dân chúng lúc bấy giờ Nội dung được truyền tải được tiếp nhậnmột cách dễ dàng hơn và các tác giả truyền kỳ phần nhiều là các nhà Nho, các nhosinh, ẩn sĩ, các quan lại, các tầng lớp trí thức đều có thể dễ dàng tiếp cận thể loạinày

Vào những năm đầu thế kỷ XX, thể loại tiểu thuyết truyền kỳ ở Việt Nam dầnđược chú ý đến nhiều hơn, các nhà nghiên cứu dần khai thác những đề tài về thểloại truyện truyền kỳ, nhìn nhận những thành tựu mà thể loại này mang lại và đưathể loại này đến một bước phát triển mới

Đối với ngày nay, việc tiếp nhận thể loại tiểu thuyết chữ Hán đều có một sốthuận lợi và khó khăn nhất định Vào những năm đầu thế kỷ XX, thể loại này đượcnghiên cứu rầm rộ và đạt được nhiều kết quả đáng chú ý Tuy nhiên, vấn đề khókhăn là không tránh khỏi Ngày nay việc tiếp nhận tiểu thuyết truyền kỳ bằng chữHán có nhiều góc độ khác nhau Với việc sử dụng hình thức chương hồi, có lẽ vàogiai đoạn đương thời đó là một cách để các tác giả thể hiện được nội dung qua từngchương từng hồi nhưng đối với việc tiếp nhận của con người hiện đại hôm nay thìviệc những câu chuyện không liền mạch tạo cho người đọc khó tiếp nhận vấn đềhơn so với kết cấu của tiểu thuyết hiện đại Nhiều vấn đề về chính trị, xã hội, lễ giáođược đặt ra trong tiểu thuyết truyền kỳ lúc bấy giờ đến ngày nay một số tư tưởngkhông còn được tán đồng Nhất là đối với vấn đề về nhân quyền của người phụ nữtrong xã hội phong kiến Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được đề cao

và càng không có tiếng nói trong xã hội Các tác giả xây dựng nhân vật nhữngngười phụ nữ theo tiêu chuẩn của lễ giáo phong kiến “Công – dung – ngôn – hạnh”,cũng song song đó có một số nhân vật có tài trí như bậc nam nhi như nàng Bích

Châu trong Hải Khẩu linh từ lục hay Đinh phu nhân trong An Ấp liệt nữ lục, là

những người phụ nữ vừa có tài trí vừa giữ tròn phẩm hạnh Tuy nhiên, có thể nhậnthấy dù người phụ nữ có tài đến đâu khi tồn tại trong xã hội phong kiến thì cái tài đócũng sẽ bị vùi lấp theo những lễ giáo đã được định sẵn So với con người hiện đại,nhất là đối với người phụ nữ thì ngày nay phụ nữ có được quyền làm chủ mình,

Trang 23

được quyền thể hiện bản thân và tìm hạnh phúc cho mình, cái nhìn của phụ nữ ngàynay cũng có phần thoáng hơn vì thế một số vấn đề phản ánh trong các tác phẩmtruyền kỳ lúc bấy giờ đối với ngày nay không còn phù hợp Dưới góc nhìn hiện đại,một số quan niệm xưa cũ không còn đạt được giá trị như trước đó.

Vì vậy có thể thấy rằng, tiếp nhận thể loại tiểu thuyết chữ Hán nhất là đối vớitiểu thuyết truyền kỳ có những thuận lợi và khó khăn riêng Điều quan trọng là việccác tác giả truyền tải nội dung như thế nào để người đọc tiếp nhận dễ dàng, đạtđược những thành công nhất định và thể loại tiểu thuyết truyền kỳ giai đoạn này đãlàm được điều đó

Chương 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TIỂU THUYẾT TRUYỀN KỲ CHỮ HÁN VIỆT NAM

Trang 24

2.1 Nội dung tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam

2.1.1 Phản ánh hiện thực xã hội

Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam sưu tầm ghi chép những tập tiểu thuyết ra đời

từ những năm thế kỷ XVI đến những năm đầu thế kỷ XIX, ghi chép lại những sựkiện lịch sử quan trọng của một thời đại, một quốc gia, dân tộc hay của một tên tuổinào đó dựa vào chứng sử và sự hư cấu của tác giả Các thể loại văn học đều muốntruyền tải một nội dung, một tư tưởng nào đó thông qua tác phẩm và nhất là nộidung phản ánh một vấn đề nào đó của xã hội, của con người và cả của thế giới thầnlinh

Tiểu thuyết truyền kỳ mang những nội dung vô cùng phong phú và giá trị sâusắc, phản ánh nhiều mặt của hiện thực xã hội và là một bức tranh thu nhỏ của xãhội đương thời Hiện thực xã hội của giai đoạn lịch sử này là phản ánh sự tranhquyền đoạt lợi của các triều đình phong kiến, sự suy yếu xuống dốc của bộ máychính trị và đạo đức con người Các vị vua anh minh giúp dân giúp nước dần dần

đã không còn, các bậc hiền tài dần đi vào rừng núi để lánh đời, chán nản với cái xãhội đương thời và không muốn dốc sức cho một triều đình mục ruỗng Vì thế, xãhội càng trở nên rối ren, người dân thấp cổ bé họng chỉ còn biết chịu đựng và đôikhi hạnh phúc cá nhân của họ còn bị đe dọa bởi quyền lực của các tầng lớp phongkiến Hiện thực xã hội trong tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam được thể hiện chủ yếuqua các khía cạnh sau:

2.1.1.1 Sự xuống dốc về đạo đức của tầng lớp nho sĩ

Nho giáo là một hệ thống đạo đức triết lí do Khổng Tử (孔子)đề ra để xâydựng một con người nhân đức và một xã hội thịnh trị Nho sĩ là những người đọcsách thánh hiền, dạy bảo con người ăn ở hợp luân thường, đạo lý Những triết lýnho gia được xem là khuôn vàng thước ngọc, là một chuẩn mực mà nhà nướcphong kiến lấy đó làm nguyên tắc để xây dựng nhà nước và nho sĩ là tầng lớp đượcxem trọng xuất hiện nhiều nhất trong các bộ máy nhà nước triều đình phong kiến.Hầu hết những nhà nho đều muốn tiến thân bằng con đường khoa cử và mục tiêucủa họ là phấn đấu học hành đỗ đạt để ra làm quan rạng danh tổ tiên và góp sứcmình giúp nước, giúp dân Thế nhưng vào giai đoạn này một số các nhà nho khôngcòn những phẩm chất tốt đẹp ấy nữa mà đã dần bất mãn với xã hội bởi một triều

Trang 25

đình mục nát và một vị minh quân không còn nữa Các nhà nho chân chính thìkhông còn “hòa hợp” được với xã hội và triều đình thực tại, họ lánh đời bằng cách

từ quan về quê, vào rừng núi ở ẩn xa cách với sự kéo bè kết cánh của các tập đoànphong kiến, bất mãn với thực tại và tìm một thú vui cho riêng mình Các nhà nhoxuất hiện trong tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam lựa chọn một trong hai cách ấy đểsống và phân ra rõ rệt có hai lớp nhà nho lúc bấy giờ

