1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó tại thành phố cần thơ

59 1,2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài “TÌNH HÌNH NHIỄM NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ” do học viên Nguyễn Ánh Như thực hiện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

- -

TÌNH HÌNH NHIỄM NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MSSV:3103045 Lớp: CN1067A1

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài “TÌNH HÌNH NHIỄM NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ” do học viên Nguyễn Ánh Như thực hiện tại phòng thí nghiệm Bệnh Ký Sinh Trùng thuộc bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 1 năm 2014

Cần Thơ, ngày tháng .năm 2014

Duyệt Bộ môn

Cần Thơ, ngày .tháng .năm 2014

Duyệt Giáo Viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày .tháng .năm 2014

Duyệt của Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn:

Cha mẹ và gia đình tôi đã động viên tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập

Xin gởi lời cám ơn đến:

Cô Nguyễn Hồ Bảo Trân đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoang thành đề tai tốt nghiệp Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã giải đáp mọi thắc mắt trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Chân thành cám ơn các Thầy, Cô trong Bộ Môn Thú Y đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học, động viên để tôi được hoàn thành luận văn như ngày hôm nay

Chân thành cám ơn các Thầy, Cô và các bạn đang làm việc và học tập tại Bệnh

Xá Thú Y trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn

Cùng tất cả các bạn trong lớp thú y khóa 36 đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Trang 5

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

B microplus: Boophilus microplus

C canis: Ctenocephalides canis

C f felis: Ctenocephalides felis felis

D canis: Demodex canis

H spiniger: Heterodoxus spiniger

R sanguineus: Rhipicephalus sanguineus

S canis: Sarcoptes scabiei canis

SCKT: số con kiểm tra

SCN: số con nhiễm

TLN: tỷ lệ nhiễm

Trang 7

4 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo nhóm chó và phương thức nuôi 28

5 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trên chó theo giới tính 29

6 Tỷ lệ nhiễm các loài ngoại ký sinh trên chó 29

Trang 8

TÓM LƯỢC

Đề tài “Tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ 12/2013 đến 04/2014 Qua kiểm tra 208 chó để tìm ngoại ký sinh tại thành phố Cần Thơ cho thấy:

Chó nhiễm ngoại ký sinh tại thành phố Cần Thơ với tỷ lệ nhiễm khá cao(%) trong đó chó nuôi tại Cái Răng-Cờ Đỏ nhiễm cao (55,77%) hơn chó nuôi tại quận Ninh Kiều (33,97%) Về lứa tuổi cho thấy tất cả lứa tuổi đều nhiễm ngoại ký sinh trùng Về tỷ lệ nhiễm theo phương thức nuôi cho thấy chó nuôi thả rong nhiễm ngoại ký sinh (46,26%) cao hơn chó diện nuôi nhốt (22,95%) Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng giữa chó đực và chó cái

Có 5 loài ngoại ký sinh được tìm thấy: 2 loài ve là Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus; 2 loài bọ chét là Ctenocephalides canis, Ctenocephalides felis felis và 1 loài Demodex canis; trong đó loài Rhipicephalus sanguineus nhiễm cao nhất (25,00%), kế đến là loài ve Boophilus microplus (18,27%) và 3 loài Demodex canis (9,62%); bọ chét (Ctenocephalides canis là 3,85%, Ctenocephalides felis felis

là 1,92%) chiếm tỷ lệ thấp nhất

Về cường độ nhiễm ghép cho thấy chó ở thành phố Cần Thơ nhiễm chủ yếu 1-2 loài/ cá thể

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT II DANH SÁCH HÌNH III DANH SÁCH BẢNG III TÓM LƯỢC V

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1 Cấu tạo và chức năng của da 4

2.1.1 Cấu tạo của da 4

2.1.2 Chức năng da 5

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoại ký sinh trùng trên chó 6

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoại ký sinh trùng trên chó trên thế giới 6

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoại ký sinh trùng trên chó ở Việt Nam 6

2.3 Đặc điểm hình thái và vòng đời của ngoại ký sinh trùng trên chó 7

2.3.2 Bộ Phithiraptera (Lice) 8

2.3.3 Bộ Aphaniptera (Fleas) 9

2.3.4 Phân bộ Ixodoidae (ve cứng) 12

2.3.5 Phân bộ ghẻ (Sarcoptiformes) 17

2.4 Tác động của ngoại ký sinh đến sức khỏe chó nuôi và cộng đồng 20

2.4.1 Tác động của rận 20

2.4.2 Tác động của bọ chét 20

2.4.3 Tác động của ve 21

2.4.4 Tác động của Sarcoptes scabiei var canis 21

2.4.5 Tác động của Demodex canis 21

CHƯƠNG 3: NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Nội dung nghiên cứu 22

3.2 Thời gian và địa điểm 22

3.3 Phương tiện nghiên cứu 23

3.3.1Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23

3.3.2 Dụng cụ và hóa chất 23

3.4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 23

3.4.1 Điều tra tình hình nuôi chó tại Cần Thơ 23

3.4.2 Xác định tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó 23

3.4.3 Cầm cột chó và kiểm tra các vị trí trên cơ thể chó để phát hiện các loài ngoại ký sinh 23

3.4.4 Cách thu thập mẫu 24

Trang 10

3.4.5 Cách bảo quản mẫu 24

3.4.6 Định danh phân loại 25

3.4.7 Các chỉ tiêu theo dõi 25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27

4.1 Tình hình nhiễm ngoại kí sinh tại thành phố Cần Thơ 27

4.2 tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo lứa tuổi 27

4.3 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo phương thức nuôi 28

4.4 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh theo giới tính 29

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30

5.1 Kết luận 32

5.2 Đề nghị 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

PHỤ CHƯƠNG 34

Trang 11

thiệt hại đáng kể như bệnh dại, Richkettia canis, parvo virus, nhưng đa số các

bệnh này đã có vaccine để phòng bệnh Trong nhiều bệnh thì bệnh ký sinh trùng cũng cần phải được lưu ý vì bệnh này xảy ra rất nhiều và chưa có vaccine để phòng bệnh hiệu quả Nhưng trong bệnh ký sinh trùng cần phải đặc chú ý đến bệnh ngoại ký sinh trùng vì bệnh gây thiệt hại trực tiếp đến sức khỏe chó nuôi như viêm nhiễm da gây ngứa, rụng lông, lở gây khó chịu, thiếu máu, cơ thể gầy còm và có thể dẫn đường cho nhiều bệnh khác Các loài ngoại ký sinh trùng trên chó còn là nguồn lây truyền bệnh dịch cho con người như dịch hạch, sốt phát ban, bệnh Lyme

