1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nguyên vật liệu.docx

24 403 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 215,03 KB

Nội dung

Kế toán nguyên vật liệu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước, theo định hướng XHCN như hiện nay, đòi hỏi các nhà Doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ, từ đó mới có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh Tuy vậy cơ hội luôn đồng nghĩa với thử thách và khó khăn Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải chấp nhận cạnh tranh và tìm cho mình một phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải có các chiến lược kinh doanh cụ thể, phải có chính sách đúng đắn và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải tiến hành một cách đồng bộ các yếu tố cũng như các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Kế toán là một trong những lĩnh vực quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Nó là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh doanh, nó có vai trò tích cực trong việc quản lý, tài liệu do kế toán cung cấp đã trở lên rất cần thiết không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

Công tác hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu được nhằm quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn một cách có hiệu quả Nó cung cấp toàn bộ thông tin về diễn biến các hoạt động kế toán, tài chính phát sinh trong đơn vị, giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định Nó đảm bảo thu chi thanh toán đúng chế độ, sử dụng vật tư lao động định mức đúng ngân sách, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, cung cấp kịp thời và đầy đủ các số liệu và tài liệu trong việc điều hành SXKD trong đơn vị, lập và gửi các báo cáo tài chính lên cấp trên theo định kỳ.

Trong Doanh nghiệp sản xuất, kế toán NVL là một khâu quan trọng vì chi phí NVL chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm Việc sử dụng NVL hợp lý sẽ làm giảm chi phí giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, mà sản phẩm muốn cạnh tranh được (tiêu thụ được) thì sản phẩm đó phải có đầy đủ các yếu tố chất lượng, kiểu dáng và giá cả Ngoài ra hạch toán NVL còn rất cần thiết cho

Trang 2

hoạt động sản xuất kinh doanh, nó chỉ cho doanh nghiệp ưu, nhược điểm trong từng thời kỳ sản xuất để từ đó doanh nghiệp có hướng đi mới và hoàn thiện mình trong công việc.

Với kiến thức được trang bị trong thời gian học tập tại trường cùng với sự nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của NVL trong

doanh nghiệp sản xuất em đã chọn đề tài: "Kế toán nguyên vật liệu’

để viết chuyên đề thực tập Nội dung báo cáo gồm:

Phần I: Đặc điểm chung của công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương.

Phần II: Một số phần hành kế toán chủ yếu trong công ty.Phần III: Nội dung thu hoạch của bản thân.

Em xin chân thành cám ơn thầy Lê Tuấn Cường và các cô chú trong phòng kế toán Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.

Em xin chân thành cám ơn!

PHẦN 1

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NSTP XUẤT KHẨU HẢI DƯƠNG

Trang 3

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, có những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện và đang chuyển mạnh sang sản xuất các loại rau quả xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: dưa chuột, ớt, hành, tỏi, củ cải Ngành chăn nuôi cũng đang được tỉnh hết sức quan tâm, tạo điều kiện phát triển.

Công ty CP chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương là một doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá được thành lập theo quyết định số 5509/QĐ-UBND ngày 24/12/2003 của UBND tỉnh Hải Dương ( Tiền thân là Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương được thành lập năm 1993) Với nhiệm vụ của tỉnh giao là sản xuất, chế biến - xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm và tiêu thụ các sản phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.

Tên giao dịch quốc tế của công ty là: HAI DUONG AGREX CO.

(Hai Dương Agricultural and Foodstuffs Processing Import Export Joint-Stock Company).

Email : haiduongagrexco@yahoo.com

Trụ sở chính : Số 2 Lê Thanh Nghị - Thành phố Hải Dương - Tỉnh Hải

Văn phòng Đại diện Công ty tại Hà nội :

Số 49- Đường Lê Đại Hành- Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà nội

Công ty có 02 cơ sở sản xuất :

- Cơ sở 1: xã Thạch Khôi - huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương - Cơ sở 2 : xã Hồng Lạc - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương Người đại diện: Nguyễn Thanh Dâu - Giám đốc Công ty.