Với tiểu thuyết truyền kỳ, có nhiều tập truyện phản ánh sự xuống dốc củatầng lớp nho sĩ, đây là vấn đề đã có và manh nha từ các thế kỷ trước khi mà cáctriều đình phong kiến không còn đủ sáng suốt để trị vì thiên hạ, các nho sĩ bất mãnvới thời cuộc nên một số rơi vào các cuộc tình ma mị với người, yêu quái, thần tiênđầy dục vọng Sự chán nản, không màn đến danh lợi, chức tước danh tiếng gia đìnhdòng họ của một số nhà nho lúc bấy giờ Nhân vật là nhà nho xuất hiện khá nhiềutrong các tác phẩm truyền kỳ, với những số phận cuộc đời và xuất thân khác nhau

Có những người xuất thân từ tầng lớp quan lại, lại có người xuất thân từ tầng lớpthường dân nghèo khổ dùi mài kinh sử để mong được tiến thân làm quan Nhưngtrong số họ không ít người bị danh lợi làm mờ mắt làm theo sự sai khiến của nhữngngười có quyền cao chức trọng, còn không được mấy người giữ được cốt cách

thanh cao của một nhà nho chân chính Truyện Phạm Tử Hư du Thiên tào lục (trích Truyền kỳ mạn lục) Phạm Tử Hư là một nhà nho có nghĩa khi thầy chết để tang 3

năm mới trở về quê tiếp tục dùi mài kinh sử, là một người văn chương đương thờikhông ai bì kịp nhưng đến 40 tuổi vẫn chưa đỗ đạt Chuyện tưởng như khôngnhưng có nguyên do, Phạm Tử Hư được thầy là Dương Trạm chỉ rõ nguyên nhân

“anh thường lấy văn tài mà kêu ngạo với người khác, cho nên trời mới bắt đỗ muộn để phải chùn nhụt cái nét ngông ngạo đi” [14, tr 252] Qua đó, mượn lời

răng dạy Tử Hư để nhắn nhủ với những kẻ nhà nho thiếu đức hạnh lúc bấy giờ

“Họ thường đổi họ để đi học, thay tên để đi thi, hễ trượt đỗ thì đổ lỗi mờ quáng cho quan chấm trường, hơi thanh danh thì hợm mình tài giỏi hơn cả tiền bối, chí khí ngông ngạo, tính tình tráo trở, thấy thầy nghèo thì lảng tránh, gặp bạn nghèo thì làm ngơ, không biết rằng ngày thường dắt dẫn rèn cặp phần nhiều là cái công đức của thầy bạn”[14, tr 252] Mượn lời nói với một học trò có nghĩa để răn dạy

những người mang danh nhà nho nhưng bất nhẫn với thầy, với bạn Hay truyện

Trang 26

Tản Viên từ Phán sự lục nói về một người học trò tên là Ngô Tử Văn sống vào

khoảng cuối đời Hồ, là một người khảng khái, cương trực, ghét sự tà gian Nhântrong làng có một ngôi đền rất linh ứng nhưng có một viên tướng họ Thôi tử trậnhưng yêu tác quái, Tử Văn tức giận quyết định đốt đền Đến khi kiện xuống minh

ty, thần đền phải thua Tử Văn, yêu quái bị trừng trị giam vào ngục Cửu ti, còn TửVăn sau đó được giao cho chức Phán sự Có thể thấy rằng, cái nghiệp nhà nho làhọc sách thánh hiền, hành đạo giúp người Ngô Tử Văn là anh hùng áo vải nhưngchống lại cả yêu quỷ, làm việc giúp dân hơn cả thánh thần cho nên được xung chứcPhán sự ở cõi tiên Làm cho người đời ghi công nhớ mãi, còn những người cậyquyền thế làm nhiều điều sai trái sẽ bị trừng trị

Phần nhiều các nhà nho là những người lận đận trên con đường công danh sựnghiệp, và có cuộc sống xuất thân nghèo khổ Như nhân vật Đào sinh trong truyện

Vân Cát thần nữ lục (trích Truyền kỳ tân phả) là một người chồng chung thủy hết

lòng yêu thương vợ là Giáng Tiên, nhưng khi vợ qua đời thì Đào sinh không màngđến đèn sách Lòng lúc nào cũng đau khổ nhớ về Giáng Tiên không quan tâm gìđến công danh sự nghiệp, tề gia Là trụ cột gia đình, lẽ ra Đào sinh phải nghĩ đếntương lai con nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già để làm yên lòng Giáng Tiên không phụlòng bậc sinh thành nhưng Đào sinh chọn sống ẩn dật chỉ để tưởng nhớ đến vợmình Chí khí của một nhà nho đã bị hạnh phúc riêng tư lấn áp, người nam nhitrong chế độ phong kiến không vì những việc riêng tư mà quên đi việc lớn, tâm tríchỉ giành để suy nghĩ những chuyện lớn lao của nhân dân, đất nước Hay nhân vật

Tú Uyên trong Bích Câu kỳ ngộ (trích Truyền kỳ tân phả) xuất thân là con quan

huyện, lên 15 tuổi cha mẹ đều mất rơi vào cảnh nghèo túng khó khăn nhưng rấtgiỏi thơ ca lại có chí nối nghiệp cha Nhưng Tú Uyên say mê tửu sắc, từ khi gặpmặt và kết duyên với Giáng Kiều không màng đèn sách chỉ vui hưởng hạnh phúcgia đình, vì sống trong hạnh phúc nên Tú Uyên đâm ra rượu chè, không nghe lờikhuyên răng của vợ, ma men sai khiến đến nỗi chàng đuổi vợ đi đến tỉnh dậy thìmới cảm thấy hối hận

Vào những năm thế kỷ XVI, XVII một số trong tầng lớp nhà nho bắt đầuxuống dốc bởi triều đình phong kiến và vị vua mà họ thờ phụng không còn đủ đức

đủ tài để xây dựng đất nước Những nhà nho này chán nản với thời cuộc, một số từ

Trang 27

quan về ở ẩn như người tiều phu trong truyện Na Sơn tiều đối lục: “Ta là kẻ ẩn dật trốn đời, ông lão già lánh bụi, gửi tính mệnh nơi liều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió, rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục, bạn cùng ta là hưu nai tôm cá, quẩn bên la tuyết nguyệt phong hoa, chỉ biết đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói, múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài là triều đại nào, là vua quan nào”(trích Truyền kỳ mạn lục).[14,

tr 266]