Ve có thể là truyền giun chỉ (Dirofilaria, Dipetalonema), xoắn khuẩn Borrellia, vi khuẩn (Richketsia, Pasteurela), nguyên bào (Hepatozoon, Coxiella) Rận có thể là trung gian truyền sán dây Dipylium caninum, truyền bệnh thiếu

máu, là vector truyền bệnh virus Bọ chét là ký chủ trung gian truyền san dây

Dipylium caninum, có thể truyền bệnh dịch hạch (Pasteurella pestis)

Được sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học

Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi thực hiện đề tài “Tình hình

nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó tại thành phố Cần Thơ”

Trang 12

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Cấu tạo và chức năng của da

2.1.1 Cấu tạo của da

Hình 1: Cấu trúc của da

Da có cấu tạo gồm ba lớp: lớp biểu mô trên mặt gọi là biểu bì, lớp kế tiếp

là lớp mô liên kết dưới gọi là lớp đệm hay lớp chân bì phía dưới lớp chân bì là lớp hạ bì

Biểu bì

Biểu bì là tầng ngoài cùng của da, nó gồm nhiều tế bào biểu mô dẹp Tế bào biểu bì ngoài nhất là tế bào chết đã hóa sừng Lớp tế bào biểu bì quan trọng nhất là tế bào sống hình đa giác có khả năng sinh trưởng không ngừng Tế bào biểu bì không có mạch máu nên cơ vi khuẩn không thể xâm nhập vào cơ thể được, nó dựa vào dịch bạch huyết để tiến hành trao đổi chất Lớp tế bào biểu bì ở tầng sâu phát triển phân ra tế bào mới, tế bào già bị đẩy lên mặt, dần dần hóa sừng thành “vỏ da” rơi rụng Biểu bì có độ dày thay đổi tùy theo từng vùng da cơ thể, thường dày lên và chay đi ở những vùng tiếp xúc và cọ sát nhiều Chất sừng

là protein có chứa lưu huỳnh, có thành phần khác nhau tùy theo loài, tuổi, giới tính, vị trí cơ thể

Trang 13

Chân bì

Chân bì dưới chân bì do mô liên kết tạo thành Tính đàn hồi tính bền của

da hai loại sợi quyết định là sợi keo và sợi đàn hồi Sợi keo chiếm 98% trong chân bì, nó quyết định tính bền Sợi đàn hồi chiếm 1,5% trong chân bì, nó quyết định tính co dãn của da Trong chân bì, ngoài hai sợi trên ra còn có sự phân bố các loại tế bào mô liên kết, rất nhiều đầu nút dây thần kinh ngoại biên, mạch máu, hạch bạch huyết chịu các trách nhiệm khác nhau của da

Hạ bì

Dưới chân bì là hạ bì được cấu tạo bởi mô liên kết thưa, nối chân bì dưới các cơ quan bên dưới giúp cho ta trượt được trên các cấu trúc nằm dưới Tùy vùng của cơ thể, tùy trạng thái nuôi dưỡng ở hạ bì có thể có những lớp mở Các lớp mở này có tác dụng đệm giúp cho các cơ quan dưới da tránh được tổn thương và điều hòa thân nhiệt Dưới lớp mở còn có lớp cơ là lớp sâu nhất của da,

nó có nhiều bộ phận của cơ thể và xếp thành một tầng cơ mỏng Tác dụng của tầng cơ làm rung da nhờ đó mà có tác dụng xua đuổi côn trùng hoặc vật bám vào

da Ngoài ra trong hạ bì còn chứa nhiều mạch máu, tuyến mồ hôi và bao lông Các bộ phận phụ của da

Ngoài cấu tạo cơ bản trên da còn có nhiều bộ phận phụ, có hai loại chính

là tuyến da và lông Tuyến da là dẫn xuất của biểu bì, chủ yếu có hai loại là tuyến mồ hôi và tuyến mỡ

Tuyến mồ hôi là tuyến ống đầu phía dưới cuộn lại thành búi nằm trong phần dưới của lớp chân bì Đầu phía trên vòng xoắn ốc xuyên qua biểu bì và đổ

ra ngoài mặt da Tuyến mồ hôi tạo mùi đặc trưng cho từng loài Tuyến mồ hôi của chó chủ yếu nằm ở cầu đệm 4 chân

Tuyến mỡ ( hay tuyền nhờn) là tuyến nằm trong chân bì Tuyến này mở ra phần chân lông tiết chất nhờn vào túi thượng bì ở gốc lông, chỗ nào không có lông thì tuyến nhờn đổ ra mặt da Tác dụng làm mềm mại tránh nức nẻ, tránh thấm nước hai loại tuyến này phân bố không đều nhau trên bề mặt da Tác dụng của các tuyến là bảo vệ, phòng vệ thoát nhiệt,

Lông: gồm hai phần là phần trục và gốc lông, phần lộ ra ngoài da là phần trục lông, phần còn lại nằm trong bao nang gọi là gốc trục lông do tế bào chất tạo thành, thường có ba lớp (lớp ngoài là vẩy, lớp giữa là tầng da, trong là phần tủy) Tầng vẩy do tế bào hóa sừng tạo thành có tác dụng bảo vệ phần trong lông, tầng vỏ là tầng thể ống do tế bào hình thoi nối với nhau một cách chặt chẽ, độ dày của nó quyết định tình bền, co giãn, đàn hồi, Tầng tủy do mô thưa tạo thành gồm có khí bào và có sắc tố tác dụng cách nhiệt Gốc lông nằm trong túi thượng bì Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát dục của lông lấy từ mao mạch xung quanh

