1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty cổ phần may II hưng yên

78 457 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 824 KB

Nội dung

1.1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trongcông tác quản lý công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một hướng mới đó làchuyển từ nền kinh tế với cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường.Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp sản xuất đang đứng trước những thửthách gay gắt của quy luật cạnh tranh Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi nềnkinh tế Việt Nam đang đứng trong thời kỳ mở cửa và hội nhập vào các khu vựcnhư: APEC, ASEAN, AFTA và WTO, mức độ mở cửa thị trường hàng hóa, dịch

vụ, tài chính, ngân hàng sẽ mạnh mẽ hơn để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhậpsâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Vì vậy, muốn tồn tại và phát triểnđược thì doanh nghiệp phải nắm bắt được thị trường, tạo chỗ đứng cho sản phẩmcủa mình Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần phải có một hệ thốngquản lý tài chính cung cấp thông tin chính xác để ra quyết định đúng đắn trongquá trình hoạt động kinh doanh của mình Song những kiến thức về quản lý tàichính còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp Do đó, quản lý tài chínhdoanh nghiệp cần phải được thay đổi với những kiến thức về nền kinh tế thịtrường hiện đại để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay

Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tạicông ty cổ phần may II Hưng Yên” làm đề tài tốt nghiệp

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải đặt ra đượcnhững mục tiêu của mình, phải vạch ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn nhằmmục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu Quản lý tài chính

Trang 2

tài chính tại công ty cổ phần may II Hưng Yên” là để đánh giá những hiệu quả

và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính của công ty Quaviệc nghiên cứu đề tài, em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thựctiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chínhcông ty cung cấp, đánh giá tình hình quản lý tài chính của công ty Xuất phát từthực trạng, em xin đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp một phầnnhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp

3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các biểu kế toán sẽ tiếnhành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong giaiđoạn 2007 – 2009 nhằm đánh giá thực trạng quản lý tài chính hiện tại và xuhướng phát triển của công ty

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của

cơ quan thực tập

- Phương pháp xử lý số liệu: lý luận cơ bản là chủ yếu, sau đó tiến hành phântích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập Sosánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấyđược thực trạng của doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và địnhhướng trong tương lai

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế

Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước

Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ và góp vốn cổ

phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuấtkinh doanh và phân chia lợi nhuận Đồng thời mối quan hệ tài chính này cũngphản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trìnhphân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thôngqua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theoluật định

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn

của doanh nghiệp

Với thị trường tiền tệ, thông qua hệ thống ngân hàng các doanh nghiệpnhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngượclại, các doanh nghiệp phải hoản trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định

Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức trung gian khác,

Trang 4

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, sức lao động…là

chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp phải sử dụng vốn đểmua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chitrả các dịch vụ…Đồng thời thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhucầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch địnhngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị…nhằm làm cho sản phẩm củadoanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính

giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thànhviên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn

1.1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trongcông tác quản lý công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảmbảo thực hiện các dự án kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kếhoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của đối tác từ đó thực hiện báocáo cho các cấp lãnh đạo…Nói một cách khác, quản lý tài chính là những hoạtđộng tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyếtđịnh về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty

1.1.2.2 Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề sau:

1.Dự toán vốn dài hạn: Nên đầu tư dài hạn vào đâu và đầu tư bao nhiêu cho phùhợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Đây cũng được coi là chiếnlược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cơ sở để dự toánvốn đầu tư

2.Cơ cấu vốn: Những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là nhữngnguồn nào?

3.Quản lý tài sản ngắn hạn: Doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng

Trang 5

ngày như thế nào? Đây chính là việc ra các quyết định tài chính ngắn hạn củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý tài sản ngắn hạn của mình.

Ba vấn đề trên về quản lý tài chính doanh nghiệp là ba vấn đề quan trọng

và bao trùm nhất về tài chính doanh nghiệp Suy cho cùng, nội dung quản lý tàichính doanh nghiệp đề cập trên hai phương diện: Quản lý tài sản và quản lýnguồn vốn

1.1.2.3 Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý tài chính luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc quản lýdoanh nghiệp, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Trong nền kinh tếhiện nay, quản lý tài chính càng trở nên quan trọng vì khi đầu tư vốn vào mộtdoanh nghiệp, chủ đầu tư luôn xem xét doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả haykhông thông qua việc phân tích, đánh giá kĩ năng quản lý tài chính của doanhnghiệp đó Từ đó họ mới đưa ra quyết định đầu tư cho doanh nghiệp hay không

và đầu tư bao nhiêu

Quản lý tài chính là một hoạt động có liên hệ với mọi hoạt động khác củadoanh nghiệp Một quyết định tài chính đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp

cơ hội kinh doanh và có được lợi nhuận mong muốn Ngược lại, nó sẽ gây ra tổnthất khôn lường cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế Bên cạnh đó, trong mộtmôi trường nhất định, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúcđẩy nền kinh tế phát triển Vì vậy, hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý tài chính quốc gia

1.1.3 Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp

1.1.3.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp

Trang 6

nghiệp còn là một chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh, trình độ quản lý củadoanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường.