Xã hội rối ren phần nhiều do người đứng đầu là vua, có câu “Thượng bấtchính, hạ tắc loạn” , sự sa đọa của vua, quan gây nên sự hủ bại trong xã hội và ảnhhưởng nhiều nhất là lớp nhà nho Luân thường đạo lý bị đảo lộn, nhân cách và đạođức của người đọc sách thánh hiền vì thế cũng suy vi, đạo nho không còn là nềntảng để xây dựng xã hội Bởi ham mê nữ sắc Hà Nhân không màn đến việc đènsách đắm chìm vào tình ái với hai nàng Nhu Nương và Hồng Nương, hàng ngàychuyện trò, ngâm thơ đối vịnh, hưởng mọi sự hoang lạc ở đời Vì lòng không tịnh

nên đã để giống nguyệt yêu hoa quái quyến rũ, bỏ bê học hành thi cử (Tây viên kỳ ngộ ký trích Truyền kỳ mạn lục)

Bên cạnh sự xuống dốc của tầng lớp nhà nho, thì tầng lớp được hầu hết nhândân tôn thờ kính trọng đó là tầng lớp tăng lữ, thầy tu Người được xem trọng bởitâm tịnh, dạy người đời lánh xa bụi trần, không tranh hơn thua, ham mê tửu sắc, rèntâm dưỡng tính, không ham sân si với đời…nhưng một số ít trong bộ phận này đã

không còn giữ được cốt cách thanh cao ấy nữa Sư Vô Kỷ trong Đào thị nghiệp oan ký (trích Truyền kỳ mạn lục) chưa thoát khỏi sự quyến rũ của nữ sắc, đắm chìm

say mê một ả danh kỹ là Đào thị Sư Pháp Vân đã từng khuyên ngăn Vô Kỷ những

hậu họa về sau “Người con gái này, nết không cẩn nguyệt, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người, tuy sen hồng chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt Vậy người nên liệu lời từ chối, đừng để hối hận về sau” [14, tr 232] Nhưng mọi lời khuyên ngăn

sư Vô Kỷ không nghe, hằng ngày hai người ngâm thơ vịnh cảnh, nơi chùa chiềnthanh tịnh đã trở thành nơi hai người hành lạc sa đọa

Có thể thấy rằng, nhà nho là một bộ phận quan trọng của triều đình phongkiến nhưng đã có những sự suy đồi nghiêm trọng, tầng lớp tăng lữ là bộ phận được

Trang 28

đông đảo nhân dân tính ngưỡng nay sa vào tình dục không giữ được lòng chaythanh tịnh Vì thế, hiện thực xã hội được đặt ra và được phơi bày qua các tập truyệntruyền kỳ qua đó đã phản ánh được thực trạng xã hội lúc bấy giờ.

2.1.1.2 Biểu hiện sự mục ruỗng của triều đình phong kiến

Nền văn học chữ Hán Việt Nam chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ của

tư tưởng Nho gia mà còn của chế độ phong kiến khắc khe tồn tại từ lâu, đã ăn sâuvào tâm thức của dân chúng lúc bấy giờ Chế độ phong kiến của Việt Nam tồn tạikéo dài hàng mấy thế kỷ và cực thịnh vào thế kỷ XV Nhưng sang đầu thế kỷ XVIbắt đầu có những dấu hiệu suy yếu và đến thế kỷ thứ XVIII, XIX thì lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng trầm trọng, xuất hiện nhiều cuộc nội chiến bắt đầu cho sự mụcruỗng của chế độ phong kiến Việt Nam Bộ máy cai trị trở nên thối nát, sụp đổ,xuất hiện những tên bạo chúa như Trịnh Sâm, Trịnh Giang đã đề ra những chínhsách về chính trị, kinh tế, thi cử và bóc lột nhân dân một cách dã man khiến chonhân dân rơi vào cảnh khốn cùng, nhà nho thì chán nãn với triều đình tìm cách ở ẩnlẩn tránh đời, một bộ phận thì rơi vào tình trạng xuống cấp Sự mục ruỗng của triềuđình phong kiến xuất phát từ sự bất lực của một đấng minh quân, sự hám danh cầulợi lạm dụng uy quyền của tầng lớp quan chức và xem thường vương pháp của một

bộ phận thị dân

Người dân phải chịu cảnh sống khốn cùng trong khi vua chúa là bậc đứng đầu lạisống trong cảnh xa hoa, dâm loạn, vua quan chỉ biết nịnh hót nhau như trong

truyện Na Sơn tiều đối lục (trích Truyền kỳ mạn lục) Một người tiều phu chọn cách

sống lánh đời vào rừng núi ẩn dật không màng đến việc chính trị quốc gia nhưng đã

lên án ông vua nhà Hồ là Hồ Hán Thương như sau: “Ta tuy không bước đến thành thị, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn được nghe tiếng ông vua bây giờ là người như thế nào Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân

để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai hao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút

là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng, lòng dân đọng lay…”[14, tr 267] Hay là vị vua Trần Phế Đế có thú

vui thích săn bắn, thường hay mở các cuộc đi săn không quan tâm đến đời sống củanhân nhân Chỉ vì thỏa mãn thú ham săn bắn chim thú đã để hai con cáo và con

Trang 29

vượn hóa thành người ngang hàng để nói điều phải trái Là đấng quân vương không

lo việc nước lại làm những điều gây hại cho nhân dân, muôn thú chỉ vì sự vui thích

của mình “đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân không phải thời; giẫm lên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn không phải chỗ; quanh đầm mà vây, bọc núi

mà đốt, không phải lẽ”(truyện Đà Giang dạ ẩm ký trích Truyền kỳ mạn lục) [14, tr.

283] Có thể thấy, vua không nghiêm thì không thể trị vì quần thần thiên hạ, sựxuống cấp của vua chúa là điều khiến quan chức dễ dàng cậy quyền thế làm hạidân Vua thiếu anh minh sáng suốt, nghe theo lời nói nịnh bợ của bọn gian thần thìđất nước tất loạn Bản chất bóc lột cậy quyền cậy thế của bọ quan lại địa phươngđược khắc họa qua tên Giao thần ở bến sông Kỳ Hoa Tên Giao thần là Đô đốcvùng Nam Hải làm quan ở nơi giang hồ, là bộ phận đại diện tầng lớp hưởng ânđức, bổng lộc của vua nhưng không làm tròn nghĩa vụ quân tôi mà còn ra điều kiện

uy hiếp đe dọa vua Xuất hiện trong giấc mộng để xin vua một người nội trợ nhưng

thật ra là đang đe dọa vua bằng sức mạnh của mình “Tôi là Đô đốc vùng Nam Hải,

đi làm quan ở nơi giang hồ, hiện còn thiếu người nội trợ, nghe nói bệ hạ cung tần rất nhiều, nay bỗng gặp nhau, cho nên nổi cơn sóng mạnh để thay câu thơ “Hoa đường” Vậy xin ban cho nàng Tử Vân, tôi sẽ kết cỏ ngậm vành, mong có ngày báo đáp Nếu bệ hạ chỉ để làm thú vui riêng, thì tôi không thể bỏ qua được vậy” (truyện Hải khẩu linh từ lục trích Truyền kỳ tân phả)[14, tr 346] Trước mặt vua để xin

một điều gì đó theo lí bậc quần thần nào cũng vô cùng sợ sệt nhưng ở đây tên Giaothần này không tỏ ra sợ sệt hay nể nang gì vua mà còn không ngần ngại đưa ramong muốn của mình yêu cầu vua phải làm theo Sự xem thường bề trên cũng chỉxuất phát từ người đứng đầu không sáng suốt tin dùng người hiền để bề tôi cậy thếlộng hành Qua đó, tác giả đã vạch trần bản chất xấu xa của tầng lớp quan lại phongkiến, không phục vụ nhân dân, yêu dân như con ngược lại còn cậy quyền thế hàhiếp bóc lột Đây có thể coi là những điểm chung của tầng lớp quan lại xã hộiphong kiến lúc bấy giờ, không phải tất cả nhưng phần lớn người có chức có quyềntrong xã hội phong kiến đều thể hiện sự xuống cấp về đạo đức dẫn đến đất nước rơivào cảnh rối ren suy yếu kéo dài