Trang 14

và điều hòa thân nhiệt, tổng hợp 7-dehydrocholesterol để chuyển hóa thành vitamin D3 bởi tia cực tím của mặt trời, da thực hiện chức năng bài tiết nước, muối khoáng và chất nhờn, dự trữ mỡ và nước

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoại ký sinh trùng trên chó

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoại ký sinh trùng trên chó trên thế giới

Từ lâu các nhà động vật học và y học đã biết về tác hại của ngoại ký sinh trên người và vật nuôi Nhưng đa số họ chỉ ghi nhận về sự hiện diện của các loài ngoại ký sinh trên các loài vật mà ít có mô tả hình dạng, đặc điểm sinh học, sinh thái học

Vào thế kỷ 18, Smith đã phát hiện bệnh sốt “Texas fieve” do ve

Boophilus annulatus var microplus truyền lây qua đốt và hút máu Đến thế kỷ

20, các công trình về sinh thái học, sinh lý học, phân loại học và dịch tễ học của các loài ngoại ký sinh trùng ngày một phát triển hơn Năm 1911, Neumann đã

thống kê được 246 loài và phân loài ve cứng Ixodidae và ve mềm Argasdae Năm 1952-1953, Feldman Muhsam đã nghiêm cứu tỉ mỉ về ve Rhipicephalus sanguineus, qua cấu tạo lỗ sinh dục đã phát hiện được hai loài: Rhipicephalus ký sinh ở chó, Rhipicephalus turaicus ký sinh ở các vật chủ khác

Ugochukwu và Nuadozie (1985) đã nghiên cứu về ngoại ký sinh trên nhiều giống chó khác nhau từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1983 tại bốn bệnh xá thú y cho thấy, trong tổng số 820 con chó được kiểm tra thì có 246 con nhiễm ve chiếm 30,00%, 226 con nhiễm mò chiếm 27,56% , 212 con nhiễm bọ chét chiếm 25,85%, 109 con chó nhiễm rận chiếm 13,29% Kết quả cho biết chó bị nhiễm

các loài sau đây: Rhipicephalus sanguineus chiếm 19,50%, Otobius megnini chiếm 10,48%, Ctenocephalides canis chiếm 25,85%, Demodex canis chiếm

27,56%

Lord (2001) nghiên cứu ve Rhipicephalus sanguineus tại Mỹ là ký chủ trung gian truyền bệnh cho chó như Ehrlichiosis, Babesiosis Trong Rhipicephalus sanguineus còn tìm thấy được vi khuẩn gây bệnh Lyme ở người Rhipicephalus sanguineus là một vector của Richkettsia conorli, được biết đến ở địa phương như là sốt Địa Trung Hải, sốt Boutenneuse, hoặc sốt phát ban do ve

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoại ký sinh trùng trên chó ở Việt Nam

Phan Trọng Cung, et al (1977) đã công bố phát hiện 47 loài, phân loài ve cứng và ve mềm thuộc 8 giống ở miền Bắc Việt Nam

Bùi Quí Huy (2002) có nhận định: ve và rận là nguồn chứa và lây truyền

mầm bệnh Rickettsia proze kii, bệnh viêm não do virus Arbo

Phan Lục và Nguyễn Thị Nguyệt (2002) công bố một số đặc điểm của ve

Rhipicephalus sanguineus và thuốc phòng trị Kết quả nghiêm cứu trên 150 con

chó xác định cường độ nhiễm trung bình 2,2 – 9,6 ve trên chó Chó nội nhiễm cao hơn chó nghiệp vụ và dùng thuốc Frontline của hãng Merial có tác dụng diệt

ve có hiệu quả từ 96,3 – 100%

Trang 15

Cù Xuân Đức, Nuyễn Thị Quyên (2013) thử nghiệm thảo dược trị ve ký sinh trên chó tại một số địa phương tỉnh Thái Nguyên Hiệu quả điều trị ve của dịch chiết từ hạt na 10% là 95,69% và phôi hạt củ đậu 5% là 95,42%

Lê Quang Thông, Lê Thị Sương (2013) khảo sát các bệnh da do

Demodex, Sarcoptes, nấm và do thiểu năng tuyến giáp trên chó

2.3 Đặc điểm hình thái và vòng đời của ngoại ký sinh trùng trên chó

Phân loại học

Ngành tiết túc (Arthropoda) được chia làm 5 lớp: Lớp Crustacea, lớp Onychophora, lớp Myriapoda, lớp côn trùng (Insecta) và lớp hình nhện (Arachnida) Trong đó, lớp Onychophoda giống giun có đốt không được coi là sinh trùng; còn lớp Myriapoda chủ yếu gây hại trên thực vật; 3 lớp còn lại quan trọng trong thú y Lớp Crustacea gồm có phân lớp Entomostraca và Malacostraca Chúng ký sinh chủ yếu trên thủy sản và cũng đóng vai trò ký sinh

trung gian truyền bệnh giun sán ký sinh cho vật nuôi, con người Hai lớp còn lại được xem là ký sinh trùng quan trọng trên vật nuôi và con người (Soulby J L 1968)

Đặc điểm chính để phân biệt ký sinh trùng thuộc các lớp của nghành chân khớp

Gồm hai phần chính:

Đầu ngực bụng thành khối

Đầu ngực và bụng

Hô hấp Bằng mang Bằng phổi hay không khí Bằng không khí (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996)

2.3.1 Lớp côn trùng (Insecta)

Lớp Insecta có hai phân lớp: Phân lớp Apterygota (không quan trọng

trong thú y) và phân lớp Pterygota Phân lớp Pterygota được chia ra làm 2 nhóm

Trong đó, 2 bộ Phthiraptera và Aphaptera là tác nhân gây bệnh và còn là

ký chủ trung gian truyến một số bệnh trên chó, vật nuôi và con người

Lớp hình nhện (Arachnida)