Phân tích hiệu quả quản lý tài chính bao gồm việc phân tích quy mô, cơcấu, cách thức tổ chức và quản lý tài sản, nguồn vốn cũng như chính sách tàichính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các chỉ tiêu như hiệu quả sửdụng tài sản, nguồn vốn, chi phí trong một thời kì nhất định Các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả kinh doanh chính là cơ sở, căn cứ để đưa ra các quyết định trongngắn hạn và dài hạn

Việc phân tích hiệu quả quản lý tài chính cần được xem xét trên mọi góc

độ và việc tổng hợp số liệu phải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như kế toántài chính, kế toán quản trị nhằm đảm bảo sự chính xác

1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính

Do việc quản lý tài chính dựa trên hai phương diện chủ yếu đó là quản lýtài sản và quản lý nguồn vốn Do vậy, muốn đánh giá hiệu quả quản lý tài chính,chúng ta sẽ dựa trên việc đánh giá hiệu quả quản lý tài sản và nguồn vốn thôngqua các chỉ tiêu sau:

- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

- Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn

- Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

- Tình hình công nợ và thanh toán

- Hiệu quả sử dụng vốn vay

- Hiệu quả sử dụng chi phí

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản ROA ( return on assest) được xác định

bằng công thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế (1-1)

Tổng tài sản bình quân

Trang 7

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định : được đánh giá thông qua các chỉ tiêu

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn : Được đánh giá thông qua:

* Sức sản xuất của TSNH

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH sử dụng bình quân trong kì tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần

* Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn:

Doanh thu thuầnTài sản cố định bình quân

Doanh thu thuần

TSNH bình quân

Trang 8

* Hệ số quay vòng hàng tồn kho:

Hệ số quay vòng hàng tồn kho = (1-5)

* Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu = (1-6)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kì kinh doanh, các khoản phải thu quay đượcmấy vòng

* Số vòng luân chuyển vốn lưu động (K )

Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn

* Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ:

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Tỷ

số nợ có giá trị càng cao thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp

Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân

Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu

Luân chuyển

Doanh thu thuầnVốn lưu động bquân

Vốn lưu động bquânDoanh thu thuần

Nợ phải trảTổng nguồn vốn

Trang 9

Tỷ số tự tài trợ = (1-10)

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn củadoanh nghiệp Tỷ số này có giá trị càng cao thì khả năng tự chủ của doanhnghiệp càng cao

* Vốn luân chuyển

Vốn luân chuyển = Tổng tài sản ngắn hạn – Tổng nợ ngắn hạn (1-11)

Vốn luân chuyển phản ánh số tiền được tài trợ từ các nguồn dài hạn màkhông đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu : được thể hiện qua các chỉ tiêu sau :

*.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kìtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn chủ

sở hữu được sử dụng càng hiệu quả

Hiệu quả sử dụng vốn vay : được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số thanh toán

lãi vay và sức sinh lời của tổng nguồn vốn

* Hệ số thanh toán lãi vay:

Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn

Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay

Trang 10

chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác Để đánh giá hiệuquả sử dụng chi phí, thông qua các chỉ tiêu sau:

* Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán

= (1-14)

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì mức lợi nhuận trong giávốn càng lớn, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có hiệu quả

* Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí:

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Tỷ suất này càng cao thì doanh nghiệp sửdụng chi phí càng hiệu quả

1.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp.

1.2.1 Phương pháp tỉ số

Phương pháp tỉ số là phương pháp trong đó các tỉ số được sử dụng đểphân tích Mỗi tỷ số là một biểu thức toán học đơn giản thể hiện mối quan hệcủa một mục này so với mục khác Để tính được một tỷ số có giá trị, giữa cácmục phải có mối quan hệ đáng kể Sử dụng các tỷ số là công cụ giúp cho việcphân tích và diễn giải, song chúng không thể thay thế cho việc suy luận hợplogic Các hệ số thường được sử dụng trong phân tích là:

- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán

- Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Trang 11

1.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích hoạt động kinh doanh Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanhnghiệp cần so sánh các tỉ số của doanh nghiệp với các tỉ số tham chiếu Như vậy,phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tíchtài chính khác

- Điều kiện so sánh: cần quan tâm tới điều kiện thời gian và không gian.

Khi so sánh theo thời gian, nhà phân tích so sánh kỳ này với kỳ trước đểnhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêuđược tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt:

+ Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu

+ Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu

+ Phải cùng một đơn vị tính

Khi so sánh theo không gian tức là so sánh với mức trung bình của ngành

để đánh giá được vị thế của doanh nghiệp trong ngành

- Các hình thức so sánh:

+ So sánh theo chiều dọc : còn gọi là phân tích theo chiều dọc, nhằm đánh

giá quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.+ So sánh theo chiều ngang: còn gọi là phân tích theo chiều ngang, nhằm đánhgiá biến động theo thời gian và nhận biết xu hướng của các biến động của cácchỉ tiêu trên báo cáo tài chính

+ So sánh và xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu

Trang 12

Kết quả phân tích thường được thể hiện bắng số tuyệt đối, số tương đốihay số bình quân.