Quan lại địa phương đã vậy còn quan lại trong triều thì kéo bè kết cánh, hà hiếp

người dân, dâm ô vô độ Như Thân Trụ quốc (Túy Tiêu truyện trích Truyền kỳ mạn

Trang 30

lục) là người nham hiểm, thâm độc, cậy quyền thế đang trên đường thấy Túy Tiêu xinh đẹp cướp về “Gặp ngày mồng một đầu năm, Túy Tiêu rủ mấy người bạn gái, đến chùa tháp Báo Thiên dâng hương lễ Phật Bấy giờ có quan Trụ quốc họ Thân thầm đi chơi phố, trông thấy Túy Tiêu đẹp, bắt cướp đem về làm của mình” [14, tr.

76] Nhuận Chi đề đơn kiện đến triều đình để đòi lại vợ, tuy nhiên vì ưu thế lớn ởtriều đình nên đơn kiện của Nhuận Chi không ai dám xử Hay vị tướng quân họ Lý

là Lý Hữu Chi là một nông dân nổi lên, có sức khỏe và đánh trận giỏi được Quốccông Đặng Tất tiến cử làm tướng quân Nhưng Lý Hữu Chi tính tình hung hăng dữtợn, được phong chức vị cao không vì thế mà góp sức cho dân, ngược lại là người

tham lam, bóc lột hà hiếp nhân dân trong vùng đến cùng cực “Quyền vị đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa lũ trộm cướp như ruột thịt, coi người nho sĩ như

kẻ thù; thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán; lại tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho ruộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách, rất khổ sở nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút bận tâm”[14, tr 294] (Lý tướng quân truyện trích Truyền kỳ mạn lục) Làm quan phải trung với vua, hết mực với

dân đó là bổn phận, nhưng có thể thấy rằng dưới chế độ phong kiến khắc khe, vuaquan sa đọa nên dẫn đến hậu quả đất nước suy vi, chế độ mục ruỗng Nhân dân làngười phải gánh chịu những hậu quả nặng nề đó, cuộc sống người dân trở nên vất

vả cực nhọc, hạnh phúc cá nhân bị đe dọa bởi quyền lực của bậc vua quan Vợchồng đang sống hạnh phúc vui vầy, bỗng mất đi tất cả vì người vợ bị quan bắt làm

của riêng (Túy Tiêu truyện) hay phải chia lìa đôi ngã vì người chồng phải đi sứ tròn nghĩa vụ với quốc gia như vị tiến sĩ Đinh Nho Hoàn (truyện An Ấp liệt nữ lục) để

hoàn thành sứ mệnh phải hi sinh cả hạnh phúc cá nhân chia cách gia đình nhưngkhông phải ai cũng may mắn được trở về sum hợp Con đường công danh khôngphải ai cũng suông sẻ, vào giai đoạn này những bậc trung quân bị những bè đảngkéo bè cánh lôi kéo, đi theo thì trở thành tên tham quan còn không theo thì bị hãmhại, đưa ra những nơi biên giới xa xôi vì thế còn không nhiều những vị quan anhminh còn trụ được để giúp nước

Trang 31

Hiện thực về sự xuống dốc, mục ruỗng của bộ máy chính trị thời phong kiếnđược khắc họa qua một số tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ tuy không quá sâu sắcnhưng đã nêu lên được nhiều khía cạnh của cuộc sống, một nội dung phản ánh vàthể hiện nhiều mong mỏi của nhân dân, của những tầng lớp thấp cổ bé họng trong

xã hội Dĩ nhiên không phải tất cả các vua chúa, quan lại đều là những người hônquân, tham quan nhưng phần nhiều đều không lo được cho dân có cuộc sống ấm nosung túc làm cho xã hội phong kiến Việt Nam nhất là bộ máy chính trị vì thế xuốngcấp nghiêm trọng

2.1.1.3 Các tầng lớp xã hội Việt Nam thời phong kiến

Xã hội phong kiến Việt Nam chịu sự chi phối của tư tưởng Nho giáo khắckhe, con người phải tuân theo những chuẩn mực giáo điều một cách nghiêm ngặt.Đồng thời, quyền hành nằm trong tay nhà vua, là người đứng đầu quản lí về kinh

tế, chính trị, giáo dục, văn hóa tư tưởng của cả một đất nước Từ đó xuất hiện nhiềutầng lớp trong xã hội, từ vua quan đến các tầng lớp trí thức và thường dân Mỗitầng lớp có những đặc điểm riêng nhưng nhìn chung đều bị tác động mạnh mẽ củagiai cấp trên họ Vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ thứ XIX chế độ phong kiếnViệt Nam rơi vào tình trạng suy yếu trầm trọng, sự xuống dốc của giai cấp chính trịdẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ra đời nhằm đứng lên chống lại sự áp bứcbóc lột của giai cấp địa chủ, quan chức lạm quyền…đã phần nào làm cho thế lựccủa giai cấp phong kiến suy yếu Từ đó, những thay đổi về các tầng lớp trong xãhội phong kiến cũng được văn chương chú ý đến nhiều và phong phú ở các thể loạikhác nhau Tuy nhiên, ở thể loại tiểu thuyết truyền kỳ này hầu hết các tác giả đềcập đến nội dung phản ánh nhất là đối với tầng lớp người cầm quyền, có người tốtngười xấu, có minh quân và hôn quân, có quan thương dân như con cũng có quanlại hà hiếp nhân dân…tất cả được khắc họa một cách sâu sắc qua một số truyệntrong tiểu thuyết truyền kỳ

Những vị vua anh minh, nhân trí, thương dân như con như Lê Lợi, QuangTrung đã để lại những truyền thống đánh giặc cho các thế hệ sau học hỏi và noitheo, những bản kê khai sách lược được truyền lại đời sau noi gương Song đó,cũng không ít những hôn quân bạo chúa nghe theo bè lũ quan liêu để hà hiếp bóclột dân Không thiếu một ông vua nhà Hồ là Hồ Hán Thương bóc lột nhân dân đến