Lớp hình nhện có phân lớp phụ là Acari, Acari bao gồm 2 bộ là Parasitiformes và Acariformes Acariformes không tìm thấy lỗ thở phía sau khớp

háng của đôi chân thứ 2 và thường khớp háng được nối với khớp bụng

Parasitiformes có từ 1 đến 4 đôi lỗ thở nằm ở phía trước khớp háng của đôi chân thứ 2 và khớp háng này cử động tụ do (Richard, et al 1997) Trong đó, ký sinh

trên chó có 3 phân bộ phụ là: Phân bộ Mò- Trombidiformes và phân bộ ghẻ -

Trang 16

Sarcoptiformes thuộc bộ Acarformes; phân bộ Ixodoidae thuộc bộ

Trong này có hai bộ là:

Phân bộ Anoplura

Họ Haematopinidae

Họ Linognathidae

Họ Pediculidae

Trong đó, họ Linognathidae có loài Linognathus setosus ký sinh hút máu

trên chó Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng Loài này, mắt bị tiêu biến; bụng thì có lông trên các đốt Đôi chân thứ nhất nhỏ hơn các đôi chân còn lại Con trưởng thành dài khoảng 3mm Đầu hình tam giác Đầu và ngực dài Ở hai bên mép đầu có râu, gồm 5 đốt Phần phụ miệng kiểu chích hút Ngực lớn hơn đầu, gồm 3 đốt dính liền, mỗi lớp mang 1 đôi chân Đôi chân thứ 2 thứ 3 mập hơn đôi thứ nhất Tận cùng mỗi đôi chân đều có vuốt mập, sắc, kết hợp với mấu lông chân tạo thành một cái kìm ôm lấy lông và mốc một cách chắc chắn vào cơ thể ký chủ

Trong bộ này có hai phân bộ là:

Trang 17

Hình 2: Loài Heterodoxus spiniger

(http://www.revistasmvu.com.uy)

Vòng đời phát triển

Vòng đời của cả hai loài rận ăn lông và rận hút máu này đều diễn ra trên

cơ thể ký chủ, theo kiểu biến thái không hoàn toàn Rận cái đẻ trứng trên cơ thể

ký chủ Trứng dính chặt vào lông mao nhờ chất nhờn tử cung Trứng hình oval, màu trắng lóng lánh, có nắp ở một đầu Sau vài ngày, trứng nở ra ấu trùng có dạng gần giống với con trưởng thành Ấu trùng bắt đầu hút máu ký chủ, rồi qua

3 lần lột xác trở thành con trưởng thành

Không giống với ve và bọ chét, rận có tính chuyên biệt với ký chủ Cũng không có khả năng nhịn đói lâu Khi rời ký chủ, chúng sống không được lâu, khoảng 3-7 ngày

2.3.3 Bộ Aphaniptera (Fleas)

Bộ Aphaniptera có khoảng 15 hoặc 16 họ và 239 giống Nhưng chỉ có hai họ quan trọng trong thú y: họ Ceratophyllidae và họ Pulicidae Họ Ceratophyllidae hiện tại có gần 500 loài, mà có khoảng 80 loài ký sinh ở chim

và phần còn lại ký sinh ở gặm nhấm Họ Pulicidae có 5 giống, trong đó có giống Ctenocepphalides ký sinh trên chó hoang và chó nhà (Richard và David Shearer,

1997)

Đặc điểm hình thái

Bọ chét không có cánh và cơ thể dẹp, hông dài 1,5-4 mm Cơ thể được bao quanh lớp kitin có màu vàng hay sẩm đen Mắt bị tiêu giảm, nhưng một số loài có mắt lớn hoặc nhỏ Bụng có 10 đốt, 9 đốt bụng trên cơ thể con đực cũng như con cái chống đỡ các mãng kitin với nhau gọi là cơ quan cảm giác hoặc đốt hậu môn, các đốt được bao phủ bởi những tơ cứng; mà chức năng của nó chưa biết nhiều Các chân dài, mạnh mẽ và thích ứng cho nhảy Trong vài loài, như bọ chét trên chó có một xoáy cuộn lớn trên đầu và ngực có lược ngực Trên mỗi bên dưới má có thể có lược má và trên đường viền của đốt đầu tiên, thân có viền

Trang 18

lưng Có một số loài có cả hai lược hoặc chỉ có một cái lược Râu nằm phái trước hình dạng giống cái dúi ngắn được gắn ở phía trước đầu

Ở Việt Nam tìm thấy hai loài ký sinh trên chó: loài Ctenocephalides canis

và loài Ctenocephalides felis felis

Hình 3: Ve Ctenocephalides canis

(http://entnemdept.ufl.edu)

Hình 4: Ve Ctenocephalides felis felis

(http://www.zoology.ubc.ca)

Loài Ctenocephalides canis: Bọ chét có thân hình dẹp theo chiều hông, vỏ

kitin tương đối cứng, màu vàng, nâu hoặc sẫm đen, không có cánh, biến thái hoàn toàn Cơ thể bọ chét chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng Đầu nhỏ, cung tròn, chiều dài nhỏ hơn hai lần chiều cao Mặt dưới đầu có một hàng gai đen

Trang 19

được gọi là lược má có khoảng 7-8 răng, chiếc răng thứ nhất bằng ½ chiếc răng thứ hai (Richall Wall và David Shearer, 1997) Có hai mắt kép lớn, râu 3 đốt, phụ kiện kiểu chích hút Ngực có 3 đốt, trên các đốt ngực trước và giữa có những hàng gai cứng gọi là lược ngực, có từ 7-8 răng Bọ chét có 3 đôi chân kiểu nhảy, đôi chân thứ 3 phát triển Bụng có 10 đốt xếp chồng lên nhau, một vài đốt bụng có thể mang một vai lược giống như lược ngực và lược má