- Số tuyệt đối phản ánh về mặt quy mô hay số lượng của chi tiêu phân tíchgiữa các kỳ phân tích

- Số tương đối phản ánh kết cấu và sự thay đổi về kết cấu hoặc tốc độ biếnđộng của các chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích

- Số bình quân phản ánh giá trị đai diện trong một thời kì của một chỉ tiêu

1.2.3 Phân tích tài chính Dupont

Phân tích tài chính Dupont có bản chất là tách một tỷ số tổng hợp phảnánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sauthuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số các chuỗi tỷ số có mối quan hệnhân quả với nhau Từ đó ta thấy được ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ sốtổng hợp

* Ưu điểm của phương pháp :

- Tính đơn giản Đây là công cụ tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức cănbản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty

- Giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty một cách đầy đủ, khách quan

và toàn diện Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện, tăng cường công tácquản lý của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh

* Nhược điểm:

- Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy

- Không bao gồm chi phí vốn

- Mức độ tin cậy của mô hình hoàn toàn phụ thuộc vào giả thuyết và số liệuđầu vào

* Mô hình phân tích tài chính Dupont:

Trang 13

ROE

ROA

Tỉ suất sinh lợi trên DT

Vòng quay tổng tài sản

Lợi nhuận ròng

Doanh thu

Doanh thu

Giá vốn hàng bán Chi phí qlý, bán hàng Chi phí lãi vay Thuế TNDN

Tiền mặt Hàng tồn kho Các khoản phải thu

Doanh thu

Tổng chi phí

Tài sản lưu động

Vòng quay tổng tài sản

Lợi nhuận ròng

Doanh thu

Doanh thu

Giá vốn hàng bán Chi phí qlý, bán hàng Chi phí lãi vay Thuế TNDN

Tiền mặt Hàng tồn kho Các khoản phải thu

Doanh thu

Tổng chi phí

Tài sản lưu động

Trang 14

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Hình thức doanh nghiệp

Loại hình tổ chức của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến việc quản lýtài chính của doanh nghiệp Hiện nay, ở nước ta có các loại hình doanh nghiệpchủ yếu sau:

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Công ty cổ phần

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.3.1.2 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kĩ thuật khác nhau,được thể hiện như sau:

- Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh

Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh củadoanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh cũng như tỷ

lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luânchuyển vốn và phương pháp đầu tư

- Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn và doanh thutiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưuđộng giữa các thời kỳ thường không có biến động lớn, doanh thu cũng khá ổnđịnh nên tạo được sự cân bằng giữa thu chi cũng như việc bảo đảm nguồn vốnkinh doanh Những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chu kỳ dài phải

sử dụng một lượng vốn tương đối lớn nên nhu cầu vốn lưu động trong nămthường có biến động lớn Những doanh nghiệp này thường gặp khó khăn về việcluân chuyển vốn, chi trả những khoản chi phí và trong việc thanh toán Do vậy,

Trang 15

được sự cân bằng thu chi cũng như đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp mình.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Sự ổn định của nền kinh tế

Nền kinh tế ổn định tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của doanhnghiệp Sự ổn định của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến mức doanh thu vànhu cầu vốn của doanh nghiệp Khi nền kinh tế có biến động có thể gây nênnhững rủi ro trong kinh doanh ảnh hưởng đến các khoản chi phí về đầu tư, chiphí vốn, tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị…

1.3.2.2 Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế

Giá cả thị trường bao gồm giá cả đầu vào và giá sản phẩm của doanhnghiệp đều có ảnh hưởng đến mức doanh thu và khả năng sinh lợi của doanhnghiệp Sự tăng hay giảm lãi suất cũng ảnh hưởng đến chi phí tài chính và cáchình thức huy động vốn Ngoài ra, việc tăng hay giảm thuế có ảnh hưởng đếnkhả năng đầu tư và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.2.3 Tiến bộ khoa học kĩ thuật

Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiếncông nghệ, giảm chi phí nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thịtrường Doanh nghiệp có thể vận dụng khoa học kĩ thuật làm vũ khí cạnh tranhcho sản phẩm của mình hoặc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào quản lý tài chính

để đưa ra những quyết định đầu tư kịp thời

1.3.2.4 Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đều hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, chịu sự

Trang 16

1.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính

1.4.1 Quản lý và sử dụng vốn:

1.4.1.1 Về việc quản lý vốn

* Đối với vốn lưu động:

Công ty cần có những biện pháp để quản lý vốn lưu động một cách hiệuquả: lập kế hoạch nguồn vốn lưu động hàng quý, năm để xác định rõ số vốn lưuđộng sử dụng, so sánh với các quý, năm trước để lập hạn mức vốn lưu động cụthể

Các nhà quản lý công ty cần tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường vốnlưu động

1.4.1.2 Về việc sử dụng vốn

* Đối với vốn lưu động:

- Xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,kết hợp ngành có chu kỳ sản xuất dài và ngành có chu kỳ sản xuất ngắn để khắcphục tính chất mùa vụ trong quá trình sử dụng vốn