Trang 32

cảnh khốn cùng “Ta tuy chân không bước đến thành thị, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn thường được nghe tiếng ông vua bây giờ là người như thế nào Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim

Âu, dốc cạn của kho để dựng phố Hoa Nhai, hao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đúc là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng, lòng dân đọng lay, nên xảy ra việc quân sông Đáy, cõi bờ chếch mếch, nên đã mất dải đất Cổ Lâu Vậy mà các kẻ đình thần trên dưới theo hùa, trước sau nối vết”[14,

tr 267] (Na Sơn tiều đối lục trích Tryền kỳ mạn lục) Hay vua Trần Phế Đế chỉ có

thú săn bắn không hiểu gì về tình hình của dân chúng như thế nào

Tầng lớp trí thức cũng là đối tượng được đề cập đến nhiều trong tiểu thuyếtchữ Hán đó là các nho sinh, sĩ tử, thầy đồ, học trò Hình tượng của tầng lớp tríthức, của kẻ sĩ chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học của một xã hội lấyNho giáo làm nền tảng tư tưởng, lấy khoa cử để tuyển chọn nhân tài bổ sung vào

bộ máy công quyền của nhà nước Các tác giả xây dựng hình tượng nhân vật kẻ sĩtheo đúng chuẩn mực của Nho giáo, là hình tượng mẫu của những con người trunghiếu, tiết nghĩa, nuôi chí lớn về công danh sự nghiệp mong được đỗ đạt để làm trònđạo hiếu với cha mẹ, có công danh với đời Tuy nhiên, có những người trí thứcsuông sẻ trên con đường công danh, cũng có một số người lận đận mãi đến về già

Có những người trí thức nhà nho an phận không đấu tranh với cái xấu, cũng cónhững người trí thức dám thách thức đấu tranh với quỷ thần để bảo vệ chân lý, lẽphải Đó là Ngô Tử Văn, một chàng thư sinh khảng khái cương trực, đấu tranh với

quỷ thần để bảo vệ lẽ phải “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang Chàng vốn khảng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là người cương phương Trong làng trước có một tòa đền, vẫn linh ứng lắm Cuối đời Hồ, quân Ngô sang cướp, vùng ấy thành chiến trường Bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận gần đền,

từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”[14, tr 238] Hay Văn Dĩ Thành trong truyện Tướng Dạ Xoa là người hào hiệp, không để ma quỷ mê hoặc “Cuối đời Trùng Quang nhà Trần, người chết chóc nhiều, những oan hồn không chỗ tựa

Trang 33

nương, thường họp thành từng đàn, từng lũ hoặc gõ của hàng cơm đểm kiếm miếng ăn, hoặc đón cô gái chơi để kết duyên tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn,

ai cầu cúng thì thấy hết phép hay, hoành hành ở đồng nội không biết kiêng sợ gì cả”[14, tr 314] Dĩ Thành trở thành người khắc chế và chỉ huy cả bầy quỷ bằng

những phép tắc chính trị công minh, không được quen thói dâm ô, giúp đỡ khôngđược làm hại dân, không cướp bóc quấy rầy dân chúng trong vùng Sự chỉ huy tàigiỏi đến nỗi Diêm Vương cũng khen và bổ nhiệm cho Dĩ Thành xuống minh ty làmTướng dạ xoa Hay là những anh chàng nho sinh không coi trọng sự học cũngkhông màn đến danh lợi chỉ thích cuộc sống tự do không ràng buộc, sống cuộc đờimột lãng tử Đó là chàng Chu sinh một nho sinh có thiên tư sang nhưng tính tình

thì lười biếng “Nhà người chú vốn nghèo, thế mà Chu sinh chẳng làm gì cả, chỉ sang đến trường học, tối về nằm khoèo”[15, tr 529] Nhờ giấc mộng đến Hoa quốc

lấy công chúa Mộng Trang trở nên vinh hiển và ngày sau giúp đỡ được chú của

mình (Duyên lạ nước hoa trích Thánh Tông di thảo).

Bên cạnh đó các tác giả tiểu thuyết truyền kỳ còn xây dựng những nhân vật kẻ

sĩ, tầng lớp trí thức theo đúng chuẩn mực của Nho giáo Để đỗ đạt làm rạng danh tổ

tiên dòng họ, có danh với đời như chàng Tử Khanh trong truyện Hai thần hiếu đễ

đã phải khổ luyện bút nghiên, dùi mài kinh sử Gia đình ba đời theo nghiệp Nhonhưng chưa có ai đỗ đạt, anh chị mất sớm phải nuôi đứa cháu nhỏ nhưng Tử Khanh

vẫn một lòng “thờ anh như cha, nuôi cháu như con”[15, tr 563] nhờ tấm lòng

thành thật sau khi chết được làm sơn thần Sơn Dương Hay nữa là anh học trò

trong Truyện Tinh chuột dù mới cưới vợ được nửa năm, người vợ lại có nhan sắc nhưng nghe theo lời cha dạy, anh từ biệt gia đình đi xa tìm thầy học chữ “Nghe lời cha dạy, anh hăng hái từ biệt gia đình, cùng với một người đầy tớ đi phương xa tìm thầy theo học”[15, tr 609] Không vì tình riêng, ham mê nhục dục mà quên đi

chí hướng làm rạng danh tổ tiên gia đình Xã hội đề cao Nho giáo và đưa Nho giáotrở thành hệ tư tương chính thống của xã hội thì người sĩ tử xuất hiện trong các tácphẩm tiểu thuyết truyền kỳ dù có được sự giúp đỡ của thần linh, yêu ma, quỷ quáinhưng muốn trở thành một vị quan chân chính thì phải nhờ vào con đường khoa cửcủa Nho học

Trang 34

Cuối cùng là tầng lớp phụ nữ, tầng lớp chịu sự tác động nặng nề của lễ giáophong kiến, của tư tưởng Nho gia Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ hầu nhưkhông được học hành, người con gái, người vợ phải giữ “tam tòng tứ đức”, ngườicon trai thì có thể “năm thê bảy thiếp” nhưng người phụ nữ chỉ có thể “chínhchuyên một chồng” Vì thế, giá trị của người phụ nữ không được xem trọng, và hơnnữa họ phải chịu những thiệt thòi về tình yêu, hạnh phúc và cả quyền sống Và rấthiếm những người phụ nữ dám đứng lên đòi sự công bằng với mình Người phụ nữluôn phải chịu thiệt thòi là thế nhưng vẫn có những phụ nữ thông minh hơn cả cánhđàn ông, có mưu lược giúp chồng, có sự thủy chung son sắc Đó là hình tượng