Loài Ctenocephalides felis felis có hình thái rất giống với loài Ctenocephalides canis nhưng khác biệt một số đặc điểm Đầu của Ctenocephalides felis felis nhọn và hẹp, chiều dài gấp hai lần so với chiều cao, còn Ctenocephalides canis thì đầu có tràn tròn, gãy gốc Lược ngực cũng có từ

7-8 răng nhưng chiếc răng thứ nhất có chiều dài tương đương với chiếc răng thứ hai (bằng khoảng 4/5) (Phạm Văn Khuê và Phạm Lục, 1996)

Vòng đời

Hình 5:Vòng đời bọ chét (http://www.impe-qn.org.vn)

Sau khi bọ chét bám vào cơ thể ký chủ, chúng hút máu và tăng trọng lượng rất nhanh,giao phối xong khoảng 24 - 48 giờ con cái bắt đầu đẻ trứng,

trứng có màu hồng hình oval, kích thước khoảng 0,5 mm Loài Ctenocephalides felis felis có thể đẻ trung bình 30 trứng mỗi ngày và tuổi thọ con cái khoảng 50 -

100 ngày, còn loài Ctenocephalides canis cái sinh sản cao nhất trên 50 trứng/ngày Trứng của Ctenocephalides canis rất nhỏ mắt thường có thể nhìn

thấy trứng có dạng ngọc trai Trứng nhẵn nhưng mau thoái hóa màng vỏ bao bọc bên ngoài, thời gian thoái hóa tùy theo điều kiện bên ngoài (Wall và Sheare, 1997)

Trứng mới đẻ dính vào lông nhưng sau vài giờ rớt xuống đất thường tập trung nhiều ở chỗ ký chủ nằm, tuy nhiên chỉ có những chỗ có điều kiện thích

Trang 20

hợp mới có khả năng phát triển thành ấu trùng, ở nhiệt độ 350C và ẩm độ 50% trứng sẽ hư hỏng không nở được Môi trường có ẩm độ 70% và nhiệt độ 350C có khoảng 30% trứng nở sau 1,5 ngày, nhưng nếu ẩm độ 70% và nhiệt độ 150C thì phải mất 6 ngày để 50% trứng nở

Giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài 9 - 200 ngày tùy thuộc vào điều kiện môi trường Ở 240C và ẩm độ 75% giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài khoảng một tuần, ở nhiệt độ 130C và ẩm độ 75% giai đoạn ấu trùng kéo dài 5 tuần Ấu trùng

dễ dàng chết ở môi trường có ẩm độ dưới 50% Ấu trùng rất nhỏ kích thước khoảng 2-5 mm, chúng không hút máu mà chỉ ăn phân của những con

Ctenocephalides felis felis trưởng thành ( Wall và Sheare,1997) Giai đoạn cuối

của ấu trùng có kém bao bọc, có nhiều bụi ở xung quanh Sau một tuần ấu trùng biến thành nhộng, nhộng không di động, không ăn, thời gian kéo dài khoảng 1-2 tuần, nếu gặp đều kiện không thuận lợi nhộng có thể tồn tại 3-7 tháng, sau đó lột

xác thành Ctenocephalides felis felis trưởng thành Ctenocephalides felis felis có

thể sống được 1 tháng để chờ cơ hội bán vào vật chủ mà không cần hút máu

Đối với ấu trùng Otenocephalides canis trải qua hai lần lột xác thì kéo tơ hóa nhộng Hết giai đoạn hóa nhộng, Ctenocephalides canis trưởng thành sẽ chui

ra hoặc ở lại trong kén nếu đều kiện bên ngoài bất lợi trong một thời gian ngắn

2.3.4 Phân bộ Ixodoidae (ve cứng)

Ve Ixodoidae có một lỗ thở năm ở sau hay ở ngoài gốc háng Lỗ thở liên

hệ với tấm thở ngắn Tấm dưới miệng có răng hướng về sau, rất thích hợp với chích đốt Có cơ quan cảm giác Haller ở bàn chân

Tất cả ve thuộc phân họ này co 3 họ: Ixodidae, Argasidae và Nuttulliedae Trong đó, các loài ngoại ký sinh trùng trên chó chỉ có ở họ Ixodidae (ve cứng)

Họ ve cứng được cấu tạo làm hai phần: đầu giả và thân Ve được bao ngoài bởi một lớp kitin tạo thành khung cho ve bám vào (Phan Trọng Cung và Đoàn Văn Thụ, 2001)

Đầu giả

Đầu giả có hai phần: gốc đầu giả và vòi Gốc đầu giả có các hình dạng khác nhau, đây là điểm phân loại giống Vòi gồm có một đôi kìm, một tấm dưới miệng và một đôi xúc biện Đôi kìm nằm trng bao kìm ở mặt lưng, giữa hai xúc biện.tấm dưới biện ở mặt bụng, dưới bao kìm Tấm này có nhiều hàm răng dọc

Số lượng hàm răng ở mỗi bên làm thành công thức răng (3/3 hoặc 4/4) Đôi xúc biện nằm ở hai bên đôi kìm Mỗi xúc biện 4 đốt, đốt thứ tư nằm ở mặt bụng thứ

ba

Phần thân

Mặt lưng thân ve cứng đều có mai lưng có 2 lồi trước gọi là vai Mai lưng con đực phủ toàn bộ mặt lưng, con cái phủ 1/3 mặt lưng Ở khoảng 1/3 trước bờ cạnh của mai lưng có mắt, xung quanh có rãnh lõm xuống gọi là hốc mắt Đa số

ve Hyalomma, Rhipicephalus và một ít Amblyomma có hốc mắt phát triển Các giống Ixodes, Haemaphysalis và Aponomma không có mắt

Ở hai bên trước mai lưng có hai mấu lồi trước gọi là vai Trên mặt lưng

có nhiều đường lõm sâu gọi là rãnh Trên lưng có các rãnh sau: rãnh cạnh (ở hai

Trang 21

bên gần giáp với cạnh bên của lưng) và rãnh giữa sau (nằm ở miền giữa theo trục thân)