- Không ngừng cải tiến và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn chu

kỳ sản xuất kinh doanh

- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, tiết kiệm vốn,giảm lượng vốn chiếm dụng trên một đơn vị sản phẩm

- Giảm đến mức tối cần thiết vốn dự trữ cho sản xuất, tổ chức lưu thông hànghóa một cách nhanh nhất, làm cho vốn không bị ứ đọng, thanh toán kịp thời các

Trang 17

* Đối với vốn cố định:

- Đầu tư, trang bị đồng bộ, tập trung dứt điểm

- Trong đầu tư xây dựng cơ bản phải điều tra quy hoạch, thiết kế đầy đủ khônglãng phí vốn

- Rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào hoạt động đểthu hồi vốn

- Khai thác tối đa công suất và thời gian làm việc của tài sản cố định

- Thực hiện chế độ kiểm tra theo định kỳ, chế độ khấu hao đầy đủ

1.4.2 Quản lý tài sản

1.4.2.1 Quản lý tài sản ngắn hạn

- Quản lý thiết bị vật tư, nguyên vật liệu sản xuất, tránh lãng phí gây ứ đọngvốn

- Kiểm tra, theo dõi lượng vật tư sử dụng, nếu thừa phải thu hồi nhập kho

- Các biện pháp quản lý tiền mặt:

 Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng việc chi trả bằng séc

 Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt giữa ngân hàng và doanh nghiệp

 Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt bằng cách chậm trả

 Kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý tiền mặt

Trang 18

1.4.3 Nâng cao khả năng thanh toán và giải quyết công nợ

* Các khoản phải thu:

- Tạo một số ưu đãi nhằm đẩy nhanh chu kỳ thanh toán của khách hàng

- Xem xét, đánh giá dự đoán tình hình nợ phải thu, xác định giới hạn bán chịucho khách hàng

- Áp dụng các biện pháp thu hồi vốn: chuẩn bị chứng từ, làm thủ tục thanhtoán, thường xuyên nhắc nhở và áp dụng các biện pháp tích cực để thu hồi cáckhoản nợ quá hạn

- Trích lập dự phòng cho các khoản nợ có nguy cơ mất vốn

* Các khoản phải trả:

- Theo dõi sát sao các khoản phải trả, xem khoản nào cần phải thanh toánngay, khoản nào có chưa phải thanh toán và có thể chiếm dụng vốn để có thêmvốn đầu tư vào các chương trình, dự án khác

- Dự trữ lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán các khoản nợ đến hạn

- Dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu, tín phiếu chínhphủ

- Thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn để giữ uy tín của công ty

1.4.4 Quản lý và sử dụng chi phí

- Thanh lý tài sản cố định cũ, lạc hậu để giảm thiểu chi phí lưu kho

- Thanh lý hàng tồn kho: thành phẩm tồn kho để giảm chi phí bảo quản

- Xây dựng mức tiêu hao vật liệu cho từng loại sản phẩm, hạn chế đến mức tối

đa việc lãng phí vật liệu để làm hạ giá thành sản phẩm cho công ty

- Giảm thiểu chi phí hành chính đến mức tối đa, nâng cao chất lượng quản lý

để việc quản lý hành chính có hiệu quả và không tốn kém

1.4.5 Nâng cao khả năng sinh lời

Để nâng cao khả năng sinh lời, nhà quản lý cần kết hợp tất cả các chínhsách, giải pháp để tác động lên tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

* Các giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí:

- Nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất

Trang 19

- Đa dạng hóa thị trường của doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ vớinhiều khách hàng lớn, có uy tín

- Giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng quản lý

- Đầu tư máy móc kĩ thuật hiện đại, phù hợp làm tăng năng suất lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN MAY II HƯNG YÊN2.1 Khái quát về công ty cổ phần may II Hưng Yên

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần may II Hưng Yên

Công ty cổ phần may II Hưng Yên thuộc sở Công nghiệp tỉnh Hưng Yênnằm trên địa bàn Phường An Tảo, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Thành lập tháng 10 năm 1976, sau gần 1 năm xây dựng cơ bản và chuẩn

bị các điều kiện cần thiết đến tháng 7 năm 1977 đi vào hoạt động sản xuất

Tháng 7 năm 1980 xí nghiệp sát nhập với trạm gia công may II do sởThương nghiệp quản lý và đổi tên thành xí nghiệp cắt may gia công vải sợi số 2.Nhiệm vụ chủ yếu vẫn là gia công quần áo may mặc sẵn nội địa

Năm 1986 do mặt hàng của xí nghiệp không còn phù hợp với thị trường,các hợp tác xã gia công bị giải thể dần nên đổi tên thành xí nghiệp cắt may số II.Đến năm 1990, do cơ chế thị trường thay đổi, xí nghiệp đã chuyển hướng sảnxuất Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời vươn lên tự sản xuấthàng hóa , xí nghiệp đã mở thêm các phân xưởng và trang bị máy móc, thiết bịmới tiên tiến, mở rộng sản xuất kinh doanh