Đinh phu nhân trong An Ấp liệt nữ (trích Truyền kỳ tân phả),yêu thương chồng một

cách say đắm nhưng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để chồng hoàn thànhnghĩa vụ với đất nước Bà giành những gì tốt đẹp nhất cho người chồng của mình,

sự chia ly cách trở làm cho bà phải ở nhà mỏi mòn chờ đợi, trãi qua tuổi xuân trong

sự trông chờ Hạnh phúc ái ân chưa trọn vẹn thì vị tiến sĩ Đinh Nho Hoàn phảivâng lệnh vua đi sứ sang Trung Quốc, để bà sầu bóng một mình nhưng bà vẫn lo

cho ông không chút mải mai xao nhãn “Sứ mệnh cần lao, tang bồng khí khái là phận sự của trượng phu Thiếp không những là không biết, vả cũng không dám can thiệp đến Còn như bèo bọt chút than, phấn hoa phận gái, như thiếp thật không đáng kể Duy có một điều đáng lo ngại là: lang quân thể chất vàng ngọc, dấn thân vào nơi giá lạnh, lên núi lội nước, gội gió tắm mưa, tiêu điều nơi đất khách, vất vả phong trần, khi ấy mỗi người một nơi, thiếp này dù có can trường như sắt đá cũng không tài nào không lo được”[14, tr 360] Còn đó là một cung phi triều nhà Trần tên tự là Nguyễn Cơ “tính tình đứng đắng, tư dung xinh đẹp” một phụ nữ thông tuệ, đã giúp vua Duệ Tông thảo ra bản Kê minh thập sách khi chính sự trong nước

càng suy yếu

Có thể thấy rằng, người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều tục

lệ, giáo điều hà khắc và sự bất công đến đâu đi chăng nữa thì ở họ vẫn sáng ngờinhững phẩm chất kiên trinh, thủy chung một lòng son sắc, hết dạ với chồng connhưng sự thông tuệ không kém gì đấng mày râu Vì thế, các tác giả tiểu thuyếttruyền kỳ không quên khắc họa những phẩm chất tốt đẹp đó để người đọc cảmnhận và hiểu thêm những giá trị sâu sắc của người phụ nữ

Trang 35

2.1.2 Thể hiện ước mơ khát vọng của con người

2.1.2.1 Khát vọng tình yêu và hạnh phúc cá nhân

Có lẽ tình yêu là một đề tài không bao giờ cũ ở bất cứ thời đại nào, có chăng

là sự nhận thức của con người ở mỗi giai đoạn khác nhau Tình yêu luôn là một sự

bí ẩn có sức hút kì lạ với tất cả con người và đây là đề tài vô tận đối với vănchương ở mọi thời đại Văn chương ngày nay và con người hôm nay có quan niệmtình yêu một cách sôi nổi, phóng khoáng, đầy hương vị và quyết liệt hơn, họ cóquyền quyết định hạnh phúc của cá nhân của riêng mình Nó không bị ràng buộcbởi những quan niệm, giáo lí khắc khe nhưng ở văn học trung đại thì lại khác Do

sự ảnh hưởng của xã hội phong kiến, người phụ nữ phải khép mình trong những lễgiáo khắc khe và chịu nhiều thiệt thòi trong tình yêu Văn học giai đoạn này khôngđược xây dựng hình tượng người phụ nữ ra khỏi những chuẩn mực đó, tình yêu của

họ bị ràng buộc trong quan niệm “môn đăng hộ đối”, trong “tam cương ngũ

thường” Và rất hiếm hoi những hình tượng “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” như nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du, dám đấu tranh đi tìm hạnh phúc

cho mình Hình tượng người đàn ông trong văn học trung đại có thể năm thê bảythiếp nhưng người phụ nữ chỉ nhất nhất chính chuyên một chồng, người phụ nữphải phụ thuộc số phận mình vào người đàn ông “Tại gia tòng phụ - xuất giá tòngphu – phu tử tòng tử” Nền văn học trung đại là nền văn học mà cái tôi không đượclên tiếng đòi quyền lợi cho riêng mình, là nền văn học theo tư tưởng Nho gia Lựclượng sáng tác chủ yếu nằm ở tầng lớp nho sinh, nhà sư, đạo sĩ, các vị vua Conngười giai đoạn này hòa mình vào đời sống cộng đồng, xem cái ta làm sức mạnh,

họ không biết đòi hỏi quyền sống cá nhân, quyền lợi riêng tư bởi lẽ qua nhữngcuộc đấu tranh chống ngoại xâm, họ muốn bảo vệ đất nước thì phải hợp nhất lại vớinhau tạo nên sức mạnh chung Vì thế, họ tin vào người đứng đầu là minh quân biếttrị vì đất nước, tạo cho họ cuộc sống đầy đủ và họ không mong muốn gì hơn Thếnhưng, khi xã hội phong kiến xuất hiện những tên hôn quân bạo chúa, chỉ biết hàhiếp, bóc lột, ăn chơi sa đọa trong cảnh dân chúng khốn cùng thì nhu cầu của họphải xuất hiện Khi gánh nặng cơm áo, sưu thuế đã đè bẹp họ thì điều họ cần làđược cơm no áo ấm rồi mới đến hạnh phúc Nhưng khi xã hội ngày trở nên mục nátrối ren, vị minh quân trên cao không còn và thay vào đó là một tên bạo chúa thì dân

Trang 36

chúng dần mất đi lòng tin, ý thức cá nhân của họ bắt đầu trỗi dậy Văn học giaiđoạn này phản ánh đúng thực trạng của xã hội, nêu cao tinh thần của chủ nghĩanhân văn Các nhà Nho sáng tác mang đậm giá trị nhân đạo, phản ánh đúng nhữngkhác khao tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân của con người nhất là người phụnữ.

Tiểu thuyết chữ Hán giai đoạn này nhất là ở thể loại tiểu thuyết truyền kỳkhông hiếm những mối tình “môn đăng hộ đối”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, họlấy nhau theo những quy định khắc khe của lễ giáo phong kiến Mối tình giữa PhậtSinh và Lệ Nương là một trường hợp tiêu biểu Hai người vốn được cha mẹ hai bên

có hôn ước từ trước nên họ đi lại với nhau suồng sã cùng nhau sướng họa thơ từ

Cứ tưởng hạnh phúc sẽ đến với họ êm đẹp nhưng cả hai phải chịu chia cắt bởi LệNương bị giặc bắt Để giữ gìn lễ tiết, thà chết nơi quê nhà để giữ lòng trinh tiết cònhơn sống nơi đất khách nên nàng đã quyên sinh Phật Sinh đau khổ, nhớ thươngnàng khôn nguôi, từ đó chàng không lấy ai nữa Cứ tưởng hạnh phúc sẽ được viênmãn nhưng vạ lại ập tới, hạnh phúc chân chính vẫn không vượt qua nổi quyền lựccủa tầng lớp phong kiến bấy giờ Hay bất công hơn nữa là số phận tình duyên giữaanh chàng nho sinh Nhuận Chi và nàng ca kỷ Túy Tiêu Mặc dù chỉ là hạng liễungõ hoa tường nhưng Nhuận Chi hết lòng yêu quý, đem về làm người “nâng khănsửa túi”, một mối tình xuất phát từ sự cảm thương chân thật, cứ ngỡ họ sẽ được đờiđời hạnh phúc bên nhau Nhưng một hôm đi dạo phố thấy nàng có nhan sắc quanTrụ quốc bắt dem về làm tì thiếp Nhuận Chi cực công theo đuổi làm đơn kiện tậntriều đình nhưng vì họ Quốc công vị thế cao nên không ai dám xử Được sốngtrong giàu sang nhung lụa nhưng nàng một lòng cự tuyệt và chờ đến khi có cơ hội

bỏ trốn

Những khát khao tình yêu hạnh phúc được các tác giả khắc họa trong tiểuthuyết truyền kỳ không chỉ riêng đối với người trần tục mà còn cả ở các nhân vậtthần tiên, yêu quái, ma quỷ Những khát khao tình yêu trần tục đã xóa bỏ những

ranh giới giữa cõi trần với cõi tiên Trong những truyện như Bích câu kỳ ngộ chàng thư sinh Trần Tú Uyên lấy tiên nữ Giáng Kiều hay trong Vân Cát thần nữ đề cập