2 Nhiệm vụ,đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

a-Nhiệm vụ của công ty

Trang 4

Công ty là một doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh có nhiệm vụ đầu tư, sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh, tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản, thực phẩm để từng bước làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Ngoài ra doanh nghiệp còn được phép kinh doanh các mặt hàng lâm sản, vật tư chất đốt, nhập khẩu vật tư, hàng hoá, thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ và đời sống.

b-Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và quy trình công nghệ của công ty.

Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng hiện nay là sản xuất kinh doanh,nhập kho hàng thực phẩm xuất nhập khẩu.

Sản phẩm chủ yếu là dưa chuột muối,ớt muối,hành chiên dầu thịt lợn sữa,thịt hộp,ớt khô,tương ớt….Công ty áp dụng qui trình sản xuất khá phù hợp là quy trình khép kínvà liên tụctừ khâu sản xuất đến khâu hoàn thành sản phẩm.

Công ty chế biến nông sản thực phẩm HảI Dương có nhiệm vụ sản xuất và chế biến các mặt hngf nồn sản thực phẩm chất lượng cao để phục vụ cho việc xuất khẩu Để thực hiện nhiệm vụ kết hợp với tình hình thực tế của địa phương và chính công ty,công ty dã chia thành 2 mảng kinh doanh chính.

-Tổ chức thu mua,chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu -Tổ chức thu mua,chế biến các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu.

Sơ đồ sản xuất của doanh nghiệp được khái quát làm 3 biểuBiểu 1

Biểu 2 Quy trình chế biến cải xa lát :

Trang 5

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất,quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm công ty đã tổ chức nhiều bộ phận có chức năng riêng:

-Phân xưởng chế biến thực phẩm: tổ chức thu mua nguyên liệu,chế biến thực phẩm và chịu rách nhiệm vế sản phẩm.

-Phân xưởng chế biến nông sản: có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu và vận động đầu tư sản xuất,chế biến hàng nông sản,chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

-Phân xưởng điện lạnh cung cấp điện,nước phục vụ cho sản xuất của đơn vị trong toàn công ty,đảm bảo an toàn về điện,giải quyết các vấn đề về sửa chữa cơ khí

Biểu 3:Quy trình chế biến thực phẩm(thịt lợn cấp đông):

Như vậy quy trình chế biến thực phẩm và nông sản là quy trình khép kín và liên tục.Sản phẩm của công đoạn trước là nguyên liệu của công đoạn sau Máy móc được bố trí theo kiểu dây chuyền Đây là đặc trưng nổi bật của công

Trang 6

ty quyết định việc tỏo chức sản xuất,bố trí lao động đẻ dây chuyền hoạt động liên tục đều đặn,tránh lãng phí về máy móc, lao động

3 Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD của Công ty:

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một cơ cấu quản lý thích hợp với điều kiện và đặc điểm của mình, cơ cấu tổ chức đó có đặc điểm chung và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp Vì vậy để phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động, công ty chế biến NSTPXK Hải Dương đã tổ chức bộ máy sản xuất gồm có các phòng ban và xưởng sản xuất như sau:

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp Đại hội cổ đông

Hội đồng Quản trị

* Nhiệm vụ của các phòng ban:- Đại hội cổ đông :

1- Quyết định phương hướng phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm của Công ty

2- Thông qua kết quả hoạt động hàng năm của Công ty, thông qua báo cáo quyết toán Tài chính hàng năm

3- Quyết định về việc Công ty mua lại cổ phiếu đã phát hành hay phát hành cổ phiếu mới hoặc trái phiếu Công ty

4- Thông qua các văn bản quy định về tổ chức và quản lý Công ty, các quy chế nội bộ trong Công ty.

Trang 7

5- Bầu hoặc bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị Bầu hoặc bãi miễn Trưởng ban và các thành viên Ban kiển soát Thông qua các báo cáo và kết luận của Ban kiểm soát.

- Hội đồng Quản trị :

Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra để quản lý và điều hành công ty Hội đồng quản trị có 05 thành viên là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

- Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của Công ty, là

người quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, phụ trách chung về vấn đề tài chính đối nội, đối ngoại.