Năm 1995, Xí nghiệp được ủy ban nhân dân Tỉnh đổi tên thành công tyMay II Hưng Yên Mặt hàng chủ yếu của công ty là áo Jacket, quần âu, và một

số loại áo hai lớp, quần sooc, váy…

Năm 2005, quyết đính số 94/BCN về việc cổ phần hóa công ty may IIHưng Yên, chuyển sang công ty cổ phần may II Hưng Yên Từ năm 2005, công

ty hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần may II Hưng Yên

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Công ty cổ phần may II Hưng Yên trực thuộc sở kế hoạch và đầu tư, cónhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu ranước ngoài Các sản phẩm chủ yếu của công ty là : áo Jacket, áo hai lớp, ba lớp,

Trang 21

quần sooc,…

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh.

- Sản xuất các sản phẩm dệt may các loại

- Xuất nhập khẩu trực tiếp các ngành nghề kinh doanh của Công ty

- Dịch vụ đào tạo cắt và may công nghiệp ngắn hạn

- Dịch vụ giặt, in thêu và sản xuất bao bì

- Kinh doanh nguyên phụ liệu hàng may mặc

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2-1: Mô hình bộ máy quản lý công ty cổ phần may II Hưng Yên

Chủ tịch HĐQT

Giám đốc kĩ

thuật

Tổng giám đốc

Giám đốc hành chính

Phòng

kế hoạch

Các tổ sản xuất Phòng tổ chức HC Phòng KCSHội đồng quản trị

Trang 22

2.1.4 Khái quát chung tình hình tài chính của công ty

Bảng 2-1: Bảng phân tích tình hình tài chính của công ty giai đoạn

Nguồn trích dẫn: báo cáo tài chính công ty 2007-2009

- Tài sản bình quân năm 2009 của công ty tăng 2,125.5 trđ tương ứng 8.95%

so với năm 2008 trong đó cơ cấu tài sản biến động Tài sản ngắn hạn chiếm

58,44% trong tổng tài sản, tăng 28,99% so với năm 2008, tài sản dài hạn chiếm

41,56% trong tổng tài sản giảm 12,83% so với năm 2008 Chứng tỏ công ty chủ

yếu tập trung tăng tài sản ngắn hạn

- Nguồn vốn bình quân năm 2009 tăng 2.125,5 trđ tương ứng 8,95% so với

năm 2008 Cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi trong đó nợ phải trả năm 2009

chiếm 55,46% tổng nguồn vốn tăng 1,83% so với năm 2008, nguồn vốn chủ sở

hữu năm 2009 chiếm 44,54% tăng 15,15% so với năm 2008 Tuy nguồn vốn chủ

sở hữu tăng song nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn

Điều này chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty vẫn chưa tốt,

nguồn vốn của công ty vẫn phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài

- Tổng doanh thu năm 2009 tăng 13.391 trđ tương ứng 47,62% so với năm

2008 chủ yếu là do giá bán và sản lượng tiêu thụ tăng trong khi giá vốn hàng

bán tăng không nhiều so với năm 2008 Do đó lợi nhuận của công ty đạt 8.331

trđ, tăng 6.613 trđ so với năm 2008 tương ứng 384,92%

Trang 23

sản, dẫn đến tỷ suất sinh lợi ròng của tài sản ROA cũng như tỷ suất sinh lợi củavốn chủ sở hữu ROE cao Năm 2008, lợi nhuận của công ty đạt thấp là do chấtlượng sản phẩm của công ty còn kém làm cho số lượng hàng tồn kho tăng Tuynhiên, năm 2009 đã có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý cũng như sản xuất củadoanh nghiệp giúp hoạt động của công ty có hiệu quả hơn.

2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại công ty cổ phần may II Hưng Yên

2.2.1 Thực trạng quản lý tài sản

2.2.1.1 Sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản

Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản là việc so sánh giữacuối kỳ và đầu kỳ, giữa các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tàisản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản Qua đó thấy được sự biến động vềquy mô kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh

đó, ta cần xem xét sự biến động của từng khoản mục có ảnh hưởng đến tổng tàisản và đến khoản mục khác Cụ thể như sự ảnh hưởng của tiền và các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn đến khả năng đối phó với các khoản nợ, sự biến động củahàng tồn kho, sự biến động của các khoản phải thu ảnh hưởng tới công việcthanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng Sự biếnđộng của tài sản cố định cho ta thấy quy mô và năng lực sản xuất của công ty.Điều này có ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng vốn

Trang 24

Bảng 2-2 : Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Tỷ lệ (%)

Số đầu năm Số cuối năm

nguồn trích: báo cáo tài chính công ty năm 2007

Trang 25

Bảng 2-3: Bảng phân tích sự biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2008-2009

Tỷ lệ(%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số đầu năm Số cuối năm

Tỷ lệ(%)

Năm 2008

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch

(+ / -)

Tỷ trọng (%)

T

Trang 26

Năm 2007:

Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2007 tăng so với cuối năm 2006 là