đến khát vọng cháy bỏng tình yêu đôi lứa và cuộc sống ái ân trần tục Những cuộc

gặp gỡ của con người trần thế với thần tiên tiêu biểu như truyện Từ Thức tiên hôn

Trang 37

lục (trích Truyền kỳ mạn lục) Từ Thức là một viên quan đã từ quan trở về với cuộc

sống tự tại, với thú vui ngao du sơn thủy, vô tình chàng lạc vào chốn tiên và cùngtiên nữ Giáng Hương kết duyên vợ chồng Nhưng cuộc sống nơi tiên cảnh khôngsao làm chàng quên được trần thế bèn ngõ ý muốn quay trở về thăm cố hương, nào

ngờ khi trở về “thì thấy vật đổi sao dời, thành quách dân gian, hết thảy đều không như trước”[14, tr 250] Những người đương thời không ai nhận ra nữa bèn ngậm ngùi “mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất”[14, tr 250] Nàng Giáng Kiều trong Bích Câu kỳ ngộ sẵn sàng thoát khỏi

cuộc sống nơi tiên cảnh để làm người vợ đảm đang của chàng thư sinh Trần TúUyên Sự khát khao yêu đương trần tục đã xóa bỏ những ranh giới giữa người vàthần tiên Trong truyện, Giáng Kiều mời các bạn bè là thần tiên đến mở tiệc mừng

“Buổi chiều hôm ấy bày tiệc rượu đủ các hoa quả, trải chiếu giữa sân, nàng ăn vận chỉnh tề cùng chàng ngồi xem trăng…Một lát sau thấy Tiên Dung Công chúa

và Ngụy Giáng Hương từ trên mấy xuống, các tiên khác tiếp tục đến sau, có đến hơn trăm vị, đều có vẻ đẹp chim sa cá lặn, trăng náu hoa đưa”[14, tr 425] Qua

đó, các tác giả truyền kỳ không nói lên sự khác biệt giữa cõi tiên và cõi trần màmuốn ca ngợi tình yêu, khát khao hạnh phúc của con người Từ đó có thể nhận thấyrằng, các tác giả muốn nói lên sự thu hút của cuộc sống và con người cõi trần cómột sức hấp dẫn kỳ diệu Họ khao khát có được hạnh phúc lứa đôi với những conngười trần thế, muốn vượt qua mọi rào cản của lễ giáo phong kiến hướng đến cuộc

sống tự do “Người trượng phu làm việc không cần câu chấp lễ nghi lặt vặt Kìa xem nàng Văn Quân, nàng Hồng Phất, đời sau cũng chẳng ai chê là trái lễ mà chie khen là biết yêu tài Thiếp với lang quân trên không có cha mẹ, dưới không có thân thích, tri kỷ gặp nhau, một lời như vàng đá, cần gì phải mối lái”[14, tr 401] (Vân Cát thần nữ lục trích Truyền kỳ tân phả) Hôn nhân theo lễ giáo phong kiến là một

việc hết sức hệ trọng phải được cha mẹ hai bên chấp thuận, được người mai mối,nhưng ở đây chính khát khao tình yêu đôi lứa nên lễ giáo phong kiến không còn làrào cản mà được xếp vào những chuyện lặt vặt

Khát vọng tình yêu hạnh phúc được các tác giả đề cập đến là tình yêu trầntục, là khát khao hạnh phúc trần tục Đó là mơ ước rất bình thường của con ngườiphàm trần và hết thảy ai cũng có quyền có được điều đó Tuy nhiên, ở xã hội phong

Trang 38

kiến trung đại điều này lại vô cùng khó khăn, tình yêu chân chính chưa hẳn đãmang đến hạnh phúc mà có thể đó là những đau khổ bất hạnh với con người, vớithần tiên và cả ma quỷ Các tác giả truyền kỳ sử dụng các tình tiết kỳ ảo để gắn kếtnhững cuộc tình giữa người và thần tiên, người và yêu quái…và song song đó còngắn kết cả những con người trần tục với nhau Truyền kỳ không chỉ tạo ra những sựhuyền ảo để con người có cơ hội thể hiện những ước mơ khát vọng của mình,những điều không thực hiện được ở hiện thực mà nó còn nhằm để con người hiệnthực thực hiện những bổn phận của mình với cộng đồng, với đất nước Đó là mốiquan hệ giữa đời sống cá nhân với bổn phận và nghĩa vụ với đất nước Có thể kể

đến là nhân vật Đinh phu nhân trong truyện An Ấp liệt nữ (trích Truyền kỳ tân phả).

Bà là một phụ nữ đúng với chuẩn mực phong kiến “nghi dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang, thêu thùa khâu vá rất khéo, lại giỏi văn thơ Khi về nhà chồng tự sửa mình theo khuôn phép lễ độ với chồng”[14, tr 358] Là một phụ nữ yêu thương

chồng hết mực, hết lòng chăm sóc giữ tròn phẩm hạnh Khi đang hạnh phúc ái ânthì chồng là tiến sĩ Đinh Nho Hoàn phải đi sứ, phần tròn đạo với vua tôi, với đất

nước, phần vì thương bà liễu yếu đào tơ phải chờ chồng “Chỉ thương nàng liễu bồ yếu ớt, vắng vẻ cô phòng, chăn sương gối tuyết giữ lòng trinh, hoa xuân trăng thu gửi mối hận, nghĩ đến tâm tình ấy càng thêm bồi hồi”[14, tr 360] Chồng lo cho vợ

là vậy, nhưng nỗi lo của người vợ này lại là gấp bội Lúc ở gần thì hết lòng chămsóc, khi xa cách thì lo cho chồng không chống đỡ nổi sự vất vả chốn phong trần

“Có một điều lo ngại là lang quân thể chất vàng ngọc, dấn than vào nơi giá lạnh, lên núi lội nước, gội gió tắm mưa, tiêu điều nơi đất khách, vất vả phong trần, khi