- Phó giám đốc: Là người quản lý các công việc tại Công ty, thay thế

Giám đốc điều hành mọi công việc khi giám đốc đi vắng Tuy nhiên phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.

- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ cây dựng và quản lý việc thực hiện các

quy trình công nghệ, quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn về định mức kỹ thuật nghiên cứu chế thử và triển khai các mặt hàng mới.

- Phòng kế toán tài vụ: Chức năng giúp việc về lĩnh vực thống kê - kế

toán tài chính Đồng thời có trách nhiệm trước nhà nước theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện thu chi tài chính và hướng dẫn thực hiện hạch toán kế toán, quản lý tài chính đúng nguyên tắc, hạch toán chính xác, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo và cơ quan quản lý, bảo vệ định mức vốn lưu dộng, tiến hành thủ tục vay vốn, xin cấp vốn, thực hiện kế hoạch và phân tích thực hiện phương án, biện pháp làm giảm chi phí, bảo quản hồ sơ và tài liệu kế toán, phát huy và ngăn ngừa kịp thời những hành vi tham ô lãng phí, vi phạm chế độ chính sách kế toán - tài chính của nhà nước, các khoản chi phí, thuế

- Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất, tìm kiếm và khai

thác thị trường tiêu thụ, thu thập thông tin kinh tế, đề xuất với giám đốc về mặt hàng mới Tổ chức vùng NVL, đôn đốc thanh toán tiền hàng và tránh chiếm dụng vốn.

- Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm bộ phận tiền lương và hành

chính quản trị, đảm nhận nhiệm vụ quản trị văn phòng, tham mưu cho giám

Trang 8

đốc trong công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, thực hiện các chế độ của nhà nước quy định đối với người lao động.

- Phòng bảo vệ: Giúp Giám đốc thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật

tự trị an, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quyền hành địa phương.

- Phân xưởng chế biến: Tại đây hàng hoá được sơ chế và lọc, chọn cung cấp cho phân xưởng sản xuất.

- Phân xưởng sản xuất: đóng hộp, bao bì, đóng gói.

- Kho: dự trữ, bảo quản NVL, sản phẩm hàng hóa.4 Một số chỉ tiêu đạt đươc trong 2 năm(2006-2007)

Công ty luôn luôn tìm tòi, nắm bắt được những thông tin chính xác về nhu cầu của các ngành khác nên đã có hướng đi đúng đắn và vận dụng các giải pháp kinh doanh tối ưu nhất Do đó Công ty đã và đang đứng vững trên thị trường, gây được tín nhiệm với khách hàng, các bạn hàng ngày càng quen thuộc với công ty, với những sản phẩm của Công ty Cho đến nay các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng đa dạng về chủng loại và đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng, cụ thể là:

Bước vào năm 2006, 2007 được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành chức năng, doanh nghiệp đã từng bước củng cố bộ máy tổ chức, củng cố các điều kiện sản xuất, tích cực triển khai các nhiệm vụ SXKD, đa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trường, nhằm tạo ra thị trường mới, mặt hàng mới để bù đắp cho sự suy thoái của một số mặt hàng do biến động của thị trường gây nên Doanh nghiệp vẫn mở rộng được thị trường, tạo ra việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp Dù cho có rất nhiều biến động xấu của thị trường và

vùng nguyên liệu ( như dịch cúm gà, dịch lở mồm long móng ở gia súc, thời tiết diễn biến phức tạp, thất thường) nhưng doanh nghiệp vẫn đạt được một số

kết quả nhất định như sau:

Đơn vị tính: Đồng.