388 trđ tương ứng 3,53% Nguyên nhân chủ yếu do tài sản ngắn hạn khác tăng1.003 trđ tương ứng 58,1%, hàng tồn kho tăng 24 trđ tương ứng với số tương đối

là 3,05%, tiền giảm 326 trđ tương ứng 11,34%, các khoản đầu tư tài chính ngắnhạn giảm 200 trđ tương ứng 9,09%, các khoản phải thu giảm 114 trđ tương ứng3,36%

Tài sản dài hạn của công ty cuối năm 2007 tăng 822 trđ so với cuối năm

2006 Nguyên nhân là do tài sản cố định tăng 266 trđ tương ứng 3,05%, đầu tưtài chính dài hạn tăng 556trđ tương ứng 24,42% Điều này giúp doanh nghiệp cókhả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thúc đẩy đầu tư dài hạn

Năm 2008:

Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2008 tăng so với đầu năm 696 trđtương ứng 6,12% là do các khoản phải thu khách hàng tăng 1.874 trđ tương ứng57,1% Đây là biểu hiện không tốt vì doanh nghiệp không thu được tiền hàng đểquay vòng vốn Bên cạnh đó các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 600 trđtương ứng 30%, hàng tồn kho tăng 166 trđ tương ứng 20,49% Ngoài ra tiềngiảm 508 trđ tương ứng 19,93%, tài sản ngắn hạn khác giảm 1.435 trđ tươngứng 53.52%

Tài sản dài hạn của công ty cuối năm 2008 tăng 384 trđ tương ứng 3,24%.Nguyên nhân là do tài sản cố định tăng 235 trđ tương ứng 2,61%, đầu tư dài hạntăng 149 trđ Điều này cho thấy trong 2 năm 2007, 2008 công ty đều đầu tư tàisản cố định nhằm mở rộng quy mô sản xuất của mình

Năm 2009:

Tài sản ngắn hạn cuối năm 2009 tăng 6.640 trđ tương ứng 55,01% so vớiđầu năm 2009 Nguyên nhân là do tiền tăng cao 2.244 trđ tương ứng 109,95%,các khoản phải thu tăng 3.669 trđ tương ứng 71,16% Điều này làm cho chu kỳquay vòng vốn của doanh nghiệp bị chậm và lượng tiền không được sử đụng đểđầu tư cũng lớn Ngoài ra, đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp tăng2.400 trđ tương ứng 92,31%, hàng tồn kho giảm 817 trđ tương ứng 83,71%, tài

Trang 27

sản ngắn hạn khác giảm 856 trđ tương ứng 66%.

Tài sản dài hạn của công ty cuối năm 2009 giảm so với đầu năm 3.470 trđtương ứng 28,4% là do tài sản cố định giảm 488 trđ tương ứng 5,28%, đầu tư dàihạn giảm 2.833 trđ tương ứng 100%, tài sản dài hạn khác giảm 149 trđ tươngứng 100%

Biểu đồ 2-1: Biểu đồ cơ cấu tài sản giai đoạn 2007-2009

Năm 2009

31.86%

68.14%

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sảncủa công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007-2009 Song tỷ trọng cáckhoản mục lại tăng giảm không đồng đều, không có một xu hướng chung cho sự

Trang 28

cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007-2009 Điều này là do năm 2009,công ty đã tăng đầu tư ngắn hạn lên 92,31% so với đầu năm vào chứng khoánngắn hạn.

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản của doanh nghiệp và đến năm

2009, hàng tồn kho giảm còn 0,58% tổng tài sản là do lượng thành phẩm tồnkho giảm đáng kể so với đầu năm Đây là dấu hiệu tốt vì công ty đã tiêu thuđược số hàng tồn đọng trong năm

- Tài sản dài hạn của công ty giảm dần trong giai đoạn 2007-2009 và đặc biệtgiảm mạnh trong năm 2009 Nguyên nhân là do năm 2009, công ty đã rút toàn

bộ khoản đầu tư dài hạn vào công ty liên kết, còn cơ cấu tài sản cố định trongtổng tài sản không biến động nhiều

2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản

* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản thông qua chỉ tiêu Suất sinh lợi

ròng cuả tổng tài sản ROA.

Qua bảng 2-1, ta thấy suất sinh lợi ròng của tổng tài sản có xu hướng tăng

và tăng cao trong năm 2009 đạt mức 32,2% Như vậy, có thể thấy hiệu quả sửdụng tài sản của công ty là tốt trong thời gian gần đây

* Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, ta thường sử dụng các chỉ tiêu:Sức sản xuất của tài sản cố định, sức sinh lời tài sản cố định, suất hao phí của tàisản cố định

Trang 29

Bảng 2-4: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Đvt: trđ

- Tài sản cố định đầu năm 8.735 9.001 9.236 235 2,61 266 3,05

- Tài sản cố định cuối năm 9.001 9.236 8.747 -489 -5,29 235 2,61Tài sản cố định bình quân 8.868 9.118,5 8.991,5 -127 -1,39 250,5 2,82

- Sức sản xuất của tài sản

Trang 30

nhưng năm 2007 sức sinh lời của tài sản cố định là rất thấp vì 1 đồng tài sản cốđịnh sử dụng bình quân trong kỳ chỉ thu được 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế.

* Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và chỉ tiêu phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động.

- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: sứcsản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sinh lời của tài sản ngắn hạn, hệ số thanh toánngắn hạn, hệ số vòng quay hàng tồn kho, số ngày bình quân của một vòng quayhàng tồn kho

Trang 31

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 2009 Năm (+/-)2009/2008(%) (+/-)2008/2007(%)

Nguồn: báo cáo tài chính công ty 2007-2009

2.4 2.7

2.5

3

50.4

60

Trang 32

Qua bảng 2-5 ta thấy sức sản xuất của tài sản ngắn hạn của công ty trong giaiđoạn 2007-2009 là chưa tốt vì trong giai đoạn này, 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ rathì thu được cao nhất là 2,7 đồng doanh thu thuần trong năm 2009 trong khi tàisản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản.

Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn của năm 2007 rất thấp gần như bằng 0

do lợi nhuận sau thuế năm 2007 thấp nhưng đến năm 2009, sức sinh lợi của tàisản ngắn hạn tăng lên đạt 0,541 tức 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân bỏ ratrong kỳ thu được 0,541 đồng lợi nhuận sau thuế Điều này chứng tỏ sau 2 nămcông ty đã đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng lợi nhuậncho công ty

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty cổ phần may II Hưng Yên vẫnchưa được tốt Năm 2009 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,295 nhỏ hơn 2

Hệ số vòng quay hàng tồn kho trong thời kỳ này có biến đổi lớn trongnăm 2009 là 50,4 vòng/năm Bên cạnh đó số ngày bình quân của một vòng quayhàng tồn kho biến đổi theo chiều hướng ngược lại Chỉ số này biến động từ 7-15ngày Đây là một con số tương đối tốt vì với một doanh nghiệp sản xuất đồ maymặc thì vòng quay hàng tồn kho càng lớn, doanh nghiệp sẽ càng tiết kiệm đượcchi phí sản xuất Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là tốt nhấtđạt 7 ngày/vòng

Vòng quay các khoản phải thu của công ty tương đối thấp, chứng tỏ công

ty bị chiếm dụng nhiều vốn Tuy vòng quay các khoản phải thu có xu hướnggiảm song giảm không đáng kể Vì vậy, công ty cần chú ý đến chính sách tíndụng của mình để tránh bị chiếm dụng vốn

Còn ở chỉ tiêu số ngày thu tiền bình quân của doanh thu bán chịu, ta thấychỉ tiêu này tỷ lệ nghịch so với chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêunày có xu hướng tăng lên, năm 2009 là 61,45 ngày/vòng, đây là một con số lớn.Doanh nghiệp cần xem xét điều này để thu hồi vốn được nhanh hơn

Trang 33

2007 2008 2009

149 122.5 102

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ

2007 2008 2009

Qua bảng 2-6 ta thấy năm 2009, vòng quay vốn lưu động là lớn nhất là3,58 vòng ứng với 102 ngày/vòng Điều này chứng tỏ năm 2009 công ty sử dụng

vốn lưu động có hiệu quả nhất Còn năm 2007, hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 34

để tiết kiệm vốn lưu động hơn nữa.

2.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn.

2.2.2.1 Sự biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn.

Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn là xem xét đánhgiá sự biến động của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán về nguồn vốn qua cácnăm Nội dung phân tích này cho biết trong một thời kỳ kinh doanh, nguồn vốntăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào, các nhân tố nào ảnhhưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp Từ

đó có thể thấy được mức độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanhnghiệp và đưa ra giải pháp nhằm khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệuquả

Qua bảng 2-2 ta thấy trong giai đoạn 2007-2009, quy mô nguồn vốn cũngtăng lên Năm 2007, tổng nguồn vốn tăng 1.073 trđ tương ứng 4,85% là do nợngắn hạn của doanh nghiệp tăng 1.043 trđ tương ứng 8,09% Chứng tỏ doanhnghiệp chủ yếu dùng nợ ngắn hạn để tăng quy mô kinh doanh song điều này dễđem lại rủi ro về mặt tài chính cho công ty Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm39,97% tổng nguồn vốn cuối năm 2007 và tăng 242 trđ so với đầu năm tươngứng 2,68% là do lợi nhuận chưa phân phối để lại chứng tỏ trong năm công tyhoạt động cũng có hiệu quả

Năm 2008, tổng nguồn vốn tăng 1.080 trđ so với năm 2007 tương ứng4,65%, trong đó nợ ngắn hạn tăng 318 trđ tương ứng 2,28%; nguồn vốn chủ sởhữu tăng 762 trđ tương ứng 8,12% Mức tăng nguồn vốn chủ sở hữu cao hơnnăm ngoái chứng tỏ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả

Năm 2009, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng cao là 3.170 trđ tươngứng 13,05% Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp tăng cao 2.972 trđ tương ứng 29,61% Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn cũngtăng 198 trđ tương ứng 1,39% Điều này chứng tỏ trong năm 2009, doanhnghiệp sử dụng vốn có hiệu quả làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng caodẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng cao Điều này sẽ giúpdoanh nghiệp nâng cao khả năng tự chủ về vốn Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ sử

Trang 35

doanh nghiệp với chu kỳ kinh doanh thấp, việc quay vòng vốn nhanh nên có thể

sử dụng nguồn vốn ngắn hạn có hiệu quả

Vì vậy, để thấy rõ tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp và để đánh giáđược khả năng tự chủ về vốn thì cần phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến cáckhoản mục trong tổng nguồn vốn và sự biến động của các chỉ tiêu Từ đó công

ty có thể xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu nhất

Biều đồ 2-2: Biểu đồ biến động cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2007-2009

Năm 2007 39.97

60.03

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Năm 2009 47.38

52.62

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Qua biểu đồ trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn2007-2009 có thay đổi nhưng không đáng kể Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm đồng thời vốn chủ sở hữu tăng Năm

2007, tỷ trọng nợ phải trả là 60,03% Đây là một con số tương đối cao, trongkhi vốn chủ sở hữu chiếm 38,97% Tuy đây là biện pháp để công ty có thể giảmđược chi phí về thuế nhưng điều này làm cho cơ cấu vốn của công ty mất cânbằng Năm 2008, tỷ trọng nợ phải trả giảm còn 58,67% nhưng vẫn tăng về số

Trang 36

doanh nghiệp ổn định về vốn, tăng quỹ đầu tư phát triển và vừa giúp cơ cấu vốncủa doanh nghiệp cân bằng và hợp lý hơn Qua đó, ta thấy doanh nghiệp đang cómột xu hướng tốt để mở rộng sản xuất kinh doanh song vẫn chưa thể đánh giákhả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp do tỷ trọng nợ phải trả trong tổngnguồn vốn vẫn cao.

Tóm lại, quy mô của công ty trong giai đoạn 2007-2009 có sự tăng lêncủa tài sản ngắn hạn đồng thời nợ ngắn hạn cũng tăng lên theo Tài sản dài hạncủa công ty giảm mạnh trong năm 2009 đồng thời tài sản ngắn hạn tăng chứng

tỏ công ty đã thu hồi khoản đầu tư dài hạn để mở rộng đầu tư ngắn hạn Đâycũng là một chính sách tài chính hợp lý của công ty Song công ty cần đầu tưthêm về tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sản xuất

2.2.2.2 Hiệu quả quản lý nguồn vốn

* Hiệu quả quản lý tổng nguồn vốn

Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn của công ty cho hoạt động sảnxuất kinh doanh, ta sử dụng 2 chỉ tiêu đó là : Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ Qua đó

có thể thấy được khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp đến đâu

Trang 37

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2009/2008 2008/2007

(+/-) (%) (+/-) (%)1.Tổng nguồn vốn 23.208 24.288 27.458 3.170 13,05 1.080 4,65

Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số nợ của công ty là cao Tuy tỷ số nợ

có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2007-2009 song tỷ số nợ vẫn chiếm tỷtrọng cao hơn so với tỷ suất tự tài trợ Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về vốncủa doanh nghiệp là thấp Song trong năm 2009, với tỷ số nợ là 52,62%, công ty

Trang 38

* Đánh giá tình hình vốn luân chuyển

Bảng 2-8: Bảng phân tích sự biến động của vốn luân chuyển trong giai đoạn

2007-2009

Đv: Trđ Năm Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển

Qua bảng phân tích trên ta thấy trong 2 năm 2007, 2008 vốn luân chuyển

của công ty đều nhỏ hơn 0 Điều này cho thấy mức huy động vốn ngắn hạn để

đầu tư dài hạn trong 2 năm tăng 2.258 trđ ( năm 2007 ) và 2.180 trđ (năm 2008)

Tuy nhiên việc tăng này là do trong 2 năm công ty đã tăng mức đầu tư vào tài

sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhằm tăng quy mô của công ty Song đến

năm 2009, mức vốn luân chuyển tăng lên là 4.263 trđ do tài sản ngắn hạn của

công ty tăng mạnh Chứng tỏ năm 2009, số tiền được tài trợ từ các nguồn dài

hạn mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn hạn tăng cao Vậy trong

năm 2009, công ty sẽ có một lượng vốn khá lớn để đầu tư cho các dự án tiếp

theo và mức độ an toàn của nguồn vốn này cao do có được từ các nguồn dài hạn

Trang 39

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được đánh giá qua các chỉ tiêu: tỷ suấtlợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, số vòng quay của vốn chủ sở hữu, số ngày 1vòng quay vốn chủ sở hữu.

Bảng 2-9: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

1 Doanh thu thuần Trđ 22.231 28.123 41.502 13.379 47,6 5.893 26,5

2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 605,96 1.718 8.332 6.613 385 1.112 183,5

150.2 125.4 101.4

20 40 60 80 100 120 140 160

2007 2008 2009

Ngày đăng: 19/02/2016, 14:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w