ấy mỗi người một nơi, thiếp này dù có can trường như sắt đá cũng không tài nào không lo được”[14, tr 360] Có thể thấy, tình cảm vợ chồng ở đây không chỉ là sự

ràng buộc về nghĩa vụ với nhau mà còn xuất phát từ tình cảm chân thành của vợvới chồng, không thật lòng thương yêu thì không lo lắng cho nhau đến như vậy.Hạnh phúc của ngày sum họp những tưởng sẽ là sự bù đắp cho một người vợ haomòn tuổi xuân vì trông ngóng chồng, không màn trang điểm khép kính cửa phòngnhưng éo le thay người chồng đi mãi không về Bà chọn cách quyên sinh để được

đi theo chồng, tấm lòng chung thủy của bà đáng được ca ngợi Qua nhân vật Đinh

phu nhân trong An Ấp liệt nữ có thể nhận ra rằng: bổng lộc, công danh, chức tước

Trang 39

không thể so được với tình yêu và lòng chung thủy, không có tình yêu thì mọi thứcũng sẽ chẳng là gì Công danh, chức tước và nghĩa vụ với quê hương đất nước cóthể đưa con người đến với vinh hoa, giàu sang nhưng đồng thời nó cũng là cái vùidập tình yêu bởi những hi sinh, vì hạnh phúc cá nhân là thứ chỉ đặt sau sự nghiệp.Nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã nói đến sự quan trọng của công danh sự nghiệp

của người làm trai trong bài Đi thi tự vịnh :

“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”

Chữ công danh đối với người nam nhi vô cùng quan trọng, tuy nhiên ở đây các tácgiả truyền kỳ đã thể hiện ở mặt trái của công danh, chức vị Làm tròn nghĩa vụ vớiđất nước không ít người phải chôn chặt tình riêng, hạnh phúc cá nhân bị đẩy lùi về

vị trí sau cùng, để sau đó là bao nỗi chờ mong của người vợ, người phụ nữ Quađây, cũng đã phần nào thể hiện tiếng nói đòi quyền hạnh phúc cá nhân, hạnh phúcgia đình bình thường giản dị mà con người đáng lẽ phải có không đợi đến khi tìmđến kết thúc bi thảm như cái chết đi về cõi khác mới tròn hạnh phúc lứa đôi Đồngthời, những cái chết quyên sinh theo chồng để được theo đuổi hạnh phúc không làmột giải pháp tốt, tuy nhiên điều đó cho thấy được tình cảm chân thành, sâu nặng,chung thủy thể hiện tình yêu cao cả và cũng để phản ánh xã hội phong kiến đã đèbẹp đi quyền hạnh phúc cá nhân của con người

2.1.2.2 Khát vọng về công bằng xã hội

Ở bất kì thời đại nào cũng có đầy rẫy bất công xảy ra người gánh chịu nhữngbất công đó là những con người nhỏ bé trong xã hội đặc biệt là người phụ nữ Cónhiều ý kiến đấu tranh cho sự bất công đó ở nhiều phương diện và đặc biệt là đượcphản ánh trong văn học Văn học hiện đại phản ánh sự bất công và đòi hỏi nhữngquyền lợi chính đáng cho con người, mọi người đều có quyền đòi hỏi và thể hiệnước mơ của mình về một nhu cầu nào đó Nhưng ở nền văn học trung đại thìkhông, những con người thấp cổ bé họng trong xã hội không được lên tiếng đòi lạiquyền lợi cho mình, những người phụ nữ không có được quyền bình đẳng vớinhững người đàn ông vì thế họ khao khát được xã hội đối đãi công bằng Sốngtrong chế độ phong kiến xã hội xảy ra nhiều biến động, bộ máy chính trị rối ren, sựlộng hành của tầng lớp quan lại càng nhiều thì những bất công ấy lại càng có dịp để

Trang 40

bộc lộ Chúng đại diện cho bộ máy cai trị của một đất nước nhưng chèn ép nhândân, làm đời sống của nhân dân rơi vào cảnh cùng cực, đồng thời chúng lại kéo bèkết cánh vơ vét ức hiếp những người dưới quyền để củng cố quyền lực, địa vị.Hiện thực được các tác giả tái hiện trong một số tác phẩm tiểu thuyết truyền

kỳ phản ánh sự hoan dâm sa xỉ của một bộ phận quan lại, vua chúa vô trách nhiệm,

ăn trên ngồi trước hưởng sự hoan lạc trong khi dân chúng chịu cảnh khốn cùng

Như trong truyện Na sơn tiều đối lục (trích Truyền kỳ mạn lục), ông vua Hồ Hán

Thương bị lên án bởi những việc làm vô ích, nhiễu loạn đời sống nhân dân, để dân

bề tôi rơi và cảnh khốn cùng Những người nho sĩ không phải thời thì lận đận trênđường công danh, người đút lót, nịnh hót thì được quyền cao chức trọng, ngườilòng dạ ngay thẳng chỉ ra những điều dối trá thì bị chèn ép đến nỗi bỏ chức từ quanhay chọn cuộc sống ẩn dật yên phận lánh đời vui hưởng cuộc sống điền viên không

tranh hơn thua Đó là số phận của Hồ Xử Sĩ và Viên Tú Tài trong truyện Đà Giang

dạ ẩm kí (trích Truyền kỳ mạn lục) Là những người ẩn sĩ chán nãn với thời cuộc nhà Hồ, giấu mình nơi rừng núi thanh tịnh “nương mình bên cành khói, náu vết chốn hàng mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm, khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có hoa lá, kết bạn có hưu nai, chỉ biết ăn bách nhai tùng, ngâm trăng vịnh gió, ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần Ai hơi đâu mà đi lo giúp việc đời dù chỉ là nhổ một sợi lông”[14, tr 285] Vì bất mãn với thời cuộc, sự suy vi của bộ

máy quan chức, sự đối xử thiếu công bằng làm các bật anh tài không còn hứng thú

ra giúp đời chỉ vui thích cuộc sống rừng núi, cá tôm Sự thối nát của bộ máy chínhquyền cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự mất công bằng trong xã hội.Ước mơ về một nền xã hội thịnh trị xuất hiện khá phổ biến trong tiểu thuyết truyền

kỳ chữ Hán giai đoạn này Kỷ cương được lặp lại để cuộc sống của nhân dân được

cơm no áo ấm không còn những cảnh lạm quyền như tên Giao thần trong Hải khẩu linh từ lục của Nguyễn Dữ Là người mang trọng trách cai quản, coi sóc một vùng

nhưng lại vơ vét, ức hiếp nhân dân, tham ô ngang ngược gây nên bao điều phiềnnhiễu ngang nhiên bắt Bích Châu về hầu hạ cho mình

Công bằng xã hội còn được thể hiện ở thân phận của những người phụ nữ,đây là tầng lớp được khá nhiều các tác giả truyền kỳ khắc họa Sự thiếu bình đẳng

và những bất công có thể thấy rõ được qua tầng lớp này vì xã hội phong kiến và tư

Ngày đăng: 19/02/2016, 23:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w