Trang 9

6 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 781.127.000 593.362.900 7 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 1.313.707.380 1.617.141.870 8 Thu nhập từ hoạt động tài chính 17.900.670 7.622.170 9 Lợi nhuận trước thuế 1.331.608.050 1.624.764.040 10 Thuế TNDN phải nộp (Được

Trang 10

Nguồn vốn chủ sở hữu 10.800.000.00 0

Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước tháo gỡ khó khăn để tiếp tục phát triển không ngừng Đoàn kết tự tin trong hoàn cảnh nào cũng ủng hộ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành và tỉnh giao

5 Tổ chức bộ máy kế toán tài vụ của công ty. a- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Căn cứ vào đặc điểm chất lượng và quy mô hoạt động của công ty,căn cứ vào khối lượng công việc,bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Theo mô hình này, toàn bộ kế toán được tập trung ở phòng kế toán tài vụ,ở các trạm,phân xưởng SXKD không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hoạch toán ban đầu,kiểm tra chứng từ ban đầu Theo sự phân công của kế toán trưởng,kế toán ở trạm,ở phân xưởng sản xuất thực hiện một số phần hành kế toán ở trạm,ở phân xướngản xuất thực hiện một số phần hành kế toán,cuối tháng lập bảng kê tài sản và bảng cân đối tài sản gửi về phòng kế toán tài vụ.

Trang 11

Phòng kế toán tài vụ được trang bị máy vi tính để tự giúp công việc kế toán cho các nhân viên,nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lí kinh doanh và đảm bảo phản ánh một cách chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn doanh nghiệp Thực hiện việc hoạch toán theo dúng chế độ kế toán đã được qui định.

Phòng kế toán tài vụ làm nhiệm vụ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế và kiểm tra công tác kế toán công ty.

Bộ máy kế toán ccủa công ty khá đơn giản gồm 8 người mối người có chức năng và nhiệm vụ khác nhau:

- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm theo dõi hướng dẫn chung, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán trong phòng, điều hành kế toán hành chính, hàng tháng cân đối thu, chi và nộp ngân sách các loại thuế phụ trách hạch toán, xuất thành phẩm

- Phó phòng kế toán: Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính và thay thế trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng hoặc có công việc đột xuất.

- Kế toán tiêu thụ thành phẩm (kiêm kế toán ngân hàng): Có nhiệm vụ viết hoá đơn bán hàng, theo dõi thu, chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng, nộp thuế, tính VAT đầu vào được khấu trừ

- Kế toán thanh toán, tiền lương : Theo dõi sự biến động tiền mặt trong đơn vị , theo dõi việc hạch toán tiền tạm ứng, theo dõi việc chi trả lương cho cán bộ CNV toàn doanh nghiệp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ hiện hành.

- Kế toán theo dõi công nợ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và TSCĐ: Theo dõi tình hình biến động NVL, CCDC, việc thanh toán với người bán, người cung cấp vật tư và tính khấu hao TSCĐ

- Kế toán theo dõi các khoản chi phí và tính giá thành : Có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành.

- Ngoài ra còn 2 kế toán theo dõi XDCB ở khu vực đầu tư xây dựng của Công ty Ở các trạm phân xưởng có các nhân viên kinh tế làm một số công tác ban đầu.

b- Tổ chức công tác:

Đối với mỗi công ty việc đổi mới công tác tổ chức kế toán là rất quan trọng do đó công việc nào cũng cần đến vịêc tổ chức kế toán cho hợp lý Với công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm - xuất khẩu Hải Dương thì hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập trung Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của công ty từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp báo cáo kiểm tra kế toán Đồng thời để tạo điều kiện kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống

Trang 12

nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc công ty đối với toàn bộ quá trình SXKD và công tác kế toán của doanh nghiệp Ngoài ra hình thức này còn thuận lợi trong việc phân công và chuyên môn hoá đối với cán bộ kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật, kế toán xử lý thông tin về mọi vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của công ty đều được giải quyết ở phòng kế toán.

c- Hình thức hạch toán:

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về quy mô, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán nên hình thức kế toán tập trung là phù hợp, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ thu nhận và xử lý, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu, thông tin kinh tế để phục vụ cho công tác đấu tranh và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Để phù hợp với công tác kế toán tại doanh nghiệp, công ty đã sử dụng hình thức kế toán là " Chứng từ ghi sổ".

Sơ đồ chứng từ ghi sổ:

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w