Cả bài thơ như một cuộc đối thoại giữa chàng trai và cô gái giữa người đang ngoài chiến trận với người đang mòn mỏi từng ngày ở nhà ngóng tin.. Em mà tác giả đang gọi là ai?một người đan
Trang 1Phân tích bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Tháng Ba 26, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin
Phan tich bai tho Tieng thu cua Luu Trong Lu – Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư ngữ văn 11 Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh lớp 11c2 trường THPT Tuyên Quang.
Lưu trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ Nhưng Lư có làm thơ đâu Lư chỉ để thơ tràn trên mặt giấy” Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn trong đó bài thơ “Tiếng thu” là một bài thơ tiêu biểu nhất Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm coi là một trong những bài thơ thơ nhất Việt Nam Nhận định này còn gây khá nhiều tranh cãi nhưng đối với riêng tôi thì nó là một nhận định khá chính xác Bởi khi đọc “Tiếng thơ” ta thấy được đây chính là một kiệt tác đó chính là một âm thanh day dứt của thời xa xưa và còn vọng mãi đến bây giờ
Mùa thu dường như gợi rất nhiều vấn vương trong thơ ca của những người thi sĩ Đối vớ Lưu Trọng
Lư cũng như thế, mùa thu cũng khiến cho ông có rất nhiều cảm xúc Tác giả đã chọn cho mình một góc riêng để ngắm thu để mơ mẩn vè thu để rồi đứng ngồi không yên khi cảm xúc ùa về và để rồi viết lên những trang thu tuyệt diệu
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Trang 2Hai câu thơ mở ra cho chúng ta cả một trời thương nhơ vấn vương Cả bài thơ như một cuộc đối thoại giữa chàng trai và cô gái giữa người đang ngoài chiến trận với người đang mòn mỏi từng ngày
ở nhà ngóng tin Thật là tức tối biết bao khi một người đang thổn thức dang rạo rực đang bừng cháy còn một người thì không nghe thấy gì Hoặc em cũng đang nghe thấy nhưng anh giả vờ như em không nghe thấy mà hỏi vậy Em mà tác giả đang gọi là ai?một người đang buồn rầu ngóng tin hay một người tưởng tượng trong tâm trí nhà thơ hay đó chính là nhà thơ đang nói chuyện với chính lòng mình Ở đây ta đặt ra một câu hỏi mà rất khó trả lời được Nhưng là ai không quan trọng quan trọng chính là người đó đang nghĩ gì đang có tâm sự ra sao trước cảnh đời đang trôi? Mùa thu trăng mờ, phải trăng ánh trăng chính là một hình ảnh mà các thi nhân rất thích sử dụng khi nói về thu hay khi người ngắm trăng đang mang nhiều tấm trạng Một mình đứng ngắm trăng rất nhiều tâm
sự trong lòng không thể xan sẻ cùng ai, nhưng dường như dưới ánh trăng vằng vặc kia như đang hiểu thấu nỗi lòng người thi nhân Như vậy chủ đề mùa thu đã được nhà thơ diễn tả trước hết bằng
từ ngữ Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là một từ nghe xuất hiện cả ba lần trong câu thơ đầu tác phẩm Chúng ta nghe lời thổn thức của mùa thu đã được nhân cách hóa, nghe tiếng lòng rạo rực trong rừng vắng của người phụ nữ đi đánh trận nghe tiếng lá thu rơi Bên cạnh đó tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng âm thanh “em không nghe” Hai câu thơ tiếp theo cho người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật trữ tình trong bào thơ
“Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ”
Hình ảnh người lính ra đi lên đường chiến trận là một hình ảnh có lẽ không thể nào quên được trong tâm trí những người tới đưa tiễn chồng lên chiến trường Hình ảnh ấy cứ khuất dần khuất dần rồi mất hút hẳn theo mù thu theo dáng hình người lính Đó là tâm sự chủ yêu của những người cô phụ trong thời kì này
Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ nhưng nó lại mang một âm hưởng lưu luyến bởi tiếng nhạc khiến
ta không thôi bồi hồi
“em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xao xác
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?”
Cách gieo vần liền kết hợp với các từ láy đặt ở cuối câu đã khiến liên kết các câu trong khổ thơ cuối trở nên đều đặn Khi hình ảnh con nai vàng xuất hiện ta đã nghe được gì khi hình ảnh con nai vàng xuất hiện Phải chăng ta đã nghe thất tiến lá vàng vỡ vụn dưới bước chân của những con nai vàng ngơ ngác Tiếng thơ đích thực trong thơ của Lưu Trọng Lư là như thế đó ta không nghe thấy được thu bằng tai mà nghe thấy thu qua trí tưởng tượng nghe vang lên trong tâm hồn Thu thanh của Lưu Trọng Lư chính là một vô thanh Đó là cái vô thanh thắng hữu thanh Có người cho rằng “Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng” Đấy là rừng châu Âu Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm Mùa
Trang 3thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: "Rừng thu từng biếc chen hồng" Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi:
"Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin Hay ta hãy tin rằng tiếng ấy, màu kia chỉ
có ở trong mộng Mộng! Đó mới là quê hương của Lư Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy gì đâu Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường
Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào"
Tác phẩm đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc Đó là một con mắt nhì đòi nhìn thơ khá khác biệt của Lưu Trọng Lư Tác phẩm đã khiến cho chúng ta thấy được mùa thu mơ màng bất tận của người thi sĩ đồng thời cũng cho chúng ta thấy được nỗi lòng của người cô phụ đối với người chồng đang chinh chiến nơi xa