Trừ giống Ixodes và Boophilus, các giống ve nước ta đều có rua Có 11

rua, rua giữa ở giữa, ở hai bên rua giữa gọi là rua cạnh

Lỗ hậu môn: nằm khoảng 1/3 phía sau thân Có những tấm kitin đóng mở

lỗ hậu môn Trên bề mặt tấm van có tơ hậu môn

Lỗ thở nằm trên tấm thở bằng kitin, hẹp và dày lên, có nhiều lỗ nhỏ khắp

bề mặt, tấm thở có các hình dạng khác nhau đây là đặc điểm để phân loại

Rãnh sinh dục: thường có hình parabol vòng trước lỗ sinh dục xuống đuôi, đến gần hoặc tận cùng của các rua (III hoặc IV)

Rãnh hậu môn: vòng trước lỗ hậu môn hoặc không có

Chân: ve trưởng thành có 4 đôi chân, ấu trùng chỉ có 3 đôi chân Mỗi chân gồm có 6 đốt: háng, chuyển, đùi, ống, chày và bàn chân Các háng bằng nhau hoặc khác nhau Háng có thể có 1 đến 2 cựa (cựa trong và cự ngoài) Cuối bàn chân có đệm vuốt (ve mềm không có)

Một số loài ve ký sinh trên chó

1 Mặt lưng thân, 2 Mặt bụng thân, 3.mặt lưng đầu giả, 4 Mặt bụng đầu giả, 5 Háng và đốt chuyển I – IV, Bàn Chân, 8 Tấm thở

Hình 6: Ve Rhipicephus sanguineus Con đực (A) và con cái (B)

(Phan Trọng Cung, et al 2001)

Họ ve cứng: gồm 8 giống (Amblyomma, Aponomma, Boophilis, Dermacentor, Haemaphysalis, Ixodes, Rhipicepphalus và Hyalomma) Các

giống này đều pháp hiện ở Việt Nam, nhưng chỉ phát hiện hai giống trên chó nhiều nhất là giống Rhyphicephalus và thỉnh thoảng phát hiện được giống

Boophilus

Trang 22

Giống Rhipicephalus

Hình 7: Ve Rhipicephalus sanguineus

(http://www.superstock.com/) Phan Trọng Cung và Đoàn Văn Thụ (2001), nhận thấy giống

Rhipicephalus ở Việt Nam chỉ có hai loài: Rhipicephalus haemaphysaloides và Rhipicephalus sanguineus thuộc nhóm ve 3 ký chủ

Ve đực: thân hình quả lê, toàn thân màu nâu, dài khoảng 2,6-3,75mm, rộng khoảng 1,23-1,70mm Khi đói, cơ thể ve dẹp theo hướng lưng bụng Bên ngoài cơ thể ve được phủ một lớp vỏ cuticun (thành phần gồm: protid, kitin, polysaccarid và chất vôi) Một số chỗ của lớp vỏ cuticun phát triển thành tấm mai, gai, cựa…, làm cho cơ thể trở nên vững chắc, có chức năng như một bộ xương ngoài Cơ thể ve chia làm 2 phần: đầu giả và thân mang chân

Đầu giả ngắn, nằm ở phía trước thân, gồm có gốc đầu và vòi Gốc đầu hình 6 cạnh với bọc trong bao kìm Một tấm dưới miệng hình chùy, đỉnh tròn hẹp, giữa phình rộng, gốc hẹp và một đôi xúc biện ngắn, mập Công thức răng 3/3, mỗi hàng dọc có 11-13 răng

Thân: mặt lưng có tấm mai cứng phủ toàn thân Bờ sau thân có rua nhưng không có mấu đuôi Mắt ở khoảng một phần ba phía trước mai cứng, sáng và dẹp, không có hốc mắt

Mặt bụng: ngang mức háng IV có 2 tấm cạnh hậu môn hình tam giác, với góc nhọn ở phía trước Lỗ sinh dục ở giữa đôi háng II Rãnh sinh dục làm thành hình chuông ngắn, đến giáp với tấm cạnh hậu môn Rãnh hậu môn hình cung tròn, vòng phía sau lỗ hậu môn Tấm thở hình dấu phẩy dài, mấu lưng dài, gần cuối thon nhỏ lại, cụt

Bốn đôi chân dài, khỏe Các háng đều có hai cựa Háng I có cựa ngoài hình gai thẳng, dài Cựa trong to khỏe, hình tam giác rộng, đỉnh hơi tròn, dài hơn cựa ngoài Từ tháng II-IV, các cựa đều nhỏ Cựa ngoài ngắn, cùn Cựa trong mập dài hơn và đỉnh gần tròn

Ve cái: Ve cái lớn hơn ve đực Toàn thân dài 3,3-11mm, rộng 1,7-7mm, màu nâu xẫm, vàng hoặc xám vàng Đầu giả nhìn chung gần giống ve đực Gốc đầu cũng hình 6 cạnh như ở ve đực, nhưng 2 góc bên nhọn và rộng hơn Xúc

Trang 23

biện mập hơn Tấm dưới miệng dài gần bằng xúc biện Công thức răng 3/3, mỗi hàng dọc có 10 – 12 răng

Mai lưng con cái chỉ phủ một phần ba phía trước thân Mắt hơi lồi, màu sáng, nằm ở giữa mai hay ngang với mức háng II Mặt bụng, có âm môn ngang mức háng II Ve cái không có tấm cạnh hậu môn Rãnh hậu môn hình cung tròn, vòng phía sau lỗ hậu môn Tấm thở hình dấu phẩy cụt, mấu lưng hẹp Chân có háng và cựa háng như ở ve đực Bàn chân I không có cựa bụng Bàn chân II-IV

có một cựa bụng Vuốt, đệm vuốt giống ve đực

Vòng đời

Rhipicephus sanguineus là loài ve 3 vật chủ, có sức sinh sản khá lớn Chu kỳ phát triển của ve qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng 6 chân (six-legged larvae), thiếu trùng 8 chân (eight-legged Nymph) và giai đoạn trưởng thành

Con cái trong lúc hút máu ký chủ, giao phối với con đực Sau khi hút no máu, ve rời ký chủ, rơi xuống đất rồi bắt đầu đẻ trứng (ve tìm những nơi có nhiệt

độ, độ ẩm thích hợp và không có ánh sáng chiếu trực tiếp) Trứng được bao phủ một lớp dịch để bảo vệ Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng cần phải hút máu của vật chủ từ 2 đến 4 ngày để tiếp tục phát triển Mỗi giai đoạn phát triển là sau khi ve hút no máu lại rời ký chủ, biến thái trên mặt đất, rồi tìm ký chủ mới

Thời gian phát triển của các kỳ như sau:

Bữa ăn ve cái

Ve cái đẻ

Trứng nở

Bữa ăn của ấu trùng

Biến thái của ấu trùng

Nhịn đói của ấu trùng

Bữa ăn của thiếu ấu trùng

Biến thái của thiếu ấu trùng

Nhịn đói của thiếu ấu trùng

Nhịn đói của ve trưởng thành

6-51 ngày 2000-3000 trứng/ ngày hay hơn 17-30 ngày

2-4 (6) ngày 5-23 ngày

>8 tháng rưỡi 4-9 ngày 11-73 ngày

>6 tháng

>19 tháng

Trang 24

Giống Boophilus

Hình 8: Ve Boophilus microplus

(http://www.superstock.com)

Ve Boophilus có ở hầu khắp các nước trên thế giới ở nước ta, ve xuất

hiện ở 3 miền Ký chủ ưu thích của ve là bò, đôi khi phát hiện trên trâu, ngựa, chó, mèo, Chúng có ở khắp nơi trên cơ thể ký chủ, nhưng thích bán nhất là những chỗ da mỏng như: ta, kẻ chân, vú, bẹn,

Hình thái

Ve đực: thân hình bầu dục dài, màu nâu vàng hay nâu đỏ Kích thước cơ thể: con đực dài 1,5 - 3 mm, rộng 1,6 - 2 mm; con cái dài 1,9 - 5 mm, rộng 1,1 - 3,2 mm, có màu nâu vàng hoặc đỏ Khi ve hút no máu, kích thước cơ thể lớn gấp hai lần lúc đói Đầu giả ngắn Gốc đầu có 6 cạnh với hai góc bên nhô ra ngoài, chiều rộng bằng hai lần chiề dài (không kể sừng) Xúc biện ngắn, mập, có nhiều

tơ ngắn Công thức răng 4/4, mỗi hàng dọc có 6 - 8 răng đối với con đực, con cái

7 - 8 răng Mai lưng gần giống hình bầu dục dài, nữa trước hẹp hơn nữa sau, bờ sau lưng tròn rộng Mẫu vai hơi rộng và nhọn Mấu đuôi nhỏ, ngắn, nhọn Mắt dẹp, nhỏ, nằm trên bờ biên ngang mức háng II Mặt bụng có nhiều tơ trắng dài, mịn Lỗ sinh dục nằm ngang mức háng II Không có rảnh hậu môn Có 2 tấm cạnh hậu môn dài Tấm thở gần tròn, nằm sát bờ háng IV Chân dài vừa, mập dần từ chân I đến chân IV Háng I bờ trước kéo dài thành mấu hẹp và dài Bờ sau có hai cựa tam giác nhọn, cựa trong mập hơn cựa ngoài Các háng II và III chỉ có 1 cựa ngắn, nhọn, phía trong tròn rộng không thành cựa Háng IV không

Trang 25

Mai lưng có màu vang nâu với kích thước biếng đổi nhiều, nhưng dài hơn chiều rộng

Mặt bụng có âm hậu môn nhỏ ngang mức hán II Rãnh sinh sinh dục ngắn, phía trước gần song song, ngang mức háng IV mới tách rộng ra

Ve không có rãnh hậu môn Chân có háng và vuốt giống ve đực (Nguyễn Hữu Hưng, 2009)

Vòng đời

Ve Boophilus microplus là loài ve một vật chủ, ký sinh chủ yếu trên bò,

đôi khi còn gặp ở dê và chó Chu kỳ phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành Ve cái đói bắt đầu hút máu ký chủ, rồi chờ ve đực đến để giao phối Sau khi giao phối, ve tiếp tục hút máu no rơi xuống đất tìm nơi thích hợp để đẻ trứng Nhiêt độ ảnh hưởng rất lớn đến số lượng trứng của ve

Ở nước ta, khi điều kiện nhiệt độ từ 27-300C thì ngày thứ nhất ve đẻ 321 trứng Ngày thứ 2, số lượng trứng đẻ tăng vọt đến 2100 trứng Ngày thứ 3, 4 lượng trứng đẻ trung bình tăng đến 559 trứng Bắt đầu từ ngày 5, 6 trở đi số lượng trứng đẻ giảm dần, nhất là những ngày cuối số lượng trứng đẻ chỉ từ 10-20 trứng/ngày Sau khi đẻ xong 4 - 17 ngày thì ve cái chết (Phan Trọng Cung, 1997)

Trứng của Boophilus microplus có hình bầu dục, dài khoảng 1,5 mm, màu

nâu nhạc đến sậm Ánh sáng, nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến trứng nở Trứng

nở nhiều nhất ở ẩm độ 95%, nhiệt độ 85 - 950F Nếu độ ẩm dưới 70% thì trứng không nở Nếu ánh sáng chiếu trực tiếp thì 1-2 giờ trứng teo lại và không nở được Trứng nở ra ấu trùng ấu trùng tấn công vật chủ để hút máu trong vài ngày, rồi lột xác thành thiếu trùng

Thời gian của các kỳ phát triển như sau:

Loài Sarcoptes scabiei canis

Phân loại

Ngành Arthropoda

Trang 26

Loài Otdectes cynotis

Loài Otodectes cynotis ở con trưởng thành vào khoảng 300µm, các đốt

bàn chân có hình dáng rõ ràng Ở những con cái trưởng thành, 2 chân trước ngắn, nhìn thấy đầu giả Đôi chân 3, 4 nằm cuối thân có lông cứng Đôi chân thứ

4 nhỏ nhiều Khe hở sinh dục hình bán nguyệt Ở những con đực, tất cả 4 chân đều ngắn, có đầu giả và đệm vuốt như nhìn từ phía sau như một khối u nhỏ

Chu kỳ sinh học

Trang 27

Hình 10: Vòng đời Otodectes cynotis

(http://ipetme.es) Cái ghẻ ăn, tại các vẩy trong ống tai Vòng đời phát triển ở cái ghẻ tai trải qua 3 giai đoạn từ trứng lột xác phát triển thành thiếu ấu trùng, sau đó các thiếu

ấu trùng lột xác để biến thành Otodectes cynotis trưởng thành, quá trình phát

triển này phải mất khoảng 3 tuần Những ký chủ nhiễm cái ghẻ có thể truyền bệnh cho con của chúng

Trang 28

Đặc điểm hình thái

Hình 11: Vòng đời Demodex canis (http://www.dierenkliniekdeventer.nl/)

Cơ thể Demodex canis rất nhỏ, hình giun màu xám sáng, dài khoảng

0,1-0,4 mm Đầu giả rộng và lồi cạnh Nhục mang 4 đôi chân hình mấu, ngằn Chân

có 3 đốt, đốt cuối cùng có móng vuốt Bụng dài co nhiều vân mang trên mặt lưng

có mặ bụng Phần phụ miệng gồm có 1 đôi xúc biện, có 1 đôi kìm và 1 tấm dưới miệng Xúc biện có hai đốt, đốt cuối ngắn Kìm hình trâm, dẹp mỏng

Toàn bộ vòng dời phát triển của Demodex canis diễn ra ở nang bao lông

Con cái đẻ trứng dạng bầu dục Sau vài ngày trứng nở ra ấu trùng có 3 đôi chân

Ấu trùng lột xác thành thiếu ấu trùng có 4 đôi chân (có 3 giai đoạn thiếu ấu

trùng) Thiếu ấu trùng tiếp tục phát triển thành Demodex canis trường thành Để

hoàn thành chu trình phát triển mò cần 30 - 35 ngày

2.4 Tác động của ngoại ký sinh đến sức khỏe chó nuôi và cộng đồng 2.4.1 Tác động của rận

Rận ký sinh ở chó phổ biến có hai loại: rận ăn lông và rận hút máu Rận

ăn lông gồm các loài: Trichodectes canis, Trichodectes latus và Heterodoxus spiniger Các loài rận ăn lông chỉ ăn lông và ăn cặn bả trên da vật chủ Rận hút máu có loài Linognathus setxus Rận bò trên da lãm ngứa không nghỉ ngơi được

Nhiễm rận nhiều gây kém ăn chậm lớn, vết đốt gây viêm biểu bì, bao lông, rụng

lông lỗ chỗ Rận ăn lông Trichodectes còn là ký chủ trung gian truyền bệnh sán dây Dipylidium caninum (Nguyễn Văn Biện, 2001)

2.4.2 Tác động của bọ chét

Bọ chét được tìm thấy dễ dàng ở những vùng không lông hay ít lông như háng, bụng Gây ra ngứa, viêm da, mụn lét, rụng lông Bọ chét có thể bám hút máu cả người Chó bị nhiễm bọ chét trở nên gầy yếu và nặng quá có thể chết

Nguy hiểm nhất là truyền những bệnh khác như sán dây Dipylidium caninum, vi

trùng truyền bệnh dịch hạch (Nguyễn Hữu Hưng, 2009)

Trang 29

2.4.3 Tác động của ve

Các vết cắn của ve cứng hút máu gia súc gây hoại tử, xuất huyết và sự thâm nhiễm của bạch cầu eosinophil do phản ứng của cơ thể gây nên ngứa, khó chịu làm ảnh hưởng đến vật nuôi Những độc tố do ve tiết ra gây ngứa, viêm da gây viêm da, ngứa Từ các vết thương bị bộ nhiễm các vi sinh vật thí vị như

Staphylococcus nhiễm trùng toàn thân Khi nhiễm ve ở cường độ cao gia súc bị

mất máu (Nguyễn Hữu Hưng, 2009)

2.4.4 Tác động của Sarcoptes scabiei var canis

Sarcoptes scabiei var canis sống ký sinh phổ biến trên chó Chúng đào hang, tiết các độc tố trong nước bọt và các sản phẩm trong quá trình biến dưỡng gây kích thích làm con vật ngứa dữ dội Ngứa nhiều, con vật gãi bằng chân, dùng răng cắn hay cọ xát làm rụng lông và tổn thương da Gãi ngứa để lại những vết thương rồi tương dịch chảy ra, cùng với máu và với những mãnh thượng bì khô lại đóng thành các vẩy Ghẻ chó cũng lây sang người nhưng ở dạnh ghẻ giả (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996)

2.4.5 Tác động của Demodex canis

Demodex canis gây bệnh trên chó ở hai dạng: bệnh dạng khô và dạng mủ Bệnh dạng khô là thể nhẹ, thường thấy trên trán, mi mắt, 4 chân biểu hiện rụng lông, da dày cộm thành màu đỏ sẫm Chó thường gãi ở những chỗ có bệnh tích

Bệnh dạng mủ: biểu hiện có những mụn mủ sưng, đặc màu vàng xám do

vi trùng làm mủ ngoài da kế phát gây nên Tại các vùng bệnh tích có biểu hiện rụng lông, da nhăn nheo, lâu ngày các tổ chức chết cùng với dịch thể lâm ba tiết

ra tạo thành các vẩy khô cứng vẩy cộm Bệnh nặng có thể toàn thân trụi lông và

có mùi hôi tanh khó chịu (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001)

Ngày đăng: 16/02/2016, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w